Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Phát Triển Năng Lực Cảm Thụ Văn Học Cho Học Sinh Lớp 11 Qua Dạy Học Truyện Việt Nam Hiện Đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ KIM DUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA DẠY HỌC
TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ KIM DUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA DẠY HỌC
TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Hiền

HÀ NỘI – 2020




LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tác giả xin cảm ơn các giảng viên Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại
học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tác giả những tri thức
chuyên môn quý giá trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Thu Hiền – ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả hết sức tận tình trong quá trình nghiên cứu
đề tài luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên để tác giả có thể hoàn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng song năng lực và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn
chế nên nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2020
Tác giả

Lê Thị Kim Dung

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

STT

Viết đầy đủ


1

CTVH

Cảm thụ văn học

2

CT

Chƣơng trình

3

CTGDPT

Chƣơng trình giáo dục phổ thông

4

CTTT

Chƣơng trình tổng thể

5

DHTH

Dạy học tích hợp


6

ĐHGD

Đại học Giáo dục

7

ĐHSPHN

Đại học Sƣ phạm Hà Nội

8

ĐHSPTPHCM Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh

9

ĐC

Đối chứng

10

GD

Giáo dục

11


GV

Giáo viên

12

HS

Học sinh

13

NL

Năng lực

14

NXB

Nhà xuất bản

15

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

16


TPVH

Tác phẩm văn học

17

TN

Thực nghiệm

18

TNVH

Tiếp nhận văn học

19

THPT

Trung học phổ thông

20

VB

Văn bản

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các yếu tố của truyện ...............................................................................35
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát giáo viên ........................................................................39
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát học sinh .........................................................................41
Bảng 2.1. Tóm tắt cốt truyện .....................................................................................63
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm lớp đối chứng .......................................................108
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm lớp thực nghiệm ...................................................109

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mạng nhện phù hợp khi tóm tắt cốt truyện vòng tròn ...................63
Sơ đồ 2.2. Khái quát tính cách nhân vật ...................................................................65
Biểu đồ 3.1. So sánh đối chiếu kết quả thực nghiệm lớp đối chứng .......................109
Biểu đồ 3.2. So sánh đối chiếu kết quả thực nghiệm lớp thực nghiệm ...................109

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ............................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Những đóng góp của đề tài .....................................................................................7
7. Dự kiến cấu trúc luận văn .......................................................................................8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .....................................................9
1. 1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................9
1.1.1. Năng lực cảm thụ văn học .................................................................................9
1.1.2. Tiếp nhận văn học và quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn học trong nhà
trƣờng ........................................................................................................................12
1.1.3. Phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực cảm thụ văn học .......19
1.1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 11 ...............................................................28
1.1.5. Truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945............................................30
1.1.6. Biểu hiện của năng lực cảm thụ văn học của học sinh qua đọc truyện Việt
Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945. ..........................................................................36
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................37
1.2.1. Mục tiêu dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 trong
Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006 .............................................37
1.2.2. Thực trạng dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho học
sinh lớp 11 ở trƣờng THPT hiện nay ........................................................................38

v


1.2.3. Yêu cầu của Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 về dạy học
truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho học sinh lớp 11 .......................42
Tiểu kết Chƣơng 1 .....................................................................................................44
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC

CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA DẠY HỌC TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ....45
2.1. Xác định mục tiêu dạy học truyện Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho
học sinh lớp 11 theo định hƣớng phát triển năng lực cảm thụ văn học ....................45
2.1.1. Định hƣớng chung ...........................................................................................45
2.1.2. Mục tiêu ..........................................................................................................45
2.2. Các biện pháp phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy
học truyện Việt Nam hiện đại ...................................................................................46
2.2.1. Hƣớng dẫn học sinh nhận biết thể loại truyện, định hƣớng tiếp nhận ............46
2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của truyện và đọc diễn cảm
truyện .........................................................................................................................49
2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh liên tƣởng, tƣởng tƣợng khi đọc truyện .........................55
2.2.4. Hƣớng dẫn học sinh phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa về các yếu tố thẩm
mĩ của truyện .............................................................................................................61
2.2.5. Hƣớng dẫn học sinh tự bộc lộ cảm xúc, nhận thức và đánh giá về truyện .....69
2.2.6. Hƣớng dẫn học sinh bình về truyện ................................................................71
2.2.7. Hƣớng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm khi đọc truyện ............73
2.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh lớp 11 qua
đọc hiểu truyện Việt Nam hiện đại ...........................................................................76
Tiểu kết Chƣơng 2 .....................................................................................................82
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................83
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm .........................................................................83
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................83
3.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm .........................................................................84
3.4. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................84
3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .................................................................108
3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm..........................................................................108

vi



Tiểu kết Chƣơng 3 ...................................................................................................111
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................112
1. Kết luận ...............................................................................................................112
2. Khuyến nghị ........................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................114
PHỤ LỤC

vii


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Năng lực (NL) cảm thụ văn học (CTVH) là khả năng nhận ra và thẩm thấu
đƣợc thông tin, giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân văn của tác phẩm. Do sự chi phối của
nhiều yếu tố nhƣ kiến thức, vốn sống, thái độ, sự nhạy cảm....nên năng lực cảm thụ
văn học ở mỗi ngƣời không hoàn toàn giống nhau. Phát triển năng lực cảm thụ cho
học sinh là việc làm rất cần thiết trong dạy học văn hiện nay. Có năng lực cảm thụ
văn học tốt các em sẽ cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của ngôn từ, tƣ tƣởng, tình cảm của tác
giả gửi gắm qua tác phẩm... Từ đó các em sẽ hiểu tác phẩm thấu đáo hơn, biết sử
dụng tiếng Việt một cách khéo léo, đời sống tâm hồn thêm tinh tế và phong phú.
Việc dạy học văn bản văn học, trong đó có truyện Việt Nam hiện đại trong
nhà trƣờng phổ thông hiện nay (theo CT 2006) chủ yếu vẫn theo hƣớng truyền thụ
một chiều, cung cấp kiến thức là chính; chƣa hình thành và phát triển đƣợc năng lực
cho học sinh, trong đó có năng lực cảm thụ văn học. Giáo viên chủ yếu sử dụng
phƣơng pháp giảng văn là chính, chƣa tổ chức đƣợc các hoạt động đọc cho học sinh
và hƣớng dẫn học sinh cách đọc để từ đó biết cách tự đọc các văn bản cùng thể loại
trong và ngoài sách giáo khoa. Học sinh chƣa đƣợc tự mình cảm thụ tác phẩm và
bày tỏ, thể hiện những cảm nhận của mình về tác phẩm.
Mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 là hình

thành, phát triển những phẩm chất và các năng lực cho học sinh. Bên cạnh các năng
lực chung nhƣ năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo, chƣơng trình môn Ngữ văn còn giúp học sinh phát
triển năng lực chuyên biệt nhƣ năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, trong đó có
cảm thụ văn học.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực cảm
thụ văn học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại” để
nghiên cứu, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) văn bản văn học nói
chung, dạy học truyện Việt Nam hiện đại trong chƣơng trình Ngữ văn 11 hiện hành
1


nói riêng, đồng thời đáp ứng yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ
văn 2018.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về dạy học truyện Việt Nam hiện đại trong nhà trường
phổ thông cho học sinh lớp 11
Khảo sát những công trình nghiên cứu về dạy học truyện Việt Nam hiện đại
trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 11, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đã xem
xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào hai hƣớng
chính: dạy học truyện Việt Nam hiện đại theo đặc trƣng thể loại và theo hƣớng đổi
mới PPDH.
Ở hƣớng nghiên cứu dạy học truyện Việt Nam hiện đại cho học sinh lớp 11
theo đặc trƣng thể loại, có thể kể đến các công trình tiêu biểu nhƣ: Dạy học truyện
ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam (Ngữ văn 11, Tập 1) theo đặc trưng
thể loại - Vũ Thị Hiền[18]; Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương
trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại - Nguyễn Thụy Thiên Hƣơng[26]; Dạy học
tác phẩm “Chí Phèo”, “Đời thừa” của Nam Cao theo đặc trưng thể loại - Phạm
Thị Thu[43] ... Với hƣớng nghiên cứu này, các công trình trên đều đƣa ra đƣợc cách
dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn theo đặc trƣng thể loại, chú ý khai thác các yếu

tố cơ bản của truyện ngắn nhƣ cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, chi tiết... Tuy
vậy, những công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu từng tác phẩm
riêng lẻ, chƣa khái quát lên đƣợc cách dạy đọc hiểu VB theo đặc trƣng thể loại cho
cả giai đoạn văn học bao gồm những tác phẩm cùng thể loại.
Ở hƣớng nghiên cứu thứ hai - đổi mới PPDH, nhiều tác giả đã đề xuất những
PPDH mới cho truyện Việt Nam hiện đại lớp 11, cụ thể là: Vũ Thị Duyên Anh với
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học văn xuôi hiện thực (Ngữ Văn
11, Tập 1)[2] ; Nguyễn Thị Loan với Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong
dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930-1945 cho học sinh lớp 11[29] ; Lê Linh
Chi với Thiết kế giờ học tác phẩm “Chí Phèo” theo hướng đối thoại[9] ; Nguyễn
Văn Thạo với Tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện ngắn “Chí Phèo”
của Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập 1)[41] ; Nguyễn Thị Hà với Tổ chức hoạt động hợp
tác trong dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù”[48] ...
2


Qua những công trình nghiên cứu trên, ta thấy những năm gần đây, việc đổi
mới PPDH là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu cũng nhƣ
các GV. Mỗi công trình đều đƣa ra một đề xuất dạy học đọc hiểu văn bản theo
hƣớng đổi mới. Tác giả Vũ Thị Duyên Anh đƣa ra cách tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong dạy học văn xuôi hiện thực (Ngữ văn 11, Tập một) giúp HS
tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động và hiệu quả hơn nhƣ: Tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo bằng hình thức đóng vai; Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
bằng phƣơng pháp nêu tình huống; Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng
dạy học dự án.
Cũng nghiên cứu về dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại cho học sinh lớp
11, tác giả Nguyễn Thị Loan với đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong
dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930-1945 cho học sinh lớp 11[29] lại đề xuất
một số định hƣớng trong cách thức xây dựng câu hỏi nêu vấn đề khi dạy các truyện
lãng mạn trong trong nhà trƣờng phổ thông.

Với những tác phẩm cụ thể trong chủ đề truyện Việt Nam hiện đại lớp 11, tác
giả Lê Linh Chi đã đƣa ra cách tiếp cận văn bản Chí Phèo (Nam Cao) theo hƣớng
đối thoại; tác giả Nguyễn Thị Hà lại đề cập đến việc dạy học truyện ngắn Chữ
người tử tù (Nguyễn Tuân) bằng việc tổ chức hoạt động hợp tác - một trong những
phƣơng pháp dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực ngƣời học và Vũ Lệ
Hƣơng đã Vận dụng lí thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ”của
Thạch Lam (Ngữ văn 11, Tập 1)[27] giúp việc tìm hiểu tác phẩm một cách thấu đáo
và hiệu quả hơn, khai thác đƣợc tính tích cực, chủ động của HS.
Một số sách tham khảo cũng có hƣớng dẫn về cách dạy văn bản văn học ở
trƣờng THPT, trong đó có truyện Việt Nam hiện đại nhƣ: Thiết kế bài giảng Ngữ
văn 11, Tập 1 của tác giả Nguyễn Văn Đƣờng[14]; Thiết kế dạy học Ngữ văn 11
(Phần văn học) - Hoàng Hữu Bội[8] hay Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn 11 - Phan Trọng Luận (Chủ biên)[35] .... đã đƣa ra những gợi ý
hƣớng dẫn khác nhau trong dạy học tác phẩm truyện.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về dạy học truyện Việt
Nam hiện đại trong trƣờng THPT cho HS lớp 11. Mỗi công trình nghiên cứu đều
3


đƣa ra những phƣơng pháp, biện pháp tiếp cận các tác phẩm trong chủ đề này theo
những định hƣớng khác nhau. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ tập
trung đến việc thiết kế các hoạt động để tăng tính tích cực, chủ động của HS trong
học tập so với cách dạy truyền thống; quan tâm đến năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề nhƣng chƣa chú ý tới năng lực cảm thụ ở ngƣời học - đặc trƣng của bộ
môn Văn. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi lƣu tâm hơn trong quá trình triển khai
nghiên cứu đề tài của mình.
2.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp
11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại
Cảm thụ văn học là vấn đề đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong
Giáo trình cảm thụ văn học tác giả Dƣơng Thị Hƣơng đã khẳng định mối quan hệ

mật thiết giữa đọc hiểu và cảm thụ văn học từ đó xác định những tiền đề của quá
trình cảm thụ văn học. Tác giả cho rằng: “CTVH là quá trình người đọc nhập thân
đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tư về câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm
trạng, cảm xúc của nhân vật, nhân vật trữ tình hoặc của tác giả”, “Đặc điểm nổi
bật của quá trình CTVH là đọc văn bản trong nhận thức và rung động”[22, tr.8-9].
Trong Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) tác giả
Nguyễn Viết Chữ đề cập tới: “Lý thuyết câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương và sự
vận dụng trong dạy học theo loại thể như một phương tiện thiết yếu”[10, tr.50]. Nghiên
cứu này đã xác định những yêu cầu khi xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn
và hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng.
Nhà nghiên cứu Phan Trọng Luận khi viết Văn chương bạn đọc và sáng tạo
đã khẳng định: “Cảm thụ là việc xuyên thấm vào việc phân tích tác phẩm” [32,
tr.250] và đề cao vai trò học sinh nhƣ một chủ thể đích thực, toàn diện, chủ động
trong cảm thụ tác phẩm văn chƣơng.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đều khẳng định tầm quan trọng
của cảm thụ trong dạy học Văn.
Bên cạnh đó, việc phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 11
qua dạy truyện ngắn Việt Nam hiện đại cũng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu,
cụ thể là: Dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT theo hướng coi học sinh là
4


bạn đọc sáng tạo - Bùi Minh Đức[12]; Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học
truyện ngắn của Thạch Lam ở lớp 11 - Ngô Thị Lùng Em[15]; Những biện pháp
dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở THPT Nguyễn Thanh Thảo[40] .....Về cơ bản, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề
cập tới bản chất của cảm thụ/tiếp nhận văn học là hoạt động mang tính chủ thể của
ngƣời đọc. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất các biện pháp dạy học TPVH ở nhà
trƣờng theo hƣớng mới so với giảng văn truyền thống.
Tác giả Đồng Thị Thuận trong luận văn thạc sĩ Những biện pháp phát huy
năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở

trường THPT đã chỉ ra: “HS không được đến với tác phẩm bằng sự nỗ lực vận động
của cá nhân, không được tự giác và tự nhiên cảm thụ tác phẩm”, “ nhu cầu tự
khám phá, tự cảm thụ của HS chưa được quan tâm một cách đúng mức”[44, tr.20].
Trong bài viết Các biện pháp rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh trong
dạy đọc - hiểu văn bản ở trường phổ thông ”[51] Th.S Lê Sử nhấn mạnh cho đến
nay ở trong nƣớc, chƣa có công trình nào tập trung xây dựng các biện pháp rèn
luyện cảm thụ văn học cho học sinh ở trƣờng phổ thông, phần lớn các biện pháp
đƣợc đề xuất trong các công trình nghiên cứu đó chỉ tập trung vào các nhân tố riêng
của cảm thụ văn học nhƣ liên tƣởng và tƣởng tƣợng.
Từ việc nhận thấy năng lực cảm thụ văn học của HS chƣa đƣợc chú ý đúng
mức, các tác giả đã đƣa ra những đề xuất về phát triển năng lực cảm thụ văn học
cho HS trong dạy học văn bản văn học ở trƣờng phổ thông. Trên cơ sở xác định
khái niệm và cấu trúc của cảm thụ văn học, tác giả Lê Sử chỉ rõ những biện pháp
rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản nhƣ: đọc diễn
cảm; trần thuật sáng tạo; đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, liên tƣởng, tƣởng tƣợng;
dùng lời bình đúng thời điểm; đối chiếu văn bản với loại hình nghệ thuật khác. Tác
giả Đồng Thị Thuận gợi ý những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của
HS trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trƣờng phổ thông là: đọc diễn cảm,
so sánh trong phân tích văn học, gợi mở và giảng bình.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu
về phát triển năng lực cảm thụ văn học cho HS lớp 11 qua dạy truyện ngắn Việt
5


Nam hiện đại. Mỗi tác giả đều có đóng góp riêng trong vấn đề khoa học mà mình
quan tâm. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về năng lực cảm
thụ văn học của HS lớp 11, đặc biệt là cách thức phát triển năng lực đó qua dạy học
truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp
11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại là rất cần thiết. Đề tài không trùng lặp với

những công trình nghiên cứu trƣớc đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực cảm thụ văn học cho
HS lớp 11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại, góp phần đổi mới PPDH đọc hiểu
văn bản văn học trong chƣơng trình Ngữ văn 11 hiện hành, đồng thời đáp ứng yêu
cầu của CT mới.
- Nhiệm vụ: Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; đề xuất các biện
pháp phát triển năng lực cảm thụ văn học cho HS lớp 11 qua dạy học truyện Việt
Nam hiện đại; thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp đã đề xuất.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Các biện pháp phát triển năng lực cảm thụ văn học cho HS lớp 11
qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại.
- Phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp cốt lõi nhằm phát triển năng lực CTVH cho
HS lớp 11 khi đọc hiểu truyện Việt Nam hiện đại (chủ yếu là các truyện giai đoạn
1930-1945), cụ thể là bốn văn bản trong Ngữ văn 11, Tập 1 của NXB Giáo dục Việt
Nam (Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Chí Phèo - Nam
Cao, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài của luận văn, chúng tôi đã sử dụng những
phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây:
5.1 . Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài đặc
6


biệt là các tài liệu viết về phát triển năng lực cảm thụ văn học cho HS, dạy học văn
học theo định hƣớng phát triển năng lực làm cơ sở lý luận ban đầu để tiếp tục
nghiên cứu.

- Nghiên cứu những chủ chƣơng chính sách của Nhà nƣớc, của ngành Giáo
dục có liên quan tới nội dung nghiên cứu.
5.2. Phương pháp điều tra
- Tiến hành dự giờ quan sát các giờ dạy học đọc hiểu nhằm bổ sung cho lý
luận và chỉnh lý các biện pháp sƣ phạm.
- Điều tra về chất lƣợng học sinh ở các lớp để lựa chọn lớp thực nghiệm và
đối chứng
- Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, phỏng vấn, tham khảo giáo án, sổ
điểm của giáo viên…
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra; so sánh đối chiếu kết
quả trƣớc và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp, chiều hƣớng
biến đổi năng lực của học sinh giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm
- Lớp thực nghiệm: là lớp đƣợc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực cảm
thụ văn học.
- Lớp đối chứng: là lớp không đƣợc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực
cảm thụ văn học.
5.4. Phương pháp xử lí số liệu
- Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phƣơng pháp phân tích định lƣợng và
phân tích định tính.
- Sử dụng các phần mềm xử lý số liệu vào việc đánh giá kết quả thu đƣợc.
6. Những đóng góp của đề tài
6.1. Về lí luận
Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực cảm thụ văn học
cho HS lớp 11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại nói riêng, trong dạy học Ngữ
văn nói chung.

7



6.2. Về thực tiễn
- Đánh giá đƣợc thực trạng dạy học truyện Việt Nam hiện đại cho HS lớp 11
hiện nay.
- Đề xuất đƣợc các biện pháp phát triển năng lực cảm thụ văn học cho HS
lớp 11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại, tiếp cận với yêu cầu của chƣơng trình
Ngữ văn mới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chƣơng 2. Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp
11 qua dạy học truyện Việt Nam hiện đại
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. 1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Năng lực cảm thụ văn học
1.1.1.1. Quan niệm về “năng lực cảm thụ văn học”
a) Khái niệm “năng lực”
Năng lực là một khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Latin đã xuất hiện từ rất lâu
trên thế giới. Hiện nay có nhiều quan niệm về NL.
Theo Từ điển tiếng Việt, NL đƣợc hiểu là: “Khả năng, điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; Phẩm chất tâm lí và sinh lí
tạo cho con ngƣời khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lƣợng
cao”[37, tr.660-661].
CTGDPT Quescbec – Bộ GD Canada (2004) quan niệm: “NL có thể định

nghĩa nhƣ là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều
nguồn lực. Những khả năng này đƣợc sử dụng một cách phù hợp, bao gồm cả
những gì học đƣợc từ nhà trƣờng cũng nhƣ những kinh nghiệm của HS; những kĩ
năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài chẳng hạn
nhƣ bạn cùng lớp, thầy cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác”[46,
tr.51].
CTGDPT của New Zealand nêu một cách ngắn gọn: “NL là một khả năng
hành động hiệu quả hoặc sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức tạp nào
đó”[51]..
Các chuyên gia trong lĩnh vừa giáo dục cũng đƣa ra những định nghĩa về NL.
F.E.Weinert cho rằng: “NL đƣợc thể hiện nhƣ một hệ thống khả năng, sự thành thạo
hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con ngƣời đủ điều kiện vƣơn tới một mục
đích cụ thể”. J. Coolahan xem NL nhƣ là khả năng cơ bản dựa trên tri thức, kinh
nghiệm, các giá trị và thiên hƣớng của một con ngƣời đƣợc phát triển thông qua
thực hành giáo dục.
Trong CTGDPT tổng thể của Việt Nam, khái niệm NL đƣợc hiểu là: “thuộc
9


tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn
luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí...thực hiện thành công một loại hoạt
động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể[5, tr.36].
Nhƣ vậy, có thể thấy, dù cách diễn đạt có khác nhau nhƣng những cách hiểu
trên đều khẳng định NL là khả năng vận dụng tổng hòa kiến thức, kĩ năng, thái độ
và giá trị để giải quyết những tình huống, những vấn đề trong cuộc sống. Đó không
chỉ là biết và hiểu mà quan trọng là khả năng thực hiện, là phải biết làm. Đƣơng
nhiên, hành động (làm) hay thực hiện ở đây không phải làm một cách máy móc, mù
quáng mà phải có ý thức, thái độ, kiến thức và kĩ năng.
b) Năng lực cảm thụ văn học

Tác giả Trần Mạnh Hƣởng trong cuốn Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu
học, cho rằng: “Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những
điều sâu sắc, tinh tế, đẹp đẽ của văn học đƣợc thể hiện trong tác phẩm hay một bộ
phận của tác phẩm”[28, tr.5].
Giáo sƣ Phan Trọng Luận trong Văn chương bạn đọc sáng tạo đã khẳng
định: “Cảm thụ văn học là một quá trình lao động sáng tạo, là quá trình vận dụng
nhiều năng lực, là quá trình tiếp nối sự sáng tạo của nghệ sĩ”[32, tr.92].
Theo Giáo trình cảm thụ văn học của tác giả Dƣơng Thị Hƣơng, “ Cảm thụ
văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chƣơng ở mức cao nhất. Ngƣời đọc không chỉ
nắm bắt mà còn phải thẩm thấu đƣợc thông tin, phân tích, đánh giá đƣợc khả năng
sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo đƣợc mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc
và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho ngƣời khác”[22, tr.7].
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2018) xác định mục tiêu chung “Góp phần giúp học sinh (HS) phát triển các năng
lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực
ngôn ngữ và năng lực văn học”[4, tr.5]. Trong đó, năng lực văn học đƣợc xác định
là “một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ, là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và
sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn
10


học”[4, tr.87]. Nhƣ vậy, năng lực văn học bao gồm hai phƣơng diện/thành tố: tiếp
nhận/cảm thụ và tạo lập/sáng tạo văn bản văn học theo đặc trƣng của từng thể loại
(với các yếu tố thẩm mĩ riêng). Do đó, cảm thụ văn học chính là một phƣơng diện
của năng lực văn học.
Từ những quan niệm trên, chúng tôi cho rằng cảm thụ văn học là quá trình
cảm nhận đƣợc cái cái hay, cái đẹp chứa đựng trong thế giới ngôn từ của tác phẩm.
Hoạt động đó là sự hòa quyện giữa nhận thức và rung cảm, mang dấu ấn chủ quan
của độc giả. Nghĩa là khi đọc một tác phẩm văn học (TPVH) ta không chỉ hiểu mà

phải cảm xúc, tƣởng tƣợng và thật sự gần gũi “nhập thân” với những gì đã đọc.
Nhƣ vậy, năng lực cảm thụ văn học có thể hiểu là khả năng vận dụng tổng
hòa các yếu tố nhƣ kiến thức, kĩ năng, vốn sống, kinh nghiệm, hứng thú....vào việc
phát hiện, khám phá, thƣởng thức và thể nghiệm những giá trị đặc sắc, độc đáo của
TPVH. Nó bộc lộ khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra đƣợc giá trị thẩm mĩ
của sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời và cuộc sống qua những cảm nhận, rung động
trƣớc cái đẹp, cái thiện, từ đó biết hƣớng suy nghĩ, hành vi của mình theo cái thiện,
cái đẹp.
1.1.1.2. Biểu hiện của năng lực cảm thụ văn học ở học sinh lớp 11
Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn Ngữ văn (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2018) đã xác định năng lực cảm thụ/tiếp nhận văn học chung cho HS cấp
trung học phổ thông (THPT), trong đó có HS lớp 11 nhƣ sau: “Phân tích và đánh
giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử
văn học. Nhận biết đƣợc đặc trƣng của hình tƣợng văn học và một số điểm khác biệt
giữa hình tƣợng văn học với các loại hình tƣợng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc,
kiến trúc, điêu khắc); phân tích và đánh giá đƣợc nội dung tƣ tƣởng và cách thể hiện
nội dung tƣ tƣởng trong một văn bản văn học; nhận biết và phân tích đƣợc đặc điểm
của ngôn ngữ văn học, câu chuyện, cốt truyện và cách kể chuyện; nhận biết và phân
tích đƣợc một số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại
và hiện đại; phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm lớn.
Nêu đƣợc những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình phát triển,
các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn; một số giá trị nội dung và hình
thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc TPVH”[4, tr.11].
11


Thực tế cho thấy, không có con đƣờng riêng để hình thành năng lực CTVH mà
phải qua các con đƣờng “đọc” và “nghe” và thể hiện ra bằng hoạt động “nói” và
“viết”. Vì thế, để nắm đƣợc cách thức phát triển năng lực CTVH cho HS lớp 11, cần
phải quan tâm đến biểu hiện của các hoạt động đọc và nghe, nói và viết, trong đó

quan trọng nhất là nói và nghe. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
(2018) quy định về các hoạt động này cho HS cả cấp THPT nhƣ sau:
“ Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội,
tƣ tƣởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó
hơn (thể hiện qua dung lƣợng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu).
Biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt
của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản.
Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con ngƣời và cuộc sống theo cảm quan riêng;
thấy đƣợc vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân” [4, tr.11].
Những biểu hiện của hoạt động đọc và nghe (biểu hiện của năng lực CTVH) của
HS lớp 11 trình bày ở trên là cơ sở để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
1.1.2. Tiếp nhận văn học và quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn học trong
nhà trường
1.1.2.1.Tiếp nhận văn học
Hoạt động văn học luôn vận hành trong các quan hệ: hiện thực - nhà văn tác phẩm - bạn đọc. Vì vậy, bên cạnh mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác
phẩm với nhà văn...., nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tới mối quan hệ giữa tác
phẩm với bạn đọc. Nghĩa là hƣớng tới sự tiếp nhận TPVH của bạn đọc.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiếp nhận văn học (TNVH) đƣợc hiểu là:
“Hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tƣ tƣởng thẩm mĩ của TPVH, bắt đầu từ sự cảm
thụ văn bản ngôn từ, hình tƣợng nghệ thuật, tƣ tƣởng, cảm hứng, quan niệm nghệ
thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tƣợng trong trí
nhớ, ảnh hƣởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch...”[16, tr.275]. Trong hoạt động
đó, ngƣời đọc đƣợc coi là chủ thể tiếp nhận. Nhƣ vậy, cảm thụ văn học và tiếp nhận
văn học có những điểm tƣơng đồng. Lâu nay, lí luận văn học đã nghiên cứu kĩ về
tiếp nhận văn học nên chúng tôi dựa vào đó để tìm hiểu về cảm thụ văn học.
12


a) Vai trò của người đọc trong tiếp nhận văn học
Trong tiếp nhận văn học, ngƣời đọc có vai trò vô cùng quan trọng.

Văn bản văn học nếu không đƣợc bạn đọc tìm hiểu thì sẽ chỉ là các kí tự chết
nằm mãi trên giá sách của nhà văn. Muốn thể hiện đƣợc ý tình của tác giả hay bồi
dƣỡng, nâng cao đời sống tâm hồn con ngƣời thì nhất định văn bản phải đƣợc ngƣời
đọc tiếp nhận. Ngƣời đọc huy động cảm xúc, trí tƣởng tƣợng... để cảm nhận khiến
sáng tác của nhà văn đƣợc sống trong hoạt động đọc. Những hình tƣợng tinh thần
trong tác phẩm qua thế giới tinh thần của bạn đọc, mới biến thành yếu tố trong đời
sống ý thức xã hội. Nói cách khác, qua lăng kính của ngƣời đọc mà văn bản mới trở
thành TPVH; ý nghĩa của tác phẩm mới đƣợc khám phá và khẳng định.
Bên cạnh đó, bằng những cảm thụ và đánh giá riêng của mình, ngƣời đọc còn
làm cho giá trị tác phẩm thêm phong phú, đem đến cảm nhận độc đáo mà có khi
chính tác giả cũng hết sức ngỡ ngàng. Nói theo giáo sƣ Phƣơng Lựu “Sếchxpia chỉ
viết một Hamlét nhƣng có hàng triệu Hamlét trong lòng bạn đọc”...”[36, tr.337].
Không những thế, ngƣời đọc còn là ngƣời sàng lọc và bảo tồn TPVH. Hoạt
động sáng tác vô cùng phong phú, tiếp nhận của ngƣời đọc sẽ chọn lọc đƣợc những
tác phẩm có giá trị, khẳng định sức sống của nghệ thuật đích thực. Trƣờng hợp các
sáng tác của Vũ Trọng Phụng hay bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng lấy lại đƣợc vị
trí của mình trong văn học dân tộc không thể không kể đến vai trò này của ngƣời
tiếp nhận.
Nhận thức đúng vai trò của ngƣời đọc trong tiếp nhận ta sẽ thấy đọc là sự sáng tạo.
b) Quá trình tiếp nhận
Quá trình tiếp nhận văn học của ngƣời đọc thƣờng trải qua ba giai đoạn:
* Khởi điểm của tiếp nhận văn học
- Vốn là chủ thể tiếp nhận, ngƣời đọc bao giờ cũng có một “tầm đón nhận”.
Nó đƣợc tạo nên bởi vốn sống thực tế, vốn văn hóa, trình độ, lứa tuổi, nghệ nghiệp,
hứng thú thẩm mĩ.....Tầm đón nhận của mỗi cá nhân khác nhau, do vậy nó sẽ chi
phối đến cách cảm, cách khám phá tác phẩm ở mỗi ngƣời đọc là không hoàn toàn
giống nhau.
13



- Quan hệ mật thiết với tầm đón nhận là động cơ tiếp nhận. Độc giả khi đọc
tác phẩm sẽ có những động cơ khác nhau nhƣ: muốn hƣởng thụ và bồi đắp tình cảm
thẩm mĩ; muốn mở mang trí tuệ; muốn bồi dƣỡng tƣ tƣởng, đạo đức, lý tƣởng;
muốn học hỏi kinh nghiệm hay đọc để phân tích, nhận xét, đánh giá. Tùy vào mục
đích tiếp nhận, ngƣời đọc sẽ tìm đến với loại tác phẩm phù hợp.
- Ngoài ra phải kể đến tâm thế tiếp nhận – trạng thái cảm xúc của độc giả khi
đọc. Tâm thế đọc muôn hình vạn trạng nhƣng có thể khái quát vào ba dạng chính:
hân hoan, ức chế, tĩnh tâm. Cho dù tâm trạng của con ngƣời chịu sự tác động của
nhiều yếu tố nhƣng nó có ảnh hƣởng lớn tới việc đọc tác phẩm.
Từ những yếu tố trên, ta thấy bƣớc khởi điểm của TNVH chi phối không nhỏ
tới việc đọc. Vì thế hiệu quả của việc đọc sẽ vô cùng đa dạng, càng không thể trùng
khớp với ý đồ của tác giả.
* Diễn biến của tiếp nhận văn học
Khi tiếp nhận, độc giả đã chuyển hóa “văn bản thứ nhất” của tác giả thành
“văn bản thứ hai” của chính mình. Giữa hai loại văn bản đó thƣờng có sự thống nhất
chứ không đồng nhất vì nó trải qua những khâu dịch chuyển nhƣ:
- Tái hiện để tái tạo
TPVH đƣợc xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật cho nên hình tƣợng trong tác
phẩm không phải là trực tiếp mà là gián tiếp. Vì thế, khi tiếp nhận, ngƣời đọc phải
thực hiện khâu “tái hiện”. Trong quá trình đó, ngƣời đọc dần thấy hiện diện trong
đầu mình hình tƣợng mà tác giả mô tả. Nghĩa là nó hiện ra qua sự tƣởng tƣợng của
ngƣời đọc - một thuộc tính của sự sáng tạo. Ta có thể thấy tái hiện mang tính chất
sáng tạo trong TNVH đƣợc thể hiện ở ba phƣơng diện sau:
Đầu tiên là “tái tạo lại hình tƣợng”[36, tr.356]. Đọc tác phẩm, ngƣời đọc căn
cứ vào sự mô tả của tác giả, liên tƣởng với kiểu ngƣời tƣơng tự ngoài đời, dựa vào
cảm nhận và lí giải của bản thân để hình dung, tƣởng tƣợng về nhân vật. Chính vì
thế, mỗi ngƣời đọc sẽ có trong đầu mình một hình tƣợng khác nhau, cũng không
giống với sự hình dung của chính tác giả. Nói theo ngƣời phƣơng Tây “Một nghìn
bạn đọc, thì có một nghìn Hamlet”.


14


Tiếp theo là “thay đổi lại theo tình cảm khác”[36, tr.357]. TPVH đích thực bao
giờ cũng chứa đựng trong nó nhiều sắc thái tình cảm nhƣng sẽ có một trạng thái tình
cảm chủ đạo. Độc giả thƣờng chỉ thích trạng thái cảm xúc nào phù hợp với sự xúc
động hàng ngày của mình nên quá trình tái hiện họ sẽ thể hiện sự thay đổi đó.
Cuối cùng là giải thích theo quan niệm khác. Phƣơng diện này thƣờng phù hợp
với độc giả đã có quan niệm riêng về con ngƣời và thế giới.
- Lý giải và ngộ nhận
Hoạt động TNVH của độc giả có khả năng lí giải đúng nhƣng cũng có khi ngộ
nhận ý đồ của tác giả. Tuy nhiên, sự ngộ nhận ấy có thể theo hai hƣớng:
Chính ngộ, tuy không khớp với dụng ý của tác giả nhƣng vẫn dựa trên tác
phẩm. Bởi nhà văn trong quá trình sáng tác luôn mô tả hình tƣợng hết sức phong
phú, sinh động. Từ góc độ tiếp nhận, độc giả sẽ khám phá ra những khía cạnh mà có
thể tác giả chƣa bao giờ nghĩ tới. Nhờ sự tiếp nhận mang tính sáng tạo này mà văn
học có sức mạnh đặc biệt.
Phản ngộ là sự tiếp nhận tùy tiện, suy diễn không có căn cứ trong tác phẩm.
Nguyên nhân của sự ngộ nhận này có thể là do động cơ, tâm thế hay “tầm đón
nhận” quá cao siêu hoặc dƣới mức tầm thƣờng. Dù vô tình hay cố ý thì phản ngộ
cũng không bao giờ khám phá đúng giá trị của TPVH, không thể hiện đƣợc vai trò
đặc biệt của ngƣời tiếp nhận.
- Mối quan hệ hài hòa giữa sáng tác và tiếp nhận.
Khâu dịch chuyển này chủ yếu đề cập tới mối quan hệ tƣơng tác giữa sáng tác
và tiếp nhận. Để tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp nhận sáng tác phải “nói ra những gì
buộc công chúng phải ngẫm nghĩ mới hiểu, khi hiểu rồi mới cảm thấy mở mang, thú
vị. Đây không nên là những thứ khó hiểu đến mức không thể nào hiểu đƣợc hoặc cố
hiểu ra rồi thì thấy cầu kì, vô vị. Hấp dẫn nhƣng hiểu đƣợc. Hiểu đƣợc nhƣng phải
hấp dẫn”[36, tr.365]. Theo đó, ngƣời đọc phải có tầm đón nhận phù hợp, sáng tạo.
Nghĩa là khi TNVH, độc giả mở rộng tầm đón, phát huy óc tƣởng tƣợng để cảm

hiểu hết hàm ý của tác phẩm; đồng thời đƣa ra những cảm nhận có thể không trùng
khớp với ý đồ của nhà văn nhƣng không bao giờ đƣợc thoát ly tác phẩm.

15


* Hiệu quả của tiếp nhận văn học
Nhƣ đã trình bày ở trên, cùng đứng trƣớc một TPVH nhƣng hiệu quả tiếp nhận
ở độc giả là khác nhau. Song về cơ bản ta có thể thấy hiệu của TNVH đƣợc thể hiện
ở những cấp độ sau:
- Đồng cảm
Đó là “sự xúc động của bạn đọc đối với những tƣ tƣởng, tình cảm lí tƣởng và
nguyện vọng đƣợc bộc lộ qua số phận nhân vật hay nhân tình thế thái nói chung trong
tác phẩm, khiến cho họ yêu ghét những gì mà chính tác giả yêu ghét”[36, tr.366]. Sự
đồng cảm ấy có thể là tƣơng đồng về tƣ tƣởng quan niệm, tình cảm, cũng có thể không
do sự tƣơng đồng nhƣ vậy. Bởi cũng có khi, đọc TPVH, ngƣời đọc có cảnh ngộ khác
hoàn toàn với cảnh ngộ của nhân vật nhƣng vẫn có sự đồng cảm với họ. Có thể xem
đồng cảm là biểu hiện cho hiệu quả của TNVH ở mức độ cao.
- Thanh lọc
Thanh lọc là khi đi vào thế giới tƣ tƣởng nghệ thuật của TPVH, ngƣời đọc
thấy tâm hồn đƣợc hài hòa, rộng mở, nâng cao. Nói cách khác là tác phẩm có sự tác
động trở lại với tâm hồn bạn đọc. Sự thanh lọc diễn ra khi tình cảm thẩm mĩ trong
tác phẩm đem đến sự cân bằng về mặt tâm lí cho ngƣời đọc hoặc tình cảm đạo đức
trong tác phẩm nâng cao tâm hồn, nhân cách ngƣời đọc.
- Bừng tỉnh
Bừng tỉnh nghĩa là từ sự đồng cảm, thanh lọc độc giả suy ngẫm, liên hệ với
những điều diễn ra trong đời sống phát hiện ra một khía cạnh triết lí có ý vị nhân
sinh. Đây là cấp độ thể hiện rõ nhất tính tích cực sáng tạo trong quá trình TNVH.
- Ghi tạc
Ghi tạc là “đồng cảm, thanh lọc và bừng tỉnh, nhƣng vì xúc động mãnh liệt, để

lại ấn tƣợng sâu sắc mãi không phai mờ” [36, tr.371]. Tùy từng TPVH cụ thể, ở
ngƣời đọc cụ thể mà độ lâu bền của ghi tạc có thể khác nhau. Đọc những kiệt tác
hiệu quả ghi tạc rõ ràng hơn so với những tác phẩm bình thƣờng.
1.1.2.2. Tiếp cận lịch sử phái sinh
TPVH phản ánh hiện thực đời sống và có liên hệ mật thiết với cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác của nhà văn. Do đó khi CTVH, ngƣời đọc cần phải quaniệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
4/ Vận dụng
Hoạt động của GV – HS
GV giao nhiệm vụ:

Kiến thức cần đạt
Câu 1 : Các phƣơng thức biểu đạt đƣợc

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các sử dụng trong đoạn trích trên là: tự sự,
yêu cầu:

miêu tả, biểu cảm.

“Đến tối, đám cưới mới ra Câu 2 : Đoạn văn diễn tả cảnh đƣa dâu
đi...Cả bọn đi lủi thủi trong sương vô cùng buồn tẻ, tội nghiệp,
lạnh và bóng tối của một gia đình xẩm Câu 3 : HS trình bày cảm nhận của riêng
lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ mình.
ngủ”[1, tr.147].
(Trích Một đám cưới – Nam Cao)
Câu 1. Chỉ ra các phƣơng thức biểu
đạt đƣợc sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn
văn bản trên là gì ?
Câu 3.


Nêu cảm nhận của em về

đoạn trích trên. (Trình bày khoảng 7
dòng)
- HS trao đổi, thảo luận và báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ
5/ Tìm tòi mở rộng
107


×