Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm X-quang phổi chuẩn và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.97 KB, 7 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐẶC ĐIỂM XQUANG PHỔI CHUẨN VÀ CHỤP CẮT LỚP
VI TÍNH LỒNG NGỰC ĐỘ PHÂN GIẢI CAO
Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI AFB (+)
Trần Anh Huy1, Nguyễn Văn Chương2, Võ Duy Ân1
Tóm tắt:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm X-quang phổi và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực ở
bệnh nhân lao phổi mới có AFB (+)
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 54 trường hợp lao phổi mới có AFB
(+). Các bệnh được chụp X-quang phổi và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phâm
giải cao tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Kết quả: X-quang chuẩn: tổn thương thâm nhiễm gặp 100%; tổn thương
nốt nhỏ 55,56%; tổn thương hang 22,22%; diện tổn thương vừa 85,19%. CLVT:
Thâm nhiễm đông đặc 100%; Xơ vôi, dày dính phổi 77,78%; Nốt nhỏ trung tâm
tiểu thùy 57,41%; dạng kính mờ 48,15%; dấu hiệu cành cây nảy chồi 27,78%.
Kết luận: Chụp CLVT lồng ngực có thể cung cấp các thông tin có giá trị trong
chẩn đoán và đánh giá bệnh lao hoạt động hay ổn định.
Từ khoá: Lao phổi, CLVT phổi, X-quang phổi, AFB
CHARACTERISTICS OF CHEST RADIOGRAPHY AND COMPUTERIZED TOMOGRAPHY OF LUNG IN TUBERCULOSIS PATIENTS
WITH AFB (+)
Abstract
Objective: Describe the chest radiography and computerized tomography of
lung in Tuberculosis patients with AFB (+).
Methods: Description, cross-sectional study. Chest radiography and high res(1)

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

(2)

Trung tâm HLNCYHQS/Học viện Quân y



Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Chương ()
Ngày nhận bài: 20/6/2017. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/6/2017.
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2017

61


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 10 - 6/2017

olution computerized tomography in Pham Ngoc Thach hospital.
Results: Chest radiography: Infiltrationing lesions 100%, nodular lesions
55.56%, cavitating lesions 22.22%, Moderate lesions of the area 85,19%. CT of
lung: Infiltrationing lesions 100%, Fibrosis and stick of the lungs 77.78%, Small
lobules Center node 57.41%, translucent glass form lesions 48.15%, signs of budding twigs 27.78%.
Conclusion: CT of lung can provide valuable information in the diagnosis
and evaluation of active tuberculosis or stable
Keywords: Tuberculosis, Chest radiography, CT of lung, AFB.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao phổi AFB (+) là nguồn lây chính
trong cộng đồng. Việc phát hiện sớm và
điều trị khỏi cho những bệnh nhân này
nhằm cắt đứt nguồn lây là biện pháp tốt
nhất để kiểm soát và thanh toán bệnh
lao. Ở Việt Nam, lao phổi mới AFB (+)
chiếm tỉ lệ cao (54%) trong tổng số các
trường hợp lao mới [1].
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) là
phương pháp chẩn đoán hiệu quả khi
X-quang phổi chuẩn không phát hiện

thấy tổn thương, nó cung cấp những
thông tin có giá trị trong việc phát hiện
và chẩn đoán lao phổi [26]. CLVT có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể sử dụng
như một công cụ chẩn đoán nhanh, đặc
biệt ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm
sàng nghi lao và đờm âm tính [3], [5].
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt
ngang, được thực hiện trên 54 bệnh
nhân lao phổi mới AFB (+).
62

* Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi
AFB (+): Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế
- CTCLQG (2009) [1]. Chẩn đoán lao
phổiAFB (+) khi thỏa mãn 1 trong 3
tiêu chuẩn sau: (1) Tối thiểu có 2 tiêu
bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
(2) Một tiêu bản đờm AFB (+) và có
hình ảnh lao tiến triển trên X-quang
phổi. (3) Một tiêu bản đờm AFB (+) và
nuôi cấy dương tính.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi
mới: Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế CTCLQG (2009) [1]: Người bệnh chưa
bao giờ dùng thuốc hoặc mới dùng
thuốc chống lao chưa quá 1 tháng.
* Chụp X-quang phổi chuẩn: xác
định vị trí tổn thương (đỉnh dưới đòn,

thùy trên, giữa, dưới…) và các hình
thái tổn thương như (thâm nhiễm, hang,
xơ, vôi, nốt huyệt lao…).
* Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực:
xác định vị trí tổn thương (Thùy, phân
thùy, phải, trái). Đặc điểm hình thái tổn
thương: Tổn thương thâm nhiễm đông
đặc, nốt nhỏ, nốt nhỏ trung tâm tiểu
thùy, dấu hgiệu cành cây nảy chồi, hình


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ảnh kính mờ… Mức độ tổn thương và
hình ảnh tổn thương hang: số lượng

hang, kích thước hang.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm AFB
Đặc điểm AFB (n=54)

n

%

(+)
(++)

33


61,11

12

22,22

(+++)

9

16,67

Nhận xét: Tỷ lệ AFB (+) cao nhất với 61,11% tiếp theo là AFB (++) với
22,22%. Thấp nhất là AFB (+++).
Bảng 2. Đặc điểm hình thái tổn thương trên X-quang phổi
Dấu hiệu tổn thương (n=54)

n

%

Tổn thương thâm nhiễm

54

100,0

Tổn thương nốt nhỏ


30

55,56

Tổn thương hang lao

12

22,22

Tổn thương xơ, vôi

8

14,81

Hẹp gian sườn

6

11,11

Dày dính màng phổi

6

11,11

Vòm hoành kéo lên


5

9,26

Nhận xét: Tổn thương thâm nhiễm chiếm 100%, nốt nhỏ 55,565.
Bảng 3. Đặc điểm vị trí và mức độ tổn thương trên phim Xquang phổi
Mức độ vị trí tổn thương (n=54)
Diện hẹp < 1 phân thùy
Mức độ tổn
Diện vừa < 1 thùy
thương
Diện rộng > 1 thùy
Bên phải
Vị trí tổn
Bên trái
thương
Cả hai bên

n
7
46
1
16

%
12,96
85,19
1,85
29,63


7

12,96

31

57,41

Nhận xét: Tổn thương diện vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 85,19%. Tổn thương cả
63


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 10 - 6/2017

hai phổi chiếm tỷ lệ 57,41%
Bảng 4. Đặc điểm vị trí tổn thương trên phim chụp CLVT lồng ngực
Dấu hiệu tổn thương (n=54)

n

%

Chỉ có bên phải

10

18,52

Chỉ có bên trái


5

9,26

Cả hai

39

72,22

Nhận xét: Tổn thương cả hai phổi chiếm tỷ lệ 72,22% trên CLVT.
Bảng 5. Đặc điểm hình thái tổn thương trên phim chụp CLVT lồng ngực
Dấu hiệu tổn thương (n=54)

n

%

Tổn thương dạng kính mờ

26

48,15

Thâm nhiễm đông đặc

54

100,0


Nốt nhỏ hạt kê

16

29,63

Nốt nhỏ trung tâm tiểu thùy
DH cành cây nảy chồi
Hình ảnh giãn phế quản

31
15
4

57,41
27,78
7,41

TDMP

19

35,19

TKMP

6

11,11


Xơ vôi, dày dính phổi

42

77,78

Nhận xét: Tổn thương thâm nhiễm đông đặc gặp nhiều nhất 100%, tiếp đến
là tổn thương xơ vôi gặp 77,78%, gặp nhiều thứ 3 là tổn thương nốt nhỏ trung
tâm tiểu thuỳ 57,41%. Tổn thương dạng kính mờ chiếm tỷ lệ 48,15%; dạng hạt kê
29,63%%, dấu hiệu cây nảy chồi 27,78%

64


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 6. Đặc điểm tổn thương hang trên phim chụp CLVT lồng ngực ở hai
nhóm bệnh nhân
Dấu hiệu tổn thương (n=54)

n

%

1 hang

17

31,48


2 hang

3

5,56

> 2 hang

8

14,81

< 2cm

11

20,37

< 4cm

14

25,93

> 4cm

3

5,56


Hang mới

24

44,44

Xơ, thành dày

4

7,41

Số lượng

Kích thước

Tính chất

Nhận xét:số lượng từ 1 đến 2 hang
chiếm nhiều nhất ở đối tượng nghiên
cứu. Về kích thước hang: chủ yếu gặp
kích thước hang nhỏ < 4cm và hang
mới.
BÀN LUẬN
Về mức độ dương tính của AFB
trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:
Tỷ lệ AFB (+) cao nhất với 61,11% tiếp
theo là AFB (++) với 22,22%. Thấp
nhất là AFB (+++) 16,67%. Tương
tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Thị Phương Thảo 2008: mức độ AFB
dương tính 1+ gặp nhiều nhất ở nhóm
bệnh nhân lao phổi mới: 23,7% [4].
1. Đặc điểm hình ảnh trên phim
X-quang phổi
Về hình ảnh tổn thương trên phim
X-quang phổi tổn thương thâm nhiễm

gặp ở 100% bệnh nhân; tổn thương nốt
nhỏ chiếm 55,56%; tổn thương hang
22,22; tổn thương xơ vôi ở nhóm lao mới
gặp 14,81%. Nguyễn Thị Phương Thảo
gặp tổn thương thâm nhiễm 96,7% và tỷ
lệ có hang gặp 21,1% [4]. Đinh Thị Hòa
2010 gặp tổn thương dạng thâm nhiễm
ở nhóm lao phổi mới AFB(+ ) là 100%,
tổn thương hang tác giả cũng gặp tới
41,67% [2]
Doucette.Kvà cs (2015) nghiên cứu
đặc điểm tổn thương trên Xquang phổi
ở BN lao phổi đã thấy tỷ lệ các hình
thái tổn thương: thâm nhiễm (93%), tổn
thương hang (44%), vôi hóa (76%) [9].
Về diện tích tổn thương: mức độ
tổn thương trên phim Xquang phổi diện
hẹp < 1 phân thùy 12,96%, diện vừa
85,19%, diện rộng 1,85%, Đinh Thị
Hòa 2010 gặp diện hẹp 16,67%, diện
vừa 41,67%, diện rộng 41,67% [2].
65



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 10 - 6/2017

2. Về kết quả chụp cắt lớp vi tính
Tổn thương thâm nhiễm đông đặc
gặp nhiều nhất 100%, tiếp đến là tổn
thương xơ vôi gặp 77,78%, gặp nhiều
thứ 3 là tổn thương nốt nhỏ trung tâm
tiểu thuỳ 57,41%. Tổn thương dạng
kính mờ chiếm tỷ lệ 48,15%; dạng hạt
kê 29,63%%, dấu hiệu cây nảy chồi
27,78%. Theo nhiều tác giả, tổn thương
đông đặc, dấu hiệu nốt nhỏ trung tâm,
dấu hiệu cây nảy chồi là những dấu
hiệu nói lên lao phổi đang tiến triển [9].
Kết quả nghiên cứu của Arai,
Yoshikazu và cs (2005) về hình thái tổn
thương trên CLVT ở bệnh nhaan lao
phổi cho thấy tỷ lệ các tổn thương hay
gặp: tổn thương nốt (61,9 - 93,3%), dấu
hiệu cây nảy chồi (81 - 88,3%), đông
đặc phổi (30 - 71,4%), hang (33,3 46,7%), hạch rốn phổi (8,3 - 28,6%) [6]
Bomanji.JB và cs (2015) nghiên
cứu ở BN lao phổi AFB(+) nhận thấy
các tổn thương hay gặp trên phim chụp
CLVT lồng ngực như dấu hiệu cây nảy
chồi (75%), tổn thương nốt (71%),
tổn thương đông đặc phổi (67%), tổn
thương hang (41,6%) [8]. Các kết quả

của các tác giả cơ bản cũng tương đồng
với kết quả của chúng tôi.
Các tổn thương hay gặp có giá trị
gợi ý lao phổi trên CLVT lồng ngực là
nốt trung tâm tiểu thùy, hình ảnh cấu
trúc nhánh, dấu hiệu cành cây nảy chồi
(tree-in-bud), hình ảnh đông đặc phổi
có kèm theo phá hủy hang hoặc tổn
thương xơ, vôi hóa, nốt vệ tinh, hạch
66

rốn phổi hoặc hạch trung thất với biểu
hiện giảm tỷ trọng ở trung tâm và nhìn
rõ ngoại vi của hạch, có thể có vôi hóa
ở hạch,…Hình ảnh cành cây nảy chồi
cũng thấy trong bệnh lý của nhiễm
trùng ở phổi mà nguyên nhân không do
vi khuẩn lao, nhưng khi kết hợp với tổn
thương hang hoặc nốt vệ tinh, cấu trúc
phân nhánh, tổn thương xơ bên cạnh
tổn thương đông đặc là có giá trị trong
gợi ý cho chẩn đoán lao phổi [10].
Buxi. và cs (2002) nghiên cứu về
giá trị chẩn đoán của CLVT lồng ngực
ở BN lao phổi AFB(+) cho thấy CLVT
có độ nhạy 98,5 - 99,3%, độ đặc hiệu
99,7 - 99,9%, giá trị chẩn đoán dương
tính 92,2 - 98,6% và giá trị chẩn đoán
âm tính là 99,9% [11 ].
Đánh giá lao phổi đang hoạt động

thường phải được xác nhận bằng
phương pháp nhuộm soi trực tiếp hoặc
nuôi cấy đờm cho thấy sự hiện diện của
vi khuẩn lao. Tuy nhiên, chụp CLVT
lồng ngực có thể cung cấp các thông tin
có giá trị trong việc đánh giá bệnh lao
hoạt động hay ổn định. Những hình ảnh
tổn thương trên CLVT gợi ý tới lao phổi
hoạt động như: nốt trung tâm tiểu thùy,
cây nảy chồi, cấu trúc phân nhánh, đông
đặc phổi, hang lao với thành dầy, hình
ảnh kính mờ [7]
Về đặc điểm tổn thương hang trên
CLVT cho thấy: về số lượng hang chúng
tôi gặp số lượng có một hang nhiều nhất
với 31,48%. Kích thước hang, < 4cm
nhiều hơn kích thước hang lớn (hang


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

< 2cm : 20,37%, hang < 4cm : 25,93%
trong khi hang > 4cm là 5,56%). Các
tác giả cho rằng phá hủy hang là một
tiến triển tự nhiên của bệnh lao phổi;
tiến triển của lao phổi thường trải qua
các gia đoạn xuất tiết, phá hủy nhu mô,
tăng sinh và xơ hóa, vôi hóa [8]. Số
lượng hang nhiều hay ít phụ thuộc vào
sự hoạt động của vi khuẩn lao. ở bệnh

nhân lao tái phát do bệnh tiến triển lâu
ngày, tái đi tái lại nên kích thước hang
thường to hơn lao phổi mới [6].
KẾT LUẬN
Chụp CLVT lồng ngực có thể cung
cấp các thông tin có giá trị trong chẩn
đoán và đánh giá bệnh lao hoạt động
hay ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chống lao quốc gia
(2016), “Hướng dẫn quản lý bệnh lao”
NXBYH-2016, 325 tr
2. Đinh Thị Hòa (2010), “ Nghiên
cứu tiến triển của lao phổi mới
AFB dương tính điều tgrị phác đồ
2HRZS(E)/4RH”. Luận văn thạc sỹ y
học, Học viện Quân Y, 76tr.
3. Trần Văn Sáng (2007), "Lao
phổi", Bệnh học lao, Trường ĐHY Hà
Nội, NXB Y học, p. 31-46.
4. Nguyễn Thị Phương Thảo (2008).
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng, tính kháng thuốc của vi
khuẩn lao phổi tái phát, Luận văn thạc
sỹ y học, Học viện Quân Y
5. Tạ Bá Thắng (2012), "Phương

pháp chẩn đoán lao phổi", Bệnh hô hấp,
HVQY-NXQĐND, pp. 329-339.
6. Arai, Toru; Inoue, Yoshikazu et

al( 2005 ), “ Incipient stage of pulmonary
Langerhans-cell
histiocytosis
complicated
with
pulmonary
tuberculosis was examined by highresolution computed tomography”.
Respiratory Medicine 99.9 (Sep 2005):
1188-90.
7. Bolursaz. MR, Mehrian. P,
Aghahosseini. F ed all,( 2014 ), “
Evaluation of the relationship between
smear positivity and high-resolution
CT findings in children with pulmonary
tuberculosis”. Pol J Radiol.26;79:120-5.
8. Bomanji. JB, Gupta. N, Gulati.
P, ( 2015 ), “ Imaging in tuberculosis”,
Cold Spring Harb Perspect Med. 5(6).
pii: a017814.
9. Doucette.K, Cooper.R (2015),
“Tuberculosis”. Fishman’s pulmonary
and disorders, 5th Ed. Mc Graw-Hill.
New-York. Vol I, p2012 - 2031
10. Pipavath. S N J; Sharma. S K;
Sinha. S ed al( 2007 ), “ High resolution
CT (HRCT) in miliary tuberculosis
(MTB) of the lung: Correlation with
pulmonary function tests & gas
exchange parameters in north Indian
patients”. Indian Journal of Medical

Research126.3 (Sep 2007): 193-8.
11. T.B.S. Buxi, Seema Sud and
Rakesh Vohra( 2002 ), “ CT and MRI in
the Diagnosis of Tuberculosis”. Indian
J Pediatr 2002; 69 (11) : 965-972

67



×