Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tổ Chức Xã Hội Và Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Của Người Pà Thẻn Ở Huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang Từ 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

TÔ THỊ HỒNG LIÊN

TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGƯỜI PÀ THẺN HUYỆN QUANG BÌNH,
TỈNH HÀ GIANG TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Đàm Thị Uyên.Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây.
Thái nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả

Tô Thị Hồng Liên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô
trong khoa lịch sử- trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. Nhờ đó tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến
đóng góp và nhận xét quý báu của quý thầy cô thông qua buổi bải vệ đề cương.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đàm Thị Uyên đã trực tiếp
hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất trong quá trình công tác cũng như thực hiện luận văn.
Trên hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực
hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè và đồng
nghiệp luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù dã rất cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn
bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thái nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả

Tô Thị Hồng Liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


ii

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các biểu đồ, hình ......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................5
6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................6
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG ..........9
1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên..............................................................................9
1.2. Khái quát lịch sử hành chính huyện Quang Bình .................................................12
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Pà Thẻn ở huyện Quang Bình .......................14
1.3.1. Các thành phần dân tộc ......................................................................................14
1.3.2. Dân tộc Pà Thẻn .................................................................................................19
1.4. Khái quát về kinh tế - xã hội của người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình ...............22
Chương 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI PÀ THẺN Ở HUYỆN
QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM 1945 ĐẾN 2013 ............................29
2.1. Tổ chức làng bản ...................................................................................................29

2.1.1. Tên gọi và hình thức tụ cư .................................................................................29
2.1.2. Nhà ở ..................................................................................................................31
2.2. Mối quan hệ cộng đồng, thôn bản ........................................................................36
2.2.1. Mối quan hệ đồng tộc ........................................................................................36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


2.2.2. Mối quan hệ với các tộc người khác ở địa phương ...........................................40
2.3. Tổ chức gia đình và dòng họ ................................................................................44
2.3.1. Tổ chức gia đình ................................................................................................44
2.3.2. Tổ chức dòng họ ................................................................................................53
2.4. Luật tục với việc điều hành xã hội và các thể thức xử phạt vi phạm ...................56
2.4.1. Quy định về sử dụng đất, bảo vệ rừng và nguồn nước ......................................56
2.4.2. Một số luật tục trong ứng xử xã hội...................................................................61
Chương 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI PÀ THẺN Ở
HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG ..........................................................64
3.1. Tín ngưỡng dân gian .............................................................................................64
3.1.1. Thờ cúng các thế lực siêu nhiên ........................................................................64
3.1.2. Thờ cúng tổ tiên .................................................................................................72
3.1.3. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp ...............................................77
3.1.4. Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới .............................................................83
3.1.5. Tục nhảy lửa ......................................................................................................87
3.2. Tôn giáo ................................................................................................................91
KẾT LUẬN .................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 101
TÀI LIỆU ĐIỀN DÃ ............................................................................................... 105

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN

: Công nghiệp

CP

: Chính phủ

DTGT

: Diện tích gieo trồng

NXB

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư


Th.s

: Thạc sĩ

TS

: Tiến sĩ

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khí hậu ở huyện Quang Bình năm 2013 .......................................... 10
Bảng 1.2: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm Huyện Quang Bình
năm 2010- 2012 ................................................................................. 11
Bảng 1.3: Các dân tộc huyện Quang Bình năm 2013 ....................................... 18
Bảng 2.1: Hệ thống thuật ngữ tên gọi trong quan hệ gia đình của người Pà Thẻn .... 49
Bảng 2.2: Thống kê số dòng họ của người Pà Thẻn tại thôn Nậm Xú, Xã
Tân Bắc.............................................................................................. 53
Bảng 2.3: Cách đặt tên của người Pà Thẻn ....................................................... 56


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân tộc huyện Quang Bình .........................................................15
Biểu đồ 1.2: Quy mô dân số người Pà Thẻn từ năm 1979 đến 2009 ...........................21
Hình 2.1: Mô hình nhà ở có kết cấu giá chiêng ở giữa ................................................32
Hình 2.2: Mặt bằng sinh hoạt gia đình bà Sìn Thị Tả, thôn Nậm Xú, xã Tân Bắc .....34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

vi

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Giang là một tỉnh biên giới miền núi phía Bắc của Việt Nam, đây là địa
điểm cộng cư của nhiều dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Pà Thẻn,
Pu Péo… Các dân tộc này sinh sống xen kẽ nhau tạo thành một khối đoàn kết thống
nhất mang đến cho Hà Giang một nền văn hoá tộc người đa dạng, đặc sắc.
Trong số các dân tộc cư trú ở Hà Giang thì dân tộc Pà Thẻn chiếm 0,8% dân
số. Đây là một dân tộc có số dân ít và hiện nay chỉ cư trú tập trung chủ yếu ở hai tỉnh:
Hà Giang và Tuyên Quang. Ở Hà Giang dân tộc Pà Thẻn chỉ cư trú ở một vài xã của
hai huyện: Bắc Quang và Quang Bình, trong đó tập trung nhiều ở huyện Quang Bình.

Pà Thẻn là một trong những nhóm thuộc cộng đồng người Dao, gần gũi về nguồn gốc
với người Dao. Trước đây họ sống ở những vùng núi cao và chỉ di cư xuống những
vùng thấp vào khoảng cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Ngày
nay, người Pà Thẻn sống tập trung thành những bản làng, dân tộc Pà Thẻn có một
kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, độc đáo, giàu bản sắc. Vì
lẽ đó mà các giá trị văn hoá cũng như tình hình về kinh tế, chính trị, xã hội của đồng
bào Pà Thẻn đã trở thành đối tượng nghiên cứu của một số ngành và một số nhà khoa
học dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nào nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Pà Thẻn ở huyện
Quang Bình (Hà Giang) một cách cụ thể và có hệ thống.
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay, nhiều giá trị văn
hoá truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.Do vậy, “ bản sắc dân tộc” là
một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm và đề cao trong quá trình xây dựng, đổi
mới đất nước. Việc nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người
Pà Thẻn là cần thiết, bởi nó góp phần bảo tồn và giữ gìn những nét văn hoá truyền
thống của người Pà Thẻn nói riêng và của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam nói
chung, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “ xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm
cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng
gia đình, từng tập thể và cộng đồng” như Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII mà
Đảng ta đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Việc nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Pà Thẻn
sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổn quát hơn về người Pà Thẻn trong các lĩnh vực: Văn

hoá, tổ chức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo… Nhìn nhận vai trò của tộc người này trong
lịch sử phát triển của dân tộc. Đây chính là cơ sở để tăng cường tính đoàn kết của các
dân tộc trong cùng một địa phương và cao hơn là sự gắn bó giữa các dân tộc trong
một quốc gia, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước.
Với những lí do trên, tôi chọn “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của
người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà giang từ 1945 đến năm 2013” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dân tộc Pà Thẻn là chủ đề đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến các vấn đề
khác nhau.
Trong bài viết Pà Thẻn và mối quan hệ Mèo- Dao ở Việt Namcủa tác giả Phan
Hữu Dật, trong Thông báo khoa học sử học, năm 1973, đã so sánh 3 tộc người Pà
Thẻn, Mèo, Daotrên các phương diện: tên tự gọi, tiếng nói và văn hóa. Trong bài viết
Người Pà Thẻn và mối quan hệ giữa họ với người Mèo, người Daotrong tạp chí dân
tộc học số 3, xuất bản năm1974, Việt Bàng và cộng sự đã giới thiệu những nét khái
quát từ địa vực cư trú, tên gọi và kí ức về nguồn gốc của người Pà Thẻn. Tác giả đưa
ra sự so sánh về ngôn ngữ và mối quan hệ thân thiết, tình cảm của người Pà Thẻn với
người H’Mông, đồng thời so sánh các thành tố trang phục của phụ nữ, các mô típ
trang trí và kỹ thuật dệt hoa văn giữa người Pà Thẻn và người Dao.
Với bài viết Người Pà Thẻn, đăng trên Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 342001, tác giả Tố Oanh đã giới thiệu sơ lược về tộc danh, địa bàn cư trú và những tộc
người cận cư có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người Pà Thẻn.
Năm 2002, Đỗ Đức Lợi trong cuốn sách Tập tục chu kì đời người của các tộc
người - ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, tác giả đã
nghiên cứu từ nguồn gốc lịch sử đến hoạt động kinh tế, môi trường, đặc trưng văn
hóa của các tộc người H’Mông, Dao, Pà Thẻn. Tác giả tập trung giới thiệu, phân tích,
lý giải ại hóa đất nước, đời sống kinh tế- văn hóa
của người Pà Thẻn cũng có nhiều thay đổi. Một số hủ tục lạc hậu trong tín ngưỡng của
người Pà Thẻn đã được xóa bỏ. Tuy nhiên, đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của
người Pà Thẻn vẫn đậm đà màu sắc dân gian và văn hóa tộc người.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

97

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


KẾT LUẬN
Người Pà Thẻn đến Việt Nam cách đây khoảng 200 - 300 năm cùng với các
nhóm Dao, có mối quan hệ gần gũi với tộc người H’Mông và Dao. Đây là một trong
số những dân tộc thiểu số có lượng dân cư ít nhất tại Việt Nam và cư trú chủ yếu ở
hai tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta là Hà Giang và Tuyên Quang. Tuy số dân ít
nhưng dân tộc Pà Thẻn lại có một đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng,
thể hiện qua lối sống, phong tục, tín ngưỡng tôn giáo của tộc người.
Trước năm 1960 người Pà Thẻn sống du canh du cư, đời sống không ổn định,
thường xuyên thiếu lương thực và phải sống dựa vào tự nhiên, hoạt động kinh tế chủ
yếu là trồng lúa nương, săn bắn, đánh bắt cá. Từ sau năm 1960 theo tiếng gọi của
Đảng , đồng bào đã xuống vùng thấp hơn để định canh, định cư và bắt đầu biết trồng
lúa nước, trồng chè và những loại cây ăn quả như : cam, quýt… tăng thêm thu nhập
và ổn định cuộc sống. Trước đây, người Pà Thẻn canh tác nương rẫy, họ có rất nhiều
kinh nghiệm trong việc chọn đất và canh tác trên nương. Hiện nay, khi đã định cư ở vùng
thấp, thung lũng ven sông, suối thì canh tác ruộng nước lại được coi là thế mạnh đối với
người Pà Thẻn, từ việc chọn đất đến việc đắp đập chắn ngang dòng suối để dẫn nước vào
ruộng, người Pà Thẻn còn biết tiếp thu một số kỹ thuật canh tác của các dân tộc láng
giềng như người Tày, người Kinh… để tăng năng suất, giảm sức lao động.
Người Pà Thẻn sống xen kẽ với các dân tộc khác và cũng có sự giao thoa và
ảnh hưởng bởi các dân tộc anh em, tuy nhiên bản sắc riêng của người Pà Thẻn vẫn
đang được bảo tồn và phát huy, thể hiện rõ ở trang phục, kết cấu nhà ở , ngôn ngữ…
Trang phục của người Pà Thẻn như một con chim lửa rực rỡ giữa rừng xanh, hiện tại

người Pà Thẻn đã thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc
nhằm lưu giữ và dạy cho các thế hệ sau cách dệt bộ trang phục của dân tộc mình.
Ngoài ra các tập tục trong hôn nhân của người Pà Thẻn cũng là nét văn hóa đặc sắc
của dân tộc mình, đó là việc trải qua 6 lần dạm hỏi mới đi đến đám cưới chính thức,
đó là tục ở rể, là tục xem chân gà khi quyết định chọn vợ, chọn chồng… Trong những
năm gần đây các nghi lễ trong đám cưới của người Pà Thẻn đã giảm bớt một số thủ
tục rườm rà và lạc hậu, việc xem chân gà vẫn còn tồn tại nhưng không mang tính
quyết định trong việc chọn bạn đời của người Pà Thẻn, điều đó thể hiện người Pà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

98

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Thẻn vẫn có ý thức giữ gìn bản sắc, phong tục của dân tộc mình, tuy nhiên biết loại
bỏ những yếu tố không phù hợp trong thời đại ngày nay.
Gia đình, dòng họ và làng bản những tổ chức kinh tế - xã hội cơ bản. Trong
gia đình có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ, có sự phân công lao động và chăm sóc
con cái một cách rõ ràng, theo đó người đàn ông là trụ cột chính trong gia đình, là
người đưa ra quyết định cuối cùng đối với những việc hệ trọng, phụ nữ lo cơm nước cho
gia đình và chăm sóc con cái. Trong những năm gần đây vai trò của người phụ nữ Pà
Thẻn trong gia đình cũng như trong xã hội đã được chú trọng hơn, không chỉ quanh quẩn
với việc bếp núc, ruộng vườn, người phụ nữ có quyền tham gia các tổ chức chính quyền,
đoàn thể, các công tác xã hội. Trong quan hệ dòng họ của người Pà Thẻn từ trước cho
đến nay nổi lên vai trò của ông trưởng họ và người ông cậu. Trong hôn nhân, nếu ông
cậu không đồng ý thì cuộc hôn nhân đó coi như không thành.
Đời sống văn hóa tinh thần của người Pà Thẻn phong phú và đặc sắc, nhất là
tín ngưỡng tôn giáo. Các tín ngưỡng của người Pà Thẻn thể hiện nhân sinh quan về
thế giới xung quanh. Thể hiện niềm tin tuyệt đối của họ đối với tổ tiên và các vị thần

linh. Tất cả niềm tin đó đều đi đến mong muốn là các vị thần linh và tổ tiên sẽ phù hộ
cho họ được mạnh khỏe, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt, bội thu.
Tuy nhiên, với niềm tin tuyệt đối như vậy người Pà Thẻn lý giải mọi sự vật, hiện
tượng hay những rủi ro mà mình gặp phải đều xuất phát từ các lực lượng siêu nhiên,
chỉ có các thầy cúng (đại diện cho Sa man giáo) là người có thể nói chuyện và cầu xin
thần linh, giúp họ trừ diệt tà ma, bảo vệ và che chở cho cuộc sống nhân dân. Với ý
niệm đó đã giúp cho sa man giáo có điều kiện phát triển, cũng đồng nghĩa với việc
nhận thức của đồng bào Pà Thẻn về các khía cạnh tâm linh còn nguyên sơ. Trong giai
đoạn hiện nay nhiều tín ngưỡng của người Pà Thẻn đã không còn tồn tại nguyên vẹn,
chẳng hạn như tín ngưỡng chọn nương, trước năm 1960 do cuộc sống du canh du cư
nên tín ngưỡng chọn nương được đồng bào Pà Thẻn gìn giữ và áp dụng, sau năm
1960 thực hiện cuộc vận động định canh định cư cuộc sống của người Pà Thẻn đã ổn
định hơn, không còn nay đây mai đó, việc canh tác nương rẫy cũng không còn thay
đổi thường xuyên, tín ngưỡng chọn nương do vậy cũng không còn được duy trì một
cách nguyên sơ như giai đoạn trước năm 1960 nữa. Điều đó cho thấy cần có định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

99

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


hướng để người Pà Thẻn vừa gìn giữ được những nét văn hóa của tộc người mình
nhưng loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu để có nếp sống văn minh hơn.
Người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, Hà Giang là tộc người còn lưu giữ được
nhiều bản sắc văn hóa từ xa xưa, biểu hiện qua các nghi thức, lễ hội như: lễ kéo chày,
lễ mừng cơm mới và đặc biệt là tục nhảy lửa diễn ra từ tháng 10 Âm lịch hàng năm,
trong lễ nhảy lửa con người và thần linh như hòa làm một, cùng đám than hồng rực rỡ
giữa buổi đêm làm cho không gian trở nên huyền ảo và phiêu linh … Tuy nhiên, đời
sống vật chất của một bộ phận người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính

vì vậy, người Pà Thẻn cần nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hơn nữa trong
công tác nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người
của một dân tộc xếp vào nhóm dân tộc có số dân ít nhất Việt Nam hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

100

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1992), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, NXB ĐH QG, Hà Nội.
2. Việt Bàng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung (1974), Người Pà Thẻn và mối quan
hệ giữa họ với người Mèo, người Dao, Tạp chí dân tộc học số 3, năm 1974.
3. BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, NXB
Chính trị QG, Hà Nội.
4. BCH Đảng bộ Huyện Quang Bình, Đảng bộ huyện Quang Bình 10 năm xây dựng
và phát triển (2003-2013), Sở văn hóa thông tin Hà Giang xuất bản, Hà Giang.
5. Bộ chính trị, Nghị định số 146/2003/NĐ-CP, ngày 01/12/2013 Về việc Thành lập
xã thuộc huyện Bắc Quang và thành lập huyện Quang Bình, Hà Giang.
6. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, NXB VHNTTạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
8. Cục thống kê tỉnh Hà Giang , Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2015.
9. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội.
10. Phan Hữu Dật (1973), Pà Thẻn và mối quan hệ Mèo - Dao ở Việt Nam, Thông báo
sử học, tập VI, Đại học Thái Nguyên.
11. Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế xã hội các dân tộc miền núi phía
Bắc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Phan Đại Doãn (2003), Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế, văn hóa, NXB
VHTT, Hà Nội.
13. Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (cb) (2004), Các dân tộc ở Hà Giang, NXB Thế
giới, Hà Nội.
14. Bế Văn Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế- xã hội miền
núi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (Chủ biên) (2008), Các dân tộc ở Hà Giang, NXB
Thế giới, Hà Nội.
16. Nguyễn Minh Đức (1972), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam,
Viện ngôn ngữ học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

101

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


17. Mai Thanh Hải (1996), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
18. Mai Thanh Hảo (1996), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, NXB văn
hóa thông tin, Hà Nội.
19. Ninh Văn Hiệp (Chủ biên) (2006), Văn hóa phong tục người Pà Thẻn - bảo tồn và
phát huy, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
20. Ninh Văn Hiệp, Tuấn Dũng, Hoàng Quyết, Trương Thị Xúng, Bùi Ngọc Quang
(2012), Phong tục tập quán một số dân tộc thiểu số, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
21. Hội đồng biên tập (2001), Các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
22. Hội đồng biên tập (2001), Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, NXB Chính
trị QG, Hà Nội.
23. Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên) (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người ở vùng biên

giới phía Bắc, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
24. Đỗ Thị Thanh Hương (2012), Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số dân
tộc Pà Thẻn, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, Luận văn Th.s Xã hội học,
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- ĐH Quốc gia Hà Nội.
25. Vũ Quốc Khánh (Chủ biên) (2013), Người Pà Thẻn ở Việt Nam, NXB Thông tấn,
Hà Nội.
26. Vũ Quốc Khánh (2015), Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quang Bình,
tỉnh Hà Giang, Luận văn Th.s quản lý kinh tế, Trường ĐH kinh tế- ĐH Quốc gia
Hà Nội.
27. Hoàng Văn Kiên, Vũ Diệu Chung (Chủ biên) (2015), Người Pà Thẻn huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang, NXB Lao Động.
28. Đỗ Đức Lợi (Chủ biên) (2002), Tập tục chu kỳ đời người của tộc người nhóm
ngôn ngữ Mông-Dao ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
29. Hoàng Lương (2012), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía
Bắc, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Hằng Nga (2011), Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Pà Thẻn ở Hà
Giang, Luận văn Th.s ngôn ngữ, Trường Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

102

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


31. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, NXB Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
32. Trần Quang Phúc (2013), Việt Nam sắc màu văn hóa 54 dân tộc anh em, NXB
Đồng Nai.
33. Đặng Thị Quang (Chủ biên) (2014), Văn hóa dân gian dân tộc Pà Thẻn ở Việt
Nam, quyển 1, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

34. Đặng Thị Quang (Chủ biên) (2014), Văn hóa dân gian dân tộc Pà Thẻn ở Việt
Nam, quyển 2, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
35. Hùng Đình Quý (Chủ biên) (1999), Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang,
NXB Sở văn hóa thông tin Hà Giang, Hà Giang.
36. Đào Lam Sơn, Lê Thanh Sử (1994) , Các lễ tục truyền thống trong chu kì đời
sống của người Khơ Me ở Cam Pu Chia, Tạp chí Dân tộc học số 3, năm 1994.
37. Nông Quốc Tuấn (Chủ biên) (2004), Văn hóa truyền thống dân tộc Pà Thẻn, NXB
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
38. Nguyễn Việt Thanh (Chủ biên) (2010), Văn hóa truyền thống dân tộc Pà Thẻn ở
Tuyên Quang, NXB Thế giới, Hà Nội.
39. Lê Ngọc Thăng (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
40. Đặng Thu (Chủ biên) (2000), Đánh giá mức sinh hoạt và biến thiên mức sinh hoạt
của các vùng, các tỉnh, các huyện, các dân tộc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Hà Giang (2001), Hà Giang 110 năm đấu tranh,
xây dựng và phát triển (1891 - 2001), NXB CTQG, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Toán (2007), Tìm hiểu những tục lệ liên quan đến chu kì đời người
của dân tộc Pà Thẻn xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, Hà Giang, Luận văn Th.s,
Trường ĐH văn hóa Hà Nội.
43. Vương Hoàng Tuyên (1963), Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở bắc Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
44. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người
ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
45. UBND huyện Quang Bình (2011), Báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế- xã hội
huyện Quang Bình theo các chỉ tiêu quốc gia về nông thôn mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

103

http://www. lrc.tnu.edu.vn/



46. Viện Dân tộc học (1995), Sổ tay các dân tộc ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
47. Website:
48. Website: hagiang.gov.vn
49. Website: quangbinh.hagiang.gov.vn
50. Website: hoangsuphi.hagiang.gov.vn
51. Website: xinman.hagiang.gov.vn
52. Website: www.baohagiang.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

104

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


TÀI LIỆU ĐIỀN DÃ
Năm

Địa chỉ

STT

Họ và tên

53

Hoàng Văn Nam


1950

Thôn Nậm O, xã Tân Bắc

54

Sìn Láo Lở

1955

Thôn Nậm Xú, xã Tân Bắc

Làm ruộng

55

Phù Minh Thành

1960

Thôn My Bắc, xã Tân Bắc

Trưởng thôn

56

Sìn Láo Tả

1953


Thôn Nậm Xú, xã Tân Bắc

Làm ruộng

57

Hùng láo Sán

1946

Thôn Nậm Xú, xã Tân Bắc

Làm ruộng

58

Hoàng Văn Chính

1976

Thôn My Bắc, xã Tân Bắc

Làm ruộng

59

Sìn Văn Thắc

1951


Thôn Mác Thượng, xã Tân Trịnh

Thầy cúng

60

Sìn Thị Tả

1966

Thôn Nậm Xú, xã Tân Bắc

Làm ruộng

61

Tẩn Văn Phong

1952

Thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh

Trưởng thôn

62

Phù Láo Lở

1951


Thôn Lủ Thượng, xã Tân Bắc

Làm ruộng

sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

105

Nghề nghiệp
Nguyên Chủ
tịch UBND xã

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


PHỤ LỤC
LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI PÀ THẺN

1

2

3

4

5


6

7

8

9

1. Làng bản ở thôn Nậm O( Tân Trịnh)

4. Nhà của người Pà Thẻn ở Tân Trịnh

7. Một góc bếp.

2. Làng bản ở thôn My Bắc(Tân Bắc)

5. Kết cấu vì, kèo bên trong ngôi nhà.

8. Vườn và ruộng ở phía trước nhà.

3. Nhà của người Pà Thẻn ở Tân Bắc

6. Lều củi.

9. Một góc chợ phiên

(Nguồn: Tác giả chụp và sưu tầm tại Tân Bắc, Tân Trịnh tháng 5, 8/2016



TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI PÀ THẺN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1. Thổ cẩm

5. Trang phục nam, nữ thanh niên

8. Trang phục người cao tuổi

2, 3. Trang phục thiếu nữ

6. Trang phục trong đám cưới


9. Trang phục thầy cúng

4. Trang phục trẻ em

7. Trang phục đàn ông
Nguồn: Tác giả chụp và sưu tầm tại xã Tân Bắc, Tân Trịnh tháng 7,8/2016


TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

1

2

3

5

4

6

7

8

9

10


11

12

13

1. Bàn thờ gia đình có
người làm thầy cúng.
2. Bàn thờ gia đình không
có người làm thầy cúng.
3. Thổ công (thôn Nậm
Xú -Tân Trịnh).

4. Thổ công (thôn Mã
Thượng - Tân Trịnh).
5.Dụng cụ của thầy cúng.
6,7.Cúng trong lễ nhảy
lửa.

8. Cúng báo tổ tiên
trong đám cưới.
9. Cúng thần thổ địa
trước khi dựng nhà mới.
10. Lễ kéo chày.

11. Gói bánh sừng trâu
trong lễ mừng cơm mới.
12,13. Lễ cầu mưa

(Nguồn: Tác giả chụp và sưu tầm tại Tân Bắc, Tân Trịnh tháng 7, 9, 11/2016).




×