Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giải pháp tăng nguồn thu cho trung tâm truyền hình thông tấn tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.98 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Vị trí chức năng của Trung tâm Truyền hình Thông tấn, Truyền
hình thông tấn là đơn vị trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam, thực hiện
chức năng cung cấp và phát quảng bá tin, văn kiện chính thức của Đảng
và Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng phương thức truyền hình
và đa phương tiện, phục vụ các đối tượng có nhu cầu
Trung tâm Truyền hình Thông tấn là đơn vị sự nghiệp có thu, có
con dấu và tài khoảng riêng, được hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Tổng Giám
đốc Thông tấn xã Việt Nam.
Như vậy Trung tâm Truyền hình cũng như các đơn vị sự nghiệp có
thu được áp dụng cơ chế tài chính tự chủ một phần kinh phí theo quy
định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của
Chính phủ quy định quyền tư chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ , tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập. Là đơn vị báo chí hoạt động theo luật báo chí, hạch
toán nhuận bút theo của Nghị đinh 61/2002/NĐ-CP, ngày 11/06/2002
của chính phủ về chế độ nhuận bút, quản lý tài sản của Nhà nước theo
quy định của pháp luật.
Để Trung tâm Truyền hình chính ngày càng phát triển, cần phải tận
dụng cơ sở vật chất, phát huy nguồn lực để tổ chức các dịch vụ, mở rộng
dịch vụ, quảng cáo nhằm tạo nguồn thu bổ sung cho hoạt động. Như vậy,

2



Trung tâm Truyền hình cần phải có lộ trình phát triển, đề ra các giải pháp
để tăng nguồn thu cho mình.
I. Cơ chế tài chính của Trung tâm Truyền hình Thông tấn.
Truyền hình Thông tấn là đơn vị sự nghiệp có thu, được áp dụng
cơ chế tài chính tự chủ một phần kinh phí theo quy định tại Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định
quyền tư chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ , tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Được
thành lập theo quyết định số 1123,1124/QĐ-TTX ngày 30/9/2009 của
Tổng giám đốc TTXVN, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của
Truyền hình Thông tấn được thực hiện như sau :
Kinh phí ban đầu : Trước khi bước vào hoạt động, Trung tâm
Truyền hình được các cấp có thẩm quyền phê duyệt xem xét cấp các
khoản kinh phí ban đầu đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc, lựa
chọn xây dựng phương án lựa chọn, sử dụng nhân lực hình thành bộ máy
cơ cấu tổ chức giúp cho Truyền hình Thông tấn đi vào hoạt động hoà
cùng hệ thống những đơn vị thực hiện chuyển tải thông tin bằng hình
ảnh động đến với khán giả trong cũng như ngoài nước.
Mang đặc thù là hãng Thông tấn Nhà nước thực hiện chức năng
Thông tấn. Truyền hình Thông tấn chịu sự quản lý trực tiếp của các Cơ
quan chức năng do Chính phủ Việt Nam quy định & thực hiện chức năng
chính là Cơ quan phát ngôn của Đảng &Nhà nước do vậy kinh phí hoạt
động chủ yếu do Nhà nước cấp. Ngoài ra còn huy động một số cơ quan,
tổ chức chính trị kinh tế xã hội cùng phối hợp thực hiện tuyên truyền

3


theo những chủ đề nội dung riêng phù hợp với luật Báo chí và các quy
định hiện hành của các Cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài kinh phí ban

đầu xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, tuyển chọn nhân lực sản xuất cũng
như quản lý giúp cho Truyền hình Thông tấn hoạt động liên tục, đều đặn,
hàng năm Ngân sách Nhà nước vẫn phải cấp cho Truyền hình Thông tấn
kinh phí để hoạt động.
II. Nguồn kinh phí trên chủ yếu bao gồm chi cho các khoản sau
-

Chi cho con người : Tiền lương , phụ cấp & các khoản

bảo hiểm theo quy định
Thuê nhân công : Thuê cộng tác viên, chuyên gia thực
hiện một số công việc liên quan đến sản xuất, phát sóng chương
trình
-

Thù lao nhuận bút theo Nghị định 61/2002/NĐ-CP
Các khoản chi văn phòng : Vật tư, Công cụ, dụng cụ,

phương tiện làm việc, VPP, điện, nước, điện thoại, sách báo tạp chí

-

Cải tạo sửa chữa tài sản phục vụ cho nhiệm vụ chuyên

môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng
Chi phí truyền dẫn, phát sóng theo đặc thù của đơn vị
Các khoản chi phí phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của
đơn vị như vật tư, hàng hoá, trang thiết bị kỹ thuật , in ấn tài liệu,
trang phục, các khoản chi mang tính chất đặc thù…
Một số khoản chi mang tính chất phong trào như Công

đoàn, đoàn thanh niên, Đảng ….
Bổ sung thêm tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm
việc duy trì và phát huy hoạt động của Trung tâm

4


Bên cạnh nguồn kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp, Truyền hình
Thông tấn cũng như bao cơ quan Báo chí cũng thực hiện xã hội hoá
Thông tin giảm bớt gánh nặng kinh tế cho Nhà nước. Truyền hình Thông
tấn kể từ khi thành lập tới nay đã huy động được tương đối lớn các
khoản thu do xã hội hoá mang lại tăng thu nhập cho người lao động
trong đơn vị & bổ sung kinh phí hoạt động cho kênh, giảm bớt nhu cầu
xin kinh phí Nhà nước cấp tiến dần đến tự chủ toàn bộ hoạt động .
III. Các khoản thu chủ yếu từ các hoạt động sau :
-

Quảng cáo , giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ do các

thành phần kinh tế có nhu cầu quảng bá, giới thiệu sản phẩm của
mình đến người xem
Phối hợp cùng các Bộ, ban, Ngành, tổ chức chính trị
xã hội thực hiện một số chiến dịch truyền thông tuyên truyền chủ
trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao sự hiểu biết
cho tất cả các tầng lớp trong xã hội, định hướng thông tin chính
xác, kịp thời mang lại đời sống no ấm cho người dân.
Khai thác giá trị gia tăng : Từ thế mạnh là một đơn vị
trực thuộc TTXVN, Truyền hình Thông tấn có điều kiện thuận lợi
được tiếp xúc, khai thác rất nhiều nguồn thông tin quý giá, quan
trọng trong và ngoài nước mà các Cơ quan báo chí địa phương khó

có điều kiện tiếp cận hoặc có thể tiếp cận được nhưng hiệu quả
không cao. Chính vì vậy , khai thác các chương trình do Vnews
thực hiện có lợi cho cả hai phía. Đối với người khai thác thông
tin : Thông tin làm phong phú nội dung chương trình, thu hút thêm
người xem, tăng uy tín cho kênh…. Đối với đơn vị cung cấp thông
tin việc cung cấp thông tin trước hết giúp cho mở rộng phạm vi
5


tuyên truyền thông tin đến người xem, đáp ứng nhiệm vụ mà Nhà
nước giao đối với Cơ quan báo chí trực thuộc Chính phủ; sau đó,
Truyền hình Thông tấn có điều kiện trao đổi thông tin với các cơ
quan báo chí khác dần nâng cao vị thế của mình. Cuối cùng việc
cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí khác tạo ra một nguồn
thu tương đối ổn định cho Trung tâm; Có được nguồn thu ổn định ,
Trung tâm sử dụng để nâng cao chất lượng chương trình, cải thiện
thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên & từng bước tới tự chủ
toàn bộ về tài chính nhưng vẫn đảm bảo chức năng thông tin tuyên
truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.
IV. Giải pháp tăng nguồn thu cho Trung tâm Truyền hình Thông tấn
Có thể nói, một trong những hạn chế lớn nhất đối với một kênh
truyền hình như Trung tâm Truyền hình Thông tấn là việc tiếp cận vào
thị trường muộn, trong đó có các hình thức kinh doanh quảng cáo và
dịch vụ. Do đó, để cạnh tranh trong tình hình hiện nay sẽ là một thách
thức không nhỏ.
Do đó, Trung tâm Truyền hình Thông tấnphải đặt ra một lộ trình
cụ thể để phát triển, nâng cao chất lượng về cả nội dung và hình bước,
qua đó hỗ trợ cho lĩnh vực kinh doanh quảng cáo - dịch vụ; làm thế nào
để khách hàng hài lòng với những sản phẩm dịch vụ mà Trung tâm
Truyền hình Thông tấn mang lại. Sau đây là một số những khuyến nghị:

Thứ nhất, Trung tâm Truyền hình Thông tấn cần quảng bá sản
phẩm rộng ra trong cả nước, mở rộng diện phát sóng. Xây dựng Trung
tâm Truyền hình Thông tấn trở thành một kênh truyền hình quan trọng

6


trong hệ thống thông tin đại chúng, phục vụ người xem với những nội
dung đa dạng, phong phú, phản ánh đa chiều các vấn đề của thông tin
trong nước lẫn quốc tế, phản ánh hiệ hiệu quả các lĩnh vực của xã hội,
góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị, an ninh và quốc phòng.
Mặc dù vậy, Trung tâm Truyền hình Thông tấn cũng cần vạch ra
giải pháp cụ thể nhằm giữ chân khách hàng, đó là: Cần phải nhắm tới đối
tượng độc giả cụ thể, kể cả những khách hàng mà các nhà quảng cáo
nhắm đến; cần phải lập kế hoạch để đạt được số lượng độc giả; tạo ra
nhu cầu để độc giả quan tâm và thích đọc…
Thứ hai, Trung tâm Truyền hình Thông tấn cần triển khai lộ trình
quảng cáo và tiến hành công tác quảng cáo trên kênh, bởi quảng cáo sẽ
mang lại một nguồn thu đáng kể cho hoạt động, góp phần tăng nguồn
vốn để đầu tư mở rộng việc phát triển Trung tâm Truyền hình Thông tấn
và các nguồn chi khác. Như hiện nay, Trung tâm Truyền hình Thông tấn
phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước với các nguồn chi:
Lương , phụ cấp và các khoản bảo hiểm theo quy định; Thuê nhân công;
Thù lao nhuận bút; Các khoản chi văn phòng; Cải tạo sửa chữa tài sản
phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình
cơ sở hạ tầng; Chi phí truyền dẫn, phát sóng theo đặc thù của đơn vị;
Các khoản chi phí phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; Một số khoản chi
mang tính chất phong trào hay Bổ sung thêm tài sản, trang thiết bị,
phương tiện làm việc duy trì và phát huy hoạt động của Trung tâm. Phấn
đấu từng bước tăng nguồn thu từ hoạt động quảng cáo và các dịch vụ

khác để có thêm các điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động, nội dung,

7


tăng số trang, mở thêm các số phụ san, chuyên đề và mở rộng, nâng cao
chất lượng Trung tâm Truyền hình.
Thứ ba, Trung tâm Truyền hình Thông tấncần xây dựng lộ trình tự
đảm bảo về tài chính đối với một số hoạt động thường xuyên; hoàn
chỉnh mô hình tổ chức quản lý tài chính, thực hiện phân cấp quản lý tài
chính trong nội bộ Trung tâm Truyền hình Thông tấntheo hướng nâng
cao tự chủ trong quản lý tài chính của đơn vị.
Thứ tư, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức thu chi tài chính
làm công cụ đo lường và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch dài hạn, kế
hoạch hàng năm của Trung tâm Truyền hình.
Cuối cùng, tăng cường năng lực làm nhiệm vụ quảng cáo; mở rộng
và nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo, dịch vụ theo quy định của
pháp luật; xây dựng chiến lược quảng cáo linh hoạt, phù hợp kinh tế thị
trường và truyền thống văn hóa Việt Nam; tăng nguồn thu từ dịch vụ gia
tăng khác.
V. Các giải pháp chủ yếu
Đầu tiên Trung tâm Truyền hình Thông tấn nên đổi mới tổ chức bộ
máy. Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của Trung tâm Truyền
hình Thông tấntheo chức năng và nhiệm vụ được giao; đổi mới tổ chức
và công tác quản lý. Tiếp theo, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Trong đó, tập trung đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến sự
phát triển của Trung tâm Truyền hình Thông tấn phù hợp với quy định
của pháp luật và sự phát triển của truyền hình nói chung. Ngoài ra, phát
triển nguồn nhân lực. Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công
8



chức, viên chức; xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ Trung tâm Truyền hình Thông tấnvà thực tế phát triển
của hệ thống truyền hình Việt Nam. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển; cải tiến hình thức
và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp các hình thức đào tạo trong
nước và ngoài nước với một tỷ lệ hợp lý; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
toàn diện về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp
vụ, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ được giao. Xây dựng và thực hiện kế
hoạch bổ sung nguồn nhân lực, bảo đảm số lượng hợp lý và chất lượng
ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Truyền hình và xu thế
phát triển truyền hình hiện đại. Song song với đó, nghiên cứu phát triển
và đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ việc:
Hoạch định chiến lược phát triển công nghệ mới; ứng dụng các công
nghệ hiện đại trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động báo chí. Coi trọng
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, kỹ thuật đo lường
hiện đại, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chế kỹ thuật phục vụ quản lý nhà
nước về báo chí; ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin trong việc
lưu trữ tư liệu do Trung tâm Truyền hình Thông tấn.
Cuối cùng, nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý Trung tâm Truyền
hình Thông tấn. Có thể nói, đây là vấn đề quan trọng nhất trong việc
phát triển chất lượng Trung tâm Truyền hình Thông tấn. Nếu năng lực
lãnh đạo Trung tâm Truyền hình Thông tấn đạt chuẩn và ở mức cao thì
việc chèo lái, định hướng, phát triển sẽ ngày càng hiệu quả; góp phần
nâng cao năng lực quản lý kinh tế. Việc nắm vững tri thức về quản lý
kinh tế là điều kiện quan trọng, một trong những yếu tố quyết định hiệu
9



quả hoạt động của đội ngũ phóng viên, cán bộ quản lý Trung tâm Truyền
hình Thông tấn. Đội ngũ lãnh đạo cần phải không ngừng nâng cao về
năng lực, khả năng quán xuyến và tổ chức hoạt động không chỉ về
chuyên môn nghiệp vụ, mà còn có khả năng tổ chức quản lý kinh tế, điều
hành kinh tế, quản lý về nguồn thu quảng cáo, chi phí, thưởng, tích
thưởng… trong hoạt động chung.

10


KẾT LUẬN
Có thể nói, mỗi nhà báo hay phóng viên công tác trong Trung tâm
truyền hình Thông tấn xã Việt Nammuốn làm việc, hoạt động một cách
có hiệu quả, phải xác định các nhiệm vụ công tác của mình phù hợp với
tính chất khách quan của các chức năng báo chí. Việc nắm vững tri thức
về quản lý kinh tế là điều kiện quan trọng, một trong những yếu tố quyết
định hiệu quả hoạt động của đội ngũ phóng viên, cán bộ quản lý của đài.
Đội ngũ lãnh đạo Trung tâm truyền hình Thông tấn xã Việt Nam cần
phải không ngừng nâng cao về năng lực, khả năng quán xuyến và tổ
chức hoạt động không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn có khả
năng tổ chức quản lý kinh tế, điều hành kinh tế, quản lý về nguồn thu
quảng cáo, chi phí, thưởng, tích thưởng… trong hoạt động chung. Từng
bước quy chuẩn, chuyên nghiệp hóa đội ngũ lãnh đạo Trung tâm truyền
hình Thông tấn xã Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, để phát triển mạnh mẽ đối với một
kênh truyền hình như Trung tâm truyền hình Thông tấn xã Việt Nam đó
là cơ hội và cũng nhiều thách thức. Hai vấn đề mà hiện nay các doanh
nghiệp nói chung, các cơ quan báo chí nói riêng đang quan tâm đó là
phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hình ảnh thương hiệu cho đơn vị
cũng như sản phẩm của mình. Đây chính là hai vấn đề cơ bản và quan

trọng mà Trung tâm truyền hình Thông tấn xã Việt Nam cần quan tâm
điều chỉnh trong quá trình hoạt động. Và đội ngũ lãnh đạo Trung tâm
truyền hình Thông tấn xã Việt Nam cần phải vừa nâng cao kỹ năng quản
11


lý hoạt động nghiệp vụ, vừa phải tự học, bổ sung thêm các yêu cầu về kỹ
năng quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, điều hành kinh tế của đơn
vị, từng bước quy chuẩn, chuyên nghiệp hóa năng lực quản lý kinh tế để
duy trì và phát triển Trung tâm Truyền hình Thông tấn ngày càng lớn
mạnh; tạo nguồn thu - chi vững chắc cho hoạt động của kênh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb
Lao động, Hà Nội.
3. Một số tài liệu của Trung tâm truyền hình Thông tấn xã Việt
Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

12



×