Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm vận dụng vào chương i phần a chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 35 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1. Thực trạng về mức độ thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, giáo viên
và học sinh đối với vấn đề thực nghiệm (Thực hành , thí nghiệm)
2.2.2. Đánh giá chung về mặt thực tế
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm vận dụng vào chương 1. Phần
A - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11
2.3.1.Nguyên tắc xây dựng bài tập thực nghiệm
2.3.2. Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực nghiệm cho
học sinh trong dạy học phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực
vật – Sinh học 11
2.3.3. Những kiến thức có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm của từng bài
học trong phần A: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật-Sinh học
11
2.3.4. Một số bài tập thực nghiệm vận dụng kiến thức phần A: Chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11
2.3.4.1. Nguyên tắc sử dụng bài tập thực nghiệm cho học sinh
2.3.4.2. Vai trò của bài tập thực nghiệm
2.3.4.3. Qui trình sử dụng bài tập vận dụng kiến thức phần A: Chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11
2.3.4.4. Một số câu hỏi và bài tập thực nghiệm vận dụng kiến thức phần
A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11
2.3.5. Vai trò của thí nghiệm thực hành đối với thực nghiệm cho học sinh
2.4. Thực nghiệm sư phạm
2.4.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
2.4.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm
2.4.2.1 Nội dung
2.4.2.2. Thời gian


2.4.2.3. Phương pháp
2.4.2.4. Kết quả thực nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4

1
2
4
4
5
5
5
6
6
6
7
7
7
8
8
8
13
16
16

16
16
17
17
18
19
19
19

1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo quan điểm chỉ đạo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo theo Nghị Quyết 29 của hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI đã nêu rõ''…Chuyển mạnh quá trình giáo
dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực toàn diện năng lực và
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn…”[1].
Đồng thời nghị quyết cũng chỉ rõ : Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức. Để thực hiện được
mục tiêu này thì cần phải đổi mới giáo dục toàn diện, trên mọi mặt từ mục tiêu,
nội dung, pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học... Trong đó đổi mới
phương pháp dạy học là trọng tâm có ý nghĩa chiến lược.
Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo đó, kết hợp với bộ môn sinh học là bộ
môn có nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực nghiệm.Tuy nhiên, thực trạng
dạy và học bộ môn sinh học trong nhiều trường phổ thông hiện nay chưa được

giáo viên và học sinh chú trọng đúng mức, đồng bộ. Đồng thời điều kiện trang
thiết bị, cơ sở vật chất, thời gian chưa đáp ứng đầy đủ, chưa đảm bảo để thực
hiện đúng yêu cầu dạy học bộ môn nhất là việc dạy học thực hành. Việc nghiên
cứu xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm và sử dụng chúng một cách hợp lý
trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông là việc làm quan trọng cụ
thể hóa mục tiêu phát triển năng lực thực nghiệm của người học, vừa góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa phát triển được năng lực chuyên biệt
của bộ môn cho người học.
Trong chương trình sinh học 11-THPT, chương 1: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng, có nhiều nội dung phù hợp cho việc lựa chọn vật liệu để xây dựng
hệ thống bài tập thực nghiệm, đặc biệt là phần A: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật, dễ áp dụng làm bài tập thực nghiệm. Qua đó sẽ từng bước cụ
thể hóa cơ sở lý luận của dề tài vào thực tiễn dạy học bộ môn sinh học ở trường
trung học phổ thông, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên và dựa vào thực tiễn dạy học ở trường THPT,
Tôi chọn đề tài nghiên cứu "Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm vận
dụng vào chương I phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật chương trình sinh học lớp 11-THPT".
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng được hệ thống bài tập thực nghiệm phù hợp và đề ra được các
biện pháp vận dụng kiến thức thực nghiệm vào trong dạy học Sinh học 11.
Chương 1- Phần A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật nhằm góp
[1] Nghị Quyết 29 của hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI

2


phần nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học ở trường trung học phổ thông.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu:

Quy trình thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm vận dụng kiến
thức vào trong dạy học chương 1- Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở thực vật - Sinh học 11.
1.3.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học Sinh học.Chương 1- phần A: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu về cơ sở lý luận
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học

3


PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI
2.1.1. Bài tập thực nghiệm, phân loại bài tập thực nghiệm và vai trò của bài
tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học
2.1.1.1. Khái niệm bài tập thực nghiệm
- Bài tập thực nghiệm là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm
những dự kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện để nâng cao
chất lượng lĩnh hội kiến thức hoặc rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực cho
người học.
- Bài tập thực nghiệm là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những
dự kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện bằng hoạt động thực
nghiệm cho người học.
Bài tập thực nghiệm gồm 2 tập hợp cơ bản:
+ Những dữ kiện: Là những thông tin được cho trước trong bài tập, làm cơ
sở cho người học định hướng tư duy và định hướng thực hiện các thao tác vật

chất nhằm giải quyết có hiệu quả những yêu cầu của bài tập.
+ Những yêu cầu: Là cái mà người học phải thực hiện, nó chính là kết quả
mong muốn người học cần đạt được. Trong quá trình thực hiện các yêu cầu của
bài tập thực nghiệm người học sẽ chiếm lĩnh, nâng cao chất lượng tri thức và rèn
luyện được các kỹ năng của quá trình thực nghiệm.
2.1.1.2. Phân loại bài tập thực nghiệm
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại bài tập thực nghiệm, trong
nghiên cứu này, tôi phân loại bài tập theo 3 căn cứ chủ yếu sau:
- Căn cứ vào năng lực thành phần của năng lực thực nghiệm, bài tập thực
nghiệm được chia thành:
+ Bài tập hình thành giả thiết thực nghiệm.
+ Bài tập về phương án thực nghiệm.
+ Bài tập về kỹ năng thao tác tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả
thực nghiệm.
+ Bài tập phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.
- Căn cứ vào mức độ nhận thức (độ khó), bài tập thực nghiệm được chia thành:
+ Bài tập cơ bản.
+ Bài tập nâng cao
- Căn cứ vào hình thức thực hiện, bài tập thực nghiệm được chia thành:
+ Bài tập thực nghiệm trên đối tượng thật.
+ Bài tập thực nghiệm trên đối tượng giả định.
2.1.1.3. Vai trò của bài tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường
trung học phổ thông
- Bài tập thực nghiệm giúp người học nâng cao chất lượng kiến thức, gắn
kết học với hành.
- Các bài tập thực nghiệm về vận dụng, ứng dụng kiến thức giúp hình thành
ở người học ý thức, kỹ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức sinh học vào thực

4



tiễn cuộc sống, biến những tri thức kỹ năng thành hành động, góp phần giải
quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến môn học.
2.1.1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực về bài tập thực nghiệm trong
dạy học Sinh học.
- Sử dụng bài tập thực hành
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Dạy học thông qua thực hành thí nghiệm.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1. Thực trạng về mức độ thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, của giáo
viên, của học sinh đối với vấn đề thực nghiệm (Thực hành, thí nghiệm)
Với mục đích tìm hiểu mức độ biểu hiện hứng thú của học sinh đối với giờ
học Sinh học và mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên đối với việc giảng
dạy môn Sinh học. Tôi đã tiến hành điều tra mức độ biểu hiện hứng thú đối với
môn Sinh học thông qua điều tra 129 học sinh của 3 lớp 11A, 11E, 11I trường
THPT Nga Sơn và mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên đối với việc giảng
dạy môn Sinh học thông qua điều tra, trong đó có 4 giáo viên thuộc trường nơi
tôi công tác, 12 giáo viên thuộc các trường trung học phổ thông trong huyện địa
bàn gần trường tôi công tác.
Qua kết quả điều tra , tôi nhận thấy mức độ thực hiện nhiệm vụ về bài tập
thực nghiệm của học sinh tỉ lệ tốt ( 12,04% – 13,25%); khá ( 30, 12 – 32,53);
trung bình ( 37,34 – 42,16), yếu (13,25 – 19,28). Như vậy tỷ lệ tốt thì còn thấp
bên cạnh đó tỷ lệ trung bình khá cao, đặc biệt là tỷ lệ yếu chiếm tương đối. Điều
đó phản ánh mức độ chăm chú của học trò vào bộ môn chưa cao, nhưng nếu có
sự tập trung, tính tự giác và tinh thần ham học hỏi thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Mức độ thực hiện của nhà trường và thầy cô vào việc thực hiện như sau:
- Phòng thực hành, thí nghiệm; thiết bị dụng cụ thực hành, thí nghiệm chưa cao:
Đầy đủ (0%), chưa đầy đủ (100%).
- Tiến hành các bài tập thực hành, thí nghiệm: Đầy đủ(96% ), chưa đầy đủ (4%)
- Đặc biệt là việc xây dựng bài tập thực nghiệm vận dụng kiến thức vào bài học

chưa cao: Đầy đủ (0%); Chưa đầy đủ (8%); Không thực hiện (92%).
2.2.2. Đánh giá chung về mặt thực tế
Thuận lợi:
- 100% giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn Sinh học đạt chuẩn. Thực hiện đầy
đủ thời lượng các bài dạy trên lớp. Nhiều giáo viên có năng lực sư phạm, kỹ
thuật biểu diễn thuần thục các thí nghiệm, đạt kết quả tốt. Trong quá trình dạy
giáo viên đã biết sử dụng phương pháp dạy học tích cực, biết cách tổ chức cho
học sinh nhằm nâng cao tính tự lập và sáng tạo cho HS đối với bộ môn Sinh học.
- Trường đã trang bị được cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học môn Sinh học.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên bộ môn cũng đã sử dụng đồ dùng dạy học
tự làm của học sinh và của giáo viên và có liên hệ thực nghiệm qua bài giảng
- Nhìn chung học sinh đã có ý thức chủ động khám phá, tìm tòi và lĩnh hỗi kiến
thức một cách khoa học đặc biệt có sử dụng bài tập thực nghiệm ở nhà.

5


Khó khăn:
- Trong trường ở cùng một khối lớp nhưng việc áp dụng các phương pháp giảng
dạy về bài tập thực nghiệm chưa đều. Phương pháp dạy học truyền thống vẫn là
sử dụng phổ biến. Chính vì vậy hiệu quả tiết học chưa cao, đặc biệt là không
hình thành được các năng lực cho học sinh, như năng lực hợp tác nhóm, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng thực nghiệm trong thực tiễn...
- Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn còn thiếu.
Từ sự nghiên cứu cơ sở lý luận và và cơ sở thực tiễn của đề tài cho thấy
nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực nghiệm hầu như chưa có.
Từ đó yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu để xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập,
bài tập thực hành có chất lượng, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài tập thực
nghiệm để phục vụ cho quá trình giảng dạy của chính mình, và cũng là để tạo sự
chú ý ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo của học sinh và góp phần nâng cao chất

lượng hiện nay.
2.3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG
VÀO CHƯƠNG 1: PHẦN A- CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG Ở THỰC VẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 11TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
2.3.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm
- Bài tập thực nghiệm phải thiết kế dưới dạng hoạt động thực nghiệm để tổ chức
cho người thực hiện.
- Bài tập thực nghiệm phải tích hợp được kiến thức, kĩ năng của quá trình thực
nghiệm.
- Bài tập thực nghiệm phải đa dạng các loại bài tập, vừa sức và có tính phát
triển, tính chính xác khoa học.
- Tăng cường giao các bài tập thực nghiệm cho học sinh nghiên cứu ở nhà.
2.3.2. Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập thực
nghiệm cho học sinh trong dạy học phần: Chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở thực vật - Sinh 11.
Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm cho học sinh trong dạy
học Sinh học được tóm tắt theo các bước sau:
Bước 1:

Xác định mục tiêu tổng quát của chương trình môn học, của chương
trình và mục tiêu cụ thể ở mỗi bài học

Bước 2:

Xác định các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm có thể xây dựng thành
bài tập thực nghiệm để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

Bước 3:

Xác định loại bài tập thực nghiệm và hình thức thực hiện bài tập

thực nghiệm sẽ xây dựng

Bước 4:

Thiết kế bài tập thực nghiệm dựa trên các nguyên tắc đã đề ra

Bước 5:

Sắp xếp bài tập thực nghiệm thành hệ thống phù hợp với logic dạy học
6


2.3.3. Những kiến thức có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm của từng bài
học trong phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh
học 11[2].
Bài
Kiến thức có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
Bài 1: Sự hấp thụ nước và
Rễ là cơ quan hấp thụ nước ở thực vật
muối khoáng ở rễ
Bài 2. Quá trình vận
Mạch gỗ vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên
chuyển các chất trong cây
các cơ quan phía trên
- Lá là cơ quan thoát hơi nước
Bài 3. Thoát hơi nước
- Có 2 con đường thoát hơi nước
- Các nhân tố ảnh hưởng thoát hơi nước
Bài 4. Vai trò của các
Liều lượng phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng

nguyên tố dinh dưỡng
và năng suất cây trồng
khoáng
Bài 5,6. Dinh dưỡng ni tơ ở Vai trò của nguyên tố ni tơ đối với năng suất cây
thực vật
trồng
Bài 7. Thực hành thí
- Sự thoát hơi nước chủ yếu ở mặt dưới của lá
nghiệm thoát hơi nước và
- Phân bón có vai trò quan trọng đối với sự sinh
thí nghiệm vai trò phân bón trưởng, phát triển của thực vật
Bài 8. Quang hợp
Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh
ở thực vật
sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo cacbohidrat và
khí ôxi từ CO2 và nước
Bài10. Ảnh hưởng của
Các nhân tố ( cường độ ánh sáng, nồng độ CO2,
nhân tố ngoại cảnh đến
nhiệt độ) ảnh hưởng đến quang hợp
quang hợp
Hô hấp ở thực vật tiêu thụ khí O2, đồng thời thải
Bài 12. Hô hấp ở thực vật
khí CO2 và năng lượng
Bài 13. Thực hành: Phát
Lá cây chứa các sắc tố quang hợp
hiện diệp lục và carôtenôit
Bài 14. Thực hành: Phát
Hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2
hiện hô hấp ở thực vật

Những đặc điểm cấu trúc của kiến thức của phần chương 1- Phần A:
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 đã định hướng cho
tôi thiết kế được hệ thống câu hỏi bài tập thực nghiệm, để giúp các em nhận
thức, lĩnh hội kiến thúc tốt hơn, qua đó rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng và
hình thành các năng lực học tập cho học sinh, tạo cho các em lòng say mê và
hứng thú với bộ môn.
2.3.4. Một số bài tập thực nghiệm vận dụng kiến thức phần A: Sinh học
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11.
2.3.4.1. Nguyên tắc sử dụng bài tập thực nghiệm cho học sinh
- Phải phù hợp với mục đích sử dụng .

7


[2] Sinh học 11, Cơ bản - Nguyễn Thành Đạt

- Đảm bảo học sinh phải trực tiếp tham gia thực hiện các yêu cầu của bài tập.
- Phải phù hợp với thực tiễn dạy học.
- Phải gắn với đổi mới kiểm tra đánh giá.
2.34.2. Vai trò của bài tập thực nghiệm
Trong dạy học, bài tâp thực nghiệm vừa là nội dung vừa là phương tiện,
biện pháp.Thông qua đó học sinh hình thành được kĩ năng nghiên cứu độc lập,
năng lực vận dụng kiến thức trong cuộc sống, đặc biệt là năng lực nghiên cứu
khoa học linh hoạt có hiệu quả.
2.3.4.3. Quy trình sử dụng bài tập thực nghiệm vận dụng kiến thức phần
Sinh học phần :Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật chương trình
Sinh học 11 như sau:
Bước 1: Xác định mục đích sử dụng bài tập thực nghiệm và các
điều kiện đáp ứng cho việc thực hiện các bài tập thực nghiệm
Giai đoạn

1

Bước 2: Lựa chọn bài tập thực nghiệm cho bài học và sắp xếp
theo logic sử dụng
Bước1:
Giao3:bài
tậpdựng
thựckế
nghiệm
học sinh
Bước
Xây
hoạch để
tổ chức
bài thực
học hiện

Giai đoạn
2

Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập thực nghiệm
Bước 3: Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, báo cáo
kết quả

Giai đoạn
Đánh giá hiệu quả sử dụng bài tập thực nghiệm
3
2.3.4.4. Một số câu hỏi và bài tập thực nghiệm vận dụng kiến thức phần A:
Chuyển hóa vật vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11.
Qua nghiên cứu các bài học 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14. Chương

1 - Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. Tôi đã xây dựng hệ
thống bài tập thực nghiệm và đáp án sử dụng trong quá trình dạy học giúp học
sinh phát triẻn năng lực thực nghiệm.
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ:
Bài tập 1: Lấy 2 cây ngô con (có chiều cao khoảng 30 - 40cm) có kích thước
tương đương nhau và có đủ rễ, thân, lá. Một cây vẫn để nguyên bộ rễ, một cây
cắt bỏ phần rễ. Đổ gần đầy nước vào 2 bình tam giác dung tích 100ml, sau đó
nhúng ngập phần gốc của 2 cây vào 2 bình tam giác trên và để 2 cây ra ngoài
chỗ ánh sáng trong 4 - 5 giờ đồng hồ
a. Hãy cho biết thực nghiệm trên nhằm mục đích gì?

8


b. Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích?
c. Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đoán của em?
Hướng dẫn trả lời:
a.Thực nghiệm chứng minh chức năng rễ cây có khả năng hấp thụ nước và ion
khoáng.
b.cây có bộ rễ sống, cây không có bộ rễ bị chết.
c. Học sinh về nhà làm báo cáo kết quả.
Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây:
Bài tập 2: Có một thực nghiệm được tiến hành như sau:
Lấy 2 cốc thủy tinh, cốc A chứa nước lã có hòa mực màu đỏ, cốc B chứa
nước lã không pha màu. Cắm mỗi cốc một bông hoa lay ơn màu trắng rồi để ra
chỗ ánh sáng khoảng 60 phút.
a. Hãy cho biết thực nghiệm trên nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu nào?
b. Dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra ở thực nghiệm trên và giải thích?
c. Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đoán của em?
d. Việc sử dụng hoa lay ơn màu trắng cho thực nghiệm trên có ưu điểm gì?

Hướng dẫn trả lời:
a. Chứng tỏ chất được vận chuyển trong cây
b. Màu đỏ sẽ vận chuyển lên cây và lên bông hoa
c. Hoa lay ơn màu trắng để nhận biết rõ chất được vận chuyển
d. Học sinh về nhà làm, báo cáo kết quả
Bài tập 3: Dưới đây mô tả một quá trình thực nghiệm

a. Hãy cho biết thực nghiệm ở trên hình nhằm mục đích gì?
b. Hãy giải thích kết quả của thực nghiệm và rút ra kết luận?
c. Hãy thiết kế một thực nghiệm khác mà vẫn thực hiện được mục đích của thực
nghiệm nói trên?
Hướng dẫn trả lời:
a. Chứng minh sự vận chuyển các chất trong cây
b. Dòng nước đưa các chất từ gốc cây bị cắt qua ống nghiệm và dâng lên
c. Học sinh về nhà thiết kế và báo cáo kết quả
Bài 3: Thoát hơi nước:
Bài tập 4: Cho một thực nghiệm được tiến hành như sau:
Cho 2 chậu cây (2 cây ở 2 chậu cùng loài có kích thước tương đương
nhau): Chậu cây 1 vẫn để đầy đủ lá; chậu cây 2 ngắt có ngắt bỏ hết lá. Dùng túi
nilon trắng trùm toàn bộ cây lại và buộc kín đến tận gốc mỗi cây. Sau đó để 2
chậu cây vào chỗ có ánh sáng trong khoảng 4 giờ đồng hồ.
a. Thực nghiệm trên nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào?

9


b. Tại sao cần sử dụng túi nilon trắng để chùm toàn bộ cây lại và buộc kín đến
tận gốc mỗi cây?
c. Hãy dự đoán và giải thích kết quả của thực nghiệm?
d. Hãy thiết kế một thực nghiệm khác mà vẫn đảm bảo thực hiện được mục đích

của thực nghiệm?
Hướng dẫn trả lời:
a. Chứng minh thoát hơi nước
b. Vì để giữ lượng nước lại
c. Nước thoát ra đọng lại ở túi nilon
d. Học sinh làm thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả
Bài 4, 5, 6: Dinh dưỡng khoáng
Bài tập 5: Có học sinh nói rằng: Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng quan trọng cho cây trồng, do đó càng bón nhiều phân thì cây trồng
càng sinh trưởng, phát triển mạnh và cho năng suất cao. Ý kiến của em với
nhận định trên? Hãy vẽ đồ thị minh họa thể hiện mối quan hệ giữa năng suất
của cây trồng với liều lượng phân bón theo nhận định của em?
(Về nhà làm báo cáo kết quả)
Hướng dẫn trả lời:
a. Mối quan hệ giữa phân bón và cây trồng
c. Lượng phân ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
d. Học sinh về nhà vẽ lên lớp trình bày
Bài 7: Thực hành: Thực nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón
Bài tập 6: Cho các nguyên liệu và các dụng cụ, thiết bị sau: Một chậu cây của
loài cây có phiến lá to, cặp nhựa gỗ, bản kính hoặc lam kính, giấy lọc, máy sấy,
đồng hồ bấm giây, dung dịch clorua 5%
a. Với các nguyên liệu và dụng cụ, thiết bị trên hãy thiết kế quy trình tiến hành
thực nghiệm để so sánh lượng nước thoát ra ở 2 mặt lá của cây? Giải thích ý
nghĩa từng bước trong quy trình?
b. Hãy giải thích tại sao cần chọn loài cây có phiến lá to? Dung dịch coban
clorua có tác Hãy dụng gì?
c. Tiến hành thực nghiệm báo cáo kết quả và giải thích kết quả của thực nghiệm?
(Về nhà làm)
Hướng dẫn trả lời:
a. Quy trình: Nhúng giấy lọc vào clorua 5%, sấy khô , dùng lam kính và cặp

nhựa kẹp lên lá, quan sát và đo diện tích đổi màu ở lá.
b. Chọn cây có phiến lá to dễ phát hiện thoát hơi nước
c. Học sinh làm ở nhà và báo cáo kết quả
Bài tập 7: Cho các nguyên liệu cơ bản sau đây: Hạt ngô khô; dung dịch dinh
dưỡng (hòa tan phân bón NPK trong nước)
a. Hãy thiết kế phương án thực nghiệm để chứng minh vai trò của phân bón
NPK đối với sự sinh trưởng của cây ngô non? Từ đó thử phân tích xem những
yếu tố cơ bản nào có thể tác động đến sự thành công trong thực nghiệm này?

10


b. Những chỉ tiêu nào có thể sử dụng làm căn cứ để đánh giá sự sinh trưởng của
cây ngô non? Hãy thiết kế bảng theo dõi và thu thập kết quả cho thực nghiệm
trên.
c. Hãy hoàn thiện các nguyên vật liệu và tiến hành thực nghiệm theo phương án
đề ra, báo cáo?
(Về nhà làm)
Hướng dẫn trả lời:
a. Yếu tố ảnh hưởng thành công thực nghiệm: Cây, phân bón
b. Chỉ tiêu đánh giá: Sự lớn lên của cây, bảng theo dõi về nhà làm và trình bày
lại.
c. Học sinh về nhà làm và báo cáo kết quả
Bài 8: Quang hợp ở thực vật
Bài tập 8: Một bạn học sinh đã tiến hành một thực nghiệm như sau:

Nhốt một con chuột nhắt trong một cái chuông thủy tinh và có đặt trong đó
một cái cây nhỏ. Đặt chuông thủy tinh ra chỗ ánh sáng trong 5 giờ thấy con
chuột vẫn sống bình thường, sau đó người ta dùng giấy đen (hoặc túi nilon đen)
phủ kín chuông thủy tinh. Kết quả sau 5 giờ thì thấy con chuột bị chết

a. Hãy cho biết giả thuyết khoa học của thực nghiệm nêu trên là gì?
b.Thử đưa ra các nguyên nhân có thể dẫn đến việc con chuột bị chết?
c. Hãy đề xuất phương án thực nghiệm tương tự?
Hướng dẫn trả lời:
a. Giả thuyết khoa học nói lên quá trình quang hợp tạo ôxi.
b. Nguyên nhân gây chuột chết. Thiếu ôxi chuột chết vì cây không quang hợp.
c. Học sinh về nhà làm viết báo cáo.
Bài tập 9: Cho thực nghiệm được tiến hành như sau:
Lấy một chậu cây trồng khoai lang đặt vào trong tối 2-3 ngày. Dùng giấy
đen bọc kín một phần của lá làm thực nghiệm (cả mặt trên và mặt dưới của lá).
Đưa cây ra ngoài ánh sáng 1 ngày. Sau đó ngắt lá cây thực nghiệm và nhúng vào
nước sôi vài phút, chuyển lá cây sang cốc thủy tinh có chứa cồn, đặt cốc lên nồi
cách thủy đến khi lá hoàn toàn mất màu. Dùng nước rửa sạch lá rồi chuyển lá
vào dung dịch iốt loãng.
a. Em hãy đưa ra giả thuyết khoa học cho thực nghiệm nói trên?
b. Hãy giải thích ý nghĩa của các việc làm sau đây trong quy trình tiến hành thực
nghiệm nói trên:
+ Đặt cây thực nghiệm vào trong bóng tối 2 - 3 ngày?

11


+ Dùng giấy đen để bọc kín chỉ một phần của lá thực nghiệm trước khi đưa
ra ngoài ánh sáng?
+ Nhúng lá cây thực nghiệm vào nước sôi vài phút?
+ Chuyển lá cây vào dung dịch iốt loảng ?
c. Hãy dự đoán kết quả thực nghiệm và giải thích kết quả thực nghiệm?
Hướng dẫn trả lời:
a. Cây không quang hợp được
b. Mục đích kiểm chứng quá trình thực hiện quang hợp cây

c. Cây sẽ không quang hợp vì thiếu diệp lục.
Bài tập 10: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng quang hợp ở thực vật chỉ diễn ra tại
miền ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ; đồng thời các tia sáng xanh tím kích
thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin. Các tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành
cabohiđrat. Em hãy thiết kế phương án thực nghiệm để chứng minh cho các
nhận định trên?
(Học sinh về nhà làm và báo cáo kết quả)
Bài tập 11: Người ta đã tiến hành một thực nghiệm như sau: Cho các hạt đậu
tương đang trong giai đoạn nảy mầm vào trong bình thủy tinh a và các hạt đậu
tương đã chết (đã luộc chín hoặc rang chín) vào bình thủy tinh b. Đậy kín nắp 2
bình thủy tinh trong khoảng 4 - 5 giờ đồng hồ. Sau đó, các bước tiếp theo và kết
quả của quá trình thực nghiệm được mô tả dưới đây.

a. Thực nghiệm được mô tả ở trên nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào?
b. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau vè kết quả của thực nghiệm ở 2 bình
thủy tinh a và b nêu trên?
c. Hãy đề xuất quy trình các bước để tiến hành thực nghiệm nêu trên? Từ đó hãy
chỉ ra kĩ thuật thực hiện thao tác đó trong tiến hành thực nghiệm nhằm đạt kết
quả?
Hướng dẫn trả lời:
a. Hạt nảy mầm
b. Hạt nảy mầm thải CO2, hạt chết hút O2
c. Học sinh về nhà làm và báo cáo kết quả
Bài tập 12: Cho các nguyên vật liệu sau đây:
Khoảng 1kg hạt thóc khô (hay hạt đậu, hạt ngô khô); một bình thủy tinh
miệng rộng có thể tích khoảng 2-3 lít có nút, một nhiệt kế, một hộp xốp to cách
nhiệt tốt để đựng bình thủy tinh
a. Hãy thiết kế phương án và quy trình tiến hành thực nghiệm để chứng minh
quá trình hạt nảy mầm tỏa nhiệt?


12


b. Hãy lập bảng để thu thập kết quả quan sát quá trình thực nghiệm trên?
c. Hãy tiến hành thực nghiệm nêu trên và báo cáo kết quả thực nghiệm?
Hướng dẫn trả lời:
a. Sử dụng hạt cho nảy mầm, cho vào bình có lớp xốp bên ngoài, nút chặt bình,
khi mở nắp bỏ nhiệt kế vào đo.
b. Cho học sinh lập bảng
c. Về nhà làm thực nghiệm và báo cáo kết quả
Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
Bài tập 13: Cho một thực nghiệm được tiến hành như sau:
Lấy khoảng 2-3g lá xanh tươi cắt nhỏ ở phần lá không có cuống và gân
chính rồi cho vào cối nghiền, đổ vào cối 20ml cồn sao cho cồn ngập mẫu và
nghiền cho thật nhuyễn rồi để yên trong 20 - 25 phút, sau đó, khuấy đều và lọc
qua phễu giấy lọc ta thu được dịch chiết.
a. Hãy cho biết dịch chiết thu được sẽ có màu gì? Cơ sở nào để em đưa ra dự đoán đó?
b. Tại sao phải sử dụng lá tươi có màu xanh? Việc cắt nhỏ lá và cho vào cối
nghiền nhằm mục đích gì? dung môi cồn có vai trò gì trong thực nghiệm này?
c. Hãy tiến hành thực nghiệm theo quy trình trên để kiểm tra kết quả dự đoán?
Hướng dẫn trả lời:
a. Màu xanh, vì lá có màu sắc diệp lục
b. Vì lá tươi có diệp lục, nhanh xuất hiện màu, cồn làm tan diệp lục
c. Học sinh về nhà làm và báo cáo kết quả
Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Bài tập 14: Cho các nguyên vật liệu sau đây để phục vụ cho việc tiến hành thực nghiệm:
- Mẫu vật: Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nảy mầm
- Dụng cụ: Bình thủy tinh có dung tích 1 lít; ống nghiệm; ống thủy tinh hình
chữ U; Phểu thủy tinh, cốc có mỏ; nút cao su có 2 lỗ khoan ( một lỗ vừa khít với
ống thủy tinh hình chữ U, 1 lỗ vừa khít với phểu thủy tinh)

- Hóa chất: Dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2
a. Dựa vào nguyên vật liệu cho ở trên, hãy thiết kế thực nghiệm để chứng minh
quá trình hạt nảy mầm thải khí CO2?
b. Hãy dự đoán kết quả thực nghiệm và giải thích?
c. Hãy chuẩn bị các nguyên vật liệu và tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự
đoán trên?
Hướng dẫn trả lời:
a.Thiết kế thực nghiệm: Cho hạt vào bình thủy tinh, nối ống thủy tinh với ống
nghiệm trong ống nghiệm có nước vôi trong, đổ từ từ nước lã vào phểu đặt trên
ống đựng hạt nảy mầm, quan sát có hiện tượng gì xảy ra.
b. Kết quả nước vôi vẩn đục vì CO2 thoát ra do hạt nảy mầm
c. Học sinh về nhà làm để báo cáo kết quả.
2.3.5. Vai trò của thí nghiệm thực hành đối với thực nghiệm cho học sinh
Thí nghiệm thực hành là việc tiến hành trong các bài thể hiện ở phần sau
một số bài, để các em học sinh có thể nắm rõ được kiến thức qua tiến hành, quan

13


sát, học sinh xác định được bản chất của hiện tượng, quá trình và tìm ra được
quy luật Sinh học.
Qui trình tiến hành thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm dược thể hiện
theo sơ đồ sau:
Bước 1:

Xác định mục, tiêu nhiệm vụ bài thực hành thí nghiệm

Bước 2:

Xác định cơ sở khoa học của thực hành thí nghiệm


Bước 3:

Tiến hành thí nghiệm theo tài liệu sách giáo khoa

Bước 4:

Đánh giá kết quả thực hành (tốt, đạt, chưa đạt)

Bước 5:

Nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm giờ dạy thực hành

Ví dụ: Thí nghiệm chiết diệp lục và carôtenit, để dạy bài 13, trang 56 SGK Sinh học 11 cơ bản, tiết phân phối chương trình: Chính khóa (Tiết 12).
1.Mục tiêu
- Qua thí nghiệm học sinh quan sát được diệp lục và carôtenôit.
- Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả, trong củ.
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm qua cách lấy mẫu vật, so sánh đối chứng.
- Hình thành và phát triển năng lực tự nghiên cứu sách giáo khoa, tự làm thí
nghiệm, hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề.
2. Cơ sở khoa học của thí nghiệm
- Diệp lục và carôtenôit được hòa tan nhanh trong môi trường cồn, nên khi dùng
cốc đối chứng cồn và nước cất thì trong môi trường cồn diệp lục và carôtenôit
xuất hiện nhanh hơn.
- Kết quả là diệp lục và carôtenôit xuất hiện nhanh hơn trong môi trường cồn.
3. Quy trình chuẩn bị thí nghiệm chuẩn: Số nhóm thí nghiệm: 4 nhóm
3.1. Mẫu vật (chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh): 2 lá xanh (rau muống), 2 lá già
màu vàng, nửa quả cà chua.
3.2. Hóa chất (Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh)
Hóa chất

Nồng độ
Số lượng
Nước sạch
20ml
Cồn
90-96%
20ml
3.3. Dụng cụ. (Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh)
STT
Dụng cụ
Số lượng
1
Cốc thủy tinh
2 cái
2
Ống đong bằng nhựa, hoặc thủy tinh (20- 50ml)
2 cái
3
Ống nghiệm thủy tinh trong suốt (10- 15ml)
4 cái
4
Kéo học sinh
2 cái

14


3.4. Các bước tiến hành
Bước


Nội dung
TN1: - Cân khoảng 0,2g lá loại bỏ cuống và gân chín.
1
- Cắt khoảng 20- 30 lát ngang lác cắt nhỏ để có nhiều tế bào hư.
TN 2: - Cân khoảng 0.4g cà chua đã nghiền nát.
TN1: - Bỏ các mảnh lá vừa cắt vào các ống nghiệm đã ghi sẵn
nhãn( Đối chứng hoặc thí nghiệm) với số lượng lát cắt ngang nhau.
- Đong 20ml cồn rót vào cốc thí nghiệm và 20ml nước sạch rồi
rót cốc đối chứng, rót ngập.
2
TN 2: - Bỏ mẫu cà chua vào các ống nghiệm đã ghi sẵn nhãn( Đối
chứng hoặc thí nghiệm) với số lượng ngang nhau.
- Đong 20ml cồn rót vào cốc thí nghiệm và 20ml nước sạch rồi
rót cốc đối chứng, rót ngập
TN 1: - Để cốc chứa mẫu vật trong thời gian 20- 25 phút
- Quan sát và rút ra kết luận
3
TN 2: - Để cốc chứa mẫu vật trong thời gian 20- 30 phút
- Quan sát và rút ra kết luận.
3.5. Thu hoạch: Thí nghiệm này được tôi tiến hành thực nghiệm trên 3 lớp:
11A, 11E, 11I. Cả 3 lớp này có sĩ số tương đương nhau.
Đánh giá kết quả như sau:
- Lớp 11A: 4 nhóm thí nghiệm, kết quả 3 nhóm 1,2,3 thành công, đạt 75%.
- Lớp 11E: 4 nhóm thí nghiệm, kết quả 3 nhóm 1,2,4 thành công, đạt 75%
- Lớp 11I: 4 nhóm thí nghiệm, kết quả 2 nhóm 1,2 thành công, đạt 50%.
Kết quả bài thực hành chiết xuất diệp lục và carôtenôít lớp 11A

Nhóm
2 tiến hànhNhóm
3

4
Một Nhóm
số hình1 ảnh của học sinh
đang
thí nghiệm
trong Nhóm
giờ lớp:
Một số hình ảnh ứng dụng bài tập thực nghiệm tạo sản phẩm (mứt dừa)

Lớp 11A

Lớp 11E

Lớp 11I
15


Rút ra nhận xét:
*Từ kết quả thực hành tại lớp tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
- Việc giao nhiệm vụ cho học sinh tiến hành thực nghiệm trước ở nhà có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao tính tự lập, sáng tạo, và tính hiệu quả cao hơn.
- Nguyên vật liệu chuẩn bị chưa được nhiều nên ảnh hưởng đến chất lượng thực hành.
- Việc lấy mẫu vật chưa chuẩn xác do dụng cụ thực hành .
- Thời gian còn hạn chế nên học sinh làm còn cập rập.
- Học sinh chưa vận dụng được vào trong thực tiễn được nhiều.
Vì vậy giao nhiệm vụ cho học sinh tiến hành thực nghiệm trước ở nhà có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao tính tự lập, sáng tạo, và tính hiệu quả cao hơn.
* Từ những phương pháp dạy học tích cực dùng để vận dụng xây dựng hệ
thống bài tập thực nghiệm vào chương 1 - Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng mà tôi đã nêu trên. Bản thân tôi có một số kinh nghiệm về việc vận dụng

bài tập thực nghiệm vào kiến thức chương trình sách giáo khoa cơ bản như sau:
Lý do tồn tại mang đến hiệu quả chưa cao về áp dụng bài tập thực nghiệm:
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư thời gian để nghiên cứu các dạng bài tập để áp
dụng vào kiến thức các bài học.
- Cơ sở vật chất trang bị cho thực hành, thí nghiệm còn thiếu như: Phòng thực hành,
thí nhiệm; dụng cụ thực hành thí nghiệm; hóa chất phục vụ thực hành, thí nghiệm.
- Học sinh thì chưa thực sự ham học, tìm tòi, say mê, nghiên cứu với các bài tập
thực nghiệm được giao của bộ môn Sinh học; thao tác tiến hành thí nghiệm còn
lúng túng, chưa thành thạo.
Kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao đối với việc áp dụng bài tập thực nghiệm:
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài học của từng chương, từng phần, từng bài.
- Khi ra bài tập cần ra phù hợp với kiến thức, bài tập không quá khó.
- Bài tập phải phong phú đa dạng, nhưng xoay quanh kiến thức của bài và của phần đó.
- Bài tập phải gây được tính tò mò và hứng thú cho học sinh.
- Việc kiểm tra, đánh giá phải thực sự khách quan, chính xác.
2.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2.4.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
- Qua thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của hướng đề tài
nghiên cứu: Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm vận dụng kiến thức Sinh
học về chương 1 – Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật vào
trong thực nghiệm trong dạy học.
- Xác định được tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học trong việc sử
dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học phần A:Chuyển hóa
vật chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật- Sinh học 11.
2.4.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm
2.4.2.1. Nội dung
- Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy 2
bài lý thuyết và 1 bài thực hành thực hành( bài 13) thuộc chương 1- Phần A:
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật- Sinh học 11.
- Mỗi lớp được chọn tiến hành dạy 2 tiết:


16


TT

Tên bài

Tiết ppct

Số tiết thực
hiện

Địa điểm
thực hiện

Vận chuyển các
2
1
Tại lớp học
chất trong cây
Bài 12
Hô hấp ở thực vật
11
1
Tại lớp học
2.4.2.2. Thời gian: Thời gian cuối tháng 8/2019 – Đầu tháng 10/2019.
2.4.2.3. Phương pháp thực nghiệm
2.4.2.3.1. Chọn trường thực nghiệm
- Tôi chọn trường THPT nơi tôi công tác để thực nghiệm.

2.4.2.3.2. Bố trí thực nghiệm
Tôi tiến hành trên 3 lớp với số lượng 129 học sinh tương ứng với các mức
độ đạt được trước và sau vận dụng, gồm:
- Trước thực nghiệm, tôi cho học sinh làm 2 bài/2 lần kiểm tra với các câu
hỏi với các câu hỏi vận dụng kiến thức thực nghiệm cho học sinh.
- Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi kiểm tra 2 lần với 2 đề (phần
phụ lục) với các câu hỏi cần vận dụng kiến thức thực nghiệm để phát triển năng
lực cho học sinh
Tương ứng với các tiêu chí sẽ có các mức độ: Không đạt (mức 1) < đạt
(mức 2) < tốt (mức 3) thể hiện qua các lần kiểm tra.
Bài 2

Mối liên hệ giữa các tiêu chí đánh giá và các mức độ thể hiện như sau:

TT

Tiêu chí
đánh giá

Mức độ đạt được
Mức 1
Mức 2
Học sinh không Học sinh nêu
nêu được, không được, xác định
xác định được
được nội dung
nội dung của bài của bài cần thực
cần thực
nghiệm nhưng
nghiệm.

chưa chính xác.

1

Năng lực xác
định được nội
dung bài học

2

Học sinh không
giải quyết được
Năng lực giải
vấn đề , trả lời
quyết vấn đề: Trả
được câu hỏi,
lời câu hỏi, bài
làm bài tập sai,
tập của, làm thí
thí nghiệm
nghiệm.
không thành
công.

3

Học sinh không
giải thích được
các nội dung,
hiện tượng của

thực nghiệm.

Năng lực vận
dụng kiến thức
để làm thực
nghiệm

Học sinh giải
quyết được vấn
đề, trả lời được
câu hỏi, làm bài
tập chưa đầy đủ,
đúng một phần,
thí nghiệm chưa
hoàn chỉnh.
Học sinh giải
thích được các
nội dung, hiện
tượng của thực
nghiệm, đúng
một phần.

Mức 3
Học sinh nêu
được, xác định
được nội dung
của bài cần thực
nghiệm chính
xác.
Học sinh giải

quyết được vấn
đề, trả lời được
câu hỏi, làm
bài tập chưa đầy
đủ, đúng và
chính xác, thí
nghiệm thành
công.
Học sinh giải
thích được các
nội dung, hiện
tượng của thực
nghiệm, đúng và
chính xác.

17


2.4.2.4. Kết quả thực nghiệm
- Cuối đợt thực nghiệm (sau 2- 3 tuần), kiểm tra độ bền kiến thức của học
sinh ở mỗi lớp bằng một đề kiểm tra với các câu hỏi thuộc nội dung phần kiến
thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật- Sinh học 11, cần phát triển
các năng lực vận dụng kiến thức vận dụng kiến thức vào làm bài tập thực
nghiệm.
- Các đề kiểm tra được thực hiện cùng thời điểm, cùng đề và cùng tiêu chí
đánh giá. Các bài làm của học sinh được chấm điểm, đánh giá khả năng vận
dụng của học sinh.
Thống kê số liệu sau các lần kiểm tra trước thực nghiệm và sau thực
nghiệm thể hiện qua bảng sau:
Mức độ

Tiêu
Số
Lần kiểm
Mức 1(m l)
Mức 2(m2)
Mức 3(m3)
chí
bài
tra
SL
%
SL
%
SL
%
129 Trước TN
60
35,71
80
47,61
28
16,66
1
129
Sau TN
20
11,9
79
47,02
69

41,07
129 Trước TN
68
40,47
81
48,21
19
11,3
2
129
Sau TN
20
11,9
78
46,42
70
41,66
129 Trước TN
77
45,83
73
43,45
18
10,71
3
129
Sau TN
32
19,04
84

50
52
30,95
Qua bảng thống kê kết quả cho thấy: Đối với các tiêu chí học sinh đạt mức
độ 2tiêu
kháchí
cao
Hình 3. Đánh giá
3 và tỷ lệ thay đổi không quá lớn: Trước thực nghiệm: (43,45% –
48,21%) và sau thực nghiệm: (46,42% - 50%).
Tuy nhiên mức độ 1 và 3 có sự thay đổi khá rõ:
Mức độ 1: Trước thực nghiệm: (35,71% - 45,83%) và sau thực nghiệm
(11,9% - 19,4%)
Mức độ 3: Trước thực nghiệm: (10,71% - 16,66%) và sau thực nghiệm
(30,95% - 41,66%).
Trước thực nghiệm, học sinh chưa xác định được nội dung kiến thức để vận
dụng vào bài tập thực nghiệm, qua đó tôi nhận thấy học sinh rất ngại khi làm bài
tập thực nghiệm vận dụng. Học sinh có kiến thức nhưng không biết vận dụng
phù hợp còn lúng túng trong việc sử dụng các kiến thức để làm các bài tập thực
nghiệm. Chính vậy nhiều học sinh chưa chú ý, chưa yêu thích bộ môn.
Qua thực nghiệm, vận dụng các kiến thức vào bài tập thực nghiệm cho học
sinh, gây sự hứng thú, tò mò, chủ động nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo không chỉ ở
trên lớp mà còn thực hiện ở nhà. Giúp học sinh yêu thích bộ môn.

18


PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
3.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và đối chiếu với các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra,

tôi có những kết luận sau:
- Góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn về bài tập
thực nghiệm được trong dạy học chương 1- Phần A: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật - Sinh học 11.
- Trên cơ sở phân tích nội dung phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở thực vật, dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng làm cơ sở khoa học, tôi đã xây
dựng được 23 bài tập thực nghiệm phục vụ quá trình dạy học góp phần đạt mục
tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Sinh học lớp 11.
- Tôi đã đề xuất được quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm theo
logic các bước; đề xuất được quy trình sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm; đề
xuất được các tiêu chí đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh khối 11,
bước đầu mang lại sự hứng thú, sáng tạo và hiệu quả cho học sinh cũng như
trong dạy học bộ môn sinh học cho giáo viên.
Ngoài ra trong phạm vi đề tài này tôi còn áp dụng ở các lớp 11 tại 3 trường
trung học phổ thông trong huyện gần nơi tôi công tác.
Qua đó học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng
kiến thức, kỹ năng cơ bản vào thực nghiệm và thực tiễn, tạo niềm vui, thích thú
khám phá khoa học của học sinh, và đảm bảo độ bền kiến thức cho các em.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, các
phương tiện hô trỡ dạy học như: Kính hiển vi, thiết bị của phòng thí nghiệm, hóa
chất, phòng học... để tổ chức hoạt động dạy học có hiệu quả hơn.
- Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với nhóm, tổ nhóm chuyên môn tăng
cường chỉ đạo việc đổi mới và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong
đó có phương pháp sử dụng bài tập thực hành, thí nghiệm cần phối hợp với giáo
viên trong bộ môn Sinh trong trường để nâng cao hiệu quả dạy học.
* Đối với giáo viên:
- Đề tài mới chỉ đề cập đến kiến thức phần A - Trao đổi chất và năng lượng
ở thực vật lớp 11, tôi mong rằng hướng nghiên cứu của đề tài sẽ tiếp tục được

mở rộng và phát triển hơn nữa trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.
- Hiện nay ở các trường phổ thông hầu như chưa xây dựng được hệ thống
bài tập thực nghiệm một cách có hệ thống, phù hợp với đối tượng học sinh và

19


việc sử dụng nó rất hạn chế. Vì vậy các nhóm chuyên môn cần tập trung vào
việc bồi dưỡng , tập huấn chuyên môn cho giáo viên để từ đó, nhóm hoặc giáo
viên sử dụng nhiều hơn nữa để đạt mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình dạy học.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI

Nga Sơn, ngày 2 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Liêm

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), phát triển năng lực thông qua
phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu tập huấn dự án phát triển
trung học phổ thông.
2. Nguyễn văn cường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ
thông. Dự án phát triển trung học phổ thông, Bộ Giáo Dục và ĐàoTạo.

3. Hồ Thị Dung(2013), Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học
ở trường đại học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, viện khoa học giáo dục Việt
Nam.
4. Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị
quyết số 29/NQ- TW, />5. Trần Bá Cừ, Nguyễn Thu Hiền, Trần Bá Hoành, Trần Mạnh Kỳ, Đặng
Văn Sử, Lê Đính Thái, Nguyễn Văn Thân, Phạm Ngọc Thịnh (2003). Từ điển
bách khoa Sinh học. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6. Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành, thí nghiệm để rèn luyện một số kĩ
năng, tư duy trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học.
7.Tạp chí Giáo dục, Tạp chí lí luận, Khoa học Giáo dục, bộ Giáo dục. Tác
giả. Nguyễn Minh Hà, Hoàng Vĩnh Phú, Trần Thị Gái.
8. “Thực trạng sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực thực nghiệm cho học
sinh trong dạy học Sinh học trường trung học phổ thông”. Tạp chí Giáo dục, Tạp
chí lí luận, Khoa học Giáo dục, bộ Giáo. Tác giả. Trần Thị Hiền, Phạm Thị Huy,
Chu Thị Ngọc Diệp
9. Sử dụng bài tập rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
cho học sinh trong dạy học sinh học trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục. Tạp
chí lí luận. Khoa học Giáo dục. Tác giả. Lê Thanh Oai, Phan Thị Thanh Hội
10. Một số bài tập phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho
học sinh trong dạy học Sinh học trung học phổ thông. Tác giả . Trần Thái Toàn.
11. Sinh học, sách Giáo khoa lớp 11 cơ bản, Bộ giáo dục Đào tạo, Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
12. Sinh học, sách Giáo viên, Bộ giáo dục Đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam.
13. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học lớp 11,
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
14. Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 11. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia
Hà Nội.Tác giả. Phan Khắc Nghệ, Trần Mạnh Hùng.
15. Các đề thi giáo viên dạy giỏi, đề thi học sinh giỏi, nguồn mạng internet.



PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TRƯNG CẦU Ý KIẾN
1. Phiếu điều tra đối với học sinh
Họ và tên ...........................................Lớp ..............., Trường.........................
Để có căn cứ khách quan và toàn diện về cơ sở thực tiễn cho việc nghiên
cứu sáng kiến kinh nghiệm.Đề tài" Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm vận
dụng vào chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong chương trình sinh
học lớp 11-THPT.
Xin các em học sinh hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về các câu hỏi
dưới đây bằng cách: Điền dấu x vào ô trống.
Các em hãy cho biết mức độ thực hiện nhiệm vụ của mình về bài tập thực
nghiệm đối với môn Sinh học.
Các nhiệm vụ

Mức độ thực hiện nhiệm vụ
Tốt
Ý
kiến

Trung
bình

Khá
Tỷ
lệ

Ý
kiến

Tỷ

lệ

Ý
kiến

Tỷ
lệ

Yếu
Tổng
số ý
kiến

Tỷ
lệ

Đề xuất các câu hỏi
của thí nghiệm cần
nghiên cứu
Đề xuất phân tích
phương án thí
nghiệm
Thực hiện các thao
tác trong thí nghiệm
Xử lý kết quả thí
nghiệm và rút ra kết
luận
2.Phiếu điều tra đối với giáo viên
Họ và giáo viên:......................................
Môn trực tiếp giảng dạy:........................

Trường:....................................................
Để có căn cứ khách quan và toàn diện về cơ sở thực tiễn cho việc nghiên
cứu sáng kiến kinh nghiệm.Đề tài" Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm vận
dụng vào chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong chương trình sinh
học lớp 11 - THPT.
Xin các thầy, cô hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về các câu hỏi dưới
đây bằng cách: Điền dấu x vào ô trống.
Thầy cô hãy cho biết mức độ thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và của
mình về việc thực hiện thực nghiệm (Bao gồm cả thực hành, thí nghiệm) đối với
việc giảng dạy môn Sinh học trong nhà trường.


Mức độ thực hiện nhiệm vụ
Các nhiệm vụ

Phòng thực hành, thí nghiệm
nơi giảng dạy
Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
phục vụ thí nghiệm
Tiến hành đầy đủ các bài thực
hành nghiệm, thí nghiệm theo
chương trình sách giáo khoa
Việc xây dựng bài tập thực
nghiệm vận dụng kiến thức
giảng dạy

Đầy đủ
Ý
Tỷ lệ
kiến


Chưa đầy đủ
Ý
Tỷ lệ
kiến

Không
Ý
Tỷ lệ
kiến


PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
GIÁO ÁN 1: BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
(PPCT: 2, theo PPCT môn Sinh trường trung học phổ thông nơi tôi công
tác)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Thành phần của dịch vận chuyển.
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng bài tập thực
nghiệm
3. Thái độ:
- Củng cố lòng say mê học môn Sinh đặc biệt đối với vấn đề thực nghiệm.
4. Phát huy năng lực
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn
- Thu nhận và xử lý thông tin: tìm kiếm, thu thập thông tin liên; đánh giá và
lựa chọn được thông tin cần thiết; diễn đạt và sử dụng thông tin
- Nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán kết quả…

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức
mới), năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, năng lực ngôn ngữ: diễn đạt,
trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau (bảng biểu, sơ đồ…), năng
lực thực hành.
II. Nội dung trọng tâm:
- 2 con đường vận chuyển vật chất và động lực đẩy dòng vật chất di
chuyển.
III. Đồ dùng dạy học: Hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 SGK, phiếu học tập.
IV. Phương pháp dạy học: Trực quan, hoạt động nhóm, thảo luận và hỏi đáp.
V. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động (Hình ảnh phía sau bài học):
Mục đích: Học sinh nắm rõ nội dung của bài thực nghiệm giao về nhà
Bài tập 2: Có một thực nghiệm được tiến hành như sau:
Lấy 2 cốc thủy tinh, cốc A chứa nước lã có hòa mực màu đỏ, cốc B chứa
nước lã không pha màu. Cắm mỗi cốc một bông hoa lay ơn màu trắng rồi để ra
chỗ ánh sáng khoảng 60 phút.
Làm được thí nghiệm để chứng minh
Nhiệm vụ học sinh: Đại diện nhóm lên trình bày bài tập ở nhà trong 2 phút
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
a. Chứng tỏ chất được vận chuyển trong cây
b. Màu đỏ sẽ vận chuyển lên cây và lên bông hoa
c. Hoa lay ơn màu trắng để nhận biết rõ chất được vận chuyển
d. Báo cáo kết quả
- Cách thức tổ chức hoạt động: 4 nhóm, mỗi nhóm 2 phút .
a. Hãy cho biết thực nghiệm trên trả lời câu hỏi nghiên cứu nào? Nhóm 1


b. Dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra ở thực nghiệm trên và giải thích? Nhóm
c. Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đoán của em? Nhóm 3
d. Sử dụng hoa lay ơn màu trắng ở thực nghiệm trên có ưu điểm gì? Nhóm

4
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Mục đích: Thành phần của dịch vận chuyển, động lực đẩy dòng vật chất di
chuyển.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng bài tập thực
nghiệm
Củng cố lòng say mê học môn Sinh học đặc biệt đối với vấn đề thực
nghiệm.
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn,
- Năng lực thực hành, nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán kết
quả…
Nhiệm vụ của học sinh:
Trong cây có những dòng vận chuyển nào?
Nghiên cứu dòng mạch gỗ, nghiên cứu dòng mạch rây
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Vận chuyển qua 2 con đường:
Mạch gỗ dòng đi lên vận chuyển nước , muối khoáng…
+ Mạch rây dòng đi xuống vận chuyển sản phẩm quang hợp…
- Dòng mạch gỗ:
Thành phần dịch mạch gỗ: Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có
các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a.amin, amit, vitamin…)
Động lực đẩy dòng mạch gỗ: Là sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy (áp suất
rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
và với thành mạch gỗ.
Dòng mạch rây:
Thành phần của dịch mạch rây: Chủ yếu là đường saccarozơ, các a.amin,
hoocmon TV, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được
sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
- Động lực của dòng mạch rây:
Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan

chứa (rễ, củ, quả …)
Cách thức tổ chức hoạt động:
Trả lời cá nhân câu hỏi: Trong cây có những dòng vận chuyển nào?
Làm việc nhóm (Chia 4 nhóm)
+ Nhóm 1, 2: Nghiên cứu dòng mạch gỗ (Thành phần, động lực)?
+ Nhóm 3,4: Nghiên cứu dòng mạch rây (Thành phần, động lực)
Tổ chức làm việc cả lớp Giáo viên, nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
3.Hoạt động luyện tập /củng cố:
Hoạt động vận dụng vào bài tập thực nghiệm
Mục đích để hình thành bài tập thực nghiệm:


×