Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp hướng dẫn HS phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.48 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5
PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA

Người thực hiện: Lê Thị Hảo Quý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt

THANH HOÁ - NĂM 2020


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học là hình thành và
phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Con người học ngôn ngữ từ thuở
còn thơ và suốt cuộc đời không ngừng trau dồi ngôn ngữ cho mình. Qua những
năm đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy hầu như tất cả giáo viên đều rất coi trọng
môn Tiếng Việt, dành rất nhiều thời gian cho môn học nhưng chất lượng môn
Tiếng Việt vẫn chưa đạt như mong muốn nhất là phần hiểu nghĩa của từ. Luyện
từ và câu là phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn này, học sinh
biết: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ
bản về từ, nghĩa của từ và câu. Ngoài ra, phân môn này còn rèn cho học sinh kĩ
năng dùng từ và câu, sử dụng dấu câu phù hợp, bồi dưỡng cho học sinh thói


quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu.Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận
thấy các em thường không thích môn học này. Điều đó luôn làm tôi băn khoăn
và trăn trở. Sau khi nghiên cứu, tôi thấy nội dung phân môn Luyện từ và câu là
phù hợp với năng lực nhận thức của các em. Nếu người giáo viên có phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức hướng dẫn các hoạt động một cách linh
hoạt, nhẹ nhàng, thì các em sẽ rất hứng thú, chủ động nắm chắc kiến thức nhất là
phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu
học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập có vị trí ngang
bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn... Như vậy nội
dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các
môn học nói chung ở Tiểu học chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa
quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và
câu ở Tiểu học, người ta thường nói tới ba nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh
phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phong phú
hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ nghĩa là xây dựng một
vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo
điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói - viết) được thuận
lợi. Chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác
- nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên,
đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Tích cực hoá
vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp
học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực (từ ngữ mà chủ thể nói năng hiểu
2


nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể
nói năng sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo phát triển từ ngữ
cho học sinh.
Trong ba nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát
triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì đối với học sinh Tiểu học,

từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được
các phát ngôn khi nghe - đọc. Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn
Luyện từ và câu ở Tiểu học còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái
niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như
các khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ...). Những
kiến thức có tính chất lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa
cho việc thực hành luyện tập về từ ngữ cho học sinh. Dân gian có câu: ”Phong
ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Vấn đề từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa là một vấn đề khá phức tạp, dễ nhầm lẫn.
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là mảng kiến thức quan trọng của phân
môn Luyện từ và câu lớp 5. Tuy nhiên, đa số học sinh vẫn chưa thấy được mối
quan hệ giữa chúng nên các em còn lúng túng khi gặp các bài tập dạng này. Để
nắm chắc về mảng kiến thức này, yêu cầu các em phải có đầu óc tổng hợp cao
trong khi tư duy của các em còn cụ thể, chưa phát triển tư duy trừu tượng. Điều
này đòi hỏi giáo viên cần phải tìm ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm
lý nhận thức của các em.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy: Số tiết dạy về
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn ít (4 tiết):
+ Tuần 5: Từ đồng âm. (1tiết )
+ Tuần 7: Từ nhiều nghĩa. (2 tiết)
Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
+ Tuần 8: Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
Sách giáo khoa chỉ đưa ra một vài ví dụ điển hình, mang tính chất giới
thiệu. Trong khi đó mảng kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa khá trừu
tượng. Đó là điều trăn trở, lo nghĩ của biết bao giáo viên đứng trên bục giảng khi
dạy phân môn Luyện từ và câu.
Trăn trở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy lớp 5, bản thân tôi đã đúc rút ra
một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ
nhiều nghĩa. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất: "Một số giải pháp hướng dẫn học sinh
lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa" nhằm giúp học sinh tốt hơn phần

kiến thức này, đồng thời giúp các em học sinh hiểu bài sâu hơn, nhớ bài lâu hơn,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
để từ đó giúp các em tiếp thu và lĩnh hội tốt phần kiến thức này .
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa” được tôi áp dụng đối với học sinh lớp 5B Trường Tiểu
học Lý Tự Trọng
Sĩ số : 47 học sinh. Trong đó: Nam: 21 em, Nữ : 26 em
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện
từ và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:
- Phương pháp hỏi đáp
- Hình thức học cá nhân
- Phương pháp giảng giải
- Thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan
- Tổ chức trò chơi
- Phương pháp luyện tập thực hành
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
Cho học sinh thấy được vai trò của phân môn trong chương trình học cũng
như giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ, thấy được tính nhiều nghĩa và sự
chuyển nghĩa của từ để từ đó biết đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp, đặt câu phù
hợp với mục đích nói, tình huống giao tiếp. Ngoài ra còn giúp học sinh sử dụng
tốt các biện pháp liên kết khi viết đoạn văn, bài văn.


4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Cả những lúc chúng ta nghĩ
thầm trong bụng, chúng ta cũng “bụng bảo dạ” cũng nói thầm, tức là cũng sử
dụng ngôn ngữ, một hình thức ngôn ngữ mà các nhà chuyên môn gọi là ngôn
ngữ bên trong. Còn thông thường thì chúng ta thể hiện ra ngoài kết quả của hoạt
động tư duy, những ý nghĩ tư tuởng của chúng ta thành những lời nói, những
thực thể ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi
lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trau dồi ngôn
ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Con em
chúng ta, muốn lớn lên trở thành những con người hiện đại phải được giáo dục
đầy đủ trong gia đình, trong trường học, ngoài xã hội. Nhưng giáo dục về bản
chất có thể nói, đó là sự chuyển giao các giá trị văn hoá đông tây, kim cổ một sự
giao tiếp cùng thời lịch sử mà phương tiện chủ yếu là lời nói của cha mẹ, thầy
cô, là sách báo các loại. Nói một cách khác, giáo dục trong sự biểu hiện cụ thể
của nó. Xét cho cùng chính là một sự giao tiếp ngôn từ, giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Trong giáo dục, việc nắm vững tiếng nói (trước hết là tiếng mẹ đẻ) có ý nghĩa
quyết định. Nếu học sinh chưa tốt về ngôn ngữ, nghe nói chỉ hiểu lơ mơ, nói viết
không chính xác, không thể hiện được ý mình cho suôn sẻ, thì không thể nào
khai thác đầy đủ các thông tin tiếp nhận từ người thầy, từ sách vở được. Bởi vậy,
trong nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo về mặt
ngôn ngữ, xem đó là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm thành công trong
thực hiện sứ mệnh trọng đại của mình. Mặt khác, Tiếng Việt là môn học chiếm
thời lượng lớn nhất trong các môn học. Chính Tiếng Việt đã cung cấp vốn ngôn
ngữ đồ sộ cho học sinh. Nó không những giúp học sinh am hiểu tiếng mẹ đẻ mà
còn giúp học sinh phát triển tư duy để học tốt môn học khác. Do đó, bản thân tôi

cũng như tất cả các giáo viên khác khi đi dạy luôn coi trọng việc dạy ngôn ngữ
là một điều kiện không thể thiếu để đảm bảo thành công trong việc thực hiện sứ
mệnh trọng đại của mình. Như vậy, môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan
trọng.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông
qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công
cụ chính để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng
Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt
của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó

5


là phần nghĩa của từ. Trong đó, việc phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là vấn
đề mà rất nhiều học sinh còn lúng túng.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
a. Giáo viên:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên công tác đầy đủ SGK,
sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Bản
thân luôn yêu nghề, có năng lực sư phạm. Phân môn luyện từ và câu của lớp 5
nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình Từ ngữ ngữ pháp của lớp 5 cũ, phân môn chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập thực
hành với định hướng rõ ràng.
b. Học sinh:
- Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1, 2, 3, 4 nên các em đã biết các
lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng
môn học nói riêng và môn Tiếng việt nói chung.
- Các em học sinh đều được học 7 buổi/tuần và được sự quan tâm dạy dỗ
nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng

thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác.
2.2.2. Khó khăn
Do Luyện từ và câu là một phân môn mới và khó và việc hiểu nghĩa của từ
đối với học sinh lại càng khó hơn cho nên giáo viên còn lúng túng trong việc tổ
chức một tiết dạy - học Luyện từ và câu sao cho đúng yêu cầu của phân môn,
đúng đặc trưng của phân môn và đạt được hiệu quả dạy - học cao. Dưới cái nhìn
của giáo viên, có thể nói một số nội dung giảng dạy (được trình bày trong sách
giáo khoa) còn ít nhiều xa lạ và phương pháp dạy phân môn này hầu như chưa
định hình, cho nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Giáo viên có
tâm lý ngại dạy Luyên từ và câu nhất là phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa .Vì
thế hiệu quả dạy - học giờ phần này nhìn chung còn thấp. Với tôi, việc dạy phân
môn Luyện từ và câu phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn chưa tốt thường có
mấy nguyên nhân cơ bản sau:
a. Giáo viên
- Vốn từ ngữ của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu
cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Đa số giáo viên còn
lúng túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ. Vì vậy, việc giáo viên hướng dẫn
học sinh tập giải nghĩa từ, làm bài tập giải nghĩa từ cũng chưa đạt hiệu quả cao.

6


Kiến thức về từ vựng - ngữ nghĩa học của một số giáo viên còn hạn chế, nên bộc
lộ những sơ suất, sai sót về kiến thức.
- Thời lượng giảng dạy về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa còn ít, (02 tiết dạy về từ
đồng âm, 03 tiết dạy về từ nhiều nghĩa) trong khi đó căn cứ vào Hướng dẫn điều
chỉnh nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì một tiết luyện tập
về từ đồng âm được giảm tải tức là tiết "Dùng từ đồng âm để chơi chữ" được
giảm tải. Vì vậy, các em vận dụng vào luyện tập, thực hành và giao tiếp trong
cuộc sống còn nhiều hạn chế.

- Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau,
(đọc giống nhau, viết giống nhau) chỉ khác nhau về ý nghĩa nên việc xác định từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa là vấn đề không hề đơn giản.
b. Học sinh:
- Học sinh ít hứng thú học phân môn này.
- Vốn từ vựng của các em học sinh còn hạn chế.
- Vì ảnh hưởng của phương ngữ nên có nhiều học sinh phát âm chưa chuẩn
dẫn đến phân biệt từ chưa chính xác.
- Một số ít học sinh chưa hiểu được bản chất (khái niệm) của từ đồng âm, từ
nhiều nghĩa.
- Khả năng đọc hiểu của học sinh còn hạn chế, không hiểu được văn cảnh của
câu văn. Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh do hổng kiến thức từ lớp dưới,
nên không thể hoàn thành hệ thống bài tập trên lớp. Từ những tồn tại nêu trên,
bản thân tôi đã rất băn khoăn và trăn trở, luôn suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân để
nâng cao chất lượng phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa .
Năm học 2019- 2020, tôi được phân công dạy lớp 5B, trường Tiểu học Lý
Tự Trọng. Lớp tôi có 47 học sinh trong đó có: 26 em nữ, 21 em nam. Hầu hết
các em đều mạnh dạn, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô. Tuy nhiên, các bài tập bản
thân tôi đưa ra các em đều khó hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng thiếu chiều
sâu, nhiều em nhớ nhanh nhưng cũng nhanh quên, vốn hiểu biết của các em
không được mở rộng. Để nắm cụ thể về thực trạng của các em trong lớp về thực
trạng tiếp thu phần từ Đồng âm và từ nhiều nghĩa với mong muốn học sinh của
mình học tốt hơn, hiệu quả giờ dạy đạt cao hơn,bản thân tôi đã khảo sát chất
lượng và xem mức độ tiếp thu phần này của các em như thế nào với đề bài như
sau:
Đề bài: (Thời gian 40 phút)
Câu 1:(1 điểm )
a) Dòng nào dưới đây chứa từ đồng âm ?
A. Ba/ Tía/ Bố/ Thầy
7



B. Cánh đồng/ Tượng đồng/ Đồng xu
C. Miệng rộng thì sang/ Miệng bát/ Miệng ăn
b) Cặp từ ngữ nào dưới đây chứa từ nhiều nghĩa ?
A. Vách đá - Đá bóng
B. Anh dũng - Dũng cảm
C. Đôi mắt - Mắt cá chân
Câu 2: (3 điểm)
Từ bay trong các câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa ?
A. Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
B. Cánh cò bay lả dập dờn.
C. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đạn quân thù bay vèo vèo.
D. Chiếc áo xanh của bố em đã bay màu.
Câu 3: (3 điểm)
Đặt câu với các từ nhiều nghĩa sau: (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo
nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt.
Câu 4: (3 điểm)
Với mỗi từ sau, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.
Đáp án đề khảo sát:
Tôi tiến hành khảo sát ở 2 lớp: Lớp 5B (do tôi làm chủ nhiệm) và 5C
Câu 1: (1 điểm) Mỗi lựa chọn đúng được 0,5 điểm
a) B
b) C
Câu 2: (3 điểm) Mỗi xác định đúng được 0,75 điểm
A. Cầm bay trát tường: Từ đồng âm
B. Cánh cò bay: Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
C. Đạn bay: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
D. Bay màu: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
Từ bay ở câu A với từ bay ở câu B hoặc câu C hoặc câu D là từ đồng âm .Còn từ

bay ở câu B,C, D là từ nhiều nghĩa
Câu 3: (3 điểm) Học sinh đặt đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Ví dụ:
- Ngôi nhà đẹp quá./ Nhà tôi đi vắng.
- Em bé đang chập chững tập đi. / Tuần sau, chúng tôi đi du lịch Thái Lan.
- Quả cam ngọt quá./ Chị ấy nói ngọt thật.
Câu 4: (3 điểm) Học sinh đặt đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Ví dụ:
- Ánh trăng chiếu qua kẽ lá./ Bà tôi trải chiếu ra sân ngồi hóng mát.
- Con tằm đang làm kén. / Cô ấy là người hay kén chọn.
8


- Mặt trời mọc./ Bát bún mọc ngon tuyệt.
Sau khi thu và chấm bài, chúng tôi thấy các em đều làm đúng câu 1; câu 2
thì có một số ít em còn nhầm lẫn; câu 3, 4 thì chỉ ít em đặt câu đúng yêu cầu.
Câu 4 có một, hai em chưa kịp làm đến
Và kết quả làm bài của học sinh đạt được như sau:
Thời gian
kiểm tra
Đầu học kỳ I
(tháng 10/2019)

Lớp
5B
5E

Tống
số học
sinh

47
47

Hoàn thành
tốt
SL
%
8
17
8
17

Kết quả
Hoàn thành
SL
24
31

%
51
66

Chưa hoàn
thành
SL
%
15
32
8
17


Qua kết quả làm bài khảo sát, tôi nhận thấy đa số các em đều làm chưa tốt.
Số em hoàn thành tốt còn ít, số em hoàn thành và chưa hoàn thành còn nhiều.
Bản thân tôi suy nghĩ và rút ra được: các em làm được kết quả như vậy là do
những nguyên nhân sau:
- Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc
giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công
việc” xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn
khác nhau: “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ
đạc hoặc làm việc, “bàn” (2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến.
Ví dụ 2: Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn
phím”. Hai từ “bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa
thì “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân dùng để đi kèm
với ghế làm đồ nội thất; “bàn”(2) là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại
đàn hoặc máy tính. bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc”đều
mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong
“bàn phím” mang nghĩa chuyển.
- Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến
thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt.
- HS còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Các giải pháp giúp nâng cao chất lượng giảng dạy phần từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa
Để giảng dạy tốt môn này, tôi đã đưa các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
bằng cách sử dụng tranh ảnh, vật thật để minh họa cho nghĩa của từ.
9



Trong quá trình dạy học các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên
cần sử dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa nhằm giúp học sinh dễ dàng
phân biệt nghĩa của từ.
Ví dụ:

Cánh đồng
Tượng đồng
Một nghìn đồng
Học sinh dễ dàng nhận biết từ đồng trong ví dụ trên là từ đồng âm vì
chúng không liên quan gì với nhau về nghĩa.

Tảng đá
Đá bóng
Học sinh dễ dàng nhận biết từ đá trong ví dụ trên là từ đồng âm vì chúng
không liên quan gì với nhau về nghĩa, hơn nữa chúng lại khác nhau về từ loại.

Bé bị đau chân

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Học sinh dễ dàng phân biệt được:
10


+ đau chân: Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc. Chân: Bộ phận dưới cùng của cơ
thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy,...)
+ kiềng ba chân: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển. Chân: Bộ phận dưới
cùng của chiếc kiềng dùng để đỡ một số bộ phận khác.
Như vậy: Khi hướng dẫn các em phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì
việc dùng tranh ảnh, vật thật minh họa có vai trò quan trọng và giúp học sinh dễ

dàng nhận biết nghĩa của từ.
Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
bằng cách đặt từ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ.
Ví dụ 1:
Từ “đậu”trong câu sau quan hệ với nhau về nghĩa thế nào ?
“Ruồi đậu mâm xôi đậu.”
Trong văn cảnh này từ đậu thứ nhất “ruồi đậu” là động từ có nghĩa con
ruồi nó dừng lại ở trên mâm xôi. Còn từ đậu thứ hai “xôi đậu” được nấu từ gạo
nếp và loại đậu nào đó, từ đậu ở đây thuộc từ loại là danh từ.
Vì vậy từ đậu trong câu trên là từ đồng âm.
Ví dụ 2:
Từ vàng trong các câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa ?
a) Giá vàng trong nước tăng đột biến.
b) Mẹ em là một người có tấm lòng vàng.
c) Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.
- Trước hết tìm hiểu nghĩa của từ vàng trong từng câu như sau:
+ Giá vàng: chỉ số tiền để mua một lượng vàng nhất định (Ví dụ: Hôm
nay giá vàng là 3.500.000 đồng một chỉ.)
+ Tấm lòng vàng: là một người có tình yêu thương với tất cả mọi người,
sẵn sàng giúp đỡ mọi người không vì mục đích gì.
+ Lá vàng: chỉ trạng thái của lá cây ở giai đoạn chuẩn bị lìa cành.
- Như vậy, học sinh dễ dàng xác định được:
+ Từ vàng trong Giá vàng/ tấm lòng vàng là từ nhiều nghĩa (giá vàng:
vàng mang nghĩa gốc/ tấm lòng vàng: vàng mang nghĩa chuyển)
+ Từ vàng trong Giá vàng/ lá vàng là từ đồng âm.
+ Từ vàng trong Tấm lòng vàng/ lá vàng là từ đồng âm.
Ví dụ 3:
Từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa ?
Cái kim sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng.


11


- Ở câu hỏi này, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để
khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều
nghĩa bằng cách đặt các từ ngữ trên vào văn cảnh để tìm hiểu nghĩa của từ chỉ.
+ Cái kim sợi chỉ: Chỉ: Đồ dùng kết hợp với kim để khâu vá.
+ Chiếu chỉ: Chỉ: Quyết định bằng văn bản của vua.
+ Chỉ đường: Chỉ: Dùng ngón tay trỏ đường theo một hướng nào đó.
+ Một chỉ vàng: Chỉ: Đơn vị dùng để đếm.
- Sau khi học sinh trả lời chúng tôi chốt lại từ “chỉ” trong mỗi trường hợp
trên có nghĩa khác nhau, không có quan hệ gì về nghĩa với nhau. Vì vậy từ “chỉ”
trong các trường hợp trên là từ đồng âm.
Như vậy: Khi hướng dẫn các em phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì
việc đặt từ vào văn cảnh để tìm hiểu nghĩa của từ có vai trò quan trọng và giúp
học sinh nhận biết được nghĩa của từ.
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng
cách dùng bảng hệ thống phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
1. Dựa vào khái niệm để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa:
Sau các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cùng với các bài luyện
tập, chúng tôi giúp học sinh rút ra so sánh như sau:
* Giống nhau: Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đều là những từ có cùng hình
thức ngữ âm (đọc, nói, viết giống nhau.)
* Khác nhau:
Từ đồng âm
- Nghĩa của các từ đồng âm hoàn
toàn khác biệt nhau, không có bất cứ
mối liên hệ gì.
Ví dụ: "đá" trong từ "hòn đá": chỉ
chất rắn có sẵn trong tự nhiên, thường

thành tảng, hòn rất cứng. Còn "đá"
trong "đá bóng" chỉ hành động dùng
chân hất mạnh vào quả bóng nhằm
đưa bóng ra xa, ...
- Từ đồng âm không giải thích được
bằng cơ chế chuyển nghĩa.
Ví dụ:
+ Ngôi nhà rất đẹp.
+ Nhà tôi năm nay ba mươi tuổi.

Từ nhiều nghĩa
- Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có mối
liên quan với nhau.
Ví dụ: "đá" trong từ "hòn đá" chỉ
chất rắn có trong tự nhiên, thường
thành tảng, khối vật cứng. Còn "đá"
trong "nước đá" chỉ nước đông cứng
lại thành tảng giống như đá.
- Từ nhiều nghĩa do cơ chế chuyển
nghĩa tạo thành.
Ví dụ:
+ Đôi mắt của bé mở to.
+ Quả na mở mắt.

12


2. Dựa vào nguồn gốc để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
- Nếu hai từ khác nhau về nguồn gốc, trùng nhau về ngữ âm thì đó là hai
từ đồng âm.

- Nếu giống nhau cả về ngữ âm lẫn nguồn gốc thì cần nghĩ tới khả năng
đó là hiện tượng nhiều nghĩa.
- Nếu có một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa đã tách xa, đã đứt đoạn
mối liên hệ với toàn bộ cơ cấu nghĩa chung thì nó cũng hình thành nên một từ
đồng âm với từ ban đầu.
- Nếu có sự tách nghĩa dẫn đến đứt đoạn mối liên hệ về nghĩa thì nên coi
ở đây đã hình thành những từ đồng âm.
Ví dụ: cây1 (cây tre), cây2 (cây át cơ), cây3 (cây vàng)
Giữa cây1 và cây3 đã hoàn toàn đứt đoạn mối liên hệ về nghĩa. Chúng
được coi là hai từ đồng âm.
- Khi một từ được dùng trong hai tư cách từ loại khác nhau với hai nghĩa
riêng, trong đó nếu nghĩa mới phái sinh do chuyển từ loại đã có khả năng độc lập
làm cơ sở tạo nên nghĩa phát sinh khác thì lúc này nên tách ra thành hai từ đồng
âm. Nếu không thoả mãn điều kiện đó thì cần xử lí nó với tư cách là từ nhiều
nghĩa.
Ví dụ: chai1 (danh từ): chỗ da dày và cứng lại vì bị cọ xát nhiều.
chai2 (tính từ) : (1). (Nói về da) Đã trở thành dày và cứng vì bị cọ
xát nhiều: (Cầm cuốc nhiều đã chai tay);
(2). (Nói về đất) Đã trở thành cứng, không xốp, khó cày bừa:
(Đất ruộng đã bị chai cứng);
(3). Đã trở thành trơ, lì vì đã quá quen: (Bị mắng nhiều đã chai
mặt, không còn biết xấu hổ là gì nữa.)
Ở đây, nên tách ra chai1 và chai2 vì từ nghĩa (1) của chai2 (phát sinh
từ chai1) đã tiếp tục phát sinh ra nghĩa (2) và nghĩa (3).
Do đó, chai1 mang nghĩa gốc, chai2 mang nghĩa chuyển.
Như vậy: Trong ngôn ngữ giao tiếp nói chung, từ đồng âm với những sắc
thái riêng của từng ngôn ngữ cụ thể, thường được sử dụng trong các hiện tượng
chơi chữ rất đặc biệt.
3. Dựa vào từ loại để xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa
3.1. Từ nhiều nghĩa là danh từ:

Ở trường hợp này từ nhiều nghĩa xảy ra khi chúng phải cùng từ loại với
nhau và có thể chia ra làm các trường hợp sau:

13


Trường hợp 1: Từ nhiều nghĩa, trong đó từ mang nghĩa gốc là danh từ chỉ
người hoặc là danh từ có liên quan đến người, còn từ mang nghĩa chuyển là
danh từ chỉ đồ vật hoặc là danh từ có liên quan đến đồ vật:
Ví dụ 1: Hàm răng (1) em trắng như ngọc.
Chiếc cào có ba răng (2).
Răng (1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể người, có nghĩa là "phần cứng
mọc ở hai hàm trong miệng dùng để nhai và nuốt". Do đó từ răng(1) là danh từ
mang nghĩa gốc. Răng (2) là danh từ chỉ vật nhọn giống như răng. Do đó từ
răng(2) là danh từ mang nghĩa chuyển.
Ví dụ 2: Ông em bị đau chân(1).
Chân(2) của cái bàn này đã gãy rồi.
Chân(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể người, có nghĩa là "phần dưới
cùng của cơ thể người, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy". Do đó từ chân(1) là danh
từ mang nghĩa gốc. Chân(2) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của chiếc bàn,
dùng để đỡ các bộ phận khác. Do đó từ chân(2) là danh từ mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 2: Từ nhiều nghĩa, trong đó từ mang nghĩa gốc là danh từ chỉ
người hoặc là danh từ có liên quan đến người, còn từ mang nghĩa chuyển là
danh từ chỉ sự vật hoặc là danh từ có liên quan đến sự vật:
Ví dụ 3: Đôi mắt(1) Hoa sáng long lanh.
Quả na đã mở mắt(2).
"Mắt"(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể người, dùng để nhìn. Do đó từ
mắt(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Mắt(2) là danh từ chỉ phần lồi ra ở vỏ quả na.
Do đó từ mắt(2) là danh từ mang nghĩa chuyển.
Ví dụ 4: Đôi chân(1) của em mỏi rời rã vì đi bộ nhiều.

Nhà An nằm sát chân(2) đồi.
Chân(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể người, có nghĩa là "phần dưới
cùng của cơ thể người, dùng để đi, đứng,chạy, nhảy". Do đó từ chân(1) là danh từ
mang nghĩa gốc. Chân(2) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của quả đồi, chỗ tiếp
giáp với mặt đất. Do đó từ chân(2) là danh từ mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 3: Từ nhiều nghĩa, trong đó từ mang nghĩa gốc là danh từ chỉ
con vật hoặc danh từ có liên quan đến con vật. Còn từ mang nghĩa chuyển là
danh từ chỉ đồ vật hoặc là danh từ có liên quan đến đồ vật.
Ví dụ 5: Con ngỗng có chiếc cổ(1) dài ngoẵng.
Cổ(2) áo của bạn đẹp thật.
"Cổ"(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể con ngỗng, là bộ phận nối giữa
đầu với thân. Do đó từ cổ(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Cổ(2) là danh từ chỉ bộ
phận của cái áo, là bộ phận phía trên, hơi thon. Do đó từ cổ(2) là danh từ mang
nghĩa chuyển.
14


Ví dụ 6: Chân(1) chú Mickey nhà em giống như thân cây mía vậỵ.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân(2).
Chân(1) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể con vật, dùng để đi,
đứng, chạy, nhảy. Do đó từ chân(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Chân(2) là danh từ
chỉ bộ phận dưới cùng của chiếc kiềng dùng để đỡ một số bộ phận khác. Do đó
từ chân(2) là danh từ mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 4: Từ nhiều nghĩa, trong đó từ mang nghĩa gốc là danh từ chỉ
con vật hoặc danh từ có liên quan đến con vật. Còn từ mang nghĩa chuyển là
danh từ chỉ sự vật hoặc là danh từ có liên quan đến sự vật.
Ví dụ 7: Mắt(1) chú mèo tròn xoe.
Phi-líp-pin nằm ở trung tâm của mắt(2) bão.
"mắt"(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể con mèo, dùng để nhìn. Do đó

từ mắt(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Mắt(2) là danh từ chỉ vùng trung tâm của
một cơn bão. Do đó từ mắt(2) là danh từ mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 5: Từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển đều là danh từ chỉ
người hoặc là danh từ có liên quan đến người:
Ví dụ 8: Mắt(1) tôi bị đau đã lâu.
Em bị đau mắt(2) cá chân.
Mắt(1) là danh từ chỉ cơ quan để nhìn của người nên mắt(1) là từ mang
nghĩa gốc. Mắt(2) là danh từ chỉ phần lồi ra ở hai bên cổ chân của người nên
mắt(2) là từ mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 6: Từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển đều là danh từ chỉ
con vật hoặc là danh từ có liên quan đến con vật:
Ví dụ 9: Chú gà chọi có đôi chân(1) chì.
Con gà trống bị chảy máu chân(2) lông.
Chân(1) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của con gà trống dùng để đi,
đứng, chạy, nhảy, ... nên chân(1) là từ mang nghĩa gốc. Chân(2) là danh từ chỉ
phần dưới cùng của cái lông, nơi tiếp giáp với da của con gà nên chân(2) là danh
từ mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 7: Từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển đều là danh từ chỉ sự
vật hoặc là danh từ có liên quan đến sự vật:
Ví dụ 10: Con đường(1) làng rộng thênh thang.
Kẻ một đường(2) thẳng đi qua hai điểm A và B.
Đường(1) là danh từ chỉ lối đi, để mọi người đi lại nên đường(1) là từ mang
nghĩa gốc. Đường(2) là danh từ chỉ vệt, vạch được tạo ra nên đường(2) là danh từ
mang nghĩa chuyển.
15


3.2. Từ nhiều nghĩa thuộc từ loại động từ:
Trường hợp này, từ nhiều nghĩa xảy ra khi chúng cùng từ loại với nhau và
có thể có các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Từ mang nghĩa gốc và từ mang nghĩa chuyển đều là động
từ chỉ hoạt động, trạng thái của người và sự vật hoặc là động từ chỉ hoạt động,
trạng thái liên quan đến người và sự vật.
Ví dụ 1: Hoa ăn(1) cơm. => ăn(1) mang nghĩa gốc.
Tàu vào ăn(2) than. => ăn(2) mang nghĩa chuyển.
Ví dụ 2: Hoa đi(1) trên đường. => đi(1) mang nghĩa gốc.
Bố đi(2) công tác xa. => đi(2) mang nghĩa chuyển.
ơ

Trường hợp 2: Từ mang nghĩa gốc và từ mang nghĩa chuyển đều là động
từ chỉ hoạt động, trạng thái của con vật và sự vật hoặc là động từ chỉ hoạt động,
trạng thái liên quan đến con vật và sự vật.
Ví dụ 3: Chim đậu(1) trên cành. => đậu(1) mang nghĩa gốc.
Xe đậu(2) ngay trên đường. => đậu(2) mang nghĩa chuyển.
Ví dụ 4:
Vịt con chạy(1) lạch bạch trên đường. => chạy(1) mang nghĩa gốc.
Đồng hồ chạy(2) nhanh.
=> chạy(2) mang nghĩa chuyển.
3.3. Từ nhiều nghĩa thuộc từ loại tính từ:
Trường hợp này, từ nhiều nghĩa không xảy ra, nếu có xảy ra thì từ mang
nghĩa gốc phải là danh từ, còn từ mang nghĩa chuyển là tính từ.
Ví dụ: Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
Xuân(1) là danh từ chỉ thời gian đầu năm, là mùa chuyển tiếp từ mùa đông
sang màu hạ. Xuân(1) là từ mang nghĩa gốc.
Xuân(2) là tính từ chỉ mức độ chuyển biến của đất nước ngày càng tươi đẹp
hơn. Xuân(2) là từ mang nghĩa chuyển.
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng
cách thành lập bảng những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để mở rộng vốn từ cho
học sinh.

Ngoài các biện pháp trên chúng tôi thành lập các thẻ từ đồng âm, từ
nhiều nghĩa thông dụng đính lên tường để giới thiệu cho các em.
4.4.1. Một số thẻ từ về từ đồng âm:
Ngựa đá / Đá bóng
Bông súng / Cây súng
Giá sách / Giá tiền / Cái giá
Cánh đồng / Tượng đồng / Đồng xu
Cờ vua / Lá cờ / Chào cờ
Ba mẹ / Ba ngày / Thứ ba
Câu cá / Câu giờ / Lưỡi câu
Bằng khen / Bằng nhau / Bằng phẳng
Máy móc / Mở máy / Đánh máy
Ao cá / Ao ước
4.4.2. Một số thẻ từ về từ nhiều nghĩa:
16


Xương sườn / sườn địch / sườn nhà
Miệng rộng / miệng ăn / miệng bát
Mùa xuân / tuổi xuân / xuân sắc
Ngôi nhà / nhà tôi
Ăn cơm / ăn ảnh / da ăn nắng

Chim đậu / thi đậu
Ngựa chạy / đồng hồ chạy
Đôi mắt / mắt cá chân
Chân chì / chân lông / kiềng ba chân
Hàm răng / cào ba răng

Như vậy: Việc thành lập các thẻ từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thông dụng

đính lên tường góp phần mở rộng vốn từ cho các em.
Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng
cách thường xuyên đưa những câu văn, đoạn văn, bài đọc có chứa từ đồng âm,
nhiều nghĩa trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Ví dụ 1: Giải câu đố sau và cho biết trong hai sự vật đó có chứa từ đồng âm
hay từ nhiều nghĩa:
Hai cây cùng có một tên
Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.
(Là cây gì ?)
Học sinh dễ dàng tìm được là cây hoa súng và khẩu súng, trong hai sự vật
này, súng là từ đồng âm.
Ví dụ 2: Tìm từ đồng âm trong đoạn văn sau:
Tôi và Dương là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân
nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Dương thông minh, không những học
giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Dương
thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay
hát. Nhờ sự cổ vũ của Dương, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi
biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Sau khi đọc, phân tích, học sinh tìm được từ đồng âm là từ ” hay”
+ Hát hay: ” hay” chỉ lời khen
+ Hay hát: ” hay” chỉ việc làm thường xuyên
Ví dụ 3: Em hiểu nghĩa của từ ”lợi” trong bài ca dao sau thế nào:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói, lấy chồng lợi(1) chăng ?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng chẳng còn.
Sau khi cho học sinh đọc bài ca dao trên, chúng tôi cho các em tìm hiểu nghĩa
của từng từ ”lợi”. Các em phát biểu sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau, đa số các em


17


u hiu ỳng ngha ca mi t li v mt s em hc sinh gii hiu c dng ý
ca tỏc gi.
Chỳng tụi kt lun nh sau:
Li (1): Thun li, li lc.
Li (2), (3): phn tht bao quanh chõn rng (ch rng li)
Bi ca dao ó s dng hin tng ng õm chi ch, to cỏch hiu bt ng
thỳ v, cun hỳt ngi c.
2.4. Hiu qu ca sỏng kin
Sau mt thi gian ỏp dng kinh nghim Mt s gii phỏp hng dn hc
sinh lp 5 phõn bit t ng õm v t nhiu ngha, tụi nhn thy:
- Gi hc phn t ng õm v t nhiu ngha tr nờn nh nhng, hiu qu
hn.
- Cht lng gi hc c nõng lờn: t l hc sinh hiu bi, phỏt biu bi
nhiu hn, chớnh xỏc hn.
- Hc sinh tớch cc, ch ng hn trong gi hc.
- Hc sinh ham thớch khi c hc phn ny.
- Hc sinh c bc l kh nng ca mỡnh trc lp qua cỏc bi tp, trũ
chi, cõu .
- Vn t ng ca hc sinh phong phỳ hn.
- Trong giao tip hc sinh nhy bộn, t tin, núi nng dựng t chun hn.
- c bit cỏc em nhy bộn trong vic tỡm t mi qua t cho sn. Kt qu
bi kim tra i chng gia hai lp 5B v 5C c th hin tng hp qua bi thi
nh sau:
Thi gian
kim tra
u hc k I

(thỏng 9/2019)
Gia hc k II
(thỏng 3/2020)

Lp
5B
5E
5B
5E

Tng
s hc
sinh
47
47
47
47

Hon thnh
tt
SL
%
9
20
10
21
16
34
10
21


Kt qu
Hon thnh
SL
23
22
31
32

%
49
47
66
68

Cha hon
thnh
SL
%
15
31
15
31
0
5
11

Với kết quả đạt đợc nh vậy, có thể khẳng định rằng kinh
nghim: Mt s gii phỏp hng dn hc sinh lp 5 phõn bit t ng õm v
t nhiu ngha đợc tôi áp dụng với học sinh lớp 5B Trờng Tiểu học

Lý Tự Trọng đã thành công và đem lại kết quả tốt đẹp.
3. KT LUN V XUT
3.1. Kt lun
18


Qua quá trình nghiên cứu và quá trình thực tế tổ chức Dạy học cho học sinh
lớp 5B. Tôi thấy rằng, để dạy phân môn Luyện từ và câu nói chung và phần Từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa nói riêng đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải có
vốn từ rộng, tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn. Ngoài ra,
giáo viên còn phải coi trọng việc dạy các tiết học về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
Để học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thông qua các
bài học, muốn vậy giáo viên cần nắm sâu kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa và phương pháp dạy
- Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức.
- Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa.
- Giáo viên cần giúp học sinh tự tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Tìm hiểu nghiên cứu, thống kê các dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Giáo viên cần tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạynày, đáp ứng
yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy. Ngoài ra nó đòi hỏi giáo viên phải có đức
tính kiên trì, thực hiện thường xuyên, tế nhị và yêu nghề để có thể tìm hiểu sâu
sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành.
Cần có cách rèn luyện nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự
quan tâm với các em, qua đó tạo cho các em tin tưởng tuyệt đối với giáo viên.
Hơn thế nữa Giáo viên cần phải:
+ Nghiên cứu bài thật kỹ trước khi dạy.

+ Giáo viên phải nắm vững chương trình, kiến thức, nội dung cần dạy cho
học sinh.
+ Giáo viên cần biết lựa chọn những phương pháp dạy học, các hình thức
tổ chức dạy học linh hoạt cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của
bài học đó để hấp dẫn học sinh nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh
không nhàm chán.
+ Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị đa dạng phong phú càng nhiều vật thật
càng tốt.
+ Giáo viên chịu khó sưu tầm hoặc sáng tác các bài thơ, câu đố vui liên
quan đến bài học để làm phong phú và sinh động thêm bài học.
+ Giáo viên cần có những hình thức động viên kịp thời đối với những học
sinh có tiến bộ.

19


+ Bài giảng phải phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong
học tập.
+ Giáo viên phải là người khơi dậy niềm say mê hứng thú với phân môn
Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung, luôn phối hợp với gia đình
để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập
3.2. Kiến nghị
Để việc thực hiện dạy học ở môn Tiếng Việt nói chung và phần từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa nói riêng được hiệu quả với mục đích là nâng cao kết quả
giảng dạy và hoàn thành chuyên môn của người giáo viên tiểu học tôi xin có một
số đề nghị sau:
- Lãnh đạo Phòng GD & ĐT cần tổ chức các lớp chuyên đề về phương pháp
dạy phân môn Luyện từ và câu đối với từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để giáo viên
học hỏi kinh nghiệm khi dạy các nội dung này vì đây phần kiến thức khó đối với
học sinh.

- Nhà trường cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học phù
hợp nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng các tiết học này.
Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong quá
trình giảng dạy phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Tôi rất mong được sự nhận
xét, góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa
trọng trách của người giáo viên trong “Sự nghiệp trồng người”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hoá, ngày 29 tháng 3 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
NHÀ TRƯỜNG
viết không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Đỗ Thị Đức

Lê Thị Hảo Quý

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến: Cơ sở ngôn ngữ học
và Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997.
2. Trò chơi học tập cấp tiểu học - Nhà Xuất bản Đại học sư phạm
3. GS.TS Lê Phương Nga: Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học. NXB
Đại học sư phạm, 2010
4. Hoàng Trung Thông, Đỗ Xuân Thảo (Chủ biên), “Rèn kĩ năng thực hành
Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Lê Phương Nga “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Nhà xuất bản

ĐHQG Hà Nội
6. GS.TS Lê Phương Nga. TS Lê Hữu Tỉnh, VBT nâng cao Từ và Câu lớp 5, 2010
7. Nguyễn Minh Thuyết “Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt 5”, Nhà xuất bản Giáo dục
8. SGK, Sách thiết kế bài dạy Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Phương Anh, “Vui chơi và sự phát triển của trẻ”, Báo Khoa học & Đời sống
(2006)
10. Bạch Văn Quế, “Giáo dục bằng trò chơi”, Nhà xuất bản Thanh niên (2002).
11. Tạp chí giáo dục Tiểu học
12. Tạp trì văn học tuổi trẻ
13. GS.TS Lê Phương Nga, ThS Nguyễn Thị Thanh Hằng: 35 đề ôn luyện Tiếng
Việt 5, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011
14. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam

21


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ LÀM
Tên đề tài, Sáng kiến

Năm cấp

Xếp loại

Cơ quan quyết định

Một số biện pháp giúp học

2011- 2012

B


- Phòng giáo dục TP vào sổ

sinh lớp 3 khắc phục những

134/CN- SKKN ngày 28/8

sai lầm khi giải Toán có lời

năm 2012

văn
Rèn kĩ năng giải Toán cho

2012- 2013

B

- Phòng giáo dục TP vào sổ

học sinh lớp 4 bằng phương

125/CN- SKKN ngày 6/6

pháp sơ đồ đoạn thẳng

năm 2013

Một số trò chơi trong môn


2013- 2014

C

- Phòng giáo dục TP vào sổ

Tiếng Việt nhằm phát huy

325/CN- SKKN ngày 25/7

tính tích cực của học sinh

năm 2014

Một số biện pháp giúp nâng 2014- 2015
cao chất lượng dạy học phân

C

môn Luyện Từ và câu ở lớp 5
Hướng dẫn học sinh lớp 5 2016- 2017
thực hành các dạng bài tập về

C

- Quyết định số: 988 /QĐSDG& ĐT ngày 3/11/2015
- Quyết định số: 988 /QĐSDG& ĐT ngày 3/11/2015

từ loại Tiếng Việt trong
chương trình tiểu học


22


MỤC LỤC
MỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

TÊN MỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến .
Một số giải pháp đã sử dụng

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận
Kiến nghị

TRANG
1
1
3
3
3
4
4
5
8
17
18
18
19

23



×