Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn để dạy học hiệu quả nội dung lịch sử việt nam lớp 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.21 KB, 22 trang )

Mục Lục
Mục
1.
1.1
1.2
1.3
1.4

Nội Dung
MỞ ĐẦU

Trang
2

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận

2
3
3
3
3
3

2.2.

Thực trạng của vấn đề



4

2.3
2.4
2.4.1

Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp
Các biện pháp tổ chức thực hiện
Khảo sát một số bài học có thể vận dụng kiến thức liên
môn.
Sưu tầm, lựa chọn các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội
dung bài học

6
6
6

2.4.3

Vận dụng kiến thức liên môn vào một số bài dạy học cụ
thể

8

2.4.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

2.
2.1

2.4.2

3.

8

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người. Bởi
thế môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về văn
hóa, tư tưởng, đạo đức và năng lực hành động. Lịch sử cũng như các môn học
khác, có vai trò to lớn trong việc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà
còn cả về tư tưởng, tình cảm. Giúp các em thấy được quá trình phát triển của
một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người, góp phần quan
trọng vào việc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
Thực tế lại là một nghịch lý, khi môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng như
vậy nhưng thế hệ trẻ lại rất ít người học sử, đọc sử và yêu Lịch sử. Trong hệ
thống giáo dục ở trường THCS, với học sinh, môn Lịch sử thường được xem là
môn phụ, ít được quan tâm. Nhiều người quan niệm rằng Lịch sử là môn học

thuần nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những cái đã qua không thể thay
đổi nên chỉ cho quá khứ chứ không áp dụng vào thực tiễn, khô khan, khó học,
khó nhớ, hơn nữa lai là bộ môn liên quan đến nhiều con số ngày tháng năm và
phải là con số chính xác. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng
thú học tập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học Lịch sử.
Hiện nay ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức,
hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức
mới, mong muốn học sinh ngày càng quan tâm đến Lịch sử nhân loại và dân tộc,
hơn hết là hiểu được giá trị của lao động, tinh thần đoàn kết, yêu chuộng tự do
hòa bình và bắc ái góp phần hình thành nhân cách, ứng xử đúng đắn theo tinh
thần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Bản thân qua 11 năm công tác, trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở bậc
THCS, tôi nhận thấy chúng ta cần phải thay đổi cách truyền đạt kiến thức, phát
huy tính tích cực, khả năng sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức và ghi nhớ
Lịch sử một cách dễ dàng hơn. Muốn làm được như vậy chúng ta cần biết phải
làm sao để giờ học Lịch sử trở nên bớt khô khan, học sinh chủ động tiếp thu và
ghi nhớ kiến thức.
Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này nhưng
để chuyên sâu và thiết thực cần được áp dụng vào thực tế môn học, tiết học cụ
thể. Để chúng ta có thể vận dụng kiến thức liên môn ở từng bài, từng phần cụ
thể và phải vận dụng sao cho tự nhiên nhất, dễ làm nhất, làm thường xuyên
nhất thì mới có hiệu quả. Bằng kinh nghiệm thực tế, tôi mạnh dạn góp một
tiếng nói về: "Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn để dạy học
hiệu quả nội dung Lịch sử Việt Nam-Lớp 9 THCS”
2



1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi viết đề tài này, tôi không mong muốn là đưa ra khuôn mẫu nào đó
mang tính áp đặt mà tôi hi vọng đồng nghiệp của mình có thể tham khảo, cùng
góp tiếng nói để sử dụng linh hoạt nhất trong các bài dạy Lịch sử, để tiết học,
môn học Lịch sử đối với học sinh không còn áp lực, việc ghi nhớ thông tin của
học sinh cũng trở nên dễ dàng hơn khi gắn liền kiến thức Lịch sử với kiến thức
thực tế và kiến thức các môn học khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Liên quan đến đề tài đã lựa chọn, sáng kiến kinh nghiệm này tôi hướng đến
những đối tượng sau:
- Học sinh lớp 9 Trung học cơ sở.
- Môn Lịch sử bậc Trung học cơ sở.
- Một số phương pháp, tư liệu tham khảo; kinh nghiệm của đồng nghiệp;
nguồn từ mạng internet.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm, tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết (thực hiện khi nghiên cứu và
hướng dẫn của ngành về công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu
khoa học).
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (sử dụng chủ
yếu khi thu thập thông tin, khảo sát học sinh để có căn cứ, giải pháp thích hợp
khi triển khai đề tài).
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu (thực hiện trước, trong và sau khi
thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm để có biện pháp điều chỉnh, bổ sung, vận
dụng hợp lý).
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng
tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Ở mức độ cao, sự tích hợp

này sẽ hình thành những môn học mới. Điều này đã được Đại hội Đảng lần thứ
XI (2011), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo... xây dựng thành chương trình giáo dục tổng thể, trong đó môn
Lịch sử thuộc về môn khoa học xã hội của sách giáo khoa mới sẽ dự tính thay
vào năm 2018.
Thực tế hiện nay, khi môn Lịch sử đang giữ vị trí độc lập, việc tích hợp chỉ
ở mức độ thấp, được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Xuất phát từ chức
năng của môn Lịch sử là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát
triển của xã hội loài người (thế giới và dân tộc), việc nắm vững những sự kiện
3


và quá trình lịch sử đòi hỏi phải nắm kiến thức liên quan nhiều đến lĩnh vực
khoa học xã hội- nhân văn và khoa học tự nhiên. Với giáo viên Lịch sử, sự hiểu
biết và vận dụng kiến thức liên môn là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công
cho bài giảng. Dạy học tích hợp liên môn là cần thiết tăng tính hấp dẫn, tạo
hứng thú cho học sinh trong học tập Lịch sử.
Để đạt hiệu quả cao trong dạy học bộ môn, người giáo viên trực tiếp giảng
dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS không nên quá rập khuôn theo nội dung
sách giáo khoa, sách giáo viên mà phải tìm tòi, vận dụng vào nội dung bài học
bằng cách kết hợp kiến thức tương đồng giữa các môn học làm cho bài học trở
nên sinh động, nhẹ nhàng, bớt khô khan cứng nhắc. Thực tế là không ít tác phẩm
văn học mà tự bản thân nó là một tư liệu lịch sử, nội dung của nó mang hơi thở
của thời đại như: "Bình Ngô đại cáo", "Hoàng Lê nhất thống chí", "Hịch tướng
sĩ"... Điều này giúp chúng ta khẳng định rằng giữa Lịch sử và các môn học khác
như: Văn học, Địa lý, Âm nhạc,... có sự giao hòa, đan cài, quan hệ chặt chẽ với
nhau: “ Văn – Sử - Triết bất phân”.
Trong việc học Lịch sử hiện nay, không ít học sinh tỏ ra nhàm chán và cảm
thấy khó khăn khi tiếp thu bài học. Công việc của chúng ta là phải làm sao để

mỗi giờ dạy học Lịch sử là một giờ học mở, sinh động, học sinh đón nhận kiến
thức một cách hứng thú để các em được cuốn hút mình vào trong giờ học. Một
trong những phương pháp để tạo nên sự khác biệt tích cực chính là đổi mới cách
khai thác, truyền thụ nội dung bài học. Học sinh của chúng ta đã quen nhớ máy
móc, gây lãng phí thời gian, khiến học sinh mệt mỏi và chắc chắn không có tác
dụng hoàn toàn tích cực bởi nếu cách ghi nhớ này thật sự đem lại lợi ích như
mong muốn thì nhiều học sinh đã không gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bài.
Trong khi đó, ghi nhớ bằng những câu thơ có vần điệu, những câu hát sâu lắng,
những hình ảnh sinh động... giúp cả người dạy và người học đều có hứng thú.
Vì thế, với trách nhiệm, tình cảm của giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử,
bản thân tôi nhận thấy mình cần phải làm thế nào để học sinh có hứng thú, có sự
đam mê đối với bộ môn Lịch sử.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Những năm qua, việc dạy học Lịch sử đã có những tiến bộ đáng kể, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Tuy nhiên, đánh giá một
cách khách quan chúng ta thấy việc dạy học Lịch sử còn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng được những yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi. Phương pháp dạy học lịch sử
trong các nhà trường còn chậm đổi mới, thiếu tính cập nhật, sáng tạo, trì trệ và
lạc hậu. Tình trạng dạy chay, lối thuyết trình đơn điệu, truyền thụ một chiều, đôi
khi còn đọc chép, lệ thuộc sách giáo khoa v.v... còn phổ biến ở nhiều nơi. Chính
đây làm cho chất lượng dạy học bộ môn không cao, học sinh không hứng thú,
say mê học tập bộ môn. Mỗi một kỳ thi quốc gia đi qua lại là một lần những
người làm công tác giáo dục trăn trở và những giáo viên dạy Lịch sử không khỏi
chạnh lòng khi học sinh không đăng ký thi hoặc có rất nhiều điểm 0 môn Lịch
sử.

4


Thực tế trong các nhà trường hiện nay, chỉ có số ít học sinh còn yêu thích

và muốn tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, đa số học sinh không thích học bộ môn
này vì nó quá khô khan với các chuỗi sự kiện, mốc thời gian cần ghi nhớ, đồng
nghĩa với việc học thuộc lòng và rất dễ lẫn các sự kiện với nhau. Một số học
sinh ghi nhớ không tốt dẫn đến chán học hoặc học bắt buộc.
Để chứng minh thực tế trên và để có cơ sở thực nghiệm cho đề tài của
mình, tôi đã tiến hành khảo sát:
Chất lượng cuối năm học 2012 - 2013 ở trường THCS Thành Tâm, huyện
Thạch Thành trước khi nhận giảng dạy môn Lịch sử của khối 9 năm học 20132014. Nội dung khảo sát gồm 2 câu hỏi, bài viết trong vòng 20 phút:
1. Em hãy nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam? (kiểm tra kiến thức đã học ở lớp
8).
2. Em có thích học môn lịch sử không? (Câu hỏi khảo sát thăm dò)
Kết quả như sau:
Khối

9

TS
HS
86

Chất lượng
(Điểm cho câu 1)
Khá
TB
Yếu

Giỏi

SL TL SL TL


SL TL

SL TL

2

30

28

2,3

10

11,6

34,9

Kết quả thăm dò
(câu 2)

Không

Kém
SL TL

32,6 16

18,6


SL

TL

SL

TL

31

36

55

64

Chất lượng cuối năm học 2013 - 2014 ở trường THCS Thành Tâm, huyện
Thạch Thành trước khi nhận giảng dạy môn Lịch sử của khối 9 năm học 20142015. Nội dung khảo sát gồm 2 câu hỏi, bài viết trong vòng 20 phút:
1. Em hãy nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam? (kiểm tra kiến thức đã học ở lớp
8).
2. Em có thích học môn lịch sử không? (Câu hỏi khảo sát thăm dò)
Kết quả như sau:
Khối

9

TS
HS

78

Chất lượng
(Điểm cho câu 1)
Khá
TB
Yếu

Giỏi

Kém

Kết quả thăm dò
(câu 2)

Không

SL TL SL TL

SL TL

SL TL SL TL

SL TL

SL

TL

2


28

25

28

50

64.1

2.6

8

10.2

35.9

32

15

19.3

35.9

5



Kết quả cho thấy do không có hứng thú học môn Lịch sử dẫn đến chất
lượng môn học không cao, có tới 50% học sinh điểm yếu kém. Nguyên nhân
chính là học sinh cho rằng môn Lịch sử là một môn học khô khan, khó nhớ và
không thích học, ngại học.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song chủ yếu là những
lý do sau đây:
Một là giáo viên dạy Lịch sử chưa nhận thức đúng đắn sự cần thiết phải đổi
mới phương pháp dạy học bộ môn, hoặc có đổi mới nhưng chỉ là chiếu lệ, hiệu
quả không cao. Các tiết học của nhiều giáo viên đơn thuần chỉ là giáo viên nêu
câu hỏi, học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời và học sinh ghi bài. Nhiều giáo viên
chưa đầu tư cả về thời gian và trí tuệ để có tiết dạy tích hợp sinh động phong
phú nhằm giúp học sinh tìm hiểu và dựng lại hoạt động của con người trong quá
khứ.
Hai là trong các nhà trường hiện nay tồn tại quan niệm “môn chính”, “môn
phụ”; việc tổ chức thi cử còn nhiều bất cập; sự tính toán trong định hướng nghề
nghiệp sau này của phụ huynh cho con em của mình khi đánh giá vai trò của
môn Lịch sử rất mờ nhạt. Điều này dẫn đến học sinh không thích học hoặc
không còn thời gian để học môn Lịch sử.
Ba là chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử có nhiều hạn chế, bất
cập, nặng tính hàn lâm, chưa khoa học, chủ yếu là kênh chữ, hình ảnh trực quan
thiếu tính thẩm mỹ.
Bốn là đồ dùng, thiết bị dạy học thiếu thốn nhất là vùng nông thôn, miền
núi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, bình quân mỗi trường chỉ
được 1 máy chiếu, nhiều trường chưa có máy chiếu.
Thực tế đã cho thấy có mâu thuẫn trong nhận thức về bộ môn Lịch sử. Một
mặt đều nhận thức được rằng Lịch sử là môn học bổ ích về mặt kiến thức;
nhưng mặt khác lại có thái độ không thích học, ngại học.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp
Qua thực trạng và kết quả khảo sát nêu trên, tôi đã tìm hiểu và vận dụng
kinh nghiệm để tìm giải pháp khắc phục. Các giải pháp cụ thể đó là:

- Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng kiến thức liên môn.
- Sưu tầm, lựa chọn các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học.
- Vận dụng kiến thức liên môn vào một số bài dạy học cụ thể.
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4.1. Khảo sát một số bài học có thể vận dụng kiến thức liên môn.
Khảo sát nội dung các bài học có thể vận dụng kiến thức liên môn là một
bước rất quan trọng bởi một bài học bao giờ cũng tập trung xoay quanh một
phạm vi kiến thức cụ thể nào đó. Trọng tâm kiến thức mà chúng ta cần hướng
dẫn học sinh khai thác chính là trung tâm mà chúng ta cần khai thác để học sinh
ghi nhớ, nắm vững. Khi vận dụng, giáo viên có thể xác định trọng tâm của nội
dung kiến thức thông qua sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng,
thông qua sách giáo viên, các tài liệu tham khảo và phần ghi nhớ sau mỗi bài

6


học. Bản thân tôi đã khảo sát ở chương trình Lịch sử THCS và nhận thấy một số
tiết có thể vận dụng hiệu quả kiến thức liên môn.
Cụ thể một số tiết bài như sau:
Tiết
13

Lớp
Tên bài
6
Nước Văn Lang

15

6


Nước Âu Lạc

19

6


23


7

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng

Ba lần kháng chiến chống

Kiến thức có thể liên môn
Địa lí, Ngữ văn, Kiến thức xã hội,
Mĩ thuật, Âm nhạc, GDCD…
Địa lí, Ngữ văn, Kiến thức xã hội,
Mĩ thuật, GDCD…
Địa lí, Ngữ văn, Kiến thức xã hội,
Mĩ thuật, GDCD…

Ngữ văn, Địa lí, GDCD…

Mông- Nguyên.


37

49

22

7 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ngữ văn, Địa lí, Kiến thức xã hội, GDCD…
Khởi nghĩa nông dân Đàng Kiến thức xã hội, Ngữ văn, Địa lí,
7
Ngoài.
GDCD…
… …
...
8
Cách mạng tháng Mười Ngữ văn, Địa lí, GDCD…
Nga năm 1917.

42

8

43

8


6
19



9
9

39

9





Kiến thức xã hội, Ngữ văn, Địa lí,
GDCD…
Trào lưu cải cách duy tân ở Kiến thức xã hội, Ngữ văn, Địa lí,
Việt Nam.
GDCD…

...
Các nước Đông Nam Á
Kiến thức xã hội, Địa lí, GDCD,…
Những hoạt động
của Ngữ văn, Địa lí, Kiến thức xã hội,
Nguyễn Ái Quốc…
Âm nhạc, GDCD…
Xây dựng chủ nghĩa xã hội Kiến thức xã hội, Âm nhạc,
ở miền Bắc…
GDCD…

...
Khởi nghĩa Yên Thế.


Ngoài những bài dạy có thể vận dụng kiến thức liên môn đã nêu trên, người
giáo viên nếu chịu khó tìm tòi, sáng tạo một chút thì đều ít nhiều tìm ra những
bài học có thể vận dụng vào những đơn vị kiến thức cụ thể phù hợp. Cách làm
này tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, sinh động, tác động mạnh tới tư duy của
người học. Không chỉ khiến các em tập trung tại thời điểm giáo viên vận dụng
kiến thức khác mà còn gây hứng thú, lôi cuốn các em suốt cả tiết học ấy. Điều
quan trọng là người giáo viên phải chịu khó đọc, tìm hiểu các nguồn ngữ liệu
thông qua sách báo, mạng internet… rồi từ đó thống kê, khảo sát các bài học có
thể vận dụng. Làm được việc này chính là người dạy đã đầu tư chất xám cùng

7


lúc cho chính bản thân mình và các học sinh. Hơn nữa việc khảo sát địa chỉ liên
môn còn giúp giáo viên tích hợp đúng địa chỉ, điều này là vô cùng quan trọng để
có giờ dạy đạt hiệu quả cao.
2.4.2. Sưu tầm, lựa chọn các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học
Có ba cách để mỗi giáo viên tự tạo cho mình một kho dữ liệu phong phú,
giàu có để chuẩn bị cho mỗi bài dạy.
Cách 1: Tra cứu thông tin, dữ liệu trên sách báo, nguồn internet.
Cách 2: Hỏi các bậc cao niên và học tập đồng nghiệp.
Cách 3: Tự sáng tạo.
Cách 4: Dự giờ một số tiết học thuộc môn học liên quan để nắm bắt nội
dung chương trình hiện hành, tù đó có địa chỉ tích hợp chính xác.
Trong 4 cách làm này, cách 1 là nguồn tài nguyên học liệu giàu có nhất.
Chúng ta có thể vào trang web để tra cứu. Bản thân
tôi thường tra cứu trên trang web này bằng cách tìm theo chủ đề.
Chẳng hạn: Với chủ đề “Dạy học Lịch sử bằng thơ”, tôi tìm được khoảng
822.000 kết quả trong 0,29 giây từ trang web . Sau

khi chọn lọc, tôi có thể vận dụng các kiến thức vừa tìm được vào các bài có chủ
đề liên quan… Hay với từ khóa: “Thơ hay về Bác Hồ”, tôi tìm được khoảng
685.000 kết quả trong 0,27 giây và nguồn ngữ liệu này được tôi chọn và sử dụng
vào các bài liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc,
vai trò của Người đối với những thời điểm trọng đại của lịch sử dân tộc như:
19/8/1945, 2/9/1945, 7/5/1954,…
Ngoài tra cứu nguồn tư liệu trên mạng, giáo viên có thể đọc sách để tìm
hiểu thêm những câu hỏi, kiến thức thú vị về lịch sử dân tộc và thế giới. Có thể
kể tên những cuốn sách bổ ích như: “Mười vạn câu hỏi vì sao” của NXB Giáo
dục Việt Nam; “Những bí mật của thế giới” (NXB Lao động); “AlmanachNhững nền văn minh thế giới” (NXB Văn hóa- Thông tin); “Đại Nam quốc sử
diễn ca” (NXB Giáo dục Việt Nam); “Đại Nam thực lục” (NXB Giáo dục Việt
Nam); “Từ điển địa danh lịch sử Việt Nam” (NXB Giáo dục Việt Nam); v.v…
Từ những tài liệu tham khảo kể trên, giáo viên có thể sưu tầm và hệ thống được
một số câu hỏi, kiến thức thú vị, góp phần hỗ trợ cho tiến trình dạy học Lịch sử
THCS.
Trong 4 cách, cách 1 phổ biến, thông dụng, thuận lợi và tiết kiệm được thời
gian. Ba cách còn lại đòi hỏi người làm cần đầu tư thời gian, công sức nhiều
hơn. Đặc biệt cách thứ 3 cần đòi hỏi một chút năng khiếu. Nhưng với tinh thần
nhiệt huyết, lòng yêu nghề sâu sắc, tôi tin rằng các đồng nghiệp cũng sẽ tìm thấy
niềm vui, sự bổ ích từ những nguồn tư liệu quý giá mà chúng ta chưa khai thác.
2.4.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào một số bài dạy học cụ thể
Vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện Lịch sử thuộc về
giáo viên dạy bộ môn nhưng nếu như chỉ dựa vào kiến thức sách giáo khoa thì
khó có thể làm cho kiến thức sinh động, dễ nhớ. Vì vậy, việc kết hợp kiến thức
Văn học, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, v.v... vào bài giảng Lịch sử sẽ làm cho bài
học sinh động hơn. Sự kiện Lịch sử không còn khô khan mà trở
8


nên quen thuộc, gần gũi, dễ học và dễ nhớ hơn rất nhiều. Để minh họa cho

kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi xin nêu một số ví dụ về việc vận dụng
kiến thức liên môn vào dạy đơn vị kiến thức trong chương trình Lịch sử THCS
tại trường THCS Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa trong năm
học 2013- 2014, và năm học 2014 - 2015 cụ thể:
2.4.3.1. Sử dụng kiến thức môn Ngữ văn trong một số bài Lịch sử:
Văn học và Lịch sử vốn có mối liên hệ khăng khít, trong Văn có Sử trong
Sử có Văn. Các trích đoạn thơ văn có tác dụng minh họa, cụ thể hóa sự kiện,
giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử. Các tác phẩm
văn học bằng những hình tượng cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình
cảm của người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn,
nâng cao hứng thú cho học sinh.
Ví dụ : Khi dạy bài 7- Các nước Mĩ- La- tinh. Mục II :Cu- ba- hòn đảo
anh hùng với những vần thơ rất đep của Tố Hữu:
Anh viết cho em, tự đảo này
Cu- Ba, hòn đảo Lửa, đảo Say
Ở đây say thật, say trời đất
Sóng biển say cùng rượu mật, say...
Hay:
Em ạ, Cu- ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương.
( Từ Cu- ba- Tố Hữu)
Ví dụ khác: Khi dạy bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước
ngoài trong những năm 1919 – 1925 (Lịch sử 9), tôi có thể giới thiệu bài học
bằng cách trích dẫn đoạn thơ:
“Luận cương đến với Bác Hồ
Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách

gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin.”
(Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên) Khi dạy bài 22: Cao trào cách
mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Để giúp học sinh ghi
nhớ sự kiện ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái
Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (Lịch sử 9), tôi trích đoạn
thơ:
“Ôi sáng xuân nay – xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!

9


Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!
(Theo chân Bác, Tố Hữu)
Khi dạy bài "Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" (Lịch sử 9), để gợi
khí thế cách mạng của khởi nghĩa ở khắp các địa phương trong toàn quốc, tôi đã
đọc đoạn trích:
"Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy
Nước non ơi hết thảy vùng lên!
Bắc Trung Nam khắp ba miền
Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay!"
( Ba mươi năm dời ta có Đảng- Tố Hữu)
Những câu thơ trên đã giúp học sinh thấy rõ không khí cách mạng và
đánh giá đúng về vai trò của quần chúng nhân dân, là động lực chính đưa cách
mạng tiến tới thành công.

Trong bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân (1945- 1946), Mục I Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
Tôi đã dẫn ra một đoạn trong tác phẩm “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao: “
Luôn mấy hôm tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ
đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão
ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai
ốc”...Cảnh chị Dậu bán con trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố: Chị
Dậu thuộc loại cùng đinh nhất hạng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách
của sưu thuế. Chồng đang ốm lại bị đánh đập khổ sở, một thân, một mình chị
Dậu chạy vạy ngược xuôi để lo cho anh Dậu. Đường cùng chị phải dứt ruột,
gạt nước mắt bán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với
mấy hào bán khoai mới đủ nộp sưu để chồng được tha về ...Những câu văn
trên đã khắc họa một cách sinh động hình ảnh người nông dân nước ta và cuộc
sống của họ sau cách mạng. Điều này sẽ giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ
kiến thức, liên hệ kiến thức khi làm bài.
Trong bài "Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm
lược kết thúc", sau khi trình bày về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tôi đã
trích dẫn những câu thơ ngập tràn niềm vui chiến thắng của Tố Hữu:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng,
chí không mòn!
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai

10



Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, mắt nhắm, còn ôm
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta tiến lên chiến trường tiếp
viện”
Hay những lời thơ rất đẹp:
"Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng."
Những câu thơ ấy cũng giúp học sinh ghi nhớ luôn về khoảng thời gian
diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (19461954)- Hay còn gọi là thời kỳ “ 9 năm” trong lịch sử.
Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu cống Mỹ cứu nước (1965-1973).
Trong thơ chúc tết xuân Mậu Thân (1968) Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!
Bài 30: Hoàn thành giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 19731975: Tinh thần bất khuất, anh dũng “ Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh của
dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ qua thơ của Phạm Tiến Duật, Tố Hữu,
Bùi Minh Quốc...
Ôi buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta.
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa.
Bài 32 Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (19761985). Chặn sông Đà, ta làm ra thác điện
Cho sáng núi rừng, sáng đến mai sau
Sắt Thái Nguyên, hãy làm ra sắt luyện

Cho tay ta vươn tới mạnh giàu
2.4.3.2. Sử dụng kiến thức môn Địa lí trong một số bài Lịch sử
Bên cạnh bộ môn Văn học thì những bộ môn khác như Địa lý, Âm nhạc,
Tiếng Anh,... dù dung lượng kiến thức liên hệ vào môn Lịch sử ít hơn nhưng
cũng góp phần làm cho bài giảng thêm phong phú, ấn tượng. Tuy mỗi môn học
có mục tiêu riêng (Lịch sử chú ý đến quá trình hình thành và phát triển của xã
hội còn Địa lý chú ý đến tính không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng
đang diễn ra hiện nay) nhưng giữa chúng có mối liên hệ tác động qua lại với
nhau bởi các sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian
nhất định với thời gian cụ thể.
Ví dụ:

11


Ở bài 33, tiết 49, Lịch sử 9: “Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội (1986- 2000), giáo viên có thể giúp học sinh liên hệ với kiến thức
ở tiết 6, môn Địa lí 9: “Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam” để nắm được
thành tựu và sự chuyển mình đáng phấn khởi của đất nước chúng ta trong
khoảng mười lăm năm. Những kiến thức của môn Địa lí có thể vận dụng vào
bài Lịch sử đó là: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công cuộc đổi mới; khả
triển của nền kinh tế Việt Nam.
Từ những kiến thức về Địa lí liên quan đến Lịch sử, tôi sẽ giúp các em
nhận thức được rằng: các yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa” giúp
cha ông ta vượt qua những gian nan thử thách vươn lên trong cuộc sống và viết
nên những trang sử vẻ vang ngàn đời bất diệt.
2.4.3.3. Sử dụng kiến thức môn Âm nhạc trong một số bài Lịch sử
Có nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời gắn liền với các sự kiện lịch sử lớn của
dân tộc. Bài hát “Hò kéo pháo” (Hoàng Vân) với những câu hát hùng hồn thể
hiện không khí dồn dập chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: "Hò dô

ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua núi. Dốc
núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm, vực
nào sâu bằng chí căm thù. Hò dô ta nào!”.... Trong khi đó, những câu hát đầy
men say chiến thắng: “Giờ chiến thắng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến
về. Núi sông bừng lên. Đất nước ta đón mừng chiến dịch đại thắng, cùng góp
sức xây dựng hòa bình” của bài hát “Chiến thắng Điện Biên” (Đỗ Nhuận) là
minh chứng bất tử cho những chiến công vang dội của dân tộc ta. Giáo viên có
thể hát hoặc học sinh hát,... giúp học sinh khắc sâu, nhớ kĩ kiến thức Lịch sử 9
ở bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953–
1954).
Sự kiện 19/8/1945, cuộc mít tinh tại nhà hát lớn Hà Nội gắn liền với sự ra
đời của bài hát "Tiến quân ca" (Văn Cao) nay là bài Quốc ca của nước Việt
Nam. Lời bài hát và thời điểm ra đời rất ý nghĩa, trang trọng, thiêng liêng của
ca khúc giúp học sinh lắng đọng trong không khí cách mạng và hồn thiêng
sông núi. Bài hát giúp các em nhớ về mùa thu lịch sử của dân tộc (Tiết 27, bài
23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa, Lịch sử 9). Tôi cũng đã nhờ một học sinh hát cho cả lớp nghe ca khúc
“Mười chín tháng Tám” của cố nhạc sĩ Xuân Oanh. Bài hát chính là lời hiệu
triệu, là lời thề vang dội và niềm náo nức hân hoan vô bờ được nhạc sĩ sáng tác
ngay tại thời điểm Cách mạng tháng Tám thành công. Đưa bài hát vào bài học
chính là một điểm nhấn cần thiết, tác động sâu sắc đến học sinh.
Bài hát quen thuộc, tình cảm: "Đưa cơm cho mẹ đi cày" (Hàn Ngọc Bích)
thể hiện khí thế của nhân dân miền Bắc trong phong trào tăng gia sản xuất, thực
hiện nghĩa vụ hậu phương lớn. (Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước,
Lịch sử 9); hoặc cũng bài này, để học sinh hiểu hơn về miền Bắc thực hiện nghĩa
vụ hậu phương lớn cho miền Nam, tôi có thể cho học sinh nghe một đoạn trong
bài hát Bác đang cùng chúng cháu hành quân của nhạc sĩ Huy Thục: “Đêm nay

12



trên đường hành quân ra mặt trận. Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con
đường của Bác...”
2.4.3.4. Sử dụng kiến thức môn Giáo Dục Công Dân trong một số bài
Lịch sử:
Với đặc trưng là giúp học sinh hiểu rõ từng thời kì phát triển của xã hôi
dể có những nhận thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích hợp nhiều
nội dung, chủ đề giáo dục của môn GDCD
Ví dụ: Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh- nhân vật lịch sử với
đức tính sống giản dị; đoàn kết, tương trợ; siêng năng, kiên trì; chí công, vô tư.
Khi dạy bài 16 tiết 19 “ Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
trong những năm 1919- 1925” giáo viên có thể liên hệ kiến thức bài 1 chí công
vô tư môn GDCD 9 để nêu gương sáng của Bác Hồ: “ Cả đời tôi chỉ có một
mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân”
Trong bài 27 và 28 Lịch sử 9 khi nêu lên những tấm gương anh hùng tuổi
thanh niên sẵn sàng xả thân vì nước: Tô Vĩnh Diện; mười cô gái TNXP ở ngã
ba Đồng Lộc... GV liên hệ kiến thức tiết 10- Lí tưởng sống của Thanh niên, tiết
11- Trách nhiệm của Thanh niên hiện nay để học sinh nêu lên thực tiễn trong
xây dựng đất nước hôm nay.
Tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa, kiến thức địa lí, kiến thức văn hóahiểu biết xã hội,… giúp chúng ta có điều kiện để vận dụng hiệu quả vào dạy
học môn Lịch sử. Ngược lại, chính môn học Lịch sử cũng tác động đến các
môn học khác, tạo nên sợi dây nối kết kiến thức liền mạch. Vì vậy, vận dụng
kiến thức liên môn để dạy học môn Lịch sử là một công việc thiết thực, ý
nghĩa, cần thiết.
Sau đây là giáo án minh họa cho việc vận dụng kiến thức liên môn vào bài
giảng môn Lịch sử (tôi chỉ đưa phần nội dung chính của giáo án):
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
I. Âm mưu mới của Pháp- Mĩ ở
Đông Dương: Kế hoạch Na -Va

a. Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch
Hoạt động 1: Cá nhân
Na -va
-Phân tích tình hình của thực dân
- Pháp: Sau 8 năm chiến tranh, Pháp
Pháp sau 8 năm tiến hành chiến
tranh xâm lược?
gặp khó khăn, bi loai khoi vong chiên
đâu 39 van quân, ngay cang lâm vao
GV: Nhận xét bổ sung
thê bi đông trên chiên trương.
- Lực lượng qua 8 năm bị thiệt
hại lớn: 39 vạn tên,
- Kinh tế kiệt quệ: tiêu tốn cho
chiến tranh 2000 tỉ phơ- răng, vùng
chiếm đóng bị thu hẹp
- Chính trị : Rối loạn: 19 lần thay
đổi chính phủ, 7 lần thay đổi tổng
chỉ
13


huy quân viễn chinh ở Đông Dương
- Xã hội: phong trào phản đối
chiến tranh lên cao
- Trước những khó khăn như
vậy để tiếp tục chiến tranh Pháp
phải làm gì?
- Âm mưu của Mĩ là gì?
- Mục tiêu chiến lược là hất cẳng

Pháp để chiếm Đông Dương, sau
thất bại ở Triều Tiên (1953), Mĩ tăng
cường viện trợ cho Pháp. 1953 viện
trợ cho Pháp tăng gấp đôi so với
trước: chiếm 73 % chi phí chiến
tranh Đông Dương + nhiều cố vấn
quân sự Mĩ: Can thiệp ngày càng sâu
vào chiến tranh Đông Dương, Tích
cực viện trợ, ép Pháp kéo dài và mở
rộng chiến tranh, tích cự chuẩn bị
thay chân Pháp.
Sự câu kết và lợi dụng lẫn nhau
giữa Pháp và Mĩ - khó khăn mới cho
cuộc kháng chiến của ta
GV: Nội dung cơ bản của kế
hoạch Na-va?

GV: Để đạt được ý đồ đó, Na- Va đã
thực hiện những thủ đoạn gì?
- Thực dân Pháp tăng 12 tiểu đoàn
bộ binh từ Pháp và Bắc Phi sang,
Mĩ tăng viện trợ quân sự gấp đôi so
với trước: chiếm 73 % chi phí chiến
tranh ở Đông Dương.
- Tăng ngụy quân lên tới 334
000 quân đầu năm 1954
- Vậy điểm then chốt của kế
hoạch Na- va là gì?
Na-va muốn tập trung lực lượng lớn
tại ĐBBB tạo thành quả đấm thép

tấn công quân chủ lực của ta, nhanh
chóng kết thúc chiến tranh.

Pháp nhận thêm viện trợ của Mỹ
- Mĩ: ép Pháp phải kéo dài, mở
rộng chiến tranh

 7/5/1953 theo thỏa thuận của Mĩ,
Pháp cử Na-va sang làm Tổng chỉ huy
quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra
kế hoạch Na- va, dự định thực hiện
trong vòng 18 tháng.

b. Nội dung:
Chia làm 2 bước
- Bước 1: Thu đông 1953- xuân 1954:
phòng ngự, tiến công chiến lược.
- Bước 2: Thu đông 1954: tổng tiến
công chiến lược
c. Thủ đoạn: Tăng viện trợ cho quân
viễn chinh, tăng cường ngụy quân.
đưa lực lượng cơ động mạnh lên 84
tiểu đoàn, trong đó có 44 tiểu đoàn
tập trung ở Đồng Bằng Bắc Bộ.

14


GV: Nhận xét bổ sung:
- Em có nhận xét gì về kế hoạch

Na-va ?
GV: Nhận xét bổ sung: Là kế hoạch
quân sự qui mô lớn, với mục đích và
ý đồ táo bạo, nhưng cũng rất
phưu lưu mạo hiểm
- Vậy muốn phá tan kế hoạch Nava chúng ta phải làm gì ?
Hoạt động 2 : Cá nhân, cả lớp

- Phương hướng chiến lược của
ta trong Đông- Xuân 1953-1954?
GV: Phân tích  chốt: phương châm
chiến lược của ta là: " tích cực, chủ
động, cơ động, linh hoạt", " đánh ăn
chắc", " đánh chắc thắng"
- Cuộc tiến công chiến lược ĐôngXuân 1953-1954 của ta diên ra
như thế nào ?
- Thực hiện chủ trương, quân ta mở
hàng loạt các chiến dịch ở hầu
khắp các chiến trường Đông
Dương

GV trình bày trên bản đồ

(1)
ĐBBB

ĐBP ( 2)
SêNô (3)
Luông Pha Băng(4 )
Plâyku ( 5 )


II. Cuộc tiến công chiến lược
Đông-Xuân 1953-1954 và chiến
dịch Điện Biên Phủ năm 1954
1. Cuộc tiến công chiến lược
Đông-Xuân 1953-1954.
a. Chu trương, kê hoach của ta
trong Đông- Xuân 1953-1954
- Tập trung lực lượng mở những
cuộc tiến công vào những hướng
quan trọng mà địch tương đối yếu,
nhăm tiêu diêt sinh lưc đich, giai
phong đât đai.
- Chu đông phân tan lưc lương
đich tao điêu kiên tiêu diêt chung.
b. Diến biến:
- 10/12/1953 ta tiến công và giải
phóng thị xã Lai Châu ( trừ Điện
Biên Phủ)
Na- va phải tăng viện cho Điện
Biên Phủ
 Điện Biên Phủ trở thành nơi tập
trung quân thứ 2 của địch
- Đầu 12/ 1953 Liên quân Lào- Việt
tấn công Trung Lào, giải phóng Thà
Khẹt, uy hiếp Xavanakhet và Sê nô
Na-va phải tăng cường cho Sê nô
Sê nô trở thành nơi tập trung
quân thứ 3 của địch .
- Cuối 1/1954 Liên quân Lào -Việt

tiến công địch ở Thượng Lào, giải
phóng Nậm hu, Phong xa lì, căn cứ
kháng chiến Lào được mở rộng.
Na -va tăng cường cho Luông Pha
Băng và Mường Sài  Luông Pha
Băng trở thành nơi tập trung binh

15


- Pháp buộc phải rời bỏ cuộc tấn
công Tuy Hòa ( Phú Yên ) để
tăng cường cho P lây cu
* Vùng sau lưng địch: Phong trào
chiến tranh du kích phát triển
mạnh: Nam Bộ, Nam Trung Bộ,
Bình- Trị-Thiên, Đồng Bằng Bắc Bộ
- Em có nhận xét gì về các cuộc tiến
công của ta trong Đông- Xuân
1953-1954 ?
GV: Nhận xét, bổ sung chốt:
- Ý nghĩa của cuộc tiến công chiến
lược Đông-xuân 1953-1954?

Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp
GV: Giới thiệu vị trí trên lược đồ
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến
lược quan trọng như thế nào?
GV: Tích hợp kiến thức môn Địa lí
để phân tích vị trí chiến lược quan

trọng của Điện Biên Phủ
- Vì saoThực dân Pháp xây dựng
Điện Biên Phủ thành một tập đoàn
của điểm mạnh nhất Đông Dương?
- Đích thân Na - va, Cô - nhi, và cả
Ô- đa- ni- en đã nhiều lần đến Điện
Biên Phủ để kiểm tra và tỏ ý tin
tưởng, coi Điện Biên Phủ là một
pháo đài bất khả xâm phạm…
GV: Pháp- Mĩ huyênh hoang
về Điện Biên Phủ
- Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ là
nơi quyết chiến chiến lược với thực

lực thứ 4 của địch.
- Đầu 2/1954 ta tiến công địch ở Bắc
Tây Nguyên , giải phóng Kon Tum,
uy hiếp P lâycu  P lâycu trở thành
nơi tập trung binh lực thứ 5 của
địch

c. Ý nghĩa: Quân Pháp hoàn toàn rơi
vào tình thế bị động. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện
thuận lợi cho ta giành thắng lợi trong
chiến dịch Điện Biên Phủ
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
( 1954 )
a. Vị trí Điện Biên Phủ:
- Là thung lũng rộng lớn nằm ở Tây
Bắc giáp Lào. Có vị trí quan trọng ở

Đông Dương và cả Đông Nam Á.
b. Âm mưu của địch:
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược
quan trọng Na- va cho Xây dựng
Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ
điểm mạnh nhất Đông Dương
+ Tổng số quân địch lên tới 16 200
quân, bố trí thành 3 phân khu: Bắc,
Trung tâm, Nam với 49 cử điểm.
 Pháp coi " Điện Biên Phủ là một
pháo đài bất khả xâm phạm"
b. Chủ trương của ta: Đầu 12/1953
16


dân Pháp?
GV: Tích hợp kiến thức môn Địa lí
phân tích những thuận lợi, khó
khăn của ta và địch trong việc quyết
định mở chiến dịch
GV sử dụng tranh ảnh
- Em hãy nêu một vài tấm gương
chiến đấu , hy sinh của quân ,
dân ta trong thời gian chuẩn bị
cho chiến dịch
GV tích hợp kiến thức văn học trong
bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên ; Âm
nhạc bài Hò kéo pháo; tranh ảnh và
chuyện kể về những chiếc xe thồ tham
gia vận tải trong chiến dịch; chuyện kể

về những tấm gương anh dũng trong
cuộc kháng chiến chống Pháp
GV: Nhận xét bổ sung: Bế Văn
Đàn, Hoàng Văn Nô
- Những bài hát, bài thơ nói lên tinh
thần quyết tâm, không khí sôi nổi,
lạc quan của quân dân ta trong ngày
chiến dịch?
(Bài hát Hò kéo pháo, bài thơ
hoan hô chiến sĩ Điện Biên …)
GV: Tường thuật diễn biến trên lược
đồ. Nêu những chiến công của 1 số
anh hùng- liệt sĩ trong chiến dịch
(Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện…)
- Sau khi kết thúc đợt 2, các phóng
viên phương Tây có phỏng vấn CT
Hồ Chí Minh về triển vọng của
cuộc k/c…
- 18h 45' ngày 6/5 chiến sĩ
Nguyễn Văn Bạch châm ngòi quả
bộc phá 960 kg là hiệu lệnh tổng
công kích của quân ta trên toàn
mặt trận.
- Bắc bộ:
- Trung Bộ
- Kết quả?

bộ chính trị và TU Đảng quyết định
mở chiến dịch " Điện Biên Phủ ."
Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết

chiến chiến lược giữa ta và địch.
* Công tác chuẩn bị:
- Ta huy động mọi phương tiện và lực
lượng vận chuyển hàng chục nghìn
tấn vũ khí đạn dược , gạo… ra mặt
trận
- Đầu 3/1954 công tác chuẩn bị
đã xong

* Diến biến:
- Đợt 1: 13/3-17/3/1954, ta tấn công
tiêu diết cứ điểm Him Lam và toàn
bộ phân khu Bắc, diệt 2000 tên
- Đợt 2: từ 30/3-26/4/1954: Ta tấn
công các cứ điểm phía Đông khu
trung tâm E1, D1, C1,C2, A1… cuộc
chiến đấu diến ra quyết liệt…
- Đợt 3: từ 1-7/5/1954 :Ta tấn công
khu Trung tâm và phân khu Nam, 17h
30' ngày 7/5/1954 tướng Đờ Cátx tơ
ri cùng toàn bộ bộ tham mưu của địch
đầu hàng . Chiến dịch kết thúc thắng
lợi.
- Trên các chiến trường quân ta
hoạt động mạnh tạo điều kiện cho
Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

17



- Cuộc tiến công Đông Xuân19
53-1953 và chiến dịch Điện Biên
Phủ thắng lợi có ý nghĩa gì? GV:
Phân tích bổ sung
GV tích hợp kiến thức văn học trong
bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu);bài thơ
Hoan hô chiến thắng Điện Biên; 1 số
nhận định nổi tiếng về ý nghĩa to lớn
của chiến thắng Điện Biên Phủ GV:
Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy
năm châu, chấn động dịa cầu ", báo
hiệu sự thất bại của CNTD cũ. Với
những biểu tượng lớn lao đó Điện
Biên Phủ trở thành biểu tượng và
niềm tự hào không chỉ của người Việt
Nam mà còn của các dân tộc bị áp
bức trên thế giới.
GV tích hợp kiến thức Toán học,
văn học thuyết minh về tượng đài
Chiến thắng Điện Biên phủ và khu
di tích Điện Biên
CH: Theo em chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ có vai trò như thế
nào trong việc giáo dục lòng yêu
nước, đoàn kết các dân tộc cho thế
hệ trẻ hôm nay?
GV tích hợp kiến thức môn GDCD để
giáo dục niềm tự hào, lòng yêu nước
và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền
dân tộc trong bối cảnh hiện nay

CH: Tại sao nói: Di tích lịch sử
Điện Biên Phủ chứa đựng các tiềm
năng du lịch lịch sử - tâm linh?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt ý
- GV tích hợp môn Địa lí: về tiềm
năng và thực trạng phát triển du lịch

* Kết quả
- Đông- xuân 1953-1954 và chiến
dịch Điện Biên Phủ ta loại khỏi vòng
chiến đấu 128 200 tên, thu 19 000
súng các loại, phá hủy 162 máy bay,
81 đại bác…
- Điện Biên Phủ,ta loại khỏi vòng
chiến đấu 16 200 tên, hạ 62 máy bay,
thu toàn bộ phương tiện chiến tranh *
Ý nghĩa: Chiến cuộc Đông- Xuân
1953-1954 đỉnh cao là chiến thắng
Điện Biên Phủ ta đã đập tan kế hoạch
Na- va, giáng một đòn quyết định vào
ý chí xâm lược của Thực dân Pháp,
làm xoay chuyển cục diện chiến tranh
ở Đông Dương, tạo điều kiện cho
cuộc đấu tranh ngoại giao của ta
giành thắng lợi.
- Là chiến thắng oanh liệt nhất của
quân và dân ta trong cuộc đấu tranh
chống Thực dân Pháp và can thiệp
Mĩ, thể hiện tinh thần quyết chiến,

quyết thắng và chủ nghĩa anh hùng
cách mạn của quân và dân ta.

18


lịch sử - tâm linh của khu di tích
Điện Biên
- Di tích từng bước được giữ gìn, bảo
vệ và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu lịch sử, văn hóa của du khách
trong và ngoài nước.
=> Đây cũng là địa chỉ du lịch trọng
điểm của nhiều du khách khi tới
tham quan tỉnh Điện Biên.
2.4.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau 2 năm học thực hiện các biện pháp trên, tôi đã tiến hành khảo sát,
kiểm nghiệm học sinh khối 9 trường THCS Thành Tâm, huyện Thạch Thành –
nơi tôi công tác. Nội dung khảo sát gồm 2 câu hỏi, bài viết trong vòng 20 phút:
1. Em hãy nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ? (kiểm tra kiến thức).
2. Em có thích học môn lịch sử không? (Câu hỏi khảo sát thăm dò)
Kết quả thu được như sau:
- Năm học 2013-2014:
Chất lượng

Kết quả thăm dò
(trắc nghiệm)
Không



Khối TS
HS
9

86

Giỏi
SL

Khá

TB

Yếu

Kém

trả lời

TL SL TL SL TL SL TL SL TL

12

14 24

27,9 42 48,8

8 9,3


0

0

SL
75

TL SL
87,2

11

TL
112,8

- Năm học 2014-2015:
Chất lượng

Kết quả thăm dò
(trắc nghiệm)
Không


Khối TS
HS
9

78

Giỏi


Khá

TB

Yếu

Kém

trả lời

SL

TL SL TL SL TL SL TL SL TL

SL

TL

11

14.1 21

72

92,3

26.9 39 50.0

7 9,0


0

0

SL

TL

6

7,7

Như vậy chất lượng học sinh sau khi thực hiện các biện pháp vượt trội hơn
hẳn so với trước đó, số học sinh thích học môn lịch sử rất cao. Điều này chứng
tỏ giải pháp trên của tôi đã thành công. Thực tế áp dụng cũng cho thấy phương
pháp này đã đem lại nhiều hiệu quả cao trong dạy học như: Tạo ra tính trực
quan, sinh động giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức; hạn

19


chế cảm giác khô khan giáo điều trong các giờ học Lịch sử để môn học này trở
nên gần gũi với các em hơn; đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với bài
học, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu biểu tượng về
sự kiện hiện tượng lịch sử, các em có thể thuộc bài ngay tại lớp.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo những thế hệ tương lai có đầy đủ
các yếu tố cần thiết về thể chất, trí tuệ, phát huy vai trò làm chủ, năng động sáng
tạo, chiếm lĩnh tri thức, yêu Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh. Để nâng

cao chất lượng dạy học môn lịch sử thì yếu tố quyết định phải là học sinh có
hứng thú học và yêu thích lịch sử. Bằng nhiều biện pháp giáo viên phải tạo được
niềm đam mê, ham hiểu biết lịch sử cho học sinh. Giáo viên phải luôn suy nghĩ
tìm tòi các phương pháp dạy học sao cho học sinh của mình có thể nắm bắt kiến
thức một cách dễ hiểu nhất, giúp các em có hứng thú với bộ môn, tránh sự gò
bó, áp lực nặng nề khi học bộ môn.
Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử THCS sẽ khắc phục
được sự gò ép, bắt buộc, là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy của giáo viên
và chất lượng học tập của học sinh. Đây là điều cần thiết bởi cùng với các
phương pháp dạy học khác, cách làm này góp phần tạo ra sự mới mẻ, khơi gợi
được hứng thú của người học tiến tới thực hiện chương trình đổi mới thay sách
giáo khoa vào năm 2018 tới đây.
Khi thực hiện cách làm này chúng ta cần chú ý:
- Giáo viên khi vận dụng cách làm này và hướng dẫn học sinh học Lịch sử
cần có sự đầu tư về thời gian, tích cực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng sáng tạo,
khéo léo. Trong mỗi tiết học, cần điều tiết, phân phối thời gian hợp lý, tuân theo
nguyên tắc dạy học tích hợp, không tham lam ôm đồm kiến thức, không nên lạm
dụng kiến thức liên môn quá nhiều, tránh xa rời phương pháp đặc trưng của bộ
môn biến giờ học Lịch sử thành môn học khác.Đặ biệt khi tích hợp kiến thức
văn hoc GV cần nghiên cứu và chắt lọc các tích đoạn thơ, văn thật ngắn, có nôi
dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu
giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài lịch
sử.
- Tùy từng tiết bài, từng đơn vị kiến thức để vận dụng dạy tích hợp, không
thể thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học khác cũng như những thiết bị,
đồ dùng dạy học. Cần phối hợp linh hoạt giữa các cách làm để bài học vừa sinh
động, vừa đảm bảo trọng tâm kiến thức bài học.
- Dạy học Lịch sử không phải một giờ giảng Văn, dạy học Địa lí hay Âm
nhạc, Mĩ thuật, cho nên việc dành quá nhiều thời gian để chau chuốt cho nó sẽ
gây tác dụng ngược, khiến lãng phí thời gian, mất nhiều công sức mà không tập

trung được vào mục đích của bài học. Khi đã vận dụng cách dạy này thì cần có
định hướng để vận dụng ở mức độ vừa phải, chính xác.

20


- Giáo viên cần có sự đầu tư cả về thời gian và trí tuệ, tự bồi dưỡng cho
mình để có kiến thức sâu rộng ở nhiều môn; năng động, sáng tạo để tìm ra một
con đường ngắn nhất để học sinh đến với tri thức của nhân loại. Đặc biệt với
giáo viên dạy lịch sử phải là người đam mê Lịch sử và am hiểu về nhiều lĩnh
vực.
Trên đây là một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn
Lịch sử THCS. Qua việc tìm hiểu và vận dụng, tôi nhận thấy cách làm này đã
góp phần đáng kể đem lại kết quả tích cực trong công tác giảng dạy của người
giáo viên và quá trình học tập của học sinh, bước đầu đã giảm bớt được tâm lý
ngại học Lịch sử, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời
đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học này. Đôi khi, sự kết
hợp giữa các môn học- dạy học liên môn- có thể tạo nên những điều thú vị và
hiệu quả bất ngờ. Hi vọng kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm vận dụng kiến
thức liên môn để dạy học hiệu quả nội dung Lịch sử Việt Nam-Lớp9 THCS”
sẽ góp phần hữu ích đối với quá trình dạy học của các đồng chí, đồng nghiệp.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thành Tâm, ngày 10 tháng 3 năm 2016
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác.

Đỗ Mạnh Hùng


Lưu Thị Linh

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

TÊN TÀI LIỆU

1



2

Những câu chuyện Lịch sử Việt Nam

3SGK Ngữ văn lớp 9
4Tư liệu Lịch sử 9
5Tuyển tập những bài ca đi cùng năm tháng
6Từ điển địa danh Lịch sử Việt Nam
7Tuyển tập thơ Tố Hữu
8Đại Nam quốc sử diễn ca

22




×