Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Những đặc sắc về kết cấu, về không gian và thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.74 KB, 19 trang )

Những đặc sắc về kết cấu,
về không gian và thời gian nghệ thuật
trong sáng tác của Thạch Lam
A. Đặc sắc về kết cấu:
1. Khái niệm kết cấu
Mỗi tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều thành phần, nhiều yếu tố phức
tạp. Tất cả các bộ phận khác nhau đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức thành hệ
thống, thành trật tự nhất định gọi là kết cấu. Nói một cách chính xác kết cấu là
sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sắp
xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống
khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.
Bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có kết cấu. Kết cấu được coi là
nhân tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm thành
công trên phương diện kết cấu là tác phẩm mà ở đó người ta thấy có sự kết hợp
cân đối, hài hoà giữa các bộ phận trong tác phẩm. Giữa chỗ đậm và chỗ nhạt,
giữa cái toàn thể và cái bộ phận. Nó vừa tập trung thể hiện đầy đủ tư tưởng chủ
đề, thống nhất được tính cách nhân vật vừa tự nhiên, sống động như chính cuộc
đời.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng nếu có thể coi tác phẩm nghệ
thuật là một ngôi nhà thì cách tổ chức sắp xếp các bộ phận, các phòng, các ngăn
trong ngôi nhà chính là kết cấu. Có bao nhiêu ngôi nhà sẽ có bấy nhiêu cách bố
trí, sắp xếp các phần của ngôi nhà. Cũng như trong văn chương, mỗi tác giả sẽ
có cách kết cấu tác phẩm riêng của mình. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong quá trình sáng tạo nghệ thuật: chủ đề tư tưởng tác phẩm, quan niệm của
nhà văn về cuộc sống, sở trường, sở đoản của tác giả khi xây dựng tác phẩm…
Vì thế mới có nhiều kiểu kết cấu khác nhau khi xây dựng tác phẩm. Có kết cấu
theo trình tự thời gian. Tức là tác giả trình bày câu chuyện diễn ra liên tục từ lúc
bắt đầu phát triển cho tới khi kết thúc. Có người lại kết cấu tác phẩm theo kiểu
1



đi thẳng vào giữa truyện. Tác giả bắt đầu kể vào quãng giữa lúc cốt truyện đã ở
đỉnh điểm hay kết cục. Sau đó trở ngược lại từ từ kể từ đầu. Nhiều nhà văn lại
kết cấu theo hai tuyến nhấn vật. Người viết xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập
nhau và câu chuyện phát triển trong cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng ấy. Nhiều
nhà văn lại để cho mạch truyện diễn biến theo sự phát triển của tâm lý nhân vật.
Đó là kiểu kết cấu tâm lí.
Rõ ràng, kết cấu là yếu tố vô cùng quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật.
Tác phẩm có thể không có cốt truyện nhưng không thể không có kết cấu. Bởi kết
cấu góp một phần không nhỏ để tác phẩm thực sự là một chỉnh thể nghệ thuật.
Đối với thể loại truyện ngắn, kết cấu lại càng có vai trò quan trọng. Nói
như nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn là “Chơi” kết cấu. Bởi khác
với tiểu thuyết là thể loại có dung lượng đồ sộ truyện ngắn là những truyện ngắn
gọn. Do đó, nhà văn phải kết cấu tác phẩm làm sao để chi trong mười trang văn
xuôi người ta có thể thấy được ý đồ mà tác giả gửi gắm trong đó: “Truyện ngắn
như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ. Chỉ liếc qua những đường vân trên
khoanh gỗ tròn kia dù trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc” . Có lẽ vì thế
mà việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu kết cấu tạo được sức hấp dẫn cho nhiều nhà
nghiên cứu văn học. Những kết quả nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa quan
trọng để mở cánh cửa nghệ thuật bước vào thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn.
II. Kết cấu truyện ngắn Thạch Lam.
Như đã khẳng định ở trên: Kết cấu chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
trong quá trình sáng tạo nghệ thuật trong đó có yếu tố cực kỳ quan trọng đó là:
Quan niệm của nhà văn về cuộc sống, sở trường, sở đoản của nhà văn khi xây
dựng tác phẩm. Thạch Lam và tác phẩm của ông không nằm ngoài quy luật ấy.
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam và khảo sát truyện ngắn của ông
ta có thể khẳng định rằng những quan niệm nghệ thuật, quan niệm về cuộc sống
chi phối sâu sắc tới kết cấu tác phẩm của nhà văn .Có nhà văn đã nói “Nghệ
thuật và văn chương, muốn tiến hoá mãi mãi, lúc nào cũng tươi thắm và mạnh
mẽ, không sợ khô héo hay cằn cỗi bao giờ cũng phải đi theo, bao quát và cốt
vượt lên trên cái sống tiềm tàng và ngấm ngầm trong tâm hồn người cũng như

2


trong vũ trụ”. Sáng tác của Thạch Lam luôn cố gắng thâu tóm, phát hiện những
diễn biến tinh vi trong đời sống bên trong, đời sống tâm hồn nhân vật, trằm mình
vào miền sâu khuất, u uẩn của tâm hồn, sử dụng mạch phát triển ngầm của tâm
lý và đã ghi lại những khoảnh khắc, những rung động nhạy cảm nhất của cuộc
đời con người: Đặc điểm này đã cho ra một hệ quả tất yếu: kết cấu truyện
Thạch Lam là kết cấu tâm lý.
Điều này được thể hiện trước hết qua việc xây dựng tình huống truyện.
Tình huống trong truyện ngắn Thạch Lam không phải là những tình huống kịch
tức là những tình huống có các xung đột gay gắt. Tình huống trong truyện ngắn
Thạch Lam là tình huống tâm trạng. Gọi theo nhà văn Nguyễn Kiên thì đó là
những tình huống tâm lý.
Nghệ thuật của kết cấu là nghệ thuật tạo tình huống. Có thể nói, tất cả các
nhà văn đặc biệt là những người viết truyện ngắn đều ít nhiều thấy được tầm
quan trọng của tình huống. Nguyễn Minh Châu, một cây truyện xuất sắc của văn
học hiện đại Việt Nam từng khẳng định “Với truyện ngắn và với một tác giả có
kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được cái tình thế xẩy ra
truyện thế là coi như xong một nửa”.
Tình thế truyện không cần đến mâu thuẫn gay gắt như kịch nhưng nó là
cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật
như dựa vào nhau để thể hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả. Nhà văn Nguyên
Ngọc cũng cho rằng: “Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt
trúng những tình huống cho phép phơi bầy cái chủ yếu nhưng lại bị che lấp
trong muôn mặt đời sống hàng ngày. Nhìn chung mỗi truyện ngắn bao giờ cũng
xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy”.
Rõ ràng tình huống chính là tình thế mà ở đó buộc nhân vật phải bộc lộ
tính cách, bộc lộ tâm trạng. Truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng, cảm động. Ông ít
sử dụng những cốt truyện giàu hành động và kịch tính mà thường đi sâu vào

miêu tả khắc hoạ lại những tình cảm sâu xa nẩy nở trong tâm hồn con người.
Đôi khi đó chỉ là những “khúc rẽ tâm lý”, một khoảnh khắc tâm trạng hay một
suy nghĩ hết sức bình thường của nhân vật. Do đó tình huống truyện của Thạch
3


Lam không phải là những tình thế để nhân vật bộc lộ tính cách qua xung đột gay
gắt, qua hành động quyết liệt mà là những tình huống để nhân vật tự biểu hiện
mình qua tâm trạng, qua cảm xúc. Đó là những tình huống có sắc thái trữ tình
cao, tình huống tâm trạng. Tình huống truyện kiểu này thường xuất hiện ở
những tác phẩm sâu sắc về tâm lý. Truyện ngắn Thạch Lam dễ đọc, dễ nhớ
nhưng không dễ quên, có lẽ một phần nhờ vào xây dựng tình huống truyện độc
đáo của nhà văn.
Tình huống truyện của Thạch Lam không phải là tình
huống bắt đầu từ xung đột căng thẳng cũng như không nhằm
mở ra cái thế thúc đẩy hành động thông thường của nhân vật
mà nhằm thúc đẩy một thứ hành động khác, hành động tâm lý.
Những tình huống làm dấy lên trong lòng các nhân vật những
cảm xúc, cảm tưởng, cảm nghĩ vừa đáng yêu, vừa thú vị. Điều
này có thể thấy rõ qua hàng loạt truyện ngắn của Thạch Lam.
Tên tác giả Tình huống truyện
Cảm xúc nhân vật xuất hiện trong tình huống
Khi Tân trở lại phòng - Tân lại gần, cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng
chàng thấy vợ đang

một mối cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa bé

ngồi cho con bú. Đứa thơ ngây nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái

Đứa con

đầu lòng

bé chải rửa sạch sẽ

thiêng liêng sâu xa của sự sống và nhận thấy chính

trông hồng hào như

những cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày nó phá hoại cuộc

đánh phấn. Cái bàn

đời.

tay mập mạp xinh

… Và Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh

xắn của nó nắm chặt bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa
tay mẹ như để cầu sự từng thấy.
âu yếm và che chở.
Thỉnh thoảng nó ậm
ừ trong miệng có vẻ

Gió lạnh

rất bằng lòng
Hiên là đứa con gái

Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã


đầu mùa

bên hàng xóm, bạn

nhớ thương em Duyên ngày trước vẫn chơi với Hiên

chơi với Lan và

đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua

Duyên, Sơn thấy chị

trongt rí, Sơn lại gần chị thì thầm:

gọi nó không lại,

4


bước đến gần, trông

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ chị ạ.

thấy con bé co ro

… Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở về

đứng bên cột quán


nhà lấy áo. Sơn đứng yên lặng, tự nhiên trong lòng thấy

chỉ mặc cái manh áo

ấm áp, vui vui.

rách tả tơi, hở cả
lưng và tay.
Bỗng nhiên Thành

Thanh gieo mình xuống ghế, tay mân mê cuốn sách giở

đứng lại và mắt

đi giở lại các trang: Hình như còn một chút đầm ấm gì

chàng mở to ra. Trên của người thiếu nữ ấy. Nhưng đột nhiên như có mùi
Cuốn sách
bị bỏ quên

ghế chỗ thiếu nữ

kim xuyên thẳng vào tim chàng: Ngộ không phải là

ngồi, cuốn “Người

thiếu nữ bỏ quên chăng? Biết đâu nàng bỏ lại vì cuốn

bạn” của nàng vừa


truyện tồi nàng không vừa ý… Rồi thẫn thờ, chàng để

mở nằm yên, Thành

sách xuống lòng áp trán vào cửa kính nhìn ra ngoài.

cầm vội lấy, cúi nhìn
ra ngoài.
Hai chị em chờ

Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm Hà Nội sáng

không lâu tiếng còi

rực vui vẻ và huyền náo. Đoàn tầu như đã đem một

rít lên và tầu rầm rộ

chút thế giới khác hẳn với Liên, khác hẳn với các vầng

tới. Liên dắt em đứng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa bác Siêu. Đêm tối

Hai đứa trẻ

dậy để nhìn đoàn xe

vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia

vụt qua, các toa đèn


đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

sáng trưng, chiếu ánh
cả xuống đường.
Liên chỉ thoáng nhìn
thấy những toa hàng
trên sang trọng lố
nhố những người,
đồng và kền lấp lánh

Đứa con

và các cửa kính sáng.
Bà Cả xốc đứa bé
- Ghì chặt đứa bé vào cái sườn cằn cỗi của bà khiến cho
trên tay bảo ông Cả

tấm áo lụa căng thẳng trên ngực lép và đôi vú héo heo.

“Này, thằng bé nặng

- Mắt bà sáng lên một tia sáng thèm muốn và ao ước.

quá”. Bà quay mặt

- Mắt bà đờ ra như đang đuổi một ước vọng xa xôi, bà

nhìn đứa bé và “tặc

đang nghĩ rằng không bao giờ bà được biết những nỗi


âu” với nó mấy tiếng. lo sợ ấy bởi không bao giờ bà được bồng đứa con trên

5


tay, được nâng niu ấp ủ một cái mầm sống trong lòng.
- Người bà rung động, một tiếng thở dài khẽ thoát ra
môi rồi đôi mắt ráo của bà bỗng mờ đi như ướt lệ. Bà
lặng nhìn đứa bé đang rúc bú đôi vú căng sữa trong
yếm mẹ.

Trên đây chỉ là vài ví dụ đã được chắt lọc qua những truyện ngắn của
Thạch Lam. Nhưng chừng ấy thôi cũng đủ để ta thấy đặc điểm cơ bản của tình
huống truyện Thạch Lam - tình huống tâm trạng. Nếu Nguyễn Công Hoan
thường xây dựng trong tác phẩm của mình những tình huống có tính trào phúng
để lật tẩy mặt trái của cuộc đời thì Thạch Lam lại xây dựng cho mình những tình
huống đậm sắc thái trữ tình. Những tình huống kiểu này nhiều khi rất khó nhận
biết. Nó treo lơ lửng ở đâu đó trong truyện, nó giấu mình trong truyện vặt vãnh
nhưng lại có tác động mạnh trong việc diễn tả diễn biến tình cảm, cảm xúc, tâm
trạng nhân vật.
Có lúc nhà văn đặt nhân vật trong tình huống bất hạnh, khổ đau ngang trái
(Nhà mẹ Lê, một đời người, tối 30, cô hàng xóm, Hai lần chết…), có lúc lại để
nhân vật đối mặt với những tình huống có sức thử thách nhân cách (Sợi tóc,
tiếng chim kêu, Một cơn giận cái chân quê…). Cũng có khi đó lại là những
tình huống trở về - gặp lại (Dưới bóng hoàng lan, Trở về, Những ngày mới…).
Nhưng dù là tình huống nào thì mục đích tối thượng của Thạch Lam cũng là nói
cho được, viết cho được trạng thái tình cảm, tâm trạng, nội tâm nhân vật. Nó
làm cho nhân vật tự nhìn lại mình, tự ý thức được chính mình. Ngòi bút của
Thạch Lam là ngòi bút hiện thực tâm lý thấm đượm chất trữ tình. Ngòi bút ấy đã

sáng tạo nên những tình huống tâm lý độc đáo, đậm phong cách Thạch Lam.
Nhưng cũng chính từ tình huống này đã sản sinh ra một kiểu nhân vật đặc thù
trong truyện của ông. Nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam không phải là
con người tính cách mà là con người tâm hồn.
Truyện của Thạch Lam không có sự chồng chéo của các lớp nhân vật, các
lớp hành động sự kiện. Truyện Thạch Lam bắt đầu từ một tâm trạng, một khoảnh
6


khắc loé sáng của tâm lí và cũng phát triển xoay quanh diễn biến tâm trạng, tâm
lý ấy. Sức sống truyện Thạch Lam dựa vào quá trình vận động bên trong của
nhân vật. Những phản ứng tâm lí, những diễn biến tâm trạng, những cung bậc
tình cảm là cơ sở và chỗ dựa cho tổ chức tác phẩm. Điều này đã trở thành một
đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam. Những tác phẩm của Thạch Lam đã diễn tả
tinh tế, chính xác, thấu đáo cái tâm lí uyển chuyển của con người nhiều hơn là
miêu tả nhân vật.
Kết cấu truyện Tối 30 xoay quanh trục tâm trạng của hai cô gái “bán hoa”
Huệ và Liên. ở đó nhà văn đã diễn tả một cách xuất sắc biến thái tâm lý của hai
nhân vật này. Truyện phát triển theo sự thay đổi của tâm lí nhân vật.
Buồn, chán  cô đơn,  ý thức nỗi bất hạnh của bản thân
Câu truyện vỡ ra và kết thúc trong tiếng khóc nức nở đau đớn của bi kịch
đã lên tới đỉnh điểm và tiếng pháo giao thừa nổ vang trong đêm tối - Phút giao
thừa lặng lẽ của hai kiếp người bất hạnh.
Có những truyện giầu kịch tính hơn thì kết cấu truyện có thể xoay quanh
một xung đột nội tâm (Một cơn giận, Sợi tóc, Tiếng chim kêu, Đói…). Tuy
nhiên, ngay cả trong xung đột thì truyện Thạch Lam cũng có những điểm riêng
biệt. Cùng là kết cấu truyện theo xung đột nội tâm nhân vật nhưng xung đột nội
tâm của nhân vật Nam Cao thường diễn ra trong một quá trình lâu dài, dai dẳng,
giằng co, gay gắt. Những vấn đề truyện ngắn của Nam Cao thường mang ý
nghĩa xã hội sâu sắc. ở Thạch Lam lại khác. Xung đột nội tâm chỉ diễn ra trong

tâm trạng nhân vật và trong thời gian ngắn. Nhân vật của Thạch Lam ít có sự
giằng xé nội tâm gay gắt. Nó có thể chỉ là những khoảnh khắc nào đó xung đột
trong bản thân nhân vật. Xung đột truyện ngắn Thạch Lam cũng nhẹ nhàng,
có mức độ rõ rệt. Vì thế tác phẩm của ông cho dù kết cấu có dựa trên xung
đột nội tâm nhân vật vẫn giữ được cái bản sắc trầm tĩnh, dịu dàng.
Kết cấu tâm lý trở thành một yếu tố quan trọng tạo thành đặc trưng truyện
ngắn Thạch Lam. Một loạt truyện thoáng trông không có gì đáng chú ý nhưng
càng đọc lại càng say mê, càng đọc càng thấy thấm thía, thú vị. Bởi ở đó ta có
7


thể hiểu sâu sắc hơn thế giới vô cùng vô tận của mỗi con người: Thế giới tâm
hồn.
B. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch
Lam:
I.Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam
Trong một bài viết YU.Lotman viết: “Việc chú ý đến vấn đề không gian
nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như là một không gian
hình ảnh được khu biệt, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng vô
hạn là thế giới ngoài tác phẩm”. Và tất nhiên, theo cách hiểu của chúng tôi cái
thế giới ngoài tác phẩm được nhắc tới là thế giới rộng lớn vô cùng tận.
Không gian nghệ thuật không đơn thuần là không gian vật chất, không
gian địa lí theo cách hiểu thông thường. Không gian nghệ thuật vượt lên trên cái
khung cố định của không gian vật chất để mở ra một không gian khác, không
gian mà nhiều khi người ta chỉ có thể cảm thấy mà chẳng thể nhìn thấy: Không
gian tâm tưởng, không gian tâm trạng. Không gian nghệ thuật nhiều khi trở
thành “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật”.
Là bậc thầy về truyện ngắn, Thạch Lam đã sử dụng thành công yếu tố
không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Thạch Lam thể
hiện “điểm nhìn nghệ thuật” độc đáo của nhà văn. Yếu tố này góp phần tạo nên

gương mặt, tạo nên diện mạo của riêng Thạch Lam, không thể nhầm lẫn với một
thành viên nào trong văn đoàn của ông.
Trong phần này, chúng tôi cố gắng tránh công việc mà nhiều nhà nghiên
cứu đã làm là tìm hiểu không gian nghệ thuật của Thạch Lam bằng cách phân
chia ra thành các kiểu không gian: Không gian hiện thực, không gian tâm
tưởng… Người viết chỉ sử dụng cách tìm hiểu này như là điểm tựa để từ đó
mạnh dạn đưa ra một cách tìm hiểu khác về vấn đề này.
Có một “Khoảng tối” trong không gian nghệ thuật truyện ngắn Thạch
Lam.

8


Đọc, tìm hiểu truyện ngắn Thạch Lam ai cũng nhận ra một đặc điểm:
Bóng tối là không gian bao trùm trong hầu hết các tác phẩm của nhà văn. Rõ
ràng đây không phải là sự vô tình mà nó là một tín hiệu nghệ thuật.
Dù viết về thành thị hay viết về nông thôn thì không gian truyện ngắn
Thạch Lam cũng đầy khoảng tối. Trong các truyện mà chúng tôi đã được đọc có
trên dưới 20 truyện của ông nhắc đến những khoảng tối: Những ngày mới, Tiếng
chim kêu, Cô hàng xén, Người lính cũ, Người bạn cũ, Nhà mẹ Lê, Đói, Một cơn
giận, Tối 30, Hai đứa trẻ, Bắt đầu, Cô hàng xén, Người đầm, Trong bóng tối,
Buổi chiều, Đêm sáng trăng,… Trong đó có những truyện tần số xuất hiện của
những từ “tối”, “bóng tối” khá cao: “Hai đứa trẻ” 21 lần, “Nhà mẹ Lê” 4 lần,
“Tối 30” 3 lần, “Đói” 3 lần… Tất nhiên ở đây không ngoại trừ là có lúc bóng tối
chỉ được nhắc đến như là tín hiệu của thời gian hoặc với tư cách hoàn toàn là
ngoại cảnh. Do đó khoảng tối trong không gian nghệ thuật Thạch Lam trước hết
phải được xem xét như là một yếu tố của không gian hiện thực. “Khoảng tối”
có vai trò quan trọng tạo nên một đặc trưng trong không gian nghệ thuật của
Thạch Lam. Đó là một thứ không gian hẹp, ngột ngạt bao trùm lên những
mảnh đời buồn tẻ, nghèo nàn.

Trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã nhắc tới những từ “tối”, “bóng tối” 21
lần. Khoan nói đến ý nghĩa hình tượng của những khoảng tối này. Trước hết phải
thấy rằng “khoảng tối” đã làm nên một không gian nghệ thuật đặc biệt trong
không gian hiện thực của tác phẩm. Có thể nói Hai đứa trẻ chìm ngập bóng tối.
Bóng tối chi phối cuộc đời của những mảnh đời buồn tẻ. Tất cả hoạt động của
phố huyện diễn ra trong bóng tối. Có ánh sáng nhưng cũng là thứ ánh sáng tù
mù, chỉ đủ sánh sáng một vùng đất nhỏ: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc
sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần” ; “Trời nhá nhem tối, bây giờ chị
em Liên mới thấy thằng điếu đóm và khiêng hai cái ghế ở trong ngõ đi ra, chị
Tý, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu đồ
đạc”; tiếng cười của chị Thi “khanh khách nhỏ dần về phía làng”, “đi dần vào
bóng tối” ; “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua
gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối” “Tối hết cả, con
9


đường thăm thẳm qua sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng
sẫm đen hơn nữa”… và Thạch Lam kết luận: “Chừng ấy người trong bóng ối
mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.
Những số phận leo lét sống cuộc đời lầm lũi trong bóng tối. Nhà văn không tô
vẽ thực hiện do vậy không gian được cảm nhận chân xác. Những khoảng tối làm
nên một mầu đen dầy, đậm đặc trong không gian tác phẩm và nó gắn chặt với
những kiếp sống bình lặng, buồn tẻ. Khoảng tối trong Hai đứa trẻ là yếu tố làm
cho không gian hiện thực tác hẩm thêm hiu hắt, vắng lặng, quạnh quẽ. Tạo nên
cảm giác ngột ngạt, khó chịu.
Chúng ta còn gặp lại những cảm giác ấy qua hàng loạt các truyện ngắn
khác nữa của Thạch Lam: Nhà mẹ Lê, Đói, Tối 30, Trong bóng tối buổi
chiều… ở những truyện này mặc dù tần số của những từ “tối”, “bóng tối” xuất
hiện ít hơn so với Hai đứa trẻ nhưng đó cũng là tác phẩm chứa đầy bóng tối.
Tuy nhiên, trong các tác phẩm này bóng tối được miêu tả tập trung hơn, không

gian miêu tả hẹp hơn. Bóng tối kết tinh đến mức độ đậm đặc trong căn nhà lụp
xụp, ẩm ướt của nhà mẹ Lê, trong căn phòng “săm” lạnh lẽo của cô gái giang hồ,
trong cái cúi đầu chạy trốn trong bóng tối của Diên (trong bóng tối buổi chiều).
Bóng tối đã trở thành một thứ mầu đặc trưng trong không gian nghệ thuật
của Thạch Lam.
Tuy nhiên, những khoảng tối nếu chỉ đơn giản là một nhân tố của ngoại
cảnh, là đặc điểm trong không gian nghệ thuật hiện thực ngột ngạt của truyện
Thạch Lam thì cũng chẳng có nhiều điều để nói. Vấn đề đặt ra và cần được chú
ý hơn là những khoảng tối còn là một phần không thể thiếu trong không gian
tâm trạng, tâm tưởng nhân vật. Vượt lên cái khung cố định của không gian
hiện thực ba chiều, khoảng tối trong sáng tác Thạch Lam còn là biểu tượng
cho tình trạng bế tắc, bi kịch hay một dự cảm không tốt đẹp cho tương lai và
cuộc đời nhân vật.
Sự tĩnh mịch của một khu phố huyện chứa đầy bóng tối là sự khúc xạ
cuộc sống bế tắc, nghèo nàn của những kiếp người lù mù, buồn tẻ. Cái vòng đen
của rặng tre đầu làng Bằng hiện lên trước mặt, tối tăm và dày đặc cùng cái “cúi
10


đầu đi mau vào trong ngõ tối” của Tâm là số phận từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn
khó nhọc và lo sợ “ ngày nọ đến ngày kia như tấm vải thô sơ” ( Cô hàng xén)
của cuộc đời cô. Tiếng khóc của Diên trong bóng tối của buổi chiều vừa xuống
là dự cảm một tình trạng bế tắc, một sự tan vỡ tình yêu và cuộc sống đang đi vào
ngõ cụt.. Những khoảng tối trong sáng tác của Thạch Lam có ý nghĩa như hình
tượng nghệ thuật. Nó không những là không gian, là môi trường để nhân vật bộc
lộ tính cách, bộc lộ tâm trạng mà khoảng tối không gian chuyển hóa và trở thành
những khoảng tối của tâm hồn nhân vật qua đó bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Có lẽ chính vì thế mà có người đã cho rằng khoảng tối trong truyện Thạch Lam
đã được nâng lên thành những tình huống độc đáo.
Có một “khoảng sáng” trong không gian nghệ thuật của truyện ngắn

Thạch Lam.
Sự xuất hiện không gian khoảng sáng là sự tương phản lại với khoảng tối
ẩm ướt và ngột ngạt. Những khoảng sáng trong không gian hiện thực của truyện
ngắn Thạch Lam trước hết được tạo nên từ những bức tranh thiên nhiên tràn đầy
hương thơm, màu sắc hoặc là những trang hồi tưởng lại quá khứ của nhân vật.
Ta hãy đọc một số đoạn văn:
“Thanh lách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước và. Chàng thấy mát hẳn cả
người, trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua
vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió”( Dưới bóng hoàng lan)
“Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của
những con đom đóm bay là trên mặt đất hay len vào cành cây”
“Ngoài kia, kỷ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực
và lấp lánh, Hà Nội nhiều đèn quá” (Hai đứa trẻ)
Những khoảng sáng này là một yếu tố làm nên sự hấp dẫn của văn Thạch
Lam. Cái cảm giác ngột ngạt, ẩm ướt khi tiếp xúc với những khoảng tối giảm
bớt đi khi ta bước vào thế giới của thiên nhiên, của kỷ niệm. Cái ngột ngạt của
hiện thực sôi động như lắng lại. Những khoảng sáng trong không gian truyện

11


ngắn Thạch Lam đưa người đọc vào thế giới mới. Thế giới mà ở đó người ta chỉ
có thể im lặng để suy ngẫm và cảm nhận.
Cũng giống như khoảng tối, khoảng sáng trong không gian nghệ thuật của
Thạch Lam không chỉ là những yếu tố ngoại cảnh đơn thuần. Khoảng sáng ở
đây còn là những khoảng sáng tâm hồn. Cho dù nhỏ bé nhưng thật cao quí và
đáng trân trọng. Khoảng sáng của đoàn tàu vụt qua phố huyện của hai đứa trẻ,
trong truyện ngắn cùng tên của Thạch Lam chở theo bao ước mơ, bao khát vọng
sống lành mạnh, chở theo bao niềm say mê về một Hà Nội rực rỡ đèn và đầy
huyên náo. ánh sáng trong truyện Thạch Lam xuất hiện ít hơn so với bóng tôi và

có lúc tan biến vào bóng tối nhưng dẫu sao nó cũng bộc lộ bản chất tốt đẹp cảu
nhân vật Thạch Lam. Dù ở hoàn cảnh nào, tình thế nào họ vẫn luôn hướng về
ánh sáng và cố gắng giữ cho tâm hồn mình trong sáng. Do đó khoảng sáng trong
truyện Thạch Lam bền bỉ và sáng mạnh mẽ nhất vẫn là ánh sáng tỏa ra từ những
tâm hồn cao đẹp, những tấm lòng đôn hậu.
Nếu khoáng tối là không gian hiện tại thì khoảng sáng là không gian
quá khứ. Nếu khoảng tối là điềm báo về số phận bất hạnh, vất vả của nhân
vật thì khoảng sáng là những giấc mơ về hạnh phúc, về tương lai tốt đẹp. Tác
phẩm của Thạch Lam có sự tương phản đồng thời có sự hòa hợp giữa những
khoảng tối sáng trong không gian. Điều này tạo nên một thứ không gian
nghệ thuật độc đáo: không gian tương phản. Sự tương phản tối và sáng trong
không gian nghệ thuật truyện Thạch Lam trở thành một mô típ, cấu trúc tác
phẩm của nhà văn. Không gian nghệ tuật của tác phẩm do chính con người tạo
ra. Thạch Lam, với ngòi bút truyện ngắn tài tình đã tự tạo cho tác phẩm của
mình một thứ không gian riêng, đầy phong cách. Đó là không gian vừa có sự
chân xác của không gian hiện thực vừa có chiều sâu của không gian tâm tưởng,
tâm trạng.
II.Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam.
Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Giống
như không gian nghệ thuật, sự trần thuật miêu tả trong văn học nghệ thuật bao
giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong không gian và cái được trần
12


thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Do
đó việc xuất hiện yếu tố thời gian trong tác phẩm nghệ thuật là tất yếu.
Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và bằng lịch, thời
gian nghệ thuật dượcđo bằng nhiều thước đo khác nhau. Thời gian nghệ thuật
không đơn thuần chỉ diễn tả nhịp sống đang tuân chảy thời hiện tại, thời gian
nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể vượt tới tương lai, có thể

dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát cũng có thể kéo dài thành vô
tận. Do đó mà thời gian nghệ thuật gắn với tính chất bên trong của hình tượng
nghệ thuật. Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu
trúc bên trong của hình tượng văn học.
Trong truyện ngắn Thạch Lam, thời gian là yếu tố được coi trọng đặc biệt.
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông thể hiện quan niệm sống của nhà
văn đồng thời thể hiện được chiều sâu tác phẩm.
Sinh thời Thạch Lam vẫn nổi tiếng là một người nhạy cảm tinh tế, yêu
đời, yêu người tha thiết và thành thực. Vũ Bằng trong bài viết của mình về
Thạch Lam nói: “Thạch Lam quí trọng cuộc sống hơn cả tròng con mắt mình”.
Chính bản thân nhà văn cũng là lần tâm sự: “Xét cho cùng ở đời ai cũng khổ,
người khổ cách này, người khổ cách khác. Bí quyết là tìm thấy cái vui trong cái
khổ, vì sống, chỉ sống thôi đã là quí lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí
phạm cái sống, coi thường cái sống”. Nhưng con người yêu và trân trọng sự
sống đến thế lại ra đi khi cuộc đời đang ở độ tròn đầy nhất. Cái chết đến với ông
quá sớm, để lại bao xót xa tiếc nuối cho mọi người, không biết có phải là điềm
báo hay không nhưng đọc văn Thạch Lam chúng tôi cảm thấy rõ sự nuối tiếc
thời gian vô hạn. Dường như ông sợ sự trôi chảy của thời gian sẽ xóa đi bao
nhiêu điều giá trị. Vì thế, Thạch Lam đã cố gắng hết mình để sống nhạy cảm và
có nghĩa. Điều này lý giải tại sao thời gian vũ trụ, tự nhiên trong sáng tác Thạch
Lam thường là những ngày mùa đông giá rét hoặc những khoảnh khắc giao mùa.
Mùa đông, cùng với cái giá lạnh của nó dường như là khoảng thời gian thích
hợp nhất để con người xích lại gần nhau hơn. Những khoảnh khắc giao mùa chỉ
có những trái tim nhạy cảm, những tâm hồn tinh tế mới để ý và nhận ra. Không
13


miêu tả mùa xuân, mùa thu, đôi ba lần miêu tả mùa hè còn chủ yếu sáng tác của
Thạch Lam đều có thời gian trần thuật vào mùa đông hoặc cuối thu sang đông.
Mùa đông, in một dấu ấn mạnh trong thời gian trần thuật của truyện ngắn

Thạch Lam: Một cơn giận, Đói, Người lính cũ, Tiếng chim kêu, Gió lạnh đầu
mùa, Cuốn sách bỏ quên, Tối 30…
Tìm hiểu thời gian trần thuật của Thạch Lam ta sẽ thấy một tâm hồn vô
cùng tinh tế, nhạy cảm của nhà văn. Tâm hồn ấy đã lắng nghe bước đi của thời
gian và miêu tả nó bằng tất cả cảm giác xúc động của lòng mình.Thạch Lam
từng viết “khi mùa thu bắt đầu hết, khi nắng vàng hanh dần mất vẻ rực rở trên
các lá cây, ngọn gió heo may sẽ từng cơn nhẹ lướt trên cánh đồng rộng, đem lại
cho ta thấy những cái rùng mình mới lạ như đã lẫn cái buồn ảm đạm của ngày
mùa đông.
Trước ngọn gió đầu mùa, tôi không khỏi ngăn được những cảm giác sâu
xa và mới lạ. Tôi đem tâm nghĩ đến những cơn gió đột khởi ở lòng người, báo
trước sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn”.
Mặc dù vậy phải nói rằng, thời gian trần thuật không làm nên nhiều sức
ám ảnh cho người đọc. Nó chỉ đem lại cảm giác mà thôi. Cái mà người đọc thích
tìm hiểu hơn lại là dòng thời gian chảy trong tâm thức nhân vật. Thời gian của
những hồi ức, hồi tưởng nhiều lúc bị nhòe đi bởi sự khắc nghiệt của cuộc đời.
Một thứ thời gian quá khứ lặng lẽ chảy tràn trong hầu hết các sáng tác của
Thạch Lam.
Đối với Thạch Lam quá khứ là một cái gì thật đẹp đẽ và thiêng liêng.
Trong truyện ngắn của mình, Thạch Lam thường dành những trang đẹp nhất,
những dòng ưu ái nhhất để viết về quá khứ. Nếu hiện tại là những buổi mùa
đông rét mướt những ngày buồn tẻ, khổ đau thì quá khứ là những giấc mơ về
một thời đẹp đẽ, tươi trẻ, hạnh phúc đã qua. Khi buồn hay khi vui người ta đều
có thể quay nhìn lại quá khứ cuộc đời mình. Nhìn lại quá khứ là cuộc sống của
những người sống thiên về nội tâm. Có người tìm đến quá khứ như một điểm tựa
để sống vững vàng hơn. Nhưng nhiều khi quá khứ lại tạo nên một thứ gánh nặng
mới làm phát sinh nỗi đau thấm thía hơn. Cái ngọt ngào của ngày hôm qua sẽ
14



trôi đi rất nhanh. Nó trở thành niềm hoài cổ, đẩy con người vào sự luyến tiếc,
cho con người sự so sánh hôm qua - hôm nay. Tôi thấy các nhân vật của Thạch
Lam thường rơi vào trạng thái này.
Thời gian trong sáng tác của Thạch Lam là người bạn đường đầu khổ.
Quá khứ êm ả, ngọt ngào chỉ là những giấc mơ làm tăng thêm nỗi u hoài của
thực tại. Thời gian quá khứ như một ám ảnh nghệ thuật trong sáng tác của Thạch
Lam. Rất ít có tác phẩm nào Thạch Lam lại quên đi cái cụm từ: “Nhớ lại”, “nghĩ
đến”, “nghĩ lại”, “hồi tưởng lại”, “chợt nhớ đến”, “dĩ vãng xa xôi”, “kỷ niệm
cũ”… và sau đó là những dòng tuôn chảy của cảm xúc, một ký ức được chăng
đầy những sợ tơ kỷ niệm hiện ra lung linh ánh sáng. Quá khứ trong sáng tác cảu
Thạch Lam thường mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, trong trẻo, đầy sức gợi cảm và
quyến rũ: Một kỷ niệm vui vẻ của đời học sinh vô tư lự, một mối tình trong sáng
của tuổi học trò thơ ngây, một vẻ đẹp mảnh mai, mềm mại trong nhan sắc của
một thiếu nữ, một chút vui, một chút buồn… dưới sự hồi tưởng bỗng trở nên
cuốn hút lạ kỳ.
“Sự gặp gỡ này với bao nhiêu kỷ niệm về quãng đời học sinh của tôi ở
tỉnh Thái. Những nét mặt bạn cũ đã quên lại “hiện ra trong trí nhớ với bao buổi
học vui vẻ, những cuộc vui đùa vô tư lự. Bao nhiêu ngày sung sướng của tuổi
trẻ” (Người bạn cũ).
“Tôi lại nhớ đến Lệ Minh ngày xưa, óng ả biết bao trong chiếc áo vải
rồng, đi đâu cũng cổ động dùng nội hóa mà chính cô hiến cái gương diễm lệ
(Người bạn cũ).
“ Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh
xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực
và lấp lánh Hà Nội nhiều đèn quá” (Hai đứa trẻ).
“Diên nhớ lại những ngày sung sướng khi còn ở quê nhà, khi chàng và
Mai len lỏi đùa nghịch nhau trong những vườn sắn trên sườn đồi. Mai là một cô
gái tinh nghịch và lanh lợi, hay cười nói luôn miệng. Còn Diên là một anh trai ít
15



nói và nhút nhát trước mặt con gái hay ấp úng và ngượng nghịu. Hai người yêu
mến nhau từ thuở nhỏ với mối tình yêu mộc mạc và đằm thắm của những người
nhà quê” (Trong bóng tối buổi chiều)
“Ngoài vườn, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng
của Nga. Những búp hoa lý non và thơm rũ liền trong giàn, lẫn vào đám lá.
Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày
nào đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ, lấm tấm cát để dấu tự ngoài ao trở về” (Dưới
bòng Hoàng lan).
Nhiều khi nhìn vẻ hân hoan sung sướng của họ, Tâm lại nghĩ đến ngày
trước kia, hình như đã lâu lắm, nàng còn là cô hàng xén má hồng môi đỏ, e lệ
cúi mặt dưới cái nhìn âu yếm của cậu giáo Bài nho nhã và đứng đắn trong tấm
áo lương” (Cô hàng xén)
“Huệ nhắm mắt lại.. Huệ chớp khẽ rồi nhớ đến cuộc đời mình, lúc trẻ thơ,
lúc còn con gái, ở nhà quê. Một buổi chiều mồng một tết - nàng không nhớ rõ là
tết năm nào nhưng đã lâu lắm rồi thì phải - nàng mặc áo mới đứng trên thềm
nhìn mấy bông hoa đào nở trong vườn” (Tối 30).
“Vân lặng yên cả người, nhìn vơ vẩn thản nhiên như thường, chăm chú
vào công việc. Trong trí chàng, cả một dĩ vãng nổi lên với rõ rệt một hình ảnh
xinh tươi của Mai còn trẻ, ấy là tất cả cái lịch sử tình yêu của chàng. Trời chàng
đã yên mến biết bao người thiếu nữ ấy” (Bóng người xưa).
“Cái mát và rộng thoáng của buồi mai khiến Bính nhớ lại ngày tuổi trẻ.
Độ ấy, chàng dậy sớm cũng như mọi người. Chàng lấu thau múc nước bể ra rửa
mặt. Nước mưa lạnh thấm mắt vào da. Buổi sớm bấy giờ chàng thích lắm.
Chàng ưa nhìn trời cao và trong xanh, những lá cây ngoai vườn tươi và mướt với
một vẻ riêng, hình như chúng cùng mới tỉnh dậy như người (Buổi sớm).
Tất nhiên, quá khứ trong sáng tác của Thạch Lam ít khi được tồn tại một
cách độc lập. Ngoại trừ có vài truyện ngay từ đầu đã xuất hiện dưới tư cách là
một kỷ niệm của một nhân vật trong tác phẩm kể lại. ở “Một cơn giận” do nhân
vật xưng “tôi” kể: “Tôi sẽ kể cho các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm

16


còn in sâu trong trí nhớ tôi”. Hay trong “Cái chân què”: “Cuộc đời có nhiêu cái
chế giễu đắng cay và đau đớn làm cho chúng ta đột nhiên hiểu cái ý nghĩa chua
chát và sau xa. tôi sẽ kể câu truyện dưới đây làm chứng cho sự ấy”. Còn về cơ
bản, thời gian quá khứ được nhắc tới trong truyện ngắn Thạch Lam chỉ là những
đoạn, những dòng hồi tưởng của nhân vật xen giữa thời gian hiện tại. Do đó, ở
truyện Thạch Lam có một sự tương phản nhưng cũng có một sự hòa quyện giữa
thời gian quá khứ và thời gian hiện tại.
Cùng một lúc tác giả cho thấy cả quá khứ, hiện tại, cả hôm qua, hôm nay.
Thạch Lam cũng có lúc nói đến tương lai nhưng thường là ít và nó chỉ có tính
chất như một dự cảm. Điều này đã tạo nên một thứ thời gian nữa trong thời gian
nghệ thuật Thạch Lam là thời gian đồng hiện. Xuất phát từ một thời điểm hiện
tại, hồi ức nhân vật tỏa ra rồi lại bị cắt ngang bởi hiện tại, hiện tại tiếp diễn rồi
trở về quá khứ. Điều này có thể thấy trong một số truyện ngắn: Đói, Người bạn
cũ, Tối 30, Trong bóng tối buổi chiều, Gió lạnh đầu mùa… Chúng tôi sẽ thể
hiện điều này dưới dạng sơ đồ:

Thời gian hiện tại

Quá khứ bị cắt
ngang bởi hiện tại

Hồi ức, hồi tưởng

Trong cùng 1 khoảng thời gian

Sơ đồ này được chứng minh rõ hơn khi chúng ta soi vào tác phẩm cụ thể:
Tác


Hiện tại

Hồi ức, hồi tưởng

Quá khứ bị

Hiện tại

phẩm
Người

cắt ngang
Khi nàng (vợ Từ cái dĩ vãng xa Tôi lại nghĩ Rồi

bạn cũ

nhân

vật

tôi

băn

tự xôi thăm thẳm tôi đến cái thân khoăn tự hỏi

xưng tôi trong thấy hiện lên một thế tôi bây xem trong hai
17



tác phẩm) đã ẵm hình ảnh rõ ràng, giờ một viên cái hình ảnh
con vào màn đi hình

ảnh

nghỉ,

lúc

khi

cái trong

tôi chức

tỉnh ấy, hình ảnh

còn nhỏ, sống cái người

thiếu

yên lặng, tĩnh niên thiếu, một đời yên lặng, niên hăng hái
mịch của đêm thanh niên hăng trưởng

giả, và hình ảnh

khuya đã trở lại hái nhiệt thành, một đời ăn người trưởng
trong phòng, tôi bồng bột những no, mặc ấm giả an nhàn,
cúi đầu suy nghĩ điều hay, sự đẹp, không phải lo cái hình ảnh

lúc nào cũng mơ lắng cái gì

nào thật là của

màng

tôi ? tôi không

những

chuyện

to

tát,

dám trả lời.

một thanh niên
chưa biết đến sự
thực chua chát
Tối 30

của cuộc đời
Huệ nhắm mắt Huệ chớp khẽ rồi Huệ

bỗng Huệ theo Liên

lại vì trông mưa nhớ đến cuộc đời giật


mình đi vào và gật

bụi hay vì nàng mình, lúc trẻ thơ quay lại: Liên đầu.
khóc thật

lúc còn con gái, ở vỗ vai nàng
nhà

quê.

Một cười:

“Nghĩ

buổi sớm mồng cái gì mà thần
một

tết

nàng người ra thế?

không nhớ rõ là Phải vui vẻ
tết

năm

nào, lên

một




nhưng đã lâu lắm chứ? sắp giao
rồi thì phải nàng thừa rồi
mặt áo mới đứng
trên thềm nhìn
mấy bông hoa
đào nở
18


Thời gian đồng hiện không đơn thuần chỉ là sự lặp lại của quá khứ - hiện
tại - tương lai. Vấn đề là sự lặp lại đó phải diễn ra liên tục và trong một khoảng
thời gian ngắn. Sự diễn biến liên tục của thời gian đồng hiện thông thường là
được thể hiện trên ngay câu chữ. ở Người bạn cũ điều này bộc lộ rõ qua những
từ “khi”  “từ”  “lại nghĩ”  “rồi”. ở Tối 30 thời gian diễn ra sự đan chéo
quá khứ hiện tại được tính bằng cái “chớp mắt của Huệ”.
Nếu thời gian nghệ thuật thông thường chỉ là sự hồi tưởng, hoặc là thời
gian hiện tại nhân vật tạo nên sẽ ít phức tạp hơn. Sự đồng hiện thời gian bao giờ
cũng cho thấy một sự giằng xé nội tâm mạnh mẽ hơn nhiều so với thời gian một
chiều. Có lẽ vì vậy mà việc sử dụng thời gian đồng hiện vào tác phẩm nghệ thuật
hiện nay đang được nhiều nhà văn quan tâm và sử dụng. Thạch Lam đã bước
trước nhiều nhà văn cùng thời với ông cũng một phần vì điều này. Do đó chúng
ta sẽ không thấy có gì ngạc nhiên khi giờ đây đọc lại tác phẩm Thạch Lam vẫn
thấy rằng: “Văn chương Thạch Lam quả là một sợi tơ dai bền giằng qua mọi
biến động, thời cuộc và cả những thay đổi của thị hiếu văn chương để nối liền
với hiện tại”.
Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi về vài nét đặc sắc trong
truyện ngắn của Thạch Lam. Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các
thầy cô, các bạn đồng nghiệp để chúng tôi trưởng thành hơn trong sự nghiệp

trồng người.

19



×