Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải pháp tạo hứng thú học tập phân môn học vần cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
PHÂN MÔN HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Phú
Sáng kiến thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bước vào học lớp 1, các em phải làm quen với một môi trường mới, bạn bè
mới, thầy cô mới và đặc biệt là những môn học mới đem lại cho các em những
hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Trong đó, môn Tiếng Việt với rất nhiều phân môn
như Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, …. Với nhiệm vụ chiếm lĩnh và làm
chủ một công cụ mới sử dụng trong học tập và giao tiếp, phân môn Học vần có
vị trí đặc biệt quan trọng. Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở
bậc Tiểu học, Là phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các
môn học khác. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực
ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết. Môn Tiếng
Việt là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động giao tiếp của học sinh, giúp học
sinh tự tin và chủ động hòa nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp
học sinh hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản đồng thời nó chi phối hoạt


động của các môn học khác. Do đó, môn Tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng
đối với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1.
Như chúng ta đã biết, học tập là một hoạt động đòi hỏi phải có nỗ lực rất
lớn mới có thể tiếp nhận những kiến thức, nội dung bài học. Tuy nhiên, để học
sinh lớp 1 có thể tập trung chú ý trong thời gian 35 - 40 phút (1 tiết học) quả là
một điều không dễ. Bởi các em mới bắt đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang
hoạt động học là chủ yếu. Đó là chưa kể một số trường hợp học sinh chưa thích
ứng, kém hứng thú với hoạt động học tập khi bước chân vào trường học. Các em
rơi vào tình trạng “quá tải”, dễ bất lực khi vấp phải những khó khăn ban đầu của
việc học tập, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Do vậy,
giáo viên cần tạo hứng thú học tập cho các em trong mỗi giờ học. Theo các nhà
tâm lí học Nga: Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Hứng
thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò
dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên là người có vai trò quyết
định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh
bởi sự nỗ lực không phải có sẵn ở các học sinh mà “chỉ có ở các em được học
thầy giáo giỏi, biết khéo léo giáo dục cho học sinh sự tìm tòi, ham thích, hiểu
biết”.
Là một giáo viên đã có 6 năm dạy lớp 1, bản thân tôi không khỏi băn
khoăn, trăn trở và luôn tự đặt ra câu hỏi: Vấn đề gì thu hút sự quan tâm, chú ý
của các em khi học phân môn Học vần? Tôi cho rằng việc đề xuất một số giải
pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 để nâng cao hiệu quả học tập trong giờ
Học vần là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp tạo hứng thú học tập phân
môn Học vần cho học sinh lớp 1G tại Trường Tiểu học Quảng Phú” với hi
vọng góp phần nâng cao chất lượng phân môn Học vần nói riêng, môn Tiếng
Việt nói chung cho học sinh lớp tôi phụ trách.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu này nhằm giúp học sinh nhanh chóng nhận biết mặt
chữ, qua đó nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Học vần.

1


- Tạo hứng thú học tập phân môn Học vần cho học sinh lớp 1G, Trường
Tiểu học Quảng Phú, Thành phố Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài này nghiên cứu quá trình đọc của học sinh lớp 1, Phương pháp dạy
học Học vần thông qua các giải pháp tạo hứng thú học tập phân môn học vần để
học sinh lớp 1 yêu thích học môn Tiếng Việt.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
- Phương pháp tổng hợp – phân tích dữ liệu
- Phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp quan sát.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luận
Để giúp thế hệ măng non học tập thật tốt, đặc biệt là các em học sinh lớp1
được tiếp cận với nhiều tri thức. Song song đối với những môn học khác, môn
Tiếng Việt có một vị trí hết sức quan trọng. Nó hình thành và phát triển các kĩ
năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh. Đó là những công cụ rất cần thiết để học
sinh học những môn học khác. Nếu như ở các môn học khác rèn luyện cho các
em kĩ năng tính toán, tư duy, sáng tạo ... thì môn Tiếng Việt góp phần hình thành
ở học sinh tính cách chăm chỉ, cần cù, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong
cuộc sống. Học sinh hiểu biết sâu rộng nắm quy tắc nói, viết...Làm thế nào để
các em nắm kiến thức, phương pháp học tập thì cần phải gây hứng thú học tập
cho các em.
Vì vậy “Tạo hứng thú học tập trong phân môn học vần cho học sinh lớp 1”
cực kì quan trọng. Nó tạo một không khí vui tươi, phấn khởi, tích cực, chủ động
học tập cho học sinh. Thực tế trong một tiết học, học sinh lớp 1 nhanh mệt mỏi,
chán nản. Bởi vậy chúng ta cần đưa những nội dung, phương pháp dạy học sáng

tạo để tạo hứng thú cho các em học tập đạt kết quả tốt hơn.
Hiện nay có những phương án dạy - học Tiếng Việt khác nhau ở tiểu học.
Đó là một xu hướng lành mạnh - điều đáng nói là các phương án này đều hướng
tới một mục tiêu chung đó là giáo dục một cách toàn diện hình thành và phát
triển cho học sinh những tri thức và kĩ năng cơ sở thiết thực với cuộc sống cộng
đồng, lòng tự tin, tính hồn nhiên, sự năng động và linh hoạt. Giúp học sinh có
đầy đủ phẩm chất, ý chí và ước mơ đem sức mình đáp ứng được những nhu cầu
phù hợp với xã hội trong thời đại mới.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học là một trong những môn học chiếm nhiều thời
lượng trong chương trình. Dạy học sinh nắm vững cách ghi nhớ các vần để tạo
thành tiếng được coi là một trong những yêu cầu cơ bản quan trọng hàng đầu.
Việc học sinh đọc thông thạo là nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu các môn
học khác. Học sinh đọc đúng, đọc chuẩn tiếng phổ thông sẽ giúp các em học tốt
các môn còn lại. Vì vậy việc giúp học sinh tiếp thu nhanh các vần đã học thông
qua các giải pháp mà tôi áp dụng sẽ vô cùng cần thiết trong quá trình dạy các tiết
học vần của tôi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Về phía giáo viên.
2


Trong quá trình dự giờ của các giáo viên trực tiếp giảng dạy phân môn học
vần lớp 1, tôi thấy một số giáo viên còn phụ thuộc vào sách giáo viên và sách
thiết kế bài dạy. Chính vì thế, bài dạy trên lớp còn mang tính máy móc, đơn điệu
chưa phù hợp với đối tượng học sinh. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng còn
hạn chế. Hơn nữa nhiều giáo viên rất ngại dạy môn Tiếng Việt lớp 1, nhất là đợt
thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ “cháy giáo án”, sợ học sinh không tập trung
chú ý, sợ nhầm lẫn quy trình và quan trọng hơn là không biết nên thiết kế bài
dạy như thế nào để thực sự gây hứng thú học tập cho sinh. Đối với những giáo
viên có tâm huyết với nghề và dày kinh nghiệm thì cho rằng dạy Tiếng Việt cho

học sinh lớp 1 thực sự vất vả vì học sinh thiếu tập trung trong học tập, nhiều học
sinh rất nhanh quên, ngại đọc bài, ngại viết bài. Đó cũng là những băn khoăn của
nhiều giáo viên khác đang đứng lớp hiện nay.
* Về học sinh.
Qua tìm hiểu và khảo sát chất lượng đọc, viết của học sinh lớp 1G- Trường
Tiểu học Quảng Phú, tôi được biết các em rất thích mình sẽ biết đọc, biết viết để
có thể đọc truyện, đọc sách, báo. Phần lớn học sinh đọc to, rõ ràng. Nhưng
trong giờ học thì sự tập trung chú ý chưa cao, vẫn còn học sinh làm việc riêng,
giáo viên mất thời gian để ổn định lớp học gây ảnh hưởng đến hiệu quả giờ dạy.
Trước thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số biện pháp nhằm tạo
hứng thú học tập phân môn Học vần cho học sinh lớp 1G, trường Tiểu học
Quảng Phú.
* Kết quả khảo sát chất lượng:
Tháng10, năm học 2019 – 2020, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng và
phỏng vấn học sinh về việc học tập môn Tiếng Việt lớp 1G, trường Tiểu học
Quảng Phú. Kết quả đạt được như sau:
TS
học
sinh

36

Số HS yêu thích môn
Tiếng Việt, kết quả
học tập môn Tiếng
Việt tốt.

14

38.8%


Số HS không yêu thích
môn Tiếng Việt và kĩ
năng đọc, viết đạt yêu
cầu.

14

38.8%

Số HS ngại học môn
Tiếng Việt, kết quả học
tập môn Tiếng Việt chưa
đạt yêu cầu .

8

22.4%

2.3. Các giải pháp thực hiện
Qua 5 năm trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1, bản thân tôi đã thực
hiện một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tạo không khí lớp học thân thiện, gần gũi với học sinh
- Sử dụng lời nói, ánh mắt cử chỉ thân thiện:
Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của thầy cô giáo đối với
học sinh. Bởi vậy, khi giao tiếp với học sinh, tôi đã sử dụng ngôn ngữ sao cho dễ
hiểu nhất bằng những cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, gần gũi, thân mật với học sinh.
Ví dụ: Khi tôi bước vào lớp, học sinh sẽ đứng dậy chào, tôi có thể đáp lại
học sinh bằng cách “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống!” hoặc “Cô mời
các con ngồi xuống!”. Câu nói ấy cùng với làn môi nở nụ cười hiền lành và ánh

mắt thân thiện lướt qua toàn lớp học sẽ tạo ra những xúc cảm tâm lí giúp các em
thoải mái và tự tin để bắt đầu tiết học.
- Hãy khen ngợi, đừng chê trách:
3


Khen ngợi là việc làm không thể thiếu trong giáo dục, đặc biệt là với trẻ
lớp 1. Khi học sinh làm bài tốt thì phải khen ngợi ngay để khích lệ, động viên.
Một lời khen có hiệu quả giáo dục gấp nhiều lần so với những lời chỉ trích, chê
bai. Đặc biệt, đối với học sinh cá biệt thì lời động viên, khen ngợi là liều thuốc
tinh thần giúp các em thay đổi hành vi theo hướng tích cực, là động cơ giúp học
sinh ham thích và chăm chỉ trong học tập.
Ví dụ: Khi học sinh nhầm lẫn giữa âm “ch” và âm “tr”, tôi có thể cho học
sinh quan sát, so sánh sự khác nhau giữa 2 âm và động viên học sinh một cách
nhẹ nhàng. Không quát mắng khi học sinh nói sai, làm sai.
- Tạo tiếng cười trong mỗi tiết học:
Tiếng cười trong dạy học sẽ làm tan đi không khí căng thẳng của tiết học.
Không những thế, tiếng cười còn tạo ra sự hưng phấn để kích thích suy nghĩ, sự
hài hước có thể tác động vào não để kích thích tư duy. Vì vậy, trong quá trình
giảng dạy, tôi đã vận dụng sự hài hước để thu hút sự chú ý của học sinh, làm
tăng tính hấp dẫn giúp giờ học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng. Tôi còn kể những
mẩu truyện vui, câu chuyện cổ tích, những câu đố vui để giới thiệu một số âm
vần giúp cho học sinh học theo tinh thần “vừa học, vừa chơi”.
Bài 9, bài 10: Chữ o, ô, ơ tôi đã sử dụng câu đố:
Ba anh cùng giống cái mình
Tròn xoe như trái trứng gà nhà ai
Một anh đội mũ thật hay
Anh kia làm biếng cô thời thêm râu ? ( Chữ o, ô, ơ)
* Như vậy, giáo viên khi lên lớp phải thực sự “nghệ thuật”, phải là người hiểu
tâm lí của học sinh, biết các em cần ở cô điều gì để tạo sự gắn bó, thân thiện

giữa cô và trò, mang lại niềm vui cho học sinh trong mỗi giờ học.
Giải pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan:
Hứng thú học tập Tiếng Việt của học sinh có thể được nâng cao nhờ
phương tiện trực quan. Có phương tiện trực quan, giờ học sẽ trở nên hấp dẫn
hơn và thu hút sự chú ý của học sinh. Không những thế nó còn giúp học sinh ghi
nhớ nội dung bài học nhanh hơn, đơn giản hơn.
Chẳng hạn, ở giai đoạn học âm - chữ và kĩ năng đọc, viết chữ, học sinh lớp
1 rất khó nắm bắt mối liên hệ giữa âm, chữ. Tôi không cần giảng giải dài dòng,
chỉ cần cho học sinh quan sát cùng lúc qua mẫu chữ viết và chữ in để học sinh
phân biệt.
Ví dụ: Khi dạy bài 18 - âm x: Sau khi hướng dẫn học sinh viết chữ ghi âm ,
để tránh tình trạng học sinh nhầm giữa chữ in và chữ viết, tôi đã cho học sinh
quan sát chữ mẫu và khẳng định: (Chữ viết) Đây là chữ ghi âm x, (chữ in) còn
đây là âm x không được dùng để viết. Bằng hai mẫu chữ trực quan đối chứng
như vậy học sinh sẽ ghi nhớ một cách cụ thể, đơn giản và dễ hiểu hơn là những
lời giải thích dài dòng.
Hoặc có thể cho học sinh chuẩn bị một sợi dây dù mềm dài khoảng 40 phân
để phục vụ cho phần củng cố biểu tượng một số chữ ghi âm mới (chữ gồm một
nét). Như: c, e, l, b, o, r, x, s.

4


Ví dụ: Để củng cố biểu tượng chữ ghi âm e, âm s: giáo viên yêu cầu học sinh
dùng sợi dây đã chuẩn bị cùng đặt trên mặt bàn để tạo chữ e, chữ s. Như vậy,
học sinh sẽ ghi nhớ một cách bền vững hơn.
Hoặc dùng tranh ảnh, vật thật để giải nghĩa từ ứng dụng cũng rất hiệu quả.
Ví dụ: Bài 55 (TV1, tập 1 trang 112) có các từ ứng dụng: cái kẻng, xà beng, củ
riềng, bay liệng. Khi dạy bài này tôi đã giúp học sinh hiểu từ xà beng, củ riềng
bằng cách cho học sinh được nhìn và sờ vào cái xà beng bằng sắt. Hoặc chuẩn bị

vài củ nghệ, vài củ gừng, vài củ riềng thật và yêu cầu học sinh: “Em chọn giúp
cô đâu là củ riềng?”. Học sinh chọn đúng có nghĩa học sinh đã hiểu từ. Sau đó
học sinh có thể bẻ đôi củ riềng để nhận biết mùi vị của nó.

(Học vần: Bài 50: eng- iêng)
Ngoài sử dụng tranh ảnh, vật thật,
tôi cũng luôn quan tâm đến trang phục
hóa trang, sống cùng nhân vật trong các
phần luyện nói theo chủ đề.
Ngoài ra, đối với những hình ảnh
không gần gũi với học sinh hoặc tranh
sách giáo khoa vẽ không rõ nét, tôi
chuẩn bị ảnh thật để trình chiếu hoặc
sưu tầm những đoạn video hay những
bản nhạc vui nhộn để giờ học thêm sinh
động, hấp dẫn.
Ví dụ: Bài 42 (TV1-Trang 87)
Phần luyện nói chủ đề: Hổ, báo, gấu,
hươu, nai, voi. Tôi chuẩn bị một đoạn
video giới thiệu về các con vật trong
rừng (Sưu tầm tại trang Thế giới động
vật hoặc lưu giữ những đoạn video khi
đi thăm vườn bách thú)
(Vườn bách thú Hà Nội)

5


Bài 24: q-qu,gi ( TV1 – Trang 50). Trong Hoạt động Luyện viết bảng con, tôi đã
sử dụng phần mềm YouCam để quay trực tiếp các thao tác tập viết của cả lớp.

Em nào cũng nhìn thấy mình trên màn hình đèn chiếu và còn nhìn thấy các bạn
khác trong lớp nên các em rất tập trung để luyện viết thật đẹp. Sau đó tôi chọn
những em có chữ viết cần sửa và những em viết đúng, đẹp, tôi chụp lại bằng
phần mềm YouCam và lưu trên màn để cả lớp cùng quan sát và nhận xét. Giải
pháp này rất nhanh và hiệu quả. Học sinh rất chú ý và tích cực học tập.

( GV sử dụng phần mềm YouCam trong tiết dạy học vần
để đánh giá kết quả của Học sinh)
Bài 49 (TV1-Trang 101) luyện nói chủ đề: Biển cả. Tôi đã sử dụng công nghệ
thông tin cho học sinh xem hình ảnh thật.
* Có sử dụng trực quan, giờ Học vần đã trở nên sống động. Học sinh vô
cùng thích thú và hào hứng khi đến với giờ học. Điều quan trọng hơn, nó còn
giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một
cách hoàn toàn tự nhiên và dễ dàng.
* Trong thời gian các em nghỉ học
ở nhà để phòng chống dịch Covid 9, để
các em không bị quên những kiến thức
đã học, bản thân tôi đã sử dụng ứng
dụng Zoom hoặc ứng dụng Teamlink để
dạy trực tuyến cho học sinh lớp tôi. Mỗi
tuần tôi lên kế hoạch ôn tập và khắc sâu
kiến thức cho các em từ 3-4 buổi. Các
em rất hứng thú khi tham gia học trực
tuyến.Kết quả các buổi học rất khả
quan.
(Học sinh tham gia học trực tuyến trong
đợt nghỉ dịch phòng chống Covid 19)

6



Giải pháp 3: Tạo tình huống giúp học sinh dễ tiếp cận với nội dung bài
học
Với đặc thù phần Học vần lớp 1, tất cả các bài dạy âm, vần mới đều tuân
thủ theo một quy trình nhất định, học sinh hầu như không mấy hứng thú với mỗi
giờ học. Vì vậy, giáo viên cần tạo tình huống để lôi cuốn học sinh vào nội dung
bài.
Ví dụ: Ở bài 18 (trang 40, TV1-Tập 1), khi giới thiệu âm ch, thay cho việc
giới thiệu trực tiếp hoặc yêu cầu học sinh quan sát tranh rồi từ tranh nhận ra âm
mới cần học, tôi có thể thay đổi bằng cách đọc cho học sinh nghe bài:
“Mùa đông cho chí mùa hè
Áo lông vẫn mặc xó hè ngồi chơi
Kẻ gian trông thấy rụng rời
Mau mau trốn chạy xa nơi chốn này ?(Con chó)
Hoặc có thể lựa chọn một câu đố vui nho nhỏ trước khi dạy bài vần “eo”:
Đôi mắt long lanh
Màu xanh trong vắt
Chân có móng vuốt
Vồ chuột rất tài ? (Con mèo )
Sau khi học sinh đã giải được câu đố, tôi ghi nhanh lên bảng và giới thiệu
vần mới cho học sinh.
*Tóm lại: Với cách thay đổi hình thức khi tiếp cận nội dung bài học, học
sinh trở nên hăng hái hơn khi tham gia những hoạt động tiếp theo của giờ học.
Giải pháp 4: Sử dụng ngữ liệu vui, có hình thức sinh động, hấp dẫn.
Đối với học sinh lớp 1, việc đọc các ngữ liệu vui mà các tiếng đều bắt đầu
bằng một âm mới học có tác dụng tạo hứng thú rất hiệu quả cho học sinh, giúp
các em nắm chắc các âm, vần đã học.
Ví dụ: Ngữ liệu dùng để củng cố biểu tượng âm “b” cho học sinh: hoặc:
“Bé bầu bạn bên búp bê .”
Nhắc đến ngữ liệu vui phải kể đến những bài đồng dao - những lời hát dân

gian mộc mạc của trẻ con có từ xa xưa và được truyền miệng từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Đó là những bài hát ru của ầu ơ của mẹ đưa nôi giữa những trưa hè
nắng gắt, là những lời hát vần điệu của đám trẻ chăn trâu, cắt cỏ hay những câu
vè của đám trẻ con chơi trò đánh đáo, đánh chuyền, dung dẻ những đêm trăng,…
Đồng dao có tác dụng to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ, giáo dục, nuôi
dưỡng tâm hồn trẻ thơ đồng thời rèn luyện thể chất cho trẻ khi được kết hợp với
các trò chơi dân gian thú vị.
Ví dụ: “Lúa ngô là cô đậu nành/ Đậu nành là anh dưa chuột/ Dưa chuột
là ruột dưa gang/ Dưa gang là chàng dưa hấu/ Dưa hấu là cậu bí ngô/ Bí ngô
là cô đậu nành
Tranh ảnh cũng được xem là một nguồn ngữ liệu sinh động mà tôi dùng để
khai thác trong nội dung bài dạy của mình. Ngoài những hình ảnh đã có ở sách
giáo khoa, tôi cũng có thể tạo ra những hình ảnh đại diện cho chữ. Bằng việc
quan sát và tô màu chữ theo ý thích, biểu tượng về các con chữ sẽ trở nên sống
động, gần gũi và lưu giữ trong trí nhớ học sinh một cách bền vững hơn. Áp dụng
biện pháp này rất phù hợp với đối tượng học sinh tiếp thu bài chậm.
7


Ví dụ: Sau khi học xong bài 24 (Trang 50 – SGK TV1, tập 1), tôi có thể
thưởng cho học sinh những bông hoa với những em trả lời đúng khi tham gia trò
chơi đồng thời có tinh thần học tập tích cực.

(GV sử dụng CNTT trong tiết dạy học vần.)

( Cô giáo tặng hoa cho học sinh sau trò chơi trong giờ học vần)
Bài học sẽ trở nên hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh nếu chúng ta có ý thức sử
dụng ngữ liệu có chứa nội dung hấp dẫn. Đối với lớp 1, điều thú vị có thể xuất
phát từ hình dạng của các con chữ. Chẳng hạn:
- Nét tròn em đọc chữ o/ Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì? (chữ c)

- Sừng sững đứng thẳng một mình/
Đọc lên uốn lưỡi đố mình chữ chi? (chữ l)
- Bình thường em đọc là u/ Khi em quay ngược u ra chữ gì? (chữ n )
8


- Một nét thẳng đứng nghiêm chào
Trên thêm dấu chấm chữ nào nói ngay? (chữ i)
Hoặc điều thú vị có thể có trong ý nghĩa của từ. Như:
Con gì càng bé, càng to
Nấu rau đay, mướp…ăn no vẫn thèm? (con cua)
Con gì bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm? (con chuồn chuồn)
Quen gọi là hạt
Chẳng nở thành cây
Nhà nhà cao đẹp
Tôi dùng để xây. (Là hạt gì? – Hạt cát)
*Tóm lại: Với những ngữ liệu vui, hình thức mới mẻ khác với giờ học
thông thường, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú.
Giải pháp 5: Xây dựng các dạng bài tập với hình thức phong phú, đa
dạng.
Để đạt tới mục đích tạo hứng thú học tập cho học sinh, bài tập cần triệt để
khai thác tính hấp dẫn ở cả 2 mặt: nội dung và hình thức. Về hình thức, tôi đã
thay đổi thường xuyên, tạo nên sự đa dạng trong các bài tập bằng cách lồng vào
những nhiệm vụ học tập những hình ảnh minh họa nhiều màu sắc (hình ngôi
sao, hình hoa, quả,…), thay đổi linh hoạt cách thức làm bài tập: tô màu, nối
tranh với từ, câu, khám phá bí mật trong ngôi nhà kì diệu,…Từ đó, sẽ khiến cho
việc học tập của học sinh bớt nhàm chán, học sinh say sưa giải quyết nhiệm vụ
học tập trong một thế giới gần gũi mà vô cùng sinh động và lí thú.
Ví dụ: Thay vì sử dụng những bài tập có hình thức câu lệnh như: Tìm tiếng

trong bài có vần eo, có vần ao; Tìm tiếng ngoài bài có vần eo, có vần ao (SGK
TV1 – Tập 1, trang 78), chúng ta có thể thay đổi thành một bài tập như sau :
- Em hãy tô màu xanh vào những hình có tiếng chứa vần eo.
- Em hãy tô màu đỏ vào những hình có tiếng chứa vần ao.
Cái kéo

Chào hỏi

Chim
sáo

Bát
cháo

khé
o
tay
tay
Con
mèo

áo đẹp

Trèo
cây

Với những bài tập như vậy, học sinh cả lớp đều được tham gia, kể cả học
sinh tiếp thu chậm. Với vai trò của “một họa sĩ”, học sinh sẽ say sưa với “các tác
phẩm nghệ thuật của mình” mà không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, nhàm
chán.

Hoặc với những dạng bài tập nối câu với tranh minh họa cũng là một cách
rèn cho học sinh kĩ năng đọc và ghép câu với tranh có nội dung thích hợp :
9


Ví dụ : Nối hình với chữ :

Gà mẹ dẫn gà con ra bờ ao.

Bác đưa thư trao cho Hà một bức thư.

Bầy hươu ra suối uống nước.

Hay: Nối âm với âm để tạo thành vần đúng:

ơ
k

n

a

u
c

i
Giải pháp 6. Tổ chức trò chơi học tập.
Trò chơi được đưa vào môn học với mục đích chuyển nội dung học tập
thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng
hơn, hào hứng hơn. Trò chơi học tập tạo nên hình thức “học mà chơi, chơi mà

học”. Mọi bài tập Tiếng Việt 1 đều có thể trở thành trò chơi học tập nên tôi đã
nắm bắt đúng cái đích của bài tập và khéo léo chuyển thành trò chơi sẽ chuyển
tải đến học sinh một cách hoàn toàn tự nhiên. Sau đây là một số trò chơi có thể
áp dụng trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1.
- Trò chơi: “Tìm vần”
10


Mục đích: Củng cố các vần đã học, rèn sự nhanh nhạy.
Cách chơi: Tôi cho học sinh từng nhóm ra sân đứng thành vòng tròn gọi tên
vần có chứa tên vài học sinh trong nhóm đứng vào vòng trong còn các học sinh
khác đứng vỗ tay. (Thời gian chơi: 2 - 3 phút)
* Trò chơi này có thể tổ chức vào đầu giờ (cuối giờ hoặc các tiết ôn tập âm,
vần).
Ví dụ: Dạy xong bài 57: ang- anh cô một tổ gồm các em có tên sau: “Hà
Anh, Việt Anh, Nguyễn Ánh, Thùy Dung, Thùy Dương, Minh Giang, Đức
Khang, Khánh Huyền, Bảo Ngọc” ra sân chơi tìm tên bạn nào có vần ang – anh
thì đứng vào vòng tròn trong .
- Trò chơi: “Thi tài”
Mục đích: Thi tìm từ có tiếng chứa âm,
vần mới học hoặc ôn tập âm, vần. Luyện phản
xạ nhanh khi tìm từ.
Cách chơi: Tôi cho trước một vần
hoặc cử đại diện một em lên bốc thăm vần.
Học sinh chia 2 nhóm: Nhóm 1 nói một từ có
vần đã cho. Ngay sau đó, nhóm 2 phải nói
được một từ cũng có vần đó. Cứ thế, 2 nhóm
thi nhau nói, nhóm nào không nói tiếp được
hoặc nói trùng với từ đã nói thì thua cuộc. (Để
đáp án không trùng thì tôi có thể viết nhanh

lên bảng các từ học sinh
đã nói). Chẳng hạn: tìm từ ngữ chứa tiếng có
vần ưu.
Tổ chức trò chơi “tìm tên theo vần”
Nhóm 1: mưu trí – Nhóm 2: chú cừu
Nhóm 1: bưu điện – Nhóm 2: ngải cứu
Nhóm 1: về hưu
- Nhóm 2: ưu tiên
Cứ như thế hai đội phải đối đáp với nhau cho đến khi nào một đội không
tìm ra được đáp án. (Thời gian chơi 3 phút)
* Trò chơi này được tổ chức cuối tiết 1 ở các bài học vần mới hoặc ôn tập
vần)
- Trò chơi: “Ai tinh mắt”
Mục đích: Củng cố biểu tượng các vần đã học có 2 âm để sau khi đổi lại
ta có vần mới.
Cách chơi: Tìm các cặp vần có sự khác nhau ở vị trí các con chữ. Có thể
tổ chức cho cả lớp tham gia. Học sinh nào tìm được một cặp vần đúng với yêu
cầu sẽ được thưởng một món quà. Chẳng hạn: ui - iu; au - ua; ia - ai; oe - eo;…
sau đó, tùy trình độ học sinh có thể yêu cầu thêm nhiệm vụ: Tìm từ chứa tiếng
có vần vừa tìm được. Chẳng hạn: cái túi - búa rìu; sau nhà - con cua; cái tai –
chia quà ; chích chòe - mèo mướp;…(Thời gian chơi: 3 - 5 phút)
* Trò chơi này được tổ chức ở các tiết ôn tập vần buổi 2.
Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Mục đích: Giúp học sinh củng cố các vần đã học, đặc biệt là những vần
11


được ghép lại từ những con chữ giống nhau.
Cách chơi: Học sinh có nhiệm vụ xếp các chữ cái thành các vần đã học.
Đội nào trong thời gian ngắn nhất, tìm được nhiều vần nhất và đúng nhất là đội

thắng cuộc.
Chẳng hạn: Cho các thẻ có các âm: i, ê, o, u, ơ, y
iêu, oi, ơi, yêu.
Hoặc có thể chuẩn bị các thẻ có các âm như trên. Sau đó tổ chức cho 2
nhóm chơi bằng cách ghép các thẻ để tạo thành tiếng rồi đọc to tiếng ấy.
i, ê, o, u, ơ , y
diều, bơi lội, yêu quý, ngói mới. Cứ như vậy cho đến khi
nhóm nào không tìm tiếp được thì dừng lại (thời gian khoảng 2 phút). Nhóm
thắng cuộc sẽ là nhóm tìm đúng, nhiều tiếng hơn, trong thời gian nhanh hơn.
* Trò chơi này được tổ chức ở các tiết ôn tập.
- Trò chơi: “Bác đưa thư vui tính”
Mục đích: Giúp học sinh củng cố âm vần đã học, đặc biệt là một số âm dễ
nhầm lẫn như l – n ; p – q; s – x; d – b; r – d.
Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tấm thẻ có ghi một âm
hoặc vần giả là tên nhà. Chọn một học sinh trong vai Bác đưa thư có các phong
bì thư ghi địa chỉ là các âm, vần như đã phát cho học sinh ở lớp. Bác đưa thư
đọc: “Tôi là bác đưa thư/ Từ một nơi xa đến/ Làm ơn cho tôi hỏi/ Tên nhà “l” ở
đâu?”. Học sinh nào cầm thẻ (âm l) sẽ tự đứng dậy, giơ thẻ âm l lên và trả lời:
“Tôi ở đây, ở đây?”. Tiếp tục, bác đưa thư sẽ đọc và hỏi tên nhà bằng âm, vần
khác. Nếu học sinh nào nhận tên nhà sai là thua cuộc. (Thời gian 3- 4 phút)
* Với những trò chơi này, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt để dạy tất cả
các bài ôn tập về âm, vần đã học rất hiệu quả mà giờ học trở nên sinh động, hấp
dẫn.
Giải pháp 7: Giảm áp lực cho học sinh giữa giờ học, tiết học.
Thông thường, phân môn học vần lớp 1 được bố trí 2 tiết liên tục trong một
buổi. Như vậy, học sinh sẽ rất mệt mỏi nếu như cả 2 tiết học giáo viên chỉ mải
mê với nội dung bài học mà quên rằng học sinh đang “quá tải”. Một chút thư
giãn giữa tiết học hoặc giữa giờ học là vô cùng quan trọng đối với học sinh lớp
1. Giáo viên có thể cho học sinh đọc thơ theo vần điệu hay hát những bài hát vui
nhộn kết hợp với những động tác đơn giản, ngộ nghĩnh hoặc tổ chức trò chơi

vận động giúp học sinh thêm sảng khoái tinh thần để tiếp tục bài học có hiệu
quả hơn.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh đọc bài thơ ngắn kết hợp các động tác thể
dục đơn giản:
“Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng / (Tay giơ lên cao vẫy sang hai bên)
Vươn vai, vươn vai thỏ dang đôi tai / (Đưa hai tay lên cao )
Nhảy tới, nhảy tới đùa trong nắng mới / (Co hai chân nhảy cao tại chỗ )
Ra đây, ra đây ta cùng chơi / (Dậm chân tại chỗ vẫy hai tay sang ngang)
Ví dụ 2: Giáo viên cho học sinh hát kết hợp động tác thể dục phụ họa. Ví
dụ 3: Tổ chức trò chơi có tính chất vận động, vui vẻ.
Chẳng hạn: Trò chơi “Làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”
Giáo viên hoặc quản trò vừa nói vừa làm các động tác minh họa cho lời
nói (Con thỏ/ ăn cỏ/ uống nước/ vào hang). Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
Nếu học sinh thực hiện động tác không đúng với lời nói là thua cuộc.
12


Giải lao giữa giờ
Hoặc trò chơi: “Đứng lên - ngồi xuống”
Giáo viên hoặc quản trò hô “Đứng lên”. Học sinh sẽ ngồi xuống thì mới
đúng, ai đưng lên giống quản trò hô là sai. Trò chơi này không phân thắng thua.
Hay trò chơi: “Tập tầm vông”
Học sinh chơi theo nhóm bàn, đứng quay mặt lại với nhau. Trong tay mỗi
học sinh sẽ nắm một vật nhỏ mà không để bạn cùng nhóm biết. Cả lớp cùng hát
bài “Tập tầm vông, tay không tay có…” (Tay nắm, xoay hai tay như người lái xe
rồi giơ lần lượt tay trái, tay phải theo nhịp bài hát như đang đố bạn). Kết thúc bài
hát, hai bạn sẽ tự đoán xem “tay nào có, tay nào không.”
Sau khi đã thành thói quen, giáo viên không cần phải tổ chức các hoạt động
giải lao giữa giờ mà chọn học sinh có khả năng tổ chức lớp sẽ tự điều khiển. Vài
phút thư giãn như vậy sẽ giúp học sinh bớt mệt mỏi, căng thẳng và tiếp tục bài

học với tinh thần phấn chấn hơn.
Giải pháp 8: Linh hoạt trong cách đánh giá học sinh.
Thực hiện Thông tư 22 của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã yêu cầu giáo viên
không cho điểm mà thay bằng nhận xét nhằm giảm áp lực đối với học sinh. Tuy
nhiên, việc đánh giá nhận xét như thế nào để phù hợp với học sinh lớp 1 trong
khi các em chưa biết đọc?
- Nhận xét bằng ngôn ngữ nói: Sau mỗi hoạt động học, trước hết giáo viên
cần cho học sinh trong lớp tự đánh giá bạn. Sau đó, giáo viên nhận xét bằng
những lời khen (nếu học sinh thực hiện tốt), lời động viên, khích lệ (với những
học sinh mắc lỗi hoặc cần phải cố gắng hơn). Tránh tình trạng giáo viên chê
trách học sinh quá nhiều sẽ làm cho các em trở nên chán nản, thậm chí không
muốn đến trường.
- Nhận xét bằng hành động:
Thay cho những lời nói, lớp hoặc giáo viên có thể khen học sinh bằng một
tràng pháo tay.
Hoặc giáo viên có thể chuẩn bị những bông hoa bằng giấy màu. Trong mỗi
buổi học, giáo viên dùng những bông hoa ấy để tặng cho học sinh nếu thực hiện
tốt nhiệm vụ học tập, kể cả những học sinh có tiến bộ trong giờ học. Cuối buổi
13


học, giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá chung và đương nhiên bạn nào được tặng
nhiều hoa là bạn được cô khen nhiều hơn. Học sinh cũng có thể dùng hình thức
này để tự đánh giá theo nhóm. Mỗi bạn hoàn thành, nhóm trưởng sẽ cắm vào lọ
một bông hoa. Giáo viên có thể quan sát và nắm bắt được tiến độ hoàn thành của
mỗi nhóm.
- Nhận xét bằng ngôn ngữ viết:
Mặc dù 24 tuần đầu của lớp 1, học sinh chưa biết đọc nhưng giáo viên vẫn
cần kết hợp cả hình thức đánh giá như đã nêu trên với đánh giá nhận xét vào bài
làm của học sinh. Hiện nay, nhiều giáo viên rất ngại nhận xét vào vở học sinh vì

mất nhiều thời gian hơn là cho điểm, nhiều khi còn “bí từ” đành nhận xét một
cách ngắn gọn như “Chữ viết chưa đẹp.” hay “Viết đẹp.”…Việc ghi nhận xét
vào bài làm của học sinh kết hợp sửa lỗi sai là vô cùng cần thiết. Trước hết, học
sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh. Sau đó, phụ huynh học sinh biết được con em
mình đã đạt đến mức độ nào để cùng phối hợp với giáo viên giúp đỡ con em
mình. Những lời nhận xét ấy phải mang tính chất khích lệ học sinh, giúp các em
tự tin trong học tập.
Ví dụ:
Những lời nhận xét của giáo viên trong vở tập viết của học sinh:
+ Nhóm 1: Chữ viết đều, đẹp, đúng kích cỡ, đúng khoảng cách. Trình bày
bài viết sạch, đẹp.
+ Nhóm 2: Chữ viết tương đối đều, đúng khoảng cách. Trình bày bài viết
sạch đẹp. Tuy nhiên, con cần viết đúng độ cao con chữ… là … ô li. (nếu lỗi sai
giáo viên cần chỉ rõ lỗi sai của học sinh và sửa lỗi sai trong bài viết).
+ Nhóm 3: Nếu con viết đúng độ rộng của mỗi con chữ và đừng tô (hoặc
mạc ) lại nét đã viết thì bài viết của con sẽ rất đẹp.
+ Nhóm 4: Con đã viết nhầm một số chữ, lần sau con nhớ viết cẩn thận
hơn.
+ Nhóm 5: Hôm nay con đã sửa và viết đúng được những lỗi mà bài trước
con viết chưa đúng, Cô vui lắm! (Hoặc Cô mừng lắm!) (hoặc Cô hài lòng lắm!)

14


Với những hình thức đánh giá như trên, học sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và
tạo không khí thi đua trong giờ học.
2.4. Hiệu quả thực nghiệm
Tháng 5, năm học 2019 - 2020, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng và
phỏng vấn học sinh đối với việc học tập môn Tiếng Việt lớp tôi giảng dạy. Kết
quả đạt được như sau:

TS
học
sinh

36
em

Số HS yêu thích môn
Tiếng Việt, kết quả học
tập môn Tiếng Việt tốt.

Số HS không yêu thích
môn Tiếng Việt và kĩ
năng đọc, viết đạt yêu
cầu.

26

10

72.2%

27.8%

Số HS ngại học môn
Tiếng Việt, kết quả học
tập môn Tiếng Việt chưa
cao.

0


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Qua một thời gian kiên trì áp dụng các biện pháp trên bản thân kết hợp
với sự hướng dẫn nhiệt tình và sự động viên kịp thời của ban giám hiệu nhà
trường tôi đã có những thành công trong viếc áp dụng những biện pháp trên vào
giảng dạy tại lớp 1G của mình. Hơn nữa, tạo hứng thú cho các em trong giờ
Tiếng Việt, tôi thấy học sinh chăm chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú
học Tiếng Việt thể hiện rõ hơn đó là học sinh ham học sách, đọc truyện, phát âm
chuẩn, đọc to rõ ràng lưu loát, thích những tiết học vần đặc biệt có hứng thú say
sưa trong phần luyện nói, chữ viết đều và đẹp hơn, tốc độ viết nhanh hơn và đặc
biêt các em rất hào hứng khi bắt đầu mỗi giờ học Tiếng Việt. Niềm say mê, hứng
thú trong mỗi giờ học đó bước đầu đã có những kết quả đáng mừng. Chất lượng
phân môn học vần nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung từng bước được nâng lên
rõ rệt. Kết quả đạt được là 100% học sinh lớp tôi giảng dạy đã hoàn thành và
hoàn thành tốt môn Tiếng Việt. Chất lượng đọc, viết luôn được Ban giám hiệu
và Phụ huynh yên tâm, tin tưởng. Trong thời gian cả nước phòng chống dịch
Covid 19, các em được nghỉ học phải ở nhà, dưới sự chỉ đạo chuyên môn của
Ban giám hiệu, bản thân tôi cũng lên kế hoạch ôn tập và củng cố cho các em ghi
nhớ và khắc sâu các vần đã học. Tôi tổ chức một tuần 3-4 buổi học trực tuyến
qua phần mềm Zoom hoặc Teamlink. Các em rất hào hứng khi tham gia học các
buổi học như thế.
3.2. Đề xuất.
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Tiếp tục bổ sung thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng việc
dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó có môn Tiếng Việt.
Chuyên môn cho phép tôi được trình bày sáng kiến của mình trước tổ
chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như trao đổi kinh
nghiệm của bản thân về việc gây hứng thú cho Học sinh Lớp 1 trong tiết Học
Vần, tiến tới áp dụng sáng kiến trong phạm vi của khối, tổ chuyên môn.

* Đối với giáo viên
Phải chuyên tâm với nghề, yêu trẻ, tác phong nhẹ nhàng, chuẩn mực, gần
gũi với học sinh. Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Sử
dụng đồ dùng được cấp và đồ dùng tự làm hoặc sưu tầm vật mẫu một cách triệt
15


để. Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Động
viên, khuyến khích học sinh kịp thời đặc biệt là học sinh tiếp thu chậm, chưa
thật sự tập trung trong học tập, giúp các em vượt bậc dù là tiến bộ rất nhỏ.
Trong giảng dạy cần nắm bắt được tâm tư, tình cảm của học sinh, luôn
quan tâm tới các em để tìm hiểu và giúp đỡ các em trong học tập.Giáo viên
không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tham gia đủ các buổi sinh hoạt chuyên
môn, các buổi hội thảo do nhà trường và các cấp quản lý triển khai, chịu khó sưu
tầm các loại sách vở liên quan đến chuyên môn. Giáo viên cần có sự đầu tư suy
nghĩ trong từng dạng bài để điều chỉnh, bổ sung hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn
dắt hợp lý giúp học sinh có thể ghi nhớ các vần một cách nhanh nhất.
*Đối với phụ huynh
- Quan tâm đến việc học tập của con em, thường xuyên kiểm tra sách vở,
mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, nhắc nhở, quản lí việc tự học ở nhà.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường trong việc giáo dục
con mình. Không nên nặng nề về việc đánh giá học sinh, nhận thức được lợi ích
của việc đánh giá học sinh bằng nhận xét.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã nghiên cứu, vận dụng các
giải pháp trên vào trong giảng dạy và thu được kết quả đáng mừng nhưng đây
mới chỉ là bước đầu. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh
đạo,các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề
gây hứng thú trong tiết Học vần cho học sinh lớp Một.Vì năng lực của bản thân
còn nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, điều kiện nghiên cứu cũng
có hạn nên rất mong có sự góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi

ngày một giảng dạy tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ THƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2020.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thanh

16


Tài liệu tham khảo.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Tiếng Việt Lớp 1.
- Phương pháp dạy các môn học ở lớp 1.
- Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt 1(sách giáo viên).
- Sách giáo khoa Tiếng Việt ( Tập 1+2) lớp 1
- Vở Tập viết ( Tập +2) lớp 1.
- Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng việt.
- Một số tài liệu khác.

17


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phú- T.P Thanh
Hóa.
TT

Tên đề tài SKKN

1.

Biện pháp giúp học sinh lớp 5
cách nhân, chia nhẩm với
0,1; 0,01, 0,001 .
Biện pháp giúp học sinh lớp 5
Giải toán có lời văn bằng yếu
tố hình học.
Giải pháp giúp học sinh lớp 1
giải toán có lời văn.

2.
3.

Cấp Huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại
Loại C


Năm học
đánh giá
xếp loại
2005-2006

Cấp Huyện

Loại B

2009-2010

Cấp Thành phố

Loại A

2017-2018

Cấp đánh giá
xếp loại

18


MỤC LỤC
STT Nội dung
1. Mở đầu
1.1
1.2
1.3
1.4

2.1
2.2
2.3
2.4
3.1
3.2

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu dùng để tham khảo
Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại từ C
trở lên

Trang
1
1
2
2
2
2

2
2
3
15
15
15
15

19



×