Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Khảo sát kiến thức, thực hành phòng chống các rối loạn do thiếu iot của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã long khánh, huyện bảo yên, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.25 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦMNON

HOÀNG THỊ HOA

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG CÁC RỐI LOẠN DO THIẾU
IOT CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ
TẠI XÃ LONG KHÁNH, HUYỆN BẢO YÊN,
TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

HOÀNG THỊ HOA

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG CÁC RỐI LOẠN DO THIẾU
IOT CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ
TẠI XÃ LONG KHÁNH, HUYỆN BẢO YÊN,
TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học



Ths. BÙI NGÂN TÂM

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã truyền cho tôi khiến thức và niềm say
mê từ giảng đường Đại học để thực hiện khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
khoa Sinh – KTNN trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 đã giúp đỡ tận tình tôi trong
suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất với sự nhiệt tình của
Ths. Bùi Ngân Tâm – giảng viên trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt
là sự giúp đỡ của gia đình, người thân đã cung cấp các thông tin, tài liệu và tạo
điều kiện cho tôi thực hiện đề tài của mình trong thời gian qua.
Mặc dù có nhiều cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao, nhưng vì những khó
khăn về tư liệu và năng lực trong nghiên cứu nên đề tài tốt nghiệp của tôi không
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ
bảo của các thầy, cô giáo, của bạn bè và người thân để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Người thực hiện

Hoàng Thị Hoa



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận do tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu được
sử dụng trong bài khóa luận là trung thực, chính xác chưa được công bố trong bất
kì tài liệu nào khác.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Người thực hiện

Hoàng Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Nguồn gốc và vai trò của iot đối với cơ thể .............................................. 4
1.1.1. Nguồn gốc của iot. .................................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của iot đối với cơ thể................................................................... 5
1.2. Nguyên nhân thiếu iot ............................................................................... 9
1.3. Biện pháp phòng chống các rối loạn do thiếu iot.................................... 10
1.4. Cách sử dụng và bảo quản muối iot ........................................................ 11
1.4.1. Cách dùng ............................................................................................. 11
1.4.2. Bảo quản ............................................................................................... 11
1.4.3. Lưu ý khi mua: ...................................................................................... 11
1.5. Tình hình thiếu hụt iot và hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu iot trên
thế giới và trong nước. .................................................................................... 12
1.5.1. Tình hình thiếu hụt iot và hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu iot

trên thế giới. .................................................................................................... 12
1.5.2.Tình hình thiếu hụt iotvà hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu iotở
trong nước. ...................................................................................................... 14
1.6. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành của người dân trong phòng chống
các rối loạn do thiếu iot. .................................................................................. 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, .......................................................... 18
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 18
2.1. Đối tượngnghiên cứu................................................................................ 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 20


3.1. Kiến thức phòng CRLTI của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Long Khánh,
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai........................................................................... 20
3.1.1. Thông tin chung về các đối tượng tham gia phỏng vấn ........................ 20
3.1.2. Kiến thức về phòng chống CRLTI ......................................................... 22
3.2. Thực hành phòng chống CRLTI của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Long
Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. ............................................................ 28
3.2.1. Loại gia vị mặn thường dùng trong gia đình ........................................ 28
3.2.2. Loại muối, bột canh sử dụng có nhãn mác hay không.......................... 30
3.2.3. Thực hành bảo quản, sử dụng muối, bột canh iot................................. 30
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 35


DANH MỤC VIẾT TẮT

WHO


: Tổ chức Y Tế Thế Giới

ICCIDD

: Hội đồng Quốc tế Kiểm soát Rối loạn Thiếu Iot

UNICEF

: QuỹNhi đồng Liên Hợp Quốc

CRLTI

: Các rối loạn do thiếu iot


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Iot là một vi chất dinh dưỡng có trong tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể.
Trong cơ thể iot được sử dụng để tổng hợp hormone tuyến giáp có nhiều vai
trò quan trọng.Thiếu iot gây ra những ảnh hưởng lớn cho sức khỏe cộng đồng,
sự phát triển kinh tế và nòi giống. Một số rối loạn do thiếu iot có thể xảy ra:
sảy thai, bướu cổ, trí tuệ chậm phát triển, đần độn…
Thiếu hụt iot không chỉ xảy ra trên phạm vi một nước, một khu vực mà
xảy ra trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
năm 2005, trên toàn thế giới ước tính gần 2 tỷ người trong đó có 284 triệu trẻ
em 6-12 tuổi bị thiếu iot. Châu Mỹ có tình trạng thiếu iot nhẹ nhất (10,1%),
tiếp đến là khu vực Tây Thái Bình Dương (24%), Đông Nam Á (40%), châu
Phi (43%), Địa Trung Hải (54%) và nặng nhất là khu vực châu Âu (59,9%).
Tỷ lệ bướu cổ toàn cầu là 15,8%. [7]
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực thiếu iot. Năm 1993, kết quả

điều tra của Bệnh viện Nội Tiết cho thấy 94% dân số Việt Nam sống trong
vùng thiếu iot và có nguy cơ bị các rối loạn do thiếu iot; tỷ lệ bướu cổ trẻ em
8-12 tuổi là 22,4%, trung niệu là 3,2µg/dl.[7]
Chương trình Quốc gia phòng chống các rối loạn do thiếu iot (CRLTI)
đã được triển khai trên toàn quốc từ năm 1993 đến 2005 với sự tham gia của
nhiều đơn vị tuyến cơ sở và đã đạt được hầu hết các mục tiêu mà Chính phủ
đề ra. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2005 Việt Nam đã hoàn thành việc
thanh toán CRLTI ở cấp quốc gia: 92,3% các hộ gia đình dùng muối iot đủ
tiêu chuẩn phòng bệnh (mức khuyến cáo của WHO là >90%), tỷ lệ bướu cổ
trẻ em là 3,6%.[4]
Sau năm 2005, Dự án Quốc gia Phòng chống CRLTI đã chuyển sang là
hoạt động thường quy của ngành y tế, không còn là dự án mục tiêu Quốc gia.

1


Các đầu tư về nhân lực, vật lực cho hoạt động phòng chống CRLTI bị cắt
giảm từ cấp Trung ương đến địa phương. Mục tiêu duy trì bền vững thành quả
đã đạt không giữ được. Trên toàn quốc, độ bao phủ muối iot đủ tiêu chuẩn
phòng bệnh giảm từ 92,3% năm 2005 xuống còn 45,1% năm 2014. Cùng với
việc sụt giảm độ bao phủ muối iot trên toàn quốc, kết quả điều tra tỷ lệ bướu
cổ trẻ em 8-10 tuổi toàn quốc năm 2013 – 2014 của Bệnh viện nội tiết Trung
ương là: 9,8%[2],[13]. Như vậy hiện nay cộng đồng lại phải đối đầu với tình
trạng thiếu hụt iot và các hậu quả của nó.
Long Khánh là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai. Xã có diện tích 5.644,89 ha, dân số 3383 người chủ yếu là đồng bào
các dân tộc Dao, Tày , Nùng...Kinh tế của người dân trong xã dựa vào phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệplà chủ yếu. Các hoạt động tại địa phương hiện
nay nhằm cải thiện tình trạng thiếuvi chất dinh dưỡng của người dân nói
chung và thiếu iot nói riêng còn nghèo nàn, hiệu quả chưa cao và chưa bền

vững. Cũng như nhiều vùng miền khác ở Việt Nam phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ tại địa phương là một trong những đối tượng có nguy cơ cao thiếu iot và
cũng thường là người quyết định công việc nội trợ mua và sử dụng muối
trong gia đình. Kiến thức, thực hành sử dụng muối iot và chế phẩm bổ sung
iot của đối tượng này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phòng chống CRLTI của
các thành viên trong gia đình cũng như của bản thân khi là một trong những
đối tượng nhạy cảm với thiếu iot nhất. Vì vậy với mục tiêu tìm hiểu kiến thức,
thực hành sử dụng muối iot và các chế phẩm bổ sung iot của các phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ từ đó đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện thực trạng này
tại địa phương chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát kiến thức, thực hành phòng chống các rối loạn do thiếu
iot của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên,
tỉnh Lào Cai”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần giảm thiểu CRLTI cho người dân tại xã Long Khánh, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các thông tin là tài liệu tham khảo cho hoạt động học tập,
nghiên cứu khoa học của người học và nghiên cứu về CRLTI.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được các giải pháp góp phần làm giảm thiểu CRLTI tại địa
phương nghiên cứu.

3



NỘI DUNG
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và vai trò của iot đối với cơ thể
1.1.1. Nguồn gốc của iot.
Iot có tên Hi Lạp là Iodes, có nghĩa là “ tím”, sau này Hội liên Hiệp quốc
tế về Hóa lí thuyết và Ứng dụng gọi là Iodine, là nguyên tố hóa học, kí hiệu là
I, là nguyên tử số 53.
Iot là nguyên tố ít hoạt động nhất, có độ âm điện thấp nhất trong các
halogen. Giống như các nguyên tố trong nhóm VIIA (nhóm halogen) iot tự do
thường có công thức phân tử là I2.[13]
Iot có thể điều chế thu được tinh khiết bằng cách đun nóng hỗn hợp KI
với CuSO4 hoặc điều chế từ tảo bẹ, rong biển hoặc từ một số loại cây khác
bởi chúng có khả năng hấp thụ và tích tụ iot trong cơ thể. Để điều chế iot từ
rong biển người ta lấy rong biển phơi khô, đốt thành tro rồi hòa tan với nước,
sau đó cô cạn dung dịch đến khi muối kết tinh lắng xuống (muối kết tinh là
muối clorua, sunfat). Gạn lấy phần nước trong (có muối iot) thì dùng khí Clo
hay MnSO2, H2SO4 để oxi hóa iot trong dung dịch thành I2. Cuối cùng cho I2
thăng hoa sẽ thu được iot.[10]
Iot là nguyên tử vi lượng rất cần thiết cho các sinh vật sống, đặc biệt là
cơ thể con người.
Chu trình chuyển hóa của iot từ môi trường vào cơ thể con người là qua
đường thức ăn và nước uống. Chu trình đó được mô tả theo sơ đồ sau:
Con người
Vật nuôi

Cây trồng

Đất


Nước

4


Kết luận: Theo sơ đồ trên ta thấy đất ở vùng nào giàu iot thì nước ở vùng
đó có hàm lượng iot cao, cây trồng và vật nuôi ở vùng đó cũng có hàm lượng
iot cao. Cuối cùng con người sử dụng nguồn nước, lương thực, thực phẩm có
hàm lượng iot cao sẽ giảm được tình trạng rối loạn do thiếu iot.
Bảng 1.1. Sự phân bố hàm lượng iot trong môi trường đất, nước,
không khí
Môi trường

Nồng độ(ppm)

%I

Không khí

0,002

2.10-8 -2.10-7

Nước sông

0,001

10-7

Nước biển


0,01

10-6 -10-5

Than bùn

3,4

3,4.10-4

Đất

1,8

1,8.10-4

Khoáng

0,3

3.10-5

Một số thực phẩm có hàm lượng iot cao đó là: tảo biển (trong 7g tảo biển
khô đã cung cấp 4.500 micrograms iot), muối hymalaya (0,5g muối này cung
cấp 250 micrograms iot), cua sò ốc (trong 100g loại hải sản này cung cấp 100
micrograms iot), khoai tây, nước mắm…
1.1.2. Vai trò của iot đối với cơ thể
Đối với con người iot là nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng.
Trong cơ thể con người iot chỉ chiếm một lượng rất nhỏ khoảng 0,00004%

trọng lượng cơ thể (tức là 15-23mg) nhưng đóng vai trò quan trọng trong phát
triển thể chất và trí tuệ của con người. Trên 75% lượng iot của cơ thể tập
trung ở tuyến giáp, phần còn lại tập trung rải rác ở các bộ phận như mô tuyến
vú, dịch tiêu hóa, thận, tuyến nước bọt. Iot tồn tại ở dạng gắn với protein vận
chuyển lưu thông trong cơ thể.
Chức năng quan trọng nhất của iot là tham gia tạo hoocmone giáp T3
(triiotoyhyronine) và hoocmon T4 (thyroxinengh). Sự có mặt của nguyên tử
iot sẽ tạo ra những liên kết đồng hóa trị trong cấu tạo của hocmone.

5


Hoocmone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa phát
triển cơ thể.
Hoạt động của hoocmon tuyến giáp rất cần cho sự phát triển của não,
làm tăng quá trình biệt hóa của não và tham gia vào chức năng của não bộ.
Ngoài ra, nó còn kích thích tăng quá trình chuyển hóa tới 30%, tăng sử dụng
oxi và làm tăng nhịp tim. Chế độ ăn uống thiếu iot dẫn đến việc sản xuất
không đủ các kích thích tố tuyến giáp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể,
đặc biệt là cơ, tim, gan, thận và não đang phát triển, nếu như thiếu sẽ gây ra
các rối loạn nội tiết, rối lọan này được biểu hiện bằng các chứng bệnh đần
độn, thiểu năng trí tuệ, và bướu cổ. [4],[5]
Vì iot có vai trò quan trọng như vậy nên khi thiếu iot sẽ gây cho cơ thể
nhiều hậu quả:
Thiếu iot gây ra bướu cổ với các biến chứng của nó như mệt mỏi, không
linh hoạt thiếu năng lượng và giảm khả năng lao động.
Bướu cổ là hiện tượng tuyến giáp to hơn bình thường, lượng hoocmone
trong tuyến giáp thấp kích thích làm cho tuyến giáp phát triển to thành bướu.
Bướu cổ có nhiều mức độ khác nhau:
 Bướu cổ độ 1: bướu cổ không nhìn thấy rõ khi cổ ở vị trí bình thường

nhưng bác sĩ có kinh nghiệm có thể sờ thấy khi khám.
 Bướu cổ độ 2: bướu cổ nhìn thấy khi cổ ở vị trí bình thường.
 Bướu cổ độ 3: bướu cổ to.
Để đánh giá tình trạng thiếu iot ở cộng đồng, người ta thường dựa vào tỉ lệ
bướu cổ ở trẻ lứa tuổi học sinh (8-11 tuổi) như sau:
 Thiếu iot ở mức nhẹ: tỉ lệ bướu cổ từ 5-19,9%.
 Thiếu iot ở mức vừa: tỉ lệ bướu cổ từ 20-29,9%.
 Thiếu iot ở mức nặng: tỉ lệ bướu cổ từ 30% trở lên.
Thiếu iot ở phụ nữ trong thời kì mang thai gây ra sảy thai, thai chết lưu,

6


đẻ non. Vào tuần thứ 12 của thời kì thai nghén, thai nhi cần iot để tự tổng hợp
hoocmone giáp nhằm duy trì sự sống. Khi thiếu iot nặng trẻ sinh ra bị tổn
thương não gây khuyết tật bẩm sinh, trí tuệ kém phát triển.
Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi nếu có dấu hiệu: khó bú, khó nuốt, ít cử
động, cơ nhẽo, thóp rộng, lưỡi dày, tóc mọc thưa cần đưa tới khám ở tại cơ sở
y tế. Đây là các dấu hiệu thiểu năng tuyến giáp sơ sinh.
Thiểu năng tuyến giáp xảy ra do cơ thể không nhận đủ hoocmon tuyến
giáp bởi lượng hoocmon tuyến giáp trong máu thấp. Thiểu năng tuyến giáp ở
trẻ nhỏ gây ra trẻ bị chậm trí tuệ, chậm chạp, lờ đờ, hay ngủ nhiều, da khô, táo
bón, học kém.
Bệnh đần độn xảy ra do thiếu thiếu iot trong quá trình phát triển của
bào thai, gây ra sảy thai liên tiếp, thai chết lưu, sinh non đứa trẻ sinh ra bị đần
độn do não bị tổn thương vĩnh viễn, thần kinh, trí tuệ, thể chất chậm phát triển
có thể gây ra câm, điếc, lùn…Trẻ hầu như không giao tiếp được với cộng
đồng, hoặc giao tiếp được rất ít, trẻ thường có vẻ mặt ngớ ngẩn, hành vi bất
thường, kèm theo các khuyết tật như nói ngọng, mắt lác, liệt 2 chân.
Thiếu iot làm giảm sức khỏe, giảm năng suất lao động, hạn chế sự phát

triển kinh tế xã hội. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc ở vùng
thiếu iot cũng nhỏ bé, cho ít sữa, thịt, trứng, lông và giảm khả năng sinh sản.
Người ta đánh giá mức độ thiếu iotcủa quần thể dựa vào mức trung vị
iot niệu như sau:[13]

7


Bảng 1.2.Tiêu chuẩn phân loại mức độ thiếu iot dựa vào iot niệu của
WHO/ICCIDD/UNICEF
Trung vị (µg/dl)

Mức độ thiếu iot

<2

Nặng

2 – 4,9

Trung bình

5 – 9,9

Nhẹ

≥ 10 – 19,9

Đủ iot


20 – 29,9

Thừa iot, nguy cơ gây cường giáp do iot trong 5-10
năm đầu phủ muối ở nhóm nhạy cảm.

>30

Thừa, có hại (cường giáp do iot, bệnh tuyến giáp tự
miễn)

Nhu cầu iot của cơ thể thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, tình trạng sinh lí [1]
Bảng 1.3. Bảng nhu cầu khuyến nghị theo Viện dinh dưỡng
Nhóm tuổi

Nhu cầu iot (mcg/ngày)

Trẻ em

0–5

90

(tháng tuổi)

6 – 11

90

Trẻ nhỏ


1–3

90

(năm tuổi)

4–6

90

7–9

120

Vị thành niên nam 10 – 12

120

(năm tuổi)

13 – 15

150

16 – 18

150

Vị thành niên nữ 10 – 12


120

(năm tuổi)

13 – 15

150

16 – 18

150

8


Nam trưởng thành 19 – 60

150

(năm tuổi)

150

>65

Nữ trưởng thành 19 – 60

150

(năm tuổi)


150

>60

Phụ nữ có thai (trong cả thời kì)

200

Bà mẹ cho con bú(trong cả thời kì)

200

Lượng iot tối ưu cho cơ thể người trưởng thành là 200µg iot/ngày, giới
hạn an toàn là 1000µg/ngày.
Như vậy nhu cầu iot của cơ thể thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, tình
trạng sinh lí…
1.2.Nguyên nhân thiếu iot
Trong thiên nhiên phần lớn iot được dự trữ trong nước biển. Từ biển iot
theo hơi nước bốc hơi đi vào đất liền. Mưa bổ sung iot cho đất nhưng cũng
chính là nguyên nhân gây ra sói mòn làm trôi iot ra biển, làm nghèo nàn
lượng iot trong đất. Những khu vực đất liền càng xa đại dương thì nguy cơ
thiếu iot lớn. Sự thiếu hụt iot nghiêm trọng sảy ra trên các miền núi cao do
chặt phá rừng, thói quen canh tác, có khi xảy ra ở vùng thường xuyên bị lũ
lụt, đồng bằng có các sông lớn không có rừng phòng hộ.
Thức ăn là nguồn cung cấp iot chủ yếu, con người và động vật sử dụng
lương thực và cây cỏ nuôi trồng trên đất thiếu iot sẽ dẫn đến thiếu iot. Phụ nữ
có thai và cho con bú, trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị thiếu iot cao nhất.
Trẻ bị suy dinh dưỡng, dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo từ trong bào
thai: khi mang thai người mẹ không thường xuyên bổ sung các thực phẩm

giàu iot, không có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lí.Trẻ không được bú
mẹ theo đúng khuyến cáo của WHO (không được bú sữa non, không bú mẹ
hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu…).

9


Chế độ ăn bổ sung thiếu chất dinh dưỡng, chưa bổ sung được các thực
phẩm giàu iot cho trẻ.
Trẻ bị nhiễm khuẩn, chế độ dinh dưỡng trong và sau khi khỏi bệnh
không được đảm bảo (kiêng khem quá mức, không cho trẻ ăn bù khi khỏi
bệnh…)
Di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp thyroxin dẫn
đến sự hình thành bướu cổ.
1.3.Biện pháp phòng chống các rối loạn do thiếu iot
Khoảng 90% lượng iot thu nhận được từ thực phẩm được tiêu thụ và
phần còn lại từ nước. Iot có sẵn trong nước, thức ăn và muối thông thường.
Một số biện pháp phòng chống CRLTI như:
- Chế độ ăn đa dạng, ăn các thực phẩm giàu iot (sản phẩm của biển: tôm,
cua, cá biển, rong biển, thịt bò, trứng, sữa…)
- Sử dụng các chế phẩm bổ sung iot như:
Muối iot: Muối bổ sung iot dùng trực tiếp trong chế biến, sử dụng thực
phẩm hoặc dùng để chế một số loại gia vị mặn khác như bột canh, nước
mắm.Người ta đã lựa chọn trộn iot vào muối để phòng chống thiếu iot vì
những lí do sau:
+ Muối là 1 trong 8 mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được với đời
sống hàng ngày của con người.Việc sử dụng muối ai cũng phải dùng, không
phân biệt giàu nghèo, giai cấp và mọi lứa tuổi trong xã hội. Trung bình một
người sử dụng 6g gia vị mặn/ người/ngày. Khi bổ sung iot vào muối thì mọi
người cũng được hưởng thụ một liều lượng như nhau.

+ Trộn iot vào muối không làm thay đổi lí tính, hoá tính của muối.
Không làm thay đổi màu sắc, mùi vị. Bằng mắt thường không phân biệt đâu là
muối iot đâu là muối không iot.
Dầu iot:là một hợp chất hữu cơ bao gồm iot gắn este - ethyl với axit
béo trong dầu hạt thuốc phiện. Có hai loại dầu iot: dầu iot tiêm và dầu iot

10


uống (viên nang). Năm 1963, Mc Cullagh đã tiêm một liều 5ml dầu iot nhằm
đạt hiệu quả lâu dài trong phòng chống bướu cổ ở Papua New Guinea, liều
nhỏ hơn được sử dụng cho phù hợp với liều 2ml cho người lớn và 1 ml cho
trẻ nhỏ sống trong vùng có bướu cổ nặng và có đần độn.
Nước pha iot: Có thể iot hoá nguồn nước sử dụng (nước giếng ) bằng
cách thả các hộp silicon có chứa KI và iot được khuyếch tán dần ra nước hoặc
pha iot vào nước uống dùng lugol làm dung dịch pha.
Bánh mì hoặc các thực phẩm khác trộn iot: Bánh mỳ được trộn KIC3
với tỉ lệ 20ppm. Người ta cũng có thể trộn iot vào các sản phẩm khác như sữa,
bánh quy…
Truyền thông giáo dục rộng rãi trong cộng đồng, chú trọng các đối
tượng ưu tiên: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ…[5]
1.4.Cách sử dụng và bảo quản muối iot
1.4.1. Cách dùng
- Dùng như muối thường trong mọi hình thức nấu ăn chế biến, dùng cả
khi muối dưa, muối cà, làm mắm, làm gia vị…
- Lượng iot trong muối giảm khi nấu, vì vậy nếu hợp lí nên cho muối
iot vào thức ăn sau khi nấu chín. Không rang muối iot.
- Dùng thường xuyên, liên tục ngay cả những vùng khu vực đã thanh
toán được các tình trạng rối loạn do thiếu iot.
1.4.2. Bảo quản

- Khi sử dụng để muối iot trong lọ có nắp đậy hoặc túi nilon buộc kín.
- Để lọ (túi) iot xa bếp, tránh ánh sáng, tránh nơi nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao.
- Dùng xong mỗi lẩn rửa lọ sạch, phơi khô xong lại dùng tiếp đợt khác.
1.4.3. Lưu ý khi mua:
- Bao muối đề ngoài là muối iot
- Có bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn những tạp chất
bẩn.

11


- Có nhãn mác nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng.
- Có đăng ký chất lượng rõ ràng.
- Có hàm lượng iot cụ thể
1.5. Tình hình thiếu hụt iot và hoạt động phòng chống các rối loạn do
thiếu iot trên thế giới và trong nước.
1.5.1. Tình hình thiếu hụt iot và hoạt động phòng chống các rối loạn do
thiếu iot trên thế giới.
Năm 1822, với thí nghiệm phân tích iot trong nhiều loại thực phẩm như
thịt, hải sản, rau xanh, nước…Chatin đã đưa ra kết luận “iot phân bố ở mọi nơi
trong tự nhiên nhưng hàm lượng iot trong thực phẩm ở những vùng bướu cổ địa
phương thấp hơn so với vùng khác”. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, tạo hậu
thuẫn cho quan điểm bướu cổ là do thiếu iot. Từ đó các tiến bộ trong lâm sàng và
xét nghiệm làm sáng tỏ cơ chế gây bệnh và các biểu hiện do thiếu iot.
Thiếu iot là nạn đói “tiềm ẩn” có ý nghĩa toàn cầu. Theo thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới hiện có hơn 100 nước có vấn đề thiếu iot,
khoảng 1,5 tỷ người sống trong vùng thiếu iot và có nguy cơ bị các rối loạn
do thiếu iot, trong đó có hơn 11 triệu người bị chứng đần độn do thiếu iot.[10]
Các quốc gia có nguy cơ thiếu iot nặng tập trung chủ yếu ở khu vực Mĩ
La tinh, châu Phi, châu Á, châu Âu, Himalaya khu vực mà iot bị sói mòn do

mưa lũ. Tại Đông Nam Á có khoảng 175 triệu người bướu cổ, chiếm 16,7%
tổng số bị bướu cổ của thế giới.
Ở Trung Quốc năm 1978 có làng khoảng 80% người dân bị mắc bệnh
bướu cổ, 11% bị đần độn. Tại vùng núi Jawa (Indonexia) lượng iot trung bình
thấp có tới 70% người bị mắc bệnh bướu cổ (1972).[10]
Tại Australia, mặc dù có biển bao bọc nhưng từ đầu thế kỷ thứ 20 người
ta đã phát hiện ở châu lục này tình trạng thiếu iot.
Việc phòng chống các rối loạn do thiếu iot đã trở thành vấn đề toàn cầu,
không chỉ riêng một quốc gia nào. Vào những năm 1950 – 1960, người ta bắt

12


đầu quan tâm tới phòng chống thiếu iot trên cộng đồng. Uỷ ban phòng chống
các rối loạn do thiếu iot quốc tế cũng đã được thành lập. Về phòng bệnh, có
nhiều biện pháp bố sung iot vào cơ thể con người như: dùng thuốc (kali iodat,
lugol), đưa iot vào thức ăn (như bánh mì, các loại đồ hộp), nước uống, muối
ăn; dùng dầu iot (tiêm hoặc uống). Tùy theo hoàn cảnh và dân trí của từng
nước mà các biện pháp phòng bệnh ở mỗi nước có khác nhau nhưng phần lớn
các nước đều kết hợp từ hai, ba biện pháp trở lên.
Australia đã tiến hành phòng chống thiếu iot từ rất sớm. Các biện pháp
được sử dụng: đưa iot vào các nguồn thực phẩm mà người dân hay dùng như
bánh mỳ, nước chấm, về sau họ đưa iot vào muối (gọi là muối iot – 1924). Vì
vậy, cho đến nay hầu như không thấy người dân Australia bị bướu cổ hoặc bị
các bệnh do rối loạn thiếu iot. Đến những năm 1960, Australia đã thanh toán
xong các rối loạn do thiếu iot.
Các nước châu Á đã dùng muối iot từ những năm 1960. Năm 1970 Ấn
Độ đã ban hành Luật về muối iot “cả nước chỉ có một loại muối ăn là muối
iot”. Vì vậy tỷ lệ bướu cổ ở Ấn Độ của những năm 1960 từ 34,1% đả giảm
xuống còn 7,5% năm 1989.[1]

Philippin, Malaysia, Indonexia cũng đã thực hiện toàn dân dùng muối iot
từ những năm 70 và đã có luật về muối iot. Ở Thái Lan, iot được bổ sung
bằng nhiều hình thức: đưa iot vào muối, vào nước mắm và vào cả nước uống.
Việc trộn muối iot, ngoài các xí nghiệp tập trung ở các thành phố, các tỉnh, họ
còn dùng máy trộn và đóng gói ngay tại xã làng.
Trung Quốc đã triển khai công tác phòng chống rối loạn do thiếu iot
từ năm 1960. Lúc đầu chỉ triển khai ở các tỉnh miền núi, đến năm 1994, đã
phủ muối iot cho cả nước với 1 tỷ 200 triệu dân. Năm 1995, Trung Quốc đã
ban hành Luật “Cả nước chí có một loại muối ăn là muối iot”.

13


1.5.2. Tình hình thiếu hụt iot và hoạt động phòng chống các rối loạn do
thiếu iot ở trong nước.
Tình hình thiếu hụt iot
Việt Nam là một nước nằm trong vùng thiếu iot. Kết quả cuộc điều tra
quốc gia năm 1992 ở nước ta cho thấy: 84% trường hợp bị thiếu iot (dựa theo
định lượng iot niệu), trong đó tỉ lệ thiếu nặng là 16% (iot niệu dưới 2µg/dl),
thiếu vừa 45% (iot niệu từ 2 - 4,9µg/dl), thiếu nhẹ 23% (iot niệu từ 5 - 9,9
µg/dl). Năm 1994 - 1995, cuộc điều tra toàn quốc cho thấy vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long tỉ lệ mắc bướu cổ là 18%, Đồng bằng Sông Hồng dao động từ
10 – 30%. Các tỉnh miền núi nơi đã dùng muối iot và dầu iot tiêm từ năm
1976, đến nay tỉ lệ bướu cổ giảm đi và xét nghiệm nước tiểu cho thấy iot niệu
ở mức trung bình. Trong khi các tỉnh chưa phòng bệnh, iot trong nước tiểu ở
mức rất thấp. Năm 2000, tỉ lệ người được xét nghiệm có mức iot niệu thấp
trên 30%. Như vậy, tình trạng thiếu iot ở nước ta mang tính chất toàn quốc,
không kể miền núi, thành thị hay vùng đồng bằng, ven biển.
Bảng 1.4. Mức trung vị iot niệu ở từng khu vực và toàn quốc
trong 1 số năm

Năm 2000

Năm 2003

Năm 2005

Trung du và miền núi phía Bắc

26,0

24,4

20,8

Đồng bằng Sông Hồng

15,2

18,2

12,9

Bắc Trung Bộ

15,4

21.2

13,0


Duyên hải Nam Trung Bộ

13,4

12,4

10,6

Tây Nguyên

14,8

24,2

12,5

Đông Nam Bộ

8,6

8,6

10,3

Đồng bằng Sông Cửu Long

4,9

6,3


7,2

Toàn quốc

12,3

14,6

11,3

Khu vực

14


Số liệu điều tra cho thấy giai đoạn 2001 – 2005 nhờ hoạt động của Dự
án Quốc gia phòng chống các rối loạn do thiếu iot luôn duy trì được mức
trung vị iot niệu trên 10µg/dl trên quy mô toàn quốc. Năm 2005, mức trung vị
iot niệu đạt 11,3 µg/dl. Khu vục Đồng bằng Sông Cửu Long có độ phủ muối
iot thấp nhất toàn quốc (mức trung vị iot niệu chỉ đạt 7,2 µg/dl).
Điều tra năm 2009 cho thấy mức trung vị iot niệu toàn quốc là 8,3
µg/dl trong khi mục tiêu duy trì thanh toán các rối loạn do thiếu iot là ≥ 10,0
µg/dl). Mức trung vị iot niệu các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng
sông Cửu Long, Miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ thấp. Tỷ lệ thiếu
hụt iot trung bình và nặng là 22,9% và 5%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iot
chỉ còn 69,5%.[12]
Hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu iot
Từ năm 1970 nước ta đã bắt đầu có các hoạt động phòng chống bướu
cổ. Ban đầu chương trình chỉ tập trung tại 17 tỉnh miền núi phía Bắc nơi có tỷ
lệ bướu cổ cao (16-55%).Vào thời điểm này, muối iot được trộn bằng phương

pháp thủ công và còn sử dụng dầu iot. Tuy nhiên, đến năm 1993, điều tra dịch
tễ học bướu cổ trẻ em toàn quốc đã được triển khai và phát hiện ra rằng tỷ lệ
bướu cổ ở trẻ em là 22% và nồng độ iot niệu trung vị là 3,2 µg/dl. Kết quả
này quá thấp so với khuyến cáo của WHO rằng mức iot niệu trung vị cần trên
ngưỡng 10,0 µg g/dl. Dựa trên cơ sở dữ liệu điều tra này, Chính Phủ đã mở
rộng chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu iot trên phạm vi toàn
quốc và ban hành quyết định 481TTg vận động toàn dân mua và sử dụng
muối iot. Năm 1999, Chính Phủ đã ban hành nghị định 19 về sản xuất và cung
ứng muối iot.Trong quá trình triển khai muối iot được coi là một mặthàng
thiết yếu của vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu và được trợ giá.[8]
Nhờ quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ cũng như các Bộ ngành liên
quan, chương trình Quốc gia Phòng chống các rối loạn do thiếu iot đã đạt

15


được hầu hết các mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho giai đoạn 2001 - 2005 về
toàn dân sử dụng muối iot. Tuy nhiên như ở trên chúng tôi đã trình bày sau
năm 2005, Dự án Quốc gia Phòng chống các rối loạn do thiếu iot đã chuyển
sang là hoạt động thường quy của ngành y tế, không còn là dự án mục tiêu
Quốc gia. Mục tiêu duy trì bền vững thành quả đã đạt không giữ được. Trên
toàn quốc, độ bao phủ muối iot đủ tiêu chuẩn phòng bệnh giảm từ 92,8% năm
2005 xuống còn 45,1% năm 2014. Như vậy hiện nay cộng đồng lại phải đối
đầu với tình trạng thiếu hụt iot và các hậu quả của nó.Lại một lần nữa chúng
ta phải có sự chung tay gắng sức để khắc phục tình trạng này.
1.6. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành của người dân trong
phòng chống các rối loạn do thiếu iot.
Tác giả Võ Thị Ngọc Nga và cộng sự đã nghiên cứu về kiến thức, thực
hành sử dụng muối iot và các chế phẩm muối có iot ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại
Thừa Thiên Huế năm 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ bao phủ muối iot

đủ tiêu chuẩn phòng bệnh theo quy định của WHO/ICCIDD/UNICEF là
91,1%; mức trung vị iot niệu là 12,6µg/dl; tỷ lệ phụ nữ biết tác dụng của muối
iot rất cao: 98,1%; 87,8% phụ nữ biết cách bảo quản muối iot.[7]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá kiến thức, thực hành về sử dụng
muối iotcủa tác giả Nguyễn Văn Lành và Phan Quốc Tuấn được thực hiện
trên 420 phụ nữ lứa tuổi từ 15-49 trực tiếp chế biến thức ăn trong gia đình ở
Hậu Giang năm 2014. Kết quả cho thấy 92,6% phụ nữ biết tác hại của thiếu
iot nhưng chỉ biết gây bệnh bướu cổ, chỉ có 2,1% phụ nữ có hiểu biết đầy đủ
về các tình trạng rối loạn do thiếu iot. Nguồn thông tin về sử dụng muối iot
mà các phụ nữ nội trợ gia đình ở Hậu Giang biết chủ yếu là qua vô tuyến
truyền hình (54,5%); nghe qua nhân viên y tế (33,3%) và nghe đài truyền
thanh (30,2%); 70,7% số phụ nữ có sử dụng muối iot để chế biến thức ăn
nhưng phần lớn các hộ gia đình bảo quản muối chưa được tốt, để muối bị ẩm
ướt (84%) gây ảnh hưởng đến chất lượng iot trong muối.[6]

16


Tác giả Nguyễn Thị Thắm và cộng sự trong nghiên cứu cắt ngang
nhằm mục tiêu mô tả kiến thức và thực hành về sử dụng muối iot của các hộ
dân và xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng muối iot của người
dân tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, năm 2014. Kết quả cho
thấy tỷ lệ người dân có kiến thức về tác hại của thiếu iot là 84,3%; tỷ lệ đối
tượng có kiến thức về lợi ích của muối iot là 80,6%; có 92,7% và 28,8% biết
cách sử dụng và bảo quản muối iot; tỷ lệ sử dụng muối iot của các đối tượng
là 71,2% (Trong đó 68,4% sử dụng là do thói quen và chỉ 33,1% sử dụng
muối iot để phòng bệnh). Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng muối là chưa đạt được
mục tiêu mà Bộ Y tế đã đề ra (>90%). Nghiên cứu cũng cho thấy có mối
tương quan giữa học vấn, kiến thức về việc sử dụng muối iốt và thái độ đến
việc sử dụng muối iot. [9].

Tác giả Hồng Hữu Đũng thực hiện nghiên cứu kiến thức, thực hành sử
dụng muối iot của phụ nữ 18 – 49 tuổi tại 2 huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng
tỉnh Bình Dương năm 2015. Kết quả cho thấy tỷ lệ người dân có kiến thức
đúng về sử dụng muối iot là 64,2%; tỉ lệ người dân có thực hành đúng về sử
dụng muối iot là 84,2%. Người có kiến thức đúng có tỷ lệ thực hành đúng cao
gấp 1,9 lần so với người có kiến thức chưa đúng về sử dụng muối iot.[3]

17


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượngnghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiến thức, thực hành phòng chống CRLTI.
- Khách thể nghiên cứu: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Long
Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai .
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát kiến thức về phòng chống CRLTI của phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
- Khảo sát thực hành về phòng chống CRLTI của phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu: tổng hợp thông tin dùng cho việc viết phần
tổng quan và phần thảo luận.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
+ Điều tra về hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu iot tại địa
phương.
+Phương pháp phỏng vấn. Sử dụng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếpcác
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

tự nguyện tham gia phỏng vấn. Phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn gồm 3
phần:
 Phần thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm: tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, dân tộc, điều kiện kinh tế hộ gia đình.
 Phần kiến thức phòng chống các rối loạn do thiếu iot gồm 4 nội dung.
 Phần thực hành sử dụng muối iot và các chế phẩm bổ sung iot gồm 5
nội dung.

18


×