Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách tại khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.8 KB, 7 trang )

Các yếu tố ảnh hưởng đến...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA DU KHÁCH TẠI KHU DU LỊCH
LÂM VIÊN – NÚI CẤM
Trần Minh Hiếu*, Châu Thị Thuỳ Dương**
TÓM TẮT
Nghiên cứu chỉ ra bảy yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến khu du lịch Lâm
Viên - Núi Cấm của khách du lịch. (1) động lực du lịch, (2) cơ sở hạ tầng, (3) lịch sử và văn hóa, (4)
ẩm thực và mua sắm, (5) môi trường cảnh quan; và (6) thông tin điểm đến. Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết bao gồm (1) nghiên cứu định tính thực hiện thông qua
phương pháp thảo luận tay đôi (n = 5) và (2) nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật
phỏng vấn qua bản câu hỏi chi tiết (n = 200). Thang đo được đánh giá bằng công cụ kiểm định độ
tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các
sở, ban, ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn điểm đến của khách du lịch tại khu du lịch Lâm Viên - Núi Cấm làm cơ sở trong đề xuất chiến
lược phát triển ngành dịch vụ du lịch.
Từ khóa: điểm đến du lịch, khả năng tiếp cận điểm đến, ẩm thực và mua sắm, môi trường cảnh
quan, thông tin điểm đến, lâm viên – núi Cấm.

FACTORS AFFECTING TOURISTS IN MAKING DECISIONS ON
DESTINATIONS AT THE LAM VIEN - CAM MOUNTAIN TOURIST AREA
ABSTRACT
The study identified seven Factors affecting tourists in making decisions on destinations at
the Lam vien - Cam Mountain Tourist Area: (1) tourism motivation, (2) infrastructure, (3) history
and culture, (4) food and shopping, (5) landscape environment; and (6) destination information.
The research methods used to test the theoretical model include (1) qualitative research conducted
through the hand-to-hand discussion method (n = 5) and (2) quantitative research conducted by
interview techniques through detailed questionnaires (n = 200). The scale was assessed using the
Cronbach’s Alpha reliability testing tool and exploratory factor analysis (EFA). The results of this
study will help tourism departments, agencies and tourism enterprises to identify factors affecting the


decision on tourist destination selection in Lam Vien - Cam Mountain tourist area as a base. Basis in
proposing a strategy to develop the tourism service industry.
Key words: tourist destination, food and shopping, landscape environment, destination
information, Cam Park - Cam mountain.
*

ThS. (NCS) Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM. E-mail:
CN, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM.

**

85


Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

1. GIỚI THIỆU
Trong thời đại ngày nay cùng với sự
chuyển biến lớn của các thành tựu khoa học – kỹ
thuật, đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao và được quan tâm nhiều hơn cả về vật
chất lẫn tinh thần. Vì thế, chất lượng cuộc sống
ngày càng được nâng cao cùng với các nhu cầu
về tinh thần như: vui chơi, giải trí,…đặc biệt là
du lịch được tăng cao. Đối với bất cứ các ngành
nghề kinh doanh nào thì việc hiểu rõ hành vi
khách hàng trong việc quyết định sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là rất quan
trọng. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn
đối với các ngành dịch vụ nhất là du lịch – khi

mà rất khó để cho doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ có thể thông tin cho khách hàng tất cả các đặc
tính của sản phẩm dịch vụ du lịch của mình. Do
đó, các doanh nghiệp làm du lịch cần phải nắm
bắt được rõ ràng hành vi của khách hàng trong
việc đưa ra quyết định lựa chọn các dịch vụ du
lịch, để có những chính sách thu hút được sự
quan tâm của khách hàng.
Núi Cấm còn được gọi với tên khác là
Núi Ông Cấm, có độ cao khoảng 710m, có cảnh
quan rất hữu tình và không khí mát lạnh trong
lành đến nỗi nhiều người đã ví khu vực này như
một Đà Lạt của khu vực miền Tây Nam Bộ.
Khu du lịch đã được quy hoạch, đầu tư nhiều
công trình để phục vụ và phát triển du lịch. Cách
thành phố Long Xuyên - trung tâm kinh tế, chính
trị, xã hội tỉnh An Giang khoảng 60km, khu du
lịch Núi Cấm nằm trong vùng Thất Sơn hùng
vĩ, huyền bí. Đây là điểm du lịch tâm linh tín
ngưỡng đặc trưng của tỉnh An Giang.
Nhìn chung, khách du lịch luôn muốn
đi đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những
nền văn hóa độc đáo, trải nghiệm những vùng
đất khác nhau. Khách du lịch có điều kiện dành
thời gian và nguồn tài chính để thực hiện nhiều
chuyến du lịch trong đời và coi đây là cơ hội
vừa để nghỉ ngơi vừa tái tạo sức lao động, vừa
để khám phá những nền văn hóa mới và bồi đắp
kiến thức cho mình. Việc lựa chọn một điểm đến


cũng có thể sẽ không phải là ưu tiên của họ nếu
không có một nhu cầu đặc biệt nào đó hoặc sự
cảm mến, gắn kết đặc biệt. Hiểu được khách du
lịch lựa chọn điểm đến du lịch ở đâu và các yếu
tố tác động đến quyết định như thế nào sẽ giúp
cho ngành du lịch ở địa phương chủ động hơn
về việc đáp ứng nhu cầu du lịch nhằm giúp cho
du khách có nhiều phương thức lựa chọn du lịch
hơn. Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin cho
các nhà làm du lịch biết được các yếu tố nào tác
động đến việc lựa chọn điểm du lịch là khu Lâm
Viên - Núi Cấm của du khách và giúp cho các
nhà quản lý du lịch địa phương khai thác du lịch
tốt hơn, thu hút khách du lịch và có nguồn thu
nhập ổn định cho địa phương.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về hành vi
2.1.1. Định nghĩa về hành vi tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành
động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá
trình trao đổi sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu cá
nhân. Đó là trước, trong và sau khi mua. Theo
Wilkie W L. (1994), hành vi tiêu dùng là các
hoạt động về thể chất, tình cảm và tinh thần mà
con người phải trải qua trong việc lựa chọn, mua
và sử dụng và phản hồi sản phẩm hay dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ
(dẫn theo Võ Thị Kim Ngân, 2015).
Theo Kotler (2001), người làm kinh doanh

nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục
đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của
họ. Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì,
sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ
mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở
đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây
dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu
dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình (dẫn
theo Võ Thị Kim Ngân, 2015).
2.1.2. Quá trình ra quyết định mua của
người tiêu dùng
Theo Phan Đình Quyền (2013) quá trình
ra quyết định mua hàng trải qua 5 bước: Nhận
biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các
phương án khác nhau, quyết định mua và đánh
giá sau khi mua.
86


dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình (dẫn theo Võ Thị Kim Ngân, 2015).
Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng
Theo Phan Đình Quyền (2013) quá trình ra quyết định mua hàng trải qua 5 bước: Nhận biết
yếu định
tố ảnhmua
hưởng
nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án khác nhau,Các
quyết
và đến...
đánh giá sau
khi mua.

Nhận
biết nhu
cầu

Tìm
kiếm
thông tin

Đánh giá các
phương án

Quyết
định
mua

Đánh giá
sau khi
mua

Nguồn: Theo Phan Đình Quyền (2013)
Hình 1. Quy trình ra quyết định mua của khách hàng
2.2. Cơ sở lý thuyết về du lịch và điểm
đến du lịch
2.2.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là một hoạt động di chuyển đến
một nơi khác nơi mình sinh sống trong một thời
gian nhất định để thư giãn, giải trí nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng (Chính
phủ Việt Nam [CPVN], 2005). Ở vị trí của một
nhà kinh doanh thì du lịch là một cơ hội để làm

tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc cung cấp
hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị
Oanh Kiều, 2014). Theo Điều 4 của Luật Du
lịch Việt Nam (2006) thì du lịch là hoạt động
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
2.2.2. Khách du lịch
Khách du lịch là một khái niệm khá phức
tạp, tại mỗi quốc gia khác nhau sẽ xây dựng khái
niệm này theo những chuẩn mực khác nhau.
Khách du lịch được phân thành 2 nhóm: khách
quốc tế và khách nội địa (Ngô Thị Diệu An &
Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Theo Luật Du
lịch Việt Nam, khách du lịch được định nghĩa như
sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.”
(Điều 10, chương 4, Luật Du lịch Việt Nam).
2.2.3. Điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà
du khách thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa
mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của mình,
điểm đến du lịch được xác định dựa theo phạm
vi không gian lãnh thổ. Xét trên phương diện

kinh tế thì đây được xem như yếu tố cung du
lịch bởi nó thỏa mãn những nhu cầu tổng hợp

của khách hàng. Đây cũng là yếu tố kích thích và
hấp dẫn du khách thực hiện chuyến đi của mình,
từ đó hỗ trợ cho việc phát triển hệ thống du lịch.
Do đó, xét trên nhiều phương diện thì điểm đến
du lịch là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống
du lịch (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh
Kiều, 2014, tr.100). Theo Vũ Đức Minh (2008)
thì điểm đến du lịch là nơi xuất hiện các yếu tố
quan trọng nhất, đồng thời cũng là nơi du khách
tìm được hầu hết các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ
cho chuyến đi của mình. Hầu hết các điểm đến
du lịch bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như sau:
các điểm hấp dẫn du lịch, giao thông đi lại, nơi
ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, các hoạt
động bổ sung.
2.2.4. Quyết định lựa chọn điểm đến
Theo Hwang (2006), quyết định lựa
chọn điểm đến du lịch là giai đoạn mà khách du
lịch đưa ra quyết định cuối cùng của mình về
sự lựa chọn điểm đến, có nghĩa là khách du lịch
chọn một điểm đến nằm trong tập hợp những
điểm đến thay thế có sẵn đã được tìm hiểu ở
các giai đoạn trước, và trở thành một người tiêu
dùng thực sự trong lĩnh vực du lịch (dẫn theo
Trần Thị Kim Thoa, 2015). Theo Keating &
Kriz (2008), quyết định lựa chọn điểm đến là
quyết định chọn một điểm đến cụ thể trong số
nhiều điểm đến khác nhau, đó là kết quả đánh
giá đối với các thông tin điểm đến và sự hấp dẫn
của hình ảnh điểm đến; được thúc đẩy bởi động

lực đi du lịch của du khách trong việc lựa chọn
một điểm đến thích hợp nhất đối với họ (dẫn
theo Nguyễn Xuân Hiệp, 2016).

87

84


Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Nghiên cứu chính thức (định lượng):
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông
qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu
hỏi đã chỉnh sửa và hoàn thành từ nghiên cứu sơ
bộ. Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác
suất và kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng
khảo sát là những du khách đã hoàn thành việc
lựa chọn điểm đến và đã đến Lâm Viên – Núi
Cấm. Sau khi điều tra, tiến hành kiểm tra và lựa
chọn các bảng câu hỏi đạt yêu cầu và có giá trị
dùng để phân tích. Sau đó, thực hiện hiệu chỉnh
và mã hóa dữ liệu. Dữ liệu sau khi làm sạch, sẽ
được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã
hóa và làm sạch dữ liệu, sẽ tiến hành phân tích
theo các bước: Đánh giá độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá (EFA).
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG

4.1. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng được tiến hành với
200 bản hỏi được thu về trong tổng số 200 bản
hỏi được phát ra. Trong số các bản hỏi thu về có
1 bản hỏi bị loại bỏ vì đáp viên không trả lời đầy
đủ thông tin.
Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số
Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các biến quan
sát đều đạt yêu cầu theo từng thang đo cụ thể
(Bảng 1).
Bảng 1: Kiểm đinh thang đo bằng hệ số tin cậy
Conbach’s Alpha

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước:
Nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu
chính thức (định lượng). Nghiên cứu sơ bộ nhằm
điều chỉnh và bổ sung các thang đo về thành phần
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm du
lịch của du khách tại khu du lịch Lâm Viên – Núi
Cấm, nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân
tích dữ liệu khảo sát (Hình 2).
Nghiên cứu sơ bộ (định tính): Quá
trình thảo luận tay đôi được thực hiện với cỡ
mẫu n=5 đáp viên bằng dàn bài thảo luận đã
được soạn thảo trước, mục đích của hoạt động
này là nhằm khai thác thêm những thông tin cần
thiết để xây dựng và hoàn thiện bản câu hỏi.
Đáp viên được chọn theo phương pháp lấy mẫu
thuận tiện.


Biến quan
sát

Tương
quan biến
tổng

Cronbach’s
Alpha
nếu loại biến

THANG ĐO ĐỘNG LỰC ĐIỂM ĐẾN
Cronbach’s Alpha = 0,663

Nguồn: dẫn theo Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang (2012)
Hình 2: Quy trình nghiên cứu
88

DLDL1

0,304

0,633

DLDL2

0,522


0,557

DLDL3

0,433

0,587

DLDL4

0,397

0,601

DLDL6

0,410

0,596


Các yếu tố ảnh hưởng đến...

THANG ĐO HẠ TẦNG VÀ KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN
Cronbach’s Alpha = 0,660
HTTC7
0,390
0,627
HTTC8

0,510
0,545
HTTC9
0,455
0,584
HTTC10
0,413
0,614
THANG ĐO LỊCH SỬ VĂN HOÁ
Cronbach’s Alpha = 0,689
LSVH11
0,458
0,634
LSVH12
0,487
0,617
LSVH13
0,577
0,552
LSVH14
0,377
0,684
THANG ĐO ẨM THỰC MUA SẮM
Cronbach’s Anpha = 0,742
ATMS15
0,435
0,718
ATMS16
0,472
0,709

ATMS17
0,572
0,679
ATMS18
0,594
0,673
ATMS19
0,413
0,723
ATMS20
0,401
0,729

THANG ĐO MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN
Cronbach’s Alpha = 0,682
MTCQ21
0,433
0,637
MTCQ22
0,561
0,573
MTCQ23
0,503
0,590
MTCQ24
0,395
0,669
THANG ĐO THÔNG TIN ĐIỂM ĐẾN
Cronbach’s Alpha = 0,644
TTDD25

0,413
0,583
TTDD26
0,425
0,577
TTDD27
0,489
0,529
TTDD28
0,377
0,612
THANG ĐO QUYẾT ĐỊNH ĐIỂM ĐẾN
Cronbach’s Alpha = 0,776

Biến
ATMS18
ATMS17
ATMS16
ATMS19
ATMS15
TTDD27
TTDD26
TTDD25
TTDD28
LSVH13
LSVH11
LSVH12
LSVH14

0,463


0,762

QDDD30

0,532

0,742

QDDD31

0,659

0,696

QDDD32

0,633

0,705

QDDD33

0,465

0,762

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
lựa chọn điểm đến du lịch của du khách. Sau hai
lần tiến hành phân tích EFA, loại bỏ các biến

không đạt yêu cầu (Bảng 2).

Qua kết quả kiểm định hệ số tin cậy, các biến
quan sát đều đạt yêu cầu và tiến hành phân tích
EFA xác định các yếu tố tác động đến quyết định
KMO
Sig. của kiểm
định Bartlett’s

QDDD29

0,630
0,000
Yếu tố
1
0,823
0,775
0,682
0,570
0,557

2

0,742
0,723
0,618
0,602

3


0,805
0,741
0,711
0,536
89

4

5

6


Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

0,798
0,746
0,674
0,556

MTCQ22
MTCQ23
MTCQ21
MTCQ24
DLDL2
DLDL1
DLDL3
HTTC9
HTTC7
HTTC8

HTTC10
Cronbach’s
Alpha

0,787
0,757
0,687

0,729

Phương sai trích

0,644

0,689

0,682

0,802
0,820
0,782
0,741

0,642

0,657

59,203%

Phương sai trích 59,203%


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả phân tích EFA có thấy có 6 yếu tố tác
Động lực du lịch; và (6) Cơ sở hạ tầng.
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu ủa tác giả
động đến quyết định
điểm
củacóduthấy
khách:
(1)
Môquyết
hình
sau kiểm
Kết quả
phân đến
tích EFA
có 6 yếu
tố tác động đến
địnhnghiên
điểm đến cứu
của duhiệu
khách:chỉnh
(1)
ẩm thực mua ẩm
sắm;
điểm
đến;đến;
(3)(3) lịch định
độ hoá;

tin (4)
cậyMôi
vàtrường
phâncảnh
tíchquan;
nhân
thực(2)
muaThông
sắm; (2) tin
Thông
tin điểm
sử và văn
(5) tố khám phá
Độ
ực
du
lịch;

(6)

sở

tầ
lịch sử và văn hoá; (4) Môi trường cảnh quan; (5)
(Hình 3)
Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá (Hình 3)
Động lực du lịch
Hình ảnh điểm đến
- Cơ sở hạ tầng
- Lịch sử và văn hóa

- Ẩm thực và mua sắm
- Môi trường cảnh
quan

Quyết định lựa chọn điểm đến
du lịch Lâm Viên – Núi Cấm
của du khách

Thông tin điểm đến
Hình 3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Hình 3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
LÂM VIÊN
NÚI CẤM
DU KHÁCH
THỰC
TRẠNG
VỀ CỦA
QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

5. ĐÁNH GIÁ
VIÊN – NÚI CẤM CỦA DU KHÁCH

LÂM

Nguồn: Kết quả phân tích dữ
liệu của tác giả

Hình 4. Biểu đồ thể hiện

mức độ đồng ý của khách du
lịch về quyết định lựa chọn
điểm đến thông qua tỉ lệ và giá
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu ủa
giả
trịtáctrung
bình của từng yếu tố

Hình 4. Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của khách du lịch về quyết
định lựa chọn điểm đến thông qua tỉ lệ và giá trị trung bình của từng yếu tố
90

90


Các yếu tố ảnh hưởng đến...

Qua kết quả phân tích hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA cho thấy các yếu tố tác động đến quyết định
lựa chọn điểm đến của du khách đối với khu du
lịch Lâm Viên – Núi Cấm có 6 thành phần gồm
(1) động lực du lịch, (2) cơ sở hạ tầng và khả
năng tiếp cận điểm đến, (3) lịch sử và văn hóa,
(4) ẩm thực và mua sắm, (5) môi trường cảnh
quan, (6) thông tin điểm đến.
Với mục đích là giải thích được hành vi
của khách du lịch trong việc đưa ra quyết định
lựa chọn du lịch tại Lâm Viên – Núi Cấm, đề tài
đã cho thấy được những nhân tố nào có tác động

đến sự lựa chọn của khách du lịch đang tham
quan tại Lâm Viên – Núi Cấm. Qua đó có thể
hiểu rõ hơn lý do lựa chọn du lịch của đối tượng
khách hàng mục tiêu du lịch tại khu du lịch Lâm
Viên - Núi Cấm.

Mức độ đánh giá của khách du lịch đối
với các quyết định về lựa chọn điểm đến du lịch
được đánh giá khá cao và nằm trong khoảng
đồng ý (3,41-4,2).
QDDD29 “Anh/chị đã cân nhắc kĩ lưỡng
trước khi lựa chọn Núi Cấm” có tỉ lệ hoàn toàn
đồng ý cao nhất là 42,4%, tỉ lệ đồng ý chiếm
38,7% và tỉ lệ không đồng ý chiếm 11,5% cho
thấy mức độ đồng ý cao của khách du lịch về
quá trình cân nhắc kĩ lưỡng trước khi lựa chọn
điểm đến du lịch.
QDDD30 “Anh/chị cho rằng quyết định
lựa chọn Núi Cấm của anh/chị là hoàn toàn đúng
đắn” chiếm tỉ lệ cao mức độ hoàn toàn đồng ý
là 42,9%, tỉ lệ đồng ý là 33% và mức độ không
đồng ý chiếm tỉ lệ là 3,1% cho thấy khách du
lịch đánh giá cao về quyết định lựa chọn điểm
đến và tôn trọng quyết định của mình.
QDDD31 “Anh/chị giữ nguyên quyết định
lựa chọn Núi Cấm ngay cả khi có cơ hội được
thay đổi” và QDDD32 “Anh/chị sẽ giới thiệu
Núi Cấm cho những người khác” có tổng tỉ lệ
hoàn toàn đồng ý và tỉ lệ đồng ý chiếm hơn
80%, điều này cho thấy khách du lịch ít bị các

tác động khác làm thay đổi quyết định lựa chọn
điểm đến du lịch và khách du lịch sẽ giới thiệu
về điểm đến với những người khác khi lựa chọn
điểm đến du lịch.
QDDD33 “Anh/chị hài lòng với quyết
định chọn điểm đến Núi Cấm” chiếm tỉ lệ cao
mức độ hoàn toàn đồng ý là 55%, tỉ lệ đồng ý
chiếm 31,9% và tỉ lệ không đồng ý chiếm 7,9%
cho thấy mức độ hài lòng khá cao của khách du
lịch khi quyết định lựa chọn điểm đến du lịch.
6. KẾT LUẬN
Khu du lịch Núi Cấm với những lợi thế
về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử sẽ có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là
du lịch tâm linh. Tuy nhiên, để tăng sức hấp dẫn
của khu du lịch Núi Cấm đối với du khách cần
phải tạo ra các sản phẩm du lịch mới bên cạnh
những sản phẩm du lịch truyền thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Xuân Hiệp (2016). Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến
của khách du lịch: Trường hợp điểm đến
TP.HCM. Tạp chí phát triển kinh tế số 9
(2016). NXB Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí
Minh.
[2]. Trần Minh Đạo (2006). Giáo trình Marketing
căn bản. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội.
[3]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc

(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM,
Việt Nam.
[4]. Nguyễn Đình Thọ. 2011. Phương pháp
nghiên cứu khoa học trong kinh doanh:
NXB lao động – xã hội.
[5]. Ngô Thị Diệu An và Hà Nam Khánh Giao
(2014), Giáo trình tổng quan du lịch, Nhà
xuất bản Đà Nẵng.

91



×