Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

xuất khẩu vải thiều việt nam sang thị trường trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.12 KB, 11 trang )

XUẤT KHẨU VẢI THIỀU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC:
HƯỚNG ĐI CHO XUẤT KHẨU BỀN VỮNG VÀ CHỦ ĐỘNG
Tóm tắt
Mặt hàng vải thiều Việt Nam ngay từ đầu đã được các chuyên gia đánh giá là một trong
những nông sản có lợi thế cạnh tranh khá lớn khi xuất khẩu sang các thị trường lớn khác đặc biệt là
Trung Quốc. Trong những năm gần đây, theo nghiên cứu khối lượng và giá trị xuất khẩu đang gia
tăng, tuy nhiên nông dân phải đối mặt với rủi ro mua bán thất thường của các thương nhân Trung
Quốc và cấu trúc cung ứng xuất khẩu vải thiều hầu như vẫn theo hướng tiểu ngạch, gây nên nhiều tổn
thất không chỉ cho người nông dân, thương lái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xuất khẩu
nông sản của Việt Nam. Mục tiêu của bài viết là phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đã nêu
trên và nghiên cứu, đề xuất những hướng đi mới bền vững và chủ động hơn cho việc xuất khẩu vải
thiều của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Từ khóa: vải thiều, lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu bền vững và chủ động, Việt Nam, Trung Quốc.

1. Tổng quan và tình hình xuất khẩu vải thiều tại Việt Nam
1.1. Lợi thế cạnh tranh của vải thiều Việt Nam khi xuất khẩu sang thi trường Trung
Quốc
Vải thiều là một loại quả nhiệt đới có xuất xứ từ Trung Quốc, hiện nay được trồng khá phổ
biến ở trên 20 quốc gia, trong đó Châu Á có diện tích và sản lượng lớn nhất, chiếm khoảng 95% tổng
sản lượng vải thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt chiếm khoảng 57% và 24%. Sản
lượng của Việt Nam chiếm khoảng 6% và đứng vị trí thứ 3 về sản xuất.
Tuy sản lượng vải thiều xuất khẩu tại Việt Nam thấp hơn hẳn so với các Trung Quốc và Ấn
Độ nhưng về chất lượng và đặc điểm của trái vải Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh khi xuất khẩu
ra thế giới đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Vùng trồng vải của Việt Nam tập trung ở phía Bắc và


một ít vùng ở phía Nam. Các tỉnh trồng vải bao gồm Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái,
Nguyên, Hà Nội, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Giang, Ninh Bình,
Quảng Ninh, Thanh Hoá và Phú Thọ. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết chỉ có Vĩnh Phúc, Hải Dương,
Hưng Yên, Bắc Giang và Quảng Ninh có sản lượng và chất lượng cao để xuất khẩu. Đặc biệt nước ta


có hai vùng trồng vải thiều nổi tiếng là Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Ninh), mỗi vùng
cho ra một loại vải có đặc trưng khác nhau. Vải thiều Thanh Hà trái khá nhỏ, vỏ căng, nhẵn, quả chín
có màu hồng nhạt, lớp cùi dày, hạt rất nhỏ, nhiều quả còn không có hạt; vải thiều Bắc Giang trái to
hơn, khi chín có màu đỏ au, phần giữa cùi và hạt có một lớp mỏng màu nâu. Do đó mà thị trường
Trung Quốc ưa chuộng vải thiều Việt Nam hơn vải nội địa bởi mùi vị ngọt lịm, thanh mát, mùi thơm
đặc trưng, còn vải Trung Quốc thì có vị ngọt sắc, hạt thường khá lớn. Mặc dù chiếm được sự yêu
thích hơn từ người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng chính ở các khâu phân phối, vận chuyển sản phẩm
và giá thành trên kệ đã làm cho trái vải Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh tại thị trường
“màu mỡ” Trung Quốc.

1.2. Tình hình trồng và phân phối vải thiều hiện nay
Hiện nay, vải thiều được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trong đó vải thiều
Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là 2 vựa vải lớn nhất của miền Bắc dẫn
đầu không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng, mùi vị. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, sản lượng vải cả nước đạt được trong 5 năm trở lại đây:

Năm
Sản
xuất

2015
lượng 91600

2016

2017

2018

2019


50700

48400

106100

84300

khẩu

(Tấn)

Cụ thể các tỉnh thành có sản lượng vải thiều xuất khẩu cao trong năm 2018 như sau:
Tỉnh thành

Diện tích (ha)

Sản lượng


Bắc Giang

20.275

20.248

Hải Dương

9.325


11.645

Quảng Ninh

4.925

6.840

Hà Tây

604

-

Lạng Sơn

223

-

Cả nước

35.352

xấp xỉ 50.000

Để đáp ứng tiêu chuẩn để mở rộng thị trường xuất khẩu, trong các mùa vải những năm gần
đây, hầu hết địa phương đã có kế hoạch sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap.
Theo thống kê, diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap tại đồng bằng sông

Hồng:
Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Diện tích (ha)

12570

10968

12678

17718,5

17800

Hiện nay, ở Việt Nam có 17 phòng cấp giấy chứng nhận VietGAP (các phòng cấp giấy chứng
nhận này được chỉ định bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng không phải là cơ quan
nhà nước). Trước khi cấp giấy chứng nhận, họ sẽ đi kiểm tra vườn cây và các thông tin cung cấp bởi
chủ vườn. Các phòng cấp giấy chứng nhận VietGAP phải chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện



theo tiêu chuẩn VietGAP. Các vườn vải được cấp chứng nhận VietGAP phải ghi nhật ký việc sử dụng
hoá học để thuận tiện cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Chính việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu
chuẩn GlobalGap trong canh tác và sản xuất vải thiều mà trái vải Việt Nam đang ngày càng chinh
phục được nhiều thị trường khó tính như Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. và sản lượng vải thiều xuất
khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng có xu hướng tăng. Tuy nhiên việc chỉ đảm bảo chất lượng của
trái vải khi thu hoạch đáp ứng các tiêu chuẩn thì chưa đủ để vải thiều Việt Nam cạnh tranh với trái
vải Trung Quốc nói riêng và hoa quả nội địa nói chung, vẫn còn rất nhiều các bài toán nan giải đang
đặt ra với các doanh nghiệp phân phối vải thiều xuất khẩu.

2. Những khó khăn và thách thức đối với xuất khẩu vải thiều
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.1. Khó khăn trong khâu bảo quản, chế biến và vận chuyển vải thiều xuất khẩu
Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ của trái vải sẽ còn tiếp tục tăng trên thế giới trong thời gian tới.
Quả vải tươi sẽ vẫn được ưa chuộng tuy nhiên sẽ có nhiều xu hướng đa dạng hóa các loại sản phẩm
chế biến từ vải đồng thời người tiêu dùng cũng sẽ trở nên khó tính hơn khi lựa chọn các sản phẩm vải
do họ có nhiều sự lựa chọn đến từ nhiều thị trường xuất khẩu vải khác nhau, tuy nhiên chất lượng, sự
tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là các yếu tố được đặt lên hàng đầu. Chính vì
vậy sau khi thu hoạch, trái vải cần được chế biến và bảo quản ngay để giữ được độ tươi ngon và đảm
bảo chất lượng trước khi vận chuyển dài ngày. Hiện nay, khi các quy định về nhập khẩu vải thiều từ
các nước ngày càng trở nên nghiêm ngặt, vậy nên việc đảm bảo chất lượng trái vải Việt Nam khi xuất
khẩu ra thị trường quốc tế, để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ngày càng được chú trọng hơn.
Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều; và bài toán này
vẫn cần một đáp án tối ưu nhất cho vải thiều Việt Nam.


Với đặc thù cùi mọng nước, vỏ mỏng cộng với mùa vụ thu hoạch của vải thiều tương đối
ngắn, có thể nói trái vải là một trong những trái cây khó bảo quản nhất. Hiện nay, hầu hết số lượng
vải thiều được bảo quản theo cách truyền thống đó là: vải sau khi được thu hoạch sẽ được ngâm trong

bể nước đá trong một khoảng thời gian 5 - 7 phút để đảm bảo trái vải đã lạnh, sau đó vải sẽ được xếp
vào thùng xốp kèm theo đá lạnh và bịt kín. Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu, biện pháp này có
thể có thể giữ được mẫu mã, chất lượng quả vải trong vòng 1 - 2 tuần, phục vụ tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu sang các tỉnh Trung Quốc giáp biên giới bằng đường bộ. Tuy nhiên muốn xuất khẩu bằng
đường không thì biện pháp bảo quản bằng thùng xốp với tỷ lệ đá lạnh chiếm đến 50% khiến cho mức
chi phí vận tải đội lên cao ngất ngưởng; còn nếu chọn đi bằng đường biển thì biện pháp này ảnh
hưởng lớn đến chất lượng trái vải.

2.2. Xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc chủ yếu vẫn theo con đường tiểu ngạch
Trong những năm gần đây, tuy đã có nhiều doanh nghiệp đứng lên thu mua, bảo quản và chịu
trách nhiệm xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc tuy nhiên vẫn còn một số lượng rất lớn vải thiều
được vận chuyển sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch thậm chí là buôn lậu. Rất nhiều trường
hợp để tránh thuế hải quan, họ thuê người Trung Quốc sống gần biên giới đưa vải sang bên kia, tại
đây, thương lái Trung Quốc cử nhân viên đến đóng gói thành các bưu kiện nhỏ hơn để vận chuyển
đến các chợ đầu mối tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thanh Đảo,... Việc người
nông dân bán trực tiếp vải thiều cho thương lái Trung Quốc dẫn đến nhiều hệ lụy không hề nhỏ. Thứ
nhất, bằng cách này, hầu hết vải thiều xuất khẩu đã phá vỡ những quy định về hải quan, gây nên tổn
thất cho Nhà nước. Thứ hai, chất lượng vải thiều cũng không đảm bảo các tiêu chuẩn được yêu cầu
dẫn đến ảnh hưởng đến thương hiệu vải thiều Việt Nam. Thứ ba, cách phân phối này khiến người
nông dân bị động trong việc quyết định giá, từ đó bị các thương nhân Trung Quốc ép giá. Các thương
lái Trung Quốc khi thu mua đơn phương sắp xếp, phân loại và ra giá đối với người nông dân khiến
giá vải hoàn toàn bị phụ thuộc, mơ hồ và không có cơ sở. Chính vì vậy mà dẫn đến thực trạng nhiều
mùa vải được mùa nhưng không thể tiêu thụ được bởi các thương lái Trung Quốc đột nhiên không
thu mua vải khiến người nông dân phải đối mặt với tình trạng “được mùa mất giá”. Việc xuất khẩu


vải thiều theo hướng tiểu ngạch nhỏ lẻ, thiếu chủ động là một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra
với cả doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.

2.3. Trung Quốc áp dụng những quy định mới về truy xuất nguồn gốc

Bắt đầu từ tháng 4/2018, hoa quả Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc, phải tuân thủ các
quy định về nhãn mác xuất xứ, nếu không đạt tiêu chuẩn quy định sẽ hủy bỏ. Theo đó, toàn bộ hoa
quả nhập khẩu vào đây phải có tem bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Nội dung tem gồm: Tên
công ty, tên mặt hàng, mã số đăng ký vườn hoa quả, mã số đăng ký nhà máy đóng gói, xuất khẩu
sang nước nào, xuất xứ, mã vạch. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc thay đổi phương thức
canh tác quy trình trồng phải kỹ càng hơn, ngay cả thu hái người nông dân cũng phải được tập huấn
để làm sao cho ít lá, ít cuống. Quả vải thu hoạch xong cũng phải được chăm sóc và chọn lọc kĩ hơn;
tuân thủ kỹ thuật canh tác mới, không sử dụng chất cấm, giữ khoảng cách thời gian cách ly,…Khi
đóng gói thì thùng đựng phải cao không quá 38cm, có nhãn mác, các thông tin cần thiết liên quan đến
cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, cơ quan kiểm dịch và hải quan cũng
tăng cường điều kiện kỹ thuật, yêu cầu tất cả sản phẩm, đặc biệt là vải thiều khi đưa sang Trung Quốc
không được lẫn một chiếc lá nào, cuống vải cũng yêu cầu phải ngắn dưới 15cm. Việc làm này để
tránh nguy cơ gian lận thương mại.

3. Một số giải pháp và khuyến nghị chính sách
3.1. Các giải pháp chính sách mang tầm vĩ mô
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách và cơ sở dữ liệu
Chính phủ cần rà soát hoàn thiện thể chế ngành nông sản đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu vải
thiều bao gồm sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Cụ thể là phải rà soát, bổ sung các
văn bản QPPL cùng với các quy định chặt chẽ về sản xuất vải thiều (giống, thuốc phòng trừ bệnh,
phương thức trồng...) đến chế biến và xuất khẩu ra thị trường (nguyên liệu vào nhà máy, bảo quản,


chế biến, đóng gói bao bì…). Thêm vào đó, cần bổ sung vào hệ thống tiêu chuẩn vải thiều, các quy
định về truy xuất nguồn gốc (chất lượng sản phẩm, thành phần, bao bì, nhãn mác, an toàn vệ sinh
thực phẩm và các giấy chứng nhận), quy định trách nhiệm bảo quản, chế biến và tiêu thụ xuất khẩu,
quản lý một cửa chuyên nghiệp được chấp nhận trong các hiệp định FTA trên nền tảng tiêu chuẩn
quốc tế (SPS, TBT. Codex ...).
Ngoài ra, chính phủ cũng cần thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu để cập nhật thường xuyên các
quy định pháp luật, các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật, thông tin về thị trường,

các cam kết quốc tế của Trung Quốc và của một số thị trường nhập khẩu chính khác. Đồng thời,
Chính phủ cũng nên xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống, đối tác
tiềm năng phục vụ cho công tác hợp tác quốc tế của ngành.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định số 1408/QĐ-BCT ngày
27/4/2018 phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa một loạt các thủ tục hành chính và điều kiện
đầu tư kinh doanh của Bộ Công Thương năm 2018 trên 10 lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu. Đợt
cắt giảm đầu tiên được thực hiện vào tháng 12/2016 theo Quyết định số 4846 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương đã có 123 thủ tục hành chính được đơn giản hóa, bãi bỏ (gồm bãi bỏ 15 thủ tục và đơn giản
hóa 108 thủ tục) trong tổng số 443 thủ tục hành chính thuộc phạm vi Bộ quản lý. Từ đó đến nay BCT
liên tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp phát
triển kinh tế.

3.1.2. Giải pháp đối với ngành vải thiều nói chung
Thứ nhất, về công tác đàm phán và phát triển thị trường: tiếp tục đàm phán một cách tích cực
các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định TPP, FTA với EU, Liên minh thuế quan, v.v… Ví dụ
như, nếu TPP và FTA với Liên minh thuế quan, FTA với EU đi vào thực hiện sẽ mở ra những cơ hội
lớn cho nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản trong
đó có vải thiều gần như được đưa về mức thuế bằng 0% hoặc ở mức thấp để sau đó tiến tới bằng 0%,
bên cạnh đó là việc gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm hàng hóa
của các nước có thể tiếp cận thị trường của nhau một cách dễ dàng. Đây sẽ là cơ hội và điều kiện tốt


để sản phẩm hàng hóa nói chung, sản phẩm nông sản của Việt Nam thâm nhập tốt hơn vào các thị
trường quốc tế, trong đó có thị trường Trung Quốc
Thứ hai, về công tác cung cấp thông tin: Tăng cường cập nhật thông tin về diễn biến tình hình
xuất khẩu, sản lượng, chính sách và nhu cầu xuất - nhập khẩu vải thiều cho các doanh nghiệp và
nông dân trồng vải nắm được tình hình thương mại. Đồng thời, giới thiệu các doanh nghiệp xuất
khẩu vải thiều uy tín của Việt Nam đến các doanh nghiệp, siêu thị lớn tại Trung Quốc góp phần kết
nối và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thứ ba, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những

phương pháp bảo quản vải thiều để vừa có thể đảm bảo chất lượng trái vải khi phân phối sang thị
trường Trung Quốc vừa tối thiểu hóa được chi phí vận tải nhằm giảm giá thành của trái vải Việt Nam
nhằm cạnh tranh cả về giá với trái cây nhập khẩu. Trong những năm gần đây, trong bảo quản vải
thiều xuất khẩu, đã có những cách thức mới như chiếu xạ, công nghệ bao gói sản phẩm,... được áp
dụng. Các phương pháp này đã khắc phục được nhiều nhược điểm của cách bảo quản bằng đá lạnh
truyền thống, giúp giữ được độ tươi ngon và chất lượng của vải thiều từ đó giảm chi phí của vận
chuyển; tuy nhiên còn tồn tại nhiều nhược điểm như là công nghệ khá là cồng kềnh, phức tạp nên khó
trong áp dụng nhân rộng. Điều này đòi hỏi các nhà khoa học cũng như các doanh nghiệp cần mau
chóng nghiên cứu để tìm ra được phương pháp tối ưu nhất cho bảo quản vải thiều xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cần chủ động tuyên truyền về các hiệp định tự do thương mại
mà Việt Nam tham gia, và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình giám
sát, hỗ trợ các doanh nghiệp.

3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trồng vải thiều
3.2.1. Doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều
Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều cần chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, cụ
thể là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các kênh xuất khẩu, tránh tập trung phụ thuộc quá nhiều vào


một thị trường như Trung Quốc. Các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho ngành
vải thiều cần phải thúc đẩy, hoạt động mạnh hơn nữa. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể quảng bá giới
thiệu sản phẩm của Việt Nam nhiều hơn bằng cách tham gia các hội chợ quốc tế về thực phẩm hoặc
các hội chợ chuyên về nông sản nhằm chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng. Ngoài ra, các doanh
nghiệp cũng cần phải thường xuyên theo kịp tình hình và chủ động có các biện pháp đối phó với các
tình huống khi có các rào cản thương mại, đấu tranh với các vụ kiện chống bán phá giá, các rào cản
kỹ thuật bất hợp lý, không để bị động về thị trường.
Thứ hai, doanh nghiệp cần tiếp tục tổ chức triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu kết nối
giữa các vùng sản xuất vải thiều với hệ thống phân phối. Doanh nghiệp cũng cần có các hoạt động hỗ
trợ, hướng dẫn bà con để thực hiện theo đúng các quy trình tiêu chuẩn mới hiện nay.
Thứ ba, doanh nghiệp cần phải chủ động thu mua vải thiều của bà con nông dân, kiểm định

chất lượng đúng theo tiêu chuẩn xuất khẩu theo hướng chính ngạch, tránh việc để vải thiều bị bán hết
cho thương lái Trung Quốc, áp dụng khoa học công nghệ, phương pháp mới để bảo quản, chế biến
vải thiều, đảm bảo thương hiệu vải thiều Việt Nam có mặt và cạnh tranh với hoa quả nội địa.

3.2.2 Nông dân trồng vải thiều
Thứ nhất, người nông dân cần phải liên tục cập nhật các thông tin về tình hình xuất khẩu vải
thiều, về nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu và những quy định, quy chuẩn mới được áp
dụng từ phía Trung Quốc.
Thứ hai, người nông dân cần chủ động tìm tòi, nghiên cứu và cùng doanh nghiệp thu mua vải
thiều tìm ra cách thức bảo quản và vận chuyển tối ưu nhất làm tăng tính cạnh tranh của vải thiều.
Thứ ba, nông dân cần chủ động và tránh phụ thuộc quá nhiều vào thương lái Trung Quốc để
tránh tình trạng bị ép giá; chủ những trang trại vải lớn ký kết với các doanh nghiệp để đảm bảo cho
đầu ra sản phẩm luôn ổn định và bền vững.


Kết luận
Hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các yêu cầu về các tiêu chuẩn ngày càng được
nâng cao, con đường đưa trái vải Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn còn rất nhiều
khó khăn, tồn tại nhiều lỗ hổng. Chính trong hoàn cảnh này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần
sát cánh bên nhau để định vị chất lượng trái vải của Việt Nam trên thị trường thế giới, Chính phủ cần
có nhiều chính sách kịp thời, hành động hiệu quả hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người nông dân, tất
cả đều hướng đến mục tiêu xuất khẩu bền vững và chủ động.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (2015), Toàn văn Hiệp định ACFTA
2. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Lychee Production in China
/>3. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Lychee Production in Vietnam,
/>4. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney, Lychee Research, />5. Diễn đàn Đầu tư và kinh doanh, Vải thiều Thanh Hà
/>6. BRC Research Report Bangkok Research Center, Vietnam’s Lychee and Dragon Fruit Exports

to China
/>7. Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương (2016): Hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều tươi
sang thị trường Trung Quốc
/>8. China - Import Requirements and Documentation
/>


×