Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số giải pháp đổi mới cách thức tổ chức, phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động thảo luận nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.11 KB, 14 trang )

Mẫu 1
(1)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
BÀI DẠY “HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA”

Người thực hiện
: Lê Thị Giang
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác
: Trường PT Nguyễn Mộng Tuân
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Trang


1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2


1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.............................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề...........................................................................................................................4
2.3.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà......................................................4
2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản theo hướng sáng tạo.....................5
2.3.4. Sử dụng phù hợp các phương tiện dạy - học truyền thống kết hợp với hiện
đại..........................................................................................................................8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối vói hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................................................9
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................9
3.1. Kết luận..........................................................................................................9
3.2. Kiến nghị........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................11

3


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học:
“Lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ thể của học sinh”, “Dạy học là
dạy học sinh cách học”, “Quá trình học là quá trình kiên tạo, chiếm lĩnh tri thức
một cách chủ động sáng tạo”. Thực hiện được hướng đi đó cùng với yêu cầu đổi
mới về mọi mặt để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT, vai trò
định hướng của người thầy quyết định đến việc tiếp thu, nắm vững kiến thức
của từng học sinh. Vì vậy người thây cần có phương pháp đúng đắn, phù hợp
với từng phân môn, từng bài dạy, từng đối tượng cụ thể để giúp học sinh đạt kết

quả tốt nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Hơn nữa, đất nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng trong cơ chế thị trường và
hội nhật quốc tế là vấn đề cần thiết. Do đó, vấn đề dạy học theo hướng hiện đại
đang đòi hỏi người dạy học phải tìm tòi sáng tạo để định hướng tri thức cho
người học, giúp người học đáp ứng nhu cầu xã hội. Vậy những biện pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả cho bài dạy là việc làm cần thiết, nhưng để có được
điều đó người giáo viên phải tìm hiểu đối tượng, lựa chọn các biện pháp phù
họp với từng đối tượng học sinh. Muốn vậy người giáo viên phải có lòng nhiệt
tình, say mê nghề nghiệp và hơn nữa cần tìm hiểu lựa chọn những biện pháp để
áp dụng cho từng bài dạy của mình từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh như: tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong môn học, từ đó nâng cao chất
lượng giờ học. Bởi trong thực tế, do hệ lụy của xã hội phần lớn học sinh chưa
hứng thú với môn ngữ văn, đặc biệt là các văn bản đọc thêm.
Trước thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy tôi thiết nghĩ mình phải tìm
ra các biện pháp áp dụng cho từng bài dạy cụ thể là một việc làm cần thiết để
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Vì vậy, với kinh nghiệm giảng dạy của
mình tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả bài dạy “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”(Thân Nhân Trung). Mục
đích cuối cùng của việc dạy tốt bài này là tác động trực tiếp đến việc rèn đức,
luyện tài, nâng cao kĩ năng lập luận diễn đạt của học sinh, từ đó hình thành ở
các em ý thức về vai trò của hiền tài, của bản thân trong công cuộc xây dựng đất
nước. Mong rằng đề tài để góp một phần nhỏ cho việc đổi mới phương pháp
dạy học đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân và đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học. Văn học dùng chất liệu
hiện thực kết họp với nghệ thuật ngôn tò để phản ánh hiện thực, thể hiện tư
tưởng, tình cảm của tác giả. Vì vậy dạy học văn là khai thác nghệ thuật ngôn từ
đế làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả. Theo định hướng

đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong môn ngữ văn, không có sự hạ thấp
4


vai trò của giáo viên (GV) mà ngược lại GY chính là người tổ chức, thiết kế,
điều hành giờ học. Đây là phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý thuyết một
chiều, chuyển quá trình thuyết giảng của GV thảnh những cuộc trao đổi, đàm
thoại giữa thầy và trò, giữa học sinh (HS) và HS giúp các em tự tìm hiểu và
đánh giá được mức độ tìm hiểu bài học của mình.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, giáo viên có thế
vậndụng nhiều loại hình phương pháp khác nhau. Trong đó, xây dựng và sử
dụng bản đồ tư duy là một trong những phương pháp hữu hiệu mang lại thành
công cho thầy và trò qua mỗi bài học...
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài Một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả bài dạy “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia ’’(Thân Nhân Trung)
nhằm hát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và sự hứng thú trong tiết
học.Góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực diễn đạt và cách thức lập luận
trong bài văn nghị luận của học sinh.Giáo dục bồi dưỡng học sinh trau dồi đức và
tài để sống tốt, sống đẹp, sống có ý nghĩa. Cung cấp những tri thức cơ bản về văn
bản “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”(Thân Nhân trung).
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn học nguồn tri thức
vô cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và bổ ích để bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ
giúp HS sống có ý nghĩa hơn, tinh tế hơn, hoàn thiện bản thân.
Trong quá tình dạy văn cần xác định học sinh là trung tâm, là chủ thể cảm
thụ, sáng tạo. Giáo viên không được cảm nhận thay mà chỉ là người định hướng,
chỉ đường cho các em khám phá văn bản. Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ
công việc tri giác ngôn ngữ, trải qua nhiều chặng đường, người giáo viên đóng
vai trò khơi nguồn, tạo cảm hứng để học sinh tích cực tự giác trong việc cảm
thụ, chiếm lĩnh tri thức và chủ động thưởng thức tác phẩm văn chương. Như

vậy, yêu cầu phát huy chủ thể học sinh gắn liền với tài năng sáng tạo của người
giáo viên. Hay nói đúng hơn đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính nghệ thuật và
tính sư phạm trong quá trình dạy văn.
Đối tượng trực tiếp nghiên cứu của tôi là văn bản “Hiền tài là nguyên khí
của Quốc gia” (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo
thứ ba).
Để thử nghiệm đề tài tôi chọn lóp 10a5 Trường PT Nguyễn Mộng Tuân năm
học 2018-2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận, thực tiễn.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói:"Văn học là nhân học" vậy
5


mà một thực ứạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn.
Thực trạng này iâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời
than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn và nay đã
trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn
của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi
về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như
chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể
hiện tâm lý chán học những bài đọc thêm trong giờ văn của học sinh
Trong quá trình tiến hành áp dụng phương pháp mới, tôi nhận thấy có sự
tiến bộ đáng kể. Từ chỗ các em còn chán nản, thờ ơ thì nay đã học tập một cách
tích cực hon
Kết quả kiểm tra bài làm văn số 5 và số 6 của lớp 10A5

Thời gian
Dưới TB
TB
Khá
Tỉ lệ
Khi chưa chú trọng
40%
47%
13%
Khi đã chú trọng
20%
53%
27%
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới chương trinh sách giáo
khoa đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong các trường phổ
thông. Hướng đi mới có nhiều hứa hẹn, vừa đảm bảo tính cơ bản, tinh giản và
hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam, phù hợp với xu thế tiên tiến của thế giới; vừa
phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh vừa đổi mới phương
pháp dạy học của giáo viên. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn lớp 10, phần
Văn học trung đại.
Văn học trung đại là khái niệm chỉ nền văn học viết từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIX, với những phương thức nhận thức, phản ánh và đặc điểm nghệ thuật
đặc thùế Văn học Trung đại Việt Nam chia làm 4 giai đoạn và nổi bật nhất là giai
đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, được đánh dấu bằng cuộc chiến thắng quân
Minh xâm lược và xây dựng quốc gia Đại Việt thịnh trị. Ở giai đoạn này, nghệ
thuật chính luận tiếp tục phát triển, tạo nên những bài văn hùng biện xuất sắc
như “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba”. Đây là
những tiết văn bia, hơn nữa những văn bản này đa số là khô khan, khó tạo cảm

xúc ở học sinh. Vậy làm thế nào để có một giờ dạy hay, học sinh tích cực, chủ
động và hứng thú trong tiết học, đặc biệt là học sinh hiểu và cảm nhận được giá
trị nội dung, nghệ thuật của văn bản? Đó là những băn khoăn, trăn trở không chỉ
riêng tôi mà ở mỗi một giáo viên dạy môn Ngữ văn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Về phía văn bản : “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” (Thân Nhân
Trung)
6


Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) Trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nhiều học sinh đã đến thăm quan nơi
này và đã có được ấn tượng ban đầu về những bài văn bia.
Văn bản thuộc thể loại nghị luận - dạng văn bia - một dạng văn bản học
sinh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày ở các nghĩa trang, chùa chiền, bảo
tàng, một số con đường có các tượng đài tưởng niệm ... Do vậy, học sinh phần
nào đã hiểu được vai trò, tác dụng của việc dựng văn bia.
Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” (Thân Nhân Trung) là văn
bản viết bằng chữ Hán, thuộc thời kỳ văn học ừung đại, được xếp vào phần đọc
thêm trong chương trình Ngữ văn 10. Chính vì vậy, học sinh thường mang tư
tưởng học để biết, ít có sự tìm tòi nghiên cứu sâu sắc .
- Về phía học sinh: Học sinh đều được tranơ bị một nhận kiến thức
nhất địĩứì về văn bản nhật dụng và đọc - hiểu một số văn bản nhật dụng
viết bằng phương thức lập luận ở THCS.
- Về phía giáo viên: Bản thân tôi luôn yêu thích, say mê, tâm huyết
với nghề. Trong mỗi bài giảng văn bản nhật dụng nói riêng và môn Ngữ
văn nói chung, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để có được những
phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cao cho học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
Năm học 2019 - 2020, tôi dạy lớp 10A5 (Sĩ số lớp 43 học sinh) Trường PT

Nguyễn Mộng Tuân . Sau khi dạy văn bản “Hiền tài là nguyên khí của Quốc
gia” (Thân Nhân Trung), tôi tiến hành kiểm tra 15 phút. Kết quả cho thấy việc
vận dụng của học sinh từ bài học vào thực tiễn chưa cao, số lượng bài điểm
kém, yếu, điểm trung còn nhiều, điểm khá và giỏi còn khiêm tốn.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Hứng thú học tập
Kết quả bài kiểm tra
Hứng thú Không hướng thú Giỏi Khá
TB
Yếu Kém
Sĩ số
10A3/4
35%
65%
3% 22% 55% 16% 4%
3
Từ thực trạng trên, để quá trình giảng dạy đạt hiệu quả hơn, tôi đã tìm tòi
nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới phương pháp Dạy - học văn bản “Hiền tài là
nguyên khí của Quốc gia” (Thân Nhân Trung) theo đặc trưng thể loại để tạo
hứng thú trong quá trình học tập, khơi gợi tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở
học sinh.
Căn cứ vào thực trạng trên, để việc đọc - hiểu văn bản “Hiền tài là nguyên
khí của Quốc gia” (Thân Nhân Trung) đạt hiệu quả. Tôi xin nêu ra một số biện
pháp sau:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự bùng nổ của thông tin khoa
học, kĩ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều. Do
7



vậy, chúng ta cần phải dạy học sinh phương pháp học và chủ động lĩnh hội kiến
thức. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Khi học
sinh có được phương pháp, kĩ năng, hói quen tự học thì sẽ tạo cho các em lòng
ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được
nâng lên.
Vấn đề phát triển ý thức tự học cho HS ở trường THPT là một quá trình
liên tục từ việc tự học bài đã học trên lớp, tự học cả bài mới trước khi đến lớp,
tự học cả trong tiết học có hướng dẫn của giáo viên .
Vì vậy đối với mỗi văn bản đọc thêm nói riêng, môn Ngữ văn nói chung,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà. Trong mỗi tiết học về đọc văn,
giáo viên có thể hướng dẫn học sinh soạn bài theo các bước sau :
Bước 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị một quyển vở ghi chung cả phần soạn
bài và phần kiến thức học trên lớp .
Bước 2: Hướng dẫn cho học sinh cách soạn bài: chia đôi vở, phần bên trái
(hoặc bên phải) chuẩn bị bài soạn ở nhà theo câu hỏi sách giáo khoa (SGK),
phần vở còn lại để bổ sung những thông tin cần thiết khi học trên lớp .
Ví dụ:
Đọc thêm. Tiết 62: Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, Niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
Thân Nhân Trung
Phần soạn bài
Phần ghi bổ sung
Câu 1: Hiên tài có vai trò quan ……………………………………………
trong đối với đất nước như thế …………………………………………..
nào?
…………………………………………..
Câu 2: Ý nghĩa, tác dung của việc ……………………………………………
khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với …………………………………………..
đương thời và các thế hệ sau?

…………………………………………..
Câu 3: Bài học lich sử rút ra từ ……………………………………………
việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì?
.
Câu 4: Sơ đồ kết cấu của bài văn ……………………………………………
bia ?
.
……………………………………………
……………………………………………
Cách làm này có nhiều ưu điểm: Học sinh đã nắm được phần nào nội dung
cơ bản của bài học mới, tiết kiệm thời gian trên lớp bằng việc chỉ bổ sung
những kiến thức cần thiết từ phía giáo viên và bạn bè, cùng một lúc kết họp cả
kiến thức ở nhà với kiến thức trên lớp, tiện ích cho việc học bài mới hay bài cũ,
phát huy được tính tự học, tính tích tực của học sinh .

8


2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản theo hướng sáng tạo
Trước khi tìm hiểu văn bản bao giờ giáo viên cũng cho học sinh đọc một
vài lần nhưng chỉ với mức độ yêu cầu đơn giản: rõ ràng lưu loát là đủ. Trong
quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta nhận thấy bản
thân việc đọc có nhiều cấp độ: cấp độ thứ nhất là đọc thông thường (đọc trôi
chảy không vấp về ngữ âm, ngữ nghĩa, biết ngừng giọng đúng chỗ), cấp độ thứ
hai là đọc kĩ, đọc sâu, biết đọc các hành văn, sắp xếp ý, dụng ý trong dùng từ,
ngắt câu. cấp độ thứ ba là đọc - hiểu được thông điệp mà văn bản gửi đến người
đọc. Nhưng quan trọng hơn là đọc văn còn là để cảm, để thưởng thức để tự phát
triển bản thân. Trong quá trình đọc học sinh phải tìm được ý nghĩa mà tác giả
thể hiện kín đáo trong văn bản, tiến thêm một bước, tìm thấy điều mà người đọc
trước chưa thấy, đó mới thực sự là đọc sáng tạo. Do đó, cần rèn luyện cho học

sinh phương pháp đọc theo từng cấp độ nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp thì mới có kết quả.
Từ việc nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của khâu đọc văn bản, chúng ta
cần giúp học sinh đọc hiểu văn bản “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”
(Thân Nhân Trung) theo đúng đặc trưng thể loại, nhận thấy được tính chất nhật
dụng của nó để có những định hướng tốt cho bản thân và xã hội.
* Yêu cầu chung
- Cần định hướng ngay từ đầu cho học sinh về việc tìm hiểu văn bản
“Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” (Thân Nhân Trung): chỉ tìm hiểu những
nét đặc trưng nhất trên cơ sở của SGK vì đây là tiết đọc thêm.
- Trong phần tiểu dẫn học sinh phải nắm được những nét chính về tác giả
và văn bản (yị trí, thời gian sáng tác, thể loại).
- Học sinh không chỉ đọc đúng từ ngữ, giọng điệu mà còn phải làm toát
lên được cảm xúc, tâm tư tình cảm của tác giả thế hiện qua văn bản, phải nghiền
ngẫm để bước đầu nắm được ý nghĩa của văn bản.
* Yêu cầu cụ thể
Bước 1; Tạo tâm thế, tình huống cho học sinh ngay từ lời dẫn vào bài
mới
Đây là văn bản mang tính nhật dụng nên giáo viên cần có lời dẫn vào bài sao cho
khơi gợi được những tri thức mà học sinh đã lĩnh hội từ đời sống thực tế.
Ví dụ : Giáo viên có thể dẫn vào bài mới như sau:
Câu hỏi: Ở nơi em đang sinh sống, em đã từng quan sát những địa điểm
nào có đặt bia đá? Em hiểu văn bia (bia kí) là gì?
Định hướng trả lời: Những địa điểm có đặt bia đá như Nghã ba bia, nghĩa
trang liệt sĩ, nghĩa trang nhân dân ... văn bia (bia kí) là văn kí khắc trên bia đá
nhằm ghi chép những công việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những
người có công đức lớn để lưu truyền đời sau.
Giáo viên dẫn cụ thể vào bài mới: Văn bia có ba loại chính: Bia ghi công
đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc, bia lăng mộ. Bài học hôm
9



nay không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hoá mà còn mang giá trị văn học: “Hiền tài
là nguyên khí của Quốc gia” (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên
hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung.
Bước 2: Hướng dẫn học sình đọc - tìm hiểu chung về văn bản
Các bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Câu hỏi 1: Trường Đại hoc đâu tiên
của nước ta có tên gọi là gì, đặt ở
đâu ? - GV cho học sinh xem hình ảnh
Văn Miếu Quốc Tử Giám, hàng văn
bia tiến sĩ.
- GV gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn
SGK trang 31.
Câu hỏi 2: Trình bày nôi dung chính
trong phần tiếu dẫn?
GV: nhấn mạnh, mở rộng một số từ
ngữ: văn chương, thời Hồng Đức ...và
khẳng định đây là văn bản mang tính
nhật dụng cao (hay còn gọi là văn bảnnhật dụng)
GV mở rộng kiến thức: Bia ghi công
đức thường có 3 phần :
+ Tự (kể) nêu lí do, quá trình làm bia,
sự tích nhân vật được khắc bia (phần
quan trọng nhất)
+ Minh (phần ghi nhớ): viết bằng văn
vần tóm lược nội dung tự sự ở trên để
người đọc dễ ghi nhớ.
+ Phần ghi ngày tháng, họ tên người

làm bia được viết bằng văn xuôi.
Câu hỏi 3: Bài kí đề danh tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ bathuộc loại bia ghi công đức, theo em
đoạn trích trong SGK thuộc phần thứmấy của tác phấm?
GV gọi hs đọc
Câu hỏi 4: Văn bản cần đọc với giọng
như thế nào ?
Giọng bình tĩnh, đĩnh đạc, trang trọng.

Nội dung cần đạt
I/ Đọc tìm hiêu chung
1. Tác giả
- Thân Nhân Trung (1418-1499),
Tự là Hậu Phủ.
- Quê làng Yên Ninh, huyện Yên
Dũng, Tỉnh Bắc Giang.
- Đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng
về văn chương.
- Là phó nguyên soái trong hội
Tao đàn do Lê Thanh Tông
sáng lập .
2. Văn bản
Vị trí: thuộc phần thứ hai của Bài kí
đề danh tiến sĩ Khoa Nhâm Tuất, niên
hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), là một
trong 82 bài văn bia ở ở Văn Miếu
(Hà Nội)
(Trước phần trích: có một đoạn văn
dài kế việc từ khi Lê Thái Tổ dựng
nước (1428) đến năm 1484, các vua

Lê tuy đều chú ý bồi dưỡng hiền tài
nhưng chưa có điều kiện dựng bia
tiến sĩ.
(Cuối phần trích: là danh sách 33 vị
đỗ tiến khoa Nhâm Tuất 1442)
Thời gian sáng tác: năm 1484 thời
Hồng Đức.
Thể loại : nghị luận -> bia kí (văn
bia), một thể loại văn học trung đại.
Chú ý một số từ cần ghi nhớ như :
Hiền tài , nguyên khí, thánh đế, minh
vương, khoa danh ...
Hệ thống luận điểm :
+ Hiền tài là nhuyên khí của quốc gia
10


- GV hướng dẫn học sinh xem chú (tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền
thích từ khó. Bài kí đề danh tiến sĩ tài đối với đất nước)
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo + Những việc làm thế hiện sự quan
thứ ba viết bằng chữ Hán, đây là bản tâm của các thánh đế minh vương đối
dịch.
với hiền tài.
Câu hỏi 5: xác định hệ thống luận + Ý nghĩa việc khắc bia tiến sĩ. Trong
điểm trong văn bản? Luận điểm nào đó, luận điểm 1 là gốc, là cơ sở, luận
quan trọng nhất? Vì sao?
điếm 3 có ý nghĩa thực tiễn quan
trọng nhất
2.3.3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học
Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, SGK Ngữ văn THPT biên

soạn trên nguyên tắc dạy học tích hợp và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong
hoạt động học tập. Như vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải lấy học sinh
làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò định hướng học sinh chiếm lĩnh các
đơn vị kiến thức. Để giờ dạy trên lớp thực sự có hiệu quả, trước hết giáo viên
gợi cho học sinh có thể vận dụng những hiểu biết, những kiến thức đã được
trang bị ở cấp dưới để làm cơ sở cần thiết trong việc tìm hiểu tác phẩm. Thứ hai,
là sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu câu hỏi có tính chất gợi mở, đặt học
sinh vào các tình huống có vấn đề để phát huy tính sáng tạo và khả năng phát
hiện của học sinh vừa nhằm phát triển năng lực tư duy,vừa tạo hứng thú trong
học tập cho học sinh. Thứ ba, cần có sự liên hệ giữa bài học với thực tế để học
sinh thấy được tính nhật dụng của văn bản và vai trò quan trọng của nó đối với
cuộc sống.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc tăng
cường kết hợp hình thức học tập cá thể với học tập hợp tác.
Tùy từng đon vị kiến thức và mục đích dạy học, giáo viên tổ chức học sinh
hoạt động độc lập hay hoạt động họp tác (theo tổ, nhóm). Hoạt động độc lập giúp
học sinh được bộc lộ, khẳng định ý kiến, qua đó người đọc nâng mình lên một
trình độ mới. Hoạt động hợp tác (mỗi tổ, nhóm từ 6 đến 8 người) làm tăng hiệu
quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu
cầu phối họp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Với các hoạt động
này giúp học sinh quen dần với sự phân công hợp tác trong hoạt động xã hội.
2.3.4. Sử dụng phù hợp các phương tiện dạy - học truyền thống kết hợp với
hiện đại
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu trong chương trình SGK nói
chung và đặc biệt là triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt
động tích cực, chủ động của học sinh.
Trong mỗi giờ dạy về phân môn đọc văn nói riêng và môn Ngữ văn nói
chung, việc kết hợp linh hoạt giữa phương tiện dạy học truyền thống (SGK, giáo
án, bảng phụ, tranh ảnh...) và phương tiện nghe nhìn như băng hình, các CD,
11



máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng, máy vi tính, các thiết bị hiện đại sẽ tăng hiệu
quả giờ dạy - học. Đặc biệt các phương tiện dạy - học hiện đại, cùng với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin góp phần đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới
phương pháp dạy học, gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối vói hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học Đọc văn kết hợp với quá trình thử nghiệm trong giảng dạy trực tiếp từ lớp
10a5 , tôi nhận thấy học sinh chưa hứng thú, chưa tích cực, nhiều em còn rất mơ
mồ, chưa hiếu kĩ về văn bản. Đặc biệt chưa có thói quen tự học, giờ học chưa
được sôi nối. Tôi tiến hành kiểm tra 15 phút vào kiến thức đã học trong bài. Ket
quả khảo sát chất lượng của học sinh như sau:

Lớp Sĩ số
10A5/4
3

Hứng thú học tập
Hứng
Không
thú
hứng thú
35%
65%

Kêt quả bài kiêm tra
Giỏi


Khá

TB

Yếu

Kém

3%

22%

55%

16%

4%

Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng lớp 10 a5, tôi thấy đây là việc làm
khả quan trong việc áp dụng: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài
dạy “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”. Cụ thể trên bảng thống kê số lượng
điểm giỏi, khá tăng lên và điểm yếu, kém không còn, chất lượng giờ dạy được
nâng lên rõ rệt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi đã vận dụng có kết quả trong
một phạm vi hẹp. Có thể những điều này không là những điều mới mẻ với các
đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm nhưng với tôi đó là tất cả sự tâm đắc sau
những năm công tác giảng dạy ở trường THPT.Và những điều tôi thực hiện trên
đây cũng chỉ là một việc nhỏ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ

văn. Rất mong được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Căn cứ vào nội dung SGK và thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hiện
nay, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau :
- Đối với giáo viên: trong dạy phân môn Đọc văn, giáo viên cần chú
trọng đến những văn bản đọc thêm. Quá trình dạy - học cần giúp học sinh
khai thác văn bản dựa trên đặc trưng thể loại, giúp học sinh gắn tri thức
của văn bản với đời sống thực tế.

12


- Đối với nhà trường:
+ Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng phòng học đa năng, đảm
bảo về trang thiết bị cho việc dạy và học.
+ Cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ để học sinh
có điều kiện mở rộng tầm hiểu biết, đa dạng hóa các hình thức học tập, ví dụ tổ
chức cho học sinh đi tham quan, giao lưu học hỏi.
+ Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, để giáo viên trau dồi chuyên môn.
+ Mở lớp bồi dưỡng chuyên môn để giáo viên có thể trao đổi phương pháp
giảng dạy.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đông Sơn ngày 06 tháng 04 năm 2020
Tôi xin cam doan đây là SKKN của mình,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết


Lê Thị Giang

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT
1
2
3
4

5
6
7
8

TÊN TÀI LIỆU
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Tập 2
Sách bài tập Ngữ văn 10 - Tập 2
Thiết kê bài giảng Ngữ văn 10 - Tập 2 (TS
Nguyễn Văn Đường chủ biên)
Tài liệu Bôi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình SGK lớp 10 THPT môn Ngữ
văn
Tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao
Hướng dân Thiêt kê bài giảng trên máy tính
(Thạc sĩ Trương Ngọc Châu)
Những vấn đề chung về đối mới giáo dục

THPT
Tham khảo tư liệu từ Internet

GHI CHÚ
NXB Giáo duc
NXB Giáo dục
NXB Hà Nội, 2006
NXB Giáo dục, 2006

NXB Giáo dục, 2006
NXB Giáo dục, 2005
NXB Giáo dục, 2007

14



×