Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.04 MB, 104 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN VĂN DÙNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BANG PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 5.05.01

LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Văn Hảo

T Hy V ị&H
Ịvnrnp ■r ■ .
r*ì Ri í
\ \(~ \


l/


MỤC LỤC

Trang


V V V

PHẦN MỞ ĐẦU

1

PHẨN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỂ HẢI QUAN - c ơ SỞ LÝ
LUẬN VÀ PHÁP LÝ.

6

1.1. HẢI QUAN VỚI S ự XUẤT HIỆN TRONG LỊCH s ử HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI.

6

1.2 VAI TRÒ VÀ NHIỆM v ụ CỦA c ơ QUAN HẢI QUAN.

9

1.2.1. Vai trò của cơ quan H ải quan.

9

1.2.1.1. Vai trò của hoạt động hải quan đối với nền kinh t ế đất nước.

10


1.2.1.2. Vai trò của Pháp luật hải quan với tư cách là công cụ thực thí
các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.

14

1.2.2. Nhiệm vụ của cơ quan H ải quan.

15

1.2.2.1. T ổ chức thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải
xuất cảnh - nhập cảnh.

15

1.2.2.2. Nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về th u ế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.

16

1.2.2.3. Nhiệm vụ tổ chức phòng chống buôn lậu, chống gian lận thương
mại vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

18

1.2.2.4. Kiến nghị chủ trương biện pháp quản lỷ nhà nước về hải quan
đối với hoạt độnq xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh.

19


1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT Đ ối VỚI HOẠT ĐỘNG HẢI
QUAN.

21

1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về hải quan.

21

1.3.2. Nguồn của hệ thông pháp luật hải quan.

22

1.3.3. N ội dung quản lý nhà nước vê hải quan.

25

1.3.4. Cơ quan quản lý nhà nước về hải quan.

29


1.4. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HẢI QUAN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT Đ ối VỚI HOẠT ĐỘNG HẢI
QUAN .

30

CHƯƠNG II


33

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN Ở NƯỚC TA.

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN h ả i q u a n v iệ t n a m .

33

2.1.1. Thời kỳ xây dựng chính quyền nhân dân, kháng chiến chông
thực dán Pháp xâm lược (giai đoạn 1945 - 1954)

33

2.1.2. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, chông đê quốc
m ỹ và tay sai, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (giai đoạn
1954-1975).

35

2.1.3. Thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa (giai đoạn 1975-1986).

36

2.1.4. Thời kỳ đổi mới mở cửa và hội nhập (giai đoạn từ 1986 đến
nay).

37


2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT Đ ối VỚI
HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN.

38

2.2.1. Khái niệm, vị trí của công tác thủ tục hải quan.

38

2.2.2. Thực trạng công tác thủ tục hải quan.

40

2.22.1 . Về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng
biển.

41

2.2.22 . Thực trạng của công tác giám sát hải quan tại cảng biển.

42

2.2.3. Thực trạng công tác chống buôn lậu.

44

2.2.3.1 .Khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại.

44


2 2 3 2 . Các thủ đoạn gian lận thương mại chủ yếu.

46

2 2.3.3 . Thủ đoạn buôn lậu chủ yếu trong lĩnh vực hải quan.

48

2.23.4. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng buôn lậu.

50

CHƯƠNG III
TẢNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN - NHŨNG GIẢĨ PHÁP c ơ BẢN.

55


3.1.TẢNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT Đ ối VỚI
HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN LÀ MỘT YÊU CÀU KHÁCH QUAN.

55

3.2.
CÁC GIẢI PHÁP C ơ BẢN NHẰM TẢNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN.

3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động hải quan.


56

3.2.1.1. Ỹ nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính.

56

3.2.1.2. M ục tiêu, yêu cầu của công tác cải cách hành chính.

57

3.2.1.3. N ội dungcủa công tác cải cách hành chính.

58

3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong hoạt động
quản lý nhà nước về hải quan.

63

3.2.3. Tăng cường công tác cán bộ.

65

3.2.3.1. Coi trọng công tác tuyển dụng công chức hải quan.

65

3 .2 3 .2 . Tăng cườnẹ cônẹ tác học tập rèn luyện tư cách đạo đức đối với
công chức hải quan, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo các cơ sở.


66

3 .2 3 .3 . Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ công
chức hải quan.

67

3 .2 3 .4 . Coi trọng công tác b ổ nhiệm đề bạt cán bộ lãnh đạo, thực hiện
tốt công tác thi đua khen thưởng.

69

3.2.3.5. Xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân nhất là đối với cán
bộ lãnh đạo.

69

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động pháp
luật hải quan.

71

3.2.4.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật hải quan và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Hải quan.

71

3 2 .4 .2 . Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm tra sau thông
quan đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự kiểm tra giám sát của

cơ quan H ải quan.

73

3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật Hải quan.

75

3.2.5.1. Tăng cường tìm hiểu, nắm bắt pháp luật hải quan trong nội bộ
ngành H ải quan.

15

3.2.5.2. Tănẹ cườnẹ tuyên truyền p h ổ biến pháp luật hải quan cho các
đối tượnẹ thực hiện pháp luật, đặc biệt nhóm đối tượng là các doanh
nghiệp thực hiện các hoạt độ nạ xuất nhập khẩu hàng hoá.

76

3.2.6. T ổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường
trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác hải
quan.

78

56


3.2.7. Tăng cường công tác nghiên cứu, triển khai, áp dụng pháp luật,
tiếp tục hoàn thiện hệ thông pháp luật H ải quan.


80

3 .2 .7 .Ỉ. Công tác rà soát lại hệ thống văn bản pháp quy hiện hành.

80

3 2.7.2 . Cônẹ tác xây dựng hệ thống văn bản pháp quy dưới luật đ ể
hướnẹ dẩn thực hiện luật Hải quan.

83

3.2.7.3. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hải quan Việt Nam
với pháp luật hải quan quốc tế.

86

KẾT LUẬN

cho phù hợp

90


MỞ ĐẨU
-c a 1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải
đi đôi với tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của bộ máy nhà nước, nhất là hiệu lực, hiệu quả của công cụ pháp luật.

Quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế bằng nhiều công cụ phương tiện, trong
đó đặc biệt chú trọng đến quản lý bằng pháp luật. Hải quan với chức năng cơ
bản là quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Hệ
thống pháp luật hải quan thực tại chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa làm tốt
chức năng quản lý Nhà nước, hơn nữa, trước nhiệm vụ của thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật vừa chặt
chẽ, chi tiết, vừa đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và
vừa phải mang tính hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế.
Pháp luật hải quan là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam,
pháp luật hải quan điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó chủ yếu là các
quan hệ kinh tế mà trong thực tế, các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội luôn
xuất hiện trước, tồn tại trước so với các quy định của hệ thống pháp luật hải
quan, nhất là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường như ở nước ta hiện nay. Để nền kinh tế vận hành theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, theo đúng các chủ trương, chính sách phát triển kinh
tế xã hội của Đảng và Nhà nước thì chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật,
trong đó pháp luật hải quan phải thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ.
Như vậy, về mặt lý luận, Nhà nước cần không ngừng tăng cường quản lý
bằng pháp luật đối với nền kinh tế nói chung, trong đó cần tăng cường quản lý


bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan. Đây là một tất yếu khách quan,
nhu cầu cần thiết và không thể thiếu, để phục vụ đường lối kinh tế của Đảng,
Nhà nước; Đặc biệt là phục vụ về đường lối mở cửa hội nhập quốc tế, kêu gọi
đầu tư nước ngoài, về thúc đẩy hoạt động ngoại thương
Về mặt thực tiễn: Phải không ngừng tăng cường công tác quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với các hoạt động hải quan. Đây cũng là một tất yếu,
khi mà chúng ta đang ở giai đoạn phát triển mở cửa và hội nhập. Trong những
năm qua với hệ thống pháp luật hải quan hiện tại, trước sự phát triển mạnh mẽ
về hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, các loại hình thương

mại phát triển đa dạng, ngành Hải quan đã không ít lúng túng trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các cơ quan lập pháp và hành pháp đã
phải ban hành không ít các văn bản mang tính tình thế, giải quyết các vấn đề
vướng mắc trước mắt, rất nhiều quan hệ kinh tế, rất nhiều chủ thể, hành vi
chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Thực tế trong giai đoạn phát triển kinh tế vừa qua, khi hệ thống pháp luật
hải quan chưa được đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, một mặt gây ra không ít trở
ngại cho các hoạt động thương mại, mặt khác còn có nhiều kẽ hở dễ bị lợi
dụng, buôn lậu, tham nhũng, đôi khi pháp luật hải quan bị buông lỏng đã dẫn
tới tình trạng tuỳ tiện, bị lợi dụng và mang lại hậu quả là một loạt các vụ án
kinh tế lớn đã xảy ra.
Về công tác thi hành pháp luật hải quan còn rất nhiều vấn đề cần nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung. Đó là bộ máy tổ chức của ngành Hải quan nói riêng
cũng như các cơ quan chức năng khác có liên quan nói chung, trong từng
ngành cũng như giữa các ngành có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; đội
ngũ công chức chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu của công tác trong giai đoạn
mới. Đó là sự chưa đồng bộ của hệ thống pháp luật hải quan, các văn bản luật
về một lĩnh vực lại do quá nhiều cơ quan ban hành, dẫn tới tính khả thi không
cao, công tác hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật không được thực hiện tốt.


Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hải quan thể hiện ở việc
thể chế hoá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, hoàn thiện pháp luật
Hải quan, phổ biến sâu rộng cho các đối tượng liên quan thực hiện, tuyên
truyền và nâng cao vai trò giám sát pháp luật hải quan của nhân dân, đồng thời
tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động hải quan,
thường xuyên giáo dục nâng cao phẩm chất của công chức hải quan.
Đây là những vấn đề bức xúc trong thực tế thi hành pháp luật hải quan
đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu về lý luận và tổng kết thực tiễn để tăng cường
quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đề tài được nghiên cứu trong tình hình Luật Hải quan vừa được ban hành
thay thế Pháp lệnh Hải quan, tuy chưa có hiệu lực thi hành, nhưng trong thực
tế rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh từng bộ phận, trong hoạt
động hải quan, đã được thể hiện nhiều nội dung, định hướng của Luật Hải
quan.
Đề tài được nghiên cứu trong tình hình đất nước đang thúc đẩy phát triển
kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, tăng cường hội nhập, mở rộng
quan hệ quốc tế, nhất là ở phương diện kinh tế, đòi hỏi công tác hải quan phải
từng bước hội nhập với thông lệ của các nước, cũng như phải thực hiện các
cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Đề tài về Luật học liên quan đến công tác hải quan hiện nay có luận văn
của Tiến sĩ Luật học Vũ Ngọc Anh với nội dung "Đổi mới và hoàn thiện pháp
luật về hải quan ở nước ta hiện nay", đề tài này được nghiên cứu năm 1996 khi
mà Luật Hải quan đang chuẩn bị xây dựng, nội dung của đề tài xoay quanh
vấn đề hoàn thiện pháp luật hải quan.
Đề tài thứ 2 về Luật học liên quan đến pháp luật hải quan là của Thạc sĩ
Lê Thị Minh Ngọc với nội dung về trị giá hải quan của Tổ chức Hải quan Thế
giới, năm 1997.


Những đề tài, công trình trên đây chỉ đề cập đến những khía cạnh khác
nhau trong hoạt động pháp luật hải quan chưa có một đề tài nào nghiên cứu về
vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan, chưa tài
liệu nào đưa ra các giải pháp tổng hợp nhằm tăng cường quản lý nhà nước
bằng pháp luật. Tuy nhiên, các công trình, tài liệu bài viết đã nghiên cứu, tạo
điều kiện cho tác giả kế thừa về nội dung và phương pháp nghiên cứu cho đề
tài của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về

công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của đề tài là từ việc nghiên cứu thực trạng
của hoạt động pháp luật Hải quan Việt Nam, trên cơ sở chủ trương đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, và hệ
thống pháp luật hải quan quốc tế (pháp luật của một số nước trong khu vực,
một số điều ước quốc tế về hải quan mà ta tham gia), để từ đó rút ra các giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động hải quan.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Mục đích: đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan, và từ việc
nghiên cứu thực trạng hoạt động pháp luật hải quan hiện nay, đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải
quan, đảm bảo thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển kinh tế, xã hội.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nên trên, Đề tài có các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động hải quan.


+ Phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động pháp luật hải quan chỉ rõ
những tồn tại, yếu kém của hệ thống pháp luật Hải quan Việt Nam; nghiên
cứu hệ thống phápluật hải quan của một số nước trong khu vực và các nước
tiến tiến, cũng như nghiên cứu các điều ước quốc tế về hải quan có liên quan.
+ Đề xuất một số các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Đề tài góp phần không những vào việc bổ sung những vấn đề lý luận về
pháp luật hải quan, về mối quan hệ giữa pháp luật hải quan với các quan hệ
kinh tế - xã hội, về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt

động hải quan, mà còn là cơ sở để nghiên cứu, tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách, các nhà lập pháp và những cán bộ công chức hải quan, cũng
như các đối tượng liên quan đến pháp luật hải quan.
Đề tài có thể làm tài liệu bổ ích, nhất là đối với cấp lãnh đạo đơn vị hải
quan cơ sở để áp dụng trong đơn vị mình, ngoài ra đề tài có thể làm tài liệu
giáo dục tại nhà trường hải quan, hoặc các lớp tập huấn cán bộ cơ sở. Để tài
còn giúp ích cho những ai quan tâm đến công tác quản lý nhà nước bằng pháp
luật của Hải quan Việt Nam.
6. Bô cục của đề tài.
- Phần phụ lục.
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung gồm 3 chương (Chương I: Quản lý nhà nước bằng pháp
luật về hải quan; Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động hải quan ở nước ta; Chương III: Tăng cường công tác quản lý
nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan - những giải pháp cơ bản).
- Phần kết luận.
- Phần danh mục tài liệu tham khảo.


CHƯƠNG I
***
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BANG PHÁP LUẬT VỂ HẨI QUAN - c ơ SỞ
LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ

1.1.
HÁI QUAN VỚI S ự XUẤT HIỆN TRONG LỊCH s ử HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu của con người ngày
dần một đa dạng, phong phú và ngày một đòi hỏi cao sự thoả mãn về hàng
hoá. Do vậy, các dịch vụ trao đổi, mua bán, chuyển nhượng, tín dụng, thông

tin ngày càng phát triển... nên có thể nói, các phạm trù như buôn bán, thương
mại, thương trường, thị trường, cạnh tranh luôn gắn liền với sản xuất hàng hoá
của xã hội loài người.
Trong kinh tế, trong thương trường, một sự cạnh tranh tự do, không kiểm
soát, thường là sự đối đầu giữa các thế lực, và đến một lúc nào đó sẽ dẫn tới
tình trạng sự cạnh tranh không còn tác dụng làm động lực thúc đẩy sự phát
triển. Hậu quả sẽ là sự bần cùng hoá, và việc gạt ra ngoài lề xã hội một số các
tác nhân kinh tế, diễn biến tiếp theo của tiến trình này là sự rối loạn các mối
quan hệ kinh tế - xã hội, là sự khủng khoảng xã hội - chính trị. Chính vì thế,
các nhà nước đều phải thực hiện chức năng quản lý của mình để điều tiết, thể
chế hoá các hoạt động của thị trường, mà hải quan là một trong những công cụ
để thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước.
Như vậy, có thể nói nguồn gốc của các hoạt động hải quan là từ khi xuất
hiện sản xuất hàng hoá, con người sản xuất hàng hoá ra không chí để thoả
mãn nhu cầu của bản thân mà với mục đích để trao đổi, đây chính là tiền để về
kinh tế.
Khi xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã, giai cấp chủ nô ra đời dựa vào vị
thế và sức mạnh của mình đã chiếm đoạt thành quả, sản phẩm lao động của


các nông nô, dần dần xuất hiện những thành phần dư giả vật chất trong xã hội,
thúc đẩy sự phát triển của các nghề thủ công, thúc đẩy việc buôn bán, thúc
đẩy quá trình tách thành thị ra khỏi nông thôn, cơ cấu xã hội thay đổi và hình
thành bộ máy quản lý cai trị trong xã hội. Như vậy, khi xã hội phân chia giai
cấp và hình thành các quốc gia, đây chính là các điều kiện về chính trị của
việc xuất hiện các hoạt động hải quan.
Các Mác và Ảng Ghen đã nói rõ trong tác phẩm của mình: "cùng với các
thành thị đã xuất hiện các yêu cầu quản lý, cảnh sát, thuế khoá..." (1, Trang
323).
Hoạt động hải quan thời tiền sử, về cơ bản cũng có các chức năng chính,

như việc thu thuế tạo nguồn thu cho ngân khố, thuế quan thời đó còn có vai
trò quan trọng trong việc củng cố địa vị thống trị của giai cấp bóc lột. Tại Hy
Lạp, thời đó người ta thu thuế ở các chợ hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu,
cũng như tàu thuyền xuất nhập cảnh đậu ở cảng đếu phải nộp thuế, thuế này
gọi là " IMFORIUM", khoảng 2% trị giá hàng hóa. Tại La Mã thu thuế
"PORTƯRIUM" do một số người đứng đầu, các lãnh chúa tại Ý ngay từ thời
trung cổ đã có thu thuế "DOGANA" và ngoài ra còn cấm xuất khẩu lương
thực giữ độc quyền về buôn bán và sản xuất muối.
ở Trung Quốc đời nhà Đường đã thực hiện việc thu thuế và kiểm soát tàu
thuyền ra vào cảng, đến thế kỷ 17 nhà Thanh đã đặt ra danh từ hải quan để chỉ
cơ quan, tổ chức thu thuế, bắt lậu. Mức thuế do nhà vua đặt ra, cao thấp do
mức cần tiền của nhà vua. Sau đó đến đời Khang Hy mới đặt ra thuế đối với
từng loại hàng hoá, thực phẩm, quần áo thông thường là 4% theo trị giá hàng
nhập khẩu và 1% theo trị giá hàng xuất khẩu.
Nhiệm vụ khác nữa của hải quan thời đó, là việc chống lậu, chức năng
này xuất hiện cùng với chức năng thu thuế, để nhằm chống, bắt kẻ trốn tránh
việc nộp thuế. Có thể nói tệ nạn buôn lậu đã xuất hiện từ thời cổ đại Ai Cập,
La mã. Sau khi đế chế La mã tan rã các lãnh chúa đã tự đặt ra các loại thuế


đánh vào hàng hoá phải di chuyển qua lãnh thổ của họ và thế là giới buôn bán
đã thi nhau tìm mọi cách để trốn tránh yêu cầu nộp thuế của các lãnh chúa.
Như vậy, hoạt động hải quan xuất hiện từ khi có sự phân công lao động
sản xuất và xuất hiện hàng hoá, và luôn gắn liền với việc trao đổi buôn bán
thương mại giữa các vùng lãnh thổ khác nhau. Các cộng đồng này để bảo vệ
lợi ích của mình tự đặt ra các biện pháp quy định để kiểm soát hàng hoá qua
lại địa phận mình.. Có thể nói, nếu không có trao đổi buôn bán thương mại
giữa các cộng đồng, các lãnh thổ thì cũng không có hoạt động của hải quan.
Xã hội càng phát triển, sự giao lưu giữa các cộng đồng càng đa dạng
phong phú về tất cả mọi lĩnh vực, đòi hỏi mỗi cộng đồng, quốc gia phải tự ban

hành các quy định về hoạt động của hải quan để kiểm tra, kiểm soát và thực
hiện các đường lối chính sách phát triển kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia
mình và như vậy cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật hải quan cũng
ngày một phát triển và hoàn thiện.
Ngày nay, pháp luật hải quan của các nước, ngoài việc thực hiện các
chức năng chính như kiểm tra hàng hoá, thu thuế, chống buôn lậu, còn có
nhiệm vụ mới như kiểm soát lưu chuyển tiền tệ, chống việc rửa tiền của bọn
tội phạm, thực hiện việc kiểm tra đối với các quyền về sở hữu trí tuệ, ngăn
chặn và phòng chống tội phạm kinh tế, hình sự; kiểm soát sự tuân thủ pháp
luật về môi trường, về hàng hải, hàng không và kiểm tra, kiểm soát chất lượng
hàng hoá, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng...
Hải quan Mỹ còn có nhiệm vụ thi hành luật kiểm soát xuất khẩu m à mục
tiêu là ngăn chặn việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang các nưóc
thù địch (39 trang 449).
Trải qua các thời kỳ phát triển lịch sử khác nhau, hoạt động hải quan của
mỗi quốc gia nói riêng và của các quốc gia nói chung đều có những nét đặc
điểm khác nhau và có các tên gọi khác nhau tiếng Anh là Customs, tiếng Pháp
là Douane.


Cùng với sự phát triển của xã hội, với xu thê toàn cầu hoá, pháp luật hải
quan mỗi nước phải đặt trong bối cảnh chung là phục vụ vấn để mở cửa, hội
nhập, pháp luật hải quan mỗi nước không thể tự tách mình riêng biệt mà trên
cơ sở các quy định về pháp luật của nước mình' phải hội nhập, phù hợp với
pháp luật hải quan của các nước, cũng như các thông lệ quốc tế về thương
mại. Việc thành lập Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) hay Tố chức thương
mại thế giới (WTO) hay tổ chức GATT cùng nằm trong xu hướng này (38,
trang 48).
Như vậy, hoạt động hải quan là một loại hoạt động kiểm tra, giám sát,
kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và

xuất nhập cảnh của phương tiện vận tải nhằm phục vụ mục đích kinh tế, chính
trị - xã hội của quốc gia mình mà cụ thể là tạo nguồn thu cho ngân sách, bảo
hộ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, góp phần bảo vệ chủ
quyền kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.
1.2 VAI TRÒ VÀ NHIỆM v ụ CỦA c ơ QUAN HẢI QUAN.
1.2.1. Vai trò của Cơ quan Hải quan.
Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia mà vai trò của hoạt
động hải quan có những thay đổi khác nhau, nhưng nhìn chung cơ quan hải
quan được coi là công cụ cùa nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế, chính trị
xã hội của quốc gia, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam với chính
sách mở cửa kinh tế, với đường lối phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị
trường, thì vai trò của cơ quan hải quan càng được coi trọng, nếu phát huy tốt
chức năng nhiệm vụ của bộ máy hải quan nó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế, bảo vệ sản xuất, tăng thu ngân sách góp phần bảo vệ an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, nếu bộ máy hải quan vận hành
không tốt, không theo đúng định hướng, sẽ có tác dụng ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển của xã hội. mà trực tiếp là sự phát triển về kinh tê.


Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hàng rào thuế quan và phi quan thuế
dần bị loại bỏ, thay vào đó là tự do hoá thương mại và như vậy vai trò, nhiệm
vụ của Cơ quan Hải quan sẽ ngày một thay đổi. Các chính sách về bảo hộ sản
xuất trong nước, các chính sách về thuế quan khỡng được xem là nhiệm vụ cơ
bản nữa. Tuy nhiên, với Việt Nam đang là một nước phát triển với nền kinh tế
hàng hoá mà chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, đất nước
đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, đang kêu gọi sự đầu tư nước ngoài, kêu
gọi công nghệ hiện đại, đang chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch,
thay đổi cơ cấu nền kinh tế thì chức năng vai trò của Hải quan Việt Nam được
thể hiện ở một số nội dung sau:
/.2.7.7. Vai trò của hoạt độnẹ hải quan đối với nền kinh tế đất nước.

Chúng ta biết rằng hoạt động của hải quan gắn liền với các hoạt động
kinh tế. Pháp luật hải quan là một bộ phận của pháp luật, mối quan hệ giữa
pháp luật hải quan với kinh tế đó là quan hệ giữa một phần của hạ tầng cơ sở
với một phần của thượng tầng kiến trúc, đây là mối quan hệ qua lại biện
chứng.
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, pháp luật hải quan được hình
thành, được quy định bởi cơ sở hạ tầng thể hiện ở các quan hệ xã hội mà chủ
yếu là các quan hệ kinh tế, có thể nói các tiền đề kinh tế là cơ sở trực tiếp quy
định hệ thống pháp luật hải quan. Các Mác đã viết " Pháp luật không được cao
hơn chế độ kinh tế và văn hoá do nó tạo ra" (35, trang 13). Pháp luật hải quan
sinh ra từ các điều kiện, các tiền đề kinh tế nhung nó không phán ánh thụ
động các quan hệ kinh tế mà có tác dụng ngược lại tích cực đối với sự phát
triển kinh tế.
Vai trò của pháp luật hải quan đối với nền kinh tế, thể hiện:
* Thu thuế hải quan đôi với nền kinh tế:
Trong giai đoạn hiện nay, thuế hải quan đối với Việt Nam vần giữ một vị
trí rất quan trọng. Hàng năm, thuế hải quan đóng góp một phần rất đáng kể


trong tổng số thu ngân sách và chiếm trung bình từ 30 - 40% (xem phụ lục 01
về số thuế thu từng năm của ngành Hải quan) Thu thuế luôn được coi là nhiệm
vụ trọng tâm của cơ quan hải quan. Thuế hải quan còn có* vai trò điều tiết cơ
chế xuất nhập khẩu nhằm hạn chế hoặc khuyến khích việc xuất nhập khẩu đối
với từng loại hàng hoá trong những giai đoạn nhất định. Bằng việc nâng cao
hoặc hạ thấp thuế suất đánh vào hàng hoá đó khi nhập khẩu, ví dụ Nhà nước
muốn bảo hộ sản xuất ôtô, hoặc hàng điện tử lắp ráp tại Việt Nam thì thuế
suất của các mặt hàng này là rất cao, những hàng này nhập khẩu vào Việt
Nam vì giá hàng phải cộng cả thuế nên rất khó tiêu thụ, ngược lại với hàng
khuyến khích nhập khẩu như phân bón thuốc trừ sâu, hoặc máy móc thiết bị
thì thuế nhập khẩu có thể bằng không. Vừa qua Chính phủ ban hành một loạt

các chính sách về thuế, lệ phí nhằm khuyến khích, tăng khả năng cạnh tranh
của hàng xuất khẩu Việt Nam như việc hoàn thuế trị giá gia tăng đối với hàng
xuất khẩu, miễn lệ phí hải quan đối với một số hàng xuất khẩu.
*

Nhà nước dùng pháp luật hải quan để điều tiết, kiểm soát hoạt động

ngoại thương, hạn chế nhập khẩu một số hàng hoá nhằm bảo hộ nền sản xuất
trong nước, có thể hạn chế bằng cách dùng các chính sách phi quan thuế như
việc cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện (dùng hạn ngạch, quota để
điều tiết nhập khẩu).
Với chính sách này có thể ngăn chặn hàng hoá từ nước ngoài vào và như
vậy những chủng loại hàng hoá được sản xuất trong nước sẽ được tiêu thụ và
tù' đó thúc đẩy sản xuất những mặt hàng này.
Năm 2001, Chính phủ có ban hành Quyết định sô 4 6 /2 0 0 1/QĐ-TTg ngày
4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế điều hành xuất nhập khẩu
giai đoạn 2001-2005, trong đó quy định những chủng loại hàng hoá cấm nhập
khẩu, những chủng loại hàng hóa nhập khẩu có điều kiện. Nhà nước dùng
pháp luật hải quan để khuyến khích xuất khẩu, bằng cách ban hành các văn
bản pháp luật hải quan trong đó quy định các biện pháp nhằm khuyến khích


xuất khẩu, vấn đề này trong thời gian vừa qua, chính phủ đã liên tục đưa ra các
chính sách, các văn bản như: quy định việc miễn thủ tục kiểm tra hải quan đối
với một số hàng hoá xuất khẩu (Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 26/7/2001
của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu). Chính phủ
quy định thưởng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khi đạt một
kim ngạch hàng xuất khẩu nào đó.
Tất cả chính sách nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu của hàng hoá
Việt nam, được thể hiện bằng các văn bản pháp luật hải quan, và thông qua

các hoạt động của cơ quan hải quan các chính sách này được thực thi trong
thực tế.
Ngoài các hoạt động xuất nhập khẩu, các hoạt động khác như đầu tư
trong nước ra nước ngoài, đầu tư nước ngoài vào trong nước, các hoạt đông du
lịch, hoạt động hội chợ, triển lãm các hoạt động viện trợ của các chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế. Các hoạt động giao lưu thương
mại, thăm viếng......tất cả các hoạt động trên đều chịu sự tác động trực tiếp của
pháp luật hải quan và ở một chừng mực nào đó các hoạt động này đạt được
được hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều các tác nghiệp của cơ quan
hải quan. Trong thực tế đã không ít nhà đầu tư nản lòng khi gặp phải hệ thống
quy định về thủ tục hải quan rưòm rà phức tạp. Đã không ít các đoàn du lịch
phải bỏ hành trình khi gặp các thủ tục nhiêu khê tại các cửa khẩu, các cuộc
hội chợ triển lãm phải thất bại vì không mang được hàng hoá ra trưng bày
triển lãm.
Như vậy, ảnh hưởng của hoạt động hải quan rất quan trọng tới sự phát
triển của hoạt động kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại, đây là những ảnh hưởng
trực tiếp dễ nhận biết, và cũng chính từ đặc điểm này, nên điều chỉnh pháp
luật hải quan cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu không chỉ của ngành hải quan mà của các cơ quan quản lý nhà
nước nói chung.


*

Vai trò của pháp luật hải quan trong việc thi hành các chế định về kiểm

tra, kiểm soát các quan hệ tài chính tiền tệ với nước ngoài.
Vấn đề này ngày càng quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay,
nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là nước đang kêu gọi sự
đầu tư nước ngoài, thu hút vốn từ mọi nguồn bên ngoài để thay đổi cơ cấu

kinh tế cũng như xây dựng hạ tầng cơ sở của xã hội.
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề này luôn là vấn đề đau đầu đối với các
nước đang phát triển , và không ngoại lệ với Việt Nam. Trong thực tế đã có
quá nhiều trường hợp các đối tác là liên doanh nước ngoài khi góp vốn vào
làm ăn ở Việt nam đã khai khống, khai sai trị giá hàng hoá, tiền tệ có trường
hợp khai tăng trị giá hàng hoá, tiền tệ lên rất nhiều lần như hệ thống máy móc
dây chuyền công nghệ cũ trị giá thấp thì khai hơn gấp 10 thậm chí 50 lần trị
giá thật để nâng cao trị giá tài sản đóng góp. Hoặc có trường hợp ngược lại,
khai rút trị giá tài sản để trốn tránh các nghĩa vụ về thuế hoặc trốn tránh các
nghĩa vụ khi thanh toán qua ngân hàng. Ngoài ra còn có các hiện tượng mua
bán lòng vòng chuyển qua các địa chỉ, các lãnh thổ khác nhau, hoặc việc
thanh toán chuyển tiền qua nhiều ngân hàng khác nhau. Cơ quan Hải quan
thay mặt nhà nước thực hiện pháp luật hải quan để kiểm tra, kiểm soát các
quan hệ tài chính, chống sự trốn tránh, luồn lách pháp luật để rửa tiền của các
tổ chức, băng đảng, cũng như các quan hệ tài chính không lành mạnh khác
làm thay đổi bức tranh tổng thể của nền kinh tế, làm sai lệch các con số, kết
quả ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách vĩ mô của nhà nước.
Thời gian gần đây, trên cơ sở các báo cáo kiến nghị của cơ quan hải
quan, Chính phủ đã có những quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn như văn
bản quy định quản lý sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) nhất là trong
việc mua sắm trang thiết bị như ôtô (Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày
4/5/2001 của Chính phủ), hoặc Chính phủ đã có một loạt các văn bản quản lý
chặt chẽ việc hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Việt Nam.


Tổng cục Hải quan đã tham gia góp ý vào việc ban hành các văn bản pháp quy
của các ngành Ngân hàng, để đảm bảo tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm
soát sự lưu chuyển của ngoại tệ, ngoại hối giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam
với các đối tác nước ngoài.
1.2.1.2.


Vai trò của pháp luật hải quan với tư cách là cônẹ cụ thực thi

các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.
Vai trò của pháp luật hải quan đối với việc thi hành các biện pháp điều
tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn lậu hàng cấm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác.
Pháp luật hải quan cho phép Cơ quan Hải quan thực hiện các quyền để
điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan cũng như pháp luật khác
của Nhà nước, cho phép việc tham gia và bảo vệ sự toàn vẹn của chủ quyền
quốc gia. Trên cơ sở của pháp luật hải quan hiện hành, thông qua công tác
kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và phương tiện
xuất nhập cảnh trong địa bàn hoạt động của mình, Cơ quan Hải quan phát hiện
và xử lý các vi phạm.
Trong thời gian qua vấn đề xuất khẩu lậu các cổ vật, các văn hoá phẩm,
cũng như ngoại tệ, vàng bạc đá quý diễn ra rất phức tạp, ngành Hải quan đã
lập nhiều chuyên án và đã đánh trúng nhiều đường dây buôn lậu lớn, thu hồi
hàng nghìn cổ vật giao cho cơ quan Văn hoá, thu giữ hàng triệu đô la xuất lậu.
Phát hiện và bắt giữ việc vận chuyển trái phép các chất gây nghiện, ma tuý,
góp phần đáng kể trong việc ngăn chặt và đẩy lùi tệ nạn này.
Thông qua việc kiểm tra giam sát, kiểm soát hàng nhập khẩu, cơ quan
hải quan đã thu giữ rất nhiều sách báo phản động của các thế lực thù địch thực
hiện "diễn biến hoà bình", tung các tài liệu tuyên truyền qua các con đường
nhập khẩu vào Việt Nam. Văn hoá phẩm đồi trụy cũng là vấn đề rất quan tâm
của công tác kiểm tra hải quan, hầu như tuần nào tại các cửa khẩu cơ quan Hải
quan cũng thu giữ các loại ấn phẩm này. Ngoài ra qua công tác nghiệp vụ cơ


quan Hải quan còn bắt giữ được một khối lượng lớn các loại vũ khí, các loại
động vật quý hiếm, các vật phẩm cấm xuất nhập khẩu theo quy định của pháp

luật hải quan.
Pháp luật hải quan thông qua hoạt động của cơ quan Hải quan cũng đã
đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo để các sản phẩm xuất nhập
khẩu phù hợp với các quy định về chất lượng về môi trường, về công nghệ
cũng như đảm bảo hàng hoá nhập khẩu phù hợp với thuần phong mỹ tục. Nội
dung hoạt động hải quan còn tham gia vào bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tham
gia thực hiện các công ước, điều ước quốc tế hoặc hiệp định song phương mà
Việt Nam đã tham gia, ký kết.
Pháp luật hải quan còn là công cụ thực hiện đối với hoạt động ngoại giao,
chính sách ưu đãi của Nhà nước Việt Nam. v ề lĩnh vực này có các văn bản
pháp luật như Công ước viên về ưu đãi ngoại giao 1961, Công ước về ưu đãi
lãnh sự, Pháp lệnh về ưu đãi ngoại giao. Luật Hải quan cũng dành một mục
quy định chế độ ưu đãi miễn trừ hải quan, ngoài ra còn ở rất nhiều các văn bản
pháp luật khác quy định các chế độ ưu đãi khác nhau trong hoạt động hải
quan, vấn đề này thể hiện rõ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong
việc thực hiện các cam kết cũng như dành các ưu đãi cho các đối tượng cần
tranh thủ.
Như vậy, những hoạt động của Cơ quan Hải quan, ngoài việc góp phần
không nhỏ trong việc bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, còn là
công cụ thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước
1.2.2. Nhiệm vụ của Cơ quan H ải quan.
1.2.2.1.

T ổ chức thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất
cảnh - nhập cảnh.
Theo quy định tại Điều 4 của Luật Hải quan thì thủ tục hải quan là các
công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo



các quy định của Luật đối với hàng hoá và phương tiện vận tải. Đây là hoạt
động quan trọng nhất và mang tính đặc thù của cơ quan Hải quan, các hoạt
%
động này có thể nói bao trùm lên phẩn lớn công tác nghiệp vụ hải quan, ở các
đơn vị hải quan cơ sở, nhân viên hải quan thực hiện nhiệm vụ này chiếm
khoảng từ 60-70% quân số của đơn vị. Nội dung công tác này cũng chiếm
phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật hải quan.
Thông qua công tác này, các chế độ chính sách, chủ trương đường lối được cơ
quan Hải quan kiểm tra, giám sát thực hiện theo đúng quy định trong hệ thống
pháp luật hải quan, đồng thời cũng qua hoạt động thực tiễn để có kiến nghị về
chế độ chính sách các quy định của pháp luật cho phù hợp với tình hình mới.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc thực hiện nhiệm vụ này còn có rất
nhiều bất cập, kể cả vể mặt khách quan và chủ quan.
- Về khách quan, có thể nói hệ thống pháp luật hải quan, nhất là văn bản
pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan do các cơ quan chức năng khác
ban hành, còn rất nhiều bất cập, thiếu đổng bộ, tính khả thi không cao, khó
khăn cho công tác triển khai thực hiện.
- Về mặt chủ quan: công tác cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải
quan nói riêng, và các cơ quan chức năng khác nói chưng chưa được triệt để.
Một phần không nhỏ do đội ngũ công chức hải quan còn yếu kém về kiến
thức, vể phẩm chất.
Thời gian gần đây ngành Hải quan, đã có rất nhiều nỗ lực cải cách, mà
đặc biệt chú trọng vào cải cách công tác kiểm tra, giám sát hải quan đổi với
hàng hoá xuất nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
Ị .2.2.2. Nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về th u ế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan hải quan quy định tại Điều 1 1
của Luật Hải quan. Tổng cục Hải quan là cơ quan chỉ đạo thống nhất việc thu
thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời



áp dụng các biện pháp đê bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu
khác theo quy định của pháp luật.
Thuế liên quan đến hoạt động của cơ quan hải quan có thể chia ra làm
hai loại:
- Thuế hải quan bao gồm có thuê đánh vào hàng nhập khẩu, là sắc thuế
với vai trò chính là bảo vệ sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân
sách. Đối với hàng hoá xuất khẩu, thuế hải quan ngoài việc bảo vệ lợi ích của
người tiêu dùng trong nước bằng cách Nhà nước dùng thuế suất cao để hạn
chế hàng nhập khẩu, nhưng đối với nền sản xuất nước ta, thuế hải quan đối với
hàng xuất thực chất là rất ít, thuế suất chỉ có từ 3 - 5% và cũng chỉ rất ít hàng
hoá có thuế suất, còn phần lớn là hàng không thuế, hoặc thuế suất bằng 0.
Thuế xuất khẩu thực chất chỉ bù đắp lại một phần chi phí cho các cơ quan nhà
nước khi tham gia vào các hoạt động vể thủ tục xuất nhập khẩu.
- T huế gián thu: là các loại thuế độc lập với các sắc thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu được thu trực tiếp vào hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu. Các
loại thuế này ngoài ý nghĩa tăng các khoản thu cho ngân sách còn có mục đích
chính là bảo hộ sản xuất hàng hóa trong nước giúp cho sự cạnh tranh (về giá
cả) giữa hàng hoá nội địa với hàng nhập khẩu.
Xu hướng ngày càng nhiều quốc gia áp dụng và chú trọng tăng cường
việc sử dụng các sắc thuế gián thu, vì không phải quốc gia nào, ở giai đoạn
nào cũng chủ động được trong việc đánh thuế xuất nhập khẩu, vì xu hướng
toàn cầu hoá hiện nay hầu hết các quốc gia đều phải tham gia vào các tổ chức
quốc tế hoặc các tổ chức khu vực và phải tuân thủ theo nguyên tắc tự do hoá
thương mại (hạn chế tối đa việc sử dụng hàng rào thuế quan và các chính sách
phi thuế quan).
Ớ Việt Nam, trước đây hầu hết hàng hoá khi nhập khẩu được nộp thuê
chung gọi là thuế xuất khẩu, nhập khẩu (thực chất nhiều hàng hoá đã bao gồm
cá thuế trị giá gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) nhưng thời gian gần đây, Nhà


r
H


nước đã dần cải cách và đưa vào sử dụng hai sắc thuế này độc lập với thuế
xuất nhập khẩurTuy nhiên, đây mới là giai đoạn đầu và còn rất nhiều vướng
mắc tồn tại, nhất là về các quy định văn bản pháp luật và các chủng loại hàng
nào thì các sắc thuế này được tách ra.
1.2.2.3.

Nhiệm vụ tổ chức phòng chống buôn lậu, chống ạian lận thương

mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Việc phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu và gian
lận thương mại vừa là mục tiêu cơ bản, vừa là một trong các nhiệm vụ chính
yếu nhất của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và của ngành Hải quan tất cả
mọi quốc gia.
Việt Nam là một nước thành viên của WCO, là nước đang trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nên nhiệm vụ chống buôn
lậu và gian lận thương mại hơn bao giờ hết càng có ý nghĩa thiết thực trong
việc góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, bảo vệ lợi ích,
chủ quyền quốc gia, tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, góp phần làm cho đất nước phát triển lành mạnh.
Chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tệ nạn buôn lậu và gỉan lận thương mại ở nước ta trong
những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp và đang là một trong những
trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì thế,
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng, chống buôn
lậu, gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn

chặn, phòng ngừa tệ nạn này.
Nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại là của toàn Đảng, toàn
dân, các ngành, các cấp trong đó ngành hải quan chịu trách nhiệm chính tại
các khu vực kiểm soát hải quan, ngành phải có những biện pháp thống nhất từ
trên xuống dưới ở cả 3 cấp của hệ thống tổ chức hải quan (Tổng cục; Cục hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục hải quan cửa khẩu, các Đội kiểm soát


hải quan), đồng thời các đơn vị hải quan mỗi cấp phải phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước khác tại địa bàn và đặc
biệt phải dựa vào Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ này. Tuy nhiên, trong thời gian qua khi triển khai thực hiện nhiệm
vụ này đã xuất hiện rất nhiều vướng mắc tồn tại, nhất là trong việc thực thi các
văn bản pháp luật của các cơ quan khác nhau, dẫn tới tình trạng chồng chéo
chức năng nhiệm vụ. Mặt khác, hệ thống văn bản pháp luật chưa đảm bảo các
yếu tố pháp lý cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu
quả cao.
1.2.2.4.

Kiến nghị chủ trương biện pháp quản lý nhà nước về hải quan

đối với hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh.
Ngoài các nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành
mình, cơ quan hải quan còn có một nhiệm vụ khác đó là kiến nghị, tham mưu
cho nhà nước trong việc hoạch định các đường lối, chính sách, nhất là trong
lĩnh vực hoạt động kinh tế tham mưu cho Chính phủ, các bộ ngành chức năng
trong việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý đúng đắn, kịp thời về
cơ chế điều hành xuất nhập khẩu cũng như về các mặt quản lý chuyên ngành.
Thực tế trong những năm qua ngành Hải quan với các hoạt động của
mình trong các lĩnh vực như thực hiện kiểm tra giám sát, kiểm soát các hoạt

động xuất nhập khẩu hàng hoá, tiền tệ cũng như các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác. Ngành đã thực hiện chức năng, tham mưu, có những kiến nghị
đúng đắn kịp thời giúp cho việc điều hành, quản lý các hoạt động xuất nhập
khẩu, xuất nhập cảnh cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đúng
theo đường lối phát triển định hướng về kinh tế của Đảng và Nhà nước, ví dụ
chỉ riêng trong tháng 6/2001 ngành Hải quan đã có văn bản kiến nghị với các
Bộ ngành và Chính phủ về các vấn đề sau:
- Bộ Thương mại :


×