Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy phần hóa học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.66 KB, 45 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 18 tháng 02 năm 2019
BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến

I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: NGUYỄN VĂN PHÚ.

Nam, nữ: NAM

- Ngày tháng năm sinh: 1982
- Nơi thường trú: Phú Mỹ- Phú Tân- An Giang.
- Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Chí Thanh.
- Chức vụ hiện nay: giáo viên .
- Trình độ chuyên môn: đại học sư phạm Hóa Học
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy bộ môn Hóa học và kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp, giảng dạy hướng
nghiệp
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
 Trường nằm ngay thị trấn Chợ Vàm, Phú Tân, An Giang ( vùng nông thôn)
 Trường đặt tại vùng nông thôn, rất ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, không có trường
đại học, cao đẳng đặt trên địa bàn.
 Gia đình học sinh khó khăn nên công tác xã hội hóa để học sinh tham gia chương


trình trải nghiệm, tiếp cận với các trường đại học hầu như không có.
 Chất lượng học sinh đầu vào rất thấp.

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

 Động cơ học tập của học sinh từ đó cũng không ổn định. Các em không cố gắng nỗ
lực hết mình cho việc học, nhất là khi gặp khó khăn trở ngại. Các em dễ dàng buông
xuôi, hay chán nản việc học, lại thích chơi game. Một bộ phận cha mẹ chiều chuộng
con cái, nương theo lối sống đua đòi của con cái.
 Tư tưởng học đến đâu hay đến đó, không hoạch định tương lai rõ ràng. Đa số gia
đình làm ăn xa, không quan tâm đến việc học tập của con cái. Xuất hiện tư tưởng
học sao cũng được, nếu học không tốt đi làm công nhân, hoặc về nhà phụ giúp gia
đình. Gia đình giao khoán việc học của con em cho giáo viên, nhà trường.
 Tuy nhiên cũng có một bộ phận học sinh chăm ngoan, luôn phấn đấu học tập. Các
em này luôn xem việc học là để lập thân, lập nghiệp. Nhưng bộ phận này không
nhiều.
Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy phần hóa
học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Chí Thanh.
Lĩnh vực: HÓA HỌC
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Hướng nghiệp chính là sự đồng nghĩa với định hướng cuộc sống tương lai, nó chính là
khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng có sự ảnh hưởng đến cuộc đời lập nghiệp của mỗi
con người. Thế nên việc hướng nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với
những học sinh vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa , không có được sự quan tâm nhiều từ
các bậc phụ huynh càng quan trọng hơn. Đối với học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn

Chí Thanh thì bước đi đầu tiên này khi tiến vào ngưỡng cửa cuộc đời còn khá nhiều bất
cập và tồn tại sau:
1.1.

Thực trạng về công tác hướng nghiệp:
 Những năm qua, giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau
trung học đã được quan tâm và đạt được những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, do
Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

nhiều nguyên nhân, hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện vẫn mang nặng tính
hình thức và chưa thiết thực. Đa số giáo viên chưa ý thức rõ vai trò của mình
trong công tác hướng nghiệp, trong khi nhận thức của cha mẹ HS về việc chọn
nghề còn rất phiến diện. Gần như tuyệt đại đa số phụ huynh đều tha thiết mong
muốn con em mình phải đậu đại học. Bên cạnh đó, tâm lý chọn nghề chung của
HS mang tính may rủi, thiếu thông tin chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn,
theo thời thượng; chọn nghề theo mác , nhãn ; chọn các nghề nổi tiếng, dễ
kiếm tiền

mà không cần biết có phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện

bản thân hay không.
 Công tác tuyển chọn giáo viên chuyên trách công tác hướng nghiệp còn rất
nhiều khó khăn trong khi yêu cầu đòi h i giáo viên phải có hiểu biết thực tế sâu,
rộng về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt
nhưng các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam vẫn chưa đào tạo chuyên ngành cụ thể
về hướng nghiệp. Đa số giáo viên phụ trách hướng nghiệp là giáo viên chủ
nhiệm hay bộ môn của trường, giáo viên kiêm nhiệm

 Trước năm học 2009-2010, thời lượng dành cho hoạt động giáo dục hướng là
27 tiết/năm học/lớp (3 tiết/tháng/lớp . Nhưng từ năm học 2009-2010 trở đi, thời
lượng dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp rút xuống còn 9 tiết/năm
học/lớp do có sự tích hợp một số chủ đề hướng nghiệp vào hoạt động ngoài giờ
lên lớp và môn công nghệ lớp 10. Với thời lượng này, rất khó thực hiện đầy đủ
các nội dung trong chương trình giáo dục hướng nghiệp.
 Các thầy cô không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về thế giới nghề nghiệp
vốn dĩ vô cùng đa dạng và phức tạp.
 Hiện các em đang gặp phải không ít khó khăn như thiếu sự đào tạo bài bản,
không được cập nhật thông tin, không am hiểu về thị trường lao động, giáo dục
mang nặng tính lí thuyết, thiếu trải nghiệm

Đây cũng chính là các nguyên

nhân dẫn đến thực trạng tư vấn hướng nghiệp thiếu hiệu quả

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

 Điều kiện cơ sở vật chất lẫn kinh phí đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp (trong
đó có tư vấn hướng nghiệp còn hạn chế. Trong những hoạt động hướng nghiệp
trường chưa có phòng tư vấn hướng được các trường thực hiện, Dạy nghề phổ
thông là hoạt động được tiến hành thường xuyên nhất. Nhưng có lẽ việc dạy
nghề ở trường phổ thông chỉ mới giúp học sinh hình thành những tri thức, kỹ
năng cơ bản, sơ đẳng về nghề chứ chưa ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn
nghề của học sinh
 Học nghề phổ thông chưa hiểu đúng mục đích, nhiều học sinh học nghề chỉ
nhằm mục đích được cộng điểm vào kỳ thi tốt nghiệp.

 Ngoài ra, một số biện pháp hướng nghiệp khác cũng rất quan trọng nhưng chưa
được các trường quan tâm đúng mức, như: mời chuyên gia tư vấn hướng
nghiệp, kết hợp với doanh nghiệp để tư vấn nghề cho học sinh, tổ chức sinh
hoạt câu lạc bộ về nghề nghiệp tương lai...
 Chưa có đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp được đào tạo bài bản,
đặc biệt là ở khâu tư vấn hướng nghiệp. Giáo viên phụ trách công tác hướng
nghiệp của trường nghiệp, chưa có nguồn tài liệu phong phú về thế giới nghề
nghiệp để giới thiệu đến học sinh
1.2.

Nhận thức của học sinh về nghề và thế giới nghề

a. Kết quả khảo sát thực trạnh nhận thức về nghề và thế giới nghề của nhóm học sinh
được chọn tác động.
Em có quan tâm đến Rất quan tâm

Ít quan tâm

nghề nghiệp trong

Chưa bao giờ nghĩ
tới

tương lai của mình 90%
không?

6.6%

3.4%


Giá trị nghề

Kiếm tiền

Ổn định cuộc sống

Ước mơ, lí tưởng

60%

30%

10%
Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Em đã xác định
nghề tương lai của

Xác định được nghề Xác định nhưng còn Không biết nghề gì
cụ thể

mơ hồ chưa chắc
chắn, hay thay đổi

mình là gì chưa?
40%


Vì sao chọn nghề Tự thích

20%

40%

Bố mẹ gợi ý

Do năng lực, sở

đó?

thích
65%

26.6 %

Em tìm hiểu nghề từ Tự tìm hiểu trên Giáo viên dạy HN
nguồn

thông

nào?

8.4 %

Giáo viên bộ môn

tin mạng, bạn bè,..
65%


30%

5%

Mức độ giáo viên bộ Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

môn giáo dục hướng 5%
nghiệp cho em như

3.3%

91.7%

Em biết gì về tinh Biết rất nhiều

Có nghe nói

Chưa biết bao giờ

thần khởi nghiệp

10 %

86.7%


thế nào?

3.3%

b. Nhận xét:
 Câu h i chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với học sinh (HS khi bước vào
ngưỡng cửa cuộc đời, đặc biệt là đối với HS THPT. Vì vậy, giáo dục hướng nghiệp
Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

hiện nay có vai trò rất lớn giúp HS nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được
nghề phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào
việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động.
 Học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh hiện nay rất quan tâm đến định
hướng nghề nghiệp. Nhưng có một thực tế khi được h i về giá trị của nghề của học
sinh phổ thông thì có hầu hết các em trả lời sai mục đích. Như vậy có thể thấy còn
nhiều bất cập hạn chế trong năng lực định hướng nghề nghiệp của người học.
 Nhìn chung, tư duy hướng nghiệp ở học sinh đã hình thành, song định hướng lựa chọn
ngành học sau tốt nghiệp THPT còn mang tính tự phát là chủ yếu, do thiếu sự hướng
dẫn của hoạt động tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Tinh thần khởi nghiệp chưa
được giáo dục
 Phân tích lý do chọn ngành nghề, có 30% số học sinh chú ý đến sự phù hợp năng lực
cá nhân và sự hứng thú, say mê nghề. Có đến 70% chú ý đến nhu cầu nghề nghiệp của
xã hội, đây là một nhận thức sai lệch dẫn đến sự lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp
với thị trường lao động.
 Chính vì công tác hướng nghiệp ở các trường thực hiện chưa hiệu quả nên học sinh
còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Trong đó, khó khăn lớn nhất của học sinh là:

 Không biết nghề em chọn có những yêu cầu gì về phẩm chất và năng lực
 Không biết bản thân phù hợp với nghề nào
 Không có người am hiểu về nghề để tư vấn cho em
 Không biết những ngành nghề xã hội, địa phương đang cần
 Thiếu thông tin về trường đào tạo
 Thiếu thông tin về ngành nghề
 Lo sợ sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng bị thất nghiệp.
 Chịu áp lực lớn từ tư tưởng của phụ huynh rằng đại học là con đường duy nhất

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

1.3.

Thực trạng về tinh thần khởi nghiệp của học sinh

Em biết gì về tinh Biết rất nhiều

Có nghe nói

Chưa biết bao giờ

thần khởi nghiệp

11.6%

86.8%


Sau khi học xong Vào ĐH, CĐ

Đi làm

Chưa xác dịnh

12, em sẽ làm gì?

46.7%

13.3%

Sau khi tốt nghiệp Đi xin việc làm

Tự thành lập doanh

Chưa xác định

ĐH, CĐ, em sẽ làm

nghiêp sản xuất,

gì?

kinh doanh

1.6%

40%


90%

5%

7%

 Kết quả khảo sát, có đến 86.8% học sinh chưa hề biết đến các hoạt động khởi nghiệp.
Số lượng học sinh biết đến các chương trình khởi nghiệp chỉ đạt 13.2% và thực tế
trong số đó, có em biết rất mơ hồ
 Tuy nhiên, khi h i về khả năng kinh doanh có đến 89% học sinh cho rằng bản thân có
khả năng kinh doanh., có thể thấy rằng rất nhiều học sinh có các tố chất của một tinh
thần khởi nghiệp nhưng đang bị mai một.
 Nhiều giáo viên chưa chú trọng việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ.
Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chưa được trang bị những nguyên lý cơ bản
về ngành nghề và tiếp cận thực tiễn về kinh doanh, nên phần lớn học sinh tốt nghiệp
phổ thông trung học, thậm chí không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa
có ý niệm như thế nào là sự nghiệp làm chủ. Hơn nữa, các chương trình đào tạo
thường hướng học sinh trang bị kiến thức và động cơ để trở thành người làm thuê.
Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

 Nhiều giáo viên chưa có những chuyển biến mạnh về mục tiêu, nội dung và phương
pháp đào tạo, giảng dạy để giảm thiểu tinh thần học để làm thầy , làm quan ; tăng
cường các hoạt động hướng nghiệp để học sinh ra trường biết chọn hướng đi thích hợp
với khả năng của mình; khơi gợi khả năng sáng tạo thay vì cách học nhồi sọ, một
chiều như hiện tại vốn chỉ tạo ra những con người thụ động, phục tùng và ỷ lại vào
người khác... Có thể nói, hệ thống giáo dục là một trong những mắt xích quan trọng
nhất trong hệ thống các yếu tố nuôi dưỡng và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp hiện đang

là điểm rất yếu ở Việt Nam.
 Thực trạng là phần lớn những người khởi nghiệp ở Việt Nam có trình độ học vấn thấp,
còn đối với những người lẽ ra cơ hội khởi sự kinh doanh thành công lớn với trình độ
cao hơn lại hướng đến việc đi làm thuê. Đây là một đặc điểm riêng có của nước ta,
một trở lực lớn cho quá trình hình thành tinh thần khởi nghiệp thật sự mang lại hiệu
quả mong muốn.
 Xây dựng tinh thần khởi nghiệp của người Việt Nam như thế nào? Hiện nay, môi
trường khởi nghiệp Việt Nam còn rất non trẻ so với thế giới nhưng chúng ta vẫn có
nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ: dân số còn
đang ở thời kỳ vàng, nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi, hơn nửa triệu
doanh nghiệp đang hoạt động và hàng trăm trường đại học, trung tâm nghiên cứu được
thành lập trên khắp cả nước. Tuy nhiên vấn đề là chúng ta đang thiếu những giải pháp
căn cơ về đổi mới nền giáo dục, về giải pháp chính sách từ chính phủ và các cấp chính
quyền địa phương cũng như việc tạo dựng văn hóa khởi nghiệp, văn hóa thất bại cho
giới trẻ.
 Trước hết, cần phải hình thành tinh thần khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Bài học từ các quốc gia trên thế giới cho thấy, ý chí tự làm chủ của con người
phải được tôi luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nh . Vì vậy,
việc cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn giáo dục-đào
tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là
điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân lập nghiệp. Đồng
Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

thời, cần xây dựng chương trình, lộ trình cụ thể để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho
người dân nói chung trong các định chế xã hội.
 Một khi tinh thần khởi nghiệp, văn hóa khởi nghiệp nở rộ trong các tầng lớp dân cư,
đặc biệt là trong thế hệ trẻ thì nó sẽ thực sự trở thành động lực mạnh mẽ nhất, chủ yếu

nhất thúc đẩy phát triển nền kinh tế, phát triển xã hội, đưa đất nước tiến lên.
1.4.

Thực trạng tích hợp hướng nghiệp vào giảng dạy hóa học tại trường phổ thông:
Thực hiện chỉ thị số 33/2003/CT-BGD về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức tích hợp giáo dục
hướng nghiệp vào dạy học bộ môn. Đồng thời sở giáo dục và đào tạo An Giang đã có
công văn chỉ đạo số 36/2018 về việc tích hợp hướng nghiệp vào bộ môn nhưng vẫn có
những vấn đề sau:
 Thỉnh thoảng giáo viên có tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy bộ
môn, và những tiết dạy đó bồi dưỡng được hứng thú, động lực học tập cho học
sinh.
 Do áp lực của việc kiểm tra, đánh giá, của các kì thi nên đa phần giáo viên dạy
phần chữ quên đi nội dung tích họp giáo dục hướng nghiệp.
 Nội dung hướng nghiệp do bộ giáo dục ban hành hiện tại đã lạc hậu, giáo viên
ít cập nhật nên khó triển khai trong giảng dạy.
 Giáo viên chưa tạo được cầu nối giữa kiến thức hàn lâm của bộ môn Hóa học
với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, chưa hình thành kiến thức về thế giới nghề
cho học sinh. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi tích hợp vào tiết dạy. Giáo viên
chưa xác định nội dung và hình thức tích hợp.
 Một số giáo viên còn mơ hồ về tinh thần khởi nghiệp.

Thầy cô có thường Hầu như không có

Rất ít khi tích hợp

hay tích hợp giáo
dục hướng nghiệp 80%
vào giảng dạy Hóa
( 4/5 giáo viên)

học không?

Thường xuyên tích
hợp

20%

0.0 %

(1/5 giáo viên)

(không có giáo viên
nào)

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyên nhân thầy

-

Tập trung hình thành kiến thức, kĩ năng bộ môn hóa.

cô thường ít tích hợp

-

Thời lượng dành toàn bộ cho nội dung bài học


giáo

-

Không có nguồn tư liệu hướng nghiệp liên quan đến nội

dục

hướng

nghiệp vào bài học?

dung bài học
-

Thầy (cô

Khi tích hợp vào gây mất tính liên tục của bài học

có biết Mới nghe nói lần Có nghe nhưng

về tinh thần khởi đầu

chưa biết nhiều

nghiệp không?

40 %


1.5.

60%

Biết rất nhiều

0.0%

Kết luận về thực trạng vấn đề:

Từ những vấn đề nêu trên có thể nhận thấy tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh- huyện Phú
Tân có những tồn tại :
 Hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp chưa cao. Sự hiểu biết về nghề và thế giới
nghề của đa số học sinh chưa đúng.
 Hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng tích hợp vào giảng dạy bộ môn Hóa học
chưa được áp dụng đúng mức và chưa hợp lí
 Phần hóa học hidrocacbon chưa bao giờ được tích hợp nội dung giáo dục hướng
nghiệp.
 Nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa xác định được nội dung, hình thức, mô hình tích
hợp.
 Chưa hình thành được tinh thần khởi nghiệp cho học sinh. Chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới, sáng tạo trong dạy học theo phương pháp giáo dục STEM.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
 Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng
cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ
tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. Giáo
dục STEM là phương pháp tiếp cận liên ngành tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh
vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học nhằm mang đến cho học sinh những
trải nghiệm thực tế thật sự có ý nghĩa. Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa
hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc tức thì trong môi

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm












trường có tính sáng tạo cao và sử dụng trí óc có tính chất công việc ít lặp lại trong thế
kỷ 21. Để làm được những việc nêu trên, đòi h i ngành giáo dục cần có sự thay đổi
trước tiên trong cách nghĩ, cách dạy và hướng nghiệp. Làm sao để tạo một môi trường
luôn gợi mở, khơi dậy, khuyến khích nhằm phát hiện, hun đúc những ý tưởng mới,
sáng tạo và độc đáo ngay từ ban đầu của các em.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu đầy tâm huyết và tinh thần
Khởi nghiệp:
Cần phải đẩy mạnh khơi dậy tinh thần kinh doanh, khả năng sáng
tạo, sự năng động của cả quốc gia, đặc biệt là thế hệ trẻ, ...Coi khởi nghiệp là đột phá
để thực hiện 3 đột phá chiến lược. Coi kết quả các chương trình khởi nghiệp là thước
đo thành công của Chính phủ kiến tạo
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng ý kiến Giáo dục phổ thông dành cho tuổi trẻ từ
tuổi thơ ấu đến tuổi 18, tuổi thanh niên, tuổi hoàn thành giáo dục phổ thông ở đây có
sự gặp gỡ hài hòa giữa ba nhân tố: giáo dục phổ thông, tuổi trẻ và giáo dục nghề

nghiệp,đó là quá trình chẩn bị vào đời của mỗi người Mọi người cần nhớ rằng , giáo
dục phổ thông không chỉ kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội mà còn nhằm cái đích
dạy các nghề có tầm quan trọng rất thiết thực ở nước ta.
Từ năm 2000, công tác giáo dục hướng nghiệp đã được quan tâm, song việc thực hiện
còn nhiều khó khăn, hiệu quả không cao với nhiều nguyên nhân như thiếu giáo viên
đúng chuyên ngành, cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều giáo viên chỉ lo tập trung dạy
chữ , việc giáo dục hướng nghiệp do giáo viên bộ môn làm thông qua dạy học bộ
môn còn rất hạn chế, thậm chí là không tiến hành.
Định hướng nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch trong tương lai là một trong những giá
trị quan trọng không chỉ dành riêng cho học sinh mà cho mỗi con người chúng ta.
Công tác giáo dục hướng nghiệp bị coi nhẹ dẫn đến sự mất cân đối trong phân luồng
đào tạo nghề. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ ngày càng tiếp diễn. Báo cáo của Bộ
LĐTBXH cho thấy, thị trường lao động Việt Nam là thị trường dư thừa lao động và
phát triển không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng, khu
vực, ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Số cử nhân ra
trường ngày càng lớn nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng ở mức lớn nhất.
Chọn đúng nghề - bài toán thật sự quan trọng mà mỗi con người chúng ta đều cần phải
tìm ra cho mình đáp án. Đáp án đúng, cuộc đời sẽ nở hoa. Đáp án sai, chúng ta buộc
phải làm lại từ đầu, mà cuộc sống này đôi khi còn không cho mình cơ hội. Do vậy,

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

chọn đúng nghề ngay từ đầu là điều cần thiết mà một học sinh chuẩn bị rời ghế nhà
trường cần phải trang bị cho mình và xem đó như một kỹ năng.
 Lứa tuổi THPT, đó là tuổi mà sự hiểu biết về nghề, thế giới nghề đối với các em còn
rất mơ hồ, nếu nói thậm chí là chưa biết, nhất là đối với học sinh vùng nông thôn.
Chọn nhầm nghề là một sự chọn lựa nguy hiểm với đời người. trong những năm gần đây

tình trạng này càng ngày càng phổ biến. Biểu hiện rõ nhất là sau khi các em vào được các
trường đại học, cao đẳng các em t ra chán nản, b học. Và rất nhiều sinh viên ra trường
đã không theo đúng chuyên ngành mình đã chọn. Sinh viên thường bị đuổi học vì một
trong những nguyên nhân. Một là chọn nhầm ngành dẫn đến "mất lửa". Sau thời gian
học, sinh viên ngộ ra bản thân không phù hợp ngành nghề, giống như cá voi mà học
leo cây nên hứng thú bị tuột dốc.
 Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu
trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp
chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.
Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học
tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học Hóa học liên quan rất nhiều
ngành nghề trong đời sống xã hội, nhất là nội dung liên quan đến hidrocacbon.
 Phần hóa học hidrocacbon là nội dung hay, liên quan đến rất nhiều ngành nghề nhưng
chưa được giáo viên bộ môn tích hợp vào giảng dạy, đừng nói đến việc khơi dậy tinh
thần khởi nghiệp cho học sinh 11- lứa tuổi đạt độ chín để định hướng tương lai.
 Hiện tại chưa có nguồn học liệu nào giúp giáo viên tích hợp hướng nghiệp vào giảng
dạy phần hóa học hidrocacbon, các thông tin về hướng nghiệp hiện tại đã lạc hậu.
Từ những lí do trên, thực trạng dạy và học hóa học hidrocacbon của nhà trường, cùng
với những trải nghiệm của bản thân khi đứng lớp giảng dạy, tôi thực hiện nghiên cứu sáng
kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy phần hóa học
hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Chí Thanh”.

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

3.Nội dung sáng kiến
3.1.Phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm chỉ nghiên cứu việc tích hợp hướng nghiệp
vào giảng dạy hóa học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh
lớp 11
b. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học
3.2.Điểm mới của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nó mang tới cho
các quốc gia những cơ hội những cũng đầy thách thức. Giáo dục phải đổi mới, sáng
tạo để thích ứng. Dạy học tích hợp và giáo dục STEM được coi là giải pháp. Dạy học
tích hợp còn khá mới mẻ đối với giáo viên phổ thông hiện nay nhất là tích hợp nội
dung hướng nghiệp vào giảng dạy hóa học nhằm khơi dậy cho học sinh tinh thần khởi
nghiệp. Chính vì vậy, bản thân tôi nghiên cứu vấn đề này nhận thấy có những nội
dung mới sau đây:


Khảo sát thực trạng hướng nghiệp, tinh thần khởi nghiệp của học sinh
khối 11 trường THPT Nguyễn Chí Thanh



Hầu như chưa có nghiên cứu nào về việc tích hợp giáo dục hướng
nghiệp vào giảng dạy phần hóa học hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh
thần khởi nghiệp cho học sinh.



Đồng thời sáng kiến kinh nghiệm cũng nêu những kinh nghiệm của bản
thân khi tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy hóa học cụ thể là
phần hidrocacbon. Thông qua đó đề xuất mô hình kết hợp trong giáo dục

hướng nghiệp, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp



Xây dựng kho học liệu về giáo dục hướng nghiệp có liên quan đến hóa
học hidrocacbon.
Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm

3.3.Nghiên cứu cơ sở lí luận về các vấn đề sau:
a. Hướng nghiệp
 Bản chất là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp
học sinh phổ thông có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề
nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng
lao động của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới nhằm đạt
được mục tiêu đó.
 Mục đích chủ yếu của giáo dục hướng nghiệp là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng
sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho họ
sự sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang
cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân.
 Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là: Giáo dục thái độ
lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số
nghề phổ biến trong xã hội và

các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu

năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng
dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh (HS đi

vào những nghề, những nơi đang cần.
 Các biện pháp hướng nghiệp cho học sinh phổ thông dựa trên cơ sở tâm lí học,
sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp HS lựa chọn
nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời th a mãn tối đa nguyện vọng và sự
phù hợp với năng lực, sở trường và các đặc điểm tâm lí của cá nhân để họ có thể
phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng
như tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
 Hướng nghiệp được tiến hành qua 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề,
tuyển chọn nghề, thích ứng nghề. Trách nhiệm chính ở 2 giai đoạn đầu là nhà
trường phổ thông, còn 2 giai đoạn cuối là trách nhiệm của các trường dạy nghề,
trung học chuyên nghiệp (THCN , cao đẳng (CĐ , đại học (ĐH và các đơn vị sử
dụng nhân lực.
Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm

 Hình thức hướng nghiệp: qua các môn khoa học cơ bản; qua chương trình giáo
dục hướng nghiệp chính khoá; qua môn công nghệ và lao động sản xuất; qua tham
quan, sinh hoạt ngoại khoá. Dù qua con đường nào cũng đều hướng tới một mục
đích chung là hình thành hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề cho học sinh.
Hướng nghiệp chuẩn bị con người năng động thích ứng với thị trường.
 Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã đặt ra cho công tác HN những yêu cầu mới như
cùng với việc giới thiệu nghề cụ thể cho HS còn phải cho HS thấy rằng, thiếu năng
lực sáng tạo sẽ không bảo đảm được sức cạnh tranh trên thị trường.
 Trong điều kiện phát triển của thị trường, công tác HN cần hướng một bộ phận
không nh những HS tốt nghiệp phổ thông đi vào lĩnh vực kinh doanh. Đây là đội
ngũ có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước nhà. Chân
dung các nhà doanh nghiệp được mô tả khoa học trong các giờ HN để HS có năng
khiếu kinh doanh chú ý đến các nghề thuộc lĩnh vực này. Đây là tinh thần mới của

hướng nghiệp.
b.Dạy học tích hợp (DHTH)
 DHTH là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của
cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
 DHTH không phải là sự pha trộn cơ học của nhiều bộ môn khác nhau mà là kết
hợp nhiều loại kiến thức, nhiều loại kỹ năng, nhiều loại thái độ, để giải quyết
những vấn đề mà cuộc sống đặt ra cho người học.
 Trong các thức hình thức tích hợp nêu trên thì hình tích hợp phổ biến nhất được
các giáo viên vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là
quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ
môn khác cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống
cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học
sinh.

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm

 Dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương
pháp dạy học. Xét trên phương diện các thành tố của quá trình dạy học, sự khác
biệt giữa DHTH liên môn và dạy học đơn môn truyền thống.
Các thành tố của

Dạy học tích hợp

Dạy học đơn môn

Mục tiêu đơn môn + các mục tiêu phát


Mục tiêu đơn môn

quá trình dạy học
Mục tiêu

triển các năng lực
Nội dung

Phương tiện

Xuất phát từ vấn đề gắn với thực tiễn, ít

Trình bày theo cấu trúc

quan tâm đến logic nội tại của môn học

logic nội tại của môn học

Không có sự khác biệt về bản chất mà chỉ là do sự khác biệt về nội
dung quy định

Phương pháp,

Không có phương pháp dạy học tích hợp mà sử dụng chung hệ

hình thức tổ chức

thống phương pháp dạy học giống như khi dạy học truyền thống

Kiểm tra đánh giá


Không có sự khác biệt về công cụ hay cách thức đánh giá

c. Hướng nghiệp qua môn hóa học
 Hóa học là môn học được đưa vào kế hoạch dạy học trong Chương trình giáo dục phổ
thông và là môn học chính khóa trong các trường phổ thông nhằm cung cấp cho HS
những kiến thức, kĩ năng cơ bản, phổ thông và cần thiết nhất . Thời lượng dành cho
các môn hóa học rất nhiều (2 tiết/ tuần . Do vậy, tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào
môn hóa học là hình thức giáo dục hướng nghiệp có khả năng thực hiện lâu dài,
thường xuyên và hiệu quả. Qua bộ môn , giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh các
nghề cơ bản có liên quan trực tiếp tới môn học, những khả năng và thành tựu cũng như
sự phát triển của một số ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm

dịch vụ và công nghệ thông tin. Cũng qua đó, giáo viên có thể giúp cho học sinh biết
được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của một số ngành nghề trong các lĩnh vực
liên quan .Từ đó, học sinh có thêm thông tin cơ sở để lập kế hoạch chọn nghề tương
lai sao cho vừa phù hợp với khả năng, học lực của bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu
lao động của một số ngành nghề chính trong xã hội.
 Hình thức hướng nghiệp qua các môn hóa được thực hiện chủ yếu theo cách tích hợp,
lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào môn học.
 Mức độ tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào dạy học hidrocacbon có 3 mức độ : tích
hợp, kết hợp và liên hệ. Trong phạm vi của sáng kiến chỉ tập trung ở mức độ liên hệ. Ở
mức độ này, nội dung bài học hóa học được giữ nguyên, các kiến thức hướng nghiệp
không được nêu rõ trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào chỗ kiến thức bài học thuận
lợi giáo viên có thể khéo léo đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp một cách hợp lí. Nội
dung bài học là một dạng nguyên liệu để liên hệ hợp lí nội dung giáo dục hướng

nghiệp.
d.Tinh thần khởi nghiệp:
 Theo đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực khởi nghiệp, hiện nay, môi trường
khởi nghiệp ở Việt Nam còn non trẻ so với thế giới nhưng có nhiều tiềm năng để
khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là
chúng ta đang thiếu những giải pháp căn cơ về đổi mới nền giáo dục, hướng tới
việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi
nghiệp cho giới trẻ.
 Bài học từ các quốc gia cho thấy, ý chí tự làm chủ của con người phải được tôi
luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nh . Vì vậy cải cách hệ
thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn với giáo dục – đào tạo
với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là
điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân lập nghiệp.
 Đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp là: (i) Có hoài bão và khát vọng kinh
doanh; (ii) Có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh; (iii) Độc lập và dám làm,
Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm

dám chịu trách nhiệm; (iv) Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp
giải quyết vấn đề; (v) Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; và vi) Có đạo đức
kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Từ đó, có thể thấy động cơ chủ đạo của người
khởi nghiệp trước hết là muốn khẳng định bản thân và sau đó là muốn đóng góp
cho xã hội, còn động cơ vì tiền, vì sự giàu có chỉ là thứ yếu.
e. Phần hóa học hidrocacbon
 Phần hiđrocacbon được nghiên cứu ngay sau phần đại cương về hóa hữu cơ nên
nội dung kiến thức về hiđrocacbon có ý nghĩa nhận thức và giáo dục to lớn. Qua
nghiên cứu các loại hiđrocacbon cụ thể có sự vận dụng, phát triển và mở rộng các
kiến thức của phần đại cương.

 Kiến thức về các hiđrocacbon là những tư liệu phong phú để hình thành, phát triển
khái niệm cấu trúc phân tử hiđrocacbon, tính chất đặc trưng, cơ chế của các dạng
phản ứng hữu cơ cơ bản (phản ứng thế, cộng, tách và các qui luật chi phối nó. Các
kiến thức về hiđrocacbon như thành phần, cấu trúc phân tử, danh pháp, đồng phân,
tính chất

đều là các kiến thức cơ sở để hình thành các qui luật nghiên cứu các hợp

chất dẫn xuất của hiđrocacbon và phương pháp học tập hóa học hữu cơ cho học
sinh
 Hiđrocacbon đơn giản về thành phần, cấu tạo phân tử nhưng lại là nguyên liệu cơ
bản, xuất phát điểm cho các qui trình điều chế, tổng hợp hữu cơ quan trọng tạo ra
các hợp chất hữu cơ phức tạp hơn, có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Nguồn hiđrocacbon
trong tự nhiên lại rất phong phú, có giá trị kinh tế lớn lao đối với nền kinh tế quốc
dân và là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp hóa học có giá trị.
3.4. Thời gian nghiên cứu và triển khai giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào dạy
hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp
 Tháng 09/2017: nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan
 Tháng 12/2017: xây dựng mô hình thực nghiệm. Đánh giá rút kinh nghiệm,
điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp
Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm

 Tháng 01/2018 đến tháng 03/2018: triển khai chính thức phương pháp
 Tháng 11/2018: kết thúc hoạt động và đánh giá rút kinh nghiệm.
3.5.Giải pháp: tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào dạy hidrocacbon nhằm khơi dậy tinh

thần khởi nghiệp

a.Xác định nội dung tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy
 Bước 1: Tìm hiểu mục tiêu và nội dung giáo dục hướng nghiệp
 Bước 2: Xác định chủ đề, bài học có thể tích hợp.
 Bước 3: Phân tích logic bài học và xác định và xác định địa chỉ cụ thể có thể
tích hợp.
 Bước 4: Xác định nội dung hướng nghiệp có thể tích hợp
 Bước 5: Lựa chọn con đường tích hợp ( phương tiện, phương pháp giảng dạy
 Bước 6. Thiết kế giáo án thể hiện phương pháp tích hợp thể hiện tri thức môn
học và tri thức hướng nghiệp trở thành giá trị riêng của mỗi học sinh.
BÀI

Đơn vị kiến thức

Nội dung tích hợp GDHN

Ứng dụng của ankan dùng làm
nhiên liệu, dung môi, nhựa
đường,...
Các ankan là nguyên liệu thô quan
trọng cho công nghiệp hóa dầu và là
nguồn nhiên liệu quan trọng nhất

Ankan

của kinh tế thế giới. Các nguyên liệu

Công nghệ hóa dầu

ban đầu cho gia công chế biến là khí


Năng lượng tái tạo

thiên nhiên và dầu thô. Dầu thô được
tách ra tại các nhà máy lọc dầu bằng
cách chưng cất phân đoạn và sau đó
được chế biến thành các sản phẩm
khác nhau, ví dụ xăng.
Hiện nay, với tốc độ sử dụng năng
Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm

lượng chóng mặt, nguồn nhiên liệu
hoá thạch sẽ nhanh chóng cạn kiệt và
sự ô nhiễm môi trường từ khí thải
của chúng sẽ làm tình hình trở nên
tồi tệ hơn bao giờ hết.
Ứng dụng của anken
Một đặc tính quan trọng của khí
etilen là tác dụng kích thích quá trình
chín của các loại quả có hô hấp đột

Anken

biến (climacteric hay còn gọi là các
loại quả có quá trình chín sau thu

Bảo vệ thực vật
Công nghệ sau thu hoạch


hoạch, nghĩa là kể cả khi quả đã
được thu hoạch thì quá trình chín của
chúng vẫn được duy trì như chuối,
xoài, đu đủ, hồng, cà chua...
Phản ứng trùng hợp tạo polime
Anken là nguyên liệu vô cùng quan
trọng trong công nghiệp sản xuất

Anken

chất dẻo. Tất cả các sản phẩm nhựa
đều có lien quan đến anken. Tên của
một số nhựa (Polyethylene, Poly
ethene, Polypropene , liên quan đến
các họ anken.

Trùng hợp buta-1,3-dien,

Vật liệu polime

isopren tạo polime tương ứng
Buta-1,3-đien và isopren là những

Ankadien

monome rất quan trọng. Khi trùng
hợp hoặc đồng trùng hợp chúng với
các monome thích hợp khác sẽ thu
được những polime có tính đàn hồi


Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm

như cao su thiên nhiên, lại có thể có
tính bền nhiệt, hoặc chịu dầu mỡ nên
đáp ứng được nhu cầu đa dạng của kĩ
thuật. Ankadien liên hợp cùng các
dẫn xuất của nó dùng để điều chế cao
su nhân tạo.

Tìm tòi mở rộng
Tinh dầu là những dẫn xuất từ hợp
chất (C5H8)n , n=1-8. Được ứng dụng
rất lớn trong công nghiệp. Những
hợp chất tinh dầu này được gọi là

Ankadien

terpen, là một chầt trùng hợp thấp

Công nghệ hóa học

terpen do sự polime hóa đầu-đuôi.
Có từ 2-10 monome. Phân tử terpen
có thể là vòng, mạch hở, có chứa là
thành phần chính của một số loại tinh
dầu phổ trong tự nhiên

Ứng dụng ankin
Do có tính chất hoá học rất phong
phú và đa dạng, ngoài ứng dụng làm
nhiên liệu cho đèn xì, axetilen giữ
một vai trò quan trọng trong công
nghiệp hóa học. Các sản phẩm cộng

Ankin

HCl, HCN, CH3COOH, v.v... vào
axetilen là những monome rất quan

Công nghệ hóa học
Hàn, cắt kim loại

trọng.

Axetilen cháy trong oxi tạo ra
ngọn lửa có nhiệt độ khoảng
30000C nên được dùng trong đèn
xì axetilen - oxi để hàn và cắt kim
Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm

loại
Ứng dụng của benzen:
Benzen và toluen sử dụng làm dung
môi trong phản ứng hữu cơ, vật liệu

khởi đầu cho nhiều phản ứng tổng
hợp hữu cơ. Naphtalen, được dùng
để

bảo

quản

quần

áo

chống

lại côn trùng. Một số hydrocarbon đa
vòng được xếp vào nhóm chất gây
ung thư có thể trích từ thuốc lá và
người hút thuốc lá. Chất gây ung thư
đó là: 1,2-benzopyren bị một enzyme
oxy hóa và chuyển thành diol epoxy.
Hợp chất này phản ứng với AND
(Axit deoxyribonucleic

trong

tế

Benzen và dãy đồng đẳng bào.

Bảo vệ thực vật

Công nghệ hóa học

Benzen có vai trò quan trọng trong

Hóa dược

thực tế là nguyên liệu quan trọng để
sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc kháng
sinh, chất kích thích tăng trưởng và


số

các

ứng

dụng

khác Không khi nào mà cuộc sống
con người lại không có sự xuất hiện
của benzene, những chất như long
não, thuốc paracetanol, thuốc trừ sâu
666

(đã

bị

cấm ,


các loại, thuốc trừ c
cảm acprin

kháng

sinh

DDT, thuốc

sử dụnh chế tạo tơ

nhân tạo, nilon.Thủy tinh tổng hợp ,
đồ chống cháy

có nhiều vai trò

Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm

trong cuộc sống.

b. Thực nghiệm triển khai xây dựng
Giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên hướng nghiệp lựa chọn
chủ đề/vấn đề và xác định nội dung dạy học trong GDHN. Để chuyển tải chủ đề và nội dung
này cần sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm hoặc phương pháp dạy học tích cực thông
qua các hình thức GDHN qua môn học và qua các hoạt động ngoại khóa. Giáo viên bộ môn
sẽ tích hợp phương pháp dạy học với GDHN qua môn học. Trách nhiệm của từng giáo viên

được thể hiện ở sơ đồ hình dưới đây:

Giáo viên chủ nhiệm



Giáo viên bộ môn


Chủ trì lựa chọn chủ
đề hướng nghiệp;
Cho HS làm quen với
nghề nghiệp theo
chương trình hướng
nghiệp tổng quát


Cung cấp cho HS những
hiểu biết, ý nghĩa của các
kiến thức của môn học đã
học liên quan tới nghề
nghiệp trong thực tế







Giáo viên hướng nghiệp



Định hướng học tập
trải nghiệm cho HS
và liên hệ với các
doanh nghiệp hoặc cơ
sở SXKD để giúp HS
tham quan



Thảo luận rút ra những nguyên tắc chung trên cơ sở những nghề cơ bản


Cho HS làm quen với các nghề cơ bản tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh


Nghiên cứu nhân cách của HS và tiến hành tư vấn nghề cho HS

Khi soạn bài giảng có tích hợp hướng nghiệp cần:

Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm

 Xây dựng quan điểm thái độ đúng đắn đối với lao động sản xuất cũng như với người
lao động, nghề nghiệp tương lai, xây dựng động cơ chọn nghề từ đó hình thành tâm
lí sẵn sàng lao động
 Cung cấp được những tri thức cần thiết làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp bao

gồm tri thức về đường lối cách mạng, đường lối kinh tế của Đảng và nhà nước ta.
 Gây hứng thú nghề nghiệp, phát hiện hứng thú để tiếp tục bồi dưỡng về nghề nghiệp
cho học sinh có năng khiếu
 Khuyến khích học sinh theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực môn học
 Cung cấp cho học sinh thông tin về con đường giáo dục
 Thường xuyên tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội địa phương để cập nhật vào làm
phong phú nội dung bài giảng.
c. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Khi dạy bài anken, phần ứng dụng của anken, ngoài nội dung tri thức
của bài học hóa học, giáo viên cần đưa thêm nội dung sau để thể hiện nội dung
giáo dục hướng nghiệp:
 Vào những năm 1925-1930, người ta đã lưu ý đến hiện tượng khi etilen không
những thúc đẩy sự chín sớm của nhiều loại quả mà còn kích thích khoai tây sớm
nảy mầm, làm cho dứa ra hoa trái vụ, gây rụng lá ở một số cây

các nhận xét này

dẫn đến quan điểm cho rằng etilen, một hydrocarbon có cấu tạo hóa học rất đơn
giản, không phải là một sản phẩm bài tiết của thực vật trong quá trình trao đổi chất
bình thường mà là một chất sinh trưởng tự nhiên.
 Các loại hoa quả nhiệt đới như xoài, chuối, dứa, mít

(trừ cam quýt đều có phản

ứng rõ rệt , chín nhanh hơn khi đặt trong môi trường có nồng độ etilen thích hợp.
Hiện tại, các kĩ sư ngành bảo vệ thực vật đã nghiên cứu và cho ra đời etilen dạng
bột, phục vụ cho nông nghiệp.
 Eilen còn được dùng nhằm tạo sản phẩm có độ chín đồng đều cao, chín đồng loạt,
mẫu mã hàng hóa bóng đẹp, bắt mắt người tiêu dùng, có số lượng trái chín lớn đáp
ứng trong kinh doanh, trái cây qua xử lý bảo quản được lâu hơn, bảo đảm được

chất lượng, giảm tỷ lệ hao hụt, đặc biệt có thể điều tiết sản phẩm trên thị trường để
có được giá bán tốt hơn.Đó là công đoạn xử lý trái cây sau thu hoạch.
Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm

 Qua ứng dụng của etilen ta thấy các ngành có liên quan: bảo vệ thực vật, công
nghệ sau thu hoạch.

Ví dụ 2. Khi dạy bài ankan, phần ứng dụng của ankan, ngoài nội dung tri thức của bài
học hóa học, giáo viên cần đưa thêm nội dung sau để thể hiện nội dung giáo dục hướng
nghiệp:
 Các m dầu chủ yếu chứa các hidrocacbon, nhưng có một vấn đề đặt ra là quá trình hình
thành các m dầu này trải qua hàng triệu năm, nhưng con người khai thác và sử dụng rất
nhanh. Vậy khi nguồn này hết, con người sẽ sử dụng nguồn năng lượng nào?
 Giáo viên giới thiệu đến xu thế của ngành năng lượng tái tạo. Năng lượng tái tạo hay năng
lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô
hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt . Năng lượng tái tạo thay
thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm: phát điện, đun nước nóng, nhiên
liệu động cơ, và hệ thống điện độc lập nông thô.
 Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành năng lượng tái tạo có thể làm việc trong ngành
năng lượng, ngành điện (ví dụ như Tập đoàn điện lực Việt Nam,

, các cơ quản lý nhà nước

trong lĩnh vực năng lượng. Các bạn sẽ là cầu nối quan trọng giữa ngành công nghiệp, cơ quan
nhà nước và công chúng trong lĩnh vực năng lượng và phát triển bền vững

d. Một vài lưu ý:

 Không gây nên sự quá tải cho môn học khi tích hợp với nội dung giáo dục
hướng nghiệp.
 Nội dung GDHN phù hợp với trình độ HS.
 Nội dung GDHN cần góp phần làm cho môn học gắn với thực tiễn và tăng
khả năng vận dụng cho học sinh.
 Nội dung lựa chọn phù hợp với các hoạt động dạy và học đặc thù của môn
học.
 GDHN là một hoạt động được thực hiện bởi nhiều con đuờng trong trường
học và ngoài xã hội. Thông qua các môn học chỉ là một trong những con
đường trên.

Trang 25


×