Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô việt nam dựa trên mô hình kim cương của m porter

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.95 KB, 17 trang )

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM DỰA
TRÊN MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M. PORTER
*Tóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và phân tích các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia
của Việt Nam đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Thực tế cho thấy, việc nghiên
cứu, cải thiện năng lực cạnh tranh ngành ô tô Việt Nam thực sự rất cần thiết không chỉ để định
hướng ngành vươn lên nắm giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế mà còn để đáp ứng sự kỳ vọng
của Nhà nước, cũng như nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao của người dân. Cũng từ đó, mỗi
chúng ta có những đánh giá, nhìn nhận thực tế về tình hình phát triển ngành ô tô trong nước.
Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra kết luận và hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp và
hướng nghiên cứu tiếp theo.
* Từ khóa: năng lực cạnh tranh, ngành công nghiệp sản xuất ô tô, Việt Nam, mô hình kim
cương.
*Abstract
This study aims to learn and analyze the factors that make up Vietnam's national
competitive advantage in the domestic automobile industry. As a matter of fact, it is essential to
research and improve the competitiveness of Vietnam's automobile industry, not only to oriently
take a leading role in the economy but also to meet the State's expectation, as well as the
increasing consumption needs in society. Therefore, each of us is urged to evaluate and
acknowledge the actual development of the domestic automobile industry. Last but not least, the
study draws conclusions and policy implications for businesses and further research.

1


Key words: competitiveness, the automobile industry, Vietnam, national competitive advantage.
1. Giới thiệu chung:

Trong sự nghiệp công nghệ hóa, hiện đại hóa cùng xu thế hội nhập nền kinh tế của quốc
gia với khu vực và trên toàn thế giới, Việt Nam đang hết sức nỗ lực để nâng cao vị thế cạnh tranh
kinh tế toàn diện, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất ô tô, ngành công nghiệp chủ chốt góp


phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập sâu rộng nền kinh tế cả nước. Có thể nói, bước ngoặt
lớn trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ buộc Chính phủ
Việt Nam phải có những bước đi và chính sách phù hợp, không chỉ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước thích ứng nhanh chóng quá trình hội nhập, mà còn đảm bảo khả năng cạnh
tranh của ngành ô tô Việt Nam.
Trên thực tế, sau 10 năm kể từ khi phát động chiến lược phát triển ngành ô tô trong nước,
Việt Nam đã xuất hiện hơn 160 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp. Tỷ lệ nội địa hóa mới chỉ đạt
từ 7 - 10% đối với xe con (theo quy hoạch là 50%), 30 - 40% đối với xe tải nhẹ và xe khách trên
10 chỗ (quy hoạch là 60%). Việt Nam vẫn đang đảm nhận công đoạn lắp ráp ô tô hoàn chỉnh, các
linh kiện nội địa giản đơn, công nghệ đa phần lạc hậu nên doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu
linh kiện mà còn nhập khẩu cả cụm chi tiết để lắp ráp.
Nhìn chung, chiến lược đã không đạt được kỳ vọng như mong đợi. Điều đó cho thấy, các
công ty sản xuất ô tô trong nước còn gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc chuyên
môn hóa ngành, đặc biệt là trong tiến trình tham gia WTO, hội nhập quốc tế. Đồng thời, nhiều
thực nghiệm ở Việt Nam về lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất ô tô chưa tìm thấy, những
nghiên cứu còn hạn chế. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét các tác nhân quan

2


trọng ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ cạnh tranh của ngành, phân tích trong mô hình kim cương
của M. Porter.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu:
2.1. Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra vào những năm 1990.
Mục đích là để giải thích tại sao một số nước lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một
số sản phẩm, tức là có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Lý thuyết này xây dựng dựa trên
cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một nền công nghiệp được thể hiện qua khả năng
sáng tạo và đổi mới của ngành đó.

Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết 4 nhóm yếu tố,
tạo thành mô hình kim cương (diamond). Các nhóm yếu tố bao gồm: điều kiện các yếu tố sản
xuất (factor of production), điều kiện về cầu (demand conditions), các ngành công nghiệp hỗ trợ
và có liên quan (related and supporting industries), chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh
(strategies, structures and competition). Ngoài ra, còn có hai yếu tố khác là chính sách của Chính
phủ và cơ hội cũng tác động đến 4 yếu tố cơ bản trên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp nghiên cứu tài liệu
với phỏng vấn chuyên gia, các đối tượng có liên quan trong cụm ngành,... Kết quả thu được được
phân tích cụ thể trong các mục sau đây.

3


Hình 1: Khối kim cương của M. Porter
3. Các yếu tố tác động tới lợi thế cạnh tranh quốc gia ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam:

3.1 Điều kiện yếu tố sản xuất:
• Nguồn nhân lực
Một số chuyên gia cho rằng các trường dạy nghề tại Việt Nam hiện đã có khá nhiều
nhưng chất lượng chưa đồng đều và đặc biệt đào tạo chưa mang tính thực nghiệm. Nhiều doanh
nghiệp, đại lý ô tô thừa nhận nguồn lao động Việt Nam trẻ, năng động nhưng nhân lực chất
lượng cao còn thiếu, đặc biệt trong ngành ôtô vốn là ngành đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, kỹ
thuật cao. Cùng với sự phát triển của thị trường cũng như ngành công nghiệp ôtô, nhân lực chất
lượng cao đã và sẽ trở thành bài toán không dễ giải cho các doanh nghiệp. Đại diện Toyota Việt
Nam (TMV) - hãng xe hiện chiếm thị phần lớn nhất thị trường xe du lịch - cho biết: “Không chỉ
tại Hà Nội và TPHCM, chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất lớn về lực lượng lao động trong ngành
tại các tỉnh, thành trong hiện tại, và đặc biệt là trong thời gian tới”. Để tự giải bài toán cho
chính mình và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, hãng này đã tiếp tục mở rộng

Chương trình đào tạo kỹ thuật Toyota (gọi tắt là T-TEP) thông qua việc liên tiếp khai trương hai
trung tâm đào tạo kỹ thuật tại hai trường đại học lớn tại khu vực Tây Nam Bộ và Đông Bắc Bộ là
4


Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tại Vĩnh Long và Trường ĐH Sao Đỏ tại Chí Linh, Hải
Dương.
Một ví dụ điển hình là sự thành công của công ty Vinfast trong việc “hồi sinh” ngành sản
xuất ô tô tại Việt Nam với việc đưa những chiếc xe thương hiệu Việt đầu tiên vươn tầm ra thế
giới, mà đóng góp vào thành công đó, chính là việc Vinfast đã chú trọng đầu tư vào yếu tố con
người. Vinfast tập trung vào đầu tư nhân sự, những người Việt có kiến thức để làm trong ngành
công nghiệp ô tô. Theo đó, vào ngày 7/2/2018, VinFast đã chính thức ra mắt Trung tâm Đào tạo
Kỹ thuật viên Cơ điện tử và Cơ khí công nghiệp. Trung tâm nằm trong Tổ hợp dự án sản xuất ô
tô Vinfast do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng).
Trung tâm đã chính thức hoạt động vào tháng 8/2018, trong đó, niên khóa đầu tiên có quy mô
200 học viên khóa thuộc 2 ngành học chính là Cơ điện tử và Cơ khí công nghiệp. Tiêu chuẩn của
giảng dạy được hướng theo tiêu chuẩn Đức – quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp nặng
và cơ khí chính xác với thời lượng đào tạo kéo dài trong 2,5 năm. Có thể nói, Vinfast là một
minh chứng rõ ràng nhất cho thành quả của công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao trong công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Tóm lại, nguồn nhân lực trong ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam là vô cùng lớn, song các
phương án để đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công nghiệp sản xuất ô tô vẫn
còn chưa cụ thể, rõ ràng và còn nhiều hạn chế, đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa đến từ các doanh
nghiệp sản xuất trong nước cũng như sự hỗ trợ đến từ Chính phủ.


Cơ sở hạ tầng
Hiện nay Việt Nam mới có khoảng 1 triệu ô tô các loại trên tổng số 80 triệu dân với diện

tích gần 330.000 km2 đất liền và kinh tế đang phát triển mạnh. Với tỷ lệ nhỏ như vậy, áp lực số

5


lượng ô tô lên ngành giao thông đường bộ là không đáng kể. Việc ùn tắc giao thông ở thành phố
lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ là hiện tượng cục bộ chứ không phải là bản chất ở đâu
cũng ùn tắc.
Trong giai đoạn 2011 - 2019, nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại như: đường bộ cao
tốc, mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, các tuyến đường
cao tốc được đầu tư xây mới như: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng
Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp
phần tạo diện mạo mới cho đất nước, tạo lập được sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước
và với quốc tế. Đặc biệt, tình trạng ùn tắc chủ yếu diễn ra tại các đô thị do đó giao thông đô thị
từng bước được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, đặc biệt tại các đô thị lớn.
Đã có nhiều tính toán cho thấy hệ thống giao thông ở Việt Nam hoàn toàn có đủ chỗ cho
số lượng ô tô lớn hơn tham gia giao thông nếu ta chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng của ngành
giao thông. Trong thực tế thì chính ô tô sẽ giúp làm giảm sự tập trung phương tiện ở các khu
trung tâm.


Khoa học, công nghệ
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam phát triển muộn hơn so các nước trong khu

vực khoảng 30 năm. Thái Lan, Indonesia, Malaysia phát triển công nghiệp ô tô từ năm 1960,
trong khi tại Việt Nam đến năm 1991 ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới ra đời. Tuy nhiên,
trong xu thế hội nhập, Việt Nam đã có những giải pháp chiến lược dài hạn cho công nghiệp ô tô,
coi ngành này là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, cần được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn.
Đồng thời đưa Việt Nam trở thành nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển, đảm bảo quyền lợi
6



của người tiêu dùng và an toàn môi trường, phù hợp với các cam kết quốc của Việt Nam trong
quá trình hội nhập. Nhờ đó, tổng năng lực sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam đến nay đạt khoảng
600.000 xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con, xe tải và xe khách; một số chủng loại xe
như xe tải trọng tải đến 7 tấn có tỷ lệ nội địa hóa 55%; xe khách từ 24 chỗ ngồi trở lên tỷ lệ nội
địa hóa đạt từ 45% đến 55% cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra vào năm 2020.
Bên cạnh đó, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được xem là cơ hội để các doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam có thể tạo bước phát triển mang tính đột phá theo 4 xu
hướng chính gồm: tự động hóa, kết nối, xa điện và chia sẻ xe như một dịch vụ.
Sự ra mắt thành công bước đầu của thương hiệu ô tô VinFast cùng với sự tăng trưởng
ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước như Thaco hay Huyndai Thành Công và
những nỗ lực tham gia đầu tư từ các công ty công nghệ sẽ là những bước tiên phong đáng tin cậy
để hướng đi của ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam ngày càng rộng mở hơn
3.2. Điều kiện nhu cầu trong nước

Có thể thấy với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có được những bước phát
triển lớn mạnh. Đi cùng với đó, thu nhập của người dân trong nước cũng đang ngày một tăng cao
dẫn đến lượng cầu về ô tô trong nước cũng ngày một trở nên dồi dào và phong phú. Theo báo
cáo bán hàng mới nhất từ VAMA ( Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), lượng ô tô mới tiêu
thụ trong tháng 6/2019 tổng kết từ các thành viên VAMA và doanh nghiệp ngoài thành viên (trừ
Hyundai Thành Công) là 27.520 xe, tăng 0,1% so với tháng 5/2019, và tăng 19% so với Tháng
6/2018. Trong đó, tổng số xe tiêu thụ bao gồm 20.287 xe du lịch (tăng 3% so với cùng kỳ năm
ngoái); 6.649 xe thương mại (giảm 9%) và 584 xe chuyên dụng (tăng 14%). Như vậy, tổng số xe
tiêu thụ 6 tháng vừa qua theo VAMA là 154.273 xe, tăng hơn 27.073 so với cùng kỳ năm ngoái,
7


tương đương mức tăng trưởng 21,2%. Cùng thời điểm công bố của VAMA, công ty Hyundai
Thành Công (HTC) cũng thông báo con số tiêu thụ xe của mình trong tháng 6/2019, đạt 6.577
xe, tăng nhẹ 4,8% so với tháng trước đó. Lượng xe cộng dồn của HTC sau 6 tháng của năm 2019

đạt 35.723 xe. Cộng dồn cả kết quả VAMA, thị trường ô tô Việt Nam có mức tiêu thụ 6 tháng của
năm 2019 là 189.996 xe. Con số này chưa thể so cụ thể với cùng kỳ năm 2018 được vì thiếu mất
dữ liệu của HTC do công ty này chỉ công khai con số bán hàng bắt đầu từ tháng 6/2018.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (IPSI) ngày
7/6/2018, về tiêu thụ xe trong nước, Việt Nam đang trong giai đoạn “dân số vàng” với sự tăng
trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu - những khách hàng tiềm năng của dòng xe cá nhân
được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Tăng trưởng
tiêu thụ xe của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức 22,6%/năm trong giai đoạn 2018-2025 và đạt
khoảng 18,5%/năm trong giai đoạn 2025-2035. Vào năm 2020, nhu cầu thị trường ô tô trong
nước cũng được dự báo đạt khoảng 500.000-600.000 xe và xu thế ô tô hóa sẽ diễn ra khi GDP
bình quân đầu người vượt ngưỡng 3.000 USD và tiến tới sở hữu bình quân đạt trên 50 xe/1.000
dân. Xu hướng phổ cập ô tô cũng sẽ diễn ra tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2030. Do dó, dự
báo thị trường ô tô đến năm 2025 có thể đạt 750.000-800.000 xe và đến năm 2035 sẽ đạt từ 1,7
triệu đến 1,85 triệu xe. Bên cạnh đó, tính đến hết năm 2017, dân số Việt Nam đã đạt hơn 96 triệu
người. Dự báo con số này đến năm 2020 đạt khoảng 98,2 triệu người, đến năm 2025 đạt khoảng
101,1 triệu người và năm 2035 là 107,8 triệu người.
Ngoài ra, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017 đạt 53,5 triệu đồng, tương
đương 2.385 USD/người/tháng. Dự báo từ nay đến năm 2035, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người đạt trên 6,8%/năm và đạt bình quân 7.780 USD vào năm 2035. Cùng với sự phát triển
kinh tế, thu nhập của người dân Việt Nam cũng tăng cao từ năm 2012 đến nay. Dự báo đến năm
8


2035, hơn nửa dân số Việt Nam sẽ gia nhập hàng ngũ tầng lớp trung lưu toàn cầu với mức chi
tiêu từ 15 USD trở lên trong ngày. Kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng tốt, đồng thời với
các chính sách của Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp ô tô, cơ sở hạ tầng ngày càng
được cải thiện... số lượng các loại phương tiện giao thông hứa hẹn tiếp tục tăng cao là những yếu
tố thuận lợi để thị trường ô tô phát triển; công nghiệp và thị trường ô tô cho thấy còn rất nhiều
tiềm năng để các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Thêm vào đó, theo số liệu của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor

International (BMI - một tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài chính có trụ sở tại London),
Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ sở hữu xe ô tô thấp nhất trong khu vực, chỉ 4-5% số gia đình
có ô tô. Trong khi đó, Việt Nam đang nổi lên là thị trường tiêu thụ ô tô tiềm năng nhất thế giới
với tỷ lệ rất thấp, chỉ 23 xe/1.000 dân trong khi tại Thái Lan là 204 xe và tối thiểu là 400
xe/1.000 dân ở các nước phát triển, riêng Mỹ là 790 xe/1.000 dân. Đồng thời, những năm gần
đây, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng xe ô tô của Việt Nam cũng tăng trưởng khá mạnh, năm 2015
tăng trưởng 55% và năm 2016 tăng trưởng cao thứ 2 trên thế giới với 27,1%,... Nói chung, nhu
cầu về ô tô trong nước là vô cùng dồi dào và đầy tiềm năng. Đây cũng có thể coi là một trong
những cơ hội lớn của Việt Nam không chỉ trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm
thúc đẩy ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam mà còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản
xuất ô tô trong nước không ngừng cố gắng, sáng tạo và nỗ lực phát triển trong việc tạo ra những
chiếc xe ô tô mang thương hiệu Việt.

3.3. Các ngành hỗ trợ liên quan:
9


Công nghiệp hỗ trợ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công nghiệp sản xuất
ô tô. Hiện nay, trong nước mới chỉ một vài nhà cung cấp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của
các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt
Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1,
nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến con số 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3,
trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam
chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ đơn giản như kính, săm… Trong khi đó,
để hoàn thiện được một chiếc ô tô cần tới gần 30.000 chi tiết, do vậy, các linh kiện lắp ráp ôtô tại
Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào nhập khẩu. Theo Bộ Công Thương, tính đến nay, cả nước mới chỉ
có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Bình quân mỗi DN lắp ráp ô
tô tại Việt Nam có 2 nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho mình. Hơn 90% các DN cung cấp linh
kiện ô tô tại Việt Nam là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi, mới chỉ có một số DN
trong nước tham gia vào mạng lưới cung ứng cho sản xuất, lắp ráp ô tô. Trong khi để làm ra một

chiếc ô tô, phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết, linh kiện.
Các yếu tố khác bất lợi cho công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam là tình trạng thiếu nguyên
liệu, công nghệ khuôn mẫu kém phát triển...
Hiện nay, một tín hiệu đáng mừng là một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư dây chuyền
máy móc công nghệ để sản xuất sản phẩm phụ tùng linh kiện, chi tiết về ô tô. Đã có những
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu tư công nghệ tiên tiến nên đã tạo ra một số sản phẩm có
khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất
lắp ráp ô tô ở nước ta và đã xuất khẩu. Tiêu biểu như doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh
vực sản xuất ô tô, đại diện Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, để chủ động linh
kiện cho sản xuất, hiện tại công ty đã có khu phức hợp sản xuất, lắp ráp xe ô tô cũng như có 13
10


nhà máy công nghiệp hỗ trợ, ngoài cung cấp cho Thaco, còn có thể cung cấp cho các doanh
nghiệp trong nước.



3.4 Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam
Theo quyết định số 1168/QĐ--TTg do Thủ tướng Chính phủ ký vào năm 2014, phê duyệt

chiến lược phát triển ngành đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 thì Việt Nam sẽ tập trung
xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng
các nhu cầu nội địa và cả xuất khẩu. Ngoài ra ngành công nghiệp ô tô sẽ trở thành động lực phát
triển cho các ngành công nghiệp khác và phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng
trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới và hơn hết là tạo ra chiếc ô tô mang nhãn hiệu
Việt, sản xuất và lắp ráp do chính người Việt. Chiến lược này đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các
doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các cơ sở nghiên

cứu.
Cụ thể, tập trung vào các sản phẩm ưu tiên như là các loại xe tải nhỏ, các loại xe khách
tầm trung, các loại xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, giá cả vừa phải, phù hợp
với cơ sở hạ tầng và các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân
vỏ xe,.... Trong tương lai gần, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ ký kết, hợp tác nhiều hơn với
các doanh nghiệp nước ngoài, không chỉ đơn thuần là các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản mà
còn là các doanh nghiệp ở các nước Châu Âu, Mỹ và tiếp thu các công nghệ, kỹ thuật từ các
nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển. Việt Nam đang dần hướng đến thay thế nhập khẩu ô
tô bằng xuất khẩu ô tô vào các nước khu vực và trên thế giới, đặc biệt là vào thị trường Châu Âu
sau khi hiệp định EVFTA vừa được ký kết vào cuối tháng 6 vừa qua.

11




Cơ cấu của ngành công nghiệp ô tô
Đến hiện nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện có gần 400 doanh nghiệp sản xuất liên

quan đến ô tô nhưng chủ yếu là các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp Việt chiếm tỉ trọng ít
nhưng một số doanh nghiệp nội địa đã đi sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Nhìn chung, các
doanh nghiệp Việt chỉ tham gia các khâu lắp ráp và sản xuất một vài linh kiện phụ trợ, về chủ
yếu thì các sản phẩm ô tô xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước đều đến từ các doanh nghiệp
nước ngoài và các sản phẩm này có tỷ lệ nội địa hóa thấp (từ 10-20%).
Hiện tại, các sản phẩm chủ yếu vẫn tập trung vào phân khúc xe tải tầm trung, xe cá nhân
dưới 9 chỗ và các doanh nghiệp Việt vẫn đang cố gắng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, dịch chuyển
cơ cấu sang các khâu khác thay vì chỉ gia công, lắp ráp và dịch chuyển các phân khúc sản phẩm
sang các loại chống ồn và giảm ô nhiễm.



Môi trường cạnh tranh
Chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, nền công nghiệp ô tô của Việt Nam đã phát

triển chậm hơn các nước khác như là Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Khi các FTA được ký kết
thì các cơ hội được mở ra, tuy nhiên cơ hội thì luôn đi kèm với thách thức. Tự do thương mại
càng nhiều thì các doanh nghiệp nước ngoài càng dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam và
cạnh tranh trực tiếp với nền công nghiệp ô tô của Việt Nam. Bên cạnh đó, người dân bản địa có
một yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong nước, đặc biệt là với sản phẩm nội đó là yếu
tố “sính ngoại” của chính người Việt Nam. Đứng giữa sự lựa chọn giữa một sản phẩm trong
nước và một sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam thì người dân Việt thường chọn sản phẩm mang
yếu tố “nước ngoài”.

12


Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp ô tô của Việt Nam đang ngày càng
được nâng cao bằng các chiến lược và giải pháp dài hạn thích hợp. Đơn cử như là các khoa,
ngành liên quan đến kỹ thuật ô tô đang là lựa chọn của rất nhiều sinh viên và dành được sự quan
tâm của xã hội, kết hợp với khả năng lĩnh hội các kỹ thuật, công nghệ mới của người Việt thì các
nguồn nhân lực trong tương lai đang được bổ sung và nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh
của nền công nghiệp ô tô. Và những năm gần đây, tinh thần dân tộc đang dâng cao, sự tin tưởng
cao vào các chính sách của Đảng và Nhà nước khiến cho bộ phận lớn người Việt cũng quay sang
ủng hộ các sản phẩm Việt, đặc biệt như là ô tô Vinfast. Từ đó tạo nên môi trường cạnh tranh sòng
phẳng và bắt buộc các doanh nghiệp ngày càng phải đổi mới, vận động và thích nghi.
3.5 Chính phủ

Hiện tại, một chiếc ô tô đang chịu đến rất nhiều thứ thuế và với hạn mức rất cao như là
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT,... làm cho giá của một chiếc ô tô vượt giá trị thực đến 200,300%
cộng với việc Bộ Công thương tăng thuế nhập khẩu sắt, thép đã khiến cho nhu cầu sử dụng ô tô
trong nước bị hạn chế và tác động vào các yếu tố đầu vào của ngành công nghiệp ô tô.

Ngoài ra, Bộ Công thương áp thuế nhập khẩu cao đã khiến cho các ô tô nhập khẩu có giá
cao hơn so với dòng các ô tô được lắp đặt trong nước kết hợp với việc nhà nước có các chính
sách hỗ trợ như là chính sách kích cầu, cho vay, chính sách tín dụng để đảm bảo cho sự phát triển
của nền công nghiệp ô tô nước nhà. Mặc dù các lô hàng xe nhập khẩu từ các nước ASEAN đang
ngày càng đổ xô vào Việt Nam do hưởng thuế suất 0% từ FTA nhưng các lượng xe được bán ra
trong năm 2018 vẫn gần gấp 1,5 lần xe nhập khẩu.
Đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, Nhà nước cũng ra quyết định yêu cầu các Bộ như
là Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính rà soát các khó khăn của các doanh
13


nghiệp và đồng thời hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, đồng thời lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng
của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ, phổ biến thông tin cho các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp liên quan.
3.6 Những cơ hội phát triển của ngành công nghiệp ô tô

Tuy đi kèm với nhiều thách thức nhưng cơ hội phát triển của ngành ô tô Việt Nam đang
rất lớn. Với thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 2.057 USD (tăng 198 USD so với năm
2017) và tình hình kinh tế ngày càng phát triển (GDP nửa đầu năm 2019 tăng 6.76%) thì nhu cầu
sử dụng các xe ô tô, đặc biệt là các loại xe khách tầm trung, xe ô tô cá nhân 9 chỗ trở xuống ngày
càng tăng. Bên cạnh đó, các nguồn nhân lực về ô tô đang được xã hội quan tâm, hứa hẹn sẽ là
nguồn nhân lực chủ chốt trong tương lai.
Với các FTA ký kết, đặc biệt là EVFTA được ký kết vào cuối tháng 6/2019 đã mở ra một
thị trường tiêu thụ đặc biệt lớn (đa số người dân châu Âu dùng phương tiện công cộng hoặc ô tô)
và cơ hội chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghiệp ô tô phát triển hơn.
Cơ hội khác đến từ các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, các thủ tục hành
chính đang ngày được rút ngắn, bỏ bớt các thủ tục không cần thiết. Ngoài ra, tình hình chính trị
ổn định, nguồn nhân công giá rẻ thu hút các nguồn vốn và các công ty nước ngoài đổ vào Việt
Nam thành lập các nhà máy.
4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh


Dựa trên việc phân tích năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất ô tô Việt Nam theo mô
hình Kim Cương ở trên cùng với việc tham khảo một số nghiên cứu của các chuyên gia, nhằm

14


tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế những thách thức trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt
Nam, có thể đưa ra một số giải pháp và chiến lược trọng tâm như sau:
-

Cần tập trung vào phát triển công nghiệp phụ trợ để có sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu, giảm số doanh nghiệp trong công đoạn gia công lắp ráp, hướng đến cơ cấu sản xuất cân đối,
thiên về doanh nghiệp hỗ trợ. Theo đó, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô cần dựa trên một
số tiêu chí như: Phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô gắn với các doanh
nghiệp, tập đoàn sản xuất sản phẩm chủ lực; gắn với lợi thế so sánh dài hạn; gắn với thị trường,
đảm bảo lợi thế về quy mô, đồng thời có các cơ sở chế tạo và lắp ráp trong nước có khả năng mở
rộng thị trường xuất khẩu.

-

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành (cả doanh nghiệp sản xuất và
doanh nghiệp hỗ trợ), chú trọng thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
đồng thời, có chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách phát triển ngành rõ ràng trong dài hạn để phát
triển bền vững cho thị trường ô tô lắp ráp trong nước cũng như thị trường kinh doanh ô tô nhập
khẩu nguyên chiếc.

-


Tăng cường chuyển giao hợp tác công nghệ với các đối tác trong khu vực để khắc phục những
khâu yếu nhất của ngành công nghiệp ô tô, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong thời đại 4.0,
việc phát triển những điểm mạnh về khoa học, tăng cường những tiện ích thông minh, đầu tư sử
dụng công nghệ cũng sẽ là một giải pháp để vươn lên và phát triển lâu dài. Để nâng tầm trình độ
công nghệ và chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước cung cấp cho các nhà sản
xuất ô tô cao cấp, cần có sự hợp tác chặt chẽ với các hãng sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô nổi
tiếng để khai thác được những mặt mạnh của họ về trình độ công nghệ và thương hiệu sản phẩm.
15


-

Nâng cao tính đồng bộ, chất lượng của hạ tầng kỹ thuật giao thông. Hệ thống giao thông đường
bộ như đường xá, cầu cống,… cần được xây mới, sửa chữa kịp thời đáp ứng được nhu cầu đi lại
của người dân, cũng như chú trọng đến các giải pháp khác để kích thích nhu cầu sử dụng ô tô của
người dân. Nhà nước cần tích cực đổi mới mạng lưới giao thông, tạo điều kiện người đi lại dễ
dàng để mở ra tiền đề cho sự phát triển công nghiệp ôtô. Để làm được việc đó, chính phủ Việt
Nam phải làm tốt được công tác liên kết các bộ ngành với nhau tạo thành một hệ thống hoàn
chỉnh hỗ trợ cho nhau phát triển.

-

Chính Phủ và nhà nước nên có chính sách và chiến lược phát triển lâu dài, ổn định để kích cầu
thị trường ôtô. Hơn thế nữa, một lộ trình thuế rõ ràng sẽ chứng minh cho các nền kinh tế khác
thấy rằng Việt Nam có các chính sách ổn định lâu dài và minh bạch. Với một chính sách thuế rõ
ràng sẽ giúp các nhà sản xuất lên kế hoạch sản xuất và bán hàng hiệu quả hơn. Khi số lượng xe
tiêu thụ tăng thì ngành công nghiệp ô tô cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ cũng sẽ phát
triển, một thị trường ôtô lớn mạnh sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào việc phát triển đường xá và
cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng như phát triển các ngành công nghiệp liên đới khác, mang đến
các quyền lợi cho người dân Việt Nam về việc làm, cảnh quan và môi trường cùng với nhiều tiện

ích khác, quan trọng nhất là các khoản đóng góp ngân sách thuế từ ngành công nghiệp ôtô sẽ
ngày càng nhiều hơn.

-

Tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước
cũng như doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để kích thích các doanh nghiệp phát triển, tăng
năng lực cạnh tranh và năng suất lao động. Hạn chế tình trạng lợi dụng kẽ hở của luật pháp để tư
lợi cá nhân, làm tổn hại đến sự phát triển chung của nền công nghiệp ô tô trong nước.
5.

Kết luận
16


Dựa trên việc phân tích năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất ô tô Việt Nam thông qua
mô hình M. Porter, chúng ta có thể thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách
thức của ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước, để từ đó đưa ra những giải pháp và chiến
lược cụ thể cho doanh nghiệp nói riêng và ngành sản xuất ô tô trong nước nói chung. Chúng ta
có năng lực cạnh tranh, có tiềm năng phát triển, nhưng để ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong
nước phát triển hơn nữa thì các doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn xa để có thể tìm ra một chiến
lược phát triền lâu dài cho mình. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước cũng phải tích cực đề
ra những biện pháp trình chính phủ, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh hơn nữa ngành kinh
doanh của chính mình.

17




×