Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN kinh nghiệm tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn sinh học 9 ở trường THCS lê đình chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU

Trang 2

1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
2.1. Những thuận lợi
2.2. Những khó khăn
2.3. Điều tra thực trạng
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Chọn lọc các bài học có nội dung tích hợp về giáo dục
BĐKH và ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học 9. Thiết
kế bài dạy phù hợp với mục tiêu
3.2 Thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
3.3 Giáo dục kiến thức về BĐKH thông qua hoạt động
thực hành ngoại khóa tham quan môi trường và thực trạng
BĐKH, cách ứng phó với BĐKH tại địa phương.
4. Kết quả đạt được
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

Trang 2
Trang 2
Trang 2


Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 8
Trang 15
Trang 18
Trang 19
Trang 19
Trang 19

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những
thách thức lớn nhất là sự BĐKH toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc,
mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống của sinh vật và con người, môi
trường tự nhiên, kinh tế xã hội của tất cả các châu lục, mọi quốc gia trên Trái
đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được
nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của
mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề
ra và thực hiện ráo riết. [1]
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH;

đặc biệt là thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra bất thường và khó đoán hơn trước.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH đến đời sống
con người, sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta xác định về lâu
dài cần tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động giáo dục và
đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu.
Giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH là một vấn đề cấp
bách mang tính toàn cầu và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc
biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của
đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và
thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp?
Việc lồng ghép, tích hợp nội dung BĐKH và ứng phó với BĐKH vào
chương trình giảng dạy ở các môn học cấp THCS nói chung và môn Sinh học nói
riêng là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức
tốt nhất về BĐKH và cách ứng phó với BĐKH; đồng thời bản thân các em cũng
chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng dân cư nơi các em
sinh sống. Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Kinh nghiệm tích hợp giáo dục biến đổi khí
hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Sinh học 9
ở trường THCS Lê Đình Chinh"
3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục BĐKH và ứng phó với BĐKH cho học sinh lớp 9A1 và 9A2
trường THCS Lê Đình Chinh, Ngọc Lặc, năm học 2015-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu.
a) Phương pháp điều tra
- Điều tra mức độ nhận thức của học sinh về thực trạng môi trường của thị
trấn Ngọc Lặc, Huyện Ngọc Lặc trong các năm gần đây.
- Sử dụng phiếu điều tra nhằm đo mức độ hiểu biết về thái độ hành vi của
học sinh trong việc bảo vệ môi trường trước, trong và sau khi thực hiện phương
pháp tích hợp
b) Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động vệ sinh lớp học đầu buổi học ở tất cả các buổi sáng trong tuần;
Trong trang này: - Ở mục 1: Đoạn "Bước sang thế kỷ XXI … thực hiện ráo riết" được
tham khảo từ TLTK số 1.

2


quan sát ý thức tự giác trong buổi lao động vệ sinh vào chiều thứ sáu hàng tuần
đề ra từ đó tìm hiểu được thái độ hành vi của từng học sinh khi tham gia vệ sinh
bảo vệ môi trường.
c) Phương pháp thực nghiệm
Được tiến hành dưới dạng: Trắc nghiệm khách quan bằng các câu hỏi test
trước, trong và sau khi thực nghiệm, trắc nghiệm chủ quan bằng hệ thống câu
hỏi qua kiểm tra định kì và thường xuyên.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
- Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề
nhất của BĐKH và mực nước biển dâng. Để ứng phó với BĐKH cần phải có
những đầu tư thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội.
- Hiện nay ở cấp học trung học cơ sở, giáo dục BĐKH và cách ứng phó
với BĐKH chưa phải là môn học chính khoá nên việc tích hợp giáo dục BĐKH
và cách ứng phó với BĐKH vào môn học có liên quan đến kiến thức về môi
trường là điều cần thiết. Nhưng kiến thức giáo dục BĐKH và cách ứng phó với
BĐKH không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào
nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tích hợp
được. Vậy chúng ta cần xác định nội dung kiến thức bảo vệ môi trường, mục
tiêu tích hợp, địa chỉ tích hợp trong bài giảng sao cho hợp lí.
- Mục tiêu giáo dục BĐKH và cách ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học
9 là phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi
trường, kỹ năng bảo vệ môi trường và cách ứng phó với BĐKH ngay tại gia đình và

địa phương; Tăng cường năng lực, kĩ năng hình thành thái độ, hành vi của học sinh
về BĐKH và ứng phó với BĐKH trên toàn cầu, khu vực và trong nước. Phát triển
kĩ năng hợp tác: thầy - trò, trò - trò, thầy trò - xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục
góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Nhà trường với số lượng đông đảo học sinh, là nơi để tuyên truyền, thực
hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững.
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Những thuận lợi
Nhận thức được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu trong công cuộc xây
dụng đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo
vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững. Giáo dục BĐKH và cách ứng phó
với BĐKH là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và bền vững nhất trong các biện
pháp để thực hiện mục tiêu về BĐKH và cách ứng phó với BĐKH. Muốn làm
được điều này phải qua một quá trình lâu dài và xuyên suốt ngay từ khi còn nhỏ
đến khi trưởng thành.
2.2. Khó khăn
Tình hình chung: Kiến thức về BĐKH trong từng bài học nhiều, thời gian
trong tiết dạy thì có hạn. Giáo viên giảng dạy môn sinh học chưa được cung cấp
nhiều về tài liệu, phương tiện về phương pháp tích hợp nội dung giáo dục
BĐKH và cách ứng phó với BĐKH trong tiết học. Dẫn đến việc giảng dạy kiến
thức BĐKH hoặc dạy lồng ghép giáo dục BĐKH còn nhiều hạn chế.
3


Tình hình địa phương thị trấn Ngọc Lặc: Thị trấn Ngọc Lặc là trung tâm
của huyện Ngọc Lặc nên có khá nhiều điều kiện thuận lợi. Song song với việc
phát triển về kinh tế thì vấn đề về môi trường cũng đáng phải quan tâm như: Mật
độ đân số cao, giác thải sinh hoạt nhiều nhưng chưa có bãi rác hay khu xử lý rác
thải đúng quy định. Số lượng phương tiện giao thông tăng lên thải ra lượng khí
thải khổng lồ. Bên cạnh đó các nhà máy, xí nghiệp gia tăng cũng góp phần làm

tăng sự ô nhiễm môi trường.
Ngọc Lặc là một huyện miền núi, thị trấn Ngọc Lặc địa hình như một thung
lũng có núi bao quanh, nên hàng năm diễn biến về mưa lũ diễn ra rất phức tạp.
2.3. Điều tra thực trạng
Đa số học sinh của trường THCS Lê Đình Chinh có ý thức chưa cao về
môi trường khí hậu xung quanh mình. Học sinh vẫn coi biến đổi khí hậu, thiên
tai là chuyện của nơi khác không liên quan gì đến các em.
Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục biến đổi khí hậu chưa được đầu tư
nhiều như: tranh ảnh, thông tin truyền thông, phim tài liệu ...
Qua khảo sát thực trạng kiến thức về biến đổi khí hậu ở học sinh khối 9
trường THCS Lê Đình Chinh đầu năm học 2015 - 2016 với số học sinh là 51
học sinh, qua khảo sát tôi chọn lớp 9A1 làm đối tượng nghiên cứu còn lớp 9A2
làm đối chứng tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
9A1
9A2
Ý thức về BĐKH và
Điểm
SL
(%)
SL
(%)
biện pháp ứng phó
9-10
Ý thức cao
1
4,17
4
14,81
7-8

Ý thức tốt
3
12,51
7
25,93
5-6
Có ý thức
8
33,33
8
29,63
4-5
Chưa có ý thức
12
50,00
8
29,63
<3
Ý thức kém
0
0,00
0
0,00
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi đưa ra một số biện pháp sau đây
để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Chọn lọc các bài học có nội dung tích hợp về giáo dục BĐKH và
ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học 9. Thiết kế bài dạy phù hợp với
mục tiêu
Ví dụ 1:

Tên bài học
Địa chỉ, tích
Mục đích giáo dục
hợp
Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một
Bài 21 - 24: Đột
Tác nhân
số bệnh ung thư ở người từ đó giáo dục
học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng
biến
gây đột biến
hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi
trường đất, nước, bảo vệ các loài bản địa
4


Tên bài học

Bài 29: Bệnh và tật
di truyền ở người

Địa chỉ, tích
hợp
Các biện
pháp hạn chế
sự phát sinh
bệnh và tật
di truyền

Bài 30: Di truyền

học với con người

Hậu quả di
truyền do ô
nhiễm môi
trường

Bài 48: Quần thể
người

Liên hệ,
lồng ghép

Bài 53: Tác động
của con người đối
với môi trường
Bài 54:Ô nhiễm môi
trường
Bài 56,57: TH tìm
hiểu tình hình môi
trường ở địa phương.
Bài 58: Sử dụng
hợp lí tài nguyên
thiên nhiên

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép


Bài 61: Luật bảo vệ
môi trường

Lồng ghép

Bài 63: Ôn tập sinh

Liên hệ,

vật và môi trường

lồng ghép

Mục đích giáo dục
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ
khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành
vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng
cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự
nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng
độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người
người mắc bệnh, tật di truyền → cần phải
đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa
học và phòng chống ô nhiễm môi trường.
Ảnh hưởng của dân số tăng quá nhanh dẫn
tới thiếu thức ăn nơi ở, nước uống, ô
nhiễm môi trường, tăng khí thải nhà kính,
tàn phá rừng và các tài nguyên khác, giảm
bề mặt hấp thụ khí cácbôníc tăng tác động

làm BĐKH.
Tác động lớn nhất của con người đến môi
trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật,
từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô
nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt…
Thực trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến
BĐKH. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, gây BĐKH. Biện pháp phòng
chống ô nhiễm môi trường nói chung, giảm
nhẹ và thích ứng với BĐKH tại địa phương.
Sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên
thiên nhiên. Bảo vệ rừng và cây xanh trên
trái đất là bảo vệ đất, nước và các tác hại
của BĐKH đối với con người.
Nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu
quả xấu do hoạt động của con người và
thiên nhiên gây ra cho môi trường tự
nhiên → giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Tổng hợp các kiến thức về bảo vệ môi
trường, BĐKH và phòng chống thiên tai
[1]

Thiết kế bài dạy phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Ví dụ 2:
Tiết 60.
Bài 58. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

5



I. MỤC TIÊU
2- Ở mục 3.1: Đoạn Ví dụ 1 được tham khảo từ TLTK số 1.

1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được và lấy ví dụ minh hoạ các dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn
tài nguyên thiên nhiên → phòng chống, ứng phó với BĐKH.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế cuộc sống. Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp
trong nhóm. Kĩ năng thu thập xử lí thông tin. Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ tài nguyên. Bảo vệ rừng
và cây xanh trên trái đất, cần tìm ra và tăng cường sử dụng các nguồn năng
lượng thân thiện với môi trường (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh
học) để góp phần giảm nhẹ BĐKH.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Tranh phóng to hình 58.1; 58.2 SGK.
- Tranh ảnh tư liệu về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài học: Vào bài: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Kể tên những tài nguyên
thiên nhiên mà em biết?
Hoạt động 1: CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU
Hoạt động của GV - HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận
nhóm và hoàn thành bài tập bảng 58.1 SGK
trang 173.
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục I SGK,

trao đổi nhóm hoàn thành bảng 58.1 → Đại
diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, thông báo đáp án đúng bảng
58.1 như sau: 1- b, c, g; 2- a, e. i; 3- d, h, k, l.
- GV đặt câu hỏi hướng tới kết luận:
- Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên và đặc
điểm của mỗi dạng? Cho VD?
- HS dựa vào thông tin và bảng 58.1 để trả lời,
rút ra kết luận
- Yêu cầu HS thực hiện  bài tập SGK tr174.
- Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả
năng tái sinh ở nước ta?
- Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh
hay không tái sinh? Vì sao?
- HS tự liên hệ và trả lời được:
+ Than đá, dầu lửa, mỏ thiếc, sắt, vàng...

Kết quả đạt được

- Có 3 dạng tài nguyên thiên
nhiên:
+ Tài nguyên tái sinh: khi sử
dụng hợp lí sẽ có khả năng
phục hồi (tài nguyên sinh vật,
đất, nước...)
+ Tài nguyên không tái sinh là
dạng tài nguyên qua 1 thời gian
sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá,
dầu mỏ...)

+ Tài nguyên năng lượng vĩnh
cửu: là tài nguyên sử dụng mãi
mãi, không gây ô nhiễm môi
6


+ Rừng là tài nguyên tái sinh vì bảo vệ và khai trường (năng lượng mặt trời,
thác hợp lí thì có thể phục hồi sau khai thác.
gió, sóng...)
Hoạt động 2: SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Hoạt động của GV
Kết quả đạt được
- GV giới thiệu 2 vấn đề sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên
+ Cần tận dụng triệt để năng lượng vĩnh cửu để
thay thế dần năng lượng đang bị cạn kiệt dần và
hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Đối với tài nguyên không tái sinh, cần có kế
hoạch khai thác thật hợp lí và sử dụng tiết kiệm.
+ Đối với tài nguyên tái sinh: đất, nước, rừng 1. Sử dụng hợp lí tài nguyên
phải sử dụng bên cạnh phục hồi.
đất
- HS tiếp thu kiến thức.
- Vai trò của đất: SGK.
- GV giới thiệu về thành phần của đất: chất - Nguồn tài nguyên đất đang bị
khoáng, nước, không khí, sinh vật.
suy thoái do xói mòn, rửa trôi,
- Yêu cầu HS:
nhiễm mặn, bạc màu, ô
- Nêu vài trò của đất?

nhiễm ...
- Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất?
- Cách sử dụng hợp lí: chống
+ HS nghiên cứu thông tin mục 1 và trả lời:
xói mòn, chống khô hạn, chống
+ Tài nguyên đất đang bị suy thoái do xói mòn, nhiễm mặn ... và nâng cao độ
rửa trôi, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm đất.
phì nhiêu của đất.
- GV cho HS làm bảng 58.2 và bài tập mục 1 - Biện pháp: Thuỷ lợi, kĩ thuật
trang 174.
làm đất, bón phân, chế độ canh
- Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí tài tác ... đặc biệt là trồng cây, gây
nguyên đất?
rừng nhất là rừng đầu nguồn.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
+ Đánh dấu vào bảng kẻ sẵn trong vở bài tập.
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên
+ Nước chảy chậm vì va vào gốc cây và lớp nước:
thảm mục  chống xói mòn đất nhất là ở những - Nước là một nhu cầu không
sườn dốc.
thể thiếu của tất cả các sinh vật
- Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối trên trái đất.
với con người và sinh vật?
- Nguồn tài nguyên nước đang
- HS dựa vào vốn hiểu biết để nêu được: Nước
bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn
là thành phần cơ bản của chất sống, chiếm 90% kiệt.
lượng cơ thể sinh vật, con người cần nước sinh - Cách sử dụng hợp lí: khơi
hoạt (250 lít/1 người/1 ngày) nước cho hoạt
thông dòng chảy, không xả rác

động công nghịêp, nông nghiệp...
thải công nghiệp và sinh hoạt
- HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận. Cho xuống sông, hồ, ao, biển … tiết
HS quan sát H 58.2
kiệm nguồn nước.
- Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
nước?
+ Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có
nguy cơ cạn kiệt.
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên
7


- Cho HS làm bài tập bảng 58.3, nêu nguyên
rừng:
nhân ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục.
- Vai trò của rừng: SGK
- Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì?
- Hậu quả của việc chặt phá và
+ Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh đốt rừng làm cạn kiệt nguồn
tật do mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùa màng,
nước, xói mòn, ảnh hưởng tới
hạn hán, không đủ nước cho gia súc.
khí hậu do lượng nước bốc hơi
+ Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên
ít....
như thế nào?
- Sử dụng hợp lí tài nguyên
+ Sử dụng tài nguyên nước như thế nào là hợp
rừng: khai thác hợp lí kết hợp

lí?
với trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ HS nêu: Trồng rừng tạo điều kiện cho tuần
Thành lập khu bảo tồn thiên
hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm.
nhiên.
4. Củng cố
- Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
3.2. Thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp ở các môn học: Sinh học, Vật lý,
Hóa học, Địa lý, GDCD … với chủ đề bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH
Ví dụ:
BÀI 54. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân chính gây ô nhiễm
môi trường và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
- Giải thích được nguyên nhân của sự mất rừng, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng
ôzôn và hậu quả của chúng.
- Thảo luận về các biện pháp ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp, khái quát hóa, kĩ năng hoạt
động nhóm để phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô
nhiễm môi trường trong thực tế ở địa phương.
- Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức các bộ môn như Sinh học, Hóa học, Địa
lý, Vật lý, Công nghệ, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử để giải quyết những
vấn đề thực tiển mà dự án đặt ra.

3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng
chống ô nhiễm môi trường ở trường học và địa phương.
- Biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu, Bảng phụ, Bút dạ, giấy ru ki.
8


- Các thông tin liên quan tới nội dung môi trường, tranh ảnh về môi trường, các
hành vi tích cực và tiêu cực gây ảnh hưởng tới môi trường.
- Một số nội dung tích hợp các môn: Địa lý, hóa học, Công nghệ, Vật lý, Giáo
dục công dân, Lịch sử, Ngữ văn về vấn đề ô nhiễm môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm các tranh ảnh về môi trường, các hành vi gây ô nhiễm môi trường, các
hoạt động bảo vệ môi trường.
- Phiếu học tập như Bảng 54.1; 54.2; Bút dạ, giấy ruki, phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh, phân công lớp học thành sáu nhóm học
tập. Kiểm tra các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh: tranh ảnh sưu
tầm, các đồ dùng phục vụ cho bài học.
3. Bài mới:
Hoạt động 2: CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

1. Ô nhiễm do các chất khí
1. Ô nhiễm do các
* Tích hợp với môn Hóa học 9
chất khí thải ra từ
? Từ những kiến thức về hóa học lớp 8.9 hãy kể tên các
hoạt động công
khí thải độc hại cho sinh vật và môi trường?
nghiệp và sinh hoạt
- HS làm việc độc lập có thể nêu được: CO, SO2, CO2,
NO2 ….
+ CO là khí độc với con người và các sinh vật khác; SO2 - Các khí thải độc
gây ngộ độc, viêm đường hô hấp, là tác nhân chính gây
hại cho cơ thể sinh
mưa a xít; CO2 gây ngộ độc ở liều cao và là tác nhân chính vật: CO, SO2, CO2,
gây Hiệu ứng nhà kính
NO2, CFCs ..
- GV nhận xét → yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời
câu hỏi: Các loại khí độc trên được thải ra từ những
hoạt động nào?
- GVgợi ý cho HS để tìm ra nguồn tạo ra các loại khí thải. +
Trong bài “Nhiên liệu’’ của Hóa học 9 em cho biết: Ở nơi
gia đình em sinh sống và xung quanh em có hoạt động đốt
cháy nhiên liệu nào gây ra ô nhiễm không khí hay không?
- HS nêu được: Đốt rác, đun nấu (bếp than, bếp dầu, bếp
ga…), phương tiện giao thông …
- GV: Quá trình đốt nhiên liệu tạo ra khí gì ?
- HS nêu được: CO2, CO
- Nguyên nhân: (như
- GV: Là tác nhân chính gây Hiệu ứng nhà kính. Đây là
nội dung phiếu học

một trong các biểu hiện của BĐKH.
tập bảng 54.1 SGK.)

9


Hiện tượng hiệu ứng nhà kính

- GV cho HS quan sát hình để HS thấy rõ hơn hiệu ứng
nhà kính. Do các khí CO, CO 2, CH4, CFCs, SO2 hấp thụ
nhiệt làm nhiệt độ trái đất nóng lên → Làm biến đổi khí
hậu trái đất
- GV: Biểu hiện của BĐKH mà chúng ta có thể thấy đó là
tần xuất những cơn mưa axit.
- GV: Nguyên nhân, Tác hại của mưa a xít?
+ Mưa axít được tạo ra bởi lượng khí thải SO 2 và NOx từ
các nhà máy điện, ô tô và các trung tâm công nghiệp. Mưa
axit cũng có thể bắt nguồn từ hoạt động của núi lửa, cháy
rừng hay sấm sét khi mà khí SO2 và NOx kết hợp với hơi
nước trong khí quyển và tạo thành axit
+ Mưa axít làm chết các sinh vật, suy thoái đất, phá hủy
các vật liệu bằng kim loại ...
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về Ô nhiễm môi trường
và Ứng phó với biến đổi khí hậu
- Các nhóm đưa ra nguồn minh chứng về tác hại của mưa
axít thông qua: Tranh, ảnh, tài liệu đã sưu tầm được.
- HS làm việc độc lập nêu được:
+ Tro bụi của núi lửa gây ô nhiễm môi trường không khí.
- GV: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây tác hại
như thế nào đến đời sống và sức khỏe con người?

- HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân trả lời: Gây ô
nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và
những người xung quanh.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập (bảng
54.1 SGK)
- HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập như hình 54.1
SGK → Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, cho điểm.
* Tích hợp môn địa lý 6:

10


? Hoạt động của núi lửa gây hậu quả gì về môi trường?
GV yêu cầu học sinh đưa nguồn minh chứng. (Tranh,
ảnh, thông tin khác..)
- GV giới thiệu thêm về các tác hại do núi lửa gây ra đối
với môi trường không khí.
? Nêu tác hại của khói thuốc lá, thuốc lào đối với sức
khỏe con người và môi trường? (Tích hợp với môn Ngữ
văn 8, Bài Ôn dịch, thuốc lá)
- HS thảo luận nêu được tác hại của thuốc lá đối với sức
khỏe con người và môi trường sống, nêu được:
+ Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi, các bệnh về tim
mạch …
+ Tốn kém về kinh tế gia đình
+ Góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí
2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất
độc hóa học

- GV: Trong thực tế em biết những loại hóa chất nào gây 2. Ô nhiễm do hóa
ô nhiễm môi trường?
chất bảo vệ thực vật
- Học sinh dựa vào kiến thức hóa học và những hiểu biết
và chất độc hóa học
thực tế có thể nêu được:
+ Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm,
thuốc bảo quản nông sản … Các chất độc hóa học khác
như chất độc đioxin (chất độc màu da cam) …
- GV nhận xét chung
- Hóa chất bảo vệ
* Tích hợp môn hóa 8,9
thực vật: thuốc trừ
GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
sâu, diệt cỏ, diệt
? Kể tên các loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường?
nấm, thuốc bảo quản
? Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
nông sản …
thường tích tụ ở những môi trường nào?
- GV: Qua hình ảnh em hãy mô tả con đường phát tán các
hóa chất đó? Và tác hại của chúng tới môi trường và sức
khỏe con người.
11


- Con đường phát
tán:
+ Hoá chất (dạng
hơi)  nước mưa  đất

(tích tụ)  Ô nhiễm
mạch nước ngầm.
+ Hoá chất  nước
- HS thảo luận trả lời câu hỏi và đưa ra dẫn chứng thông
qua tranh, ảnh và tài liệu sưu tầm, nêu được:
mưa  ao hồ, sông,
+ Đất, nước, không khí
biển (tích tụ)  bốc
+ HS chỉ trên tranh hình con đường phát tán các hóa chất hơi vào không khí.
bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trong tự nhiên.
+ Hoá chất còn bám
* Tích hợp môn Lịch sử 9
và ngấm vào cơ thể
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
sinh vật.
? Qua môn Lịch sử 9 và qua hình ảnh em hãy cho biết trong - Các hóa chất bảo
chiến tranh Việt Nam quân đội Mĩ đã sử dụng loại hóa chất vệ thực vật, chất độc
nào? tác hại của loại hóa chất đó? Nêu dẫn chứng.
hóa học thường tích
- HS dựa vào kiến thức môn lịch sử có thể trả lời được
tụ ở trong đất, ao hồ,
+ Chất độc màu da cam-đioxin
đại dương và phát
- HS đưa ra một số hình ảnh và tư liệu đã sưu tầm về ảnh tán trong không khí,
hưởng của chất độc hóa học mà quân đội Mĩ đã sử dụng bám và ngấm vào cơ
trong chiến tranh Việt Nam.
thể sinh vật.

.


12


- GV: Cho học sinh xem hình ảnh về việc chôn thuốc trừ
sâu ở Huyện Cẩm Thủy - Tỉnh Thanh Hóa
- Tác hại của ô
nhiễm hóa chất: làm
ô nhiễm môi trường,
mất cân bằng sinh
thái, ảnh hưởng lâu
dài tới sức khỏe sinh
vật và con người.

Các thùng hóa chất chôn dưới lòng đất của Công ty
Nicotex Thanh Thái (huyện Cẩm Thủy) – Thanh Hóa

3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- GV yêu cầu học sinh làm việc độc lập trả lời câu
3. Ô nhiễm do các
hỏi: ? Nguyên nhân ô nhiễm chất phóng xạ là do đâu?
chất phóng xạ
* Tích hợp kiến thức thời sự, xã hội, lịch sử 8
? Hãy đưa ra các thông tin những thảm họa về phóng xạ
mà em biết.
- HS đưa ra những thông tin về hậu quả của chất phóng xạ
đã sưu tầm được: Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử
Chernobyl, nổ nhà máy điện nguyên tử ở nhật bản, bom
nguyên tử mà Mĩ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II
với Nhật Bản …
- Đại diện nhóm trình bày → lớp nhận xét, bổ sung

- - Nguyên nhân: Chủ
yếu từ chất thải của
công trường khai
thác chất phóng xạ,
các nhà máy điện
nguyên tử, vũ khí
hạt nhân.

Các nạn nhân của vụ ném bom Hiroshima xếp hàng để điều trị khẩn cấp. Đến
tháng 12/1945, hàng ngàn người chết bởi vết thương, nhiễm độc - phóng xạ
đã đưa tổng số nạn nhân tử vong ở Hiroshima trong năm 1945

lên 140.000 người.
Nhiều thai nhi đã chết ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc sinh ra với
các dị tật, dị hình.

- Tác hại: Gây đột
biến ở người và sinh
vật, gây ra một số
13


- GV: Đây là hình ảnh thảm họa nguyên tử Chernobyl ở
Pripyat, Ukraina

bệnh di truyền, bệnh
ung thư.

Thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà
máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là

một phần của Liên bang Xô Viết) bị nổ

? Tác hại của chất phóng xạ tới môi trường, sức khỏe
sinh vật và con người?
- HS nghiên cứu thông tin SGK có thể nêu được:
+ Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà
máy điện nguyên tử, vũ khí hạt nhân…
+ Hủy hoại môi trường, Gây đột biến ở người và sinh vật,
gây bệnh di truyền, bệnh ung thư.
- GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày con đường xâm
nhập chất phóng xạ vào cơ thể người thông qua tranh
H54.4(SGK).
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn.
* Tích hợp kiến thức thực tế, môn Công nghệ.
4. Ô nhiễm do các
chất thải rắn.

? Chất thải rắn là gì?
? Bằng kiến thức thực tế qua các môn học, các thông tin
đại chúng, nhất là qua môn công nghệ em hãy cho biết

Các chất thải rắn gây
ô nhiễm môi trường
bao gồm các dạng
vật liệu được thải ra
qua quá trình sản
xuấn và sinh hoạt
như chất thải nông
nghiệp, công nghiệp,
14



nguồn gốc, tác hại của các chất thải rắn?
- HS trình bày những kiến thức các em đã thu thập được
về vấn đề chất thải rắn thông qua tranh, ảnh các tư liệu
liên quan khác → nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Tích hợp môn Lịch sử 9.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Cuộc cách mạnh khoa
học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ II đã gây ảnh
hưởng tới môi trường như thế nào?
- Các nhóm dựa vào kiến thức môn Lịch sử có thể đưa ra
ý kiến: Ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai
khoáng, công nhiệp nông nghiệp ... đã gây suy thoái môi
trường tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái ...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
* Tích hợp môn sinh học 7
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập.
? Dựa vào kiến thức môn sinh học 7 hãy nêu một số bệnh
ở người do sinh vật gây ra? Nguyên nhân, tác hại và cách
phòng tránh ? Theo các gợi ý sau:
- Bệnh giun sán? Bệnh sốt rét? Bệnh tả, lị?
- HS dựa vào kiến thức đã được học ở môn sinh học 7 trảlời có thể nêu được: Bệnh giun sán? Bệnh sốt rét? Bệnh
tả, lị?
- HS trình bày nguyên nhân bệnh giun sán và bệnh sốt rét
thông qua tranh H54.5 và H54.6 (SGK).
- Lớp nhận xét bổ sung.
? Hiện nay theo thông tin đại chúng em hãy kể một số
dịch bệnh nguy hiểm do sinh vật gây ra mà thế giới đang
gặp phải?
- HS có thể kể được:

+ Dịch hạch do chuột truyền bệnh ….
+ Dịch sốt xuất huyến do muỗi truyền bệnh.
* Tích hợp môn Công nghệ 7: Biết cách phòng trị bệnh
cho vật nuôi khi mắc các bệnh do sinh vật gây ra. Môn
Công nghệ 7, Bài 46: Phòng, trị bệnh thông thường cho
vật nuôi
- Trồng rau màu trên nền đất sạch không bị ô nhiễm →
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm → tránh bị ngộc độc
tiêu hóa và các bệnh tiềm ẩn khác. Môn sinh học 8 bài:
Vệ sinh hệ tiêu hóa.

y tế, xây dựng, sinh
hoạt trong gia đình…
- Tác hại: gây ô
nhiễm môi trường
ảnh hưởng tới sức
khỏe con người và
sinh vật.

5. Ô nhiễm do sinh
vật gây bệnh
- Có nhiều nhóm sinh
vật gây bệnh cho
người và các sinh
vật khác.
- Nguồn gốc do các
chất thải như phân,
rác thải, nước thải
sinh hoạt, xác chết
của sinh vật, nước

và rác thải từ các
bệnh viện.

- Cách phòng tránh:
Thường xuyên dọn
vệ sinh môi trường
sạch sẽ, tiêu diệt các
sinh vật trung gian
truyền bệnh, có ý
thức giữ gìn vệ sinh
chung.
3.3. Giáo dục kiến thức về BĐKH thông qua hoạt động thực hành
ngoại khóa tham quan môi trường và thực trạng BĐKH, cách ứng phó với
BĐKH tại địa phương.

15


Tham quan một số khu vực gây ô nhiễm môi trường như chợ Phố Cống,
nhà máy may, khu bãi rác bệnh viện đa khoa huyện Ngọc Lặc. Từ đó đề xuất các
biện pháp bảo vệ môi trường, giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Tham khảo, tìm hiểu các biện pháp ứng phó với BĐKH của UBND thị
trấn Ngọc Lặc theo phương án.

PHƯƠNG ÁN
Nhiệm vụ công tác Phòng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn của Thị trấn Ngọc lặc năm 2016
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHÍ HẬU THỦY VĂN CỦA THỊ TRẤN NGỌC LẶC

I. Khái quát tình hình khí hậu thủy văn:

1. Đặc điểm tự nhiên:
Vị trí địa lý: Thị trấn Ngọc Lặc là địa bàn nằm tại khu vực trung tâm huyện
Ngọc Lặc. Có đường Hồ Chí Minh đi qua và đường 15A chạy dọc theo địa bàn.
2. Đơn vị hành chính – Tự nhiên:
Toàn Thị trấn có 09 khu phố; diện tích tự nhiên là 174,23ha, chủ yếu là đất
ở, địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam.
Trong những năm qua tình hình thiên tai diễn ra phức tạp. Gây sạt lỡ, ngập
úng cục bộ nhiều nơi trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Với sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương đã có
nhiều biện pháp tích cực tổ chức phòng chống và khắc phục hậu quả, hạn chế
thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, tình hình khí hậu,
thời tiết năm 2016 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp khó lường. Để chủ động đối
phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt
hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân trên địa bàn Thị trấn.
* Dự kiến khu vực có lũ ống, sạt lỡ, ngập nước có thể sảy
ra.. a. Khu vực dự kiến sảy sạt lở.
+ Khu vực cầu trắng phố Lê Lai
+ Khu vực đầu cầu phố Trần Phú
+ Khu vực cầu tầng phố Lê Thánh Tông
+ Khu vực Bãi màu phố Nguyễn Trãi
b. Khu vực dự kiến sảy ra lũ ống.
+ Khu vực chợ cống - phố Lê Lợi và Lê thánh Tông
+ Khu vực ngõ 6 phố Lê Lợi
+ Khu vực ngõ 9 phố Nguyễn Du.
+ Khu vực phố Lê Đình Chinh
c. Khu vực dự kiến ngập nước
+ Khu vực phố Nguyễn Trãi dọc đường 15A xuống tới phố Lê Đình Chinh
+ Khu vực Chợ cống phố Lê Lợi và Lê Thánh Tông.
+ Khu vực ngã ba Bệnh viện đa khoa và ngã ba tân dược phố Lê Duẩn.

d. Dự kiến có thể bị vỡ đập Cống Khê và nước sông Cầu chày.
* Phương án di dân cứu nạn, sơ tán.
+ Từ khu Bưu điện phố Lê Lai trở lên sơ tán nhân dân về khu sân vận động
16


huyện thuộc phố Lê Hoàn.
+ Từ ngã tư Bưu điện xuống đến phố Lê Thánh Tông đưa nhân dân vào khu
vực thôn Hưng Sơn (xã Ngọc Khê) theo đường ngõ 1 Lê Thánh Tông lên đường
Hồ Chí Minh vào thôn.
* Hỗ trợ về vật tư cho các khu vực bị ngập lụt: Bao bì từ 50 – 100 cái; Cọc tre từ 50 – 100 cái. Hỗ trợ về người 100 người.
II. Phương án cho từng khu vực cụ thể:
1. Vùng sạt lở: Cầu tầng, cầu trắng, cầu Làng Ngòn, bãi mầu Nguyễn Trãi.
+ Về lực lượng: Mỗi phố thành lập 02 tổ.
* Tổ 1: Bao gồm lực lượng, đoàn viên thanh niên, trật tự viên và dân quân
tại chỗ làm nòng cốt mỗi khu vực từ 30 – 40 người. Có nhiệm vụ nhanh chóng
chống sạt lở, di dời dân, cứu hộ, cứu nạn ra khỏi vùng nguy hiểm.
* Tổ 2: Các ban ngành đoàn thể, các hộ dân không bị ảnh hưởng phối hợp
sơ tán các tài sản cho các hộ bị sạt lở.
+ Dụng cụ: Bao bì mỗi khu phố 100 bao, cọc tre 100 cái, dây thép buộc 30
kg. Ngoài ra còn huy động các dụng cụ, phương tiện, trang bị trong nhân dân để
ứng cứu và giải quyết hậu quả sau sảy ra.
2. Khu vực sảy ra lũ ống: Khu vực chợ Cống - phố Lê Lợi và Lê thánh
Tông, ngõ 6 phố Lê Lợi, ngõ 9 phố Nguyễn Du và bãi mầu phố Lê Đình Chinh.
- Chủ động thông báo cho bà con kinh doanh khu chợ cống di dời hàng hóa
trong chợ, kê lên vị trí cao đảm bảo không bị nước cuốn trôi, các hộ dọc theo
ngõ bị lũ dùng bao cát, gạch, đá chắn luồng nước vào nhà, di dời tài sản và
người già, trẻ em đi đến nơi an toàn.
+ Về lực lượng: Sử dụng tất cả các lực lượng tại chỗ sử lý trước, điều động
lực lượng dân quân cơ động của Thị trấn 19 đồng chí ứng cứu tại các điểm lũ

mạnh, nước lớn và hộ dân cư thưa ít người phòng chống.
Khu vực khác khi sảy ra, chủ động phương châm 4 tại chỗ, thực hiện
phương án theo các tình huống trên, tập trung cứu hộ, cứu nạn và giải quyết hậu
quả do thiên tai gây ra hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản.
B. NHIỆM VỤ:
Phòng, chống thiên tai, bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đòi hỏi cán bộ và nhân dân
Thị trấn phải chủ động thực hiện kiểm tra chất lượng các công trình gồm:
Công trình phúc lợi cầu cống, nhà cửa, trường lớp học để có kế hoạch tu sửa,
chuẩn bị vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão tại các điểm trọng yếu trên địa bàn

Mỗi khu phố và các cơ quan đứng trên địa bàn Thị trấn phải tiến hành kiện
toàn tiểu ban chỉ huy phòng chống lụt, bão. Chủ động các phương án phòng
chống lụt, bão cụ thể, chi tiết tổ chức ứng cứu đảm bảo an toàn cho người và tài
sản trong mùa mưa lũ. Phổ biến tuyên truyền nhiệm vụ phòng, chống thiên tai,
lụt, bão đến mọi người, mọi nhà để có ý thức trách nhiệm tham gia phòng chống
khi xảy ra.
Công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, TKCN phương châm chính là
đảm bảo an toàn cho người và tài sản, các biện pháp khắc phục kịp thời những
17


hậu quả, thực hiện phương châm 4 tại chỗ: “chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ,
vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ”. [7]
4. Kết quả đạt được:
Sau khi HS theo dõi Phương án: Nhiệm vụ công tác Phòng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn của Thị trấn Ngọc lặc năm 2016 . Học sinh đã có nhận thức
về BĐKH và cách ứng phó với BĐKH như trồng cây, bảo vệ cây cối, con vật,
bảo vệ môi trường xung quanh. Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường một cách hào hứng, tự nguyện. Học sinh yêu thích, hứng thú và mong

muốn được làm những công việc phù hợp liên quan đến bảo vệ môi trường trong
và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát như: không vứt rác bừa bãi, không khạc
nhổ, không bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc cây, thường xuyên nhặt rác vệ sinh
sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước….
Những hình ảnh của HS trường THCS Lê Đình Chinh trong việc ứng phó
với biến đổi khí hậu. Sau khi có mưa đá và lũ quét xảy ra đã gây thiệt hại lớn
cho Huyện Ngọc Lặc trong đó có trường THCS Lê Đình Chinh

Qua thực hiện một số biện pháp nghiên cứu về giáo dục BĐKH cho học
sinh lớp 9 năm học 2015 - 2016 tôi đã thu lại được những kết quả như sau:
Bảng: Kết quả khảo sát
Lớp
9A1
9A2
Điểm
Ý thức về BĐKH và
SL
(%)
SL
(%)
biện pháp ứng phó
9-10
Ý thức cao
10
41,67
5
18,51
7-8
Ý thức tốt
11

45,83
10
37,04
5-6
Có ý thức
3
12,50
11
40,74
4-5
Chưa có ý thức
0
0,00
1
3,71
3- Ở mục 3.3: Đoạn "PHƯƠNG ÁN … hậu cần tại chỗ" được tham khảo từ TLTK số
7.

18


Phân tích kết quả bảng trên, ta thấy lớp 9A1 tích hợp nội dung BĐKH cho
các bài học thì tỉ lệ học sinh có ý thức về BĐKH và cách ứng phó cao và tốt tăng
lên rất nhiều. Không có học sinh chưa có ý thức và có ý thức kém.
Học sinh khi được kết hợp lý thuyết với các buổi học ngoại khóa. Ứng
phó với BĐKH được thực hành ngay sau khi có một hiện tượng thời tiết bất
thường giúp các em có các kĩ năng ứng phó với BĐKH thực tế tốt. Khi thấy tác
hại và những biến đổi khó lường của BĐKH các em sẽ ý thức hơn trong việc
làm của mình với thiên nhiên, từ đó có các biện pháp bảo vệ tự nhiên giảm
BĐKH.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc giúp cho mọi người nói chung và học sinh trong nhà trường nói
riêng có nhận thức đầy đủ về BĐKH, hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên
làm BĐKH; đồng thời có hành động bảo vệ môi trường góp phần làm giảm
thiểu BĐKH, có kế hoạch ứng phó và sống chung với BĐKH là hết sức cần thiết
trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường - hội nhập khu vực và quốc tế. Đặc
biệt trong nhà trường, cần phải coi việc tích hợp trong các bài giảng đưa nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường làm giảm thiểu biến đổi khí hậu vì sự phát
triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, nhưng không thể thiếu sự quan tâm,
cộng đồng trách nhiệm phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các cơ quan, ban
ngành đoàn thể xã hội cùng chung tay thực hiện mới đem lại kết quả cao.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các nhà quản lí
Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương,
các tổ chức đoàn thể xã hội để tổ chức tốt hơn các hoạt động vệ sinh môi trường,
tiết kiệm điện, trồng cây xanh nơi cư trú và sẵn sàng sống chung với BĐKH.
2.2. Đối với các thầy cô giáo
Các thầy cô giáo cần cập nhật thường xuyên và tích hợp các nội dung
BĐKH vào giảng dạy, giúp học sinh hiểu sâu hơn về sự phát triển bền vững,
những vấn đề làm BĐKH và hậu quả của chúng với sự phát triển bền vững.
Trong đó đặc biệt chú ý đến nguyên nhân của sự BĐKH chủ yếu là do con
người (90%) gây ra từ các hoạt động sản xuất, đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Ngọc Lặc, ngày 02 tháng 03 năm 2017
TÔI CAM KẾT ĐÂY LÀ ĐỀ TÀI DO TÔI
THỰC HIỆN, KHÔNG COPY.


Lê Văn Nguyện

Nguyễn Quang Hòa

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn sinh học cấp THCS
của Ngô Văn Hưng, Ngô Thái Lan, Phan Hồng The, NXB Giáo Dục 2012
2. Giáo dục BVMT trong môn sinh học trung học cơ sở của Ngô Văn Hưng,
Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Phan Hồng The, NXB Giáo Dục.
3. Sách giáo khoa sinh học 9 NXB Giáo Dục.
4. Bài giảng sinh học 9 của Trần Hồng Hải, NXB Giáo Dục.
5. Luật BVMT.
6. Sách GV môn sinh 9, NXB Giáo Dục.
7. Phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Thị trấn Ngọc Lặc năm
2016.
8. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet

20



×