Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI THAM GIA KHÁM SÀNG LỌC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN ≥ 45 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.68 KB, 78 trang )

MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 1: Phiếu sàng lọc đái tháo đường
Phụ lục 2 : Bộ câu hỏi người tham gia khám sàng lọc đái tháo đường
Phụ lục 3 : Bộ câu hỏi người không tham gia khám sàng lọc đái tháo đường


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTĐ

: Đái Tháo Đường

HA

: Huyết Áp

HATT

: Huyết Áp Tâm Thu

HATTr

: Huyết Áp Tâm Trương

THA

: Tăng Huyết Áp

TTYTTG

: Tổ Chức Y Tế Thế Giới



VE

: Vòng Eo


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU
TỪ CHUYÊN MÔN TIẾNG NƯỚC NGOÀI-TIẾNG VIỆT
BMI

: Body Mass Index

GAD

: Glutamate decarboxylase

HbA1C

: Hemoglobin A1c

HDL-c

: High-density lipoprotein

IA-2

: Islet Antigen 2

IAA


: Autoantibodies against insulin

ICA

: Islet cell antibodies

IFG

: Impaired Fasting Glucose

IGT

: Impaired Glucose Tolerance

LDL-c

: Low-density lipoprotein


DANH MỤC BẢNG
Trang


5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, tình hình mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trên thế giới có
xu hướng thay đổi. Nếu trước đây bệnh thường phổ biến tại các nước phát triển thì nay có xu
hướng ngày càng gia tăng tại các nước đang phát triển. Theo thống kê gánh nặng bệnh tật

năm 2000 của Tổ chức Y tế Thế giới (TTYTTG) có khoảng 173 triệu người trưởng thành
mắc ĐTĐ, hai phần ba số này sống tại các nước đang phát triển[1]. Thêm vào đó, tỷ lệ bệnh
nhân mắc tiền ĐTĐ ngày càng cao. Bệnh ĐTĐ nếu không được chẩn đoán sớm có thể tiến
triển thành các biến chứng hết sức nghiêm trọng. Lượng đường huyết trong cơ thể người
bệnh luôn ở mức cao và kéo dài trong một khoảng thời gian, nên người bệnh có thể mắc các
rối loạn hoặc suy giảm chức năng các cơ quan khác, đặc biệt là các cơ quan như mắt, thận,
thần kinh, tim và các mạch máu. Bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim-động mạch vành,
đột quy và bệnh mạch máu ngoại biên cao gấp nhiều lần so với người khỏe mạnh. Ngoài ra
họ còn có thể mắc các rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và béo phì.
Việc phát hiện sớm tiền ĐTĐ, ĐTĐ là hết sức quan trọng vì giúp giảm được tỷ lệ
mắc bệnh, người bệnh có thể giảm bớt được gánh nặng điều trị, mức độ trầm trọng của bệnh
và giúp phòng chống những biến chứng mạn tính một cách hiệu quả. Nhận thức được điều
này, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã chú trọng đến công tác khám sàng
lọc bệnh ĐTĐ giai đoạn sớm cho người dân. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống bệnh ĐTĐ giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu
giảm tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện trong cộng đồng xuống dưới 60%[2].
Nhằm đạt mục tiêu đề ra, các cơ sở y tế trong cả nước đã triển khai nhiều đợt khám sàng lọc
ĐTĐ cho người dân qua đó phát hiện sớm người bệnh tiền ĐTĐ, tư vấn cách điều trị và
giảm thiểu biến chứng của bệnh.
Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tốc độ phát triển kinh tế và đô
thị hóa thuộc loại cao trong cả nước, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện
nhưng đồng thời lối sống của người dân cũng thay đổi, dễ có nguy cơ mắc các bệnh mạn
tính như tăng huyết áp (THA), ĐTĐ v.v. Thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu về tỷ


6

lệ người mắc ĐTĐ trên địa bàn thành phố và cho thấy tỷ lệ người mắc ĐTĐ có xu hướng
ngày càng tăng theo thời gian.
Cùng với quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra trong chương trình phòng chống ĐTĐ

quốc gia, trong những năm vừa qua Trung tâm Y tế Dự phòng đã tiến hành nhiều đợt khám
sàng lọc cho người dân tại thành phố Vũng Tàu nhằm phát hiện và quản lý những đối tượng
tiền ĐTĐ, ĐTĐ trong cộng đồng, triển khai một số chương trình phòng chống ĐTĐ một
cách tích cực như tăng cường truyền thông về ĐTĐ, nâng cao chất lượng dịch vụ khám và
điều trị ĐTĐ tại các cơ sở y tế v.v. Các chương trình này đã nhận được sự hưởng ứng cao từ
người dân và mang lại hiệu quả nhất định trong công tác phòng chống ĐTĐ. Mặc dù vậy,
vẫn còn một tỷ lệ khá cao người dân trong độ tuổi sàng lọc không tham gia vào các đợt
khám sàng lọc ĐTĐ. Đây có lẽ là một trong những hạn chế của hoạt động phòng chống
ĐTĐ trong thời gian qua.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu hoặc cuộc khảo sát nào tại thành phố
Vũng Tàu tìm hiểu về các lý do hay các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoặc
không tham gia vào khám sàng lọc ĐTĐ của người dân trên địa bàn. Vì vậy chúng tôi thực
hiện đề tài này nhằm góp phần giúp cán bộ y tế thực hiện kế hoạch có hiệu quả hơn cũng
như nâng cao nhận thức của người dân khi đi khám sàng lọc.
Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia khám sàng lọc ĐTĐ của người dân trên
địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ người dân tham gia và không tham gia khám sàng lọc ĐTĐ tại thành phố

Vũng Tàu.
2. Xác định các yếu tố về đặc điểm dân số học, các yếu tố thuộc về mô hình hành vi sức

khỏe ảnh hưởng đến hành vi khám sàng lọc của người dân tại thành phố Vũng Tàu.
3. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố trong mô hình hành vi sức khoẻ của người dân tại

thành phố Vũng Tàu.


7


DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Các gợi ý về khám sàng
lọc ĐTĐ

Nhận thức về khả năng mắc bệnh ĐTĐ
Nhận thức sự đe dọa của bệnh ĐTĐ
Nhận thức về mức độ trầm trọng của bệnh ĐTĐ

Các đặc điểm dân số, xã hội học
Tham gia khám sàng
lọc ĐTĐ

Nhận thức về lợi ích của khám sàng lọc ĐTĐ
Mong muốn về kết quả có được
Nhận thức về các rào cản khi tham gia khám sàng lọc ĐTĐ

Các yếu tố thuộc môi
trường xã hội


8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN

1.1. Định nghĩa đái tháo đường

Theo định nghĩa của TCYTTG, ĐTĐ là một rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên
nhân gây ra với đặc trưng là tăng glucose huyết mạn tính với bất thường về chuyển hóa
carbonhydrat, lipid và protein do sự khiếm khuyết trong việc tiết insulin, hoạt động của

insulin hay cả hai [3].
Còn theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam, ĐTĐ được định nghĩa là một rối loạn
mạn tính với các thuộc tính là tăng glucose huyết, bất thường về chuyển hóa carbonhydrat,
lipid và protein và gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh
và các bệnh tim mạch khác [4].
1.2. Dịch tễ học đái tháo đường

Theo một nghiên cứu toàn cầu của TCYTTG, năm 2000 cả thế giới có 171 triệu
người mắc ĐTĐ (chiếm 2,8% dân số toàn cầu). Số mắc ĐTĐ có xu hướng ngày càng tăng và
theo ước tính của nghiên cứu này đến năm 2030 số mắc ĐTĐ sẽ tăng gấp đôi tức 366 triệu
ca (chiếm 4,4% dân số thế giới) [5].
Về phân loại ĐTĐ, các trường hợp ĐTĐ týp 2 xảy ra phổ biến hơn týp 1 và số mắc
mới tại các nước phát triển cũng cao hơn. Tuy nhiên, số hiện mắc sẽ tăng lên tại các nước
đang phát triển cho đến năm 2030 do quá trình đô thị hóa cũng như thay đổi lối sống. Bệnh
ĐTĐ có tỷ lệ mắc ở nam cao hơn ở nữ, nhưng số ca bệnh nữ lại nhiều hơn số ca bệnh nam.
Độ tuổi thường mắc bệnh trên thế giới là 65 tuổi.
Về phân bố số ca mắc ĐTĐ theo khu vực địa lý, vào năm 2000 Ấn Độ, Trung Quốc
và Mỹ là 3 quốc gia có số mắc ĐTĐ cao nhất trên thế giới, lần lượt là 31,7 triệu, 20,8 triệu
và 17,7 triệu ca. Đến năm 2009 thì ba quốc gia này cũng đứng đầu danh sách các quốc gia có
số người mắc ĐTĐ cao nhất trên thế giới [5].
Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội giáo dục bệnh ĐTĐ Việt Nam năm 2002 tỷ lệ
người mắc ĐTĐ chiếm 2,7% dân số toàn quốc thì đến năm 2010 tỷ lệ này lã lên đến 3,2%
[6]. Đến năm 2012, theo thống kê của Ban Điều hành Dự án Mục tiêu Quốc gia phòng,


9

chống đái tháo đường, tỷ lệ ĐTĐ đã là 4% dân số, và tỷ lệ người mắc tiền ĐTĐ chiếm gần
10% dân số [7]. Dự báo đến năm 2025, số người mắc ĐTĐ trên toàn quốc sẽ lên tới xấp xỉ 3
triệu người [6]. Các trường hợp mắc bệnh thường nằm trong nhóm tuổi 30 - 65 tuổi, nhưng

hiện đã có những bệnh nhân bị ĐTĐ mới chỉ 9 - 10 tuổi, điều này phản ánh sự trẻ hóa về
bệnh này tại Việt Nam. Về giới tính, theo điều tra quốc gia năm 2002 – 2003 thì tỷ lệ mắc
ĐTĐ ở nam và nữ là như nhau, tuy nhiên các nghiên cứu riêng lẻ tại các khu vực khác nhau
trong cả nước lại cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ trong đó nữ có tỷ lệ mắc khoảng
5,3% trong khi tỷ lệ mắc ở nam là 3,5% [8, 9]. Còn về phân bố địa dư nhiều nghiên cứu
cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân thuộc khu vực nội thành hay thành thị cao hơn tại ngoại thành
hay vùng nông thôn [10].
1.3. Phân loại đái tháo đường

1.3.1. Đái tháo đường týp 1
ĐTĐ týp 1 là thể ĐTĐ do cơ chế tự miễn gây ra trong đó tuyến tụy bị các kháng thể
tự thân tấn công và phá hủy làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin. Nguyên
nhân gây bệnh hiện nay đã được khám phá là do gen gây bệnh ĐTĐ týp 1 có nhiễm sắc thể
số 11 giống nhau. Ngoài ra việc nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc
chất trong môi trường cũng có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường làm hư
tổn tế bào tụy tiết insulin [11]. Thể ĐTĐ týp 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới
30 tuổi. Khoảng 10% số ca ĐTĐ thuộc ĐTĐ týp 1, còn lại là ĐTĐ týp 2.
1.3.2. Đái tháo đường týp 2.
Còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin hay ĐTĐ ở người trưởng thành. Trong ĐTĐ
týp 2, tụy của bệnh nhân vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ để chuyển hóa lượng đường
hấp thu vào cơ thể. Hầu hết ĐTĐ týp 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và càng lớn tuổi thì nguy
cơ mắc bệnh càng tăng. Ngoài ra một số yếu tố khác như di truyền, béo phì v.v. cũng góp
phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh[12].
1.3.3. Các thể đái tháo đường đặc biệt khác.
Ngoài hai thể chính nêu trên, bệnh nhân mắc ĐTĐ còn do một số nguyên nhân đặc
biệt khác như khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen, các
bệnh lý của tụy ngoại tiết, các bệnh nội tiết khác tác động đến hoạt động tuyến tụy, một số


10


thuốc hoặc hóa chất, và một số tác nhân nhiễm trùng. Ngoài ra một số ít trường hợp còn do
các hội chứng bất thường về gen dẫn đến bất thường trong hoạt động tuyến tụy[12].
1.3.4. Đái tháo đường thai kỳ
Trong quá trình mang thai, thai phụ sẽ có những biến đổi đáng kể về nội tiết trong cơ
thể, điều này làm tăng lượng đường huyết dẫn đến một thể ĐTĐ gọi là ĐTĐ thai kỳ. Thể
bệnh này sẽ khỏi sau khi sinh, tuy nhiên có khoảng 40 - 50% phụ nữ ĐTĐ do thai kỳ sẽ bị
ĐTĐ thật sự sau này [13].
1.4. Chẩn đoán đái tháo đường

1.4.1. Các loại xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường
Để chẩn đoán ĐTĐ, hiện nay có các loại xét nghiệm sau đây:
Thử đường huyết trên ngón tay
Đây là một xét nghiệm dùng để tầm soát nhanh và có thể thực hiện được ở bất kỳ đâu.
Xét nghiệm này không cho kết quả chính xác bằng cách thử máu bệnh nhân ở phòng xét
nghiệm nhưng dễ thực hiện và cho kết quả ngay lập tức.
Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đâm vào ngón tay của bệnh nhân để lấy mẫu
máu, sau đó đặt vào một que thử, đưa que thử vào máy để đọc kết quả đường huyết. Máy thử
chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng 10% so với giá trị thực được đo ở phòng xét nghiệm.
Xét nghiệm này có thể cho kết quả thiếu chính xác hoặc quá cao hoặc quá thấp, do đó
nó chỉ được dùng trong những nghiên cứu tầm soát sơ bộ. Đây là cách mà hầu hết những
bệnh nhân bị ĐTĐ dùng để theo dõi đường huyết tại nhà.
Thử đường huyết lúc đói
Bệnh nhân được yêu cầu không được ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 8 giờ trước
khi lấy máu, thường là vào đầu buổi sáng [12].
Nếu nồng độ đường huyết ≥ 126 mg/dL, tức kết quả xét nghiệm là bất thường, bệnh
nhân phải thực hiện xét nghiệm này lại vào một ngày khác để khẳng định lại kết quả. Nếu
kết quả lần xét nghiệm thứ hai cũng bất thường chứng tỏ bệnh nhân đã mắc ĐTĐ.
Nếu nồng độ đường huyết nằm trong khoảng từ 100-125 mg/dL, bệnh nhân phải thực
hiện xét nghiệm này lại vào một ngày khác để khẳng định lại kết quả. Nếu kết quả lần xét



11

nghiệm thứ hai nồng độ đường huyết vẫn nằm trong khoảng từ 100-125 mg/dL thì bệnh
nhân được chẩn đoán là giảm dung nạp glucose.
Nếu nồng độ đường huyết < 100 mg/dL, bệnh nhân không mắc ĐTĐ.
Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống
Cách thực hiện bao gồm lấy máu để thử đường huyết lúc đói, nếu đường huyết từ
109,8- 124,2 mg/dl thì cho uống 75g glucose, lấy máu lần thứ hai sau 2 giờ và kết luận [12].
Nếu đường huyết sau khi uống glucose ≥ 200 mg/dL, tức kết quả xét nghiệm là bất
thường, bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm này lại vào một ngày khác để khẳng định lại
kết quả. Nếu kết quả lần xét nghiệm thứ hai cũng bất thường chứng tỏ bệnh nhân đã mắc
ĐTĐ.
Nếu đường huyết nằm trong khoảng 140-199 mg/dL, thì bệnh nhân được chẩn đoán
là rối loạn dung nạp glucose.
Nếu nồng độ đường huyết < 140 mg/dL, bệnh nhân không mắc ĐTĐ.
Xét nghiệm Glycosylated hemoglobin hoặc hemoglobin A1c (HbA1c)
Đây là xét nghiệm đo nồng độ đường trong máu trong vòng 120 ngày trước đó (dựa
vào đời sống trung bình của hồng cầu). Glucose thừa trong máu sẽ gắn vào hemoglobin
trong hồng cầu và nằm ở đó trong suốt giai đoạn sống của hồng cầu. Người ta có thể đo
được tỷ lệ hemoglobin có gắn glucose thừa trong máu từ đó xác định một người có mắc
ĐTĐ hay không. Hiện nay, xét nghiệm HbA1c được xem như là phương pháp tốt nhất để
kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bị ĐTĐ.
Nếu HbA1c ≥ 6,5%, tức kết quả xét nghiệm là bất thường, bệnh nhân phải thực hiện
xét nghiệm này lại vào một ngày khác để khẳng định lại kết quả. Nếu kết quả lần xét nghiệm
thứ hai cũng bất thường chứng tỏ bệnh nhân đã mắc ĐTĐ.
Nếu HbA1c nằm trong khoảng 5,7–6,4%, thì bệnh nhân được chẩn đoán là giảm dung
nạp glucose.
Nếu HbA1c < 5,7% mg/dL, bệnh nhân không mắc ĐTĐ.

Thường xét nghiệm này sẽ được thực hiện mỗi 3 đến 6 tháng ở những bệnh nhân
ĐTĐ và nó được thực hiện thường xuyên hơn đối với những người gặp khó khăn trong kiểm


12

soát đường huyết. Xét nghiệm này không được dùng cho những người không bị ĐTĐ hoặc
không bị gia tăng nguy cơ ĐTĐ.
1.4.2. Chẩn đoán tiền đái thào đường
Tiền ĐTĐ là tình trạng rối loạn chuyển hóa xảy ra khi đường huyết tăng trên mức
bình thường nhưng dưới mức để chẩn đoán là bệnh ĐTĐ týp 2. Để chẩn đoán một bệnh nhân
mắc tiền ĐTĐ thì bệnh nhân đó phải có hai tiêu chuẩn sau:
Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau
khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến
11,0 mmol/l (200 mg/dl).
Suy giảm glucose huyết lúc đói (IFG): nếu lượng glucose huyết lúc đói (sau ăn 8 giờ)
từ 6,1 mmol/l (110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl).
1.4.3. Chẩn đoán xác định đái tháo đường
Để chẩn đoán ĐTĐ, hiện nay nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam sử dụng bộ tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ của TCYTTG năm 1999, trong đó quy định việc chẩn đoán
ĐTĐ có thể dựa vào một trong 3 tiêu chí:
Mức glucose huyết lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
Mức glucose huyết ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau sau khi thực hiện
xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống.
Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết ở thời điểm bất
kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Tuy nhiên hiện nay một xét nghiệm thường hay được sử dụng ngoài các tiêu chuẩn
trên là xét nghiệm HbA1c. Xét nghiệm này được nhiều cơ sở y tế ưa chuộng vì mức độ
chính xác cao.
1.5. Điều trị đái tháo đường


1.5.1. Mục tiêu điều trị
Ba mục tiêu điều trị trong bệnh ĐTĐ là phải đưa đường huyết trở về bình thường, bảo
tồn tế bào β tụy, và phòng ngừa hoặc giảm thiểu các biến chứng. Bên cạnh đó, cũng cần làm
giảm các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ như béo phì, cholesterol v.v.. Các mục tiêu trong điều trị
ĐTĐ có thể tóm tắt bằng bảng dưới đây:


13

Bảng 1.1. Các chỉ số mục tiêu trong điều trị ĐTĐ
Chỉ số
Glucose máu
Lúc đói
Sau ăn
HbA1c
Huyết áp
BMI
Cholesterol toàn phần
HDL-c
Triglycerid
LDL-c
Non-HDL

Đơn vị
mmol/l
%
mmHg
kg/(m)2
mmol/l

mmol/l
mmol/l
mmol/l
mmol/l

Tốt

Chấp nhận

4,4 – 6,1
4,4 – 7,8
≤ 6,5
≤ 130/80
18,5 - 23
< 4,5
> 1,1
1,5
< 2,5
3,4

6,2 – 7,0
7,8 - ≤ 10,0
> 6,5 - ≤ 7,5
130/80 – 140/90
18,5 - 23
4,5 - ≤ 5,2
≥ 0,9
1,5 - ≤ 2,2
2,5 - 3,4
3,4 - 4,1


Kém
> 7,0
> 10,0
> 7,5
> 140/90
≥ 23
≥ 5,3
< 0,9
> 2,2
≥ 3,4
> 4,1

1.5.2. Các phương pháp điều trị đái tháo đường
Việc điều trị ĐTĐ trước hết là phải thay đổi lối sống sau đó nếu việc thay đổi lối sống
không thành công thì mới sử dụng thuốc. Thay đổi lối sống phải bao gồm thực hiện chế độ
ăn dành cho người ĐTĐ, giảm cân nặng và tích cực vận động thể lực.
Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân ĐTĐ cần cố gắng thực hiện các điều sau:
− Lựa chọn thức ăn phù hợp trong từng nhóm thực phẩm sao cho đủ nhu cầu calo của bản

thân
− Tận dụng tối đa dinh dưỡng từ thực phẩm tiêu thụ.
− Cân bằng giữa lượng thức ăn hấp thu và hoạt động thể lực.

Vận động thể lực
Vận động thể lực vừa ít nhất là 30 phút trong hầu hết các ngày trong tuần. Đối với
bệnh nhân thụ động, cần phải vận động thể lực dần dần ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Nếu
bệnh nhân không thể thực hiện được toàn bộ 30 phút trong một lần tập thì cần chia nhỏ cữ
tập thành nhiều lần mỗi lần từ 10 -15 phút trong ngày.

Kiểm soát cân nặng
Nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chẳng hạn như THA, bệnh tim mạch,
bệnh viêm khớp và đột quỵ cũng như ĐTĐ tăng lên nếu người bệnh có chỉ số khối cơ thể
(BMI) ≥ 25 (thừa cân được định nghĩa là BMI từ 25 – 29,9, béo phì có BMI ≥ 30). Người


14

béo phì hoặc thừa cân nếu thực hiện được chế độ ăn và hoạt động thể lực phù hợp thì hiệu
quả giảm cân sẽ đạt được cao nhất.
Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc phẩu thuật giảm cân có thể giúp
kiểm soát đường huyết tốt hơn và ít cần uống thuốc ĐTĐ hơn so với cách trị liệu ĐTĐ bằng
cách giảm cân thông qua thay đổi lối sống. Tuy nhiên vẫn còn quá ít bằng chứng khoa học
ủng hộ phương pháp giảm cân bằng phẫu thuật áp dụng trong điều trị ĐTĐ.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp nêu trên, bệnh nhân cần xét nghiệm lại đường huyết hàng
năm nhằm đánh giá lại quá trình tiến triển ĐTĐ nếu có.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thất bại trong việc thay đổi lối sống.
Khi đó bác sĩ mới cân nhắc việc sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trên bệnh nhân.
Sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ
Khi sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ, bác sĩ không áp dụng phương pháp điều trị bậc
thang mà phải sử dụng phương pháp phối hợp thuốc ngay từ giai đoạn đầu của quá trình điều
trị. Phác đồ cụ thể như sau:
Nếu HbA1c trên 9,0% mà mức glucose huyết lúc đói trên 13,0 mmol/l có thể chỉ định
hai loại thuốc viên hạ glucose huyết phối hợp.
Nếu HbA1C trên 9,0% mà mức glucose huyết lúc đói trên 15,0 mmol/l có thể xét chỉ
định dùng ngay insulin.
Đối với các cơ sở y tế không thực hiện được xét nghiệm HbA1c, việc đánh giá điều
trị sẽ được căn cứ vào mức glucose huyết tương trung bình.
Hiện nay, trên thị trường có các loại thuốc điều trị ĐTĐ như sau:
1. Các thuốc hạ glucose máu bằng đường uống

− Metformin (Dimethylbiguanide): là thuốc được sử dụng rộng rãi ở tất cả các quốc gia.

Trước đây 30 năm là thuốc điều trị chính của ĐTĐ týp 2. Metformin còn là thuốc được
khuyến cáo dùng điều trị người ĐTĐ có thừa cân, béo phì, vì thuốc còn có tác dụng có
lợi đến giảm lipid máu.
− Sulphonylurea: Sulphonylure kích thích tụy tiết insulin. Tác động làm giảm glucose

trung bình là 50–60 mg/dl, giảm HbA1c tới 2%. Sulphonylure được dùng thận trọng với
người già, người bị bệnh thận (creatinine máu > 200 μmol/L) hoặc rối loạn chức năng


15

gan khi đó liều thuốc cần được giảm đi. Các loại sulphonylure: Thế hệ 1: gồm
tolbutamide, chlorpropamide, diabetol,…. Thế hệ 2: gồm glibenclamide, gliclazide,
glipizide, glyburide…
− Ức chế Alpha glucosidase: Thuốc có tác dụng ức chế enzym alpha-glucosidase-enzym

có tác dụng phá vỡ carbohydrate thành đường đơn (monosaccharide). Tác dụng này làm
chậm hấp thu monosaccharide, do vậy hạ thấp lượng glucose huyết sau bữa ăn. Những
thuốc nhóm này gồm: Thế hệ 1 (nhóm acarbose), Thế hệ 2 (nhóm voglibose)
− Meglitinide/Repaglinide: thuốc kích thích bài tiết insulin sau ăn.
− Thiazolidinedione (glitazone): Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với

insulin bằng cách hoạt hóa PPAγ (peroxisome proliferator-activated receptor γ) vì vậy
làm tăng thu nạp glucose từ máu. Thuốc chính sẵn có là Pioglitazone.
− Gliptin: Gliptin là những thuốc ức chế DPP-4 (Dipeptidylpeptidase- 4) để làm tăng nồng

độ incretin nội sinh, có tác dụng kích thích bài tiết insulin do tăng glucose sau ăn. Các
thuốc ức chế DPP-4 cho đến nay đã có 2 thế hệ: Thế hệ 1 đã phát triển hoàn thiện và

được áp dụng vào điều trị là các thuốc Sitagliptin (2007). Thế hệ 2 là Saxagliptin (2009).
Ngoài ra là các thuốc như Vidagliptin (2008) phổ biến ở châu Âu.
2. Insulin
− Người bệnh ĐTĐ týp 1 phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại. Ngược lại, người

bệnh ĐTĐ týp 2 không phải phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại nhưng sau một
thời gian mắc bệnh nhiều người bệnh ĐTĐ týp 2 giảm sút, thậm chí mất khả năng sản
xuất insulin, đòi hỏi phải bổ sung insulin ngoại sinh để kiểm soát glucose máu một cách
đầy đủ. Sử dụng insulin để đạt được hiệu quả kiểm soát chuyển hóa glucose tốt nhất đòi
hỏi sự hiểu biết về khoảng thời gian tác dụng của các loại insulin khác nhau.
1.6. Phòng ngừa đái tháo đường

Nội dung phòng ngừa ĐTĐ bao gồm:
− Phòng để không bị bệnh khi có nguy cơ mắc bệnh, phòng để không tiến triển thành bệnh

và loại trừ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Đây gọi là phòng ngừa cấp 1. Để
thực hiện được nội dung này cần tiến hành sàng lọc bệnh trong cộng đồng để tìm ra


16

nhóm người có nguy cơ mắc bệnh; can thiệp tích cực nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ trong cộng đồng.
− Khi đã mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến triển nhanh và giảm thiểu tối đa các biến

chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đây gọi là phòng
bệnh cấp 2. Với người đã bị mắc bệnh ĐTĐ, phòng bệnh cấp 2 làm chậm xảy ra các biến
chứng, làm giảm mức độ nặng của biến chứng, nâng cao chất lượng sống cho người mắc
bệnh.
1.7. Sàng lọc đái tháo đường


1.7.1. Sự cần thiết của khám sàng lọc ĐTĐ
Sàng lọc ĐTĐ, hay còn gọi là tầm soát ĐTĐ, như trình bày ở trên là biện pháp phòng
ngừa bậc 1 giúp phát hiện sớm những người bị ĐTĐ nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng.
Người mắc ĐTĐ tiềm ẩn cần phải được kiểm tra thường xuyên để phát hiện ra những dấu
hiệu sớm của biến chứng.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc phát hiện sớm ĐTĐ, ngoài việc phát hiện
sớm bệnh võng mạc do ĐTĐ [14] còn có thể giúp phát hiện bệnh thần kinh ngoại biên và vi
đạm niệu [15] cũng như nguy cơ gia tăng các bệnh mạch máu lớn [16].
Bệnh nhân nếu có điều kiện, cần khám sàng lọc ĐTĐ các nội dung sau:
− Bệnh nhân nên được khám mắt định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm bởi bác sĩ nhãn khoa để

tầm soát bệnh lý võng mạc do ĐTĐ có thể dẫn đến mù.
− Bệnh nhân cần phải thử nước tiểu để tìm protein (microalbumin) ít nhất 1 hoặc 2 lần mỗi

năm. Sự xuất hiện của protein trong nước tiểu là dấu hiệu sớm của bệnh lý về thận của
ĐTĐ, có thể gây ra suy thận.
− Bệnh nhân cũng cần nên kiểm tra cảm giác chân thường xuyên bằng âm thoa hoặc bằng

một dây đơn. Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ có thể gây loét ở chi dưới và thường dẫn đến
việc phải cắt cụt bàn hoặc cẳng chân. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bàn chân, phần dưới cẳng
chân để phát hiện ra những vết đứt, vết xước, vết phỏng hoặc những tổn thương khác có
thể bị nhiễm trùng.
− Ngoài ra bệnh nhân cũng cần tầm soát thường xuyên những tình trạng có thể dẫn đến

bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, tăng cholesterol.


17


1.7.2. Sàng lọc đái tháo đường týp 1
ĐTĐ týp 1 thường có nguồn gốc tự miễn với sự hiện diện của các loại tự kháng thể,
do đó sự hiện diện của các tự kháng thể như: ICA, IAA, GAD, IA-2 giúp xác định nhóm
bệnh nhân nguy cơ. Hiện nay, việc tầm soát ĐTĐ típ 1 vẫn ít được thực hiện vì các lý do
sau:
− Giá trị ngưỡng để chẩn đoán của các thử nghiệm dấu chỉ miễn dịch chưa thực sự thống

nhất;
− Chưa đạt được đồng thuận nên hành động thế nào nếu kết quả cho thấy tự kháng thể

dương tính;
− Tỷ lệ ĐTĐ týp 1 rất ít nên nếu có sàng lọc, số lượng những người có thể phát hiện được

rất nhỏ, thường là dưới 0,5 %, do đó hiệu quả về kinh tế không cao.
− Hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới và riêng tại Việt Nam, để sàng lọc ĐTĐ týp 1,

các cơ sở y tế thường sử dụng xét nghiệm Anti–GAD.
1.7.3. Sàng lọc đái tháo đường týp 2
Như đã đề cập ở trên, ĐTĐ týp 2 là thể ĐTĐ thường gặp nhất (chiếm đến 90-95 % số
bệnh nhân bị ĐTĐ), tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân không biết bản thân mắc bệnh và không được
chẩn đoán chiếm > 50% tổng số ca mắc ĐTĐ týp 2. Do bệnh diễn tiến âm ỷ và thường là khi
bệnh nhân được chẩn đoán thì các biến chứng của bệnh đã xuất hiện, thậm chí có những
bệnh nhân lần đầu tiên chẩn đoán ĐTĐ thì đã mắc phải những biến chứng nặng nề của bệnh
ĐTĐ. Việc sàng lọc ĐTĐ týp 2 có thể được phân theo độ tuổi. Cụ thể như sau:


18

Bảng 1.2. Sàng lọc ĐTĐ týp 2 phân theo độ tuổi
Đối tượng sàng lọc

< 45 tuổi, nhất là những người có BMI > 25 kg/m2

Xét nghiệm tầm soát
Tần số thực hiện
Đường huyết khi đói Mỗi 3 năm một lần
hoặc HbA1c

≥ 45 tuổi và có các yếu tố nguy cơ sau:
− Người ít vận động
− Trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ở thế
hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị
mắc bệnh ĐTĐ týp 2).
− Là người Mỹ da đen, Mỹ bản địa, Mỹ gốc Châu
Á, Châu Á Thái Bình Dương.
− Đã từng sinh con mà cân nặng lúc sinh của đứa
trẻ lớn hơn 4–4,5 kg hoặc đã được chẩn đoán là
ĐTĐ trong thai kỳ.
Đường huyết khi đói
Mỗi năm một lần
− Bị THA (huyết áp ≥ 140/90 mmHg)
hoặc HbA1c
− Có HDLc ≤ 35mg/dl (0,9 mmol/l) hoặc mức
triglycerid ≥ 250mg/dl (2,2 mmol/l)
− Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp
glucose hoặc giảm đường huyết khi đói.
− Có tình trạng bệnh lý kết hợp với đề kháng
insulin (như bệnh gai đen, buồng trứng đa
nang).
− Có tiền căn bị các bệnh về mạch máu, tim
mạch.


Ngoài việc sàng lọc theo độ tuổi, bệnh nhân cũng có thể căn cứ vào giới tính và tình
trạng ĐTĐ của bản thân để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc.
Bảng 1.3. Sàng lọc dựa vào giới tính và tình trạng ĐTĐ
Đối tượng sàng lọc
Đàn ông không triệu chứng và phụ nữ
không mang thai bị THA
Đàn ông không triệu chứng và phụ nữ
không mang thai bị giảm dung nạp
glucose và THA
Phụ nữ không triệu chứng có tiền sử
ĐTĐ thai kỳ
Phụ nữ mang thai không triệu chứng

Xét nghiệm tầm soát
Tần số thực hiện
Đường huyết khi đói hoặc Hai năm một lần
HbA1c
Đường huyết khi đói hoặc Mỗi năm một lần
HbA1c
HbA1c
HbA1c
Dung nạp đường huyết 2 giờ

Mỗi năm một lần
Tầm soát ngay lần khám thai
đầu tiên
Tầm soát vào tuần 24 – 28



19

1.7.4. Tầm soát đái tháo đường týp 2 trên trẻ em
Từ hai thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ trẻ em bị bệnh ĐTĐ týp 2 gia tăng rất cao, nhất là các
trẻ em bị béo phì và trẻ thuộc các sắc dân có nguy cơ cao.Tất cả trẻ thừa cân và có hai trong
số các yếu tố nguy cơ sau đây cần phải tầm soát ĐTĐ týp 2:
− Có người thân trực hệ hoặc hàng thứ hai bị ĐTĐ.
− Thuộc sắc dân hoặc chủng tộc có nguy cơ cao (người Mỹ da đen, Mỹ bản địa, Mỹ gốc

Châu Á, Châu Á Thái Bình Dương).
− Có dấu hiệu đề kháng insulin hoặc tình trạng bệnh kết hợp với đề kháng insulin (bệnh gai

đen, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, buồng trứng đa mang).
− Mẹ có tiền căn ĐTĐ thai kì.

Việc tầm soát lần đầu được thực hiện vào khoảng 10 tuổi, thử lại vào tuổi dậy thì nếu
dậy thì sớm. Nếu kết quả bình thường thử lại mỗi 2 năm/lần.
1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia khám sàng lọc ĐTĐ của bệnh nhân

1.8.1. Mô hình hành vi trong nghiên cứu hành vi tham gia khám sàng lọc ĐTĐ
của bệnh nhân
Trong các nghiên cứu liên quan đến hành vi sức khỏe, việc áp dụng các mô hình hành
vi sức khỏe để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện một hành vi sức khỏe
nào đó là điều cốt yếu. Nghiên cứu của chúng tôi với mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tham gia khám sàng lọc ĐTĐ của bệnh nhân, do đó chúng tôi cũng sử
dụng mô hình hành vi sức khỏe vào nghiên cứu của chúng tôi. Trong các mô hình hành vi
sức khỏe cá nhân, mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model) được sử dụng phổ biến
nhất trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến hành vi. Do đó việc đề cập sơ lược đến mô
hình này là điều cần thiết.
Mô hình hành vi sức khỏe là một mô hình tâm lý học dùng để giải thích và dự đoán

các hành vi sức khỏe. Mô hình này được 3 nhà tâm lý xã hội học Hochbaum, Rosenstock và
Kegels đưa ra vào những năm 1950 tại Mỹ. Nó được xây dựng nhằm giải thích sự thất bại
của chương trình sàng lọc bệnh lao miễn phí tại Mỹ. Kể từ đó về sau, nó đã được áp dụng
rộng rãi để giải thích nhiều loại hành vi sức khỏe khác nhau, trong đó bao gồm cả các hành
vi nguy cơ tình dục và sự lây truyền HIV/AIDS.


20

Mô hình này sơ khởi được cấu thành bởi bốn thành phần bao gồm: nhận thức về khả
năng mắc bệnh và nhận thức về mức độ trầm trọng của bệnh tạo thành nhận thức về sự đe
dọa của bệnh, nhận thức về lợi ích của hành vi sức khỏe và nhận thức về các rào cản thực
hiện hành vi sức khỏe tạo thành mong muốn về kết quả có được. Tuy nhiên trải qua một thời
gian dài, mô hình đã được bổ sung thêm khái niệm mới gọi là gợi ý dẫn đến hành động. Gợi
ý dẫn đến hành động sẽ là động lực góp phần thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi sức khỏe.
Hiện nay, mô hình hành vi sức khỏe được vận dụng để giải thích nhiều loại hành vi
sức khỏe và nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ba lĩnh vực áp dụng mô hình này phổ biến
nhất chính là 1) hành vi sức khỏe phòng ngừa bao gồm cả các hành vi nâng cao sức khỏe và
hành vi nguy cơ sức khỏe, các thực hành tiêm chủng và ngừa thai, 2) hành vi liên quan bệnh
tật, tức các hành vi liên quan đến các liệu pháp điều trị bệnh tật, và 3) các hành vi lâm sàng
thường xảy ra trong các lần thăm khám của của bác sĩ điều trị bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sẽ sử dụng mô hình niềm tin sức khỏe. Điều
này có nghĩa là chúng tôi sẽ tìm hiểu các yếu tố thuộc các thành phần trong mô hình niềm tin
sức khỏe bao gồm nhận thức khả năng mắc bệnh ĐTĐ, nhận thức mức độ trầm trọng của
bệnh ĐTĐ, nhận thức về lợi ích của việc tham gia khám sàng lọc ĐTĐ, nhận thức về các rào
cản tham gia khám sàng lọc ĐTĐ, và các gợi ý tham gia khám sàng lọc ĐTĐ. Ngoài ra
chúng tôi bổ sung thêm thành phần môi trường xã hội vào mô hình niềm tin sức khỏe để giải
thích hành vi tham gia khám sàng lọc ĐTĐ của các đối tượng nghiên cứu.
1.8.2 Các nghiên cứu liên quan đến khám sàng lọc ĐTĐ
Nghiên cứu của Omalase và cộng sự tiến hành vào năm 2013 trên những bệnh nhân

ĐTĐ nhằm tìm hiểu các rào cản đối với việc sử dụng xét nghiệm khám sàng lọc bệnh võng
mạc do ĐTĐ. 100 bệnh nhân mắc bệnh võng mạc ĐTĐ đến khám tại hai bệnh viện tại
Nigeria được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu khảo sát nhiều yếu tố rào cản đối với việc
thực hiện xét nghiệm khám sàng lọc bệnh võng mạc mắt bao gồm thiếu ý thức về bệnh,
không thấy sự cần thiết khám sàng lọc, tốn nhiều thời gian, không quan tâm, thiếu người dẫn
đi, và khó khăn khi đến điểm khám sàng lọc. Trong các rào cản này chỉ có thiếu ý thức về
bệnh có ý nghĩa thống kê với việc sử dụng dịch khám sàng lọc ĐTĐ. Tuy nhiên nghiên cứu
này có một nhược điểm là vì mẫu nhỏ nên mối quan hệ tìm được chưa thực sự mạnh [17].


21

Nghiên cứu của Al-Malki được tiến hành vào năm 2009 khảo sát các rào cản đối với
người dân Quatar khi tiếp cận với dịch vụ khám sàng lọc bệnh võng mạc do ĐTĐ tại các
bệnh viện tuyến địa phương. 286 bệnh nhân ĐTĐ đến khám sàng lọc tại bệnh viện địa
phương được đưa vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy phần lớn những người không thực
hiện khám sàng lọc là đàn ông. Các rào cản được phát hiện là có ảnh hưởng đến việc thực
hiện khám sàng lọc là thiếu nhận thức, khả năng tiếp cận kém và niềm tin của bệnh nhân đối
với xét nghiệm khám sàng lọc[18].
Nghiên cứu của Nijhof và cộng sự tiến hành năm 2008 khảo sát các yếu tố quyết định
đến việc sử dụng xét nghiệm sàng lọc ĐTĐ. Tổng cộng có 205 đối tượng được tham gia vào
nghiên cứu trong đó có 44% đã sử dụng xét nghiệm sàng lọc ĐTĐ, và 56% còn lại chưa sử
dụng xét nghiệm sàng lọc ĐTĐ. Nghiên cứu sử dụng nhiều mô hình hành vi khác nhau để
tìm hiểu các yếu tố quyết định bao gồm mô hình niềm tin sức khỏe, lý thuyết về hành vi đã
được lên kế hoạch, bảng đánh giá tình huống đe dọa về y tế. Các yếu tố được tìm hiểu bao
gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, khả năng nhạy cảm với khám sàng lọc ĐTĐ, tính nghiêm
trọng của bệnh ĐTĐ, lợi ích của việc khám sàng lọc ĐTĐ, các rào cản, các gợi ý hành động,
các chuẩn xã hội, loại bệnh nhân (chịu khó tìm hiểu hoặc phớt lờ). Kết quả phân tích cho
thấy chỉ có yếu tố giới tính và các rào cản là có mối liên quan với việc sử dụng xét nghiệm
sàng lọc ĐTĐ. Cụ thể, phụ nữ sẽ sử dụng khám sàng lọc nhiều hơn nam giới. Các rào cản có

mối liên quan có ý nghĩa thống kê có thể chia thành hai loại là các rào cản thực tiễn (tốn
nhiều thời gian, sợ xét nghiệm phức tạp), và các rào cản về hậu quả bệnh (sợ bị phát hiện và
điều trị, không rõ nơi điều trị nếu kết quả khám sàng lọc cho kết quả dương tính). Tuy nhiên
đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả nên mối liên quan tìm được chưa chắc chắn, bên cạnh đó
việc loại ra các yếu tố khảo sát trong quá trình phân tích mối liên quan làm giảm ý nghĩa của
đề tài [19].
Theo hướng dẫn của Keeffe về sàng lọc bệnh võng mạc, có thể chia các rào cản đối
với người dân thực hiện khám sàng lọc bệnh võng mạc ĐTĐ có thể chia làm ba loại. Thứ
nhất là các yếu tố liên quan đến bệnh nhân chẳng hạn như thiếu kiến thức về xét nghiệm
kháng sàng lọc, không nhận thức được bản thân đang mắc bệnh, thiếu phương tiện đi lại
hoặc không có người đi kèm, sự khác biệt về niềm tin đối với bệnh tật. Thứ hai là các yếu tố


22

liên quan đến người khám sàng lọc chẳng hạn như thời gian khám cho bệnh nhân ít, thiếu
kiến thức về khám sàng lọc. Thứ ba là các yếu tố liên quan đến dịch vụ khám sàng lọc như
bắt bệnh nhân phải chờ đợi lâu dài, thiếu sự nhắc nhở bệnh nhân đi khám [20].
Nghiên cứu của Walker và cộng sự tiến hành vào năm 1997 khảo sát các yếu tố động
lực và rào cản đối với khám sàng lọc bệnh võng mạc ĐTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ Mỹ gốc Châu
Phi. Tổng cộng có 67 bệnh nhân ĐTĐ tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy yếu tố động
lực giúp bệnh nhân đến khám sàng lọc là mắt có vấn đề và được bác sĩ tư vấn đến khám sàng
lọc (chiếm 91%). Các yếu tố rào cản liên quan đến khám sàng lọc bao gồm sợ bệnh, niềm tin
vào tôn giáo, các ưu tiên sức khỏe khác, điều kiện kinh tế, các yếu tố liên quan đến đi lại
[21].


23

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế cắt ngang mô tả
Địa điểm, thời gian: Thành phố Vũng Tàu từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2013.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Dân số mục tiêu
Người dân có độ tuổi từ ≥ 45 – 69 tuổi sống tại thành phố Vũng Tàu
2.2.2. Dân số chọn mẫu
Người dân có độ tuổi từ ≥ 45 – 69 sinh sống tại thành phố Vũng Tàu trong thời gian tổ chức
khám sàng lọc.
2.3. Cỡ mẫu
Được tính theo công thức
n=
Lấy p = 0,5, với độ tin cậy là 95% ( = 1,96)
Độ chính xác (sai số cho phép) d = 0,05
 Cỡ mẫu tính được theo công thức là: n = 384
Nhân với hệ số thiết kế là 1,35
Như vậy tổng số mẫu cần thu thập là
n = 384 x 1,35 = 518 người.
2.4. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn. Lập danh sách người dân từ ≥ 45-69
tuổi tại 17 phường trong toàn thành phố Vũng Tàu. Sử dụng bảng số ngẫu nhiên chọn ra 518
người từ các danh sách này. Gửi thư mời đến các đối tượng được chọn.
2.5. Tiêu chí chọn mẫu
2.5.1. Tiêu chí đưa vào
Người dân có độ tuổi từ ≥ 45 – 69 hiện đang sống thường trú tại thành phố Vũng Tàu.
2.5.2. Tiêu chí loại ra


24


Người dân gặp khó khăn về khả năng giao tiếp khi phỏng vấn (câm điếc, nói ngọng, không
hiểu tiếng Việt).
Người dân gặp các vấn đề về tinh thần (tâm thần, mất trí).
Người dân không đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn.
2.6. Thu thập dữ liệu
2.6.1. Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Các thông tin liên quan đến khám sàng lọc đái tháo đường
Trong đợt khám sàng lọc, các đối tượng sẽ được sàng lọc bằng hai loại xét nghiệm là
xét nghiệm đường máu khi đói và xét nghiệm đường máu sau hai giờ làm nghiệm pháp. Quy
trình thực hiện như sau:
Đối tượng được cho làm xét nghiệm đường máu khi đói (sau khi ăn trên 8 giờ): Đối
tượng được dặn ăn từ tối ngày hôm trước, sau đó không ăn gì thêm, không uống nước giải
khát có đường, sáng ngày hôm sau nhịn ăn đến lấy máu xét nghiệm đường máu trong
khoảng từ 5 đến 8 giờ sáng.
Đối tượng được cho làm xét nghiệm đường máu sau hai giờ: Ngay sau khi đã lấy máu
xét nghiệm đường huyết lúc đói, đối tượng được cho uống 75g glucose loại anhydrat (hoặc
82,5g đường monohydrat) pha trong 250-300 ml nước sạch, đối tượng phải uống hết trong
vòng 5 phút. Hai giờ sau khi uống, lấy máu xét nghiệm đường huyết lần thứ 2.
Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm đường máu:
− Bệnh nhân: Ngồi trên ghế, đặt một cách tự nhiên khuỷu, cẳng tay và bàn tay trái ngửa

trên bàn, để được lấy máu ở đầu ngón tay giữa.
− Kỹ thuật viên: Lấy máu làm xét nghiệm đường huyết theo một quy trình thống nhất như

sau:
− Lau sạch cạnh bên phải của đầu ngón tay giữa bằng bông cồn 70 0, để khô tự nhiên.
− Lắp kim chích máu vào bút chích, đặt áp sát vào đầu ngón tay, bấm nút chích máu.
− Ép nhẹ hai bên của đầu ngón tay để một giọt máu chảy ra, để giọt máu rơi đúng vào ô


trắng của que thử.
− Bấm nút on/off của máy đo


25
− Đặt giấy thử vào khe tiếp nhận của máy, sau 15 giây sẽ hiện nồng độ glucose máu trên

màn hình (mmol/l).
− Ghi kết quả xét nghiệm.

Ngoài việc cho làm xét nghiệm đường máu, đối tượng còn được thăm khám tổng
quát, đo lường các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng eo (VE), vòng hông, huyết áp tâm thu
(HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr). Kỹ thuật đo lường như sau:
Đo chiều cao đứng: Đối tượng được đo bỏ guốc, dép, đứng thẳng với tư thế thoải mái, hai
chân chụm hình chữ V, gót chân sát mặt sau của cân, mắt nhìn thẳng về phía trước, đảm bảo
ba điểm cơ sở chạm vào thước đo là vùng chẩm, mông và gót chân. Kéo Eker gắn sẵn trên
thước đo cho lên quá đầu, hạ dần xuống đến khi chạm đỉnh đầu. Đọc kết quả và ghi số
centimét với một số lẻ.
Đo cân nặng: Đối tượng điều tra cởi bỏ giày, dép, áo khoác đứng giữa bàn cân, không cử
động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng dồn đều cả hai chân. Kết quả cân được ghi theo đơn vị kg
với 1 số lẻ.
Đo vòng eo: Đối tượng được đo đứng thẳng, hai chân chụm. Người đo đứng nghiêng sang
bên theo chiều vuông góc với người được đo, dùng thước dây đo ngang qua mép trên mào
chậu hai bên, đảm bảo rằng thước đo ở vị trí nằm ngang, đọc số đo đến mm.
Đo vòng hông: Tiếp sau đo vòng eo, dùng thước dây đo ngang qua hai lồi cầu xương đùi hai
bên đảm bảo rằng thước đo ở vị trí nằm ngang, đọc số đo đến mm. Sau đó đo lặp lại vòng eo
và vòng hông lần 2 tương tự như trên. Đo vòng eo, hông theo qui định sau: Vòng eo lần 1 
Vòng hông lần 1  Vòng eo lần 2  Vòng hông lần 2. Số đo của vòng eo và vòng hông là
trung bình cộng của 2 số đo lần 1 và lần 2.
Đo huyết áp (HA) của đối tượng:

− Cho đối tượng ngồi nghỉ trước khi đo, ít nhất 5-10 phút, trong phòng yên tĩnh. Đối tượng

không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc) trước đó 2 giờ.
− Tư thế đo: đối tượng ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức

với tim. Có thể đo ở các tư thế nằm, ngồi. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo
đường, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác định có hạ HA tư thế hay không.


×