Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.12 KB, 12 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN
XƯƠNG ĐÙI BẰNG NẸP KHÓA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Đoàn Mạnh Linh1, Nguyễn Thông Phán2
Nguyễn Đức Thọ2, Nguyễn Anh Dương2, Nguyễn Văn Tân2

Tóm tắt:
Gãy liên mấu chuyển xương đùi chiếm tỷ lệ 55% các gãy đầu trên xương đùi,
hay gặp ở người cao tuổi, nữ nhiều hơn nam, nẹp khóa là phương tiện mới được
áp dụng cho điều trị gãy xương vùng LMC tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: là 41 bệnh nhân gãy LMC xương đùi, có 32 BN nam
(78%) và 9 BN nữ (22%); tuổi nhỏ nhất là 25, lớn nhất là 95, trung bình là 61,29
± 19,07 tuổi; thời gian theo dõi trung bình 11,86 tháng.
Kết quả  : theo điểm Harris, rất tốt 8/28BN (28,6%), tốt 9/28BN (32,1%),
trung bình 9/28BN (32,1%), kém 2/28BN (7,1%); biến chứng có 2BN (1 gãy nẹp,
1vít xuyên thủng cổ chỏm).
Kết luận: sử dụng nẹp khóa để điều trị trong gãy LMC nhóm A1.3, A2, A3, gãy
ở người cao tuổi cho kết quả tốt.
Từ khóa: nẹp khóa, liên mấu chuyển xương đùi, thủng cổ chỏm.
EVALUATING THE RESULTS OF THE TREATMENT
INTERTROCHANTERIC FRACTURE BY LOCKING - PLATE AT
THE MILITARY HOSPITAL 103
(1)

Học viện Quân y

(2)

Bệnh viện Quân y 175


Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thông Phán ()
Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/12/2016.
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2016

62


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Abstract: the intertrochanteric fractures accounted 55% proportion of
the femoral proximal fractures, a high percentage of the elderly, mostly was
women. The locking – plate was the new instrument applied for the treatment
intertrochanteric fracture in Viet Nam.
Material study: 41 patients were underwent intertrochanteric fracture, 32
men (78%), 9 women (22%), the youngest was 25 years old and the oldest was
95 years old, the average age was 61,29 ± 19,07; the average follow-up time was
11,86 months.
Results: Following Harris score, the very good result was 8/28 patients (28,6
%), the good result was 9/28 (32,1%), the fair result was 9/28 (32,1 % ), 2/28
(7,1%) had poor results; 02 complications (01 plate fracture and 01 femoral head
cut-out).
Conclusion: The locking - plate could be used for treating intertrochanteric
fractures with group A1.3, A2, A3 (AO classification), in the elderly, give the good
result.
Key words: locking plate, intertrochanteric fracture, cut - out.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy liên chuyển xương đùi (LMC)
khá phổ biến, chiếm 55% các gãy đầu
trên xương đùi, gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng hay gặp ở người cao tuổi và nữ

gặp nhiều hơn nam, [6]. Ngày nay gãy
LMC có tần xuất ngày càng tăng do
tuổi thọ tăng.
Có rất nhiều phương pháp phẫu
thuật kết xương trong điều trị gãy LMC
như: kết hợp xương bằng đinh 3 cạnh
của Smith Petersen (1930), đinh Ender
(1976), nẹp vis ép trượt Medoff (1991),
nẹp DHS, DCS, đinh Gamma (1985), nẹp

vít khóa, thay khớp háng. Mỗi phương
pháp đều có chỉ định, ưu điểm và nhược
điểm riêng.
Tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân y 103 kỹ thuật kết hợp
xương bằng nẹp khóa điều trị cho một
số trường hợp gãy kín LMC được áp
dụng từ 2014. Xong chưa có công trình
nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều
trị của phương pháp này. Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều
trị gãy kín liên mấu chuyển xương
đùi bằng kết hợp xương nẹp khóa tại
Bệnh viện Quân y 103”. Nhằm 2 mục
63


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

tiêu:

1. Đánh giá kết quả điều trị gãy
kín liên mấu chuyển xương đùi bằng
phương pháp kết hợp xương nẹp khóa
tại Bệnh viện Quân y 103.
2. Rút ra một số nhận xét về chỉ
định và kĩ thuật của phương pháp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 41 bệnh nhân gãy kín liên
mấu chuyển xương đùi được điều trị
phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa
tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian
từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2016.
* Các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.
- Tuổi trên 18.
- Gãy kín LMC do chấn thương
(TNGT, TNLĐ, TNSH, TNTT).
- Được điều trị phẫu thuật kết
xương nẹp khóa.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, phim
X-quang.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia
nghiên cứu.
* Các tiêu chuẩn loại trừ bệnh
nhân.
- Tuổi dưới 18.

64


lý.

- Gãy xương hở, gãy xương bệnh

- Gãy xương ở chi thể đã có sẵn
các di chứng chấn thương làm ảnh
hưởng đến kết quả nghiên cứu.
- Có bệnh toàn thân không cho
phép phẫu thuật.
- Không đủ hồ sơ bệnh án.
- Bệnh nhân không đồng ý tham
gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả, thiết kế
nghiên cứu cắt ngang, không nhóm
chứng, bao gồm nghiên cứu hồi cứu
và tiến cứu.
+ Nghiên cứu hồi cứu: từ
1/2014 đến 7/2015, gồm 12BN.
+ Nghiên cứu tiến cứu: từ
8/2015 đến 6/2016, gồm 29BN.
3. Các chỉ số nghiên cứu.
3.1. Các đặc điểm chung.
- Tuổi, giới, nguyên nhân gây
gãy xương.
- Thời gian từ lúc bị tai nạn đến
lúc vào viện, thời gian từ lúc vào viện
đến lúc được phẫu thuật.
- Chẩn đoán tổn thương, tổn
thương kết hợp, bệnh lý toàn thân.

- Phân loại gãy LMC theo AO,


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

độ loãng xương theo Singh.
- Phương pháp điều trị: lượng
máu truyền, phương pháp vô cảm, sử
dụng bàn chỉnh hình, loại nẹp, vít, màn
hình tăng sáng, phương tiện kết xương.

trợ, khoảng cách đi được, khả năng
ngồi, khả năng tham gia giao thông
công cộng, khả năng lên cầu thang, khả
năng đi giày tất, biến dạng khớp, biên
độ vận động khớp:

3.2. Đánh giá kết quả gần (3 tháng
sau mổ).
- Tai biến trong mổ.
- Biến chứng toàn thân sau mổ.
- Diễn biến tại vết mổ.
- Kết quả x-quang sau mổ: kết quả
phục hồi hình thể giải phẫu, góc cổ
thân, vị trí nẹp vít.
- Chiều dài chi.
- Thời gian nằm viện.
- Các bất thường sau khi ra viện.

4. Phương pháp xử lý số liệu.


3.3. Đánh giá kết quả xa (≥ 9 tháng
sau mổ).
- Tình trạng ngắn chi, tình trạng
đau và dáng đi.
- Biên độ vận động gấp khớp háng.
- Kết quả liền xương, góc cổ thân,
tình trạng nẹp vít.
- Biến chứng xa sau mổ: tử vong,
khớp giả, tiêu chỏm, viêm xương.
- Đánh giá kết quả chung theo
thang điểm khớp háng Harris [13] với
tổng số điểm là 100, dựa trên 10 tiêu
chuẩn: đau, dáng đi, dùng dụng cụ hỗ

- Số liệu được xử lý theo phương
pháp thống kê y học bằng SPSS 18.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm dịch tễ
Trong 41 bệnh nhân, có 32 BN
nam (chiếm 78%) và 9 BN nữ (chiếm
22%). Tuổi nhỏ nhất là 25, lớn nhất là
95, trung bình là 61,29 ± 19,07 tuổi.
Nguyên nhân gãy vùng mấu chuyển do
tai nạn sinh hoạt 53,7%, tai nạn giao
thông là 29,3%.
Bệnh nội khoa mạn tính kèm theo:
23 BN (56,1%). Trong đó chủ yếu là
bệnh tim mạch và đái tháo đường tuýp
II (31,1%). Đến nay các tác giả cũng

thống nhất bệnh nội khoa mạn tính
không phải là chống chỉ định phẫu
thuật [1],[13], vấn đề ở chỗ các tình
trạng bệnh này cần được khám và điều
trị tốt, nhanh chóng ổn định để chớp
thời cơ phẫu thuật. Nếu không nằm lâu
sẽ có nhiều biến chứng có thể xảy ra.

65


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

2. Đặc điểm chấn thương gãy vùng mấu chuyển
Bảng 3.1. Phân loại gãy LMC xương đùi theo AO (n = 41)
Loại gãy
A1

A2

A3

Tổng

Số BN

Tỷ lệ (%)

A1.2


1

2,4

A1.3

2

4,9

A2.1

3

7,3

A2.2

5

12,2

A2.3

18

43,9

A3.1


2

4,9

A3.2

3

7,3

A3.3

7

17,1

41

Trong 41 BN nghiên cứu gặp chủ
yếu gãy không vững loại A22, A23, A3.
Điều này phù hợp với nghiên cứu của
Võ Văn Nguyên (2015) [3] có 88,2%
gãy không vững và 11,8% gãy vững,
Hans Habernek và cs (2006) [12] trong
373 bệnh nhân gãy vùng mấu chuyển
nhận thấy có 94% số bệnh nhân bị gãy
xương do ngã và ở tuổi lớn hơn và bằng
60 với đường gãy chủ yếu là loại A2.
Kết quả phản ánh đúng thực tế vì
người cao tuổi (≥60 tuổi) đều có thưa

xương nhiều ở đầu trên xương đùi, chỉ

66

Tổng

3 (7,3%)

26 (63,4%)

12 (29,3%)

100%
cần một lực chấn thương nhẹ cũng có
thể gây gãy xương và thường gãy nhiều
mảnh. Mấu chuyển xương đùi là vùng
xương xốp, nơi thay đổi về hình thể
xương nên khi có loãng xương thì đây
là một điểm yếu dễ xảy ra gãy xương.
3. Chất lượng xương của nhóm
nghiên cứu
Đánh giá chất lượng xương của BN
theo chỉ số Singh trên phim X-quang.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3.2. Chất lượng xương theo chỉ số Singh (n = 41)
Chỉ số Singh


Độ 6
Độ 5
Độ 4
Độ 3
Tổng

Số lượng BN theo nhóm tuổi

Tổng

Tỷ lệ (%)

0

11

4

5

12

0

3

6

9


0

0

9

10

11

20

9
41

26,8
29,3
22
22
100

25 ÷ 45

46 ÷ 59

60 ÷ 95

7

4


3

Trong nhóm nghiên cứu có 9 BN
loãng xương độ 4 và 9 BN loãng xương độ
3, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trên 60.
Độ loãng xương ở các nhóm tuổi là khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

4. Phương pháp điều trị
4.1. Thời điểm phẫu thuật
Bệnh nhân được phẫu thuật sớm
nhất là 27 giờ sau khi bị tai nạn và
muộn nhất là 18 ngày, trung bình là
5,27 ± 3,51 ngày. Số bệnh nhân được
phẫu thuật trong vòng 72 giờ kể từ khi
bị tai nạn là 13 BN (chiếm 31,7%).
4.2. Bàn luận về lựa chọn nẹp
khóa trong điều trị gãy kín LMC
Hiện nay chỉ định phẫu thuật cho
gãy vùng mấu chuyển xương đùi không
còn phải tranh luận, chỉ những trường
hợp có chống chỉ định hay bệnh nhân
không đồng ý phẫu thuật mới điều trị
bảo tồn. Có nhiều phương pháp phẫu
thuật, các phẫu thuật phổ biến đang
dùng là kết xương nẹp DHS, DCS, nẹp
khóa, đinh Gamma, thay khớp háng.

Theo các nghiên cứu thì các phương

pháp đều có ưu điểm, nhược điểm,
đều có tỷ lệ nhất định kết quả không
tốt, thậm chí thất bại phải chuyển sang
phương pháp khác.
Theo chúng tôi được biết, hiện
nay chưa có một nghiên cứu nào có
số liệu đủ lớn so sánh kết quả điều
trị gãy xương LMC bằng các phương
tiện kết hợp xương khác nhau từ đó để
rút ra một chỉ định chung nhất. Đa số
các phẫu thuật viên đều lựa chọn theo
trang bị của cơ sở y tế hiện có, theo
kinh nghiệm tổng kết lâm sàng, ngoài
ra còn tùy thuộc vào cả bệnh nhân.
* Kết hợp xương bằng nẹp khóa:
Nẹp khóa là phương tiện kết xương
mới được sử dụng, trên thế giới nẹp
khóa bắt đầu được các phẫu thuật viên
sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ
XX [1]. Cho đến nay nẹp khóa đã có
cho hầu hết các vị trí gãy. Ở Việt Nam
nẹp khóa được đưa vào sử dụng trong
khoảng 5 năm trở lại đây.
Điểm khác biệt của nẹp khóa là
67


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

giữa lỗ trên nẹp và đầu vít có ren để

khi bắt sẽ khóa chặt vào nhau theo 1
hướng nhất định và không thể thay đổi
được [10]. Cấu trúc nẹp - vit sẽ thành
1 khối như cố định ngoài nên cố định
ổ gãy vững chắc hơn, tránh di lệch thứ
phát do lỏng vít, tụt vít. Nẹp không cần
phải áp sát xương nên lóc cốt mạc ít, có
thể dùng kỹ thuật luồn nẹp qua da nên
không phải mở phần mềm nhiều bảo
vệ tối đa nguồn nuôi dưỡng giúp nhanh
liền xương.
Nẹp khóa đầu trên xương đùi đảm
bảo đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của
kết xương bên trong theo AO [11].
Thiết kế nẹp phù hợp với hình thể giải
phẫu đầu trên xương đùi [11]. Đầu nẹp
cong ôm lấy thành ngoài mấu chuyển
lớn như là tấm khiên đỡ lấy thành
ngoài mà các phương tiện khác như
DHS, đinh nội tủy không có được.
Mới đây các nghiên cứu chỉ ra rằng
tổn thương thành ngoài trong gãy vùng
mấu chuyển xương đùi là quan trọng
bên cạnh tổn thương thành trong và
sau [11]. Thành ngoài là nơi chịu lực
căng giãn chính, kết xương nẹp khóa
với những vít khóa có hướng cố định
vào cổ chỏm sẽ giữ chắc khối cổ chỏm
không bị gục đảm bảo góc cổ thân, còn
nẹp đỡ ở thành ngoài chịu lực. Vì vậy

nẹp khóa sẽ chiếm ưu thế hơn các loại
nẹp, đinh khác trong những trường hợp
gãy phức tạp, nhiều mảnh rời và thành
68

ngoài không còn liên tục[1], [11].
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi
thấy rằng nẹp khóa có thể áp dụng cho
tất cả các loại. Tuy nhiên, những trường
hợp gãy phức tạp nhóm A2.3 và A3.3,
kèm theo gãy cổ xương đùi, BN loãng
xương nặng thì kết xương kết quả sẽ
không cao.
4.3.Về kỹ thuật kết xương
Chúng tôi nhận thấy nên dùng bàn
chỉnh hình kéo nắn chỉnh kín hết di lệch
dưới màn tăng sang sau đó mới mở ổ
gãy đặt nẹp. Trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi chưa sử dụng kỹ thuật
luồn nẹp do nhiều yếu tố khách quan,
vì vậy 100% bệnh nhân mở ổ gãy. Sử
dụng C-arm trên 2 bình diện thẳng và
nghiêng để kiểm tra kết quả kết xương,
nếu không có C-arm thì sẽ gặp rất nhiều
khó khăn thậm chí không thể phẫu
thuật được. Một số trường hợp chúng
tôi bắt vít xốp trước để ép 2 mặt gãy
lại với nhau sau đó mới đặt nẹp và bắt
vít khóa, những mảnh rời hoặc đường
gãy toác xuống thân xương chúng tôi

cố định bằng vít xốp và dây thép, còn
mấu chuyển nhỏ bị gãy thì không phải
bệnh nhân nào cũng cố định lại được.
Sau mổ không nhất thiết phải cố định
tăng cường bằng nẹp.
5. Bàn luận về kết quả điều trị
5.1. Kết quả gần
- Khi ra viện tất cả 41 bệnh nhân


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

đều có tình trạng vết mổ khô, sạch,
không có biến chứng toàn thân.
- Trục xương: kiểm tra lại sau mổ,
trên hình ảnh X quang thấy các nẹp, vít
ở vị trí đạt yêu cầu; 41 bệnh nhân sau
mổ đều có các phần xương gãy về đúng

vị trí giải phẫu, góc cổ thân > 1250.
- Thời gian nằm viện trung bình là
12,12 ± 5,03 ngày, ngắn nhất là 7 ngày
và dài nhất là 33 ngày.
5.2. Các biến chứng

Ảnh 3.1. Hai trường hợp gãy nẹp và cut-out.
(Nguồi: ảnh tự chụp BN nghiên cứu SLT: 2053 và 140)
Trong nghiên cứu của chúng tôi khóa cho đầu trên xương đùi. Năm
gặp 2 bệnh nhân gãy nẹp và vít xuyên 2013 C. Wirtz và cộng sự [6] báo cáo
ngoài cổ xương đùi.

điều trị cho 52BN bằng kết xương nẹp
+ Trường hợp gãy nẹp sau 3 tháng khóa thì có 2 trường hợp vít xuyên
phẫu thuật, gãy loại A33 đường gãy thủng cổ chỏm.
toác dài xuống thân xương, loãng
Trong nghiên cứu của chúng tôi có
xương độ 3. Bệnh nhân được kết xương 1/28 BN (7,1%) gặp biến chứng này,
bằng nẹp khóa 7 lỗ (Alpha). Kết xương cácbệnh nhân được phát hiện sau khi
vững chắc nhưng khi ra viện bệnh nhân chụp X quang đánh giá sau mổ, những
đã vận động quá mức, tỳ nén sớm và bệnh nhân này được tiến hành phẫu
mạnh lên chân gãy trong khi can chưa thuật lại để thay vít với chiều dài và
chắc vì vậy đã dẫn đến gãy nẹp, gãy hướng khoan phù hợp.
can. Bệnh nhân được phẫu thuật lại.
Theo Sun-jun Hu .et (2012) [7]
+ Với trường hợp vít xuyên ngoài trong tổng số 45 bệnh nhân đã được
cổ xương đùi, là biến chứng được quan theo dõi hơn 6 tháng, có 2 bệnh nhân
tâm đến trong các nghiên cứu về nẹp bung nẹp và phải phẫu thuật lại.
69


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

Các tác giả cho rằng, biến chứng
này xảy ra liên quan đến nhiều yếu tố:
loại gãy không vững, nắn chỉnh không
đúng giải phẫu, vít cổ chỏm sai vị trí,
tình trạng loãng xương và tập luyện sau
mổ. Các yếu tố này liên quan mật thiết
với nhau. Từ ổ gãy phức tạp thường
dẫn đến khó nắn chỉnh đúng giải phẫu
và rất khó để bắt vít đúng vị trí mong

muốn. Do đó trước mổ cần phải xác
định rõ hình thái và loại gãy, điều này
rất quan trọng để đạt được kết quả nắn
chỉnh theo giải phẫu. Trong mổ việc
kiểm tra C-arm trong mổ là cần thiết
để đảm bảo kết quả nắn chỉnh, vị trí
đặt nẹp, chọn độ dài vít, hướng bắt vít.
Tình trạng thưa loãng xương làm cho
kết xương không vững, khi tập luyện
sớm và quá mức có thể dẫn đến gục cổ,
di lệch vít.
5.3. Tập luyện phục hồi chức
năng sau phẫu thuật
Có vai trò rất quan trọng trong
quá trình liền xương và phục hồi chức
năng, nó quyết định rất lớn đến kết
quả điều trị [1], [8]. Vận động sớm sau
phẫu thuật sẽ tăng cường dinh dưỡng
cho ổ gãy, tránh được các biến chứng
nằm lâu và sự bùng phát của các bệnh
mạn tính.
Gãy liên mấu chuyển xương đùi
được kết xương bằng nẹp khóa có độ
vững chắc cao sẽ tạo điều kiện cho
bệnh nhân tập luyện được sớm nhất,
70

dưới sự hướng dẫn cụ thể của phẫu
thuật viên và bác sỹ chuyên khoa phục
hồi chức năng.

5.4. Kết quả xa
Chúng tôi đánh giá kết quả xa
được 28/41BN. Bệnh nhân được theo
dõi ngắn nhất là 9 tháng, dài nhất là 22
tháng và trung bình là 11,86 tháng.
- Ngắn chân sau phẫu thuật: 8/28
ngắn 1 - 2cm chiếm 28,6%. Có 2/28
ngắn chi 2 - 3cm và không có trường
hợp nào ngắn >3cm.
- Tình trạng liền xương và phương
tiện kết xương: liền xương tốt góc cổ
thân > 1200 có 22BN (78,6%) chiếm
tỷ lệ cao, có 4BN liền xương nhưng
góc cổ thân <1200 và có 2 trường hợp
không liền xương khớp giả.
- Chức năng sau mổ: có 1/28BN
(3,6%) đau nhiều, hạn chế nhiều vận
động do khớp giả gãy nẹp, có 20/28BN
(71,4%) không đau hoặc thỉnh thoảng
đau nhẹ không ảnh hưởng đến hoạt
động và 7/28BN (25%) đau nhẹ thường
xuyên. Có 7/28BN (25%) dáng đi bình
thường, 15/28BN (53,6%) đi khập
khiễng ít, 5/28BN (17,9%) đi khập
khiễng vừa và 1BN không đi được.
Wei Ting Lee và CS (2014) [5] điều
trị 110BN gãy LMC bằng nẹp khóa,
tuổi trung bình 75, có 98 BN gãy LMC
(vững 22, không vững 76) và 12 BN
gãy DMC. Sau 1 năm đánh giá trên 94

BN đều liền xương tốt, không gặp biến


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

chứng cut-out. Tác giả cho rằng, nẹp
khóa là PTKX đem lại kết quả tốt cho
các gãy xương VMC, ít biến chứng.
Đinh Thế Hải (2015) [1] báo cáo
điều trị gãy LMC ở người già cho 44
bệnh nhân bằng nẹp khóa có 17/29
bệnh nhân (58,6%) có biên độ vận
động khớp háng bình thường và gần
bình thường, 23/29 bệnh nhân (79,3%)
có chân bệnh sau điều trị không bị ngắn
hoặc chỉ ngắn hơn chân lành <1cm,
6/29 bệnh nhân còn lại (20,7%) bị ngắn
chi <2cm.
Nguyễn Đăng Long (2010) [2]
điều trị cho 34 bệnh nhân gãy DMC
xương đùi bằng đinh Gamma kết quả
34/34 bệnh nhân liền xương.
Trần Quang Toản (2013) [25] đã
báo cáo trong 48 bệnh nhân mổ kết hợp
xương bằng nẹp DHS có 5/29 (17,24%)
can xương lệch trục.
5.5. Kết quả phẫu thuật chung
Trong số 28 bệnh nhân theo dõi
được sau 6 tháng phẫu thuật, kết quả
chung xếp loại theo thang điểm Harris

như sau:
Rất tốt: 8BN (28,6%).
Tốt:
9BN (32,1%).
Trung bình: 9BN (32,1%).
Kém:
2BN (7,1%).
Kết quả của chúng tôi cũng tương
đương với kết quả của một số nghiên
cứu khác như:

- Trần Quang Toản (2013) [4] đã
báo cáo 48 bệnh nhân gãy LMC mổ kết
hợp xương bằng nẹp DHS tại Bệnh viện
Hà Đông kết quả: rất tốt và tốt 82,76%,
trung bình 13,79%, kém 3,45%.
- Phạm Đăng Ninh (2013) [3] báo
cáo 35 bệnh nhân gãy vùng mấu chuyển
điều trị bằng đinh Gamma kết quả 1 năm
đánh giá trên 19 BN: 6BN (31,4%) đạt
rất tốt và 12 BN (62,8%) tốt, 1 BN
(6,2%) trung bình, không có kết quả
kém.
- Đinh Thế Hải (2015) [1] báo cáo
điều trị gãy LMC ở người già cho 44
bệnh nhân bằng nẹp khóa tại Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108, kết quả: rất
tốt và tốt 75,85, trung bình 20,7%, kém
3,4%.
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu điều trị 41 bệnh
nhân gãy kín liên mấu chuyển xương
đùi bằng kết xương nẹp khóa tại Bệnh
viện Quân y 103, trong thời gian từ
tháng 1/2014 đến tháng 6/2016, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Về kết quả điều trị
* Kết quả gần.
- 41/41BN (100%) vết mổ liền kỳ
đầu và không có biến chứng trong thời
gian nằm viện.
- X-quang sau mổ: 41/41BN
(100%) kết xương đạt yêu cầu: nẹp,
71


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016

vít ở vị trí đạt yêu cầu. Hình thể giải
phẫu được phục hồi, ổ gãy được cố
định vững chắc và góc cổ thân đều đạt
> 1250.
- 1BN cổ xương đùi bị gục, góc cổ
thân còn 900, vít xuyên thủng cổ chỏm;
1BN gãy can, gãy nẹp. Cả 2 trường hợp
đã được phẫu thuật lại.
* Kết quả xa:
Kiểm tra 28 BN với thời gian theo
dõi xa trung bình là 11,86 tháng.
- Liền xương:

+ Liền xương góc cổ thân > 1200:
22/28BN (78,6%).
+ Liền xương góc cổ thân từ
0
100 ÷ 1200: 4/28BN (14,2%).
+ Không liền xương, khớp giả:
2/28BN (7,2%).
- Kết quả chung xếp loại theo
Harris:
+ Rất tốt: 8/28BN (28,6%).
+ Tốt: 9/28BN (32,1%).
+ Trung bình: 9/28BN (32,1%).
+ Kém: 2/28BN (7,1%).
- Biến chứng xa: có 2BN khớp giả.
2. Nhận xét về chỉ định và kỹ
thuật
* Nhận xét về chỉ định.
- Chỉ định cho cả gãy A1, A2 và A3.
Gãy A2 chiếm nhiều nhất 63,4%, gãy
A3 là 29,3% và gãy A1 chiếm 7,3%.
- Nẹp khóa chỉ định cho các BN tuổi
72

từ 25 đến 95, trong đó có 15 BN > 70
tuổi.
- Chỉ định cho các BN có loãng
xương từ độ 6 đến độ 3 theo Singh.
Số BN độ 6 và độ 5 chiếm nhiều nhất
23/41BN (56,1%). Chỉ định cho loãng
xương độ 4: 6 BN và loãng xương độ

3: 9 BN.
- Phẫu thuật càng sớm càng tốt khi
điều kiện toàn thân cho phép.
* Nhận xét về kỹ thuật.
- Thời điểm phẫu thuật: BN được
phẫu thuật sớm nhất là 27 giờ sau khi
bị tai nạn và muộn nhất là 18 ngày,
trung bình là 5,27 ± 3,51 ngày.
- Nắn chỉnh trên bàn chỉnh hình,
kiểm tra C-arm trước khi mở vào ổ gãy
sẽ thuận lợi hơn, kết quả nắn chỉnh tốt
hơn và chấn thương phẫu thuật ít hơn,
lượng máu mất cũng ít hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đinh Thế Hải (2015), “Đánh giá
kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển
xương đùi ở người cao tuổi bằng kết
xương nẹp khóa tại Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108”, Luận văn chuyên
khoa cấp II, Học Viện Quân Y.
2.Nguyễn Đăng Long (2010),
“Đánh giá kết quả điều trị gãy kín
dưới mấu chuyển xương đùi bằng đinh
Gamma tại bệnh viện Quân y 103”,
Luận văn chuyên khoa cấp II, Học
Viện Quân Y.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


3.Phạm Đăng Ninh (2013), “Đánh
giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu
chuyển, dưới mấu chuyển xương đùi
bằng đinh Gamma tại Bệnh viện Quân
y 103” Luận Văn Thạc Sĩ Y Học, Học
Viện Quân Y.
4.Trần Quang Toản (2013), “Đánh
giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển
xương đùi bằng kết xương nẹp DHS
tại bệnh viện đa khoa Hà Đông - Hà
Nội”, Luận văn chuyên khoa cấp II,,
Học Viện Quân Y.
5.Wei Ting Lee .et al (2014),
“Proximal femoral locking compression
plate for proximal femoral fractures”, J
Orthop Surg. 22(3), tr. 287-93.
6.C. Wirtz & et al (2013), “High
failure rate of trochanteric fracture
osteosynthesis with proximal femoral
locking compression plate”, Injury, Int.
J. Care Injured 44, tr. 751-756.
7.Sun-jun Hu & Shi-min Zhang
(2012), “Treatment of femoral
subtrochanteric ractures with proximal
lateral femur locking plates”, Acta
Ortop Bras. 20(6), tr. 329-333.
8.James F Kellam MD & et

al (2015), “Intertrochanteric Hip
Fractures Treatment & Management”.

9.Kubiak E. N. & et al (2006),
“The evolution of locked plates”. J
Bone Joint Surg Am. 88 Suppl 4”, tr.
189-200.
10. Sommer Christoph (2006),
“Biomechanics and clinical application
principles of locking plates”, Suomen
Ortopedia ja Traumatologia. 29, tr. 2024.
11. Synthes (2007), “LCP
Proximal_Femoral_Plate, Technique
Guide”.
12. Uhthoff Hans K., Philippe
Poitras & David S. Backman (2006),
“Internal plate fixation of fractures:
short history and recent developments”,
Journal of Orthopaedic Science. 11(2),
tr. 118-126.
13. William H. Harris (1969),
“Traumatic Arthritis of the Hip after
Dislocation and Acetabular Fractures:
Treatment by Mold Arthroplasty”, J
Bone Joint Surg Am, 1969 Jun; 51 (4),
tr. 737-755.

73



×