Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG CƠNG BỐ
THƠNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT HOSE,
NHĨM NGÀNH SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ BẢO TRÂM

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG CƠNG BỐ
THƠNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT HOSE,
NHĨM NGÀNH SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Trương Thị Bảo Trâm
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Võ Khắc Thường


TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng, phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên

Trương Thị Bảo Trâm

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Võ Khắc Thường,
người đã ln tận tình hướng dẫn và động viên tơi thực hiện tối luận văn của mình.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo; những người đã
đem lại cho tôi những kiến thức vơ cùng có ích trong những năm học vừa qua và mang
tính áp dụng cho q trình cơng tác sau này;
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu và Ban Quản lý đào tạo
của Đại học Ngoại thương cơ sở 2 đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln bên
tơi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 04 năm 2019
Tác giả

Trương Thị Bảo Trâm

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ......................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU........................................3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................6
1.2.1.

Mục tiêu tổng quát........................................................................................6

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.............................................................................................6

1.3. Câu hỏi và nội dung nghiên cứu...........................................................................7
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................7
1.5. Nội dung nghiên cứu............................................................................................7

1.6. Các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan......................................................8
1.6.1.

Các nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................................8

1.6.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................................9

1.7. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài....12
1.8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................ 12
1.9. Cấu trúc bài luận văn.......................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT, MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT................................................................................................. 14
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán................................................................................................................. 14
2.1.1. Thị trường chứng khoán.................................................................................. 14
iii


2.1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán........................................................... 14
2.1.1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán.................................................... 15
2.1.1.3. Phân loại thị trường chứng khoán............................................................. 16
2.1.1.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán........................................... 16
2.1.2. Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán......................................17
2.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp niêm yết............................................................ 17
2.1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp niêm yết....................................................... 20
2.2. Tổng quan về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn............................... 21

2.2.1. Khái niệm chung về công bố thông tin............................................................ 21
2.2.2. Yêu cầu về công bố thông tin.......................................................................... 23
2.2.2.1. Yêu cầu công bố thơng tin trong chuẩn mực kể tốn – kiểm tốn.............23
2.2.2.2. u cầu cơng bố thơng tin đối với cơng ty niêm yết................................. 26
2.2.3. Đo lường mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết....................27
2.2.3.1. Đo lường không trọng số.......................................................................... 29
2.2.3.2. Đo lường có trọng số................................................................................ 29
2.2.3.3. Đo lường hỗn hợp..................................................................................... 30
2.3. Các lý thuyết về công bố thông tin........................................................................ 30
2.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)................................................................. 30
2.3.2. Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory)............................................................. 32
2.3.3. Lý thuyết về yếu tố chính trị (Political Theory).............................................. 32
2.3.4. Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy Theory)........................................................ 34
2.4. Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin..............35
2.4.1. Quy mô HĐQT................................................................................................ 35
2.4.2. Kiêm nhiệm HĐQT......................................................................................... 36
2.4.3. Thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập............................................... 37
2.4.4. Ban kiểm soát.................................................................................................. 37
2.4.5. Sở hữu cổ đơng nước ngồi............................................................................. 37
2.4.6. Quy mơ doanh nghiệp..................................................................................... 38
iv


2.4.7. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp............................................................ 39
2.4.8. Khả năng thanh tốn của doanh nghiệp........................................................... 40
2.4.9. Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp............................................................... 40
2.4.9. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp............................................................... 41
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu đối với mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp
niêm yết........................................................................................................................ 41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.......................................................................................................................... 44
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 44
3.2. Chọn mẫu nghiên cứu............................................................................................ 45
3.3. Cơ sở lựa chọn thông tin thống kê......................................................................... 45
3.4. Mơ hình nghiên cứu............................................................................................... 47
3.5. Ký hiệu thông tin................................................................................................... 47
3.6. Đo lường các biến trong mô hình.......................................................................... 48
3.6.1. Đo lường biến phụ thuộc................................................................................. 48
3.6.2. Đo lường các biến độc lập............................................................................... 49
3.7. Xử lý dữ liệu thu thập............................................................................................ 51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT TRÊN SGDCK TP.HCM.................................................................................. 54
4.1. Mức độ công bố thông tin trong BCTC của doanh nghiệp.................................54
4.1.1. Thống kê mô tả chỉ số CBTT:......................................................................... 54
4.1.2. Thống kê mô tả các biến độc lập..................................................................... 55
4.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mơ hình......................................... 57
4.3. Phân tích hồi quy đa biến...................................................................................... 60
4.3.1. Phân tích mơ hình lần 1................................................................................... 60
v


4.3.2. Phân tích mơ hình lần 2................................................................................... 64
4.4. Kết quả nghiên cứu và tổng hợp kết quả nghiên cứu............................................. 68
4.4.1. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 68
4.4.2. Thực trạng công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết...............................69
4.4.3. Giải thích và trao đổi thêm về kết quả nghiên cứu.......................................... 71
CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH

HÌNH CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
HOSE.......................................................................................................................... 76
5.1. Sự cần thiết và quan điểm hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của các công ty
cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh..................76
5.1.1. Sự cần thiết của việc hồn thiện hệ thống CBTT của DNNY.......................... 76
5.2. Quan điểm hoàn thiện hệ thống CBTT tại các DNNY.......................................78
5.2. Đề xuất giải pháp hồn thiện hệ thống cơng bố thơng tin của các doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh................................ 80
5.2.1. Đối với Nhà nước............................................................................................ 80
5.2.2. Đối với các doanh nghiệp niêm yết................................................................. 82
KẾT LUẬN................................................................................................................. 86
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 130 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN TRONG MẪU
NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 90
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỘ CHỈ MỤC THƠNG TIN......................................96
PHỤ LỤC 3: CÁC BỘ CHỈ MỤC CĨ MỐI TƯƠNG QUAN..............................103
PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU THU THẬP VÀ TÍNH TỐN DÙNG ĐỂ CHẠY MƠ
HÌNH......................................................................................................................... 104
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.....................................................................112

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

1


BCTC

Báo cáo tài chính

2

BTC

Bộ Tài chính

3

CTCP

Cơng ty Cổ phần

4

HOSE

Sở giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh

5

SGDCK

Sở giao dịch Chứng khốn

6


Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

7

TTCK

Thị trường chứng khốn

8

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

9

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

10

DN

Doanh nghiệp

11


DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

12

CBTT

Cơng bố thơng tin

13

TTCK

Thị trường chứng khốn

14

NĐT

Nhà đầu tư

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT

Bảng biểu, sơ đồ


TÊN BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

SỐ TRANG

1

Sơ đồ 2.1

Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế

19

2

Sơ đồ 3.1

Quy trình nghiên cứu đối với các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ CBTT

44

3

Bảng 3.1

Mã hóa và ký hiệu các biến

47-48


4

Bảng 3.2

Đo lường các biến độc lập của mơ hình

49-50

5

Bảng 4.1

Kết quả thống kê mơ tả chỉ số CBTT các
doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch

54

chứng khốn Tp.HCM
6

Bảng 4.2

Bảng kết quả thống kê mơ tả các biến độc lập

56

7

Bảng 4.3


Bảng kết quả thống kê mô tả biến “Kiêm
nhiệm HĐQT”

56

8

Bảng 4.4

Bảng kết quả thống kê mô tả biến “Thành
viên HĐQT độc lập”

56

9

Bảng 4.5

Bảng kết quả thống kê mơ tả biến “Ban kiểm
sốt”

56

10

Bảng 4.6

Hệ số tương quan

58–59


11

Bảng 4.7

Phân tích hồi quy

60

12

Đồ thị 4.1

Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần
dư từ hồi quy

61

13

Bảng 4.8

Kết quả tổng hợp hồi quy

64

14

Bảng 4.9


Phân tích hồi quy lần 2

64–65

15

Bảng 4.10

Phân tích hồi quy lần 2

65

16

Đồ thị 4.2

Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần
dư từ hồi quy

66

17

Bảng 4.11

Tổng hợp đánh giá giả thuyết nghiên cứu

69

viii



LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một môi trường đầu tư và cũng là thị trường
thu hút vốn tại Việt Nam. Là một bộ phận quan trọng và khơng thể thiếu của hệ thống
tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam vẫn đang còn mới mẻ đối
với các nhà đầu tư, khi năm 2002, Việt Nam chỉ mới có 2 doanh nghiệp chính thức
niêm yết trên sàn. Để lựa chọn mã chứng khoán đầu tư, các nhà đầu tư phải dựa vào rất
nhiều nguồn thơng tin và thực hiện phân tích cũng như xem xét rủi ro để đưa ra quyết
định đầu tư. Phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính thơng qua các thơng tin được
cơng bố từ chính doanh nghiệp niêm yết đó là cách thức mà các nhà đầu tư có thể
“chọn mặt gửi vàng” một cách có cơ sở, và tránh tình trạng đầu tư theo “tâm lý” hay
“đám đơng”.
Vì vậy, cơng bố thơng tin của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn
đóng vai trị rất quan trọng đối với các nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân. Việc công
bố thông tin sẽ giúp cho nhà đầu tư nhận định được sức khỏe của doanh nghiệp và tính
hình của tài sản đầu tư. Công bố thông tin được coi là một bức tranh toàn diện về
doanh nghiệp đối với người sử dụng, các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thơng tin được cơng
bố là căn cứ quan trọng, có độ tin cậy cao và gần như là duy nhất để đánh giá khả năng
hoạt động của một doanh nghiệp. Từ đó, các nhà đầu tư, các giới phân tích và cũng như
các cổ đơng sẽ phân tích, xem xét và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Qua thời gian thực hiện cơng bố thơng tin, nhìn chung các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp niêm yết đã thực hiện lập, kiểm tra và công bố các thông tin đúng
thời hạn và đẩy đủ các biểu mẫu yêu cầu. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu sâu hay xem xét
kỹ các báo cáo tài chính cũng như báo cáo thường niên của các cơng ty cổ phần niêm
yết cịn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu thống nhất và chưa hoàn chỉnh, gây nhiều khó khăn
cho nhà đầu tư và những người sử dụng thơng tin. Bên cạnh đó, cịn thiếu nhiều bất cập
như việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cập nhật các thông
tin về quản lý, danh sách cổ đơng cịn thiếu sót, cũng như có sự sai lệch trọng yếu của
một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính trước và sau khi thực hiện kiểm

tốn. 1


Cho đến nay, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết vẫn đang
thiếu cẩn trọng và mang tính hình thức. Nhà đầu tư chưa nhận được đầy đủ các thông
tin cung cấp về nội tại doanh nghiệp mà họ đang đầu tư vào. Việc công khai thông tin
doanh nghiệp, đặc biệt là các thơng tin kế tốn được kiểm toán và cung cấp dưới dạng
báo cáo tài chính của doanh nghiệp là nghĩa vụ và trách nhiệm quan trọng của doanh
nghiệp, cần sự trung thực, đầy đủ và kịp thời cho việc công bố các thông tin. Và để có
thể duy trì một hệ thống thị trường vốn hiệu quả, điều tất yếu là những công bố thông
tin từ doanh nghiệp đến thị trường cần được kiểm định một các chặt chẽ, chất lượng
cao. Việc công bố thông tin thiếu nhất quán và thiếu minh bạch như vậy sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến quyền lợi của các cổ đông, nhà đầu tư, giảm thiểu sự tin cậy đối với
doanh nghiệp, và nếu lâu dài và có biểu hiện gia tăng, chắc chắn sẽ có tác động tiêu
cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quan tâm đến vấn đề này, tác giả thực hiện vào đề tài nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
HOSE, nhóm ngành sản xuất, kinh doanh và đề xuất giải pháp”; cũng cùng mối
quan tâm đến hệ thống công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay trên
thị trường chứng khốn, cũng đã có các bài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, trên
thế giới và tại Việt Nam, với các hoạt động như quan sát và theo dõi, thực hiện khảo sát
và chạy các mơ hình định lượng – cũng như định tính để nhận định được mức độ công
bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thế giới đang ở hiện trạng nào, tình
hình thiếu hay đầy đủ ở những mục nào, để có cái nhìn tổng quan và bao quát, phát huy
những mặt đang làm tốt, và giảm thiểu những phần thơng tin cịn thiếu sót và thiếu
minh bạch trong q trình cơng bố thơng tin của doanh nghiệp niêm yết, và cụ thể
ở đây là các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
thuộc ngành sản xuất kinh doanh.

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, thực hiện
chức năng tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, giúp hỗ trợ huy
động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn để tài
trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cũng như Chính phủ để phát triển sản xuất,
tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại
chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do vậy
thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi
Hệ thống thơng tin trên thị trường chứng khốn TP. Hồ Chí Minh quy mơ cịn nhỏ
hẹp, thêm vào đó, thị trường chứng khốn tập trung ở Việt Nam chính thức đi vào hoạt
động từ tháng 7 năm 2000, cách đây chưa tới 20 năm. Nếu so với các nước phát triển
trên thế giới, TTCK tại Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, không những đối với người đầu
tư, đối tượng người sử dụng thông tin, mà với ngay cả các tổ chức tham gia thị trường
với tư cách là chủ thể công bố thông tin. Công bố thông tin luôn là mối quan tâm hàng
đầu của mọi cá nhân khi tham gia vào thị trường chứng khốn, vì vậy việc cơng bố
thông tin phải được xem là trách nhiệm pháp lý đối với các Công ty niêm yết. Các công
bố thông tin trong một doanh nghiệp niêm yết mỗi năm theo yêu cầu là báo cáo tài
chính và báo cáo thường niên của doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK.
Thông tin công bố của doanh nghiệp niêm yết thường được chú trọng và chú ý,
cũng như dùng để phân tích các chỉ số tài chính, có 2 dạng báo cáo chính:
Báo cáo tài chính (Financial Report) là các thơng tin kinh tế được kế tốn viên
trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử
dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về mặt kinh tế và đầu tư.

3



Bên cạnh đó, theo thơng tin tài chính – kinh tế, Báo cáo thường niên (Annual
Report) là báo cáo của các giám đốc công ty trước cổ đông, bản sao bản tổng kết tài
sản của cơng ty, bản kết tốn tóm tắt về tài chính và những thơng tin khác mà theo luật,
các giám đốc phải cơng khai hố với cổ đông. Bản sao bản báo cáo hàng năm đươc gửi
cho tất cả các cổ đông trước khi diễn ra đại hội cổ đông của công ty. Theo từ điển tài
chính và đầu tư, “Báo cáo thường niên (Annual report) là một báo cáo tổng hợp về hoạt
động của một DN trong năm tài chính vừa qua, nhằm cung cấp cho cổ đông và những
người quan tâm các thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của DN”.
Với cách hiểu này, BCTC và báo cáo thường niên của doanh nghiệp chưa có sự khác
biệt rõ ràng, vì đều là những báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài
chính của DN trong thời gian qua. Thêm vào đó, cùng quan điểm với báo cáo thường
niên cung cấp các thơng tin tài chính, tác giả John Stittle (2010) cho rằng Báo cáo
thường niên của DN là bản BCTC mang tính tường thuật về hoạt động kinh doanh của
một doanh nghiệp trong thời gian một năm qua, thường được lập vào cuối năm trước
và cơng bố vào đầu năm tài chính phía sau. Báo cáo này bao gồm nhiều phần, và nội
dung của báo cáo thường niên thường được quy định bởi pháp luật, bởi kiểm toán và
nguyên tắc của thị trường chứng khoán. Đặc biệt, một phần quan trọng trong báo cáo
thường niên là báo cáo tài chính và các bộ phận trong báo cáo tài chính, như: Bảng cân
đối kế tốn, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các
diễn giải. Nên quan điểm đưa ra kết luận “Thơng tin trong Báo cáo thường niên cịn
nặng và trùng lặp nhiều với báo cáo tài chính”.
Dựa trên những phân tích trên, bài luận văn này sẽ đi phân tích sâu về mặt Báo
cáo tài chính, với mục đích thống nhất thơng tin thu thập, cơng bằng đối với dữ liệu thu
thập tại các DN niêm yết SGDCK Tp.HCM thuộc nhóm ngành sản xuất – kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề công bố thông tin đối với Tổ chức
niêm yết và đối với sự phát triển của thị trường, nhằm tăng cường chất lượng thơng tin
cơng bố, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, tạo sự minh bạch và ổn định cho thị trường, Bộ Tài
chính và Ủy ban Chứng khốn Nhà nước đã có các quy định thích hợp đối với hoạt 4



động công bố thông tin, như Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn cơng bố thơng tin
trên thị trường chứng khốn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành vào ngày 06/10/2015
và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 và Quyết định 340/QĐ-SGDHCM năm 2016 về Quy
chế Công bố Thông tin tại Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh hướng
dẫn về việc ban hành quy chế công bố thông tin tại Sở Giao Dịch Chứng Khốn Thành
Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Thơng tư số 155/2015/TT-BTC đã được chỉnh sửa và
thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 về những điều khoản như: phải
giải trình khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp, cổ đơng nội bộ
được tính thêm giám đốc tài chính, đưa công ty đại chúng quy mô lớn vào diện bắt
buộc công bố thông tin giống CTNY; làm rõ trách nhiệm của người thực hiện CBTT
trong trường hợp đối tượng CBTT là tổ chức/cá nhân. Đây là một trong những thay đổi
theo hướng tích cực của các quy định về cơng bố thông tin.
Với những yêu cầu thông tin ngày càng cao từ cổ đơng và các nhà đầu tư chứng
khốn chuyên nghiệp đến cá nhân đối với các đối tượng doanh nghiệp này, thơng tin chính
thống và thơng tin phi chính thống đều được huy động từ mọi nguồn, từ các phương tiện
thơng tin đại chúng như truyền hình, sách báo, internet.... đến các thơng tin

mang tính truyền miệng qua các diễn đàn, sàn giao dịch. Tuy nhiên, trong thực tế, việc
CBTT của các doanh nghiệp niêm yết đang bị xem nhẹ. Nhà đầu tư chưa nhận được
những thông tin tương xứng về doanh nghiệp mà họ bỏ vốn để đầu tư. Việc công khai
thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán được cung cấp dưới dạng BCTC là nghĩa vụ bắt
buộc các doanh nghiệp phải công bố trung thực và đầy đủ, kịp thời. Những quy định
hiện nay về CBTT trên thị trường chứng khoán chưa được chặt chẽ dẫn đến các công ty
niêm yết trên sàn CBTT sai lệch và chậm trễ, không cập nhật thường xuyên, gây thiệt
hại cho nhà đầu tư và người sử dụng thơng tin. Để duy trì một hệ thống thị trường vốn
hiệu quả, điều cần thiết là phải có những BCTC chất lượng cao. Một thị trường vốn có
tính thanh khoản cao địi hỏi sự sẵn có và đầy đủ của thông tin minh bạch để tất cả
những người tham gia có thể đưa ra quyết định khi họ phân bổ vốn. Vì vậy, trong bối

cảnh phát triển cịn non trẻ của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, nhu cầu 5


hồn thiện thơng tin BCTC do các doanh nghiệp phát hành ngày càng tỏ ra cấp thiết và
thực tiễn. Việc nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC
giúp cho các tổ chức, các nhà điều hành thấy được các tác động này để có thể có những
quy định phù hợp và khả thi. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài: “Các yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở
Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm ngành sản xuất, kinh
doanh và đề xuất giải pháp” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng qt
Nhìn nhận dưới góc độ của doanh nghiệp để tác giả có thể lựa chọn các yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm ngành sản xuất – kinh doanh, phân
tích và đánh giá thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên
HOSE và đề xuất giải pháp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các
doanh nghiệp niêm yết.
+ Đứng dưới góc độ doanh nghiệp, Tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Tp.HCM, liên hệ với các
nghiên cứu trước đó để đánh giá về mức độ chính xác của nghiên cứu khi lựa chọn các
yếu tố ảnh hưởng.
+ Đánh giá thực trạng CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK
Tp.HCM.
+ Dựa trên kết quả nghiên cứu và thực trạng của của mức độ CBTT, tác giả

nghiên cứu sâu hơn, và đề xuất một số gợi ý nhằm tăng cường mức thông tin công bố
của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Tp.HCM nhóm ngành sản
xuất – kinh doanh.
6


1.3.

Câu hỏi và nội dung nghiên cứu
Tác giả dựa trên những câu hỏi và nội dung nghiên cứu ban đầu để thực hiện bài

nghiên cứu một cách hồn chỉnh.
Trong đó, sau bài nghiên cứu, sẽ trả lời được cho các câu hỏi sau:
Thứ nhất: Những lý thuyết nào liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK?
Thứ hai: Thực trạng cơng bố thơng tin trong báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như
thế nào?
Thứ ba: Dựa trên nghiên cứu và số liệu thống kê, các yếu tố nào ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh?
Thứ tư: Giải pháp nào để tăng cường mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh

nghiệp niêm yết trên SGDCK Tp.HCM thuộc nhóm ngành sản xuất – kinh doanh.
- Về không gian: Các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, nhóm ngành sản xuất –

kinh doanh.
- Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu trong báo cáo tài chính năm 2017.
- Đề tài giới hạn vào phạm vi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng
công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, nhóm ngành sản xuất –
kinh doanh.
1.5.

Nội dung nghiên cứu
Bài nghiên cứu cần trình bảy và làm rõ các vấn đề sau:

7


+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mức độ CBTT và các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTT.
+ Đánh giá thực trạng CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK
Tp.HCM.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm
yết trên SGDCK Tp.HCM.
+ Đề xuất một số gợi ý nhằm tăng cường thông tin công bố của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
1.6.

Các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan

1.6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nội dung CBTT đã được nghiên cứu trong nhiều thời điểm và với các phạm vi
khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác
nhau với mức độ nghiên cứu sâu rộng trên tồn thế giới về mức độ cơng bố thơng tin
của các doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Năm 1995, Gray, Meek trong “Factors influencing voluntary annual report
disclosure U.S, U.K, and Continental European multinational corporations” đã nghiên
cứu thực nghiệm ở 116 doanh nghiệp ở Mỹ, 64 doanh nghiệp ở Anh và 46 doanh
nghiệp ở Châu Âu là các tập đoàn đa quốc gia về các yếu tố ảnh hưởng đến CBTT tự
nguyện trong báo cáo hàng năm. Kết quả cho thấy rằng quy mô công ty, khu vực mà
công ty hoạt động, thời gian niêm yết, ngành nghề kinh doanh là các yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng đến việc CBTT.
Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012) “Corporate governance attributes, film
characteristics and the level of corporate disclosure: Evidence from the Indian listed
firms” đã cho thấy quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận và khả năng thanh tốn có ảnh
hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT, còn đòn bẩy và thành phần HĐQT có ảnh hưởng
ngược chiều đến mức độ CBTT.
8


Nghiên

cứu

của

Sanjay

Bhayani

(2012)

“The

relationship


between

comprehensiveness of Corporate disclosure anh firm characteristics in India” cũng đã
cho thấy rằng các cơng ty có khuynh hướng cơng bố nhiều thông tin hơn, thông tin
minh bạch hơn là các cơng ty có quy mơ lớn, địn bẩy tài chính cao, lợi nhuận cao,
niêm yết tại thị trường chứng khốn nước ngồi và được kiểm tốn bởi các cơng ty
kiểm toán lớn. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của một cơng ty và tình trạng cư trú
(cơng ty đa quốc gia và công ty trong nước) không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ
CBTT.
Nghiên cứu của Aljifri và Alzarouni (2013) “The association between firm
characteristics and corporate financial disclosures: evidence from UAE companies” đã
tìm hiểu tác động của các yếu tố như: loại ngành, quy mô, lợi nhuận, khả năng thanh
tốn, tỷ lệ sở hữu cổ đơng nước ngồi, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đến mức độ
CBTT. Kết quả cho thấy yếu tố loại ngành và quy mô cơng ty có ảnh hưởng đáng kể
đến mức độ CBTT.
Tiếp theo, nghiên cứu của Mohamed Moustafa Soliman (2015) “Firm
characteristics and the Extent of Voluntary Disclosure: The Case of Egypt” đã tìm hiểu
về mối quan hệ giữa các đặc điểm của doanh nghiệp với mức độ CBTT trong BCTC
của hơn 50 doanh nghiệp ở Ai Cập đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai Cập
trong giai đoạn 2010 - 2015 bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến các yếu tố:
quy mơ doanh nghiệp, chủ thể kiểm tốn, lợi nhuận, thời gian niêm yết. Kết quả là quy
mô doanh nghiệp và lợi nhuận có mối quan hệ đáng kể đến mức độ công bố thông tin
trong BCTC của các doanh nghiệp, cịn chủ thể kiểm tốn và thời gian hoạt động của
doanh nghiệp khơng có mối quan hệ nào với mức độ CBTT.
1.6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu trong nước cũng thể hiện một sự quan tâm lớn của các nhà nghiên
cứu đối với vấn đề CBTT kế tốn trong BCTC, đặc biệt là các cơng ty niêm yết trên
sàn chứng khoán.
9



Nghiên cứu của Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) về các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam cho rằng hai nhân
tố khả năng sinh lời và chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Nghiên cứu
này giới thiệu một phương pháp ghi nhận chỉ số công bố thơng tin. Tuy nhiên, mẫu
nghiên cứu chỉ có 50 cơng ty, một con số khá khiêm tốn so với tổng thể hơn 250 danh
nghiệp niêm yết tại thời điểm đó.
Năm 2008, hai tác giả Lê Trường Vinh, Hoàng Trọng với đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu
tư” đã nghiên cứu về tính minh bạch của thông tin được công bố từ các doanh nghiệp
niêm yết và đưa bài nghiên cứu đi theo một hướng khác. Thông qua việc phát bảng câu
hỏi, tác giả đã dùng đánh giá của nhà đầu tư để thành lập nên chỉ số đại diện cho mức
độ minh bạch của thông tin. Tuy nhiên, theo tác giả thì đối tượng sử dụng thông tin từ
báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết không chỉ giới hạn ở bộ phận nhà đầu tư mà
địi hỏi cần phải có một thang đo khách quan cho mọi đối tượng sử dụng thông tin.
Năm 2012, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Phương và cộng sự: “Nghiên
cứu thực trạng công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh” đã giới thiệu phương pháp khoa
học khi xây dựng hệ thống chỉ mục đo lường mức độ cơng bố khá hồn chỉnh và lập
luận một cách chặt chẽ về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Tác giả đã hệ
thống hố và đóng góp nhiều giải pháp nhằm cải thiện mức độ CBTT trong BCTC. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chưa phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm
quản trị và sở hữu đến mức độ CBTT của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013): “Nghiên cứu mức độ cơng bố thơng tin
kế tốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội” chỉ nghiên cứu tác động của các biến thuộc đặc điểm tài chính đối với việc CBTT
như: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, địn bNy nợ, khả năng thanh tốn hiện
hành, chủ thể kiểm toán và tốc độ tăng trưởng doanh thu. Kết quả cho thấy chỉ có yếu


10


tố Quy mơ doanh nghiệp có tác động tích cực đến mức độ CBTT, các biến cịn lại
khơng có ý nghĩa.
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2014): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thơng tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”, tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố: quy mơ doanh nghiệp; khả năng sinh lời; địn bNy nợ; khả năng thanh toán;
chủ thể kiểm toán; thời gian hoạt động và tài sản cố định. Kết quả đã chỉ ra rằng yếu tố
khả năng sinh lời và yếu tố tài sản cố định là các yếu tố tác động đến mức độ CBTT
trong BCTC.
Nguyễn Thị Thanh Phương (2016): “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
cơng bố thơng tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đã mở rộng mơ hình nghiên cứu của mình
khi đưa ra các nhân tố thuộc về quản lý doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu và tính chất
cơng ty. Mơ hình nghiên cứu này gồm 15 biến độc lập: tỷ lệ thành viên HĐQT không
phải nhà quản trị; sự đồng nhất chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc; số lượng thành viên
HĐQT; ban kiểm soát; sở hữu của cổ đông nước ngoải; sở hữu nhà nước; quy mơ
doanh nghiệp; địn bNy tài chính; mức độ sinh lời; khả năng thanh toán; thời gian niêm
yết; lĩnh vực hoạt động; tình trạng niêm yết; kiểm tốn độc lập; số công ty con. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố: quy mô doanh nghiệp; mức độ sinh lời; thời gian niêm
yết; kiểm toán độc lập; tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi có ảnh hưởng đến mức độ
CBTT của doanh nghiệp.
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả đã kế thừa một số đặc điểm như: tìm
hiểu về các yếu tố tác động lên mức độ CBTT và phân tích tác động của chúng thơng
qua mơ hình định lượng. Bài luận văn thực hiện nghiên cứu tồn diện và có hệ thống
về các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng lên mức độ CBTT, bao gồm cả những
đặc điểm liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu sẽ tiếp tục xem xét các yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên

SGDCK Tp.HCM thông qua sử dụng các mơ hình, kết quả các yếu tố của các tác giả
11


đã nghiên cứu trước đây như: Quy mô doanh nghiệp; Thời gian hoạt động của doanh
nghiệp; Quy mô HĐQT; Thành viên HĐQT độc lập; Ban kiểm soát; Tỷ lệ sở hữu cổ
đơng nước ngồi; Chủ thể kiểm tốn; Khả năng sinh lời; Khả năng thanh tốn, địn bẩy
tài chính của doanh nghiệp niêm yết.
1.7. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài
Bài luận văn sử dụng phương pháp thu thập, thống kê, so sánh, và phân tích: dùng
để xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Tác giả nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu trước
đó, thu thập các dữ liệu kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời so sánh các yếu
tố, các kết luận của các bài nghiên cứu trước đó để phân tích sâu hơn về các kết luận
của bài nghiên cứu này.
Đồng thời, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thơng qua các cơng
cụ tốn học và kinh tế lượng như phần mềm excel để hỗ trợ xử lý số liệu, phần mềm
SPSS 20.0 để xây dựng mơ hình hồi quy nhằm đo lường mức độ CBTT và các yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty niêm yết SGDCK Tp.HCM đối với
ngành sản xuất – kinh doanh. Cụ thể như sau:
+ Thu thập BCTC của các công ty niêm yết trên trên SGDCK Tp.HCM.
+ Thiết lập chỉ số phản ánh mức độ CBTT (disclosure index) trong BCTC.
+ Đo lường mức độ CBTT qua chỉ số CBTT.
+ Thiết lập các biến, đo lường ảnh hưởng của các biến đến mức độ CBTT trong
BCTC của các công ty niêm yết thông qua các kiểm định về hồi quy.
1.8.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Về mặt khoa học: Bổ sung và củng cố cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng

đến mức độ công bố thông tin trên của các doanh nghiệp niêm yết.

+ Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu là tài liệu giúp cho các đối tượng sử dụng các
thông tin được công bố của các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ công bố thông tin
12


của doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học giúp cho các doanh nghiệp
thấy được tầm quan trọng và tính pháp lý của việc CBTT hàng năm của DN.
1.9.

Cấu trúc bài luận văn

Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận văn được bố cục gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về thị trường chứng khốn, doanh nghiệp niêm yết, mức
độ cơng bố thơng tin và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các
doanh nghiệp niêm yết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin
của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh.

13


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN, DOANH

NGHIỆP NIÊM YẾT, MỨC ĐỘ CƠNG BỐ THƠNG TIN VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT
Đặc điểm của TTCK, đặc điểm của DN niêm yết sẽ chi phối và ảnh hưởng đến
đặc điểm báo cáo tài chính và cơng bố thơng tin của DN niêm yết; qua đó, cho thấy sự
cần thiết, cũng như vai trò quan trọng của việc kiểm tốn báo cáo tài chính và trách
nhiệm trong việc công bố thông tin của các DN niêm yết, góp phần vào sự minh bạch
của thơng tin được cơng bố, và bảo vệ quyền lợi cổ đông cũng như nhà đầu tư. Những
nội dung dưới đây sẽ phục vụ cho mục đích làm rõ cơ sở lý luận về TTCK, doanh
nghiệp niêm yết, công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết, các mức độ và các yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết này.
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán
2.1.1. Thị trường chứng khoán
2.1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán
Xét mối quan hệ trong thị trường chứng khoán và thị trường tài chính – thị trường
vốn thì thị trường chứng khốn là một phần của thị trường tài chính. Thị trường tài
chính gồm: Thị trường tài chính ngắn hạn (thị trường tiền tệ) và thị trường tài chính dài
hạn (thị trường vốn); trong đó, thị trường tài chính dài hạn bao gồm: thị trường tín
dụng dài hạn, thị trường cầm cố và thị trường chứng khoán.
Theo từ điển tiếng Anh kinh tế (“Longman Dictionary of Business English”,
1985), thị trường chứng khốn là một thị trường có tổ chức, là nơi các chứng khoán
được mua bán tuân theo các quy tắc đã được ấn định.
Theo Luật Chứng khoán Việt Nam, số 70/2006/QH11 và Luật bổ sung sửa đổi số
62/2010/QH12, thị trường giao dịch chứng khốn là địa điểm hoặc hình thức trao đổi
thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
14


Thị trường chứng khốn là một thị trường có tổ chức, nơi diễn ra các hoạt động

mua bán các loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường.
Thị trường chứng khốn cũng là thị trường tài chính bâc cao, nơi mà các nhà đầu
tư (người mua/ người bán chứng khoán) ln cần có các thơng tin tài chính minh bạch
để đưa ra các quyết định kinh tế của mình; nếu khơng, các nhà đầu tư chứng khốn có
thể chịu thiệt hại rất nặng nề nếu như các thông tin tài chính mà họ dựa vào để ra
quyết định khơng đảm bảo độ tin cậy.
2.1.1.2. Chức năng của thị trường chứng khốn
Chức năng của TTCK thể hiện vai trị cụ thể của TTCK đối với nền kinh tế, cụ
thể là:
Huy động vốn: Thông qua TTCK, các công ty, tổ chức kinh tế, Chính phủ có thể
phát hành các cổ phiếu (stock), trái phiếu (bond), gọi chung là chứng khoán để huy
động vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư.
Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư: Đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, mặc dù
chịu nhiều rủi ro hơn, nhưng có khả năng sinh lời nhiều hơn – do khơng chỉ nhờ vào lãi
suất mà cịn nhờ vào việc mua/ bán lại các cổ phiếu, trái phiếu này trên TTCK, qua đó
khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn.
Công cụ di chuyển đầu tư: Một trong những sức hấp dẫn nhất của TTCK chính là
giúp NĐT di chuyển vốn đầu tư một cách dễ dàng thông qua việc quyết định mua hoặc
bán một loại chứng khoán nào đó trên thị trường, đồng thời, có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền mặt (tính thanh khoản cao) khi cần thiết.
Khuyến khích cạnh tranh: Giá cổ phiếu và trái phiếu của một cơng ty có thể lên
hoặc xuống tùy vào nhu cầu thị trường. Điều này thúc đẩy các cơng ty có chứng khốn
niêm yết phải nỗ lực kinh doanh hiệu quả, liên tục đổi mới công nghệ, phát triển
thương hiệu để chứng khốn của cơng ty hấp dẫn trong mắt các NĐT.

15


×