Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng quy trình lựa chọn phần tử kiểm tra trong kiểm tra chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỞNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LỰA CHỌN PHẦN TỬ KIỂM
TRA TRONG KIỂM TRA CHI TIẾT

Thành phố Hồ Chí Minh, 2019


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn


Nhận xét của đơn vị thực tập


Lời cảm ơn

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô khoa kế toán của trường đã tạo
điều kiện cho em thực tập ở khoa để có nhiều thời gian cho khóa luận tốt nghiệp. Và em
cũng xin chân thành cám ơn thầy, giảng viên khoa kế toán đã nhiệt tình hướng dẫn hướng
dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, cũng như là trong quá trình làm bài khóa luận,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh
nghiệm và sẽ áp dụng thực tế những điều học được.



Các từ viết tắt sử dụng
Trong bài khóa luận này, tác giả đã sử dụng các từ viêt tắt như sau:
“CSDL” có nghĩa là cơ sở dẫn liệu
“PwC” có nghĩa là công ty TNHH PwC (Việt Nam)
“TNHH” có nghĩa là trách nhiệm hữu hạn


Danh sách các bảng sử dụng

Trong bài khóa luận này, tác giả đã sử dụng các bảng như sau:
Bảng 2.2: Bảng tính minh họa cỡ mẫu cho phần tổng thể còn lại
Bảng 2.3: Các CSDL áp dụng thử nghiệm chấp nhận-từ chối và lấy mẫu kiểm toán
Bảng 2.4: Cỡ mẫu cho tổng thể từ 200 phần tử trở lên của thử nghiệm chấp nhận-từ chối
Bảng 2.5: Cỡ mẫu cho mức độ đảm bảo thấp của thử nghiệm chấp nhận-từ chối
Bảng 2.6: Phạm vị của rủi ro lấy mẫu và mức độ đảm bảo sử dụng trong công thức tính cỡ
mẫu
Bảng 2.7: Cỡ mẫu tham khảo cho tổng thể ít hơn 200 phần tử
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát


Danh sách các đồ thị, sơ đồ

Trong bài khóa luận này, tác giả đã sử dụng các đồ thị, sơ đồ như sau:
Hình 2.1:Sơ đồ đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu cấp CSDL phần tổng thể còn lại


Mục lục
Chương 1 : Cơ sở lý luận của quy trình lựa chọn phần tử kiểm tra trong kiểm tra chi
tiết...............................................................................................................................................2

1.1. Lựa chọn phần tử kiểm tra để thu thập bằng chứng...................................................2
1.1.1. Các khái niệm cơ bản...................................................................................................2
1.1.1.1. Lựa chọn....................................................................................................................2
1.1.1.2. Phần tử.......................................................................................................................2
1.1.1.3. Lấy mẫu thống kê và phi thống kê............................................................................3
1.1.2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn phần tử kiểm tra....................................................3
1.1.3. Các phương pháp lựa chọn phần tử..............................................................................3
1.1.3.1. Chọn tất cả các phần tử.............................................................................................3
1.1.3.2. Lựa chọn các phần tử cụ thể......................................................................................3
1.1.3.3. Lấy mẫu kiểm toán....................................................................................................4
1.2. Các vấn đề liên quan tới việc chọn phần tử kiểm tra..................................................6
1.2.1. Bằng chứng kiểm toán..................................................................................................6
1.2.1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán...............................................................................6
1.2.1.2. Chất lượng của bằng chứng kiểm toán......................................................................6
1.2.2. Trọng yếu......................................................................................................................8
1.2.2.1. Khái niệm trọng yếu..................................................................................................8
1.2.2.2. Mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính.................................................................8
1.2.2.3. Mức trọng yếu thực hiện...........................................................................................8
1.2.3. Kiểm tra chi tiết............................................................................................................8
1.2.3.1. Định nghĩa kiểm tra chi tiết.......................................................................................8
1.2.3.2. Kiểm tra nghiệp vụ....................................................................................................8
1.2.3.3. Kiểm tra số dư...........................................................................................................9
1.2.3.4. Kiểm tra thuyết minh.................................................................................................9
Chương 2 : Giới thiệu công ty và thực trạng quy trình lựa chọn phần tử kiểm tra
trong kiểm tra chi tiết của công ty TNHH PwC (Việt Nam) ...........................................10
2.1. Khái quát về công ty TNHH PwC (Việt Nam)............................................................10
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH PwC (Việt Nam)......................10
2.1.2. Quy mô, bộ máy nhân sự của công ty........................................................................10
2.1.3. Các dịch vụ mà công ty đang cung cấp......................................................................10
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2017 và năm 2018.......................10

2.1.5. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển..........................................................11


2.1.6. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính công ty đang áp dụng....................................11
2.1.6.1. Lập kế hoạch............................................................................................................11
2.1.6.2. Thực hiện kiểm toán................................................................................................12
2.1.6.3. Kết thúc kiểm toán..................................................................................................13
2.2. Thực trạng quy trình lựa chọn phần tử kiểm tra của công ty TNHH PwC (Việt
Nam).........................................................................................................................................13
2.2.1. Các mô hình thử nghiệm yêu cầu lựa chọn phần tử...............................................13
2.2.1.1. Thử nghiệm mục tiêu (Target testing).....................................................................13
2.2.1.1.1. Định nghĩa thử nghiệm mục tiêu..........................................................................13
2.2.1.1.2. Áp dụng thử nghiệm mục tiêu cho toàn bộ tổng thể............................................13
2.2.1.1.3. Áp dụng thử nghiệm mục tiêu cho một phần tổng thể.........................................14
2.2.1.1.4. Xác định mục tiêu lựa chọn phần tử.....................................................................15
2.2.1.1.5. Xác định và đánh giá sai sót thông qua thử nghiệm.............................................16
2.2.1.1.6. Đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu cấp CSDL của phần còn lại..............................16
2.2.1.2. Thử nghiệm chấp nhận-từ chối (Accept-Reject testing).....................................20
2.2.1.2.1. Định nghĩa thử nghiệm chấp nhận-từ chối...........................................................20
2.2.1.2.2. Những trường hợp áp dụng..................................................................................20
2.2.1.2.3. Phân biệt thử nghiệm chấp nhận-từ chối với thử nghiệm kiểm soát....................22
2.2.1.2.4. Quy trình thử nghiệm chấp nhận-từ chối của công ty..........................................23
2.2.1.3. Lấy mẫu kiểm toán...................................................................................................25
2.2.1.3.1. Phương pháp chọn mẫu PwC đang áp dụng.........................................................25
2.2.1.3.2. Quy trình lấy mẫu kiểm toán của công ty............................................................26
2.3. Ví dụ thực tế quy trình lựa chọn phần tử kiểm tra do PwC thực hiện tại đơn vị
được kiểm toán là công ty TNHH FW................................................................................39
2.3.1. Giới thiệu công ty TNHH FW ...................................................................................39
2.3.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính công ty TNHH FW........................................39
2.3.3. Khoản mục áp dụng thử nghiệm mục tiêu.................................................................41

2.3.4. Khoản mục áp dụng thử nghiệm chấp nhận-từ chối...................................................43
2.3.5. Khoản mục áp dụng lấy mẫu kiểm toán...................................................................44
2.4. Khảo sát thực trạng........................................................................................................46
2.4.1. Mục tiêu khảo sát.......................................................................................................46
2.4.2. Phương pháp kháo sát................................................................................................46


2.4.2.1. Giới thiệu công ty khảo sát......................................................................................46
2.4.2.2. Phương pháp khảo sát.............................................................................................47
2.4.3. Kết quả khảo sát.........................................................................................................48
2.4.4. Nhận xét kết quả.........................................................................................................48
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị........................................................................................49
3.1. Nhận xét............................................................................................................................49
3.1.1. Ưu điểm......................................................................................................................49
3.1.2. Nhược điểm................................................................................................................49
3.2.Kiến nghị...........................................................................................................................52


Lời mở đầu

Việc lựa chọn phần tử để kiểm tra là bước không thể thiếu trong bất kỳ cuộc kiểm
toán nào. Điều đó giúp kiểm toán viên có thể thu thập đầy đủ và phù hợp bằng chứng kiểm
toán. Việc lựa chọn phần tử có mối quan hệ mật thiết đối với nhiều khía cạnh của cuộc
kiểm toán. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu, phân tích quy trình lựa chọn là vô cùng cần
thiết đối với sinh viên chuyên ngành kiểm toán. Đặc biệt khi nghiên cứu về quy trình của
một công ty lớn trong ngành sẽ đem lại cái nhìn vừa tổng quan, vừa cụ thể cho sinh viên,
giúp cho sinh viên nhận thấy được ưu điểm và khuyết điểm tại thực tế một công ty. Mục
tiêu đặt ra là sau khi hoàn thành khóa luận, sinh viên có thể nắm rõ lý thuyết, biêt cách áp
dụng thực tế, thấy được những ưu, nhược điểm của công ty từ đó đưa ra những kiến nghị
phù hợp. Đề tài được thực hiện theo hướng tiếp cận áp dụng chuẩn mực và so sánh với

thực trạng tại công ty thực tập để nhận ra những ưu, khuyết điểm và đưa ra kiến nghị phù
hợp. Đề tài nguyên cứu về thực trạng quy trình lựa chọn phần tử kiểm tra tại công ty thực
tập. Đề tài được trình bày làm 3 chương. Chương 1 là hệ thống lại những cơ sở lý luận làm
tiền đề cho đề tài. Chương 2 là giới thiếu công ty thực tập và thực trạng tại công ty.
Chương 3 là những nhận xét, kiến nghị của của tác giả dành cho công ty thực tập. Tác giả
đã tiếp cận theo từng khía cạnh của chuẩn mực, quy định của đơn vị thực tập và thực tế
làm việc của tác giả trong suốt quá trình thực tập để có thể đưa ra cái nhìn toàn diện và cụ
thể nhất có thể. Mặc dù vậy cũng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót khi thực hiện đề tài
từ những nguyên nhân chủ quan như vốn kiến thức của tác giả chưa được sâu rộng, chưa
có nhiều kinh nghiệm thực tế làm việc tới những nguyên nhân khách quan như là đảm bảo
tính bảo mật của đơn vị thực tập… Do đó, rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý
từ người đọc.

1


Chương 1 : Cơ sở lý luận của quy trình lựa chọn phần tử kiểm tra trong kiểm tra chi
tiết.
1.1. Lựa chọn phần tử kiểm tra để thu thập bằng chứng.
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Lựa chọn
1.1.1.1.1. Khái niệm lựa chọn
Theo như Wikipedia, lựa chọn có thể được hiểu là sự đưa ra quyết định. Bao gồm
việc xem xét, cân nhắc giữa nhiều phương án và chọn một hoặc nhiều trong số các phương
án đó. Chúng ta có thể sẽ lựa chọn giữa những phương án trừu tượng (“Chúng ta nên làm
gì nếu…”) hoặc giữa những phương án có thực theo sau là những hành động tương ứng. Ví
dụ: một khách du lịch có thể chọn một lộ trình cho một hành trình dựa trên sở thích đến
một điểm đến nhất định càng sớm càng tốt. Tuyến đường ưa thích (và do đó được chọn)
sau đó có thể đi theo thông tin như độ dài của từng tuyến đường có thể, điều kiện giao
thông, v.v. Sự lựa chọn có thể bao gồm các yếu tố thúc đẩy phức tạp hơn như nhận thức,

bản năng và cảm giác.
Các lựa chọn đơn giản có thể bao gồm những gì nên ăn cho bữa tối hoặc mặc gì
vào sáng thứ bảy - những lựa chọn có tác động tương đối thấp đến tổng thể cuộc sống của
người chọn. Các lựa chọn phức tạp hơn có thể bao gồm (ví dụ) ứng cử viên nào sẽ bỏ
phiếu trong một cuộc bầu cử, theo đuổi ngành nghề nào, đối tác cuộc sống, v.v. - các lựa
chọn dựa trên nhiều ảnh hưởng và có sự phân nhánh lớn hơn.
Tự do lựa chọn nói chung được trân trọng, trong khi lựa chọn bị hạn chế nghiêm
trọng hoặc hạn chế giả tạo có thể dẫn đến sự khó chịu với lựa chọn, và có thể là một kết
quả không thỏa đáng. Ngược lại, một lựa chọn với quá nhiều lựa chọn có thể dẫn đến sự
nhầm lẫn, hối tiếc về những lựa chọn không được thực hiện.
1.1.1.1.2. Các phương thức lựa chọn
Theo như Wikipedia, có bốn cách đưa ra quyết định để lựa chọn chính, mặc dù có
thể được thể hiện theo những cách khác nhau:
+ Các quyết định chỉ huy, chỉ có thể được đưa ra bởi bạn, với tư cách là "Tổng tư
lệnh"; hoặc chủ sở hữu của một công ty.
+ Các quyết định được ủy quyền, có thể được đưa ra bởi bất kỳ ai được ủy quyền,
bởi vì quyết định cần phải được đưa ra nhưng những lựa chọn lại không phù hợp.
+ Các quyết định né tránh, các phương án lựa chọn đem tới các kết quả có thể
nghiêm trọng đến mức không nên đưa ra lựa chọn, vì hậu quả không thể được phục hồi nếu
lựa chọn sai được đưa ra. Từ đó đưa ra quyết định là không có lựa chọn.
+ Quyết định “không cần suy nghĩ”, sự lựa chọn quá rõ ràng đến mức chỉ có một
lựa chọn có thể được đưa ra một cách hợp lý.
1.1.1.2. Phần tử
Phần tử là những thành phần đơn vị cấu thành và nằm trong một tập hợp nào đó.
Các phần tử khi thuộc vào một tập hợp thì sẽ có ít nhất một đặc điểm chung, ví dụ như tập
hợp các sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM, thì tất cả các phần tử có mặt trong tổng
thể sẽ có đặc điểm chung là sinh viên của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Một phần tử có
thể vừa thuộc vào tập hợp này nhưng cũng có thể thuộc về tập hợp khác nếu những phần tử
đó có những đặc điểm của những tập hợp. Tập hợp những phần tử cùng thuộc hai tập hợp
khác nhau sẽ được gọi là giao của hai tập hợp. Những phần tử nào chỉ thuộc vào duy nhất

2


một tập hợp mà không thuộc vào tập hợp kia thì sẽ được gọi là phần bù của tập hợp còn lại.
Kiểm toán viên cần xác định phần tử trong một tổng thể phải vừa đầy đủ, chính xác và phù
hợp với từng trường hợp cụ thể.
1.1.1.3. Lấy mẫu thống kê và phi thống kê
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 530 định nghĩa, lấy mẫu thống kê là phương
pháp có các đặc điểm như sau:
+ Các phần tử phải được lựa chọn ngẫu nhiên
+ Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc
định lượng rủi ro lấy mẫu.
Một phương pháp lấy mẫu không có 2 đặc điểm nêu trên được coi là lấy mẫu phi
thống kê.
1.1.2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn phần tử kiểm tra
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 500, đoạn hướng dẫn A52 (2012) có hướng dẫn
“một thử nghiệm hiệu quả sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán thích hợp ở mức độ, mà nếu
được sử dụng cùng với các bằng chứng kiểm toán khác thu thập được, sẽ đầy đủ cho mục
đích kiểm toán. Khi lựa chọn phần tử để kiểm tra, theo quy định tại đoạn 07 Chuẩn mực
này, kiểm toán viên phải xác định tính phù hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin được sử
dụng làm bằng chứng kiểm toán; ngoài ra tính hiệu quả cũng là một lưu ý quan trọng khi
lựa chọn phần tử để kiểm tra.” Từ đó, có thể thấy việc lựa chọn phần tử sẽ ảnh hưởng tới
những bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được từ đó ảnh hưởng tới quy trình kiểm
toán và ý kiến của kiểm toán viên. Việc lựa chọn phần tử phù hợp sẽ đem lại mức độ đảm
bảo cao cho bằng chứng. Từ đó có thể thấy được, việc lựa chọn phần tử đóng vai trò quan
trọng cho cuộc kiểm toán và cần được thực hiện với sự thận trọng cao nhất.
1.1.3. Các phương pháp lựa chọn phần tử
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 500, đoạn hướng dẫn A52 (2012), kiểm toán
viên có 3 cách để kiểm toán viên lựa chọn phần tử để kiểm tra, bao gồm lựa chọn toàn bộ
phần tử, lựa chọn các phần tử cụ thể và cuối cùng là lấy mẫu kiểm toán.

1.1.3.1. Chọn tất cả các phần tử
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 500, đoạn hướng dẫn A53 (2012) hướng dẫn
“Kiểm toán viên có thể kết luận rằng việc kiểm tra toàn bộ tổng thể các phần tử cấu thành
một nhóm giao dịch hoặc số dư tài khoản (hoặc một nhóm trong tổng thể đó) là thích hợp
nhất. Kiểm tra 100% thường không áp dụng đối với thử nghiệm kiểm soát nhưng thường
được áp dụng đối với kiểm tra chi tiết. Kiểm tra 100% có thể thích hợp khi:
+ Tổng thể được cấu thành từ một số ít các phần tử có giá trị lớn;
+ Có rủi ro đáng kể mà các phương pháp khác không cung cấp đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp; hoặc
+ Tính chất lặp đi lặp lại của việc tính toán hoặc quy trình khác được thực hiện tự
động bởi một hệ thống thông tin giúp việc kiểm tra 100% sẽ tiết kiệm chi phí hơn.”
1.1.3.2. Lựa chọn các phần tử cụ thể
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 500, đoạn hướng dẫn A54 (2012) hướng dẫn
“Kiểm toán viên có thể quyết định lựa chọn các phần tử cụ thể từ một tổng thể. Các yếu tố
ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định này bao gồm: hiểu biết của kiểm toán viên về đơn
vị, các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá và đặc điểm của tổng thể được kiểm tra.
3


Việc lựa chọn các phần tử cụ thể theo xét đoán của kiểm toán viên chịu ảnh hưởng của rủi
ro ngoài lấy mẫu. Các phần tử cụ thể được chọn có thể bao gồm:
+ Các phần tử có giá trị lớn hoặc các phần tử đặc biệt: Kiểm toán viên có thể quyết
định lựa chọn một số phần tử cụ thể trong một tổng thể do các phần tử này có giá trị lớn
hoặc có một số tính chất khác, như các phần tử có nghi ngờ, bất thường, có nguy cơ rủi ro
cao hoặc đã từng bị nhầm lẫn;
+ Tất cả các phần tử có giá trị cao hơn một giá trị nhất định: Kiểm toán viên có thể
quyết định kiểm tra tất cả các phần tử có giá trị được ghi nhận cao hơn một giá trị nhất
định nhằm xác minh một phần lớn trong tổng giá trị của một nhóm giao dịch hoặc số dư tài
khoản;
+ Các phần tử để thu thập tài liệu, thông tin: Kiểm toán viên có thể kiểm tra các

phần tử để thu thập tài liệu, thông tin về các vấn đề như bản chất của đơn vị hoặc bản chất
của các giao dịch.”
Ngoài ra theo đoạn hướng A55 của chuẩn mực này có đề cập “Mặc dù việc lựa
chọn các phần tử nhất định từ một nhóm giao dịch hoặc số dư tài khoản để kiểm tra thường
là một phương pháp hiệu quả để thu thập bằng chứng kiểm toán nhưng đây không phải là
phương pháp lấy mẫu kiểm toán. Kết quả của các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho các
phần tử được lựa chọn theo cách này không thể được suy rộng cho toàn bộ tổng thể; do đó,
việc lựa chọn các phần tử cụ thể để kiểm tra không cung cấp bằng chứng kiểm toán về
phần còn lại của tổng thể.”
1.1.3.3. Lấy mẫu kiểm toán
1.1.3.3.1. Các khái niệm liên quan
Khi kiểm toán viên thực hiện lấy mẫu kiểm toán, kiểm toán viên cần lưu ý nắm
vững các khái niệm quan trọng được chuẩn mực kiểm toán số 530 (2012) định nghĩa như
sau:
+ “Lấy mẫu kiểm toán: là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn
100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có
cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về
toàn bộ tổng thể”.
+ “Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra kết
luận về toàn bộ dữ liệu đó.”
+ “Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc kiểm tra
mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục
kiểm toán”.
+ “Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các
nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu”
1.1.3.3.2. Thiết kế mẫu, cỡ mẫu
Về việc thiết kế mẫu, theo như chuẩn mực kiểm toán số 530 (2012) hướng dẫn
“lấy mẫu kiểm toán cho phép kiểm toán viên thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm
toán về một số tính chất của các phần tử được lựa chọn nhằm đưa ra hoặc giúp đưa ra kết
luận về tổng thể được lấy mẫu. Lấy mẫu kiểm toán có thể được tiến hành theo phương

pháp thống kê hoặc phi thống kê. Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm toán viên cần xem
xét mục đích cụ thể cần đạt được và việc kết hợp các thủ tục kiểm toán để có thể đạt được
mục đích đó một cách tốt nhất. Việc xem xét nội dung của bằng chứng kiểm toán thu thập
được và hoàn cảnh xảy ra sai lệch hay sai sót hoặc các tính chất khác liên quan tới bằng
4


chứng kiểm toán đó sẽ giúp kiểm toán viên xác định thế nào là sai lệch hay sai sót và tổng
thể nào cần phải lấy mẫu. Để tuân thủ các quy định tại đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 500, khi lấy mẫu kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để
thu thập bằng chứng chứng minh rằng tổng thể được lấy mẫu là đầy đủ. Khi xem xét mục
đích của thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên cần hiểu rõ thế nào là sai lệch hoặc sai sót, để
đảm bảo tất cả và chỉ những yếu tố liên quan đến mục đích của thủ tục kiểm toán đã được
xem xét khi đánh giá sai lệch hoặc dự tính sai sót. Ví dụ, khi kiểm tra chi tiết về tính hiện
hữu của các khoản phải thu bằng cách gửi thư xác nhận, nếu khách hàng của đơn vị đã
thanh toán trước ngày xác nhận nhưng đơn vị lại nhận được tiền ngay sau ngày đó thì
trường hợp này không được xem là sai sót. Tương tự, việc ghi nhầm khoản phải thu giữa
khách hàng này với khách hàng khác không làm ảnh hưởng tới tổng số dư các khoản phải
thu. Do đó, khi đánh giá kết quả mẫu của thủ tục kiểm toán cụ thể này, có thể không phù
hợp nếu coi đây là một sai sót, mặc dù nó có thể có ảnh hưởng quan trọng tới các phần
hành khác của cuộc kiểm toán, như đánh giá rủi ro có gian lận hoặc sự đầy đủ của dự
phòng nợ phải thu khó đòi. Đối với thử nghiệm kiểm soát, khi xem xét các tính chất của
một tổng thể, kiểm toán viên cần đánh giá tỷ lệ sai lệch kỳ vọng dựa trên hiểu biết của
kiểm toán viên về các kiểm soát liên quan hoặc dựa trên việc kiểm tra một số ít các phần tử
trong tổng thể. Đánh giá này được thực hiện nhằm thiết kế mẫu kiểm toán và xác định cỡ
mẫu. Ví dụ, nếu tỷ lệ sai lệch kỳ vọng cao hơn mức có thể chấp nhận được, kiểm toán viên
thường quyết định không tiến hành các thử nghiệm kiểm soát. Tương tự, đối với kiểm tra
chi tiết, kiểm toán viên cần đánh giá sai sót dự kiến của tổng thể. Nếu mức sai sót dự kiến
là cao, kiểm toán viên có thể phải kiểm tra 100% số phần tử hoặc sử dụng cỡ mẫu lớn khi
thực hiện kiểm tra chi tiết. Khi xem xét các tính chất của một tổng thể được lấy mẫu, kiểm

toán viên có thể quyết định sử dụng phương pháp phân nhóm hay lựa chọn các phần tử có
giá trị lớn cho phù hợp. Kiểm toán viên sử dụng xét đoán của mình để quyết định sử dụng
phương pháp lấy mẫu thống kê hay phi thống kê. Tuy nhiên, cỡ mẫu không phải là tiêu chí
để phân biệt giữa phương pháp thống kê và phi thống kê.”
Đối với việc xác định cỡ mẫu chuẩn mực kiểm toán số 530 (2012) hướng dẫn “cỡ
mẫu là số lượng các phần tử trong tổng thể được lựa chọn theo tiêu thức nhất định vào mẫu
để kiểm tra. Mức độ rủi ro lấy mẫu mà kiểm toán viên có thể chấp nhận ảnh hưởng tới cỡ
mẫu yêu cầu. Mức độ rủi ro mà kiểm toán viên có thể chấp nhận càng thấp thì cỡ mẫu cần
thiết sẽ càng lớn. Cỡ mẫu có thể được xác định thông qua các tính toán thống kê hoặc dựa
trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.”
1.1.3.3.3. Thực hiện thủ tục kiểm toán
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 530 (2012) hướng dẫn “ kiểm toán viên phải
thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với từng phần tử được lựa chọn phù hợp với mục đích
của các thủ tục kiểm toán đó. Nếu không áp dụng được thủ tục kiểm toán đối với một phần
tử đã lựa chọn, kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục kiểm toán đó đối với một phần tử
thay thế. Ví dụ về trường hợp cần thực hiện thủ tục kiểm toán đối với phần tử thay thế là
khi kiểm toán viên chọn phải một séc không có hiệu lực khi kiểm tra bằng chứng về thủ tục
xét duyệt thanh toán. Nếu kiểm toán viên nhận thấy séc không có hiệu lực này là hợp lý thì
trường hợp này không được xem là sai lệch và kiểm toán viên cần chọn một séc khác để
kiểm tra. Nếu kiểm toán viên không thể áp dụng các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế
hoặc các thủ tục thay thế phù hợp khác đối với một phần tử được lựa chọn, kiểm toán viên
phải coi đây là một sai lệch - trong trường hợp thử nghiệm kiểm soát, hoặc sai sót - trong
trường hợp kiểm tra chi tiết. Ví dụ về trường hợp kiểm toán viên không thể áp dụng thủ tục
kiểm toán được thiết kế cho một phần tử được lựa chọn là khi các hồ sơ, tài liệu liên quan
đến phần tử đó bị mất. Ví dụ về một thủ tục thay thế thích hợp như trong trường hợp không
nhận được hồi âm thư xác nhận các khoản phải thu, kiểm toán viên có thể kiểm tra khoản
5


tiền thu được sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính cùng với bằng chứng về

nguồn gốc và mục đích thanh toán của các khoản tiền đó.”

6


1.1.3.3.4. Sai lệch và sai sót
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 530 (2012) hướng dẫn “Kiểm toán viên phải
điều tra bản chất và nguyên nhân của bất kỳ sai lệch hay sai sót nào phát hiện được, và
đánh giá tác động có thể xảy ra của các sai lệch hay sai sót này tới mục đích của thủ tục
kiểm toán và các phần hành khác của cuộc kiểm toán. Khi phân tích các sai lệch và sai sót
đã được phát hiện, kiểm toán viên có thể nhận thấy nhiều sai lệch và sai sót có đặc điểm
chung, ví dụ cùng loại giao dịch, cùng địa điểm, cùng chủng loại sản phẩm hoặc cùng một
thời kỳ. Trong trường hợp đó, kiểm toán viên có thể xác định tất cả các phần tử trong tổng
thể có cùng đặc điểm và mở rộng thủ tục kiểm toán đối với các phần tử đó. Ngoài ra, các
sai lệch hay sai sót như vậy có thể là do cố ý và có thể là dấu hiệu của khả năng xảy ra gian
lận. Đối với kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên phải dự tính sai sót trong tổng thể dựa trên giá
trị của sai sót phát hiện trong mẫu. Kiểm toán viên cần dự tính sai sót cho tổng thể để có
được đánh giá đầy đủ về phạm vi sai sót. Tuy nhiên, dự tính này có thể chưa đủ để xác
định giá trị phải điều chỉnh. Khi một sai sót được xác định là cá biệt, sai sót đó có thể được
loại trừ khi dự tính sai sót trong tổng thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các sai sót cá biệt nếu
không được điều chỉnh vẫn cần được xem xét thêm cùng với dự tính các sai sót không cá
biệt. Đối với thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên không cần phải dự tính rõ ràng về các
sai lệch vì tỷ lệ sai lệch của mẫu cũng là tỷ lệ sai lệch suy rộng cho tổng thể.”
1.1.3.3.5. Đánh giá kết quả
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 530 (2012) hướng dẫn “Kiểm toán viên phải
đánh giá kết quả của mẫu và liệu việc lấy mẫu kiểm toán có cung cấp đủ cơ sở hợp lý cho
các kết luận về tổng thể đã được kiểm tra hay không. Đối với thử nghiệm kiểm soát, tỷ lệ
sai lệch của mẫu cao hơn so với dự tính có thể làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu đã được
đánh giá, trừ khi kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán khác hỗ trợ cho
đánh giá ban đầu. Đối với kiểm tra chi tiết, nếu mức sai sót trong một mẫu cao hơn so với

dự tính, kiểm toán viên có thể kết luận rằng một nhóm giao dịch hoặc số dư tài khoản có
sai sót trọng yếu, nếu không có các bằng chứng kiểm toán khác chứng minh rằng không
tồn tại sai sót trọng yếu nào. Trong trường hợp kiểm tra chi tiết, tổng giá trị của sai sót dự
tính cộng với sai sót cá biệt (nếu có) là ước tính phù hợp nhất của kiểm toán viên về sai sót
của tổng thể. Nếu tổng giá trị của sai sót dự tính cộng với sai sót cá biệt (nếu có) vượt quá
mức sai sót có thể bỏ qua thì mẫu được chọn không cung cấp được cơ sở hợp lý cho các
kết luận của kiểm toán viên về tổng thể đã được kiểm tra. Tổng giá trị của sai sót dự tính
và sai sót cá biệt càng gần đến mức sai sót có thể bỏ qua thì sai sót thực tế của tổng thể
càng có nhiều khả năng vượt quá mức sai sót có thể bỏ qua. Tương tự, nếu sai sót dự tính
lớn hơn mức sai sót mà kiểm toán viên đã dự kiến khi xác định cỡ mẫu, kiểm toán viên có
thể kết luận rằng rủi ro lấy mẫu là không thể chấp nhận được do sai sót thực tế của tổng thể
đã vượt quá sai sót có thể bỏ qua. Việc xem xét kết quả của các thủ tục kiểm toán khác
giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro do sai sót thực tế của tổng thể vượt quá sai sót có thể
bỏ qua và rủi ro này có thể giảm đi nếu kiểm toán viên thu thập được thêm bằng chứng
kiểm toán. Nếu kiểm toán viên kết luận rằng việc lấy mẫu kiểm toán chưa cung cấp được
cơ sở hợp lý cho các kết luận về tổng thể đã được kiểm tra, kiểm toán viên có thể yêu cầu
Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán kiểm tra các sai sót đã được phát hiện và khả năng
có các sai sót khác và thực hiện những điều chỉnh cần thiết; hoặc điều chỉnh nội dung, lịch
trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán tiếp theo để có thể đạt được mức độ đảm bảo cần thiết.
Ví dụ, trong trường hợp thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên có thể mở rộng cỡ mẫu,
thực hiện một thử nghiệm kiểm soát thay thế hoặc sửa đổi các thử nghiệm cơ bản liên
quan.”
1.2. Các vấn đề liên quan tới việc chọn phần tử kiểm tra
7


1.2.1. Bằng chứng kiểm toán

8



1.2.1.1. Khái niệm bằng chứng kiểm toán
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 500 (2012), bằng chứng kiểm toán “là tất cả các
tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa
trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến
kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các
tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác”
1.2.1.2. Chất lượng của bằng chứng kiểm toán
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 500 (2012) hướng dẫn “Kiểm toán viên phải
thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp với từng hoàn cảnh nhằm thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Bằng chứng kiểm toán rất cần thiết để giúp kiểm toán
viên đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểm toán. Bản chất của bằng chứng kiểm toán là mang
tính tích lũy và được thu thập chủ yếu từ việc thực hiện các thủ tục kiểm toán trong suốt
cuộc kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán cũng có thể bao gồm các tài liệu, thông tin có được
từ các nguồn khác, như từ các cuộc kiểm toán trước hoặc từ thủ tục kiểm soát chất lượng
của doanh nghiệp kiểm toán trong việc xem xét chấp nhận khách hàng. Các ghi chép về kế
toán (chứng từ, sổ kế toán…) của đơn vị được kiểm toán là một nguồn bằng chứng kiểm
toán chủ yếu và quan trọng, ngoài các nguồn khác từ bên trong và bên ngoài đơn vị. Các
tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán có thể được lập bởi một chuyên
gia do đơn vị được kiểm toán tuyển dụng hoặc thuê. Bằng chứng kiểm toán còn bao gồm
tài liệu, thông tin hỗ trợ, chứng minh cho cơ sở dẫn liệu của Ban Giám đốc và cả những tài
liệu, thông tin trái chiều với cơ sở dẫn liệu đó. Ngoài ra, trong một số trường hợp, kiểm
toán viên có thể sử dụng sự thiếu tài liệu, thông tin như một bằng chứng kiểm toán (ví dụ
khi Ban Giám đốc từ chối giải trình các vấn đề mà kiểm toán viên yêu cầu). Phần lớn công
việc mà kiểm toán viên thực hiện nhằm hình thành ý kiến kiểm toán là thu thập và đánh giá
bằng chứng kiểm toán. Ngoài thủ tục phỏng vấn, các thủ tục kiểm toán khác để thu thập
bằng chứng kiểm toán gồm kiểm tra, quan sát, xác nhận, tính toán lại, thực hiện lại và các
thủ tục phân tích, thường được thực hiện kết hợp với nhau. Mặc dù thủ tục phỏng vấn có
thể cung cấp bằng chứng kiểm toán quan trọng, kể cả cung cấp bằng chứng về sai sót
nhưng nếu chỉ phỏng vấn thì chưa đủ để cung cấp bằng chứng kiểm toán về việc không có

sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu hoặc về tính hữu hiệu của các kiểm soát. Kiểm
toán viên đạt được sự đảm bảo hợp lý khi đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp nhằm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến không
thích hợp khi báo cáo tài chính còn có những sai sót trọng yếu) đến một mức độ thấp có thể
chấp nhận được. Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán có mối liên hệ tương
quan. “Đầy đủ” là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng của bằng chứng kiểm toán. Số lượng
của bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên
đối với rủi ro có sai sót (rủi ro được đánh giá ở mức độ càng cao thì cần càng nhiều bằng
chứng kiểm toán) và đồng thời chịu ảnh hưởng bởi chất lượng của bằng chứng kiểm toán
đó (chất lượng mỗi bằng chứng kiểm toán càng cao thì cần càng ít bằng chứng kiểm toán).
Tuy nhiên, nhiều bằng chứng kiểm toán được thu thập không có nghĩa là chất lượng bằng
chứng kiểm toán được đảm bảo. “Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng của bằng
chứng kiểm toán, bao gồm sự phù hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán trong việc
giúp kiểm toán viên đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. Độ tin cậy
của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc, nội dung của bằng chứng kiểm
toán và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng
đó. Một số bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng cách thực hiện các thủ tục kiểm toán
để kiểm tra tài liệu, sổ kế toán, ví dụ qua việc phân tích, soát xét và thực hiện lại các thủ
tục đã được đơn vị thực hiện trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính; đối chiếu
các loại tài liệu, thông tin liên quan và việc sử dụng các tài liệu, thông tin đó. Qua việc
9


thực hiện các thủ tục kiểm toán đó, kiểm toán viên có thể xác định rằng các tài liệu, sổ kế
toán đã nhất quán và thống nhất với báo cáo tài chính. Việc xem xét các bằng chứng kiểm
toán có tính nhất quán được thu thập từ các nguồn khác nhau hoặc có nội dung khác nhau
thường giúp kiểm toán viên đạt được sự đảm bảo cao hơn so với việc xem xét riêng lẻ các
bằng chứng kiểm toán. Ví dụ, tài liệu, thông tin chứng thực thu thập được từ một nguồn
độc lập bên ngoài đơn vị có thể làm tăng mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên đạt được từ
các bằng chứng kiểm toán thu được từ nội bộ đơn vị được kiểm toán, như bằng chứng

trong các tài liệu, sổ kế toán, biên bản họp, hoặc giải trình của Ban Giám đốc. Thông tin từ
các nguồn độc lập ngoài đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên có thể sử dụng làm
bằng chứng kiểm toán bao gồm xác nhận từ bên thứ ba, báo cáo của các chuyên gia phân
tích, và dữ liệu có thể so sánh về các đối thủ cạnh tranh. Yêu cầu kiểm toán viên đưa ra kết
luận về tính đầy đủ, thích hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập. Kiểm toán viên phải
sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định liệu đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán đến một mức độ thấp có thể chấp nhận được hay
chưa và từ đó đưa ra kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. Các vấn đề như nội
dung các thủ tục kiểm toán, tính kịp thời của việc lập và trình bày báo cáo tài chính, và sự
cân bằng giữa lợi ích và chi phí. Đây là các yếu tố phù hợp khi kiểm toán viên đưa ra xét
đoán chuyên môn về việc liệu đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay
chưa.”
1.2.2. Trọng yếu
1.2.2.1. Khái niệm trọng yếu
Theo như chuẩn mực kiểm toán số 320 (2012) định nghĩa “trọng yếu: Là thuật ngữ
dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài
chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính
chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo
cáo tài chính”
1.2.2.2. Mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính
Mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính là mức giá trị mà kiểm toán viên xác
định ở cấp độ báo cáo tài chính, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo
cáo tài chính. Mức trọng yếu này là cơ sở để kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính
có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Nó thường được
xác định bằng một tỷ lệ phần trăm dựa trên một số tiêu chí nhất định. Các tiêu chí thường
được sử dụng là các yếu tố hoặc khoản mục của báo cáo tài chính như tài sản, doanh thu,
lợi nhuận,.. Việc chọn tiêu chí tùy thuộc vào nhiều vấn đề như sự quan tâm của người sử
dụng báo cáo, đặc điểm đơn vị được kiểm toán và tính chất ổn định của yếu tố được chọn.
Tỷ kệ phần trăm được xác định trên sự xét đoán của kiểm toán viên và nó phụ thuộc vào
đặc điểm của tiêu chí được chọn. Thí dụ, mức trọng yếu được xác định trên cơ sở lợi nhuận

sẽ dùng tỷ lệ phần trăm cao hơn so với mức trọng yếu tính trên doanh thu (Kiểm toán (xuất
bản lần thứ bảy),2017, Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, trang 112).
1.2.2.3. Mức trọng yếu thực hiện
Mức trọng yếu thực hiện là một số tiền được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng
thể báo cáo tài chính, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán
trong các thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức trọng yếu thực hiện thấp hơn này nhằm
ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọng
yếu (Kiểm toán (xuất bản lần thứ bảy),2017, Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, trang
112).
1.2.3. Kiểm tra chi tiết
10


11


1.2.3.1. Định nghĩa kiểm tra chi tiết
Kiểm tra chi tiết là những thử nghiệm cơ bản được thiết kế nhằm phát hiện các sai
sót trọng yếu ở cấp độ CSDL. Đây là việc kiểm tra trực tiếp đối với các nhóm giao dịch, số
dư tài khoản và thông tin thuyết minh (Kiểm toán (xuất bản lần thứ bảy),2017, Nhà xuất
bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, trang 148).
1.2.3.2. Kiểm tra nghiệp vụ
Là kiểm tra chi tiết một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét về mức độ
hợp lý của khoản mục. Loại kiểm tra này được sử dụng khi số phát sinh của tài khoản là ít,
các tài khoản không có số dư hay trong những trường hợp bất thường. Trước hết kiểm toán
viên lựa chọn những nghiệp vụ cần kiểm tra, sau đó kiểm tra chi tiết các tài liệu, chứng từ
của những nghiệp vụ đó, xem xét quá trình ghi chép chúng qua các tài khoản, cuối dùng
kiểm toán viên đánh giá để xác định số phát sinh hay số dư cuối kỳ. Thí dụ, khi kiểm tra
khoản mục tài sản cố định, kiểm toán viên kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm
trong kỳ và kết hợp với số dư đầu kỳ để xem xét số dư cuối kỳ (Kiểm toán (xuất bản lần

thứ bảy),2017, Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, trang 148).
1.2.3.3. Kiểm tra số dư
Là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư tài khoản có nhiều nghiệp
vụ phát sinh. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách: đầu tiên kiểm toán viên phân chia
số dư thành từng bộ phận hay theo từng đối tượng, sau đó chọn mẫu kiểm tra bằng phương
pháp thích hợp. Thí dụ, đối với khoản mục nợ phải thu của khách hàng, kiểm toán viên yêu
cầu đơn vị cung cấp số dư chi tiết, trên cơ sở đó lựa chọn các phần tử để gửi thư xác nhận.
(Kiểm toán (xuất bản lần thứ bảy),2017, Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, trang
148).
1.2.3.4: Kiểm tra thuyết minh
Là kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của các thuyết minh trên báo cáo tài chính theo
yêu cầu của các chuẩn mục và chế độ kế toán. Do có rất nhiều thuyết minh, nên kiểm toán
viên thường sử dụng một danh sách được lập sẵn về các yêu cầu thuyết minh để ra soát lại
toàn bộ thuyết minh (Kiểm toán (xuất bản lần thứ bảy),2017, Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ
Chí Minh, trang 148).

12


Chương 2 : Giới thiệu công ty và thực trạng quy trình lựa chọn phần tử kiểm tra
trong kiểm tra chi tiết của công ty TNHH PwC (Việt Nam)
2.1. Khái quát về công ty TNHH PwC (Việt Nam)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH PwC (Việt Nam)
Công ty TNHH PwC (Việt Nam) là thành viên thuộc mạng lưới PwC Global, có trụ
sở chính tại Anh Quốc. PwC tiền thân là công ty Coopers & Lybrand và Price Waterhouse.
Cả hai công ty được thành lập vào thế kỷ thứ 19. Tới năm tháng 7 năm 1998, hai công ty
này thực hiện vụ sát nhập lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán, tạo thành công ty
PricewaterhouseCoopers.
Tại Việt Nam, năm 1994, Pricewaterhouse mở văn phòng đại diện tại Thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tới năm 1998, công ty PricewaterhouseCoopers được thành lập

sau cuộc sat nhập của hai công ty. Tới ngày 30/05/2017, công ty TNHH
PricewaterhouseCoopers Việt Nam đã được đổi thành Công ty TNHH PwC (Việt Nam).
Sau 25 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, PwC Việt Nam đã trở thành một trong
những công ty hàng đầu tại Việt Nam về các lĩnh vực như đảm bảo, thuế, tư vấn tài chính,
pháp lý,.. Góp phần quan trọng để đưa tổng doanh thu toàn cầu của PwC đạt được 41,3 tỷ
đô la Mỹ trong năm tài chính 2018, đứng thứ 2 toàn cầu trong tất cả các công ty cung cấp
dịch vụ kiểm toán, đảm bảo, thuế, tư vấn, pháp lý,...
2.1.2. Quy mô, bộ máy nhân sự của công ty
Công ty TNHH PwC (Việt Nam) đang là nơi làm việc của hơn 800 nhân viên người
là người Việt nam và người nước ngoài. Tại bộ phận kiểm toán, tính tới ngày 30.6.2018,
công ty có 49 nhân viên có giấy phép hành nghề kiểm toán viên. Bộ máy nhận sự bao gồm
hội đồng thành viên bao gồm 2 người, ban điều hành công ty bao gồm 3 người. Một người
đại diện theo pháp luật là bà Địn Thị Quỳnh Vân- Tổng giám đốc. Công ty hiện có 1 tổng
giám đốc và 21 phó tổng giám đốc. Công ty có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và
văn phòng đại diện tại Hà Nội.
2.1.3. Các dịch vụ mà công ty đang cung cấp
Công ty TNHH PwC (Việt Nam) đang chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ
chuyên nghiệp chất lượng cao gồm Kiểm toán, Tư vấn thuế, Tư vấn pháp lý, Tư vấn các
thương vụ và hoạt động, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề trong kinh doanh. Các lợi
ích có thể mang lại cho các doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau theo các nhóm dịch vụ:
+ Kiểm toán và đảm bảo
+ Tư vấn các thương vụ và Tư vấn hoạt động
+ Tư vấn thuế
+ Tư vấn pháp lý
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2017 và năm 2018.
Số lượng khách hàng được kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng năm 2018 và
năm 2017 lần lượt là 85 và 57 khách hàng. Doanh thu trong năm 2018 và 2017 lần lượt là
999.228 triệu đồng và 838.207 triệu đồng, trong đó doanh thu từ việc kiểm toán cho các
đơn vị có lợi ích công chúng lần lượt là 46.167 triệu đồng và 19.897 triệu đồng. Lợi nhuận
sau thuế trong năm 2018 và năm 2017 lần lượt là 85.357 triệu đồng và 76.707 triệu đồng.

Ta có thể thấy, mặc dù sự cạnh tranh từ những công ty khác có gia tăng nhưng công ty vẫn
duy trì khả năng tăng trưởng, công ty tập không chỉ tập trung vào dịch vụ đẩm bảo mà còn
mở rộng qua các lĩnh vực như tư vấn thuế, pháp lý, quản trị để có thể đảm bảo được sự gia
13


tăng doanh thu hằng năm. Công ty tập trung tìm kiếm những và mở rộng tập khách hàng
sang những công ty niêm yết để cạnh tranh với những công ty khác.
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển
Thuận lợi
Công ty thuộc một mạng lưới của một công ty toàn cầu nổi tiếng. Tạo thuận lợi cho
việc phát triển thương hiệu, tìm kiếm khách hàng. Không ít những khách hàng được kiểm
toán là các công ty thuộc các tập đoàn lớn mà công ty mẹ được công ty PwC kiểm toán, tạo
thuận lợi cho công ty TNHH PwC (Việt Nam) thực hiện tìm kiếm và kiểm toán các công ty
thành viên tại Việt Nam, ví dụ một số tập đoàn có công ty tại Việt Nam được kiểm toán bởi
TNHH PwC (Việt Nam) như là Samsung Lotte, AA, Toshiba,...Công ty có thương hiệu
toàn cầu giúp thu hút nhiều nhân viên có năng lực làm việc, giúp cho chất lượng các dịch
vụ cung cấp cho khách hàng này càng hoàn thiện. Ngoài ra, công ty nhận được sự giúp đỡ
trao đổi với các công ty khác trong mạng lưới từ những nước phát triển, giúp công ty có
thể nhanh chóng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi và tiếp cận tới chất lượng toàn cầu.
Khó khăn
Sự cạnh tranh lớn từ những công ty nước lớn trong ngành và những công ty trong
nước. Bắt buộc công ty phải không ngừng hoàn thiện và phát triển. Số lượng nhân viên
lớn, gây khó khăn cho việc đảm bảo sự đồng bộ chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng. Sự thay đổi nhanh chóng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dẫn tới công ty phải nhanh
chóng thích nghi và áp dụng nếu không sẽ bị các công ty cạnh tranh bỏ lại phía sau.
Phương hướng phát triển
Phương hướng phát triển của công ty TNHH PwC (Việt Nam) là cung cấp các dịch
vụ với chất lượng cao nhất cho khách hàng. Không ngừng duy trì và mở rộng thị phần
trong các lĩnh vực mà công ty cung cấp dịch vụ. Đông thời, góp phần vào việc thực hiện

phương hướng phát triển của PwC Global đó là phát triển trở thành công ty số 1 toàn cầu
trong các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán,đảm bảo, tư vấn thuế, tư vấn tài chính, pháp
lý,...
2.1.6. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính công ty đang áp dụng
2.1.6.1. Lập kế hoạch
2.1.6.1.1. Tìm hiểu đơn vị và môi trường kinh doanh
Tại công ty PwC, kiểm toán viên tìm hiểu đơn vị và môi trường kinh doanh của
đơn vị se phải thực hiện các bước sau:
+ Tìm hiểu đơn vị và môi trường kinh doanh (pháp luật, ngành nghề,…): kiểm toán
viên sẽ tìm hiều về đơn vị bắng cách tìm hiểu về ngành nghề, luật pháp, bản chất của đơn
vị, mục tiêu và phương hướng phát triển, tình hình hoạt động của đơn vị.
+ Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và các thủ tục liên quan: kiểm toán viên
tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty theo từng bộ phận của hệ thông kiểm soát
nội bộ theo IAS.
+ Tìm hiểu hệ thống thông tin của đơn vị: kiểm toán viên xác định các rủi ro liên
quan đến hệ thống thông tin
+ Xác định mức trọng yếu: kiểm toán viên xác định mức trọng yếu tổng thể, mức
trọng yếu thực hiện, mức trọng yếu cụ thể cho từng khoản mục hoặc giao dịch, ngưỡng sai
sót có thể bỏ qua.
14


2.1.6.1.2. Đánh giá rủi ro
Kiểm toán viên PwC thực hiện đánh giá rủi ro thông qua các bước:
+ Thực hiện đánh giá phân tích rủi ro ban đầu: đánh giá rủi ro là quá trình kiểm
toán viên xác định và đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu để xác định cách đối phó hữu hiệu
và hiệu quả nhất nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp chấp nhận được. Là một
phần của quy trình đánh giá rủi ro, kiểm toán viên được yêu cầu thực hiện phân tích đánh
giá rủi ro để xác định mọi biến động hoặc mối quan hệ trong dữ liệu tài chính hoặc phi tài
chính không nhất quán hoặc khác với những gì kiểm toán viên mong đợi dựa trên hiểu biết

của kiểm toán viên về thực thể và môi trường trong mà đơn vị hoạt động, và đó có thể là
dấu hiệu của nguy cơ sai sót trọng yếu.
+ Thực hiện đánh giá rui ro gian lận: phần này gồm các yêu cầu kiểm toán và
hướng dẫn để xác định và đánh giá rủi ro gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm
toán viên có trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính nói chung
không có sai sót trọng yếu, cho dù có phải do gian lận hoặc sai sót gây ra hay không. Do
thực tế là gian lận liên quan đến ý định lừa đảo, có những cân nhắc bổ sung rất quan trọng
đối với kiểm toán viên khi đánh giá rủi ro gian lận. Những cân nhắc bổ sung được bao gồm
trong phần này tập trung vào các đặc điểm của gian lận, yếu tố rủi ro gian lận và sự hoài
nghi nghề nghiệp.
+ Đánh giá rủi ro ở mức độ CSDL: Đầu tiên kiểm toán viên xác định rủi ro của đơn
vị bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro gian lận. Sau đó, kiểm toán viên xem xét liệu những
rủi ro này có phải là rủi ro sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chính của đơn vị do lỗi hoặc
do gian lận hay không. Rủi ro sai sót trọng yếu cần được xem xét ở hai cấp độ: ở cấp báo
cáo tài chính, cũng như ở cấp độ CSDL một loại giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết
minh cho một khoản mục cụ thể trên báo cáo tài chính cụ thể ("FSLI").
2.1.6.1.3. Đối phó với rủi ro
+ Xác định quy trình kiểm toán: kiểm toán viên cân nhắc các yếu tố như đặc điểm
của hợp đồng kiểm toán, mục đích của báo cáo, các yếu tố ảnh hưởng đáng kể tới nhóm
kiểm toán, các hiểu biết ban đầu về đơn vị và từ các cuộc kiểm toán trước đó, thời gian và
nguồn lực để thực hiện cuộc kiểm toán.
+ Xác định thời gian, tính chất, khối lượng thử nghiệm kiểm soát sẽ thực hiện:
kiểm toán viên sẽ xác định những điểm trọng yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, xem xét
các bằng chứng có sẵn trong suốt kỳ kiểm tra và sử dụng các bằng chứng có được từ kiểm
toán các năm trước để đánh giá.
+ Xác định thời gian, tính chất, khối lượng thử nghiệm cơ bản sẽ thực hiện: kiểm
toán viên xem xét dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị, kết hợp với các đánh giá
về rủi ro và từ những cuộc kiểm toán trước và quy mô và kết quả của thử nghiệm kiểm
soát.
2.1.6.2. Thực hiện kiểm toán

Kiểm toán viên sẽ
+ Thực hiện và đánh giá kết quả của thử nghiệm kiểm soát : kiểm toán viên đánh
giá hiệu quả hoạt động của các kiểm soát có liên quan khi các trường hợp ngoại lệ được
xác định trong các thử nghiệm kiểm soát và / hoặc sai sót được xác định trong khi tiến
hành thử nghiệm cơ bản
+ Thực hiện và đánh giá kết quả của thử nghiệm cơ bản: Mục tiêu của kiểm toán
viên là thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến các rủi ro được đánh giá
15


×