Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Nghiên cứu nhận thức về du lịch có trách nhiệm của sinh viên khoa du lịch – đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 95 trang )


Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô là giảng
viên Khoa Du lòch – Đại học Huế đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, truyền đạt các kiến
thức và kó năng cần thiết trong suốt quá trình
tôi học tập tại Khoa, nhờ đó tôi mới có đầy
đủ kiến thức để hoàn thành bài khóa luận
của mình ngày hôm nay.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
cô, Th.S Nguyễn Thò Thanh Nga, người đã nhiệt
tình hướng dẫn cho tôi từ khi bắt đầu làm
khóa luận và cho đến khi bài khóa luận được
hoàn thành. Nhờ có sự chỉ dẫn rất tận tình,
quan tâm và đầy trách nhiệm của cô trong
suốt quá trình làm bài mà tôi đã có thể
hoàn thành tốt và đúng hạn khóa luận của
mình.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban
lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, làm
việc trong môi trường chất lượng này và đã
luôn giúp đỡ tận tình chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình thực tập tại đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô giảng
viên và các bạn sinh viên Khoa Du lòch – Đại học
Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý cũng như
cung cấp những tài liệu thực tế và thông tin
cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận này.



Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng
như kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn
để bài khóa luận được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 6 năm
2020
Sinh viên thực hiện
Trần Thò Bảo Ngân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Bảo Ngân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.......................................................viii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài..................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5
6. Kết cấu của đề tài..............................................................................................7
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................8
1.1. Nhận thức và các mức độ nhận thức...............................................................8
1.1.1. Khái niệm nhận thức...............................................................................8
1.1.2. Các mức độ nhận thức.............................................................................9
1.2. Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống cộng đồng.............................11
1.3. Du lịch có trách nhiệm.................................................................................16
1.3.1. Khái niệm..............................................................................................16
1.3.2. Các mục tiêu của du lịch có trách nhiệm...............................................18
1.3.3. Các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm.............................................18
1.3.4. Các lợi ích của du lịch có trách nhiệm..................................................20
1.3.5. Các loại hình du lịch liên quan đến du lịch có trách nhiệm...................23
1.3.6. Kinh nghiệm thực tiễn về du lịch có trách nhiệm..................................26
TÓM TẮT CHƯƠNG 1....................................................................................29
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................30
2.1. Giới thiệu chung về Khoa Du lịch................................................................30
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Khoa Du lịch.......................................30


2.1.2. Thực trạng hoạt động đào tạo của Khoa Du lịch...................................32
2.1.3. Trung tâm năng lực vì sự phát triển du lịch bền vững...........................35
2.1.4. Hoạt động Đoàn, ngoại khóa của sinh viên Khoa Du lịch.....................37
2.1.5. Công tác tuyển sinh...............................................................................38
2.2. Phân tích nhận thức về Du lịch có trách nhiệm của sinh viên Khoa Du
lịch – Đại học Huế...............................................................................................40
2.2.1. Khái quát về mẫu điều tra.....................................................................40
2.2.1.1. Đặc điểm đối tượng điều tra...........................................................40

2.2.1.2. Thông tin chung về sinh viên.........................................................42
2.2.2. Đánh giá nhận thức của sinh viên về Du lịch có trách nhiệm................47
2.2.2.1. Nhận thức của sinh viên về du lịch có trách nhiệm........................47
2.2.2.2. Kiểm định sự khác biệt về nhận thức của sinh viên về Du lịch
có trách nhiệm ở các thuộc tính khác nhau.................................................55
TÓM TẮT CHƯƠNG 2....................................................................................64
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ................................................................65
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................................65
3.1.1. Chính sách du lịch có trách nhiệm Việt Nam........................................65
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế..............65
3.2. Các giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về du lịch có trách nhiệm........66
3.2.1. Nhóm giải pháp chung..........................................................................66
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể..........................................................................66
3.2.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm
đối với sinh viên.........................................................................................66
3.2.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường trách nhiệm của sinh viên đối với
phát triển du lịch có trách nhiệm.................................................................67
3.2.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường thực hiện các hành động tích cực
trong du lịch có trách nhiệm.......................................................................68


3.2.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hành xử
có trách nhiệm với sự phát triển kinh tế của điểm đến du lịch....................69
3.2.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường hành động có trách nhiệm của sinh
viên đối với văn hóa – xã hội của điểm đến................................................70
3.2.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hành xử
có trách nhiệm với môi trường, tài nguyên và hệ sinh thái của điểm đến
du lịch.........................................................................................................70

TÓM TẮT CHƯƠNG 3....................................................................................71
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................72
I. Kết luận............................................................................................................ 72
II. Kiến nghị........................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................77
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLCTN
EU-ESRT

Du lịch có trách nhiệm
Chương trình phát triển năng lực di lịch có trách nhiệm với môi

GTTB
IUCN

trường và xã hội
Giá trị trung bình
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

SNV
SPSS

(International Union for Conservation of Nature)
Tổ chức phát triển Hà Lan
Phần mềm xử lí số liệu

TNDL

UNESCO

(Statistical Package for the Social Sciences)
Tài nguyên du lịch
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

WTO

(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
Tổ chức du lịch thế giới

USD

(World Tourism Organization)
Đồng Đô la Mỹ
(United States Dollar)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mô tả những tác động của du lịch tới đời sống cộng đồng.................14
Bảng 2.1: Bảng thống kê đặc điểm sinh viên.......................................................40
Bảng 2.2. Tần suất đi du lịch của sinh viên.........................................................42
Bảng 2.3: Hệ số kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha....................................46
Bảng 2.4: Nhận thức của sinh viên về thuật ngữ “Du lịch có trách nhiệm”.........47
Bảng 2.5: Đánh giá của sinh viên về “mức độ quan trọng của Du lịch có
trách nhiệm”.......................................................................................50
Bảng 2.6: Nhận thức của sinh viên trước chuyến đi du lịch................................53
Bảng 2.7: Nhận thức của sinh viên đối với các hoạt động thể hiện trách
nhiệm khi đi du lịch............................................................................54
Bảng 2.8: Kiểm định sự khác biệt về nhận thức của sinh viên về “Mức độ

quan trọng của Du lịch có trách nhiệm”.............................................56
Bảng 2.9: Kiểm định sự khác biệt về nhận thức của sinh viên về “Các hoạt
động thường làm trước chuyến đi du lịch”.........................................59
Bảng 2.10: Kiểm định sự khác biệt về nhận thức của sinh viên về “Các hoạt
động thường làm trong suốt chuyến đi du lịch”.................................61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Hình thức tổ chức chuyến đi...........................................................43
Biểu đồ 2.2: Đối tượng đi du lịch cùng...............................................................43
Biểu đồ 2.3: Mục đích của chuyến đi..................................................................44
Biểu đồ 2.4: Thời gian đi du lịch.........................................................................45
Biểu đồ 2.5: Nhóm đối tượng nhận được lợi ích từ du lịch có trách nhiệm.........48
Biểu đồ 2.6: Các bên liên quan có trách nhiệm phát triển du lịch........................49
Biểu đồ 2.7: Nhận thức về trách nhiệm của sinh viên với việc phát triển du lịch....52

HÌNH VẼ
Hình 1.1. Thang các mức độ nhận thức của Benjamin S.Bloom.........................10
Hình 1.2. Thang các mức độ nhận thức của sinh viên về du lịch có trách nhiệm......11


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đang trở thành một lối sống mới. Du lịch không đơn
thuần là tham quan mà còn phải khám phá, trải nghiệm, không chỉ nghe hướng
dẫn viên thuyết trình mà phải có sự tham gia, tương tác lẫn nhau. Rất nhiều
người đã và đang tìm đến một loại hình du lịch mới – du lịch có trách nhiệm.
Đúng như tên gọi của nó, đây là loại hình du lịch xuất phát từ hành vi và trách
nhiệm của mỗi cá nhân, doanh nhiệp, tổ chức đối với môi trường tự nhiên và xã

hội, du lịch có trách nhiệm đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các bên tham gia
hoạt động du lịch.
Hiện nay cách tiếp cận phát triển du lịch có trách nhiệm đang trở thành một
xu thế toàn cầu. Du lịch trách nhiệm là khái niệm không còn xa lạ đối với các
nước phương Tây, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện rất thành công cách
tiếp cận này nhưng đối với Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mở đầu. Trong
thời gian qua tại Việt Nam, du lịch có trách nhiệm đang được khuyến khích mở
rộng. Tuy vậy vẫn còn không ít những e ngại từ phía doanh nghiệp, từ khách du
lịch về yêu cầu, khả năng và cách thức thực hiện du lịch có trách nhiệm. Phát
triển du lịch bền vững từ lâu đã là một định hướng quan trọng, được quan tâm và
thúc đẩy trên phạm vi toàn thế giới. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững khá rõ
ràng: để việc tiêu dùng và phát triển du lịch hiện tại không ảnh hưởng tới việc
tiêu dùng của các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên cả ba trụ cột về
kinh tế, xã hội và môi trường để đảm bảo rằng các thế hệ con cháu chúng ta sẽ có
được đầy đủ các giá trị mà du lịch đem lại như thế hệ cha ông được hưởng.
Định vị tại Huế, thành phố của du lịch lễ hội, Khoa Du lịch – Đại học Huế
là một môi trường lý tưởng cho đào tạo du lịch, kết hợp học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn. Khoa còn có trung tâm thực hành tại chỗ, kết hợp
với tổ chức đào tạo với các doanh nghiệp trên địa bàn để tạo ra hệ thống cơ sở
thực hành nghề nghiệp và nâng cao năng lực vận dụng thực tiễn cho người học,
yếu tố tạo ra sự khác biệt về chất lượng. Khoa Du lịch – Đại học Huế ra đời mở


ra cơ hội tốt hơn cho người học có điều kiện học tập ở trình độ cao thuộc các
chuyên ngành du lịch, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, cải
thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và các
ngành, nâng cao danh tiếng, uy tín và hình ảnh của du lịch miền Trung – Tây
Nguyên nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung. Sự ra đời của Khoa Du lịch –
Đại học Huế cũng tạo thêm cơ hội để khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực hiện
có của Đại Học Huế, góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của một đại học

trọng điểm đa ngành ở Miền Trung và Tây Nguyên.
Với ý nghĩa trên của Khoa Du lịch, thêm vào đó tình trạng xả rác bừa bãi ở
các điểm tham quan hay khai thác du lịch theo hướng xâm hại di sản thời gian
qua chứng tỏ các ban, ngành quản lý địa phương, các doanh nghiệp còn lúng túng
về việc làm thế nào để thực hiện du lịch có trách nhiệm, bền vững. Trên cơ sở tồn
tại những vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu nhận thức về Du lịch có
trách nhiệm của sinh viên Khoa Du lịch – Đại học Huế” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp cuối khóa của mình cùng với hy vọng góp phần thiết thực nâng cao
trách nhiệm của sinh viên trong việc nhận thức và hành động về du lịch.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới
Trên thế giới, du lịch có trách nhiệm bắt đầu hình thành từ cuối những năm
70 của thế kỷ 20 khi các tác động tiêu cực của phát triển du lịch đại chúng bắt
đầu khiến nhiều người lo ngại. Năm 1989, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
đã sử dụng thuật ngữ “du lịch có trách nhiệm” thay bằng thuật ngữ “du lịch thay
thế/ du lịch mới” để phân biệt với du lịch đại trà và các tác động của du lịch đại
trà. Tầm nhìn về một hình thái phát triển du lịch có trách nhiệm được trao đổi
nhiều vào những năm 1980 và trở thành một phần quan trọng của khái niệm du
lịch bền vững được hình thành và trở nên phổ biến sau đó.
Năm 2002, Hội thảo về du lịch có trách nhiệm được tổ chức tại Cape Town
(Nam Phi), là hoạt động bên lề trước Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển
bền vững tại Johannesburg đã xác định rõ các đặc điểm của du lịch có trách
nhiệm và đề ra các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm về mặt kinh tế, xã hội


và môi trường. Đây là hội thảo quan trọng, đặt nền móng cho các nghiên cứu và
triển khai trong thực tiễn du lịch có trách nhiệm trên phạm vi toàn thế giới.
Thuật ngữ “Du lịch có trách nhiệm” được đưa ra bởi Tony và Maureen
Wheeler (Lonely planet Pubications, 2013), lại xác định rằng du lịch có trách
nhiệm tác động tích cực đến môi trường, văn hóa địa phương và nền kinh tế. Vì

vậy, điểm đến du lịch phải được bảo vệ bởi tất cả các thành phần có liên quan.
Trong các ngày nghỉ của mình du khách có thể tác động tích cực cũng như tiêu
cực đến người dân và môi trường địa phương. Họ cũng sẽ nhận được một số kinh
nghiệm mới của chuyến đi của họ cũng như tác động lại điểm đến. Do vậy, mục
tiêu của ngành du lịch có trách nhiệm là để giảm thiểu các tác động tiêu cực và
tối đa hóa những lợi ích tích cực về điểm đến và môi trường. Xu hướng phát triển
du lịch có trách nhiệm ngày càng phổ biến hơn trong những năm gần đây, du
khách sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các chuyến đi của họ có lợi cho cộng đồng
địa phương, môi trường và xã hội ở các điểm đến (Fracis, 2008).
Theo Liquin (2013), ông đã chỉ ra tầm quan trọng và sự cần thiết của du
lịch có trách nhiệm và phân tích các bên liên quan như các doanh nghiệp du lịch,
khách du lịch, cộng đồng địa phương và chính phủ. Do đó, ông đề nghị người
dân cần nâng cao nhận thức về “du lịch có trách nhiệm”, và nỗ lực làm chí nền
văn minh cổ xưa (di tích văn hóa, lịch sử) có thể tồn tại lâu dài.
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phải tới năm 2011, khi Chương trình Phát triển Năng lực Du
lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, do Liên minh Châu Âu tài trợ (Dự
án EU – ESRT), thì khái niệm đó mới được nhắc đến thường xuyên và trở nên
quen thuộc.
Dự án EU – ESRT được triển khai trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 với
mục tiêu chung là: đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành du
lịch Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện kế hoạch
phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, với mục tiêu cụ thể là: đẩy mạnh cung
cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, góp phần thực hiện
Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam. Dự án này đã soạn thảo ra “Bộ công cụ


du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam” với 13 bài, mỗi bài về các chủ đề đa dạng
khác nhau nhằm phục vụ nghiên cứu cũng như giảng dạy. Tài liệu này có giá trị
lý thuyết và thực tiễn cho việc tuyên truyền, phát triển du lịch có trách nhiệm tại

Việt Nam.
Cũng trong khuôn khổ của Dự án EU – ESRT, nhiều tài liệu được soạn thảo
trình bày các khái niệm, đặc điểm, mối liên hệ, chính sách,… về du lịch có trách
nhiệm như: Giới thiệu về du lịch có trách nhiệm, Du lịch có trách nhiệm và
ngành lữ hành ở Việt Nam, Hướng dẫn xây dựng các chính sách Du lịch có trách
nhiệm ở Việt Nam,…
Với số vốn đầu tư là 12,1 triệu Euro, Dự án EU - ESRT (2011 – 2016) là
chương trình hỗ trợ kỹ thuật du lịch lớn nhất tại Việt Nam, với mục tiêu đưa các
nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành du lịch nước ta, để nâng cao khả
năng cạnh tranh và góp phần thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Qua sáu năm hoạt động, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dự
án đã tổ chức các khóa tập huấn theo nhiều chủ đề cho các học viên, nâng cao
nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho học sinh Trung học phổ thông, phổ biến
các tài liệu kỹ thuật qua mạng, hỗ trợ trang thiết bị cho mười nhà văn hóa và
phòng thực hành mẫu cho năm trường du lịch,… Từ đó, tác động đến nhận thức
của các cấp, ngành đối với yêu cầu về sự phát triển bền vững của du lịch Việt
Nam.
Du lịch có trách nhiệm từ một khái niệm mới lạ đã trở thành thuật ngữ quen
thuộc và là một phần tất yếu trong nhiều chính sách, kế hoạch và hoạt động thực
tế của du lịch Việt Nam. Nhận thức về phát triển du lịch có trách nhiệm cũng
được lan tỏa rộng đến các khu vực trên đất nước nhờ sự phối hợp chặt chẽ của
các địa phương, điểm đến và cộng đồng.
Kể từ đó đã có nhiều các công trình nghiên cứu về du lịch trách nhiệm đã
thực hiện, tiêu biểu là:
Nghiên cứu hoạt động du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam, đề tài được thực
hiện từ 01/2012 đến 12/2013, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, giao


cho Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện, chủ nhiệm đề tài Hà Văn Siêu.
Đề tài này đã nghiên cứu những nội dung sau:

- Cơ sở lý luận về du lịch có trách nhiệm: khái niệm, mối quan hệ, lợi ích,
ứng xử giữa các bên tham gia hoạt động du lịch,…
- Kinh nghiệm cụ thể của một số điểm đến du lịch trên thế giới và ở Việt
Nam: chính sách, tổ chức quản lý, kiểm soát, cơ chế điều tiết, đánh giá,…
- Thực trạng hoạt động du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam qua khảo sát thực
tế: hoạt động từ phía cung, hoạt động từ phía cầu, vai trò, trách nhiệm, mức độ
tham gia của các bên.
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch có trách nhiệm.
Luận văn thạc sĩ Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm ở Công ty cổ
phần Sài Gòn – Phú Quốc (Dũng, 2015). Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa cơ
sở lý luận về du lịch có trách nhiệm, mô hình và thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó,
đề tài đi sâu nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty cổ
phần Sài Gòn – Phú Quốc nhằm xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm để áp
dụng vào thực tế kinh doanh của Công ty để tham gia có hiệu quả vào chuỗi du
lịch ở Phú Quốc.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch
có trách nhiệm tại Việt Nam (Hà, 2016). Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về sản
phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam. Đề tài cũng đã đánh giá lợi ích của sản
phẩm du lịch có trách nhiệm đem lại cho ngành du lịch Việt Nam. Đưa ra một số
giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm cho ngành Du lịch
Việt Nam.
Trong các công trình khoa học đã nghiên cứu, chưa có đề tài nào đánh giá
nhận thức của sinh viên về du lịch có trách nhiệm, do vậy hướng nghiên cứu về
nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch – Đại học Huế là một hướng nghiên cứu
mới, không bị trùng lập so với các công trình khoa học trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá nhận thức của sinh viên Khoa Du Lịch về du lịch có trách nhiệm,



qua đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao trách nhiệm của sinh viên nói riêng
và cộng đồng địa phương trong việc nhận thức và hành động về du lịch.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch có trách nhiệm.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Huế.
- Điều tra và đánh giá nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch về du lịch có
trách nhiệm.
- Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm nâng cao
nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch về du lịch có trách nhiệm và phát triển du
lịch có trách nhiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch đối với hoạt
động du lịch có trách nhiệm.
- Đối tượng điều tra: sinh viên Khoa Du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá nhận thức của sinh viên Khoa Du
lịch về du lịch có trách nhiệm, từ đó nhằm đưa ra những giải pháp và đề xuất
nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về du lịch có trách nhiệm, và một số giải
pháp chung phát triển du lịch có trách nhiệm.
- Về không gian: Khoa Du Lịch – Đại học Huế.
- Về thời gian: tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Thu thập số liệu
5.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu, sách báo trong và ngoài
nước, tạp chí, các trang website điện tử, các tài liệu, các báo cáo, nghị định, nghị
quyết của cơ quan quản lý du lịch tỉnh cùng chính quyền địa phương.



5.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành điều tra bảng hỏi đối với sinh
viên hiện đang theo học tại Khoa Du lịch – Đại học Huế.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0 để đảm bảo độ
tin cậy và chính xác cao thông qua thống kê tần suất (Frequency), phần trăm
(Percent), trung bình (Mean); đánh giá độ tin cậy của thang đo Likert
(Cronbach’s Alpha), phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA).
 Điều tra thống kê (theo phương pháp chọn mẫu)
Xác định quy mô mẫu theo công thức của Linus Yamane:
n=
- Trong đó, N: kích thước tổng thể ( N = 2.899, số lượng sinh viên Khoa Du
lịch năm học 2019 – 2020).
- Với e: độ sai lệch (độ sai lệch + độ tin cậy = 100%)
- Với độ tin cậy 90% thì ta có số mẫu cần điều tra là
Số mẫu n = 2.899/ (1+ 2.899*0.12) = 96,67 (mẫu)
Để đảm bảo tính hiệu quả của mẫu và tăng tính chính xác trong quá trình
nghiên cứu nên tác giả đã điều tra 140 mẫu thay vì 97 mẫu như dự kiến.
6. Kết cấu của đề tài
Phần I giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu.
Phần II bao gồm 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
 Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
 Chương 3: Đề xuất giải pháp.
Phần III kết thúc đề tài với việc đưa ra các kiến nghị và kết luận cô đọng.


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức và các mức độ nhận thức
1.1.1. Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một khái niệm trừu tượng vì vậy mỗi ngành khoa học có sự
tiếp cận, sử dụng khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhận thức.
Theo từ điển Tiếng Việt (Phê, 1992): “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả
phản ánh và tái hiện vào trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết
về thế giới quan hoặc kết quả nghiên cứu của quá trình đó”.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Nhận thức là quá trình biện
chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con
người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể”.
Theo quan điểm của C.Mac và Ănghen: “Nhận thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc của con người. Sự phản ánh đó không phải là một
hành động nhất thời, máy móc, giản đơn và thụ động mà là một quá trình phức
tạp của hoạt động trí tuệ tích cực và sáng tạo”.
V.I.Lênin lại cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi
con người nhưng không phải là sự phản ánh đơn thuần, trực tiếp hoàn toàn. Quá
trình này là cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành và sự hình thành
nên các khái niệm, quy luật và chính các khái niệm, quy luật này lại bao quát
một cách có điều kiện gần đúng tính quy luật phổ biến của thế giới tự nhiên vĩnh
viễn vận động và phát triển”.
Như vậy, nhận thức là quá trình con người nhận biết về một đối tượng nào
đó từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sống và hoạt động trong thế giới
quan, con người phải tỏ thái độ, nhìn nhận, đánh giá và hành động với thế giới
ấy, hiểu và biết rõ nó là cái gì, nó như thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống;
để từ đó xuất hiện hành vi tích cực hoặc tiêu cực đối với đối tượng đó.


Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả tập trung vấn đề nhận thức của sinh viên
Khoa Du lịch – Đại học Huế về hoạt động phát triển du lịch có trách nhiệm xem họ

hiểu và nhận biết thế nào về du lịch và các hoạt động du lịch có trách nhiệm.
Nhận thức là yếu tố khởi nguồn của các hành vi trách nhiệm. Nhận thức
đúng và đủ về các sự vật, hiện tượng, các quá trình diễn ra trong hoạt động du
lịch, quản lý, kinh doanh du lịch thì sẽ hành động có trách nhiệm để không hoặc
hạn chế thấp nhất làm tổn hại tới xung quanh (các chủ thể tham gia khác) và
mang lợi ích tối đa về kinh tế xã hội và môi trường cho chính mình và xã hội.
Nhận thức của cá nhân cơ bản phụ thuộc giáo dục, trình độ nghề nghiệp đồng
thời với sự quan tâm và tần suất tiếp xúc với hoạt động du lịch, hoạt động chuyên
môn. Nhận thức càng cao, sâu, rộng thì thể hiện trách nhiệm càng cao. Nhận thức
của tập thể, tổ chức hay cộng đồng phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân
đồng thời tùy thuộc vào sự gắn kết của tổ chức và định hướng dẫn dắt thông qua
quá trình lâu dài thực hiện các chương trình nhận thức về trách nhiệm của từng
thành viên trong tổ chức. Nâng cao nhận thức là cơ sở quyết định nâng cao trách
nhiệm trong hoạt động du lịch, bao gồm nhận thức của chủ doanh nghiệp, người
lao động, dân cư và du khách.
Nhận thức của cộng đồng và việc phát triển du lịch có trách nhiệm có mối
quan hệ hai chiều. Khi nhận thức của cộng đồng đúng và đủ sẽ quyết định trách
nhiệm cao; ngược lại, các phương thức quản lý hoạt động du lịch đúng đắn cũng
sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng. Hai yếu tố này luôn cần được phát
triển, tồn tại song song với nhau, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững dựa
trên cân bằng lợi ích kinh tế và bảo tồn.
1.1.2. Các mức độ nhận thức
Theo Benjamin S.Bloom (1956), thang nhận thức gồm có 6 cấp độ
(Bloom’s Taxonomy).


6. Đánh giá
5. Tổng hợp
4. Phân tích
3. Ứng dụng

2. Hiểu
1. Biết

Hình 1.1. Thang các mức độ nhận thức của Benjamin S.Bloom
- Biết (Knowledge): Biết là năng lực nhớ lại các thông tin, sự kiện mà
không nhất thiết phải hiểu chúng.
- Hiểu (Comprehention): Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và giải
thích các thông tin.
- Ứng dụng (Application): Ứng dụng là năng lực vận dụng các thông tin
hiểu biết được vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới, điều kiện mới, giải
quyết các vấn đề đặt ra.
- Phân tích (Analysis): Phân tích là năng lực chia thông tin thành nhiều
thành tố để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng.
- Tổng hợp (Synthesis): Tổng hợp là năng lực liên kết các thông tin lại với
nhau tạo ra ý tưởng mới, khái quát hóa các thông tin suy ra các hệ quả.
- Đánh giá (Evaluation): Đánh giá là năng lực đưa ra nhận định, phán quyết
về giá trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể.
Sự phát triển của du lịch và các hoạt động của nó phụ thuộc vào nhận thức
và ý thức của người dân. Muốn phát triển du lịch có trách nhiệm và bền vững thì
cần sự quan tâm và chấp hành từ cộng đồng địa phương, cộng đồng có nhận thức
đúng sẽ tạo ra hành động đúng. Khi người dân có sự hiểu biết, họ nhận thức được
những lợi ích do hoạt động du lịch mang lại, họ sẽ có ý thức giữ gìn cảnh quan,
môi trường và tham gia tích cực hơn vào sự phát triển du lịch địa phương.


Trong nghiên cứu này, khi điều tra về nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch
– Đại học Huế về hoạt động du lịch có trách nhiệm tác giả đã dựa trên thang nhận
thức của Benjamin S.Bloom, tuy nhiên để phù hợp cho việc đánh giá tác giả đã
điều chỉnh lại thang nhận thức thành 4 mức độ: biết, hiểu, chấp nhận và thực
hiện. Với những mức độ khác nhau, nhận thức phát triển từ những bước đầu như

biết, hiểu, chấp nhận cho đến thực hiện. Trong quá trình xây dựng và nâng cao
nhận thức của sinh viên, các thông tin đưa ra không chỉ để sinh viên biết mà còn
phải hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của nó. Từ đó, thuyết phục sinh viên chấp nhận,
thực hiện các hành vi tích cực, và duy trì các hành vi đó thành thói quen, tập
quán, phương thức sống bền vững.
4. Thực hiện
3. Chấp nhận
2. Hiểu
1. Biết

Hình 1.2. Thang các mức độ nhận thức của sinh viên về du
lịch có trách nhiệm
Qua các mức độ phát triển của nhận thức, ta có thể nhận thấy rằng nhận
thức đóng một vai trò quan trọng, nó chi phối thái độ, hành động biểu hiện ra bên
ngoài và tạo nên ý thức. Trong giới hạn của nghiên cứu, tác giả đi sâu nghiên cứu
sự nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch – Đại học Huế trong việc phát triển du
lịch có trách nhiệm. Nắm được mức độ nhận thức, sự quan tâm của sinh viên du
lịch – các nhà du lịch tương lai là điều quan trọng để đưa ra những đề xuất, giải
pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm.
1.2. Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống cộng đồng
Du lịch là một ngành tổng hợp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống. Ngoài ra, đây là một ngành kinh tế tổng hợp được thực hiện và kết
hợp bởi nhiều bên liên quan. Đặc biệt, hoạt động du lịch có sự tác động qua lại
với các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường. Trong quá trình phát


triển, các tác động này được thể hiện qua hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Do
đó, cần hiểu rõ vấn đề này để từ đó phát huy tối đa những tác động tích cực và
giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.
Mặc khác, theo khái niệm du lịch có trách nhiệm thì các quá trình và hoạt

động du lịch chỉ được gọi là “có trách nhiệm” khi nó đem lại những lợi ích tối đa
về kinh tế, môi trường và xã hội và hạn chế các tác động tiêu cực mà du lịch đem
lại. Theo cách tiếp cận đó thì đề tài cũng đã nghiên cứu vấn đề tác động của hoạt
động du lịch tới cộng đồng địa phương.
Các tác động của du lịch chủ yếu được chia làm ba loại: tác động của du
lịch đến kinh tế, tác động của du lịch đến văn hóa – xã hội và tác động của du
lịch đến môi trường.
Tác động của du lịch đến kinh tế
Như đã đề cập, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, được thực hiện và kết
hợp bởi nhiều bên liên quan. Chính vì vậy, ngành kinh tế này có mối liên hệ chặt
chẽ với một số ngành kinh tế khác. Do đó, có thể thấy rằng du lịch đã tác động
mạnh mẽ đến nền kinh tế.
Tác động kinh tế là những lợi ích chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế
nhận được từ sự phát triển và sử dụng các tiện nghi, dịch vụ du lịch. Các tác động
về kinh tế của hoạt động du lịch chủ yếu bao gồm tác động trực tiếp và tác động
gián tiếp.
Tác động trực tiếp là những tác động kinh tế đến các ngành liên quan trực
tiếp đến hoạt động du lịch. Ví dụ, sự gia tăng số lượng khách lưu trú qua đêm tại
khách sạn sẽ trực tiếp làm tăng doanh số bán hàng trong lĩnh vực khách sạn.
Tác động gián tiếp là tác động ảnh hưởng đến các ngành cung ứng vật tư,
hàng hóa cơ bản phục vụ cho các ngành liên quan đến hoạt động du lịch. Ví dụ
như, nước uống và khăn lạnh là hai loại hàng hóa bình thường, nhưng khi được
cung ứng cho các tour du lịch của các công ty lữ hành, chúng cũng trở thành hai
loại hàng hóa phục vụ du lịch.
Tác động của du lịch đến văn hóa – xã hội


Văn hóa xã hội bao gồm những quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng đồng,
xã hội,… Đây cũng là những yếu tố mà ngành du lịch có thể đưa vào khai thác
phục vụ cho hoạt động của ngành. Ngoài ra, yếu tố này cũng là một trong những

điểm hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông qua hoạt động du lịch, du khách có
thể hiểu biết thêm về đời sống văn hóa – xã hội tại điểm đến du lịch, giúp họ mở
mang thêm kiến thức xã hội.
Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa tương
ứng với nó. Mỗi dân tộc khác nhau thì có nền văn hóa – xã hội khác nhau, các
thói quen sinh hoạt như ăn, mặc, ở cũng khác nhau.
Du lịch là hoạt động thực tiễn xã hội của con người. Nó có mối liên hệ mật
thiết với văn hóa xã hội.
Cùng với đà phát triển của du lịch, những thay đổi về mặt xã hội là không
thể tránh khỏi, đặc biệt ở những địa điểm mà số lượng du khách tăng nhanh
chóng và chiếm một tỷ lệ lớn so với dân số địa phương. Những nhân tố khác như
mức độ đô thị hóa, tầm ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội tại địa phương cũng
góp phần chi phối tác động của du lịch trong khu vực.
Tác động của du lịch đến môi trường
Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tài nguyên của môi
trường tự nhiên như sông núi, ruộng đồng, cảnh đẹp thiên nhiên, biển cả đồi núi,
… cùng với các tài nguyên văn hóa, nhân văn. Song song với quá trình khai thác,
hoạt động du lịch đôi khi còn tạo nên môi trường nhân tạo như công việc giải trí,
bảo tàng, làng văn hóa,… trên nền tảng tập hợp của một hay nhiều đặc tính của
môi trường nhân văn như một ngọn núi, một quả đồi hay một khúc sông. Do đó,
ngành du lịch có những tác động khác nhau tới môi trường. Các hoạt động kinh
tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và
môi trường. Những hoạt động này đều ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, có
thể là ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.
Tác động đến môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động
phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên
cũng như các yếu tố môi trường xã hội – nhân văn.


Cụ thể du lịch tác động đến đời sống cộng đồng như sau:



Bảng 1.1. Mô tả những tác động của du lịch tới đời sống cộng đồng
I
1
2
3
4
5
6
II
7

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỚI CỘNG ĐỒNG
Những tác động kinh tế tích cực
Du lịch đã làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại địa phương
Thu nhập về kinh tế của người dân được tăng lên đáng kể nhờ du lịch
Du lịch đã thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư cho địa phương
Chất lượng các dịch vụ công cộng tại địa phương tốt hơn nhờ sự đầu tư du lịch
Du lịch là một trong những lĩnh vực quan trọng hỗ trợ nền kinh tế địa phương
Du lịch tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho dân cư địa phương
Những tác động kinh tế tiêu cực
Lợi nhuận từ du lịch địa phương chảy vào túi các cá nhân và tổ chức ngoài

8
9
10
11
12


địa phương
Lợi nhuận từ du lịch chỉ làm lợi cho một số người quanh khu du lịch
Giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ ở địa phương tăng lên là vì du lịch
Giá cả nhà đất ở địa phương tăng lên là vì du lịch
Tính mùa vụ của du lịch tạo ra rủi ro cao, tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp
Việc phát triển du lịch tại các khu du lịch cũng gây trở ngại cho hoạt động

kiếm kế sinh nhai của người dân địa phương
III Những tác động văn hóa – xã hội tích cực
13 Du lịch đã cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng du lịch như
hệ thống giao thông vận tải, đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các cửa
14
15

hiệu, khách sạn và các nhà nghỉ,… trong khu vực
Du lịch làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hóa bản địa
Du lịch khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động văn hóa như
phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại

16

địa phương
Du lịch giúp cho việc giữ gìn, tôn tạo và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của

17

người dân địa phương
Du lịch giúp tăng cường sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người dân

18


địa phương
Nhờ phát triển du lịch mà người dân địa phương có nhiều hơn các cơ hội

giải trí
19 Du lịch giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương
IV Những tác động văn hóa – xã hội tiêu cực
20 Người dân địa phương phải chịu những thiệt thòi vì sống trong điểm du lịch
21 Du lịch đang làm hủy hoại văn hóa địa phương
22 Du lịch kích thích người dân địa phương bắt chước, đua đòi cách ứng xử
của du khách và từ bỏ những giá trị văn hóa truyền thống


23

Sự gia tăng số lượng du khách dẫn đến sự gia tăng mối bất hòa giữa cư dân

24

địa phương và du khách
Do sự xuất hiện của khách du lịch, càng ngày càng khó có thể tìm được một

25

không gian yên tĩnh ở quanh khu vực này
Du lịch đã làm hạn chế việc sử dụng các phương tiện giải trí của người dân
địa phương đối với các trung tâm vui chơi giải trí, khu thể thao tổng hợp và

26


bãi tắm
Du lịch làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội. nghiện hút,

V
27

mại dâm, cờ bạc, rượu chè, buôn lậu, trộm cắp,… tại địa phương
Những tác động môi trường tích cực
Du lịch đã giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật

28

hoang dã tại các khu du lịch
Du lịch đã giúp cải thiện môi trường sinh thái địa phương ở rất nhiều khía

29

cạnh như bảo tồn, tôn vinh,…
Du lịch đã cải thiện diện mạo (bộ mặt) của địa phương (hợp thị giác và có

30

tính thẩm mỹ)
Du lịch cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình kiến trúc mang

tính lịch sử
VI Những tác động môi trường tiêu cực
31 Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du
32


khách làm phá hủy môi trường cảnh quan tại các khu du lịch
Du lịch có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên như suy giảm sự

33

đa dạng của các loài động thực vật
Du lịch gây ra đáng kể việc ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất

34

thải rắn và ô nhiễm đất trồng
Do hoạt động du lịch, hiện giờ diện tích đất nông nghiệp và đất tự nhiên

35

trong khu vực bị thu hẹp lại
Các trang thiết bị phục vụ du lịch được xây dựng trong và phụ cận tại các khu du
lịch không hài hòa với môi trường tự nhiên và kiểu kiến trúc truyền thống
1.3. Du lịch có trách nhiệm
1.3.1. Khái niệm
Hiện nay cách tiếp cận phát triển du lịch có trách nhiệm đang trở thành một

xu thế toàn cầu và có nhiều cách tiếp cận khác nhau.


×