HÌNH THỨC CHUNG CỦA MỘT GIÁO ÁN
Phần 1:
- Môn học, tên chương tên bài, tiết dạy thử.
- Thời gian giảng dạy (1 tiết, 2 tiết,…)
- Đối tượng học sinh được giảng (học sinh khá, trung bình khá,…)
Phần 2:
Gồm các phần sau:
I. Mục tiêu của bài dạy:
1. Kiến thức:
Nêu lên những nội dung quan trọng của bài dạy mà học sinh
cần nắm được khi kết thúc bài dạy.
2. Kỹ năng:
- Các kiến thức về kỹ năng mà học sinh cần phải đạt được để
vận dụng các kiến thức của bài dạy vào giải quyết các bài toán,
bài tập.
- Liên hệ với các kiến thức cũ.
3. Tư duy:
Bài dạy rèn luyện cho học sinh những thao tác tư duy nào? (so
sánh, phân tích hoặc tổng hợp).
4. Thái độ - tình cảm:
Bài dạy cần tạo cho học sinh những tình cảm học tập nào? (tính
độc lập, tính tập thể, lòng say mê yêu quí khoa học,…).
II.Chuẩn bị cho bài dạy:
1. Giáo viên:
Những chuẩn bị về vật chất, thí nghiệm,…giáo viên cần chuẩn
bị để phục vụ cho bài dạy của mình.
2. Học sinh:
Học sinh cần chuẩn bị những gì để có thể tiếp thu bài học được
tốt, để tiết học có chất lượng cao.
III. Phương pháp giảng dạy:
Giáo viên sẽ sử dụng những phương pháp dạy học nào để truyền đạt
kiến thức đến cho học sinh (phương pháp vấn đáp, phương pháp
thuyết trình – giảng giải, phương pháp tự nghiên cứu,…)
IV. Kiểm tra bài cũ (phần này có thể có hoặc không):
Mục đích để kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh.
Nhắc lại những kiến thức cũ mà có sử dụng trong bài hôm nay.
V. Tổ chức hoạt động dạy và học (nghiên cứu bài mới):
Giáo viên chia tiết dạy thành nhiều hoạt động nhỏ:
1. Hoạt động một: nêu mục đích của hoạt động 1
o Giáo viên: trong hoạt động này giáo viên sẽ làm gì để đạt được
mục đích nêu ra.
o Học sinh: dự kiến học sinh sẽ tham gia vào hoạt động này như
thế nào.
o Thời gian dự kiến của hoạt động.
2. Hoạt động hai:…
o Giáo viên:…
o Học sinh:…
o Thời gian dự kiến của hoạt động
3. Hoạt động ba:…
o Giáo viên:…
o Học sinh:…
o Thời gian dự kiến của hoạt động
Phần 3:
I. Củng cố, vận dụng bài học – Dặn dò bài mới:
- Nhắc lại những kiến thức quan trọng, những kỹ năng cơ bản mà học
sinh cần đạt được.
- Vận dụng, hướng dẫn tự học.
- Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh (giao bài tập về nhà)
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài học kế tiếp (nghiên cứu bài mới)
II. Nhận xét và rút kinh nghiệm:
- Nhận xét về giáo án sau khi đã tiến hành dạy trên thực tế.
- Những nội dung cần phải thay đổi cho phù hợp trong giáo án.
CÁC DẠNG TRÌNH BÀY PHẦN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Trình bày không chia cột.
- Trình bày thành hai cột: nội dung – phương pháp
- Trình bày thành ba cột: mục đích - nội dung – phương pháp hay nội
dung – hoạt động của giáo viên – hoạt động của học sinh.
- Trình bày thành bốn cột: thời gian – nội dung – hoạt động của giáo
viên, hoạt động của học sinh.
Thông thường các hoạt động trong phần Tổ chức hoạt động dạy và học được
trình bày dưới dạng bảng như sau:
Hoạt động thức i:…
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian
…….. ……… n phút