Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

SANG KEN KINH NGHIEM moi nhat 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.45 KB, 56 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến…………………….
Bộ môn (lĩnh vực):………………

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Nghị luận là kiểu bài quan trọng trong phân môn làm văn ở THPT,

kiểu bài này có phạm vi rất rộng, đề tài lại phong phú đa dạng, học sinh
khi đứng trước kiểu bài này các em sẽ vô cùng lúng túng. Nếu các em bỏ
qua bước tìm hiểu đề và lập dàn ý trước khi viết bài chắc chắn sẽ rất khó
để đảm bảo đồng thời các yếu tố cần thiết cho một bài văn nghị luận: bố
cục hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, hấp dẫn người đọc.
Hơn nữa, đối tượng học sinh của Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp –
giáo dục Thường xuyên với chất lượng đầu vào còn khiêm tốn, kĩ năng tạo
lập văn bản của các em còn hạn chế, thậm chí một số học sinh không có khả
năng viết được một văn bản hoàn chỉnh, bố cục hợp lí, cấu trúc rõ ràng. Khi
quan sát các em làm bài kiểm tra tôi thường thấy các em bỏ qua khâu tìm hiểu
đề, lập dàn ý (ta quen gọi là nháp) trước khi viết bài. Gặp một đề văn các em
chỉ bỏ ra một vài phút để đọc đề rồi cắm cúi viết. Chính vì vậy bài viết của
các em thường không có chất lượng.
Một thực tế nữa, trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia,


phần Làm văn chiếm 7 trên tổng số 10 điểm thì trong đó cả 2 câu viết văn
đều thuộc dạng văn nghị luận, vì sự hạn chế về kĩ năng viết văn nghị luận
nên các em thường đánh mất rất nhiều điểm trong phần này.
Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tại trung tâm, tôi vô cùng trăn trở,
luôn đi tìm tòi cách thức tháo gỡ giúp các em học sinh hiểu cách tìm hiểu
đề, lập dàn ý cho bài nghị luận, tự tin đạt điểm cao trong các kì thi quan
trọng.
2.

Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Sáng kiến mà tôi đưa ra được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc
trung tâm, sự hỗ trợ góp ý của Tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp. Để
sáng kiến có hiệu quả tối ưu nhất, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch áp
2


dụng sáng kiến từ đầu năm học 2017-2018 với 3 lớp 11 mà tôi trực tiếp
giảng dạy đó là 11A, 11B và 11D. Bên cạnh đó, bản thân tôi luôn nghiêm
túc đầu tư về trí tuệ, công sức, lòng nhiệt huyết với nghề và tận tuỵ với
học sinh thân yêu, đồng thời sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh
cũng là động lực giúp tôi quyết tâm thực hiện sáng kiến.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Trong sáng kiến này tôi đã lựa chọn nội dung sáng kiến là Rèn kĩ
năng phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận cho học sinh trung tâm
giáo dục Nghề nghiệp - giáo dục Thường xuyên. đây là vấn đề mà ít các
thầy cô giảng dạy khối GDTX đưa ra và quan tâm đúng mức, giải pháp
tôi đưa ra trong sáng kiến có tính mới giúp học sinh dễ nhận biết dễ hiểu
dễ nắm được quy cách làm một bài văn nghị luận. Vì thực tế phần lí

thuyết ở trong sách giáo khoa còn chung chung, tôi đã hướng dẫn học
sinh cách phân tích đề, lập dàn ý bài nghị luận rõ ràng hơn, cụ thể hơn rất
nhiều.
3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các nhà trường
THPT, đối tượng lớp 11, có thể áp dụng cả cho lớp 10,12 (khi tiếp cận với
các bài văn nghị luận.)
Cách thức áp dụng tôi đã trình bày rất rõ ràng cụ thể: Hướng dẫn học
sinh nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích đề và lập dàn ý
trong bài văn nghị luận; Cách thức phân tích đề làm văn cho bài văn nghị
luận; Cách thức tìm ý cho bài văn nghị luận; Cách thức lập dàn ý cho bài
văn nghị luận; Rèn kỹ năng phăn tích đề, lập dàn ý đối với từng dạng bài
văn nghị luận.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Học sinh đã hiểu và nắm được cách làm một bài nghị luận. Biết
cách tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài văn nghị luận. Rèn luyện kĩ năng
3


quan sát, khả năng diễn đạt, khả năng lập luận, rèn kĩ năng dựng đoạn,
viết bài. Chủ động hứng thú, có ý thức chủ động tìm tòi nghiên cứu tham
khảo trên nhiều kênh thông tin khác nhau.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Bằng những ý tưởng sáng kiến kinh nghiệm nhỏ bé của mình được tích
lũy trong công tác giảng dạy tôi hi vọng bạn đọc đồng nghiệp có thể tìm
thấy ở sáng kiến này những điều bổ ích. Tuy nhiên, đây là những phát
kiến của cá nhân nên cũng khó tránh khỏi những sơ ý, thiếu sót trong bản
mô tả sáng kiến. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng
chí trong Hội đồng xét và chấm sáng kiến các cấp, các đồng chí là lãnh
đạo trường, lãnh đạo ngành, các đồng chí là bạn bè đồng nghiệp để giúp

tôi hoàn thiện hơn!
Tôi mạnh dạn đề nghị các cấp quản lí giáo dục và lãnh đạo trung tâm
cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất giúp
giáo viên và học sinh có môi trường học tập thuận lợi để phát triển toàn
diện hơn.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.
1.1.

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại Trung tâm giáo dục

Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên huyện Ninh Giang và tham khảo
sự nhìn nhận, đánh giá của các đồng nghiệp tại trung tâm tôi nhận thấy
hiện nay phần lớn học sinh Trung tâm giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục
Thường xuyên đều thiếu kiến thức và kỹ năng viết bài đặc biệt là dạng
văn nghị luận. Đa số học sinh làm văn theo cảm tính, các em chưa có thói
quen suy nghĩ về đề, về yêu cầu của đề, về cách tìm ý, sắp xếp các ý, về
kết cấu văn bản sắp hình thành. Vì thế hiện tượng học sinh lạc đề, xa đề,
viết lan man, kết cấu lộn xộn, trùng lặp, đứt mạch, mất cân đối, hoặc bài
văn kết cấu không đầy đủ, không biết triển khai luận điểm ở từng phần
hay không biết khai thác tư liệu,…xảy ra phổ biến. Đó là những thiếu sót
thường gặp trong kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh tại trung tâm
hiện nay.
1.2.


Để giúp các em làm tốt dạng bài nghị luận là một vấn đề đặt ra cho

giáo viên dạy Ngữ văn ở trung tâm. Trong khung cấu trúc đề thi tốt nghiệp
trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn đều có câu hỏi yêu cầu vận
dụng kiến thức xã hội và văn học để viết bài văn nghị luận với mức 7/10
điểm. Vì vậy học sinh cần chuẩn bị cả về kiến thức và kĩ năng để có thể làm
tốt dạng câu hỏi này trong kì thi quan trọng ở cuối cấp.
1.3.

Là giáo viên trực tiếp dạy bộ môn Ngữ văn khối 10, 11 và từng có

những năm ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia tại Trung tâm giáo dục Nghề
nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Ninh Giang, tôi luôn trăn trở:
Làm thế nào để giúp các em có thể chủ động tiếp cận, tổng hợp kiến thức
để làm tốt bài văn nghị luận? Cũng như làm thế nào để các em nắm được
cách thức phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận trong sách giáo
khoa Ngữ Văn 11- Tập 1? Làm thế nào để các em hứng thú, thích học
Văn, say mê tìm tòi hứng thú trước một đề văn?
5


Đó cũng là những lí do khiến tôi chọn đề tài Rèn kĩ năng phân tích đề,
lập dàn ý bài văn nghị luận cho học sinh trung tâm giáo dục Nghề
nghiệp - Giáo dục Thường xuyên để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế
giảng dạy ở trung tâm. Hy vọng rằng, những kinh nghiệm nhỏ này cũng
sẽ góp phần tạo nên tác dụng hữu ích với đồng nghiệp.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Theo Luật Giáo dục tại điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; phù hợp với từng
lớp học, từng môn học...”. Điều đó cho thấy, một trong những vấn đề cơ

bản trong định hướng đổi mới của nền giáo dục nước ta hiện nay là đổi
mới phương pháp dạy - học. Ở phân môn làm văn để làm được điều đó
chúng ta phải tổ chức dạy học sao cho học sinh được trang bị một hệ
thống kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất đặc biệt phải giúp các em có thể
vận dụng tốt nhất hệ thống kiến thức và phương pháp được cung cấp để
các em có thể tự mình viết được một bài văn hoàn chỉnh theo bất cứ yêu
cầu nào.
2.2. Làm văn là một công việc đầy sáng tạo và khó nhọc, không chỉ đòi
hỏi ở người viết sự am hiểu chữ nghĩa, năng lực tư duy, vốn hiểu biết mà
còn thử thách trình độ tạo lập văn bản và cả nhân cách, cá tính của người
cầm bút. Phân tích đề và lập dàn ý là những thao tác, kĩ năng quan trọng
làm nên trình độ tạo lập văn bản của người làm văn.
2.3. Phân tích đề và lập dàn ý là một yêu cầu có tính bắt buộc trong quy
trình làm một bài văn ở trường phổ thông: có ý nghĩa quan trọng, quyết
định phương hướng lựa chọn kiểu văn bản, cùng với việc sử dụng các
thao tác tư duy hoặc các phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản và nội
dung bài văn. Để đánh giá một bài văn hay, căn cứ điều đầu tiên và then
chốt nhất là bài văn có đúng yêu cầu của đề bài đặt ra không? Qua việc
phân tích đề và lập dàn ý học sinh có thể kiểm tra xem định hướng viết
bài của mình đã phù hợp chưa, trả lời được các câu hỏi mà Bác hồ đã thu
gọn lại: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?
6


Như vậy, phân tích đề và lập dàn ý là một thao tác tư duy rất quan trọng
nhằm định hướng cho hành động. Chính vì vậy mà Gớt-tơ nhà văn nổi
tiếng của Đức đã quả quyết “Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục”. Còn Đôxtôi-ep-xki nhà văn Nga thế kỉ XIX lại ao ước “Nếu tìm được một bản bố
cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên mỡ”. Trong phạm vi nhà
trường phổ thông kĩ năng này rất cần cho học sinh để làm bất kì bài văn
nào. Bởi khi thành thục các kĩ năng này học sinh sẽ viết được bài văn rõ

ràng, mạch lạc, đầy đủ ý, đúng yêu cầu của từng kiểu văn bản.
2.

Thực trạng của vấn đề
2.1.

Kết quả khảo sát thực tế việc phân tích đề, lập dàn ý cho
bài văn nghị luận của học sinh khối 11 tại trung tâm giáo
dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên huyện Ninh
Giang (năm học 2017-2018)

2.1.1. Tiến hành khảo sát
Khi thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tìm hiểu đề và lập
dàn ý cho bài văn nghị luận có liên quan mật thiết tới hiệu quả tăng,
giảm chất lượng bộ môn Văn. Tôi đã tiến hành các cuộc điều tra bằng
phiếu khảo sát với 112 học sinh của 4 lớp 11 trong trung tâm là 11A, 11B,
11C, 11D với mẫu phiếu sau:
Câu 1: Em có thói quen phân tích đề văn trước khi viết bài không?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Không
Câu 2: Em có thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn không?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Không

7


Câu 3: Hãy phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau: Ngạn ngữ có

câu: “Gieo thói quen, gặt tính cách”. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề
trên.
Câu 4: Yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà, buổi sau nộp: Hãy viết
bài văn với đề bài đã cho ở Câu 3.
2.1.2. Kết quả khảo sát
- Với câu hỏi số 1: Khảo sát thói quen phân tích đề với câu hỏi: Em có
thói quen phân tích đề văn trước khi viết bài không?, cho kết quả như
sau:
Tổng số học sinh

Trả lời
Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

112

22

28

62

100%

19,6

25,0


55,4

Bảng 1: Kết quả khảo sát thói quen phân tích đề của học sinh trước khi
áp dụng các biện pháp.
- Với câu hỏi số 2: Khảo sát thói quen lập dàn ý với câu hỏi: Em có thói
quen lập dàn ý trước khi viết bài văn không?, cho kết quả như sau:
Tổng số học sinh

Trả lời
Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

112

11

23

78

100%

9,8

20,5


69,7

Bảng 2: Kết quả khảo sát thói quen lập dàn ý của học sinh trước khi áp
dụng các biện pháp.
- Với câu hỏi số 3: Khảo sát kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý với câu hỏi:
Hãy phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau: Ngạn ngữ có câu: “Gieo
thói quen, gặt tính cách”. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.

8


Tổng số học sinh

Kết quả
Phân tích đề
Đạt yêu cầu

Lập dàn ý

Không đạt

Đạt yêu

Không đạt

yêu cầu

cầu

yêu cầu


112

31

81

26

86

100%

27,7

72,3

23,2

76,8

Bảng 3: Kết quả khảo sát kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý của học sinh
trước khi áp dụng các biện pháp.
Bảng 4: Thống kê kết quả bài viết văn của HS với đề bài đã cho ở câu
hỏi số 3.
Tổng số HS

Giỏi

Khá


Trung

Yếu

Kém

bình
112

6

14

46

25

21

100%

5,4

12,5

41,1

22,3


18,7

Bảng 4: Kết quả bài viết của học sinh trước khi áp dụng các biện pháp.
2.2.

Phân tích kết quả khảo sát

Dựa vào bảng kết quả khảo sát thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước
khi viết bài văn nghị luận (Bảng 1 và 2) cho thấy phần đa học sinh không
có thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi viết bài (chiếm 55,4 %
và 69,7%). Khi hỏi những học sinh không bao giờ phân tích đề, lập dàn ý
trước khi viết bài thì hầu hết các em đều xem nhẹ khâu này, một số em
cho biết: “Khi đi thi thầy cô chỉ chấm điểm bài viết chứ không ai yêu cầu
phải nộp phần phân tích đề và lập dàn ý nên em không làm”; “Em không
quen lập dàn ý, nó còn khó hơn viết văn, nên em cứ vừa viết vừa nghĩ ý”;
… một số HS không thường xuyên phân tích đề và lập dàn ý cho rằng:
“Việc phải đặt bút phân tích và lập dàn ý một đề văn sẽ rất phí thời gian
làm bài nên thường những bài viết được giao về nhà em mới thực hiện
khâu này, còn viết trên lớp em thấy không cần thiết vì mất thời gian”…
9


Khi khảo sát kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý với một đề văn cụ thể, tôi
thấy các em đã cố gắng phân tích đề và lập dàn ý nhưng số học sinh đạt
yêu cầu còn rất thấp. Tệ hại hơn, phần đa các em không biết lập dàn ý (có
ghi bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng lại viết thành các
đoạn văn; hoặc nêu ra một vài ý nhưng không biết sắp xếp các ý cho
logic...). Dẫn đến việc mất thời gian lại không hiệu quả.
Quan sát quá trình viết một đề văn cụ thể của các em, tôi thấy hầu hết
học sinh chỉ đọc đề một vài lần và viết bài luôn, không tìm ý trước mà

vừa viết vừa suy nghĩ để tìm ý. Một số em chưa biết cách phân tích đề
làm cơ sở cho việc tìm ý nên khi bắt tay tay vào viết rất lúng túng, viết
không đúng yêu cầu của đề bài và lạc đề dẫn đến chất lượng bài viết
không cao, tỉ lệ bài viết Khá, Giỏi rất thấp (Bảng 4). Đặc biệt đối với đề
văn mở như trên các em còn gặp khó khăn trong khâu xác định phương
thức biểu đạt, các thao tác tư duy để làm bài, bị động trong quá trình viết
bài.
2.3.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng

Từ kết quả khảo sát, điều tra và phỏng vấn cho thấy nguyên nhân chủ yếu
dẫn tới thực trạng học sinh không phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết
bài hoặc thực hiện với kết quả không cao là bởi những lý do sau:
- Ngay từ các lớp dưới các em không có thói quen phân tích đề, lập dàn ý
trước khi viết bài.
- Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn còn yếu kém.
- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc phân tích đề, lập dàn
ý trước khi viết bài nên còn xem nhẹ, hời hợt.
- Tinh thần tự giác, tích cực tìm tòi suy nghĩ trước một đề văn của các em
còn hạn chế.
- Thời gian dành cho việc rèn luyện kỹ năng này còn hạn chế.
3. Các biện pháp thực hiện
10


3.1.

Hướng dẫn học sinh nhận thức về tầm quan trọng của việc


phân tích đề và lập dàn ý trong bài văn nghị luận.
Giáo viên trực tiếp tiến hành cuộc phỏng vấn một số em học sinh đạt
điểm Khá, Giỏi môn văn trong nhiều năm liền ở các khối lớp về bí quyết
giúp các em làm ra những bài văn hay. Kết quả cho thấy 100% các em
giỏi Văn đều coi trọng việc lập dàn ý.
Em Vũ Thị Vân Anh (lớp 12A, từng đạt giải Nhì trong kỳ thi học sinh
Giỏi môn Ngữ văn cấp Tỉnh năm học 2017-2018) chia sẻ bí quyết giúp
em học tốt môn Văn: “Mặc dù yêu môn Văn nhưng em không dành toàn
bộ thời gian của mình vào môn Văn. Em phân chia từng môn học ra rõ
ràng, học đều các môn nhưng để làm ra một bài văn hay thì em có một
phương pháp riêng. Trước khi viết thành bài văn em rất chú trọng việc
phân tích đề và lập dàn ý, chỉ cần bỏ ra khoảng 5 đến 10 phút cho khâu
phân tích đề và lập dàn ý là em có thể tự tin rằng bài văn của em sẽ rõ
ràng, và các ý sẽ phát triển một cách logic. Quan trọng hơn hết là khi lập
dàn ý em sẽ không bị bỏ sót những ý chính. Đó là điều giúp em thành
công trong môn Văn.”
Em Nguyễn Thị Thủy (lớp 11C, học sinh Giỏi toàn diện 2 năm liền):
“Tuy em theo ban tự nhiên nhưng đối với em, môn Văn cũng rất quan
trọng, dù đó không phải là môn em thi Đại học nhưng lại là môn có trong
thi Tốt nghiệp nên em cũng phải học đàng hoàng. Em không học thuộc
lòng như các bạn trong lớp mà em ghi những ý chính. Từ đó lập nên một
dàn ý, chỉ cần có những ý chính đó em sẽ không sợ bị lạc đề và trên
những ý đó em sẽ phát triển thành một bài văn hoàn chỉnh.”
Thực tế trên đã cho thấy một minh chứng về tầm quan trọng của
việc phân tích đề và lập dàn ý một bài văn nghị luận. Nó được xem là một
yêu cầu bắt buộc trước khi các em đặt bút viết bài nhằm giúp bài viết
tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, nội dung lan man, thiếu ý, thừa ý…
đồng thời giúp các em học tốt môn Ngữ văn.
3.2.


Cách thức phân tích đề làm văn cho bài văn nghị luận.
11


Thực chất của việc phân tích đề là giúp học sinh định hướng được nội
dung bài viết, các phương pháp, thao tác lập luận và phạm vi tư liệu sử
dụng trong bài viết trước khi các em tiến hành xây dựng luận điểm. Để
phân tích được một đề văn nghị luận, trước hết yêu cầu học sinh đọc thật
kĩ đề bài và gạch chân những từ hoặc cụm từ then chốt (các từ khóa).
Tiếp đó cần giải mã các từ khóa và trả lời các câu hỏi sau:
a. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? (Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.)
Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích hình ảnh hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa
trẻ của Thạch Lam.
( Đề 4 – trang 123; Làm văn 11; NXB Giáo dục năm 2000).
- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của
bài đó mà xác định luận đề. Hoặc liên hệ đến những vấn đề xã hội mang
tính thời sự hoặc những đạo lý làm người để xác định luận đề.
Ví dụ:
Đề bài: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài “Tự tình” (Bài II).
( Đề 2 – trang 23; Ngữ văn 11 tập 1; NXB Giáo dục năm 2015).
b. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào?
Dưới đây là dạng đề thường gặp:
* Đối với nghị luận xã hội, cần chú ý 3 kiểu bài:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
* Đối với nghị luận văn học, cần chú ý các kiểu bài:

- Phân tích/ cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ, một khía cạnh nội dung,
nghệ thuật của bài thơ.
- Phân tích/ cảm nhận về đoạn trích văn xuôi
- Nghị luận về tình huống truyện
- Phân tích/ cảm nhận nhân vật, chi tiết trong tác phẩm…
- So sánh, đối chiếu: hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ,
hai hay nhiều bài thơ…
- Bình luận một ý kiến bàn về văn học.
- Nghị luận hai ý kiến bàn về văn học.
c. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
d. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
12


Ví dụ minh họa 1: Phân tích đề cho đề bài:
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước,
Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
( Đề 2 – trang 53; Ngữ văn 11 tập 1; NXB Giáo dục năm 2015).
- Gạch chân các cụm từ: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua
các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương
vợ của Trần Tế Xương.
- Vấn đề đặt ra trong đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa
(Đề bài này thuộc dạng đề nổi vì các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới
luận đề trong đề bài).
- Kiểu bài: Phân tích một hình tượng trong văn học. (Dựa vào các từ ngữ
đã gạch chân).
- Các thao tác: Phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…
Thao tác chính: Phân tích.
- Dẫn chứng: Trong văn học, qua các bài: Bánh trôi nước, Tự tình (bài II)
của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.

Ví dụ minh họa 2: Phân tích đề cho đề bài:
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau :
Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở
ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng
vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt
được gì cả.
Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho
to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và
bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng
rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Những chẳng có chuyện gì
xảy ra cả.
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò
trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được.
Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con
bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể
nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.
(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Trang 123)
- Vấn đề đặt ra trong đề bài:
Từ câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+ Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con
người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn
thiện mình. (ý chính)
+ Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những
hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).
13


- Các thao tác lập luận: Giải thích, bình luận, chứng minh...
Thao tác chính: Bình luận
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.

- Dẫn chứng: Thực tế xã hội (chủ yếu) và trong câu chuyện.
3.3.

Cách thức tìm ý cho bài làm văn nghị luận.

Tìm ý là bước nối tiếp sau khi học sinh đã phân tích đề bài. Trong
bước này, học sinh phải tìm ra các ý chính - tìm ra hệ thống luận điểm
chính, khung sườn cho bài văn. Vậy làm thế nào để tìm được ý? Sau khi
học sinh xác định được kiểu dạng bài nghị luận thì các em bám vào từ
khóa để lập ý.
3.3.1. Đối với kiểu bài nghị luận xã hội:
- Kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: Giải thích (nếu
cần), thực trạng; nguyên nhân; hậu quả; biện pháp.
- Kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí: giải thích; phân tích; bác bỏ;
đánh giá.
Để thực hiện bước tìm ý học sinh bắt buộc tự đặt câu hỏi và lập ý cho
bài văn.
Ví dụ minh họa:
Cho đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để
góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Tai nạn giao thông là gì?
- Thực trạng tai nạn giao thông? Diễn ra ở đâu ? Nhờ đâu mà em biết
được điều đó? Dẫn chứng bằng số liệu cụ thể về số vụ việc, người và vụ
mà em biết.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (khách quan và chủ quan)
- Hậu quả xấu gây ra là gi? (ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội
như thế nào?)
- Biện pháp khắc phục (với cá nhân, với cộng đồng xã hội, đề nghị với cơ
quan chức năng…)
14



3.3.2. Đối với kiểu bài nghị luận văn học:
- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm đang bàn đến.
- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu
nội dung. Đó là những nội dung nào? Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện
thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người
đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã
sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng
nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?
Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã
sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý,
nhưng khi phân tích thì không nên tách rời giá trị nội dung và nghệ
thuật.)
3.4. Cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
Lập dàn ý là hình thành ý và sắp xếp các ý để làm nổi bật vấn đề
mà mình muốn làm sáng tỏ. Đây là bước quan trọng vì không thể viết bài
mà không lập dàn ý. Học sinh có thể phác khảo các ý trong đầu hoặc viết
ra giấy nháp. Thực chất mục đích của lập dàn ý ra giấy là buộc người viết
phải động não suy nghĩ trước khi viết. Lập dàn ý sẽ giúp:
- Người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm,
luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,…
-Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót
hoặc triển khai ý không cân xứng.
-Có dàn ý, người viết cũng đồng thời sẽ biết phân phối thời gian hợp lí
khi làm bài, tránh sự mất cân đối trong bài viết.

Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài, từ
đó tiến hành các bước: tìm hệ thống luận điểm, luận cứ; sắp xếp, triển
khai hệ thống ý đó theo một trật tự hợp lí, có trọng tâm.
Dàn ý của một bài văn nghị luận cũng được triển khai thành ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
+ Thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ.
15


+ Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mở rộng vấn đề.
Tuy nhiên các phần nhiều khi rất linh hoạt sau đây giáo viên cung cấp dàn
ý chỉ mang tính chất gợi ý tham khảo, học sinh có thể thay đổi thêm bớt,
đảo vị trí sao cho phù hợp với yêu cầu nghị luận.
3.5.

Rèn kỹ năng phăn tích đề, lập dàn ý đối với từng dạng bài văn

nghị luận.
3.5.1. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội.
3.5.1.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a. Phân tích đề:
- Vấn đề nghị luận: Thường là các nội dung bàn về lĩnh vực, tư tưởng,
đạo lý, lối sống có ý nghĩa quan trọng đối với con nguời, cuộc sống. Hiểu
rộng hơn là bàn về: Những truyền thống tốt đẹp trong lối sống của con
người Việt Nam; tư tưởng của con người; mối quan hệ giữa con nguời
trong xã hội…
- Các thao tác thường sử dụng: Giải thích, phân tích, chứng minh, so
sánh, bác bỏ, bình luận.
- Dẫn chứng: Chủ yếu từ thực tế xã hội.
b. Lập dàn ý:

* Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu khái quát nhận định, đánh giá có nêu ra ở đề bài.
Sau đó định hướng vấn đề nghị luận.
Lưu ý: Học sinh phải trích dẫn nhận định và nêu luận đề của đề bài trong
phần mở bài này.
* Thân bài:
+ Giải thích làm rõ nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí được dẫn trong đề.
+ Các biểu hiện của vấn đề trong thực tế đời sống.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc
sống hiện tại.
+ Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đối với đời sống xã hội: Mặt tích cực,
tiêu cực, đúng hay chưa đúng của tư tưởng đạo lí, khẳng định mặt đúng,
tích cực, bác bỏ những biểu hiện sai lệch.
+ Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề: Đưa ra phản đề làm đối sánh
nhằm khẳng định luận đề, mở rộng nâng cao vấn đề lên mức độ khái quát
thành quan niệm sống, triết lí sống.
16


* Kết bài:
Kết luận, tổng kết, nêu bài học sâu sắc cho bản thân về nhận thức, về
hành động.
Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh
giá và đưa ra ý kiến riêng của mình. Có thể chọn dẫn chứng từ 3 nguồn:
thực tế, sách vở và giả thiết. Tuy nhiên không nên chọn nhiều dẫn chứng
văn học, vì sẽ dễ sa vào nghị luận văn học.
c. Ví dụ minh họa:
- Đề bài: “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”
(Theo: Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)
Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên.

- Phân tích đề
+Vấn đề nghị luận: tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp
hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.
+ Thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
+ Dẫn chứng: đời sống xã hội.
- Lập dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu câu nói: “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và
tha thứ”.
Thân bài:
- Giải thích câu nói:
+ Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình
+ Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời
+ Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
+ Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác

17


=> Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu
biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.
- Phân tích, chứng minh: (biểu hiện, đánh giá, ý nghĩa, tác dụng của vấn
đề.)
+ Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó
khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến
một khát vọng sống tốt đẹp (dẫn chứng, phân tích).
+ Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để
sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (dẫn chứng, phân tích).
+ Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để
sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (dẫn chứng,

phân tích).
+ Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và
nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (dẫn chứng,
phân tích).
- Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề):
+ Câu nói đúng. Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn
thiện nhân cách của mỗi người.
+ Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của
bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện
đại.
+ Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý
nghĩa với mình và mọi người.
=> Ý nghĩa của câu nói: Câu nói có tác dụng gợi mở, nhắc nhở mọi người
phải luôn chú ý hoàn thiện bản thân
Kết bài:
Liên hệ thực tế bản thân về ý thức tu dưỡng, hành động: Phải biết nuôi
dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình để tâm hồn trở nên trong sáng, giàu đẹp
hơn bằng sự lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người….
3.5.1.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
a. Phân tích đề:
18


- Vấn đề nghị luận: Thường là các nội dung bàn về hiện tượng có ý
nghĩa đối với xã hội đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ; bàn về
những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong đời sống hiện tại: vấn đề có tính
thời sự, vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.
- Các thao tác thường sử dụng: Giải thích, phân tích, chứng minh, bác
bỏ, bình luận.
- Dẫn chứng: Chủ yếu từ thực tế xã hội.

b. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
* Thân bài:
+ Giải thích sơ lược sự việc hiện tượng (nếu cần) tuy nhiên đây là ý
không bắt buộc, không phải đề văn nào cũng cần giải thích.
+ Thực trạng của vấn đề nghị luận. (tức là: biểu hiện sự việc, hiện tượng
trong thực tế diễn ra như thế nào?)
+ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là gì? (trong đó cần đưa ra những
nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.)
+ Hậu quả của vấn đề nghị luận (hậu quả xấu hoặc kết quả tốt.)
+ Biện pháp khắc phục hậu quả (đưa ra từng biện pháp: với cá nhân, gia
đình, xã hội....)
* Kết bài: Nêu suy nghĩ bài học và lời khuyên rút ra đối với mọi người.
Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận
định, đưa ra ý kiến và sự cảm nhận riêng của người viết.
c. Ví dụ minh họa:
Lập dàn ý cho đề bài: Anh (chị), hãy trình bày quan điểm của mình trước
cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục”.
- Phân tích đề:
+Vấn đề nghị luận: Quan điểm của bản thân trước cuộc vận động “Nói
không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

19


+ Thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
+ Dẫn chứng: Đời sống xã hội.
- Lập dàn ý:
Mở bài:

- Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…
Thân bài.
- Giải thích: tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là gì?
-Thực trạng (biểu hiện) của hiện tượng:
+ Tiêu cực trong thi cử:
Xin điểm, chạy điểm.
Mua bằng cấp.
Thi hộ, thi thuê….
Chạy chức chạy quyền…
+ Bệnh thành tích trong giáo dục:
Báo cáo không đúng thực tế.
Bao che khuyết điểm để lấy thành tích.
Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng.
Học sinh: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm…
Số giáo sư - tiến sĩ, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến
sáng tạo
- Nguyên nhân:
+ Chủ quan: Học sinh thiếu tự giác trong học tập, ỉ lại, ngại phấn đấu…
+ Khách quan:
Do gia đình: Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao.
Do nhà trừơng: Muốn HS có thành tích cao để báo cáo.
Do xã hội: Hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân
tài(Đặc biệt là những cơ quan nhà nước); nhận thức của nhiều ngời còn
hạn chế …
- Hậu quả:
+ Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiều nhưng vẫn
đạt kết quả cao.
+ Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài:
Các thế hệ học sinh được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với
công việc hiện đại, đất nước ít nhân tài.

Tạo thói quen cho HS ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo.
Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
- Biện pháp:
+ Phải giáo dục nhận thức cho học sinh, và toàn xã hội để họ hiểu rằng
chỉ có kiến thức thực sự họ mới có chỗ đứng trong xã hội hiện đại
20


+ Xã hội phải thực sự coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài và
lấy đó là tiêu chuẩn chính để sử dụng họ.
+ Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử
lý nghiêm nhữnh sai phạm. Cách ra đề thi coi chấm thi phải đổi mới để
sao cho HS không thể hoặc không dám tiêu cực
Kết bài.
+ Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.
+ Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.
* Lưu ý 1: Khi làm kiểu bài này các ý có thể linh hoạt đổi vị trí cho nhau
hoặc có thể gộp ý cho dễ diễn đạt (chẳng hạn có thể gộp nguyên nhân và
hậu quả luôn hoặc sau khi nêu thực trạng thì nêu luôn hậu quả của nó có
ảnh hưởng tích cực, tiêu cực trong đời sống) chú ý liên hệ tình hình thực
tế xã hội, địa phương nơi em sinh sống để tăng tính thuyết phục.
* Lưu ý 2: Việc tách bạch nghị luận về tư tưởng đạo lí với nghị luận về
một hiện tượng đời sống thực ra chỉ mang tính tương đối. Với xu hướng
ra đề như hiện nay, thường có sự kết hợp giữa hai kiểu bài này. Giáo viên
cần hướng dẫn cho học sinh cách làm cụ thể để tránh xa đề, lạc đề. Trước
hết cần giới thiệu vấn đề cần bàn luận. Sau đó bàn về các mặt đúng – sai,
lợi – hại, tích cực – tiêu cực của vấn đề. Cuối cùng rút ra bài học nhận
thức và hành động của bản thân.
3.5.1.3. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học

a. Phân tích đề:
- Vấn đề nghị luận: Đây là kiểu bài nghị luận xã hội, tác phẩm văn học
chỉ là cái cớ khởi đầu, được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, ý
nghĩa xã hội khái quát trong tác phẩm. Mục đích chính của kiểu bài này là
yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội, tư tưởng,
nhân sinh, hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học. Đó là vấn
đề xã hội mang tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc, phù hợp với tâm lí học
sinh trung học.
- Các thao tác thường sử dụng: Giải thích, phân tích, chứng minh, so
sánh, bác bỏ, bình luận.
21


- Dẫn chứng: Chủ yếu từ thực tế xã hội, bên cạnh đó có thể sử dụng
trong tác phẩm văn học đặt ra ở đề bài.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu tác phẩm có chứa vấn đề xã hội cần nghị luận
* Thân bài:
- Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:
Phân tích ngắn gọn văn bản văn học, khái quát chủ đề tác phẩm từ đó rút
ra
vấn đề xã hội cần nghị luận.
- Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (tùy thuộc và
vấn đề nghị luận)
- Với vấn đề là một tư tưởng, đạo lí, quan niệm nhân sinh... cần vận dụng
mô hình:
+ Giải thích khái niệm
+ Phân tích, lí giải

+ Bình luận đánh giá.
- Với vấn đề là một hiện tượng đời sống, cần vận dụng mô hình:
+ Giới thiệu thực trạng
+ Phân tích và bình luận nguyên nhân
+ Kết quả (hậu quả)
+ Đề xuất ý kiến (giải pháp)
* Rút ra bài học cho bản thân
- Về nhận thức: hiểu và nhận thức đúng về vấn đề xã hội đó.
- Về hành động: Hành động, thái độ ứng xử của bản thân với vấn đề xã
hội:
cần làm gì? lầm như thế nào?
* Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm..
* Ví dụ minh họa:
Đề bài: Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình.
- Phân tích đề:
+ Vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của bản thân về nạn bạo hành gia đình qua
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Các thao tác: Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận...

22


- Dẫn chứng: Chủ yếu từ thực tế xã hội, ngoài ra lấy từ tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa.
- Lập dàn ý:
Mở bài:
- Khái quát thực trạng nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay.
- Dẫn dắt vào tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Thân bài:
* Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội:
- Sau khi chụp được bức ảnh “đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” phóng viên
Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách dã
man, độc ác. Từ hành động vũ phu đó của người đàn ông hàng chài,
Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta suy nghĩ nhiều về hiện tượng bạo
hành gia đình.
- Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa:
+ Người đàn bà sau một đêm kéo lưới mệt mỏi, quần áo ướt sũng, hai
con mắt như đang buồn ngủ thì lại bị người chồng lôi lên bờ đánh tới tấp,
lăng nhục đau khổ
+ Trước hành động vũ phu của chồng người đàn bà vẫn cam chịu, không
van xin, luôn sống trong cảnh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng” từ người chồng thô bạo, vũ phu.
+ Nhìn thấy mẹ bị đánh, thằng Phác - đứa con trai đã lao thẳng vào đánh
bố.
Hành động thô bạo của hai cha con, người mẹ vô cùng thất vọng. Đó
chính là hành động bạo lực.
* Thực hiện các thao tác nghị luận:
- Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện tượng
hành động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế,
đàn áp về cả tinh thần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những
thành viên trong gia đình.
- Thực trạng:
+ Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: Là vấn đề xã hội bức
thiết của một quốc gia nhất là ở những nước kém phát triển và đang phát
triển tình trạng này diễn ra thường xuyên.
++ Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn
nông thôn, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở

nông thôn và miền núi (dẫn chứng cụ thể: số liệu thống kê, vụ việc đau
lòng...)
++ Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau,
cháu, con chửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ không tốt đẹp để nói về
nhau…
+ Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu
quả đáng thương, con mất mẹ, cháu mất ông bà, cha mẹ con cái từ
23


nhau… gây ra biết bao tệ nạn xã hội.
- Nguyên nhân:
+ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan,
bươn chải gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để
giải tỏa tâm hồn.
+ Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc sống
xô bồ của xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ phận
người trong xã hội.
- Giải pháp:
+ Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ
quan đoàn thể, các tổ chức trong xã hội…Đảng và nhà nước cần có biện
pháp tích cực như tuyền truyên vận động mọi người giáo dục mỗi
côngdân về hạnh phúc gia đình.
+ Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình.
+ Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân. * * Rút ra bài học cho bản thân
- Nhận thức: Một gia đình hạnh phúc, một xã hội nhân văn khi giá trị con
người được đặt lên hàng cao nhất.
Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thảo mãn lòng ích kỉ.
Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên vai mình. (Đời thừa - nam

Cao)
- Hành động: Lên án đấu tranh chống bạo hành trong gia đình; Tu dưỡng,
rèn luyện bản thân để biết chung sống, yêu thương, trân trọng con
người....
Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm
3.5.2. Phân tích dề, lập dàn ý bài văn nghị luận văn học
3.5.2.1. Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
a. Phân tích đề:
- Vấn đề nghị luận: Nội dung, nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ, hình
tượng thơ.
- Các thao tác thường sử dụng: phân tích, bình luận, chứng minh, so
sánh, bác bỏ…
- Dẫn chứng: Trong bài thơ, đoạn thơ.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu xuất xứ của bài thơ/đoạn thơ cần nghị luận.
24


- Nêu ý khái quát nhất về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
- Ghi lại hoặc trích dẫn bài thơ/đoạn thơ.
* Thân bài:
- Nêu khái quát nội dung bài thơ/đoạn thơ. (Nếu đoạn thơ thì vẫn giới
thiệu bài thơ).
- Lần lượt cảm nhận, bình luận từng ý thơ
Lưu ý: Tránh diễn xuôi ý thơ, chú ý chọn lọc và bám sát các phương tiện
nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, giọng điệu, các biện pháp tu từ…
Căn cứ vào cảm nhận ở từng câu, từng khổ, có thể liên hệ so sánh với một
số bài thơ khác có cùng đề tài để làm rõ hơn bài thơ/đoạn thơ đang cảm

nhận.
- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
* Kết bài:
- Tóm lược nội dung đã nghị luận.
- Đánh giá những giá trị nổi bật về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật cảu
bài thơ/đoạn thơ.
c. Ví dụ minh họa:
- Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong
tình yêu thể hiện qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
- Phân tích đề:
+ Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
+ Thao tác lập luận chính: Cảm nhận (phân tích, chứng minh, bình
luận); Thao tác lập luận hỗ trợ: Giải thích, so sánh.
+ Dẫn chứng: Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh).
- Laapju dàn ý:
Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu luận đề: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể
hiện qua bài thơ.
Thân bài:
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×