Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí 12 ở trường THPT nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.68 MB, 24 trang )

Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3



2.1.1. Cơ sở pháp lí

3

2.1.2. Vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và dạy học Vật lí

4

nói riêng
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

6

2.3 Giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí ở trường THPT

7

Nga Sơn
2.3.1. Tìm hiểu về cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay

7

2.3.2. Tiến trình tổ chức dạy học cho phần vẽ sơ đồ tư duy

7

2.3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy cho phần ôn tập chương dao động cơ

9


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

1. MỞ ĐẦU
1


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
1.1. Lí do chọn đề tài
Sau nhiều năm giảng dạy bộ môn Vật lí 12, tôi nhận thấy điểm thi THPT hàng
năm của bộ môn đang thấp so với các môn học khác và ở Trường THPT Nga Sơn
kết quả đang thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn Tỉnh, hơn nữa tỉ lệ học sinh
trượt tốt nghiệp THPT của trường còn khá cao. Mặt khác, học sinh bây giờ rất nhác
học, dường như sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội, sự bùng nổ về công nghệ
thông tin đã cuốn rất nhiều học sinh vào các trò chơi, phim ảnh và nhiều các mối
quan tâm khác ngoài việc học. Có một phụ huynh đã từng hỏi tôi rằng: Thầy cô có
phương pháp nào để biến bài giảng của mình thành một trò chơi để học sinh thấy
hấp dẫn hơn các trò chơi điện tử hay không? Một câu hỏi tôi cho là rất hay của một
người nông dân có con đang ham điện tử hơn việc học. Câu hỏi đó mang đến cho
giáo viên như tôi nhiều trăn trở và buộc tôi phải tư duy để thay đổi trong từng bài
giảng làm sao để gây hứng thú học tập cho học trò.
Mặt khác, môn vật lí có rất nhiều công thức khó nhớ, có nhiều các đại lượng
với các ý nghĩa vật lí đa dạng kèm theo các đơn vị phức tạp, số liệu của các bài

toán không đơn giản, lại phải đổi đơn vị khi thay số. Nếu học sinh không nhớ công
thức, không cẩn thận khi thay số thì đương nhiên giải toán Vật lí sẽ sai. Bên cạnh
đó lí thuyết vật lí càng trừu tượng khó thuộc…. Nếu học sinh không nhớ, không
hiểu thì không dễ dàng chọn được câu lí thuyết đúng.
Để học sinh có kết quả tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT các em cần trang bị
cho mình hệ thống kiến thức tổng hợp lớp 12 và lớp 11. Điều quan trọng là các em
có nhớ nhanh, nhiều và lâu những kiến thức đó hay không? Mà học sinh của
chúng ta không phải bạn nào cũng có khả năng nhớ được như thế. Có được điều ấy
phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng đó là khả năng, ý thức của học sinh và phương
pháp dạy của thầy cô.
Để giúp các em học sinh tháo gỡ khó khăn đó và nâng cao được điểm thi tốt
nghiệp THPT, ngay từ đầu năm học tôi đã cố gắng để đổi mới phương pháp, tìm ra
hướng đi gây hứng thú và khơi dậy niềm say mê học tập của các em, lôi cuốn các
em vào việc học. Một trong những phương pháp tôi đã dạy là: sử dụng sơ đồ tư duy
vào trong các bài học và tôi nhận thấy các em rất háo hức để chuẩn bị cho tiết học.
Có lẽ những đường cong uốn lượn và những họa tiết đan xen trong sơ đồ tư duy đã
mang đến một màu sắc mới cho bộ môn được cho là hay nhưng hơi cứng và khó.
Các bạn biết đó, trong nguyên tắc của sự ghi nhớ thì hình ảnh nhớ nhanh và lâu
hơn âm thanh rất nhiều.
2


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
Với những lí do rất thực tế trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu:
“Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Dạy cho học sinh biết sơ đồ tư duy là gì? Biết cách vẽ sơ đồ tư duy một cách
đơn giản từ đó ứng dụng vào quá trình học tập nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt

nghiệp THPT.
- Tạo hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo, say mê học tập cho các em.
- Rèn cho học sinh cách làm việc theo nhóm, mạnh dạn trước tập thể, giúp các
em hiểu rằng mình phải sẵn sàng làm việc với tất cả mọi người kể cả những người
khó chịu nhất.
- Cụ thể hóa việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, để phát triển con người
một cách toàn diện, tạo một không gian mở thoáng đãng cho học sinh tự do sáng
tạo trên sơ đồ tư duy của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về sơ đồ tư duy, cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản nhất.
- Nghiên cứu phương pháp tổ chức dạy học áp dụng việc vẽ sơ đồ tư duy để
ôn tập Vật lí 12.
- Nghiên cứu đặc điểm, khả năng của học sinh 12 trường THPT Nga Sơn.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức Vật lí 12, đặc biệt phần ôn tập các chương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu công văn của
ngành, đọc sách,tài liệu, tra mạng… những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên
cứu.
- Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin: điều tra thực trạng việc dạy
và học Vật lí của các trường trong huyện, trong tỉnh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực hiện dạy trực tiếp trên lớp 12A,
12G trường THPT Nga Sơn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở pháp lí
Nghị quyết số 29- NQ/TW- Hội Nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi
mới căn bản, mạnh mẽ, toàn diện giáo dục nêu rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng cách học, phát huy tính tích cực chủ động
3



Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
sáng tạo của học sinh, khắc phục lối truyền thụ kiến thức áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích học sinh tự học,tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. ..
2.1.2. Vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và dạy học Vật lí nói
riêng
Sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy được xây dựng trên nền tảng tâm lí học hiện
đại bởi nhà tâm lí học Tony Buzan- Người Anh. Đây là phương pháp kết nối mang
tính đồ họa có tác dụng lưu trữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông
tin bằng cách sử dụng từ ngữ hay hình ảnh then chốt mang tính gợi nhớ với mục
đích làm nổi bật những kí ức cụ thể và phát sinh những ý tưởng mới. Mỗi chi tiết
trong sơ đồ tư duy là chìa khóa mở ra những sự kiện , ý tưởng, thông tin, có tác
dụng khơi nguồn tiềm năng cho bộ não. Nó là phương pháp ghi chú và lưu trữ
thông tin đầy sáng tạo, đem đến hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong
lĩnh vực giáo dục và kinh doanh.
Trong lĩnh vực giáo dục sơ đồ tư duy có vai trò quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học Vật lí nói riêng. Một là, sơ đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào
vấn đề cần trao đổi với học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà
không có thông tin thừa. Hai là, do sơ đồ tư duy dễ nhìn, dễ viết, những đường
cong mềm mại nhiều màu sắc xen kẽ các hình ảnh gợi ý, minh họa thú vị sẽ kích
thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của các em. Nó phát huy tối đa tiềm
năng ghi nhớ của bộ não, khi chúng ta ghi chép thông tin bằng các kí tự, con số,
đường thẳng thì chúng ta mới sử dụng một nửa của bộ não( não trái) mà chưa sử
dụng kỹ năng bên não phải nơi chúng ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc,
hình ảnh, không gian…Ba là, sơ đồ tư duy giúp chúng ta ghi nhớ một cách tổng
thể, khái quát của nguồn thông tin, nó giúp học sinh nhớ kiến thức tổng hợp của
một chương, một chuyên đề dễ dàng hơn. Bốn là, đối với môn Vật lí, sơ đồ tư duy
giúp hệ thống hóa công thức của môn Vật lí một cách gọn gàng khoa học hơn nhờ

đó học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng. Năm là, sơ đồ tư duy như là những hình ảnh
biết nói, dường như nó động viên, khích lệ được học sinh bắt tay vào học tập một
cách vui vẻ, hào hứng, tích cực, say mê và đầy sáng tạo. Học sinh tự tay làm ra
được sản phẩm học tập của mình trên nền tảng kiến thức của bài học và sự sáng tạo
của bản thân, dạy các em hiểu được rằng: muốn có được một sản phẩm bằng tinh
thần hay vật chất thì chúng ta đều phải bỏ công sức và trí tuệ của mình từ đó các
4


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
em biết quí trọng sức lao động của người khác, thêm kính yêu những người vất vả
vì mình, biết cống hiến cho Đất Nước.
Sau đây là một vài hình ảnh thể hiện tinh thần hào hứng học tập của các em:

5


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung kiến thức thi tốt nghiệp THPT là Vật lí 12 gồm 8 chương (năm nay
2020 bỏ chương 8 do dịch Covid) và Vật lí 11gồm 7 chương. Mặc dù số lượng câu
hỏi trong lí 11 là rất ít nhưng Bộ GD không giới hạn rõ ràng, ví dụ có 1 câu trong
một chương: mắt và các dụng cụ quang học thì học sinh cũng phải học kiến thức
của cả chương. Với một lượng kiến thức tương đối nhiều cộng với nhiều công thức,
lí thuyết trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ghi nhớ, phân tích và tổng
6



Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
hợp được kiến thức. Nhưng thực tế không phải học sinh nào sinh ra cũng có khả
năng đó, hơn nữa đầu vào của học sinh trường THPT Nga Sơn thấp so với học sinh
trong huyện nên số học sinh có khả năng ghi nhớ, phân tích và tổng hợp lại càng ít.
Khảo sát học sinh trong huyện, học sinh trong tỉnh, học sinh trong các tỉnh
thành phố khác phần lớn là lười học, học vẹt, học tủ…Khi được hỏi: tại sao các em
lại ngại học? thì đều nhận được câu trả lời: em thấy chả có gì hấp dẫn để học, học
chán, buồn ngủ lắm cô ạ… Mặc dù giáo viên đã rất cố gắng để giảng bài nhưng học
sinh vẫn không chịu học, không hiểu bài, vẫn có thể ngủ ngay trong tiết học.
Khảo sát về giáo viên trong huyện, trong tỉnh thì số lượng giáo viên tích cực để
đổi mới phương pháp chưa nhiều, đổi mới phương pháp dạy học chưa thường
xuyên, chưa trở thành thói quen trong mỗi tiết dạy, ở đâu đó vẫn còn mang tính
chất đối phó, hình thức…Đặc biệt phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
còn chưa phổ biến, chưa được nhiều giáo viên áp dụng.
Nguyên nhân của thực trạng
- Lượng kiến thức trong đề thi phủ quá rộng
- Học sinh ở thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin và phát triển nhanh về
nền kinh tế thị trường, chúng có nhiều mối quan tâm khác hấp dẫn hơn việc học.
- Giáo viên chưa thay đổi, đang áp đặt học sinh phải theo phương pháp dạy
chay, thuyết trình nhàm chán của mình. Thực tế để chuẩn bị cho tiết dạy theo
phương pháp mới giáo viên cần phải đầu tư thời gian, trí tuệ cho bài giảng rất
nhiều. Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học mất nhiều công sức.
- Sơ đồ tư duy là cái gì đó đang còn hơi mơ hồ với một số giáo viên. Các loại
sơ đồ tư duy trên các trang học tập trực tuyến cũng nhiều, tuy nó đẹp bắt mắt nhưng
nó cũng chỉ là hình ảnh áp đặt mang tính một chiều, những kiến thức và hình ảnh
đó vẫn còn trong các trang sách. Điều quan trọng là giáo viên phải biết cách khai
thác tiềm năng từ người học, biết cách tổ chức dạy học để học sinh tự mình làm ra
được các sơ đồ tư duy đó, nó có thể chưa đẹp, chưa hoàn thiện nhưng nó là sản

phẩm của chính bàn tay và khối óc các em làm ra.
2.3. Giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT
Nga Sơn
2.3.1. Tìm hiểu về cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay
Để vẽ sơ đồ tư duy có hai cách: vẽ bằng phần mềm hoặc vẽ bằng tay. Trong
đề tài nghiên cứu này tôi sẽ hướng dẫn cho học sinh vẽ bằng tay, đơn giản, nhanh
gọn, học sinh nào cũng làm được.
7


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
a. Một sơ đồ tư duy bao gồm
- Chủ đề chính ở vị trí trung tâm ( ví như thân cây)
- Các ý lớn được phát triển ra từ chủ đề chính ( nội dung phải liên quan đến
chủ đề chính ví như các cành cây lớn mọc ra từ thân cây- nhánh mẹ)
- Các ý nhỏ được phát triển ra từ mỗi ý lớn (nội dung phải liên quan đến mỗi
ý lớn đó được ví như các cành nhỏ mọc ra từ mỗi cành cây lớn- nhánh con)
- Các ý nhỏ hơn, chi tiết hơn được phát triển từ mỗi ý nhỏ….cứ như thế kiến
thức sẽ được khai triển và hệ thống hóa trên sơ đồ tư duy.
b. Các bước vẽ sơ đồ tư duy
Bước 1. Chuẩn bị các dụng cụ:
- Giấy khổ lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào nội dung bài học và mục đích của tác
giả ( học sinh có thể vẽ ở trên bảng bằng các loại phấn màu)
- Bút nhiều màu (bút dạ), chì,tẩy, thước…
- Sách, tài liệu, hình ảnh… liên quan đến chủ đề chính
Bước 2. Tiến hành vẽ
- Vẽ hoặc viết chủ đề chính (thường đặt ở trung tâm tờ giấy, nổi bật nhất)
- Vẽ nhánh mẹ (ý lớn) được phát triển ra từ chủ đề chính
- Mở rộng các nhánh con xuất phát từ mỗi ý lớn, rồi đến các nhánh nhỏ hơn…

- Vẽ thêm các hình minh họa và hoàn thiện sơ đồ
Lưu ý: khi vẽ cần chọn lựa các yếu tố về hình ảnh liên kết các nhánh, từ khóa, màu
sắc, sự sáng tạo sao cho phù hợp, ngắn gọn, khoa học, dễ nghi nhớ, có thể hài hước.
Nhưng mục đích cuối cùng là làm nổi bật nội dung của chủ đề chính.
2.3.2. Tiến trình tổ chức dạy học cho phần sử dụng sơ đồ tư duy
Bước 1. Chia nhóm học tập,vị trí học tập, bầu nhóm trưởng
Chia nhóm theo đối tượng học sinh, ở bước này giáo viên tự chia trước giờ
học để các em tự chuẩn bị dụng cụ vẽ cho nhóm của mình, chuẩn bị kiến thức, tài
liệu liên quan. Ngoài ra các em còn biết bạn nào có ưu nhược điểm gì để phân công
nhiệm vụ cho phù hợp, ví dụ bạn A trong nhóm có chút năng khiếu vẽ thì phân cho
vẽ chính, bạn B chữ đẹp phân cho viết chữ…
Bước 2. Tạo sơ đồ khối khái quát cho nội dung kiến thức của bài học
Bước này, giáo viên và học sinh cùng nhau đưa ra sơ đồ khối khái quát và
xác định những chủ đề cần giải quyết của bài học trên tinh thần các em đã được
giao nhiệm vụ học tập và ôn bài ở nhà.
Bước 3. Phân công nhiệm vụ học tập cho các nhóm
8


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
Nhóm có đối tượng học sinh tốt thì nhận chủ đề chính với nội dung kiến thức
rộng và khó. Nhóm có đối tượng học sinh khá thì nhận chủ đề chính với nội dung
kiến thức vừa và dễ hơn. Nhóm có đối tượng học sinh trung bình, yếu thì nhận chủ
đề chính với nội dung kiến thức hẹp, trọng tâm nhất, ở mức tối thiểu cần phải đạt.
Ở bước này giáo viên có thể lấy tinh thần xung phong nhận nhiệm vụ của các nhóm
cho lớp học trở nên tích cực và sôi nổi. Nếu nhóm tốt mà nhận nội dung dễ thì giáo
viên cần định hướng lại cho các em. Giáo viên có thể nói: nhóm nào xung phong
nhận nhiệm vụ khó nhất nào? Nếu như chưa có nhóm nào nhận thì giáo viên hỏi:
theo các em nhóm số mấy là có nhiều bạn học tốt nhất của lớp mình? Dĩ nhiên

nhóm đó sẽ vui vẻ và tự hào khi được nhận nhiệm vụ khó nhất của bài học.
Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, ghi
lại danh sách phân công và găm vào góc giấy dùng để vẽ sơ đồ.
Lưu ý: Cần nhanh nhẹn tránh mất thời gian, giáo viên cần tư duy định hướng
trong đầu trước nhiệm vụ cho các nhóm và từng thành viên trong nhóm . Dụng cụ
vẽ: bút, thước, chì, tẩy, xóa … gợi ý cho các em để vào trong túi riêng cho từng
nhóm gọn gàng.
Bước 4. Tiến hành vẽ
Trong quá trình các nhóm làm việc, giáo viên cần đi lại quan sát và định
hướng cho các em khi cần thiết nhưng không quá áp đặt nên tôn trọng sự sáng tạo
của các em. Học sinh đang bị sai là điều đương nhiên, như thế mới cần đến giáo
viên hướng dẫn, chỉ bảo. Nhóm này còn sai thì sẽ rút được kinh nghiệm cho mình
và cho nhóm khác khi các em lên trình bày sản phẩm của mình.
Bước 5. Học sinh lên thuyết trình về sơ đồ tư duy của nhóm mình
Các nhóm lần lượt lên trình bày về ý tưởng, nội dung kiến thức của nhóm
mình trong sơ đồ tư duy đã chuẩn bị.
Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, thì các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, góp ý cho mỗi nhóm hoàn thiện sơ đồ của mình. Phần nào tốt
thì bạn nhận nhiệm vụ đó được khen, phần nào chưa tốt thì bạn nhận nhiệm vụ đó
tự rút kinh nghiệm.
Bỏ phiếu bằng cách giơ tay để xếp thứ tự tốt, chưa tốt cho các nhóm.
Bước 6. Giáo viên nhận xét chung và giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm
Bước này, các nhóm về nhà tự hoàn thiện lại sơ đồ cho nhóm mình một cách
khoa học, gọn gàng, dễ hiểu và đẹp mắt nhất. Các nhóm sẽ được trưng bày lại sơ đồ
đã hoàn thiện của mình trong tiết học tới.
9


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

2.3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy cho phần ôn tập chương dao động cơ - Vật lí 12
a. Tạo sơ đồ khối khái quát. Giáo viên cùng học sinh tạo sơ đồ khối khái quát
về nội dung kiến thức của chương.
DAO ĐỘNG CƠ

DAO
ĐỘNG
DUY
TRÌ

DAO
ĐỘNG
TẮT
DẦN

DAO
ĐỘNG
TUẦN
HOÀN

DAO ĐỘNG
ĐIỀU HÒA

DAO
ĐỘNG

DAO
ĐỘNG
CƯỠNG
BỨC


DAO
ĐỘNG
TỰ DO

CỘNG
HƯỞNG

CON
CÁC
TỔNG
CON
LẮC
ĐẠI
HỢP
LẮC
Nhìn vàoĐƠN
sơ đồ khối taLÒ
thấy , phần quanLƯỢNG
trọng nhất của chương
này là dao động
DAO
điều hòa, trong phần dao động điều hòa,
chúng ta cần làm nổi
bật lên các đại
ĐẶC
ĐỘNG
XO
lượng đặc trưng của dao động điều hòa
và ứng dụng vào hai con lắc.

TRƯNG
b. Phân công nhiệm vụ
Chia lớp thành 4 nhóm học tập và phân công nhiệm vụ cho các nhóm ( theo
đối tượng học sinh) như sau:
Nhóm 1. Phụ trách chủ đề chính là: Các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa
Nhóm 2 và nhóm 3. Phụ trách chủ đề chính là: Dao động điều hòa
Nhóm 3. Phụ trách chủ đề chính là: Các loại dao động cơ
c. Kết quả của các nhóm
Sau khoảng thời gian một tiết trên lớp các nhóm đã đưa ra kết quả
10


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

11


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

12


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

13



Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

d. Các nhóm lên thuyết trình
Khi mỗi nhóm thuyết trình thì các nhóm khác quan sát, lắng nghe để đóng
góp ý kiến nhận xét. Sau đây là hình ảnh thuyết trình của các nhóm

14


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

15


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

Tổng hợp những lời nhận xét:
Về ý tưởng: Cả 4 nhóm bước đầu đã có những ý tưởng hay. Ví dụ nhóm 1 đã
dùng hình ảnh chiếc đồng hồ để chỉ cho dao động cơ, nhắc nhở chúng ta hãy biết
tiết kiệm thời gian, hãy học tập và làm việc thôi vì thời gian không chờ đợi ai.
Nhóm 4 dùng sơ đồ hình cây để đưa ra ý kiến của nhóm về sự cần thiết phải trồng
nhiều cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ Trái đất. Nhóm 2 và 3 đều có ý tưởng xuất
phát từ năng lượng của dao động để khuyến khích mọi người sử dụng năng lượng
sạch từ mặt trời, từ cây xanh, từ gió…để làm giảm ô nhiễm môi trường.
Về kiến thức: Cả 4 nhóm đều đảm bảo được nội dung kiến thức trọng tâm,
tuy nhiên còn một số từ ngữ chưa chính xác mà các nhóm đã chỉ ra. Nhóm 2 và 3
còn thiếu ý lớn là tổng hợp dao động. Nhóm 4 thiếu khái niệm dao động cơ. Các ý

nhỏ còn chưa đầy đủ…
Về mặt thẩm mĩ: Cả 4 nhóm ở mức độ trung bình, các đường nét còn rối,
chưa làm nổi bật các ý lớn, chưa khoa học.Tuy nhiên trong khoảng thời gian ngắn
và bước đầu vẽ các đường cong kết hợp với công thức và kiến thức khô cứng như
thế là tốt rồi. Quan trọng vẫn là phần nội dung kiến thức.
16


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
Về mặt thái độ: Rất đáng khen cho cả 4 nhóm, các em rất hào hứng, tích cực
làm việc, quên cả thời gian, không nghe trống đánh ra chơi.
Lời góp ý:
- Chủ đề chính vẽ hoặc viết to hơn, màu sắc nổi bật hơn
- Ý lớn: viết rõ ràng hơn, các ý nhỏ cần đầy đủ và chính xác hơn
- Hình ảnh minh họa cần đẹp hơn, không gây nhiễu nội dung chính, tất cả
phải làm nổi bật nội dung chính.
e. Kết quả của các nhóm sau khi về nhà hoàn thiện
Nhóm 1,2,3. Về nhà tổng hợp lại chung một sơ đồ tư duy với chủ đề chính: Dao
động điều hòa ( vì trong chủ đề này bao gồm cả các đại lượng đặc trưng cho dao
động điều hòa )
Nhóm 4. Hoàn thiện chủ đề còn chưa đầy đủ và chưa được đẹp: Các loại dao động

17


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

18



Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

19


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn

Sau khi được thầy cô và cả lớp nhận xét góp ý, các nhóm đã hoàn thành tốt
hơn bài học của mình. Trong quá trình vẽ sơ đồ, các em phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần,
20


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
mỗi lần vẽ và viết là một lần học. Kết quả đến tiết học sau, khi kiểm tra bài cũ các
em trình bày rõ ràng hơn, thuộc bài hơn, thuyết trình không cần nhìn vào sơ đồ. Có
em học sinh còn nói: Em rất thích cách học như thế này, nó giúp em không buồn
ngủ, tập trung hơn, trong đầu em lúc nào cũng nghĩ cái nhánh này bao gồm mấy
nhánh con nhỉ? Rồi hình ảnh các nhánh cong cong cứ hiện lên trong em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào dạy học môn Vật lí, đặc biệt là
môn Vật lí 12 cho phần tổng kết chương, tôi nhận thấy có nhiều hiệu quả tích cực
trong nhận thức và trong kết quả học tập của các em. Các em vui vẻ, hào hứng, sôi
nổi hơn trong học tập. Kĩ năng làm việc giữa các bạn trong nhóm, trong lớp thuần
thục trôi chảy hơn. Các em mạnh dạn hơn trong việc nêu lên ý kiến của mình. Khả

năng về giao tiếp của các em tốt hơn. Các em thêm yêu thích môn học, say mê với
nó, từ đó rèn luyện thói quen ham học hỏi, tìm tòi, không ngại khó. Các em thêm
yêu cuộc sống hơn, yêu lao động hơn, sống có ích hơn…Kết quả của bộ môn được
nâng lên thể hiện qua kết quả trong các kì thi.
Đề tài này sẽ kích thích cho giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, lấy học
sinh làm trung tâm, khơi nguồn giá trị của người học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể được áp dụng cho tất cả các bộ môn trong
nhà trường, cho tất cả các nhà trường, cho mọi cấp học. Sơ đồ tư duy còn được áp
dụng cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống. Trong đề tài tôi đã trình bày
khái quát các bước để áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy cho mỗi bài học,
mỗi nội dung học. Tôi mới chỉ đưa ra việc áp dụng cụ thể sơ đồ tư duy cho phần ôn
tập chương dao động cơ, tuy nhiên chương dao động cơ là một chương có nội dung
kiến thức vừa rộng vừa sâu, công thức nhiều, rất cần hệ thống hóa lại cho mạch lạc,
dễ nhớ. Từ đó giáo viên dễ dàng phát triển ra cho các bài học khác, chương học
khác…
3.2. Kiến nghị
21


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
Tôi xin mạnh dạn kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục như sau:
- Cần tiếp tục cắt bỏ những nội dung không cần thiết trong chương trình, đổi
mới nội dung dạy học sao cho gắn liền với thực tế cuộc sống hơn, rèn cho các em
các kĩ năng để chủ động tham gia tích cực vào các công việc trong cuộc sống. Tạo
ra những con người nói đi đôi với làm, không ngại khó khăn, thách thức.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học để nó trở thành thói quen
khi giáo viên lên lớp.

- Giáo dục có đặc thù riêng đó là yếu tố con người (nhận thức, tri thức, phát
triển toàn diện con người). Tôi tin rằng sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành,
sự nỗ lực thay đổi tích cực của mỗi thầy cô, chất lượng giáo dục của môn Vật lí nói
riêng và các môn học khác nói chung sẽ ngày càng được nâng lên. Người ta nói:
nhân vô thập toàn, đề tài của tôi còn hạn chế và thiếu sót nhiều, tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp từ hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp. Những ý kiến
đóng góp đó sẽ động viên tôi yêu nghề hơn, tích cực hơn, nhiệt huyết hơn trong
việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác

Trịnh Thị Nhiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 12 cơ bản- Nhiều tác giả - NXB Giáo dục
2. Sách giáo khoa Vật lý 12 nâng cao- Nhiều tác giả - NXB Giáo dục
22


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
3. Sách giáo viên Vật lí 12 cơ bản- Nhiều tác giả - NXB Giáo dục
4. Sách giáo viên Vật lí 12 nâng cao- Nhiều tác giả - NXB Giáo dục
5. Chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lí 12- Nhiều tác giả- NXB Giáo dục
6. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học- Bộ GD&ĐT

7. Sơ đồ tư duy- Tony Buzan- Người Anh
8. Mạng Internet.

DANH MỤC

23


Nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Vật lí 12 ở trường THPT Nga Sơn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GD&ĐT HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên: Trịnh Thị Nhiên
TT

Tên đề tài
SKKN

1

2

3

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả Năm học đánh
đánh giá

giá xếp loại
xếp loại

Thiết kế một số dụng cụ thí
nghiệm để dạy bài: Tính tương đối Ngành GD Tỉnh
của chuyển động, công thức cộng Thanh Hóa
vận tốc

B

2009- 2010

Tự làm đồ dùng thí nghiệm để dạy
bài “ từ trường của một số dòng Ngành GD Tỉnh
Thanh Hóa
điện có dạng đơn giản”.

A

2012- 2013

Phương pháp giải bài tập lập
phương trình dao động của mạch Ngành GD Tỉnh
dao động điện từ tự do LC dùng
Thanh Hóa
trong bồi dưỡng học sinh giỏi

C

2015- 2016


Chức vụ và đơn vị công tác: TPCM, giáo viên Vật lí - trường THPT Nga sơn

24



×