Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21,22,23 (lịch sử 12 chương trình chuẩn) cho học sinh trường THPT lê lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.47 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

Page | 1

1. Mở đầu................................................................................................................................................... 2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh ghiệm
3
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử tại trường THPT
4
Lê Lai
4
2.3. "Một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21, 22, 23 (Lịch sử 12 - chương
trình chuẩn) cho học sinh trường THPT Lê Lai ”5
2.3.1. Thông qua cách trình bày của giáo viên
5
2.3.2. Sử dụng đồ dùng trực quan
8
2.3.3. Giáo dục qua di tích lịch sử địa phương
14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản


thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
3. Kết luận, kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN...................................................... 20

1


1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây các trường THPT đang phải đối mặt với Page | 2 thực tế học
sinh không yêu thích môn Lịch sử, thậm chí là ghét học môn sử. Học sinh trường THPT
Lê Lai cũng có tình trạng chung như vậy. Đó là một thực tế đáng suy ngẫm và những
người thầy, người cô đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải nhìn nhận lại tại
sao các em lại quay lưng và không yêu thích môn học. Làm sao để mỗi giờ sử khô khan
trở thành một giờ học hấp dẫn, khiến học sinh yêu thích môn học này là một trăn trở có
lẽ không chỉ của giáo viên môn Lịch sử. Từ trong bản chất, con người là động vật cao
cấp luôn khát khao của sự hiểu biết. Sự hiểu biết sẽ trở thành động lực cho chính nó.Vì
vậy, giờ học Lịch sử chỉ hiệu quả khi học sinh muốn hiểu biết. Muốn làm được điều đó
thì người dạy phải có những biện pháp giúp học sinh yêu thích, hứng thú khi học môn
Lịch sử. Ở trường THPT Lê Lai nói riêng và các trường THPT nói chung điều quan
trọng và cần thiết nhất của mỗi giáo viên là luôn tạo cho các em niềm khát khao tìm
hiểu, biết tự đánh giá và nhận xét khách quan các sự kiện hay nhân vật Lịch sử nào đó,
khiến các em đam mê thực sự trong mỗi giờ
học chứ không bị gò bó hay ép buộc bởi bất cứ một lý do nào.
Mặt khác trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch

sử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh,
năng lực, tư duy của học sinh. Nếu học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch
sử dân tộc sẽ biết quý trọng những gì cha ông đã gây dựng nên. Qua đó hình
thành nhân cách, hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau
này với đất nước, đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tuờng gốc tích nước nhà Việt Nam"[8]
Để góp phần vào việc tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Lịch sử
nhằm nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy, đồng thời giáo dục lòng yêu nước
cho học sinh, bản thân tôi là giáo viên dạy môn Lịch sử tại trường THPT Lê
Lai, Huyện Ngọc Lặc tôi cũng xin mạnh dạn trình bày "Một số biện pháp tạo
hứng thú khi học bài 21,22,23 (Lịch sử 12 - chương trình chuẩn) cho học
sinh trường THPT Lê Lai” Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ
góp phần vào việc giúp bản thân và đồng nghiệp tiến hành một giờ dạy học
hiệu quả hơn, học sinh yêu thích, hứng thú với môn học hơn và đặc biệt các em
biết gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của quê hương, của ngôi
trường mang tên vị anh hùng dân tộc Lê Lai. Trân trọng sự hy sinh của những
thế hệ đi trước, biết phân biệt đúng, sai. Đồng thời các em còn biết phát huy
lòng yêu nước của mình thông qua những hành động cụ thể, phù hợp trong
hoàn cảnh mới. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định hướng
nhận thức đúng đắn cho học sinh, đưa ra một số phương pháp dạy học hiệu quả
để các em hứng thú hơn trong mỗi giờ học từ đó các em có một cách nhìn khách
quan về các sự kiện, nhân vật lịch sử đồng thời giáo dục tình yêu đất nước, tinh
2


thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa
bình, độc lập hôm nay, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương

đất nước. Việc sử dụng một số phương pháp giúp học sinh tạo hứng thú khi học
Page | 3 bài 21, 22, 23 lịch sử 12 chương trình chuẩn cũng làm cho tiết học có hiệu quả,
học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn Lịch
sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng bước đáp ứng được yêu
cầu đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài
là học sinh lớp 12B2, lớp 12B4, lớp 12B5 - Trường THPT Lê Lai – Huyện Ngọc
Lặc- Tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tạo ra hứng thú cho
HS trong dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.[2]
- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.[2]
- Nghiên cứu, khai thác nội dung sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1954 – 1975 [1]
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
- Khai thác, sử dụng tài liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954– 1975.
- Dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh , bổ sung
hợp lý.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh ghiệm.
- Học sinh được trải nghiệm thông
qua các buổi hoạt động ngoại khóa và được đi học tập thực tế tại khu di tích
Ngã Ba Đồng Lộc.
- Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh 3 lớp 12B2, 12B4, 12B5 đã
có sự thay đổi rõ rệt so với đầu năm khi tôi nhận lớp, Được đánh giá cụ thể
trong kì thi học kì II.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh

nghiệm. Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[Trang 2- 8]
Thực hiện lời dạy đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ
môn Lịch sử đã được Nhà nước và Chính phủ ta quan tâm chú trọng đưa vào
chương trình giảng dạy cho học sinh từ cấp tiểu học và cũng để môn học này
phát huy được vai trò là “cô giáo của cuộc sống”.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và
giữ nước, đặc biệt giai đoạn 1954 – 1975, giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử
dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại nhiều
chiến lược chiến tranh của Mĩ : chiến lược Chiến tranh đơn phương,
3


Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh và Đông
Dương hóa chiến tranh. Những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù
được coi là lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và cho đến tận ngày nay đã
Page | 4 nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Hơn khi nào hết, nhân dân
Việt Nam luôn phải khắc sâu trong mình khí thế của một thời đại anh hùng đó.
[3]
Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư
tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật
xã hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai…[2] Vì
vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh khi học môn lịch sử là một trong những
biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có
hiệu quả.
Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là phải hình thành ở học sinh nhu
cầu với kiến thức và khi nhu cầu đó được thỏa mãn nghĩa là đã tạo ra được
hứng thú, kích thích hoạt động học tập độc lập, sáng tạo của học sinh.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử tại trường

THPT Lê Lai.
* Thực trạng chung: Có một thực trạng đáng buồn
hiện nay là chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng ngày càng
bị giảm sút. Trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa,
cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ
học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc
học sinh học chống đối, học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử.
Bộ môn Lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ trong khi trước đây
Lịch sử là môn học quan trọng để tuyển chọn nhân tài, muốn đỗ đạt ra làm
quan giúp nước phải “sôi kinh nấu sử”. Do đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ
ngày nay quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao
to lớn của cha ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay.
Việc tạo hứng thú trong bài dạy Lịch sử cho học sinh, các giáo viên sử
dụng biện pháp trình bày miệng là chủ yếu nhưng việc trình bày miệng chưa
đem lại hiệu quả cao vì lời nói của giáo viên chưa sinh động, chưa gợi cảm.,
những câu chuyện, nội dung trình bày chưa thực sự tạo cảm xúc cao cho các
em.
Một số giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan để tạo hứng thú học tập
cho học sinh, tuy nhiên nhiều đồ dùng trực quan còn chưa phù hợp với nội
dung bài học. Giáo viên có khi chỉ đưa ra hình ảnh mà chưa cung cấp cho học
sinh kiến thức lịch sử qua hình ảnh đó và cũng chưa rút ra ý nghĩa mang tính
giáo dục tư tưởng.
Về phía học sinh: Đa số học sinh rất ngại học Lịch sử vì quá dài, khó nhớ
các sự kiện và nhàm chán, khô khan. Mặc khác, trong sự phát triển của xã hội,
đa số học sinh coi Lịch sử là bộ môn phụ, các em còn để giành thời gian cho
các môn học chính, môn dự thi vào Đại học, cao đẳng. Học sinh có học cũng
chỉ mang tính chất đối phó với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định
kì nên chất lượng không cao.
* Thực trạng việc dạy và học môn Lịch sử tại trường THPT Lê Lai.
4



Qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp ở trường
phổ thông Lê Lai, huyện Ngọc Lặc nơi tôi công tác, tôi nhận thấy các giáo viên
trong tổ đã ý thức được vai trò của việc sử dụng các biện pháp tạo hứng thú
Page | 5 cho học sinh khi học môn Lịch sử. Trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học
lịch sử dân tộc nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng để bài
dạy tạo ra được hứng thú cho học sinh là một lĩnh vực khó và tinh tế của mỗi
người nên việc sử dụng các phương pháp tạo hứng thú trong giờ học không
phải giáo viên nào cũng làm được.
Thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra 3 lớp 12 tôi giảng dạy 3 lớp
12B2, 12B4, 12B5 thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm và thu được kết
quả như sau:
Lớp,sĩ số
12B2- 50

Giỏi
0%

Khá
30 %

Học lực
TB
40 %

12B4 - 45

0%


22,%

55,5%

33,3%

0

12B5 - 48

0%

31,25%

52%

16,6%

0

Yếu
30%

Kém
0

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy Lịch
sử đã luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm để đổi mới phương pháp
dạy học nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi nhận thấy, việc sử dụng các
phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn lịch sử có tác dụng không

nhỏ đến quá trình tiếp thu tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cũng
như phát triển tư duy cho học sinh. Song để sử dụng các phương pháp tạo
hứng thú khi dạy học lịch sử như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả bài
học? Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình ở phần nội dung.
2.3. "Một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21, 22, 23 (Lịch sử
12 - chương trình chuẩn) cho học sinh trường THPT Lê Lai ”

Thông qua việc tìm hiểu về diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh có
thể tạo cho học sinh thái độ căm thù chiến tranh, mong muốn bảo vệ hòa bình,
có thể đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tự hào dân
tộc.
- Thông qua các biểu tượng sinh động cụ thể, những câu chuyện hay
hình ảnh về tội ác chiến tranh do đế quốc Mĩ, quân đội tay sai và các nước
thân Mĩ gây ra, hậu quả của nó đối với nhân dân Việt Nam sẽ tác động mạnh
đến tư tưởng tình cảm của học sinh.
- Thông qua các câu chuyện, các tấm gương anh hùng giáo dục cho các
em lòng biết ơn, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương,
đất nước. [Trang 87- 2]
2.3.1.
Thông qua cách trình bày của giáo viên.
5


Lời nói là phương tiện dạy học quan trọng nhất của giáo viên, lời giảng
của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất tác động mạnh mẽ đến tư duy
và tình cảm, khơi dậy những cảm xúc tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp
Page | 6 cho người giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt:
kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ của học sinh, khơi dậy trong các em chú
ý, đam mê, hứng thú khi học môn lịch sử. Bởi vậy, “ngôn ngữ rõ ràng, giàu
hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim

học sinh”.Giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh "Trở về" với quá khứ của Lịch sử.
[ Trang 126- 2]
Ví dụ 1: Bằng giọng nói truyền cảm để tường thuật hoặc miêu tả, tạo
biểu tượng về một số sự kiện, nhân vật lịch sử mà không sử dụng đồ dùng trực
quan.[ [ Trang 126- 2]
Ở bài 22: Ở mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi tạo biểu tượng cho học
sinh về cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng B52 của Mĩ: Chỉ trong 12 ngày đêm
Mĩ đã sử dụng trên 700 lần chiếc máy bay B52 và gần 4000 lần chiếc máy bay
chiến thuật ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc
nước ta hơn 100.000 tấn bom đạn. Riêng Hà Nội 441 lần chiếc B52 cùng nhiều
máybay chiến thuật ném hơn 40.000 tấn bom (tương đương với 2 quả bom
nguyên tử mà Mĩ đã ném xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, Nhật Bản). Níchxơn muốn biến Hà Nội thành Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki không cần bom
nguyên tử, “ biến miền Bắc trở về thời kì đồ đá”…[12]
Qua đó, học sinh thấy được tội ác của Mĩ đã gây ra cho nhân dân miền
Bắc, đặc biệt là nhân dân Hà Nội, Hải Phòng , đồng thời thấy được sự khốc
liệt của chiến tranh. Thế nhưng cuộc tập kích này đã bị nhân dân ta đánh bại
chỉ với súng trường, tên lửa SAM2… những thứ vũ khí so với vũ khí của Mĩ
thật thô sơ nhưng với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” quân và
dân ta đã làm tiêu tan hình ảnh về “pháo đài bay” B52 “bất khả xâm phạm”.
Có được chiến thắng đó là do tầm nhìn xa trông rộng, sự chỉ đạo chiến lược
tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu cuộc
chiến tranh phá hoại của Mĩ. Ngay từ ngày 12/4/1966, đế quốc Mĩ tung ra B52
ra miền Bắc ném bom tại Đèo Mụ (Quảng Bình). Trung ương Đảng và Bác Hồ
đã nhận định: dứt khoát Mĩ sẽ sử dụng B52 vào đánh Hà nội và chỉ thị cho Bộ
Tư lệnh và Quân chủng Phòng không – không phải tổ chức ngay cách đánh
máy bay B52, phải bắn rơi bằng được B52 của Mĩ trên miền Bắc. Từ đó, củng
cố niềm tin của học sinh vào Đảng, vào tinh thần chiến đấu của quân và dân
ta.
Bài 22: Khi giảng đến mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến

tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi sử dụng câu
chuyện về anh hùng diệt máy bay B52 – Phạm Tuân :
“Đêm 27 – 12 – 1972, nhiều tốp B52 từ hướng tây bắc bay vào bắn phá
Hà Nội. Được lệnh cất cánh, Phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận
khu vực có máy bay địch.. Lúc này máy bay F4 bay ở nhiều độ cao, bảo vệ B52
rất chặt chẽ. Anh dũng cảm xông thẳng vào tốp B52, bắn 2 quả tên lửa, hạ tại
chỗ một chiếc. Sau đó, anh nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của
6


địch về hạ cánh an toàn. Hành động của anh được nhân dân và đồng đội mến
phục, quân thù khiếp sợ”[12]
Với một giọng điệu tường thuật mẩu chuyện, từ cung cấp sự kiện, tôi tạo Page | 7 ra cho
học sinh cảm xúc thích thú trước những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ.
Những xúc cảm này không thể có được nếu bài tường thuật
khô khan, thông báo vắn tắt sự kiện.
Bài 23: Ở mục IV. 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước(1954-1975), tôi kể cho học sinh nghe chiến công của nữ anh
hùng La Thị Tám: La Thị Tám quê ở Hà Tĩnh, 1967, khi vừa tròn 18 tuổi, La
Thị Tám gia nhập đội thanh niên xung phong và được biên chế vào đơn vị chủ
lực 2- Giao thông vận tải đóng tại xã Đồng Lộc. Chị được giao nhiệm vụ đứng
trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay
Mĩ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Sau khi máy bay Mĩ vừa
đi là chị chạy xuống cắm tiêu đánh dấu cho công binh đến phát nổ. Suốt 200
ngày đêm ròng rã, chị đã cắm tiêu được số lượng bom lớn : 1205 quả. 1969
chị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới tròn 20
tuổi [10]và là nguyên mẫu nữ nhân vật trong bài hát “ Người con gái Sông La
” của nhạc sĩ Doãn Nho.
Ví dụ 2: Sử dụng những đoạn văn, thơ ngắn minh họa tạo hứng thú cho
bài học lịch sử đạt hiệu quả cao hơn.

Bài 23: Ở mục IV.1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước(1954-1975), tôi trích dẫn đoạn thơ:
“ …..Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai…”
( Ra trận – Tố Hữu) [11]
Qua những câu thơ, các em một trong những nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là truyền thống yêu nước. Đó là sự hy
sinh cao cả của mỗi người, mỗi gia đình và cả dân tộc, vì tổ quốc họ hiến dâng
cả tuổi trẻ, cả máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là lí do giải
thích vì sao một dân tộc nhỏ yếu lại có thể chiến thắng một đế quốc hùng mạnh
nhất thế giới. Từ đó các em ý thức được hôm nay được sống trong thời bình,
sinh ra lúc nước nhà đã thôi không còn máu lửa của chiến tranh. Các em cần
ra sức học tập thật giỏi để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bài 22 - Lịch sử 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chống Mĩ. Miền Bắc
vừa chiến đầu vừa sản xuất (1965-1968).
Khi dạy phần miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương và chi viện cho miền
Nam, giáo viên có thể đọc một đoạn thơ trong bài thơ Đường ra mặt trận của
Chính Hữu
Có những ngày vui sao cả nước lên đường.
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống dục.
Xóm dưới làng trên con trai, con gái
Cơm nắm xôi đùm ríu rít theo nhau.
Súng nhỏ, súng to chiến trường chật chội
Tiếng cười hăm hở đầy sông, đầy cầu.[12]
7


Đây không giống với không khí ra trận đối mặt với hi sinh, chết chóc mà
đây đúng là một ngày hội tòng quân, mọi người hăm hở, vui vẻ tiến ra mặt trận.
Qua đây các em sẽ thấy được tinh thần phơi phới, thái độ lạc quan đi thẳng ra

Page | 8 chiến trường của những thanh niên miền Bắc trong công cuộc chi viện cho miền
Nam ruột thịt. Với tinh thần yêu nước, khát vọng được sống hòa bình, tinh thần
lạc quan trước mọi khó khăn đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc “cả nước lên
đường” đánh bại kẻ thù.
Ví dụ 3. Sử dụng ca khúc cách mạng
Nhạc Cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ là những ca khúc hát về cách
mạng và những gì liên quan tới cuộc kháng chiến đầy gian khổ của nhân dân
ta. Cùng lắng nghe những ca khúc cách mạng để cảm nhận cuộc kháng chiến
trường kỳ gian khổ, để biết trân trọng những gì mà chúng ta được hưởng cho
tới ngày hôm nay và phấn đấu góp phần xây dựng đất nước.
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chống Mĩ. Miền Bắc vừa chiến đầu
vừa sản xuất (1965-1968)
Để tạo hứng thú và tăng tính hấp dẫn cho bài học, để học sinh hình dung
được cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, ác liệt dọc theo cung đường Trường Sơn
của công cuộc chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào miền Nam, giáo
viên cho học sinh nghe bài hát Đường Trường Sơn xe anh qua (của nhạc sĩ Văn
Dung) hoặc bài Lá đỏ sáng tác cuối năm 1974 dầu năm 1975 (Nhạc Hoàng
Hiệp - Thơ Nguyễn Đình Thi)[4], bài hát Màu hoa đỏ (Nhạc Thuận Yến – lời
thơ Nguyễn Đức Mậu)[4]. Tốt nhất giáo viên sử dụng những bài hát trên You
Tube để khai thác hiệu ứng từ các đoạn phim tư liệu. tác dụng khi được nghe
những bài hát này, các em sẽ hình dung được những gian khổ của các anh trong
chiến tranh, biết tri ân các bà mẹ anh hùng, các liệt sĩ đã hi sinh cho chúng ta
có cuộc sống êm đềm, ấm áp ngày hôm nay. Các ca khúc sáng tác từ 1945 1975 là những bản hùng ca cách mạng thể hiện đậm nét truyền thống yêu nước,
ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc. Chúng có sức sống mãnh liệt, khơi dậy
niềm lạc quan tin tưởng cho quân và dân ta vào sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất nước nhà. Ca khúc thời chống Pháp, chống Mỹ mãi mãi là bài ca đi
cùng năm tháng, sống mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Khi được
nghe những ca khúc đó sẽ khiến cho các em sống có lí tưởng hơn, có ý nghĩa
hơn trong hiện tại và tương lai.
2.3.2. Sử dụng đồ dùng trực quan.

Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và
dạy học lịch sử nói riêng ở trường THPT, đặc biệt sẽ phát huy được ưu thế
trong dạy học lịch sử, bởi đặc trưng của bộ môn “tính quá khứ”, “tính không
lặp lại”. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện
Lịch sử,là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm Lịch sử
quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã
hội. [Trang 138- 2]sẽ giúp học sinh có được biểu tượng chân thực về quá khứ
lịch sử, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu được bài học lịch sử và làm cho giờ học
sôi nổi và hấp dẫn. Đồng thời, đồ dùng trực quan còn có ý nghĩa giáo dục tư
tưởng, cảm xúc thẩm mĩ, góp phần hình thành cho các em những phẩm chất
đạo đức cần thiết.
8


Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử hết sức phong phú và đa dạng
bao gồm đồ dùng trực quan hiện vật (các di vật của nền văn hóa còn lưu lại),
đồ dùng trực quan tạo hình (tranh ảnh, phim, video, đồ dùng phục chế…), đồ
Page | 9 dùng trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, niên biểu…) [Trang 139- 2]. Trong các
đồ dùng trực quan này, nhóm trực quan quy ước và trực quan tạo hình được sử
dụng nhiều trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Song, tùy vào mục đích,
yêu cầu của bài học, căn cứ vào nội dung từng mục học và khả năng lĩnh hội
tri thức của học sinh mà lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp, đem lại
hiệu quả cao nhất.
Ví dụ 1: Sử dụng tranh ảnh.
Ở bài 21: Ở mục V.2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ, khi nói về cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo chống
chính quyền Mĩ – Diệm , tôi sử dụng hình ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức
tự thiêu tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về sự kiện lịch sử này, giúp các em
nhớ lâu và nắm chắc kiến thức:
Tháng 5-1963, chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành lệnh cấm việc treo

cờ Phật giáo vào ngày lễ Phật Đản. Ngày 11-6-1963, khoảng 350 hòa thượng
và ni cô tiến hành diễu hành lên án chính sách kì thị Phật giáo và đòi bình
đẳng tôn giáo, Thích Quảng Đức ngồi trong chiếc ô tô Austin Westmister dẫn
đầu đoàn diễu hành . Sự việc diễn ra tại ngã tư đương phố Sài Gòn, Thích
Quảng Đức ra đi cùng với 2 nhà sư khác. Một người đặt 1 tấm đệm xuống
đường còn người kia mở ca bin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5
galon( gần 4l). Đoàn diễu hành tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh,
Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư bắt
đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm “
Nam Mô A Di Đà Phật” trước khi tự tay châm lửa bằng diêm. Lửa nhanh
chóng thêu rụi áo cà sa và da thịt của vị hòa thượng, khói đen bốc lên từ cơ
thể đang cháy bùng của ông . Chừng 10 phút sau thì lửa tàn, Thích Quảng
Đức đổ gục xuống đường. Sau khi chết, thi hài của Thích Quảng Đức đã được
hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông không cháy mà vẫn còn nguyên, về sau
được đặt trên một chiếc cốc rượu lễ bằng thủy tinh tại chùa Xá Lợi. Giới phật
tử coi đây là một điều thiêng, một biểu tượng của lòng trắc ẩn và suy tôn ông
thành một vị Bồ tát.[5]
Khi dạy bài 22: Ở mục II. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, khi giảng về vai trò hậu
phương của miền Bắc chi viện cho miền Nam, tôi sử dụng các bức ảnh từng
đoàn quân, đoàn xe chi viện cho tiền tuyến miền Nam qua tuyến đường Trường
Sơn lịch sử. Bức hình tạo cho các em biểu tượng về một dân tộc anh hùng,
đoàn kết trong chiến đấu. Vì tiền tuyến miền Nam, nhân dân miền Bắc quyết
tâm “một người làm việc bằng hai”, cũng để thực hiện chân lí “ dân tộc Việt
Nam là một, nước Việt Nam là một”.
Nhưng để cho mạch máu giao thông từ Bắc vào Nam được thông suốt,
biết bao xương máu của các chiến sĩ và nhân dân đã đổ xuống, tôi sử dụng
hình ảnh 10 cô gái TNXP hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc [5].
9



Tôi phát vấn học sinh “Em biết gì về sự kiện ở ngã ba Đồng Lộc”, trước khi cung cấp
thông tin về sự kiện này: 10 cô gái TNXP thuộc tiểu đội 4, đại đội Page | 10 552, tổng đội
55 giao thông vận tải đóng ở ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, một ngày như mọi
ngày, 10 chị ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội
xuống Đồng Lộc, 1 quả bom đã nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom, làm
sập hầm và tất cả 10 chị đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Người trẻ tuổi nhất khi ấy mới
17, 3 chị lớn
tuổi nhất cùng ở tuổi 24[5]
Khi nói về tội ác của đế quốc Mĩ gây ra cho nhân dân Việt Nam, tôi sử
dụng bức ảnh “Kim Phúc trong trận bom napan của Mĩ ở Việt Nam” do Nick
Ut chụp năm 1972, bức ảnh ghi lại dấu ấn cả một thời đại và tố cáo tội ác kinh
hoàng của chiến tranh, được tờ Telegraph đánh giá là một trong mười bức ảnh
có tác động làm thay đổi thế giới của chúng ta. Trong bức ảnh là hình ảnh 5
đứa trẻ Việt Nam vẻ mặt khiếp đảm chạy trốn một cuộc bỏ bom napalm. Đáng
thương nhất là cô bé giữa khuôn hình – Kim Phúc – trần truồng, gào khóc với
cánh tay gầy gò xương xẩu. Bức ảnh chạm đến trái tim của những người yêu
hòa bình trên khắp thế giới. Tấm ảnh này đã góp phần thay đổi nhận thức của
nhiều người về cuộc chiến tranh mà Mĩ tiến hành ở Việt Nam, khiến phong trào
phản chiến thêm mạnh mẽ.[5]
Qua những ví dụ sinh động cụ thể như trên, tôi sẽ hình thành được cho
học sinh thái độ căm thù chiến tranh, với đế quốc Mĩ xâm lược và thương xót
trước những hi sinh, mất mát lớn lao của đất nước, từ đó, các em sẽ ý thức
được nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Bài 22: Ở mục III.3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tôi sử dụng
bức hình “ Quân ta tiến vào Quảng Trị 1972” và cung cấp cho các em những
tư liệu về thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm (28/61972 – 16/9/1972): Và
cuộc chiến 81 ngày đêm của quân và dân ta:“… Ta và địch giành giật nhau
từng mô đất, từng mảng tường, từng đoạn giao thông hào… Đêm 16/9, hầu hết
các điểm chốt của ta đều rơi vào tay địch. Những tổ chiến đấu cuối cùng được

lệnh rời Thành cổ, vượt sông Thạch Hãn rút sang bờ Bắc. Hàng trăm thương
binh, chiến sĩ kiệt sức vì những ngày dầm mình trong mưa lũ đã không còn
chống đỡ nổi trước dòng nước sôi trào, cuộn xoáy, máu hòa trong nước, máu
nhuộm đỏ đất sa bồi, sông Thạch Hãn trở thành nơi yên nghỉ của những người
lính Thành cổ kiêu hùng… Hơn 10.000 chiến sĩ quân Giải phóng đã hi sinh
trong 81 ngày đêm ấy [5], để hôm nay có người cựu chiến binh về thăm, thắp
hương cho đồng đội ,nghẹn ngào :
… Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo
nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.." [13]
Từ những hình ảnh và qua lời giảng truyền cảm của giáo viên, các em
10


thấy được tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân ta, thấy được sức
mạnh của nhân dân. Qua đó, giáo dục các em lòng yêu nước, khâm phục trước
sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
Page | 11
Ví dụ 2 : Sử dụng bản đồ, lược đồ các chiến dịch
Bài 21: Mục III.2.Phong trào “ Đồng khởi ”(1959-1960), tôi sử dụng
lược đồ phong trào “Đồng khởi “ để giúp cho học sinh nắm được diễn biến
của phong trào, đặc biệt tôi chú ý nhấn mạnh cho các em thấy sự phát triển
mạnh mẽ của phong trào, từ 3 xã của huyện Mỏ Cày lan ra toàn huyện, rồi cả
tỉnh Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Qua đó
cho các em thấy được sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân và cũng là
minh chứng khẳng định nhân dân miền Nam quyết tâm đoàn kết cùng nhân
dân cả nước đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.
Bài 23: Mục III.2. Cuộc tổng tiến công và nồi dậy Xuân 1975, tôi sử

dụng lược đồ kết hợp tường thuật diễn biến của 3 chiến dịch. Học sinh được
trực tiếp quan sát từng diễn biến của chiến dịch một cách sinh động, cụ thể và
làm khơi dậy ở các em khí thế hào hùng, dũng mãnh và thần tốc của cuộc tổng
tiến công và nổi dậy của nhân dân ta trong những giây phút lịch sử trọng đại
đó. Từ đó, toàn bộ các sự kiện, diễn biến của chiến dịch sẽ được các em ghi
nhớ bài ngay tại lớp và các em có thể trình bày lại toàn bộ diễn biến chiến
dịch theo bản đồ. Đồng thời, cùng với việc tìm hiểu diễn biến các chiến dịch,
các em nhận thức được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhận định đúng thời
cơ, đề ra chủ trương, kế hoạch hợp lí, từ đó thấy được nguyên nhân quyết định
nhất đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là nhờ sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng. [5]
Ví dụ 3: Sử dụng phim ảnh trong dạy học nội khóa và các hoạt động
ngoại khóa của bộ môn.[Trang 228-2]
Trong các hoạt động ngoại khóa việc sử dụng phim ảnh đem lại hiệu quả
rất cao. Như trong ngoại khóa kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước(30-4-1975), có thể sử dụng các bộ phim tư liệu như Tổng tiến công
và nổi dậy 1972, Đại thắng mùa xuân 1975….[5]
Đối với các giờ học nội khóa do hạn chế về thời gian của tiết học nên giáo
viên chỉ nên sử dụng các đoạn phim tư liệu ngắn tập trung vào các sự kiện tiêu
biểu kết hợp với lời dẫn dắt, tường thuật thì sẽ đạt hiệu quả hơn. Ở bài 22:
Mục III.3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, giáo viên có thể sử dụng
đoạn phim tư liệu ngắn về cuộc chiến đấu của quân ta tại Thành cổ Quản Trị.
[5]
Mục III.2.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giáo viên lựa chọn
từng đoạn phim nhỏ về diễn biến của 3 chiến dịch : chiến dịch Tây Nguyên,
chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.[5] Việc sử dụng các
đoạn phim tư liệu sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo ra những xúc cảm
mạnh mẽ. Sau khi cho học sinh theo dõi, giáo viên đặt ra câu hỏi: “Cảm nhận
của em khi theo dõi đoạn phim?”. Giáo viên cho học sinh trình bày ý kiến và
cảm nhận của bản thân. Qua đó, các em sẽ cảm thấy ấn tượng với những hình

ảnh, kiến thức được khắc sâu hơn, làm cơ sở để tiếp thu kiến thức mới, kích
11


thích tư duy của các em hoạt động, những hình ảnh được quan sát sẽ phát triển
trí tưởng tượng của các em.
Page | 12 Buổi hoạt động ngoại khóa rung chuông vàng Đoàn trường THPT Lê Lai
kết hợp với tổ Sử- Địa - GDCD chủ đề "Về nguồn" chào mừng ngày 30/4-1/5/2017
2.3.3. Giáo dục qua di tích lịch sử
địa phương.
Lịch sử địa phương được xem là một bộ phận không thể thiếu được của
lịch sử dân tộc. Chính những anh hùng, những danh nhân, những địa danh,
những vùng đất của từng địa phương đã làm nên lịch sử cho dân tộc, đi vào tâm
chí người dân Việt Nam, nhưng đôi khi ngay tại địa phương mình đang sinh
sống, cũng còn có nhiều học sinh chưa hiểu hết hoặc không biết được những gì
đã và đang xảy ra [6]. Trong quá trình dạy học lịch sử, giáo viên khai thác các
di tích này phục vụ cho bài học (có thể nội khóa hoặc ngoại khóa). Khi đến với
di tích lịch sử các em được cụ thể hóa một cách sống động nhất, góp phần tích
cực trong việc gắn liền nhà trường và đời sống xã hội.[7] Để có thể làm tốt việc
giảng dạy qua di tích lịch sử cách mạng, giáo viên lựa chọn những di tích phù
hợp với bài học, ví dụ khi nói lên sự hy sinh anh dũng của các nữ thanh niên
xung phong tôi khong thể không nhắc đến 10 cô gái đã anh dũng hy sinh ở Ngã
Ba Đồng Lộc và còn nhiều khu di tích khác nữa như hàm Rồng Nam Ngạn, Khe
sanh....
Vào những ngày đầu tháng Năm, Ban giám hiệu kết hợp với ban chuyên
môn nhà trường tổ chức cho học sinh lớp 12 B5 cùng với cán bộ giáo viên đạt
thành tích cao trong năm học 2016- 2017 tại khu di tích lịch sử ''Ngã Ba Đồng
Lộc'' ngày 7/5/2017. Thông qua buổi học tập lịch sử tại "Ngã ba Đồng Lộc"
giáo dục cho các em học sinh hiểu biết hơn về khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc đã
trở thành một mốc son chói lọi, một địa danh lịch sử oai hùng trên con đường

chiến lược Trường Sơn mang tên Bác. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng chiến công
của quân và dân ta trong chiến đấu, lao động sản xuất, góp phần to lớn vào sự
nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mãi mãi được khắc ghi.
Những chiến công đó, sẽ được các thế hệ mai sau, đặc biệt là các em học sinh
trong đó có các em học sinh đang học tập tại ngôi trường THPT Lê Lai biết kế
thừa và phát huy những truyền thống quý báu của cha ông để lại, trong điều
kiện tình hình mới, xứng đáng với sự hy sinh xương máu của những người đi
trước.
Buổi tham quan thực tế của cán bộ giáo viên và học sinh trường THPT
Lê Lai ngày 7/5/2017 tại Ngã Ba Đồng Lộc- Hà Tĩnh
Lưu ý: Trong quá trình giảng dạy bài 21,22 và bài 23 lịch sử lớp 12
chương trình chuẩn giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên không quá lạm dụng các hình thức như kể chuyện, sử dụng
tranh ảnh, chiếu băng vi deo, các ca khúc cách mạng …Nếu lạm dụng tiết học
12


sẽ trở nên lan man , xa rời trọng tâm của bài học không đảm bảo tính khoa học
và tính lôgich.
- Khi giáo viên kể chuyện phải lấy câu chuyện gắn liền với bài học đó,
Page | 13 cách kể phải lôi cuốn, gây sự chú ý và điều quan trọng thông qua nội dung câu
chuyện phải giáo dục được lòng yêu nước cho các em học sinh, ý thức trách
nhiệm của bản thân mình với gia đình, xã hội.
- Nếu tổ chức cho các em học sinh đi tham quan thực tế thì phải có kế
hoạch cụ thể, rõ ràng, chuẩn bị thật chu đáo như mang sách vở, máy ảnh. Thuê
xe, liên hệ trước với điểm di tích mà mình đến…điều quan trọng đảm bảo
chuyến đi phải an toàn và thông qua buổi học thực tế các em học sinh tỏ ra
hứng thú và để lại nhiều bài học cho các em như giáo dục cho các em lòng yêu
nước, trách nhiệm của bản thân mình đối với gia đình, xã hội.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau quá trình thực hiện các giải pháp tôi nhận thấy các em có sự chuyển
biến rõ rệt về tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, quê
hương, đất nước trong giai đoạn hiện tại. Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy,
vô cảm, thờ ơ với mọi người, mọi việc giảm hẳn, các em đã biết quan tâm, chia
sẻ. Khi các tổ chức, đoàn thể tổ chức phát động phong trào “Vì người nghèo”,
“Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam”, các em tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình.
Tôi đã rất vui vì các em đã có sự sự thay đổi trong nhận thức tư tưởng, đạo đức
để trở thành những con người biết “sống vì mọi người”.
Trước những tình cảm và ý thức trách nhiệm của học sinh, tôi đã định
hướng để các em thấy rằng lúc này đây, lòng yêu nước của các em phải thể hiện
là học tập thật tốt, hành xử đúng pháp luật, tránh để kẻ xấu lợi dụng tình hình
phức tạp để lôi kéo, kích động. Đồng thời các em có thể thể hiện tấm lòng yêu
nước của mình bằng việc tham gia đóng góp trong cuộc vận động “Chung sức
bảo vệ chủ quyền biển Đông”, có thể gửi tại tòa soạn báo Tuổi trẻ (hoặc chuyển
khoản) hay tham gia nhắn tin qua đầu số 1409.
Trong đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3/2017 tất cả các
lớp đều ủng hộ quyên góp vì biển đảo quê hương. Tiêu biểu nhất là lớp 12B2,
lớp 12B4, lớp 12B5, lớp 11A1, lớp 11A3, lớp 10C1, lớp 10C2 Có thể số tiền
không lớn nhưng đó là cách để các em thể hiện ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ
của mình với non sông, đất nước. Với các chiến sĩ đang canh giữ vùng trời bình
yên cho tổ quốc, nơi đầu sóng, ngọn gió.
Trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn
26/3/2017. Sau khi nhận được công văn phát động của Đoàn trường mỗi đoàn
viên thanh niên ủng hộ bằng tấm lòng hảo tâm của mình đóng góp xây dựng
ngôi nhà tình thương cho em: Trương Thị Dự lớp 12B5 được sự động viên, chia
sẽ của các thầy cô giáo và đặc biệt là nhận thức của các em quỹ xây dựng ngôi
nhà tình thương cho Em Dự đã được các em hoàn thành trước thời hạn điều
này làm tôi hết sức ngạc nhiên. Khi tôi biết lý do một số em đã trả lời các em
muốn đóng góp một phần nhỏ của mình để xây dựng một mái ấm đầy tình

thương cho gia đình bạn Dự có hoàn cảnh khó khăn nơi mà mình đang sinh
sống tại Làng
Bào xã Phúc Thịnh. Tôi hết sức xúc động vì các em đã trưởng thành, đã biết
13


vượt lên những toan tính đời thường để sống cho xứng đáng với với các thế hệ
cha anh như câu hát:
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Page | 14
mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
Đặc biệt sau khi tôi cho học sinh đi học tập thực tế tại khu di tích lịch sử
Ngã Ba Đồng Lộc các em đã viết bài rất tốt, hầu hết các em đều nói rằng sau
chuyến đi thực tế về các em càng hiểu rõ hơn sự khốc liệt, sự hy sinh của 10 nữ
thanh niên xung phong khi tuổi đời chỉ có 18 đôi mươi.các chị đã rất anh dũng,
tinh thần hiên ngang của các chị . Sự hy sinh của 10 cô gái đã bảo vệ vững
chắc con đường giao thông huyết mạch cho hai miền nam, bắc. Thông qua buổi
học thực tế các em đã rút ra bài học cho bản thân về truyền thống yêu nước,
lòng tự hào dân tộc biết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử nơi
quê hương mình đang sinh sống.
Kết thúc buổi học thực tế, là giáo viên giảng dạy môn lịch sử tôi đã giao
bài thu hoạch nói về cảm nhận của các em tại buổi tham quan tại Ngã ba Đồng
Lộc . Em Chung Thị Bích Loan lớp 12B4 đã viết. Em rất vui và cảm thấy náo
nức được nhà trường cho đi tham quan tại khu di tích lịch sử Ngã Ba Đồng
Lộc.

Trên đường trở về đoàn đã đến dâng hương khu di tích Đền Thờ Mẹ Việt
Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa chúng em được biết ngôi
đền được khởi công xây dựng nhân kỉ niệm 45 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng
ngày 03-04/04/2010 nhưng được chính thức đặt gạch xây dựng vào ngày 11

tháng 03 năm 2011. Và được hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 27 tháng 07 năm
2012. Đền thờ được kết hợp với kiến trúc đền chùa trong quá khứ và hiện tại.
Công trình được xây dựng nhằm mục đích để tỏ lòng tri ân của Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với những người đã hi sinh cho sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và mang lại cuộc sống ấm no cho
chúng ta như ngày hôm nay.
Để kiểm tra kết quả của việc tạo hứng thú của học sinh khi học
môn Lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy trong bài 21,
14


22 và bài 23 lịch sử lớp 12 chương trình chuẩn tôi đã tổ chức các khối
lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy kết quả đạt được như sau:
Page | 15

Bảng: Thay đổi về thái độ học tập của học sinh trước và
sau khi thực hiện đề tài "Một số biện pháp tạo hứng thú khi học bài 21,
22, 23 (Lịch sử 12 - chương trình chuẩn) cho học sinh trường THPT Lê Lai ”
Lớp,
Đầu năm học 2016-2017
Cuối năm học 2016-2017
sĩ số
12B Rất
Hứng Bình Khôn Rất
Hứng Bình
Không
2
-50
hứng
thú

thườ g
hứng
thú
thườn hứng
thú
ng
hứng thú
g
thú
thú
6%
20 % 30 % 44 %
30 % 70 %
%
%
12B
4
-45
12B
5
-48

17,7%

26,6% 31,1

24,4%

44,4%


62,2% %

%

20,8%

%
35,4% 20,8

22,9%

47,9%

52,1% %

%

%
Bảng: Thay đổi về kết quả học tập đầu năm học 2016-2017 so sánh
với cuối năm học 2016-2017 sau khi thực hiện đề tài "Một số biện pháp tạo
hứng thú khi học bài 21, 22, 23 (Lịch sử 12 - chương trình chuẩn) cho học
sinh trường THPT Lê Lai ”
Lớp,sĩ
số
12B250
12B445
12B548

Đầu năm học 2016-2017
Giỏi

0%
0%

Khá
30 %
22%

0%

31,25
%

TB
40 %
55,5
%
52%

Yếu
30 %
33,3
%
16,6
%

Cuối năm học 20162017
Giỏi
6%
4,44
%

10,4
%

Khá
50 %
44,4
%
52 %

TB
44 %
51,1
%
37,5
%

Yếu
0%
0%

Kém
0%
0%

0%

0%

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.

Trong những giai đoạn hiện nay, có nhiều người cho rằng: Vấn đề phát
triển kinh tế quan trọng hơn truyền thống, việc của hôm nay cần thiết hơn
chuyện ngày hôm qua… Tư tưởng này rất nguy hiểm, nếu không chấn chỉnh kịp
thời sẽ khiến cho một thế hệ người Việt quên mất cội nguồn, đánh mất bản sắc.
Vì vậy việc giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân hết sức quan trọng, bởi
vũ khí lòng yêu nước còn có sức mạnh gấp bội những phương tiện quân sự hiện
đại, bởi đây là sức mạnh của cả một dân tộc 90 triệu người mang trên mình lịch
sử 4000 năm.
Đây là một sáng kiến nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy, việc
tạo ra hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của bài học lịch


15


sử đồng thời giáo dục lòng yêu nước của học sinh tại trường THPT Lê Lai –
Huyện Ngọc Lặc. Tôi ghi lại để đồng nghiệp tham khảo, có thể có các đồng
nghiệp có nhiều sáng kiến hay hơn tôi và tôi cũng cần nghĩ thêm những biện
Page | 16 pháp khác tốt hơn, học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để thông qua
tiết dạy của mình nâng cao hơn nữa chất lượng môn học, đồng thời tạo động
lực cho học sinh yêu thích hơn nữa môn lịch sử.Với khả năng còn hạn chế nên
phần trình bày của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Để tạo ra hứng thú cho học sinh khi học môn lịch sử và nâng vao chất
lượng hiệu quả của bài học cho học sinh được thực hiện một cách thường
xuyên, có hiệu quả, phát huy sức mạnh toàn nghành giáo dục trong giai đoạn
đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới tôi có một số kiến
nghị nhỏ:
- Các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất trong trường học phải được

được trang bị đầy đủ, phù hợp.
- Nhà trường nên tổ chức cho học sinh đi tham quan các bảo tàng, di tích
lịch sử ít nhất mỗi năm một đến hai lần.
- Tổ chức các trò chơi dưới hình thức các cuộc thi cho học sinh toàn
trường để tăng thêm hiểu biết lịch sử, chẳng hạn như trò chơi “Dân ta phải biết
sử ta”," Về Nguồn"," Rung chuông vàng"," Hóa thân cùng các nhân vật lịch sử
thông qua các đoạn trích".
- Thông qua Đoàn thanh niên, kịp thời tuyên truyền, định hướng đúng
đắn cho học sinh trước sự biến động của tình hình, phát động các phong trào
bảo vệ chủ quyền biển đảo như “Góp đá xây Trường Sa”, “Nghĩa tình Hoàng
Sa, Trường Sa”, “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”… để các em thể
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với quê hương đất nước.
- Để giáo viên được chủ động phân phối bài học trong chương trình trên
cơ sở chuẩn chung.
- Đề thi, kiểm tra cần hạn chế những câu hỏi có tính chất yêu cầu học
sinh học thuộc như trình bày diễn biến, nội dung các văn kiện đồng thời tăng
thêm các câu hỏi có tính chất tư duy, suy luận và liên hệ thực tiễn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 thán 04 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Nguyễn Thị Dậu

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. SGK, lớp 12-NXB Giáo dục Việt Nam.
Page | 17 [2]. Phương pháp dạy học Lịch Sử, tác giả Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị,
NXB Giáo dục.
[3]. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay –Trần Bá Đệ -NXB Đại Học Quốc
Gia Hà Nội.
[4]. Những ca khúc cách mạng trên YouTube.
[5]. Một số tài liệu, phim ảnh trên Internet.
[6]. Tài liệu tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ
thông” môn Lịch sử 2014.
[7].
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên – Lịch sử địa phương thanh hóa giành cho
giáo viên THPT năm 2013.
[8]. Những câu nói hay của Bác- phần 2, Báo Việt nam độc lập số 117,
ngày 1/2/1942, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia 2002
[9]. 12 ngày đêm chặn đứng tội ác của đế quốc Mỹ - Vĩnh Long
Online
/>[10]. Gặp lại “Người con gái sông La”- Nữ anh hùng La Thị Tám
/>[11]. Ra trận- Tố Hữu, Nhà xuất bản Văn học, năm 2002
[12]. Đường ra mặt trận - Chính Hữu, Nhà xuất bản Văn học 2002
[13]. Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi ! - Nguyễn Sỹ Hồ
chan-va-noi-khe-thoi.html

17


DANH MỤC
Page | 18

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Dậu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên dạy Lịch sử - Trường THPT Lê Lai.

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Số:QĐ
Số:97/QĐcuộc cách mạng tư sản thời kì SGD&ĐT
Ngày
cân đại 1640-1870
03/4/2007

Kết quả
đánh
giá xếp
loại (A,
B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá xếp

loại

1.

Sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học chương các

C

2007

2.

Một số biện pháp Giáo dục
học sinh cá biệt tại trường

Số 743/QĐ- C
SGD&ĐT
Ngày
04/11/2013
của Giám
đốc Sở GD
& ĐT
Thanh Hóa

2013

Số 988/QĐ- C
SGD&ĐT
Ngày

03/11/2015
của Giám
đốc Sở GD
& ĐT

2015

THPT Lê Lai

3.

Một số kinh nghiệm dạy bài
20 và bài 22 lịch sử 12
chương trình chuẩn nhằm
giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh ở trường THPT Lê
Lai

18


Thanh Hóa
Page | 19

19



×