Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Chất lượng môi trường khu vực cụm công nghiệp cao su – xà phòng – thuốc lá thuộc địa bàn phường thượng đình, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 41 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA ĐÔ THỊ

------

BÁO CÁO THỰC TẬP QUAN
TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI
TRƯỜNG
GVHD:
SVTH :

THS. TẠ HỒNG ÁNH
1. CAO ĐÌNH KHOA (NT)
2. NGUYỄN THỊ HIỀN
3. HỒ TRÀ SANG
4. MAI QUANG KHẢI
5. VŨ ƯỚC NGUYỆN
6. NGUYỄN VĂN THÀNH
7. LÊ KHÁNH HOÀNG

LỚP:

11M

HÀ NỘI - 11/2014


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

MỤC LỤC


MỤC LỤC......................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (Phần bài làm của Lê Khánh Hoàng).......................................................................4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................................4
1.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................................5
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................5
1.4.1. Phương pháp kế thừa...............................................................................................................5
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp....................................................................................5
1.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp......................................................................................5
1.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích kết quả.............................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC THỰC HIỆN...................................................................................6
(Phần bài làm của Nguyễn Thị Hiền)...........................................................................................................6
2.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội..............................................................................6
2.2. Hiện trạng môi trường.....................................................................................................................7
2.2.1. Công ty thuốc lá Thăng Long....................................................................................................7
2.2.2. Công ty xà phòng Hà Nội...........................................................................................................8
2.2.3. Công ty cao su Sao Vàng...........................................................................................................8
2.3. Dây chuyền công nghệ của các công ty.........................................................................................10
2.3.1. Dây chuyền công nghệ của công ty thuốc lá Thăng Long......................................................10
2.3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ của công ty sao su Sao Vàng...................................................11
2.3.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ của công ty Xà phòng Hà Nội..................................................11
2.4. Cơ sở pháp lý (Phần bài làm của Cao Đình Khoa).........................................................................13
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC.............................................................................16
3.1. Quan trắc môi trường không khí (Phần bài làm của Mai Quang Khải và Hồ Trà Sang)................16
3.1.1. Mục tiêu quan trắc..................................................................................................................16
3.1.2. Thiết kế chương trình quan trắc.............................................................................................16
3.1.2.3. Thông số quan trắc..............................................................................................................17
3.1.2.4. Thời gian và tần suất quan trắc...........................................................................................17
3.1.2.5. Lập kế hoạch quan trắc........................................................................................................18
3.1.3. Thực hiện quan trắc................................................................................................................21

3.1.4. Xử lý số liệu.............................................................................................................................22
3.1.5. Nhận xét đánh giá chất lượng môi trường............................................................................23

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 2


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường
3.2. Quan trắc môi trường nước (Phần bài làm của Cao Đình Khoa và Nguyễn Văn Thành).............23
3.2.1. Mục tiêu quan trắc..................................................................................................................23
3.2.2. Thiết kế chương trình quan trắc: kiểu quan trắc, địa điểm và vị trí quan trắc, thông số quan
trắc, thời gian và tần suất quan trắc.................................................................................................25
3.2.2. Thực hiện chương trình quan trắc.........................................................................................25
3.2.3. Xử lý số liệu.............................................................................................................................25
3.2.4. Nhận xét đánh giá chất lượng môi trường............................................................................25
3.3. Quan trắc chất thải rắn (Phần bài làm của Vũ Ước Nguyện và Nguyễn Thị Hiền)...................26
3.3.1. Mục tiêu quan trắc..................................................................................................................26
3.3.2. Thiết kế chương trình quan trắc: kiểu quan trắc, địa điểm và vị trí quan trắc, thông số quan
trắc, thời gian và tần suất quan trắc.................................................................................................26
3.3.5. Nhận xét đánh giá chất lượng môi trường............................................................................31
3.4. Quan trắc bằng chỉ thị sinh học (phần bài làm của Cao Đình Khoa)............................................32
3.4.1. Các nguyên tắc phân tích để tìm chỉ thị sinh học..................................................................32
3.4.2. Xử lí số liệu..............................................................................................................................39
3.4.3. Nhận xét đánh giá chất lượng môi trường............................................................................39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................40
4.3. Tình hình ô nhiễm (Phần bài làm của Hồ Trà Sang)......................................................................40
4.4. Kiến nghị giải pháp khắc phục-cải thiện (Phần bài làm của Vũ Ước Nguyện)..............................40

Nhóm 7 – Lớp 11M


Page 3


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

(CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (Phần bài làm của Lê Khánh Hoàng
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh
vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của một quốc gia, một khu vực và
toànthếgiới.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật-kinh tế xã hội thì
dân số thế giới ngày càng tăng cao và con người ngày đang phải đối mặt với những
vấn đề có liên quan đến môi trường như: ô nhiễm môi trường, suy giảm và cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, suy giảm chất lượng sống của con người…Vì vậy bảo vệ
môi trường được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất không chỉ
riêng đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Có nhiều biện pháp để thực hiện bảo vệ môi trường hiệu quả ,trong đó
phương pháp quan trắc là phương pháp tiên tiến ,hiện đại ,hiệu quả và có tác dụng
lâu dài. Quan trắc môi trường (QTMT) là một quá trình đo đạc thường xuyên một
hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi
trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy
trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và
có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường. Xây dựng cơ sở dữ liệu về
chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong
phạm vi quốc gia và quốc tế.
Phát triển công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
của một quốc, gia thông qua việc thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy
nhiên, phát triển công nghiệp cũng đang gây ra nhiều sức ép về môi trường ở hầu hết
các quốc gia. Hàng ngày, các khu công nghiệp thải ra hàng nghìn tấn chất thải, bao

gồm khí thải, nước thải, chất thải rắn... Hiện nay, việc quản lý chất thải nói chung của
các khu công nghiệp sao cho không gây tác động tiêu cực tới môi trường và con người
đang là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội. Ở nhiều quốc gia,
các cơ quan quản lý và xử lý chất thải được thành lập, song hiệu quả về kinh tế và môi
trường sinh thái của các hoạt động này vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp.
Cụm công nghiệp tập trung của 3 công ty cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long
và Xà phòng Hà Nội nằm ngay trên đường Nguyễn Trãi gần ngã tư sở với các khu tập
thể dân cư đông đúc. Mật độ khí thải ra của nhà máy thải ra môi trường hàng ngày rất
lớn. Ba công ty sản xuất ba lĩnh vực khác nhau, mỗi công ty một tác động. Công ty cao
su và thuốc lá hàng ngày thải ra rất nhiều bụi than và mùi khét, riêng công ty xà phòng
không chỉ thải ra mùi, bụi mà còn là hóa chất thừa chảy tràn cống rãnh. Đặc biệt là khí
thải của nhà máy thuốc lá thăng long, nước thải của nhà máy xà phòng, cao su. Lượng
khí độc và nước thải ra cao quá mức cho phép rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
hoạt, sức khỏe của con người. Rất nhiều người dân xung quanh đã bị các bệnh bề
đường hô hốp, ung thư … Không những thế, những chất thải này còn ảnh hưởng đến
Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 4


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

sức khỏe của hàng ngàn sinh viên đang theo học tại các trường Đại học trên địa bàn
Phường như: Khoa học xã hội và nhân văn và trường Đại học khoa học tự nhiên. Chỉ
cần đi ngang khu công nghiệp này chúng ta cũng có thể phát hiện ra rõ rệt mùi của nhà
máy thuốc lá thăng long thải ra, mùi cao su mới được đưa vào chế biến … Hiện đã có
rất nhiều biện pháp của các nhà máy đưa ra nhưng không thể làm cho tình hình được
cải thiện, trước tình hình đó thì người dân địa phương ở xung quanh đó đã phản đối
kịch liệt việc các công ty làm ô nhiễm môi trường. Cũng đã có những cuộc biểu tình
của dân cư địa phương nhưng vẫn chưa hiệu quả .sự việc này cực kì cấp thiết cần được

các cấp các ngành vào cuộc... Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng
môi trường khu công nghiệp Cao – Xà – Lá trên địa bàn Hà Nội là vô cùng cần thiết.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực khu công nghiệp Cao su – Xà phòng – Thuốc lá cũ và xung quanh với
các nguồn thải có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, nước và
chất thải rắn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng môi trường khu vực cụm công nghiệp Cao su – Xà phòng – Thuốc lá
thuộc địa bàn phường Thượng Đình, Thành phố Hà Nội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu
về các vấn đề nghiên cứu.
Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên
quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội... trong báo cáo quy
hoạch sử dụng đất của địa phương.
Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh, thành phố.
1.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trực tiếp đến tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại
các số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét đúng đắn về
hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát.
1.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích kết quả
Đối với dữ liệu đã thu nhập thì trước khi tiến hành phân tích dữ liệu cần được
sàng lọc và xác minh tính chính xác và tin cậy của dữ liệu. các dữ liệu thứ cấp cần
được giám sát việc sàng lọc dữ liệu chặt chẽ hơn vì các dữ liệu thứ cấp thường nhiều,
tràn lan, có nhiều thông tin sai lệch hoặc nhiều thông tin đã cũ không còn sử dụng
được nữa.
Nhóm 7 – Lớp 11M


Page 5


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC THỰC HIỆN
(Phần bài làm của Nguyễn Thị Hiền )
2.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Khu công nghiệp Thượng Đình bao gồm các cơ sở sản xuất nằm trên một khu
vực gồm toàn bộ lãnh thổ phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam,
Thanh Xuân Trung, Hạ Đình, đan xen một ít với phường Khương Đình, Khương
Trung, Kim Giang, Nhân Chính, xã Trung Văn (huyện Từ Liêm), xã Tân Triều (huyện
Thanh Trì).

Phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung trong nghiên cứu hoàn toàn nằm
lọt trong khu công nghiệp và là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của khu công nghiệp.
Phường Thanh Xuân Bắc với diện tích 4,08 km2, có 5011 hộ gia đình với số nhân
khẩu là 19055, tiếp giáp với các phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Nhân
Chính, xã Trung Văn (huyện Từ Liêm).
Phường Thanh Xuân Trung với diện tích 1,07 km2, có 4160 hộ gia đình với số
nhân khẩu là 17098, tiếp giáp với các phường Thượng Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân
Bắc, Hạ Đình.
Đường Nguyễn Trãi chạy qua khu công nghiệp Thượng Đình, dọc theo hai
phường Thanh Xuân Bắc và Trung, từ Ngã Tư Sở vào thị xã Hà Đông. Đây là tuyến
đường có mật độ giao thông qua lại rất đông, đặc biệt vào giờ cao điểm và cũng là
nguồn gây ô nhiễm lớn, nhất là bụi.
Khu công nghiệp Thượng Đình được xây dựng từ năm 1957, hạt nhân ban đầu là
nhà máy Trung quy mô và cụm nhà máy Cao – Xà – Lá (Cao su Sao Vàng, Xà phòng
Hà Nội, Thuốc lá Thăng Long). Sau đó mở rộng dần có đến 45 nhà máy xí nghiệp lớn

nhỏ. Quá trình đô thị hóa khiến cho khu dân cư lấn dần vào khu công nghiệp và hiện
Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 6


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

tại nhiều nhà dân đang ở xen kẽ với các nhà máy này. Hoạt động của các nhà máy ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của dân cư xung quanh nên đã có một
số nhà máy phải đón cửa hoặc buộc phải di dời. Hiện nay tại địa bàn khu công nghiệp
Thượng Đình còn lại hơn 30 cơ sở sản xuất với các nhóm ngành nghề chủ yếu: cơ khí,
vật liệu và kết cấu xây dựng, dệt – may – giầy, thực phẩm – thuốc lá, công nghiệp hóa
chất... Một số nhà máy lớn tiêu biểu như: Nhà máy Cao su Sao Vàng, công ty Thuốc lá
Thăng Long, công ty Xà phòng Hà Nội, nhà máy bóng đèn – phích nước Rạng Đông,
nhà máy Công cụ số 1, xí nghiệp giày vải Thượng Đình, xí nghiệp dệt kim Mùa
Đông...
2.2. Hiện trạng môi trường
2.2.1. Công ty thuốc lá Thăng Long

Hình 1: Công ty thuốc lá Thăng Long
Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 7


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

Nguồn khí thải của nhà máy sinh ra làm ô nhiễm không khí xung quanh khu dân
cư. Thành phần chủ yếu là nicotin, VOC, CO2, NO... Ngoài ra nhà máy còn làm ảnh

hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm...
2.2.2. Công ty xà phòng Hà Nội

Hình 2: Công ty xà phòng Hà Nội
Nhà máy thải khí độc, nước thải độc thải ra xung quanh môi trường làm ô nhiễm
trầm trọng...
2.2.3. Công ty cao su Sao Vàng

Hình 3: Công ty cao su Sao Vàng
Là một công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm có ích cho đời sống, tuy nhiên nó
cũng gây ra những vấn đề môi trường đáng quan tâm: chưa có hệ thống xử lý nước
thải, mùi, khí...

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 8


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

Nồng độ các khí NO2, CO, SO2 vẫn tiếp tục tăng hoặc không giảm và lớn hơn.
Năm 2002 khí SO2 cao gấp 1,94 lần trung bình 7 năm (từ 1996 đến năm 2002), khí CO
cao gấp 1,93 lần trung bình năm và cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Ô nhiễm bụi: Bụi tổng lơ lửng trung bình các năm (từ 1996 đến năm 2002) đều
cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Các loại bụi có kích thước nhỏ hay hô hấp chiếm tỷ lệ
lớn. bụi PM10 chiếm tỷ lệ từ 30% tổng bụi lư lửng vào mùa mưa, đến 87% vào mùa
khô. Trong bụi PM10 thì bụi PM25 chiếm tỷ lệ từ 50% vào mùa mưa đến 66% vào mùa
khô. Nồng độ các loại bụi thường về mùa khô cao hơn mùa mưa.
Tương ứng với tình trạng ô nhiễm này là tỷ lệ mắc các tổn thương đường hô hấp
và hội chứng SBS – những tổn thương điển hình do hậu quả ô nhiễm không khí – của

cư dân tại hai phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung và khu công nghiệp
Thượng Đình.

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 9


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

2.3. Dây chuyền công nghệ của các công ty
2.3.1. Dây chuyền công nghệ của công ty thuốc lá Thăng Long

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 10


Bỏo cỏo thc tp quan trc v x lý s liu mụi trng

2.3.2. S dõy chuyn cụng ngh ca cụng ty sao su Sao Vng
Chuẩn bị hoá chất
và các chất đơn

Chuẩn bị cao
su nguyên liệu

Hn luyn
(cao su húa cht v
cỏc cht n)


Can trỏng ct thnh
hỡnh ng vi

Nhit luyn

ép bọc tanh thành
hình tanh

Thành hình bán thành
phẩm săm, lốp

Ni hi

Lu húa

Kim tra cht lng kho
thnh phm

Nguyờn lý cụng ngh:
Cụng ngh sn xut cỏc sn phm cao su v c bn l mt cụng ngh ớt thay i,
nu cú ch l s ci tin hay thay i v thnh phn phi liu cao su v thit b.
sn xut ch phm cao su, m õy l cỏc loi sm lp, thỡ cụng ngh in
hỡnh l: Cao su khi (cao su sng: t nhiờn hoc nhõn to Butadien, isopren... ) húa
cht v ph gia nh: than en, xỳc tin... phi tri qua mt quỏ trỡnh trn v x lý nhit
to ra mt m cao su ng nht quỏ trỡnh ny c gi l quỏ trỡnh luyn. Cao su
sau khi luyn c ph lờn cỏc ct mang khỏc nhau (tanh, vi mnh) to hỡnh cn
thit ca sn phm, cui cựng chỳng c chuyn sang giai on lu húa sn phm,
tc l chuyn trng thỏi ca cao su t mch thng sang mch khụng gian, to ra nhng
tớnh cht c lý theo yờu cu ca sn phm nh: chu mi mũn, va p, n hi... do

tỏc dng ca lu hunh v ph gia vi mch cao su nhit v ỏp sut thớch hp.


2.3.3. S dõy chuyn cụng ngh ca cụng ty X phũng H Ni
Thuyt minh quy trỡnh
Nguyờn liu chớnh l nhng ht x bụng chim 85%, cũn li l cỏc nguyờn liu
ph bao gm: nc v cỏc dng cht, hng, mu... chim 15%.
u tiờn ta cõn ht x bụng vi trng lng ó tớnh trc theo n cụng ngh v
cỏc nguyờn liu ph khỏc. Tin hnh trn u ht x bụng v cỏc ph liu bng mỏy
trn nhm mc ớch lm ng u cỏc nguyờn liu.
Thụng thng mi m x bụng khong 300kg. Sau khi ht x bụng c cõn
xong ta cho vo mỏy trn. Tip theo cho hng, mu vo ht x bụng thm u
hng v cú mu sc theo yờu cu. Mu thng c s dng phi tan trong du nờn
ta phi hũa tan mu vo hng bờn ngoi trc khi a vo mỏy trn.


Nhúm 7 Lp 11M

Page 11


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

Ta tiến hành trộn đều màu và hương để nguyên liệu phân tán đều màu vào hạt xà
bông khoảng 10 phút. Sau đó thêm nước vào để bổ sung độ ẩm cho nguyên liệu. Tiếp
tục cho các phụ gia vào như glyceryl. TiO 2, chất bảo quản,... vào trộn đều trong vòng
20 phút. Lúc này các nguyên liệu và hạt xà bông sẽ tạo thành một khối đồng nhất dạng
paste.
Nguyên phụ liệu sau khi trộn xong sẽ được băng tải chuyển qua máy cán 3 trục.
Tại đây xà bông sẽ được cán mỏng ra để làm tăng độ đồng đều và đồng nhất về màu

sắc, và hương phân tán đều.
Nguyên liệu sau khi được cán mỏng sẽ được băng tải đưa vào máy đùn trục vít để
tạo thành những thanh xà bông cứng nhờ lực nén của máy. Băng tải sẽ đưa xà bông đã
cán vào nơi nhập liệu và máy đùn, sau khi đùn xong thanh xà bông sẽ được cắt thành
nhưng thanh cục, hoặc hình dạng thích hợp tùy theo yêu cầu của sản phẩm.
Sau khi cắt thành những thanh xà bông có trọng lượng và kích thước thích hợp
băng tải sẽ chuyển những thanh xà bông đó qua máy dập khuôn để định hình kiểu
dáng sản phẩm.
Sản phẩm sau khi đã hoàn chỉnh về hình dáng sẽ được chuyển qua khâu đóng
gói, công nhân sẽ cho những cục xà bông vào hộp giấy và đóng gói vào thùng.
Sau khi hoàn tất các công đoạn, xà bông thành phẩm sẽ được cho vào kho và chờ
ngày xuất xưởng.

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 12


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

2.4. Cơ sở pháp lý (Phần bài làm của Cao Đình Khoa)
Luật bảo vệ môi trường 2005
Thông tư 21:2012/TT-BTNMT: Thông tư hướng dẫn bảo đảm chất lượng và
kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường
Thông tư 29: 2011/TT-BTNMT : Quy định quy trình quan trắc môi trường
nước mặt lục địa
Thông tư 28 : 2011 /TT-BTNMT : Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi
trường không khí xung quanh và tiếng ồn
QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh
QCVN 06 : 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh
QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt
QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và chất vô cơ
QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ
QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối
với bùn thải từ qua trình xử lý nước.
QCVN 01:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế
biến cao su thiên nhiên.
Các tiêu chuẩn quy chuẩn quy định hoạt động lấy mẫu:
TCVN 633-1:2011 phần 1 : hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu
TCVN 5992:1995(ISO 5667-2:1991) – hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) – hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân
tạo
TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) – hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối
TCVN5999:1995(ISO 5667-10:1992) – hướng dẫn lấy mẫu nước thải
Các tiêu chuẩn quy định hoạt động bảo quản và vận chuyển mẫu:
TCVN 663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) – hướng dẫn và bảo quản mẫu
TCVN 6663-13:2000 (ISO 5667-13:1997) hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước
thải và bùn liên quan
TCVN 6663-14:2000 (ISO 5667-14:1998) hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và
xử lý mẫu nước môi trường
Các tiêu chuẩn quy định hoạt động phân tích trong phòng thí nghiệm:
Nhóm 7 – Lớp 11M


Page 13


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

Phương pháp phân tích tùy thuộc vào mục tiêu chất lượng đề ra, phân tích các
thông số phải tuân theo một trong những phương pháp quy định cụ thể trong các tiêu
chuẩn tương ứng. Đối với các phương pháp theo tiêu chuẩn quốc tế khác hoặc phương
pháp theo tiêu chuẩn của bộ ngành cũng như phương pháp nội bộ, trước khi sử dụng
cần phải được các cơ quan quản lý chương trình quan trắc môi trường phê duyệt, chấp
thuận bằng văn bản.
Bảng 1: Các thông số quan trắc
STT
1.

Thông số
Nhiệt độ

2.

pH

3.

Mùi

4.

Độ màu (Pt-Co ở pH=7)


5.

BOD5 (20OC)

6.

COD

7.

Chất rắn lơ lửng (SS)

8.

Asen

9.

Thủy ngân

10.

Chì

11.

Cadimi

12.


Crom (VI)

13.
14.
15.
16.

Crom (III)
Đồng
Kẽm
Niken

17.

Mangan

18.

Sắt

Nhóm 7 – Lớp 11M

Tiêu chuẩn, phương pháp xác định, phân tích
TCVN 4557:1988
TCVN 4559:1998
TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994)
APHA 4500-H+B
APHA 2150B
TCVN 6185:2008
ISO 7887:1994

2120 C,D,E
TCVN 6001-1:2008
APHA – 5210B
TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989
APHA - 5220
TCVN 4560:1988
TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997)
APHA – 2540D
TCVN 6626:2000
ISO 11969:1996
EPA 6010B
APHA 3500 - As
TCVN 7877:2008 (ISO 5666-1999)
TCVN 5990:1995
TCVN 7724:2007
TCVN 6193:1996 chất lượng nước – xác định
coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương
pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
TCVN 6197:1996
TCVN 6658:2000 chất lượng nước – xác định
crom hóa trị sáu – phương pháp trắc quang dùng
1,5 – diphenylcacbazid
TCVN 6494-3:2000
TCVN 6193:1996
TCVN 6193:1996
TCVN 6193:1996
TCVN 6002:1995 (ISO 6333-1986) chất lượng
nước – xác định mangan – phương pháp trắc
quang dùng fomaldoxim
TCVN 6177:1996 (ISO 6332-1988) chất lượng


Page 14


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

19.

Thiếc

20.

Xianua

21.

Phenol

22.

Dầu mỡ khoáng

23.

Dầu động thực vật

24.

Clo dư


25.

PCB

26.
27.

Hóa chất bảo vệ thực vật
lân hữu cơ
Hóa chất bảo vệ thực vật
có clo

28.

Sunfua

29.
30.
31.
32.

Florua
Clorua
Amoni (tính theo Nito)
Tổng Nito

33.

Tổng photpho


34.
35.
36.

Coliform
Tổng hoạt độ phóng xạ α
Tổng hoạt độ phóng xạ β

Nhóm 7 – Lớp 11M

nước- xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ
dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin
APHA 3500-Sn
TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1-1984) Chất lượng
nước – xác định xianua tổng
TCVN 6216:1996 (ISO 6439-1990) chất lượng
nước – xác định chỉ số phenol – phương pháp
trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng
cất
TCVN 5070:1995 chất lượng nước- phương pháp
khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu
mỏ.
Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực vật thực
hiện theo US EPA Melthod 1664 Extraction and
gravimetry
TCVN 6225-3:1996 Chất lượng nước- xác định
clo tự do và clo tổng số. Phần 3 – phương pháp
chuẩn độ iot xác định clo tổng số
APHA 6431
EPA 605

EPA Methol 614
EPA 608
EPA 8081A
TCVN 4567:1988 Chất lượng nước – phương
pháp xác định hàm lượng sunfua và sunfat
TCVN 6494:1999
TCVN 6225-3:1996
TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984)
TCVN 6638:2000
TCVN 6202:1996
APHA 4500-P
TCVN 6187-1:2009
TCVN 6053:1995
TCVN 6219:1995

Page 15


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
3.1. Quan trắc môi trường không khí (Phần bài làm của Mai Quang Khải và Hồ
Trà Sang)
3.1.1. Mục tiêu quan trắc
- Xác định mức độ ô nhiễm không khí của cụm công nghiệp Cao su – Xà phòng Thuốc lá, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đông .
- Xác định mức độ ảnh hưởng các nhóm nguồn thải nguồn thải cụm công nghiệp Cao
su - Xà phòng - Thuốc lá tới chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo thời gian và không gian
của cụm công nghiệp Cao su – Xà phòng - Thuốc lá.
3.1.2. Thiết kế chương trình quan trắc

3.1.2.1. Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc thì kiểu quan trắc là: quan trắc môi trường tác động
3.1.2.2. Địa điểm và vị trí quan trắc
a. Địa điểm quan trắc

Hình 4: Địa điểm quan trắc
Chia khu vực xung quanh cụm công nghiệp thành các lưới tọa độ. Mỗi mắt tọa độ là
hình vuông có kích thước
Các điểm cần đo nằm chính giữa các mắt lưới đã đánh dấu
Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 16


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

Các vị trí quan trắc không khí:
K1 tọa độ: 20°59'44.7"N 105°48'31.1"E
K2, 20°59'41.3"N 105°48'46.0"E
K3, 20°59'51.7"N 105°48'49.5"E
K4, 20°59'41.3"N 105°48'46.0"E
K5, 20°59'51.5"N 105°48'37.3"E
K6, 20°59'40.3"N 105°48'23.6"E
3.1.2.3. Thông số quan trắc
a) Các nguồn khí thải từ cụm công nghiệp Cao – Xà – Lá:
Khí
thải
trong
quá
trình

sản
xuất
cao
su:
Mùi hôi, khí formaldehyde, khí Amoniac, các axit béo bay hơi thoát ra hóa chất dùng
trong
chống
đông
chính
của
quá
trình
sản
xuất
mủ
kem.
Khí
acid
sunfuaric
trong
quá
trình
làm
đông
tụ.
Ô nhiễm bụi, khí thải COX, NOX, SO2 của lò hơi trong quá trình lưu hóa cao su
thoát ra. nicotin, fomandehit, axeton, asen, xyanua, hydrocacbon vòng thơm...
b) Các thông số cơ bản được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí
xung quanh là:
- Các thông số bắt buộc đo đạc tại hiện trường: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ,

độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời;
- Các thông số khác: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nitơ oxit (NOx),
cacbon monoxit (CO), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn
hoặc bằng 10 µm (PM10), chì (Pb);
3.1.2.4. Thời gian và tần suất quan trắc
a) Thời gian quan trắc phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mục tiêu quan trắc;
- Thông số quan trắc;
- Tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc;
- Yếu tố khí tượng
- Thiết bị quan trắc;
- Phương pháp quan trắc được sử dụng là chủ động hay bị động;
- Phương pháp xử lý số liệu;
- Độ nhạy của phương pháp phân tích.
(Dự tính khoảng 1 ngày)
Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 17


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

b) Tần suất quan trắc
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 06 lần/năm.
- Lấy mẫu trong 1 ngày đêm liên tục 24h, cách 2h lấy 1 lần, có 12 mẫu
3.1.2.5. Lập kế hoạch quan trắc
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung sau:
a)Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ
tham gia;
Bảng 2: Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc

Nhân lực thực hiện quan trắc

Phân công nhiệm vụ

1 Nguyễn Thị Hiền

Ghi số liệu

2 Cao Đình Khoa

Chuẩn bị dụng cụ thiết bị ,Lấy mẫu

3 Mai Quang Khải

Chuẩn bị dụng cụ thiết bị ,Lấy mẫu

4 Vũ Ước Nguyện

Ghi số liệu

5 Hồ Trà Sang

Ghi số liệu

6 Nguyễn Văn Thành

Chuẩn bị dụng cụ thiết bị ,Lấy mẫu

7 Lê Khánh Hoàng


Chuyển mẫu

b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường
Phòng thí nghiệm phân tích môi trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích
trong phòng thí nghiệm;
Bảng 3: Trang thiết bị dụng cụ, hoác chất quan trắc tại hiện trường.
Thiết bị, dụng cụ

Thông
số

SO2

CO

Tên

Hóa chất
Số
lượng

Tên

-Ống dẫn mẫu,

6

-Hỗn hợp khí hiệu chuẩn SO2,


-Bộ lọc bụi tại đầu lấy mẫu,

6

-Khí “không”

-Máy phân tích đo SO2 bằng
huỳnh quang tia UV

6

-Cột sắc kí

6

-Hydro Không khí Nitơ Hêli

-Lò chuyển hóa

6

-Tổ hợp lò chuyển hóa

6

-Các hỗn hợp khí chuẩn Mêtan
Cacbon monovit

-Hệ thống nạp mẫu


6

Nhóm 7 – Lớp 11M

Số
lượng

-Nguyên vật liệu cho chuyển hoá
và sắc kí khí.

Page 18


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường
-Niken hydrat và hexahydrat
Đầu lấy mẫu
-Ống thủy tinh bosilicat, thép
-không gỉ hoặc ống
-polytetrafloetylen có đường
kính trong xấp xỉ 6 mm

NO2

-Nước không nitrit
-N-(1-naphty)etylendiamin
dihydroclorua, dung dịch gốc 0,5
g/l
Dung dịch hấp thụ
-Hòa tan 5,0 g axit sulfanilic
(C6H4SO3HNH2) trong khoảng

600 ml nước không nitrit (4.1) và
50 ml axit axetic làm nóng nếu
cần, trong bình định mức có dung
tích 1000 ml. Làm nguội dung
dịch đến nhiệt độ phòng, thêm
100 ml dung dịch N-(1-naphty)etylendiamin dihydroclorua (4.2)
Thuốc thử dùng để chuẩn bị đồ thị
chuẩn
-Dung dịch nitrit, ρNO2 = 250 mg/l
-Dung dịch nitrit, ρNO2 = 2,5 mg/l

O3

Chì
bụi

Bụi

-Máy phân tích ôzôn của
không khí xung quanh kiểu
trắc quang UV

-Đường lấy mẫu, làm bằng vật
liệu trơ với ôzôn như thuỷ tinh
hoặc polyme flurocacbon

-Thiết bị để hiệu chuẩn theo
qui trình chuẩn đầu

-Cái lọc bụi và giá đỡ


Thiết bị lấy mẫu
Cái lọc để lấy mẫu có thể là
dạng màng hoặc dạng sợi
thuỷ tinh. Cái lọc mới (chưa
lấy mẫu) phải có hàm lượng
chì tối đa thấp hơn so với
lượng tối thiểu có thể đo
được theo quy trình hấp thụ
nguêyn tử được sử dụng

Nước cất hoặc nước đã loại ion

-Khí zero(Khí zero phải không có
ôzôn)
-Axit nitric (HNO3) đậm đặc
ρ20 = 1,42g/ml
-Axit nitric, loãng khoảng 0,1
mol/l

-Đầu lấy mẫu
-Lưu lượng kế
đồng hồ đo lưu lượng
-Máy hút không khí;
-Đồng hồ bầm giây;
-Panh gắp bằng kim loại

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 19



Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường
không rỉ, đầu bằng nhựa hoặc
bịt nhựa không có răng hoặc
mấu.

d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi
trường;
đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
Bảng 4: Các loại mẫu cần lấy, thể tích và thời gian lưu
Mẫu cần lấy

Thể tích mẫu

Thời gian lưu

Mẫu trắng hiện trường
Mẫu lặp hiện trường
Mẫu trắng vận chuyển
Mẫu trắng thiết bị
Mẫu trắng phương pháp

Mẫu được bảo quản lạnh ở
nhiệt độ 50C không quá 24h

Mẫu chuẩn thẩm tra
Mẫu lặp phòng thí nghiệm
Mẫu thêm chuẩn
Mấu chuẩn đối chứng


e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
Bảng 5: Các thông số quan trắc
STT

Thông số

1

SO2

2

CO

3

NO2

4

Chì bụi

5

Bụi

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
• TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);
• TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980)

• TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989);
• TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000)
• TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998);
• TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985)
• TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)
• TCVN 5067:1995

g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 20


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc
môi trường.
3.1.3. Thực hiện quan trắc
3.1.3.1. Công tác chuẩn bị: trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị
như sau:
a) Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy mẫu;
b) Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết;
c) Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các thiết bị
và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường;
d) Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu;
đ) Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy định;
e) Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu;
g) Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động;
h) Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;

i) Chuẩn bị cơ sở lưu trú cho các cán bộ công tác dài ngày;
k) Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu có liên quan khác.
3.1.3.2. Lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường
a) Tại vị trí lấy mẫu, tiến hành đo các thông số khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí
quyển, tốc độ gió và hướng gió) tại hiện trường;
b) Căn cứ vào vào mục tiêu chất lượng số liệu, phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu
không khí phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 6. Phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thông số

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
· TCVN 7726:2007 (ISO10498:2004);
SO2
· TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);
· TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980).
CO
· TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989)
NO2
· TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998)
· TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993);
O3

· TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998)
Chì bụi
· TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)
Bụi
· TCVN 5067:1995
·
Theo các quy định quan trắc khí tượng của Tổng
cục Khí tượng Thuỷ văn.
Các thông số khí tượng
·
Theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc
khí tượng của các hãng sản xuất.

b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia về đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện
trường tại Bảng 1 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đã quy định tại Bảng 1
hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn;
c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo
các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất
lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 21


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

3.1.3.3. Bảo quản và vận chuyển mẫu
a) Phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc và kỹ thuật phân tích
mẫu tại phòng thí nghiệm. Mẫu lấy xong phải phân tích ngay, nếu không thì mẫu phải
được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC không quá 24 giờ;

b) Đối với các mẫu lấy theo phương pháp hấp thụ, dung dịch đã hấp thụ được chuyển
vào lọ thuỷ tinh có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận vào thùng bảo
quản lạnh;
c) Đối với mẫu CO, lấy theo phương pháp thay thế thể tích, dụng cụ đựng mẫu phải
được sắp xếp gọn gàng, không chèn lên nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm tránh bị
vỡ và hạn chế rò rỉ;
d) Đối với mẫu bụi, mẫu được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào hộp
kín và bảo quản ở điều kiện thường;
3.1.3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm
a) Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, việc phân
tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định trong Bảng 2
dưới đây:
Bảng 7. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm
STT
1 SO2
2

CO

3

NO2

4
5

Chì bụi
Bụi

Thông số

·
·
·
·
·
·
·
·

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);
TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980)
TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989);
TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000)
TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998);
TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985)
TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)
TCVN 5067:1995

b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số quy định tại
Bảng 2 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Bảng 2 hoặc các tiêu
chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn;
c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm thực
hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm
chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
3.1.4. Xử lý số liệu
- Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và phân tích
môi trường. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản, nhật ký lấy mẫu tại hiện
trường, biên bản giao nhận mẫu, biên bản kết quả đo, phân tích tại hiện trường, biểu
ghi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm,…) số liệu của mẫu QC (mẫu trắng, mẫu

lặp, mẫu chuẩn,…);
- Xử lý thống kê: Căn cứ theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê
có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau nhưng phải có các thống

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 22


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt
chuẩn...);
- Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở kết quả
quan trắc, phân tích đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên
quan.
3.1.5. Nhận xét đánh giá chất lượng môi trường
Việc nhận xét, đánh giá chất lượng môi trường được đưa ra sau chương trình quan
trắc, phân tích và xử lí số liệu.
Từ kết quả phân tích và xử lí số liệu, tiến hành so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn
về chất lượng hiện hành, từ đó rút ra các kết luận về các vấn đề về môi trường, bao
gồm đạt chất lượng hay vượt quá chất lượng tiêu chuẩn, chuyển thành ngưỡng ô nhiễm
hoặc là các chỉ tiêu còn dưới tiêu chuẩn cho phép.
3.2. Quan trắc môi trường nước (Phần bài làm của Cao Đình Khoa và Nguyễn
Văn Thành)
3.2.1. Mục tiêu quan trắc
Với mục đích bảo vệ môi trường nước và sức khỏe con người, cần lựa chọn
các thông số cần phân tích dựa trên những nghiên cứu và kết quả đánh giá tác động
môi trường. Chương trình quan trắc sẽ chủ yếu tập trung vào các giá trị thải lượng
công nghiệp trung bình qua các mùa khác nhau (mùa mưa hoặc mùa khô). Một số

đợt quan trắc sẽ được tiến hành để có các kết quả thống kê đại diện nhưng không
nhất thiết phải quan trắc trong nhiều ngày liên tục. Tuy nhiên để theo dõi được các
mức dao động đại diện của các dòng thải thì cần phải quan trắc trong hai hoặc ba
ngày liên tiếp. Cuối cùng, cần lưu ý thêm một số điểm khi tiến hành các đợt quan
trắc nhằm hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước.
a. Tuân thủ các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường
Một chương trình quan trắc có thể được tiến hành để đánh giá sự tuân thủ các
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó, quan trắc nước
thải công nghiệp nói riêng và nước thải nói chung còn được tiến hành nhằm triển
khai thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định
04/2007/NĐ-CP.
b. Bảo vệ môi trường thủy sinh và sức khỏe con người
Các nguồn thải chứa một lượng lớn các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh
học (hàm lượng BOD5 hoặc các chỉ số quan trọng khác của dòng thải cao) sẽ
nhanh chóng làm cạn kiệt lượng oxy hòa tan trong các hồ ao và sông ngòi tiếp nhận
nước thải, gây ra mối đe dọa trước mắt đối với hệ sinh thái dưới nước. Trong hầu
hết các trường hợp, các thông số phân tích thông thường như BOD5 và COD
thường được dùng để đánh giá đặc trưng của các dòng thải. Các chỉ tiêu dinh dưỡng
Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 23


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

như hàm lượng nitơ tổng, phốtpho tổng cũng được sử dụng như các thông số phổ
biến nhằm đánh giá mức độ tác động lên hệ thực vật dưới nước.
Ngoài ra, phải lưu ý đến dòng thải chứa các độc tố công nghiệp để bảo vệ lâu
dài cả môi trường nước lẫn sức khỏe con người
c. Quan trắc phục vụ các hoạt động Sản xuất sạch hơn

Chương trình quan trắc môi trường công nghiệp còn được sử dụng để hỗ trợ
các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng suất thông qua các chương trình
phòng ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn. Những chương trình quan trắc kế tiếp có
thể hỗ trợ cho việc cải thiện quá trình sản xuất và đánh giá những lợi ích về kinh
tế và môi trường. Quan trắc dòng thải công nghiệp còn được tiến hành đối với các
cơ sở đã được công nhận đạt chuẩn ISO 14001 hay đối với các cơ sở đề nghị công
nhận đạt chuẩn ISO 14001.
Các mối quan hệ với cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng khi tiến hành các
bước chuẩn bị và việc hợp tác chặt chẽ với các cơ sở công nghiệp là điều kiện cần
thiết để có thể đạt được những mục tiêu quan trắc. Các mục tiêu của chương trình
quan trắc phải được trình bày minh bạch bằng văn bản và gửi tới các thành viên để
thảo luận trước khi tiến hành quan trắc tại hiện trường. Việc phối hợp với các cơ sở
công nghiệp sẽ tránh được các vấn đề phát sinh như:
- Chọn sai điểm xả thực trong trường hợp cơ sở công nghiệp có một số điểm
thải cuối đường ống, dòng thải bị pha loãng, cố ý ngừng hoạt động sản xuất để bảo
dưỡng ngoài kế hoạch trong suốt thời gian quan trắc.
Đối với các chương trình sản xuất sạch hơn, cần theo dõi và ghi lại mức dao
động của lưu lượng và nồng độ. Các dữ liệu thu thập được (quá trình sản xuất, sơ đồ
mạng lưới đường ống thoát nước) qua các đợt khảo sát sơ bộ cũng quan trọng không
kém so với các kết quả quan trắc. Các nghiên cứu liên quan đến quá trình sản xuất
công nghiệp cũng rất hữu ích trong việc xác định và tập trung vào các nguồn gây ô
nhiễm chủ yếu. Các giải pháp cải tiến công nghệ cần phải được thiết kế và đề xuất
bằng những luận cứ thuyết phục.
d.

Kiểm soát và đánh giá hiệu quả xử lý nước thải

Ngày càng có nhiều nhà máy xử lý nước thải được vận hành ở Việt Nam, đặc
biệt để xử lý nước thải công nghiệp trong các khu công nghiệp và doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài. Hiệu quả xử lý của các nhà máy này cần phải được đánh giá bởi nhiều

lý do. Các nhà máy trong khu công nghiệp phải tiến hành xử lý sơ bộ trước khi thải
ra hệ thống cống thải chung. Các trạm xử lý sơ bộ và nhà máy xử lý chung của toàn
khu công nghiệp đều kiểm soát quá trình xử lý một cách biệt lập nhằm phát hiện
những trạm có trục trặc và đề xuất giải pháp, nâng cao tính tuân thủ các quy định bảo
vệ môi trường.
Khuynh hướng chung cho thấy rằng các trạm xử lý ở Việt Nam, vì lý do kinh tế,
thường rút ngắn thời gian sục khí (tiết kiệm năng lượng) và liều lượng hóa chất (giảm
Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 24


Báo cáo thực tập quan trắc và xử lý số liệu môi trường

chi phí chất keo tụ và chất trợ keo tụ) mặc dù làm như vậy sẽ giảm hiệu quả xử lý.
Thực hiện các chương trình quan trắc thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn các hành vi
này.
e. Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nước
f. Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường và phát triển kinh tế
3.2.2. Thiết kế chương trình quan trắc: kiểu quan trắc, địa điểm và vị trí quan trắc,
thông số quan trắc, thời gian và tần suất quan trắc
3.2.2. Thực hiện chương trình quan trắc
3.2.3. Xử lý số liệu
3.2.4. Nhận xét đánh giá chất lượng môi trường

Nhóm 7 – Lớp 11M

Page 25



×