Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của thái lan và malaysia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 179 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THÀNH CHUNG

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
CỦA THÁI LAN VÀ MALAYSIA SAU KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THÀNH CHUNG

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
CỦA THÁI LAN VÀ MALAYSIA SAU KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Ngành

: Kinh tế Quốc tế

Mã số


: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đinh Công Tuấn
2. TS. Dương Trung Kiên

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Đặng Thành Chung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN....................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tài liệu về mô hình tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế................................................................................................................................ 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................ 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................................. 8
1.2. Tổng quan tài liệu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới
sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á là Thái

Lan, Malaysia và Việt Nam................................................................................................................ 9
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước............................................................................................ 9
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước.......................................................................................... 12
1.3. Những điểm đã thống nhất, khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án17

1.3.1. Những điểm đã thống nhất........................................................................................... 18
1.3.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án................................................. 18
1.4. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích của luận án................................................. 19
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................... 19
1.4.2. Khung phân tích của luận án....................................................................................... 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ..................21
2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình tăng trưởng kinh tế.............................. 21
2.1.1. Một số khái niệm............................................................................................................. 21
2.1.2. Phân loại mô hình tăng trưởng kinh tế.................................................................... 24
2.1.3. Tốc độ và chất lượng tăng trưởng trong mô hình tăng trưởng kinh tế........26
2.1.4. Các thành tố của mô hình tăng trưởng kinh tế...................................................... 38
2.1.5. Một số lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế................................................ 40
2.2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008..................................................................... 45
2.2.1. Nguyên nhân chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế..................................... 45
2.2.2. Mục đích chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế............................................. 51


2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.........51
2.2.4. Kinh nghiệm thực tiễn và xu thế quốc tế trong chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế................................................................................................................................ 54
Chương 3: CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
MALAYSIA VÀ THÁI LAN SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU.....59
3.1. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Malaysia sau khủng hoảng kinh

tế toàn cầu................................................................................................................................................ 59
3.1.1. Những vấn đề đặt ra với mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia từ sau
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.................................................................................................. 59
3.1.2. Một số định hướng chính trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế . 61

3.1.3. Một số chuyển đổi thực tế sau khủng hoảng......................................................... 64
3.1.4. Đánh giá về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Malaysia................69
3.2. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan sau khủng hoảng kinh
tế toàn cầu................................................................................................................................................ 75
3.2.1. Những vấn đề đặt ra với mô hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan từ sau
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.................................................................................................. 75
3.2.2. Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế........................................ 81
3.2.3. Những chính sách đã thực hiện.................................................................................. 86
3.2.4. Đánh giá về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan................93
3.3. Những tương đồng trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của
Malaysia và Thái Lan......................................................................................................................... 96
Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN CHUYỂN ĐỔI MÔ
HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MALAYSIA VÀ THÁI LAN SAU
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM..........100
4.1. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
của Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.................................... 100
4.1.1. Thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách kịp thời, đồng bộ và
hiệu quả......................................................................................................................................... 100
4.1.2. Ổn định thị trường tài chính và khôi phục lòng tin của dân chúng............102
4.1.3. Tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng........................................................... 103
4.1.4. Quan tâm sâu sắc đến vấn đề an sinh xã hội...................................................... 104
4.2. Hàm ý đối với Việt Nam......................................................................................................... 105


4.2.1. Căn cứ khoa học xác định mô hình tăng trưởng kinh tế mới thời kỳ hậu

khủng hoảng ở Việt Nam........................................................................................................ 105
4.2.2. Thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm
2011 đến nay............................................................................................................................... 118
4.2.3. Gợi mở kinh nghiệm đối với Việt Nam về đổi mới mô hình tăng trưởng127

4.2.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới............................................................................... 139
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 152
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 155
PHỤ LỤC............................................................................................................................................... 168


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB
AEC
ASEAN

Tiếng Việt
Ngân hàng Phát triển châu Á

Tiếng Anh
Asian Development Bank

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN Economic
Community


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Association of South – East
Asian Nations

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DNNN
ĐNA

Doanh nghiệp nhà nước
Đông Nam Á

EU

Liên minh châu Âu

European Union

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

GDĐT

Giáo dục đào tạo

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

GNI

Tổng thu nhập quốc dân

Gross National Income

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

Gross National Products

HDI

Chỉ số phát triển con người

Human Development Index

IADPs

Chương trình phát triển nông
nghiệp liên kết (Malaysia)

Integrated Agricultural
Development Project


ICOR

Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm

Incrumental capital output
ratio

IDA

Hiệp hội Phát triển quốc tế (tổ chức
thuộc Ngân hàng thế giới)

International Development
Association

IHR

Điều lệ Y tế quốc tế

International Health
Regulations

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

International Labour
Organization


IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế

International Monetary Fund

KCN

Khu công nghiệp

KHCN
LHQ
MDGs

Khoa học công nghệ
Liên hợp quốc

United Nations

Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ

Millennium Development
Goals


MHTT
MHTTKT
MTST

Mô hình tăng trưởng

Mô hình tăng trưởng kinh tế
Môi trường sinh thái

NAP

Chính sách Nông nghiệp mới
(Malaysia)

New Agriculture Policy

NDP

Kế hoạch Phát triển quốc gia
(Malaysia)

National Development Plan

NEP

Chính sách Kinh tế mới

New Economic Policy

NSLĐ

Năng suất lao động

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh

tế

Organization for Economic
Cooperation and
Development

TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương

Trans-Pacific Partnership
Agreement

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

UNDP

Chương trình phát triển của Liên
hợp quốc

United Nations
Development Program


UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên hợp quốc

United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization

VKTTĐ

Vùng kinh tế trọng điểm

WB

Ngân hàng thế giới

World Bank

WEF

Diễn đàn Kinh tế thế giới

World Economic Forum

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

World Health Organization


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phác thảo cơ bản về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế........................... 53
Bảng 2.2. Nhóm các nước thành công và thất bại do sự phù hợp hay không của
mô hình tăng trưởng kinh tế................................................................................................... 56
Bảng 3.1: Các chỉ số xuất nhập khẩu của Malaysia, giai đoạn 2010 – 2012....................72
Bảng 3.2: Tổng quan hệ thống giáo dục của Thái Lan.............................................................. 79
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư/GDP giai đoạn 1986–2010.........111
Bảng 4.2. Đóng góp vào tăng trưởng của các yếu tố vốn, lao động và TFP...................113
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động của 3 khu vực kinh tế.........................................................114


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Thu nhập bình quân đầu người của Malaysia, giai đoạn 2007 – 2015 .......... 70
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan (Đơn vị: %) .................................. 76
Hình 3.3: Tỷ lệ lao động phân theo trình độ giáo dục của Thái Lan, giai đoạn
2001-2010 ........................................................................................................... 77
Hình 3.4. Hệ số GINI của Thái Lan, giai đoạn 1981-2012 ........................................... 79
Hình 4.1. Tỉ lệ người thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) trong tổng dân số ................ 117
Hình 4.2. Khoảng cách ngày một lớn giữa GDP theo đầu người của Việt Nam với
mức trung bình của các nước châu Á đang phát triển ..................................... 117
Hình 4.3. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 cao nhất trong 10 năm .............. 123
Hình 4.4. Vốn FDI giải ngân cao kỷ lục năm 2017 .................................................... 123

Hình 4.5. Việt Nam đạt thặng dư thương mại 2.67 tỉ USD năm 2017 ....................... 124


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát
triển là nhiệm vụ tất yếu đối với mỗi quốc gia khi mô hình kinh tế cũ, dựa trên những
nguồn lực cũ, phương thức thực hiện phân bổ nguồn lực cũ, kiểu tổ chức quản lý kinh
tế và và quản trị quốc gia cũ không còn phù hợp. Điều này là đúng với các quốc gia
và cũng không phải là ngoại lệ đối với Việt Nam. Trong quá trình đó đòi hỏi các quốc
gia cần biết cách khai thác những kinh nghiệm thành công, chưa thành công của nhau
để từ đó có thể thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành
công, tạo ra mô hình tăng trưởng kinh tế mới, có mặt bằng năng suất và chất lượng
hiệu quả hơn, sức cạnh tranh tốt hơn. Với ý nghĩa như vậy, đối với Việt Nam, hiện
nay khi mà mô hình tăng trưởng dựa trên quy mô lan tỏa theo diện rộng, với các động
lực tăng trưởng cũ đã không còn phù hợp với bối cảnh phát triển mới nữa, đòi hỏi
phải thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế như một yêu cầu cấp thiết nếu
muốn tiếp tục kỳ vọng đạt được những thành tựu kinh tế mới. Quá trình này đòi hỏi
sự nỗ lực từ nội bộ, song cũng rất cần tham khảo những kinh nghiệm và bài học kinh
nghiệm của các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực có trình độ phát triển
không quá chênh lệch như Malaysia và Thái Lan.
Cùng với đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008) đã tác động đến mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, đặt ra yêu cầu khách quan khiến hàng
loạt nước trên thế giới phải điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong tiến trình
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu mỗi nước
và nhóm nước có những bước đi và cách làm khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và
những vấn đề mà họ gặp phải đối với mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như mục tiêu
và định hướng phát triển tương lai. Trong tiến trình đó, nhiều nước đã có sự lựa chọn
mô hình tăng trưởng đúng đắn, phát huy được nội lực và phù hợp với điều kiện bên
ngoài (Trung Quốc); thành công trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng vượt qua

ngưỡng phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc và nhóm các nền kinh tế “con hổ châu Á”).
Đồng thời cũng có những nước chưa thành công trong tiến trình chuyển đổi (một số
nước Đông Nam Á, Nga, các nước Mỹ La Tinh). Chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế được xem như là giải pháp tất yếu, lâu dài mà hầu hết các quốc gia, các nền
kinh tế phải tiếp tục thực hiện để khắc phục một cách triệt để, cơ bản những hậu quả
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tiếp tục phát triển, hội nhập quốc tế.

1


Trong thời gian trước và sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), cũng
như các quốc gia ASEAN khác, hai quốc gia Malaysia và Thái Lan theo đuổi những
chương trình cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau. Mỗi
chương trình chuyển đổi có những mục tiêu, định hướng hay nội dung cụ thể riêng
khác nhau tùy thuộc vào những khiếm khuyết của bản thân mô hình đó, vào điều kiện
(thuận, nghịch) kinh tế, chính trị và xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Thực tiễn chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở cả Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng đã đạt
được những thành tựu nhất định về tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia và Thái Lan
được đánh giá là có nhiều yếu tố chưa thành công, trong đó quan trọng nhất là quá
trình chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu ở các
nước này được tiến hành để đạt tăng trưởng nhanh bằng mọi giá kéo theo những hệ
lụy về xã hội, môi trường và thậm chí kéo theo những bất ổn kinh tế vĩ mô. Đồng
thời, đằng sau những khác biệt, những điểm đặc thù của mỗi Chương trình quốc gia
về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của hai nước, có những điểm chung rất
căn bản thể hiện xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế chung của thế giới và
khu vực. Do đó, những bài học rút ra từ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sau
khủng hoảng kinh tế toàn cầu của các nước này, cả những bài học thành công và chưa
thành công, đều rất hữu ích cho Việt Nam. Việt Nam tuy không nằm trong “tâm bão”
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nó cũng tác động đến mọi mặt đời sống kinh

tế - xã hội của đất nước và trong những năm vừa qua, nền kinh tế cũng bộc lộ một số
khiếm khuyết, cho thấy cần chuyển đổi về mô hình tăng trưởng kinh tế.
Trong công cuộc chuyển đổi đó, việc nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm
thành công cùng những bài học thất bại của các nước khác – đặc biệt là những nước
cùng chia sẻ ít nhiều những đặc điểm chung về văn hóa, địa lý, dân tộc trong khu vực
Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia là vô cùng cần thiết đối với Việt Nam. Để giải
quyết tốt hơn những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế như:
Tại sao phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế? Mô hình tăng trưởng kinh tế
mà chúng ta đang theo đuổi là như thế nào? Liệu mô hình đó đã thực sự phù hợp và
có thể phát triển bền vững hay không? Làm thế nào để chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế thành công? Thì việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước
như Thái Lan, Malaysia là rất cần thiết.

2


Đó là lý do NCS chọn đề tài: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của
Thái Lan và Malaysia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ Kinh tế của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế tại hai quốc gia lựa chọn là Thái Lan và Malaysia, luận án rút ra những bài học
kinh nghiệm; đồng thời đề xuất những hàm ý cho công cuộc chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết được
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình tăng trưởng kinh tế và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.

- Phân tích, đánh giá công cuộc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tại hai
quốc gia lựa chọn là Thái Lan và Malaysia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu; rút ra
bài học kinh nghiệm và hàm ý cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và mô
hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- Từ bài học kinh nghiệm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan,
Malaysia và thực tiễn ở Việt Nam, đề xuất những hàm ý để Việt Nam có thể chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành công.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế của Thái Lan, Malaysia và Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Luận án giới hạn nội dung nghiên cứu về chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế. Tập trung vào những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đến mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước là đối tượng nghiên cứu; những điều
kiện, nhân tố thúc đẩy, biện pháp chuyển đổi và kết quả của việc chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế của các nước đó sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Khái niệm “khủng hoảng kinh tế toàn cầu” ở đây được xác định là cuộc khủng
hoảng diễn ra vào các năm 2008 – 2009, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở
3


Hoa Kỳ, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình
trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu
Âu, sau đó lan rộng ra toàn cầu và dẫn tới suy thoái kinh tế ở nhiều nước [249]. Cuộc
khủng hoảng này còn được đề cập với nhiều tên gọi khác nhau: “Khủng hoảng tài
chính, kinh tế toàn cầu”, “Khủng hoảng tài chính 2008-2009”, “khủng hoảng tài
chính toàn cầu”, “khủng hoảng tài chính thế giới” …
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chuyển đổi mô hình tăng

trưởng kinh tế tại hai quốc gia lựa chọn là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
- Về thời gian:Luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian trước, trong và sau
khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 để xác định nguyên nhân, mục đích, các
điều kiện và biện pháp chuyển đổi MHTTKT ở Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận
nghiên cứu của luận án là cách tiếp cận nghiên cứu định tính.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh
tế - xã hội cụ thể, trong đó bao gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu được
khai thác từ các nguồn thứ cấp, đó là các số liệu đã được công bố như Niên giám
thống kê, các báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền, sách báo, tạp chí khoa học…
và các tài liệu tham khảo khác.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Các phương pháp này bao gồm
thống kê mô tả, so sánh, dự báo, tham vấn chuyên gia. Thông qua các phương pháp
này, NCS có thể so sánh, đánh giá những tác động của KHKTTC đến mô hình tăng
trưởng kinh tế của Thái Lan, Malaysia và Việt Nam; so sánh, đánh giá thực tiễn
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và Malaysia, để từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đồng thời, các phương pháp này cũng
được sử dụng để nghiên cứu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Các phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp được kết hợp sử
dụng trong luận án nhằm phân tích, làm rõ lý luận về mô hình tăng trưởng kinh tế và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; tác động của KHKTTC đến chuyển đổi mô

4



hình tăng trưởng kinh tế và nghiên cứu thực tiễn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế sau KHKTTC của các quốc gia lựa chọn.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh thực tiễn
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong khu vực; đồng thời sử
dụng để so sánh giữa các giai đoạn tăng trưởng phát triển của một nước.
- Phương pháp khái quát hóa, cụ thể hóa: Phương pháp này giúp NCS đề xuất
phương hướng, giải pháp nhằm giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã nêu, phân tích, đánh giá về những tác động của KHKTTC đến mô
hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, trên cơ sở đó làm rõ
nguyên nhân, sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước này.

- Luận án đã trình bày, phân tích làm rõ thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế của Thái Lan, Malaysia, bao gồm mục đích, biện pháp, kết quả chuyển
đổi; đánh giá những thành công, thất bại trong chuyển đổi và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
- Luận án đã phân tích, đánh giá thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam từ sau KHKTTC; trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra
được, luận án đề xuất những hàm ý chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam trong thời gian tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận và
thực tiễn cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến mô hình tăng trưởng kinh tế và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nói chung và ở các nước Thái Lan, Malaysia
và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước
trong bối cảnh hội nhập.
Ngoài ra, luận án còn là tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy
những vấn đề liên quan đến mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng

trưởng kinh tế ở Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Lời cam đoan, Mục lục, Danh mục ký hiệu,
chữ viết tắt, Danh mục bảng, hình, Tài liệu tham khảo, Phụ lục và Danh mục các
công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả, luận án được kết cấu gồm 4 chương:
5


Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của
luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình tăng trưởng kinh tế và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
Chương 3: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Malaysia và Thái Lan
sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Chương 4: Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế ở Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hàm ý cho Việt
Nam

6


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế (MHTTKT) sau khủng hoảng kinh tế
toàn cầu (KHKTTC) là một chủ đề nghiên cứu có tính thời sự và tính quốc tế, các
nghiên cứu học thuật liên quan đến chủ đề này khá phong phú, cả trong và ngoài
nước. Nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu theo các
nhóm: Một là, tình hình nghiên cứu ở nước ngoài, bao gồm: (i) Những công trình
nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế

nói chung; (ii) Những công trình nghiên cứu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế trên thế giới sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam
Á là Thái Lan, Malaysia, và Việt Nam. Hai là, tình hình nghiên cứu ở trong nước,
bao gồm: (i) Những nghiên cứu về mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung
và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới sau khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan và Malaysia. Và (ii) Những
nghiên cứu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
1.1. Tổng quan tài liệu về mô hình tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu kinh điển liên quan đến các
khái niệm, nội dung, bản chất và những vấn đề chung của tăng trưởng kinh tế
(TTKT), MHTTKT: Đối với bản dịch về các công trình nghiên cứu liên quan đến
TTKT, MHTTKT có tác phẩm “Kinh tế học của sự phát triển” của tập thể tác giả
Malcolm Gillis, Dwight H. Perkins, Michael Roemer và Donald R. Snodgrass (1995),
bản dịch của Trung tâm thông tin tư liệu (Viện Quản lý kinh tế Trung ương)
[12];“Kinh tế học” của Paul A. Samuelson & William D. Nordhaus (1989), bản dịch
của Nhà xuất bản thống kê [63]; “Kinh tế học cho thế giới thứ ba” của P. Todaro
(1998), bản dịch của Nhà xuất bản Giáo Dục [56] và một số cuốn sách như “Kinh tế
học phát triển những vấn đề đương đại” do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia (2003) xuất bản và “Tăng trưởng có trách nhiệm vì mục tiêu thiên niên kỷ:
Hội nhập xã hội, hệ sinh thái và nền kinh tế” do World Bank xuất bản (2004).
Trong các tài liệu trên, các lý thuyết và các MHTTKT theo dòng thời gian đã
được đề cập khá toàn diện. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đề cập đến các nhân tố tác
động quyết định đến TTKT, như vốn, tài nguyên, lao động, khoa học công nghệ, và
thể chế…
7


Trong một số nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra các minh chứng cho thấy sự

tác động của các nhân tố cụ thể đến TTKT của các quốc gia như: (Barro, 1991),
(Qadri & Waheed, 2013) trong nghiên cứu của mình đã kiểm chứng sự phụ thuộc của
TTKT ở một quốc gia vào yếu tố vốn con người. (Grossman, 1995) đã làm rõ sự tác
động quyết định của yếu tố môi trường đến TTKT. Các nghiên cứu của North (1994)
(2000), Acemoglu & cộng sự (2005), Gani (2011), Acemoglu & Robinson (2012),
Venard (2013), Fayissa & Gill (2015) đã đưa những minh chứng rất chặt chẽ để
khẳng định nền tảng thể chế là căn nguyên của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
của các quốc gia. Những nghiên cứu về vai trò của TFP hay tăng trưởng TFP tới tăng
trưởng kinh tế như nghiên cứu của Ahmad & cộng sự (2010), Park (2012) Abdychev
& cộng sự (2015) đã chỉ ra vai trò quan trọng của TFP trong mô hình tăng trưởng, nó
chính là động lực giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tại nhóm nước đang phát triển
để bắt kịp nhóm các nước phát triển. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu cho rằng TFP
không phải là yếu tố chính dẫn tới tăng trưởng của các quốc gia như Kim & Lau
(1994), Young (1995), Reem Limam & Miller (2004) khi tìm thấy tác động của TFP
là âm hoặc không đáng kể tới tăng trưởng vì tại một số quốc gia, đặc biệt là các quốc
gia ở giai đoạn đầu thời kỳ chuyển đổi, các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình
thấp thì đóng góp của vốn và lao động quá lớn làm lấn át đi vai trò của TFP.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong nước cũng có một số nhà kinh tế học nghiên cứu về MHTTKT và
chuyển đổi MHTTKT nói chung dưới các chiều cạnh khác nhau như:
Một số nghiên cứu cho rằng TTKT nhanh mang lại cơ hội việc làm cho người
lao động, tiền lương được nâng cao, theo đó có mối quan hệ tích cực với tính bền
vững về xã hội [Trương Duy Hòa (2009)] và TTKT nhanh góp phần thu hẹp bất bình
đẳng về thu nhập trong xã hội [Dương Phú Hiệp và Ngô Xuân Bình, (1999); Lê Bộ
Lĩnh, (1998)]. Cùng đồng tình với quan điểm này nhưng các tác giả Trương Duy Hòa
(2009) và Nguyễn Thế Anh (2012) bổ sung thêm tăng trưởng nhanh cũng sẽ khiến
cho phân phối thu nhập ngày càng trở nên bất bình đẳng hơn, khoảng cách giàu
nghèo càng lớn dần, do tăng trưởng nhanh dẫn đến tình trạng khác biệt về thu nhập
giữa các hộ gia đình thuộc các ngành kinh tế cũng như sự khác biệt giữa nông thôn
với thành thị, và đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây mất ổn định xã hội.

Một số nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa TTKT nhanh tác động đến
tính bền vững về môi trường: Ngô Xuân Bình (2007), Trương Duy Hòa (2009),
Hoàng Thế Anh (2010) và Phạm Thái Quốc (2010 và 2014), Nguyễn Hà Phương
(2014) cho rằng tăng trưởng nhanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
8


hủy hoại môi trường. Sự tập trung sản xuất trong những khu công nghiệp, mật độ dân
cư gia tăng chưa từng thấy ở các khu vực thành phố, sự mở rộng thiếu kiểm soát của
các khu vực đô thị,… dẫn đến làm phát sinh nhiều vấn đề về môi trường, làm giảm
đáng kể đất nông nghiệp và cây xanh.
Một số nghiên cứu đi sâu vào mối quan hệ giữa các yếu tố như: Vốn, thể chế
và TFP. … tác động đến tăng trưởng kinh tế, trong đó phải kể đến như: Trần Văn
Tùng, (2011), Ngô Doãn Vịnh (2005)… các tác giả đã chứng minh, làm rõ tại sao thể
chế lại quan trọng và tại sao thể chế kinh tế lại tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng
kinh tế tại mỗi quốc gia.
Một số nghiên cứu của Lưu Ngọc Trịnh (2003); Lê Quốc Hội (2010); Trần
Văn Tùng và Vũ Đức Thanh (2010); Trần Thọ Đạt (2010); Khương Duy (2012);
Nguyễn Đức Bình (2012); Trần Chí Trung (2013); Lưu Đức Hải (2015);... cũng đề
cập đến khái niệm, các yếu tố của MHTTKT ở các chiều cạnh khác nhau.
Ngoài ra còn có một số sách giáo trình kinh tế trong nước liên quan đến các lý
thuyết TTKT truyền thống, các MHTTKT và các nghiên cứu thực nghiệm về nguồn
gốc TTKT do các tác giả trong nước biên soạn như cuốn“Giáo trình mô hình tăng
trưởng kinh tế” dùng cho chương trình sau đại học do tác giả Trần Thọ Đạt (2010)
biên soạn, cuốn “Sách chuyên khảo các mô hình tăng trưởng trưởng kinh tế” do cùng
tác giả biên soạn năm 2005. Giáo trình “Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn”
của tác giả Đinh Phi Hổ (2006). Giáo trình “Kinh tế phát triển” của tác giả Phan
Thúc Huân (2006).
1.2. Tổng quan tài liệu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới
sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á là Thái

Lan, Malaysia và Việt Nam
Qua tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh nhận thấy các nghiên cứu về chuyển
đổi MHTTKT khá phong phú cả ở trong và ngoài nước. Hầu hết là các nghiên cứu
thực tiễn về chuyển đổi (đổi mới) MHTTKT của các quốc gia, tập trung vào các
nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi MHTTKT của các nước trong các giai đoạn; mục
tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả chuyển đổi MHTTKT; Nhiều nghiên cứu so
sánh chuyển đổi MHTTKT giữa các quốc gia trong một khu vực hoặc trong cùng một
giai đoạn, đặc biệt là sau tác động của khủng hoảng, cụ thể:
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu về chuyển đổi MHTTKT của các nước khá phong phú, tuy
nhiên, các nghiên cứu tập trung nhiều vào các nước chuyển đổi MHTTKT thành công
như một số nước Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), các nước Bắc Âu. Các
9


quốc gia Đông Nam Á chuyển đổi MHTTKT sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu được
cho là không thành công, do đó những nghiên cứu về các nước này không nhiều.
Trong các công trình nghiên cứu ngoài nước về tăng trưởng và chuyển đổi MHTTKT
ở các nước Đông Nam Á đáng chú ý có: Nghiên cứu của Barry Bosworth (2006):
“Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan: Bối cảnh kinh tế vĩ mô”; “Hướng tới một
Malaysia cạnh tranh” của Musa, M. Bakri (2007); “Vai trò của nguồn vốn con người
và tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp như là nguồn lực của tăng trưởng: điều
tra thực tiễn của Thái Lan” của Kraipornsak Paitoon (2009); “Nhìn lại tỷ lệ tăng
trưởng tiềm năng của Thái Lan” của Nakornthab Don (2013); … Các nghiên cứu trên
chỉ ra nguồn gốc của tăng trưởng nhanh, những thành công mà các nước đạt được.
Các tác giả cho rằng, tăng trưởng kinh tế nhanh của Thái Lan gắn liền với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn liền với yếu tố vốn con người, yếu tố năng suất và
mức độ tập trung FDI tại những vùng nhất định của Thái Lan.
Trong cuốn “Những bài học từ kinh nghiệm tăng trưởng của khu vực Đông và
Đông Nam Á”, do Đinh Trọng Minh dịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành

năm 1999, các tác giả đã tập trung trình bày một số nhân tố cơ bản tạo cơ sở cho sự
tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á. Một trong những kết
luận mà các tác giả đưa ra là “…các nước đang phát triển, với kết quả hoạt động xuất
khẩu tốt hơn, sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn”. Nói cách khác, nhóm tác giả
đã ca ngợi mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu của các nước Đông và Đông Nam Á,
coi đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thành công trong tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia này trong những thập kỷ vừa qua.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Havard trong bài “Lựa chọn thành công: Bài
học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam” (Tạp chí những vấn đề chính
trị xã hội 7/2008) đã khẳng định rằng “con đường của các nước Đông Á là con đường
thẳng để đạt tới sự thịnh vượng, ổn định và kính trọng của cộng đồng quốc tế. Còn
con đường của các nước Đông Nam Á thì vòng vèo và gồ ghề hơn, đưa các quốc gia
này tới một hiện tại mong manh hơn và một tương lai bất định hơn, với nỗi ám ảnh
của bất công và bất ổn”. Cũng theo bài viết này, cho đến nay nền kinh tế của các nước
Đông Nam Á vẫn dựa vào việc khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên.
Chính phủ của các nước này đã bị suy yếu một cách đáng kể “vì tham nhũng và chính
trị bẩn thỉu chạy theo đồng tiền” [28, tr.19]. Quá trình đô thị hóa của các nước này đã
diễn ra một cách hỗn loạn, với hàng triệu con người đang phải sống lay lắt trong các
khu ổ chuột và nghèo đói. Bởi vậy, bất ổn về mặt xã hội là điều không thể tránh khỏi.
Các cuộc biểu tình lớn, bạo loạn. lật đổ không còn là chuyện hiếm của
10


các quốc gia như Thailand, Philippines, hay Indonesia. Cuối cùng xét về mặt nào đó,
mô hình phát triển của các nước Đông Nam Á là một sự “thất bại tương đối” nếu so
sánh với các nước Đông Á.
Các nghiên cứu của Aki Tonami và Akihisa Mori (2007) “Phát triển bền vững
ở Thái Lan: Những bài học từ việc thực hiện diễn đàn địa phương lần thứ 21 ở ba
thành phố”; của Pairash T (N.d) “Thái Lan: Chính sách khoa học và công nghệ đối
với phát triển bền vững”; nghiên cứu của M. Clarke; S.M.N. Islam và P.J. Sheehan

(2003) “Tăng trưởng kinh tế và bền vững: Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của
người Thái”; nghiên cứu của Cielito F.Habito và Ella S.Antonio (2007) “Chiến lược
phát triển bền vững ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng: Thực trạng, nhu cầu và định
hướng”; “Đánh giá sự phát triển bền vững của Thái Lan” của Chansarn Supachet
(2013);… Trong các nghiên cứu trên, các tác giả cho rằng, một mặt, tăng trưởng kinh
tế cần gắn kết với yếu tố bền vững về môi trường, song mặt khác, tăng trưởng kinh tế
ở một góc độ nào đó cũng gây tổn hại đến môi trường. Việc sử dụng quá nhiều tài
nguyên thiên thiên và môi trường để tạo ra tăng trưởng kinh tế và tạo ra phúc lợi cho
mọi người sẽ không đem lại sự phát triển bền vững về mặt môi trường, tài nguyên,
đất đai, đa dạng sinh học và hệ sinh thái, đây chính là thất bại của Thái Lan nói riêng
và nhiều nước khác ở Đông Nam Á trong chuyển đổi MHTTKT. Nghiên cứu của
Pornpen Vora-Sittha (2012) về “Quản trị và giảm nghèo ở Thái Lan” cho rằng, Thái
Lan có thể đạt được cả tăng trưởng nhanh lẫn giảm nghèo mà không cần quản trị tốt.
Trong bài “Vấn đề môi trường và lối sống xanh của Thái Lan”, Ping Xu (2011) cho
rằng, muốn đạt được cả phát triển bền vững lẫn mục tiêu tăng trưởng, cần phải giải
quyết yếu tố ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để làm được điều này, chính phủ Thái
Lan cần phải chi nhiều tiền hơn cho giáo dục đào tạo.
Các nghiên cứu ngoài nước về chuyển đổi MHTTKT thường hướng đến xem
xét phản ứng của các quốc gia đối với cuộc KHKTTC; làm rõ những vấn đề mà các
nền kinh tế gặp phải trước và trong khủng hoảng; yêu cầu tất yếu khách quan của các
nền kinh tế khi chuyển đổi MHTTKT; phương hướng và cách thức mà các quốc gia
này thực hiện… trong đó có một số nghiên cứu so sánh chuyển đổi MHTTKT giữa
các nước và khu vực.
Các nghiên cứu ngoài nước về chuyển đổi MHTTKT sau khủng hoảng kinh tế
toàn cầu của Việt Nam rất ít. Phục vụ cho việc tham khảo để nghiên cứu đề tài luận
án, chủ yếu là một số các nghiên cứu ngoài nước về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế toàn cầu đến các quốc gia, trong đó có các quốc gia đang phát triển như Việt Nam;
một số nghiên cứu về tình hình kinh tế chính trị thế giới tác động đến các nước trong
11



đó có Việt Nam; một số nghiên cứu nằm trong các nghiên cứu so sánh về chuyển đổi
MHTTKT giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á….
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về thực tiễn chuyển đổi MHTTKT của các quốc
gia, khu vực sau KHKTTC để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là khá
phong phú, tuy nhiên các nghiên cứu thường tập trung vào các nước chuyển đổi
MHTTKT thành công như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Bắc Âu….
Cụ thể:
Nghiên cứu của Đinh Công Tuấn (2011, 2013, 2015, 2016) về mô hình phát triển
của các nước Bắc Âu và những tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng
nợ công đến nền kinh tế, chính trị của các nước châu Âu (EU). Hoàng Thế Anh (2012),
Nguyễn Thanh Bình và Vũ Thị Phương Dung (2014), Trần Hải Hạc (2011), Phạm Thái
Quốc (2008, 2010) … tập trung bàn về chuyển đổi MHTTKT của Trung Quốc; nghiên
cứu của Nguyễn Ngọc Sơn (2013), Nguyễn Xuân Thắng (2012), Lưu Ngọc Trịnh (2004,
2013), Nguyễn Trọng Tuấn (2010) … bàn về MHTTKT và chuyển đổi MHTTKT của
Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khu vực Đông Á khác.

Các công trình nghiên cứu về chuyển đổi MHTTKT dưới dạng sách tham khảo
có: Trần Thọ Đạt (2010), "Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam". Tác giả
đã nhận xét: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua dựa
nhiều vào vốn vật chất và vốn lao động hơn vốn con người... diễn biến tăng trưởng có
xu hướng dựa ngày càng nhiều vào việc tăng vốn đầu tư. Trần Thọ Đạt và cộng sự
cũng chỉ rõ các mặt hạn chế của MHTTKT ở nước ta: (1) Tăng trưởng kinh tế chủ
yếu dựa vào gia tăng các yếu tố đầu vào truyền thống; (2) Tăng trưởng chủ yếu dựa
vào khai thác tài nguyên; (3) Cơ cấu ngành chuyển dịch chậm; (4) Cơ cấu đầu tư bất
hợp lý, dựa quá nhiều vào khu vực kinh tế nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
kém hiệu quả; (5) MHTT đang hoạt động kém hiệu quả; (6) Sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn yếu; (7) Sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội
chưa thật bền vững; (8) Tăng trưởng kinh tế đi liền với suy thoái môi trường nghiêm

trọng; (9) Môi trường thể chế và cải cách hành chính còn nhiều bất cập.
Nguyễn Kế Tuấn (2011, 2013), Vũ Văn Phúc (2013), "Đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế"; Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương (2013) cùng có
chung nhận định với Trần Thọ Đạt và nhấn mạnh: Mô hình tăng trưởng hiện nay của
Việt Nam theo chiều rộng, chủ yếu dựa trên cơ sở tăng vốn đầu tư, khai thác lợi thế
về tài nguyên và sức lao động giản đơn. Mô hình tăng trưởng này dẫu có đem lại
thành tựu tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian nhất định, nhưng sự tăng trưởng
12


ấy lại không có hiệu quả và bền vững. Các tác giả đều cho rằng mô hình tăng trưởng
phát triển theo chiều rộng, sử dụng lao động rẻ, bán thô tài nguyên, sử dụng kỹ thuật,
công nghệ hàm lượng chất xám thấp, đầu tư vốn lớn, dàn trải, kém hiệu quả, chất
lượng thấp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở cấp thấp không còn phù hợp
khi nước ta hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt. Các
tác giả Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương, sau khi trình bày về phương hướng và
mục tiêu phát triển có nêu quan điểm về MHTTKT của Việt Nam giai đoạn 2011 2030 như sau: MHTTKT bền vững, hiệu quả và vì con người, dựa trên cơ sở khai
thác và sử dụng tốt nhất các lợi thế cạnh tranh quốc tế, chú trọng các yếu tố tăng
trưởng theo chiều sâu, vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh trong một
môi trường thể chế có tính trách nhiệm và minh bạch cao và định hướng ưu tiên xây
dựng năng lực công nghiệp [31].
Một số nghiên cứu công bố dưới dạng các bài báo khoa học, như: Trần Chí
Trung (2013), "Mô hình tăng trưởng: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam";
Trung tâm Thông tin tư liệu - CIEM (2011, 2012), "Thay đổi mô hình phát triển kinh
tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam"; Cuốn “Mô hình phát triển nào cho
kinh tế Đông và Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu?” do Lưu Ngọc
Trịnh (chủ biên, 2014). Công trình được nghiên cứu với sự tài trợ của Quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED). Đây là một công trình nghiên cứu
rất quan trọng về vấn đề chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế sau KHKTTC ở khu
vực Đông Á và Đông Nam Á. Đào Duy Huân (2012), "Đổi mới mô hình tăng trưởng

kinh tế Việt Nam phù hợp với hội nhập quốc tế"; Lê Xuân Bá (2012), "Tổng quan về
tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam" v.v..
Hầu hết các nghiên cứu về chuyển đổi MHTTKT của các nước trong khu vực
ĐNÁ thường dưới dạng lồng ghép, so sánh với các nước trong khu vực Đông Á. Tiêu
biểu như Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hùng (2010), “Sự tụt dốc của mô hình tăng
trưởng kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, gây tác hại cho môi trường” đã chỉ ra
những hạn chế, tồn tại trong mô hình tăng trưởng kinh tế của một số nước ĐNÁ,
trong đó có Việt Nam; chỉ ra yêu cầu cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế, từ mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào khai thác tài nguyên sang mô hình tăng
trưởng dựa nhiều vào công nghệ.
Nghiên cứu của Phạm Thị Quý (2002), “Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt
Nam, thực trạng và kinh nghiệm”. Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
của công cuộc chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam, trong đó bên cạnh việc phân
tích bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến công cuộc chuyển đổi, các tác giả đã
13


làm rõ tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi mô hình kinh tế trong quá trình
phát triển, và sự phù hợp với xu thế thời đại; phân tích sự chuyển đổi mô hình kinh tế
của Việt Nam dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng quan điểm của V.I.Lênin trong
Chính sách kinh tế mới. Nghiên cứu đã khái quát quá trình chuyển đổi mô hình kinh
tế ở Việt Nam từ sau Đại hội ĐBTQ lần thứ VI của Đảng, từ chỗ làm rõ đường lối đổi
mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt trong đa dạng hóa các hình thức sở
hữu và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; phân tích những thành tựu đạt được và những
hạn chế từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đây là một nghiên cứu quan trọng,
giúp NCS có cái nhìn khái quát về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở
nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến năm 2002; đồng thời củng cố thêm
cho quan điểm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế là một đòi hỏi tất yếu khách
quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sau những tác động bởi
những biến động lớn của bối cảnh trong nước hoặc quốc tế.

Bài viết “Mô hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở giai đoạn thu nhập
trung bình thấp 2012 - 2020” của Nguyễn Đức Kiên (2014) đã khái quát các mô hình
tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2006. Trong đó tác giả phân chia giai
đoạn này thành hai thời kỳ: (1) Từ 1986 đến 1997, tác giả làm rõ mô hình tăng trưởng
kinh tế giai đoạn này là khắc phục khủng hoảng của mô hình kế hoạch hóa tập trung.
(2) Từ 1998 đến 2006 là mô hình tăng trưởng tận dụng thời cơ hướng tới xuất khẩu.
Đồng thời bài viết nêu quan điểm về xây dựng mô hình tăng trưởng giai đoạn 2012 –
2020 với tên gọi là “Tận dụng thời cơ, đưa kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận, một
khâu trong chuỗi giá trị của các sản phẩm được bán ra trên thị trường thế giới.” Cùng với
đó bài viết phân tích về mục tiêu cao nhất đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Và đề xuất bốn nhóm vấn đề cơ bản cần tập trung
giải quyết theo phân kỳ 5 năm và hàng năm, tập trung vào: (1) Tạo sự đồng thuận trong
nhận thức phát triển bền vững; (2) Tạo sự đồng thuận trong hội nhập kinh tế quốc tế; (3)
Tạo sự đồng thuận trong việc hình thành quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản
xuất trong điều kiện bối cảnh mới: Xã hội tin học; (4) Tạo sự đồng thuận về chuyển đổi
bộ máy quản lý nhà nước từ chính quyền sản xuất sang chính quyền quản lý. Bài viết
cũng có giá trị tham khảo, đưa đến những gợi ý cho chủ đề của luận án trong phần
nghiên cứu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Bài viết của Phạm Thị Khanh (2012), “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam: Hạn chế và định hướng đổi mới sau khủng hoảng kinh tế”, tác giả bài viết đã
phân tích về những hạn chế của mô hình Harrod – Domar, mô hình mà Việt Nam theo
đuổi, xây dựng từ năm 1986 – là mô hình nhấn mạnh duy nhất vai trò của nhân
14


tố vốn (tiết kiệm để đầu tư), theo đó bài viết phân tích những hạn chế của mô hình
Harrod – Domar trên cả 3 khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường. Bài viết cũng
đưa ra ba định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hướng đến
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên bằng cách sử dụng kỹ thuật công nghệ phù

hợp; Phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế.
Bài viết của Nguyễn Xuân Thiên (2013), “Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi
chuyển sang mô hình tăng trưởng mới”, đã cho thấy, hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt
Nam tăng trưởng liên tục và tương đối cao, đóng góp quan trọng vào sự thành công của sự
nghiệp CNH, HĐH của đất nước. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong thời
gian qua được đóng góp bởi nhiều nhân tố, nhưng chủ yếu là lao động, vốn và tài nguyên
thiên nhiên; các nhân tố như năng suất lao động, công nghệ và thể chế đóng góp còn hạn chế
hoặc ở mức thấp. Bước sang giai đoạn mới, để phát triển bền vững và giữ được nhịp độ tăng
trưởng cao và ổn định, Việt Nam phải chuyển sang mô hình tăng trưởng mới. Bài viết phân
tích những cơ hội và thách thức cũng như đưa ra một số giải pháp khi Việt Nam chuyển sang
mô hình tăng trưởng kinh tế mới. Bài viết đã chỉ ra 3 nút thắt lớn của nền kinh tế Việt Nam
đó là: Nút thắt về cơ sở hạ tầng; nút thắt về nguồn nhân lực và nút thắt về thể chế. Theo đó,
các giải pháp hướng vào giải quyết ba nút thắt này để giải quyết vấn đề chuyển đổi.

Bài viết của Phạm Tú Tài (2016), “Một số giải pháp chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020”, bài viết đi sâu phân tích ba giải
pháp cơ bản: Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh phát
triển khoa học và công nghệ; Hai là, đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,
thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng nhằm tạo động lực mới cho nền kinh tế;
Ba là, thực hiện quyết liệt ba trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế. Bài viết khẳng định các
giải pháp trên sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi MHTT, giúp nước ta
đạt được mục tiêu đến năm 2020 cơ bản tăng trưởng theo chiều sâu.
Các nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu về chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu rất đa dạng,
chủ yếu dưới dạng các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, luận văn, luận án, trong
một số cuốn sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo khoa học… cụ thể:
Một số nghiên cứu tập trung vào làm rõ những cơ hội và thách thức đối với
MHTTKT Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trong bối cảnh quốc tế mới
hiện nay: Nguyễn Văn Thường (2005), Đặng Nguyên Anh (2010), Nguyễn Quốc
Hùng (2010), Nguyễn Đức Hưởng (Chủ biên, 2010), Bùi Tất Thắng (2011, 2012),

Phạm Thị Khanh (2012), Nguyễn Xuân Thiên (2013), Hà Văn Hiền, Phạm Hồng
Chương (Đồng chủ biên) (2013), Lưu Ngọc Trịnh (Chủ biên, 2014), trong đó các tác
15


×