Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Những vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.18 MB, 111 trang )


n ộ GIẢO DỤC VẢ ĐẢO TẠO

BỘ r ư PHẤP

TRUỒNG ĐẠI

liọc LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THÁI NHẠN

NHỮNG VÂ N Đ Ể P H Á P LÝ V Ê HỢP Đ ổ N G


MUA

BÁN

TH IẾT

SẢN PHAM V ớ i

BI■ C Ó Đ I Ê U

th ư ơ im g

K I Ê■N

nhãn

BAO



nước

TIÊU

im goài

T Ạ■I V I Ệ■T NAM

CIIUYÊN NGÀNII: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 50515

LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC




' t h ữ vT ê ì O
TRụộÍGÓẠIHỌCLUẬTMỘ!
PHÒNG ĐOCOV. 4à '-) J



N.i>ười



ÌÌƯ Ớ IIỊỈ

dan khoa


hoe:

V
___ rS
n rr r i
I I A
4
rr i T i í 7 rr
PGS.PTS. HOẢNG NGỌC THIẾT

Phó hiệu trưởng Trường Đại học ngoại thương Hà Nội

HÀ NỘI 1999


Tôi xin cam đoan dây là công trình nghiên ciấi
khoa học của bản thân tôi.
Nêu có gì sai trái tôi xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật.

Tác giả luận án

Nguyễn Thái Nhạn


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Thư viện giáo
viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.


Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, PTS Hoàng Ngọc Thiết, phó hiệu trưởng
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân (hành cảm ơn Công ty Khai thác chế biến xuất khẩu khoáng sản
Khánh Hòa, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi về mọi
mặt để lôi học tập, nghiên cứu và lioàn thành bản luận án.

Tác giá luận án

Nguyễn Thái Nhạn


MỤ C LỤC

P1IẦNMỞ ĐẦU.

C HƯƠNG 1.

Khái quát chung về hợp đồng mua bán thiết bị có điều
kiện bao tiêu sản phẩni vói thương nhân nước ngoài.
1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm
với thương nhân nước ngoài.
1.2. Đăc điểm hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm
với thương nhân IIƯỚC ngoài.

C H Ư Ơ N G 2.


Nhũng vấn đề pháp lý về đàm phán, ký kết và nội
dung cơ bản của hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện
bao tiêu sản pliẩni vói thương nhân nước ngoài.
2 . 1. Cách thức đàm phán.
2.2. Nội dung hợp đổng.

C H Ư Ơ N G 3.

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp
đồng mua bán thiết bị có diều kiện bao tiêu sản phẩm vói
thương nhân nước ngoài.
3 .1. Quyền và nghĩa vụ của người bán thiết bị, mua san phẩm.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của người mua thiết bị, bán sản pliẩrn


C H Ư Ơ N G 4:

Vấn đề hoàn thiện các qui định pháp luật có liên quan đến hựp
đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương
nhân nước ngoài.

79

4.1. Những vướng mắc trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng

79

4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật có liên
quan.


93

KẾT LUẬN

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

104


PHẨN MỞ ĐẨU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế là động lực quan
trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Thực tiễn đời sống
kinh tế thế giới cho thấy, hầu hết các quốc gia không có đủ các nguồn !ực và
lợi thế phát triển kinh tế đều phải thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
để phát triển nền kinh tế của nước mình.
Các nước phát triển dư thừa nguồn lực tài chính và công nghệ cao muốn
tìm kiếm thị trường đàu lư, chuyển giao công nghệ, muốn xây dựng và ổn định
nguồn cung cấp nguyên liệu. Các nước đnng phát triển có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào cần thu hút vốn đầu tư, cần đổi
mới công nghệ và mong muốn mỏ' lộng thị trường xuất khẩu sản phẩm. Quan
hệ cung cầu trên tất yếu dẫn đến hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư nước
ngoài ở hầu hết các nước trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
hướng hoà nhập trong phát triển kinh tế của thế giới ngày nay.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 đề ra nhiệm vụ chiến lược:
“Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công

nghiệp” '
Để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược dưa Việt Nam trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cẩn khắc phục tình trạng thiếu vốn,
tăng cường đổi mới công nghệ, mở lộng thị trường liêu thụ sản phẩm. Tuy
không mang tính quyết định như nguồn vốn đầu tư trong nước nhưng nguồn
vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài cũng giữ vai trò quan trọng góp
phẩn hỗ trợ cho công nghiệp hoá, chuyển giao công nghệ và thiết bị kỹ thuật

1 Văn kiện Đại hội Đ ả n g C ộ n g sản Việt Na m lần thứ 8. Nlici XB Chính trị Q uố c gia, năm
1996.


mới, đào tạo kỹ năng quản lý và tay nghề cho lao động Việt Nam, đẩy mạnh
tiếp cận thị trường của các nước phát triển, khai thác các thế mạnh về tài
nguyên thiên nhiên và nhân lực, mở rộng và củng cố vững chắc thị trường xuất
khẩu sản phẩm...
Bên cạnh đáu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đẩu
tư đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm: “ Hình thức đầu tư cần tiếp tục
đa dạng hoá, chú ý thêm những hình thức mới, như đáu tư tài chính...”
Mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm là một trong các hình thức
đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện thông qua
HĐMBTBCĐKBTSP . Song đây lại là vấn đề còn mới, chưa được nghiên cứu
một cách có hệ thống, toàn diện trong khi hình thức mua bán thiết bị có điều
kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân nước ngoài đang từng bước được thực
hiện ở nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương.
Thực tiễn đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đổng mua bán thiết bị có
điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân nước ngoài thời gian vừa qua cho
thấy cần phải có một sự nghiên cứu nghiêm túc, khẩn trương nhằm hệ thống
những vấn đề pháp lý, kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết trong quá trình đàm phán,
ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm

với thương nhân nước ngoài và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các
qui định pháp luật có liên quan.
Với những lý do trên, tôi đã chọn “Những vấn đê' pháp lý về lìơp đồns
mua bán thiết bì có điêu kiên bao tiêu sởn phẩm vói tìiương nhân nước ngoài
tai Viêt nam ” làm đề tài luận án thạc sĩ khoa học pháp lý của mình.

2. Mục đích ngliiên cứu:
Phân tích, làm rõ những đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán thiết
bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân nước ngoài cũng như
'Văn kiện Đại hội Đ ả n g C ộ n g sản Việl nam lần thứ 8. Nhà XB Chính Irị Q u ố c gia, năm
1996


quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng này.
Phân tích những khó khăn vướng mắc, những vấn đề còn lổn tại cần
khắc phục trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán thiết
bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân nước ngoài trong giai đoạn
hiện nay.
Trên cơ sở những kết quả phân tích nêu trên, đưa ra một vài kiến nghị
nhằm góp phần hoàn thiện các qui định pháp luật có liên quan đến hợp đồng
mua bán thiết bị có điều kiện bno tiêu sán phẩm với 1hương nhân Iiirớc ngoài
trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đôí tượng nghiên cứu: Những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng mua
bán thiết bị có điều kiện bao liêu sản phẩm với thương nhân nước ngoài.
Phạm vi nghiên cưíí: Hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu
sản phẩm với thương nhân nước ngoài được nghiên cứu dưới góc độ pháp lý và
kỹ thuật nghiệp vụ của một hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá đặc biệt, thực
hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam.


4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp duy vạt biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lôi, chính sách đổi mới của Đảng
cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, xã hội.
Luận án cũng sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như phân tích,
chứng minh, tổng hợp, hệ thống hoá, diễn giải, suy luận, qui nạp và so sánh.

5. Nliũlig điểm mới của luận án:
Đây là bản luận án đi sâu vào nghiên cứu một dạng hợp đồng cụ thể
trong các hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài.
Luận án phân tích những đặc điểm, nội dung của hợp đổng mua bán
thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân nước ngoài. Đồng thời


làm rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng này
Luân án nếu ra những vấn đề bất câp của luật pháp Việt Nam trong quá
trình ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản
phẩm với thương nhân nước ngoài và đưa ra một vài kiến nghị nhỏ nhằm góp
phẩn hoàn thiện các qui định pháp luật có liên quan đến hợp đồng mua bán
thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân nước ngoài.

6. B ố cục của luận án:
Ngoài lời nói đáu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luân án bao gồm
bốn chương:
Chương l: Khái quát chung về hợp đổng mua bán thiết bị có điều kiện
bao tiêu sản phẩm với thương nhăn nước ngoài.
Chương 2: Những vấn đề pháp lý về đàm phán, ký kết và nội dung cơ
bản của hợp đổng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương
nhân nước ngoài.
Chương 3: Quyền, nghía vụ và trách nhiệm của các bên trong thực hiện

hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân
nước ngoài.
Chương 4: Vấn đề hoàn thiện các qui định pháp luật có liên quan đến
hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm với thương nhân
nước ngoài.
Luân án là một công trình nghiên cưíí khoa học nghiêm túc của bản thân tôi.
Song đfty là một đề tài còn mói và phức tạp trong khi khả năng cuả tôi còn
nhiều hạn chế nên chắc chắn bán luận án không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định.
Tôi chân thành cảm ơn và mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy, cô giáo trong Hội đồng khoa học và của các bạn đồng nghiệp.
Tác giả luận án.


GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VÀ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN ÁN

1. Giải thích íừ ngữ:
Chuyên gia: Những người do bên xuất khẩu thiết bị chỉ định bằng văn bản gửi
cho bên nhập khẩu thiết bị để thực hiện nghĩa vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt,
vận hành thiết bị và đào tạo công nhân.
Nhà tháu

: Bên thứ ba nào đó được thu hút vào việc xây dựng công trình.

Sản phẩm

: Sản phẩm do thiết bị trực tiếp sản xuất ra.

2. Nhũng chữ viết tắt:

Incoterms 1990

: Các điều kiện thương mại quốc tế có hiệu lực
từ 01.07.1990

Công ước Viên năm 1980

: Công ước của Liên hợp quốc năm 1980 về
các hợp đổng mua bán quốc tế hàng hoá.

Khối SEV

: Hội đồng tương trợ kinh tố

HĐMBQTHH

: Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá.

HĐM BTBCĐKBTSP

: Hợp đồng mua bán thiết bị có điều kiện bao
tiêu sản phẩm.

NXB CTQG

: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

NXB KHKT

: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật


NXB KHXH

: Nhà xuất bán Khoa học Xã hội

NXB HCM

: Nhà xuất bản Hồ Chí Minh

NXBTN

: Nhà xuất bản Thanh niên

N X BTK

: Nhà xuất bản Thống kê.

L/C

: Thu' tín dụng.

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa.

UBND

: ử y ban nhân dân.



CHƯƠNG 1

KHẢI QUÁT CHUNG VỂ HỢP ĐỔNG MUA BÁN THIẾT BỊ CÓ ĐlỂU
KIỆN BAO TIÊU SẢN PHAM v ớ i t h ư ơ n g n h ả n n ư ớ c n g o ả i

1.1. Khái niệm hợp đổng mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm
với thương nhân nước ngoài:
Hoạt động (hương mại bao gồm “ việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội;” 1
Việc mua bán hàng hoá được thực hiện thông qua các hợp đồng mua
bán hàng hoá. Hợp đổng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận về việc chuyển
quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.
Hoạt động thương mại hàng hoá quốc tế được tiến hành chủ yếu thông
qua hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa (Việt Nam gọi là hợp đổng mua bán
hàng lioá với thương nhân nước ngoài). HĐMBQTHH là hợp đồng mua bán
hàng giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau hay theo
pháp luật Việt Nam “ Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước
ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân
Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”2.
HĐMBQTHH rất đa dạng do tính đa dạng, phong phú của hàng hóa.
Hợp

dồng

mua

bán

thiết


bị



điều

kiện

bao

tiêu

sản

phẩm

(HĐMBTBCĐKBTSP) là một dạng cụ thể của HĐMBQTHH.
HĐMBTBCĐKBTSP được hiểu là sự thoả thuận bằng văn bản giữa các
bên về việc mua bán thiết bị toàn bộ trên cơ sở vay tín dụng và trả nợ bằng trừ

1 Khoản 2 Điều 5 Luật T hư ơng mại Việt Na m năm 1997.
2 Điổu 80 Luật T hư ơ n g mại Việt N a m năm 1997.


dần trên giá bán hoặc trả từng đợt sau khi xuất khẩu sản phẩm do thiết bị trực
tiếp sản xuất ra.

1.1.1. Quan điểm của các nước về HĐMBT1ỈCĐKBTSP:
Cho đến nay chưa có một điều ước quốc lế hoặc luật của quốc gia nào

qui định cụ thể về HĐMBTBCĐKBTSP mà hầu hết các nước đều coi đay là
một HĐMBQTHH.
• HĐMBTBCĐKBTSP là một HĐMBQTHH nhằm thực hiện phương thức mậu
dicìì bù trừ tì 0/1 ẹ buôn bán quốc tế.


Mậu dịch bù trừ là một phương thức buôn bán phát triển trên cơ sở phương

thức hàng đổi hàng từ xa xưa.
Nước Đức thực hiện "hiệp định bù trừ" vào những năm 30 của thế kỷ 20, nước
Anh áp dụng "chế độ bù trừ" trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nhiều nước đã sử dụng hiệp định thanh
toán mậu dịch song phương trong quan hệ thương mại quốc tế. Từ đầu thập kỷ
70 trở lại đay, mậu dịch bù trừ phát triển nhanh chóng và đã trở thành một
trong những phương thức buôn bán chủ yếu của thế giới với nhiều đặc trưng
khác xa so với mậu dịch hàng đổi hàng cổ xưa.
Mậu dịch bù trừ trong thời đại ngày nay là nhập khẩn thiết bị tiên cơ sở vay
tín dụng sau đó dùng số tiền nhộn được từ bán trở lại sản phẩm hoặc lao động
để trả từng đợt tiền giá và lãi suất của thiết bị nhập khẩu.


Bản chất của mậu dịch bù trừ không phải là mua bán đơn phương mà là hai

bên có bán có mua, kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu, xuất khẩu
hàng hoá của một bên cần lấy nhập khẩu làm điều kiện.


Mậu dịch bù trừ có nhiều chủng loại, căn cứ vào sự khác nhau về mục đích

có thể phân thành ba loại:

- Bù trừ sán phẩm trực tiếp: Bên xuất khẩu thiết bị cam kết với bên nhập


khẩu thiết bị mua sản phẩm do thiết bị này trực tiếp làm ra với số lượng hoặc
số tiền nhất định.
Đay là cách làm cơ bản nhất của mậu dịch bù trừ nhung nó cũng có những hạn
chế nhất định, nó đòi hỏi sản phẩm do thiết bị trực liếp sản xuất ra và chất
lượng của chúng phải là cái mà bên xuất khẩu thiết bị cần hoặc có thể tiêu thụ
trên thị trường quốc tế.
- Bù trừ các sản phẩm khác: Khi bản thân thiết bị không sản xuất ra sản
phẩm vật chất hoặc sản phẩm do thiết bị trực tiếp sản xuâ't ra không phải là cái
mà người xuất khẩu thiết bị cần hoặc bán không chạy trên thị trường quốc tế
thì có thể thoả thuận mua bán các sản phẩm khác để thay thế.
- BÌ1 trừ lao động: Thường áp dụng với các trường hợp nhập khẩu nguyên
liệu gia công hoặc kêì hợp nhập linh kiện lắp ráp. Sau khi sản xuất gia công
theo yêu cầu của bên xuất khẩu thiết bị, bên nhập khẩu thiết bị khấu trừ dán
chi phí gia công để trả khoản vay tín dụng ban đầu.


Trong thực tế ba loại trên có thể sử dụng kết hợp tức là tiến hành bù trừ

tổng hợp. Căn cứ vào nhu cầu của các bên có thể kết hợp một phần dùng sản
phẩm trực tiếp hoặc các sản phẩm khác hay bù trừ lao động và một phần dùng
tiền mặt để thanh toán nhưng phổ biến nhất là bù trừ sản phẩm trực tiếp.
Hiện nay đa số các nước phương Tây và các nước đang phát triển sử dụng hình
thức bù trừ sản phẩm trực tiếp vì các lý do sau:
- Thứ nhất, các nước phát triển có lợi thế về vốn, về công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến luôn mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển giao công
nghệ, tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua cam kết nghĩa vụ mua lại,
giành lấy bạn hàng buôn bán, giành lấy nguồn nguyên vật liệu tương đối ổn

định trong việc mua lại hoặc thu lợi nhuận qua việc chuyển bán hàng hoá...
- Thứ hai, các nước đang phát triển thường sẵn có nguồn tài nguyên phong
phú, lao động rẻ và dổi dào lìhưng thiếu vốn, thiếu thiết bị công nghệ tiên tiến,


thiếu thị trường tiêu thụ hàng hoá ổn định và vững chắc. Thông qua mua chịu
thiết bị và trả nợ bằng bán sản pliẩm do thiết bị trực liếp sản xuất ra các nước
đang phát triển lợi dụng vốn nước ngoài để nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật,
thiết bị hiện đại từ đó phát triển và nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến kỹ
thuật nhằm đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm xuất khẩu để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới.
Như vậy, bù trừ sản phẩm trực tiếp là một trong các chủng loại của mậu dịch
bù trù' được thực hiện thông qua HĐMBTBCĐKBTSP.

• HĐMBTBCĐKBTSP là H D M BQ TH H vì lú) th ể hiện đấy đủ các đặc trưng
của một HĐM BQ TH H là các đặc trưng SƠII đây:


Chủ thể: Những bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt tại

các nước khác nhau


Đối tượng: Hàng hóa
- Hàng hóa là động sản, có thể chuyển dịch qua biên giới trừ một số trường

hợp có thể không phải chuyển dịch qua biên giói (hàng của các khu chế xuất
được tiêu thụ tại nước sở tại).
- Hàng hóa đó được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo qui định của từng
nước, trong từng thời kỳ.



Hành vi ký kết hợp đồng (sự kiện pháp lý) có thể diễn ra ở nước ngoài đối

với một hoặc hai bên tham gia hợp đồng.


Đồng tiền tính toán và thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai

bên tham gia hợp đổng.


Nội dung: Qui định quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giao hàng,

chuyển giao quyển sở hữu hàng hoá, thanh toán...

ỈỈĐM BTBCĐKBTSP là m ột IỈĐ M BQ TH H dặc biệt vì ngoài các đặc trưng


chung của HĐMBQTHH thông thường, HĐMBTBCĐKBTSP còn có những đặc
írưng liêng như san:


Vay tín dụng (tín dụng thương mại) là điều kiện tiền đề không thể thiếu.

Vay tín dụng có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như tiền hoặc hàng
nhưng trong thực tế đa số là vay tín dụng hàng hoá tức mua chịu thiết bị.


Bên nhập khẩu thiết bị phải bán sản phẩm được sán xuất ra từ thiết bị đó


cho bên xuất khẩu thiết bị.


Bên xuất khẩu thiết bị cẩn đồng thời cam kế! mua lại sản phẩm của bên

nhập khẩu thiết bị. Đây là điều kiện đủ để cấu thành HĐMBTBCĐKBTSP.

• Tóm lai:
Mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm là một hình thức mua
bán đã được áp dụng lâu nay trên thế giới. Hình thức mua bán này tương đối
phức tạp, có liên quan đến vay tín dụng, đến buôn bán quốc tế, đến chuyển
quyền sỏ' hữu hàng hóa và với thời han thực hiện hợp đồng tương đối dài.
Thông qua mua bán thiết bị có điều kiện bao tiêu sản phẩm, các nước phương
TAy ngày càng mở lộng thị trường xuất khẩu, giành được nguồn cung cấp
nguyên liệu ổn định còn các nước đang phát triển có điều kiện để tiếp thu kỹ
thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến cũng như có thị trường tiêu thụ hàng hóa
bền vững.
Trong thực tiễn, HĐMBTBCĐKBTSP đã, đang được thực hiện ở Việt Nam và
cũng được coi như một HĐMBQTHH.

1.1.2. Quan điểm của Việt Nam về H Đ M in IĨCĐKIĨTSP:
Cũng như các nước khác trên thế giới, Việt Nam chưa có qui định cụ
thể về HĐMBTBCĐKBTSP trong các văn bản pháp luật. HĐMBTBCĐKBTSP
tại Việt Nam được hiểu là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá


với thương nliAn nước ngoài.
Tên gọi HĐMBTBCĐKBTSP mới chỉ chính thức xuất hiện ở Việt Nam
trong những năm gần đfty, sau khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa kinh

tê và hợp đồng này đang được thực hiện trong một số ít ngành nghề như sản
xuất bia, dệt may, giầy da ở Hà Nội, khai thác chế biến cát trắng ở Quảng
Nam, Đà Nang và Khánh Hòa, khai thác nước khoáng ở Cúc Phương (Ninh
Bình)...
Tuy nhiên, thông qua các hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu,
phương thức mậu dịch bù trừ trong thương mại quốc tế đã birớc đầu được thực
hiện tại Việt Nam ngay từ những năm 1978-1980 với tên gọi là phương thức
bồi hoàn sản phẩm. Việt Nam sử dụng phương thức mậu dịch bồi hoàn sản
phẩm trong llurơng mại với các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế
thông qua hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu theo các hiệp định giữa
Việt Nam và các nước này.
Thực tế từ những năm 1978 sau khóa họp lần thứ 32 của Hội đồng tương trợ
kinh tế ở Rumani (27- 29.6.1978), Việt Nam trỏ' thành thành viên chính thức
của Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV), Việt Nam đã tiến hành phương
thức mộii dịch bù trừ (các nước XHCN gọi là phương thức bồi hoàn sản phẩm)
trong quan hệ thương mại với các nước thành viên khối SEV.
Các nước Liên Xô, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Hunggary và các thành
viên khác của khối SEV đã thông qua tín dụng thương mại tạo điều kiện cho
Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị toàn bộ thiết yếu đối
với nền kinh tế đất nước và xuất khẩu trả nợ bằng cao su, cà phê, dứa, cam,
chuối, rau quả tươi, rau quả hộp, lạc, rượu mùi, chè các loại, gỗ ván sàn, hàng
mây tre cói, apatít, thiếc, than đá,...
Liên Xô là nước đầu tiên (rong khối SEV thực hiện phương thức bồi hoàn sản
phẩm trong lliương mại với Việt Nam: "Bắt đẩu từ năm 1980, Liên xô cung


cấp vốn tín dựng dưới dạng máy móc, thiết bị, phân bón, xăng dầu... để khai
hoang, trồng mới và chăm sóc trong giai đoạn đầu cho khoảng 5 vạn ha cao
su ở tỉnh Sông bé."1. Sau sáu đến bảy năm Việt Nam trá nợ bẳng mủ cao su.
Liên Xô, Bungary, Tiệp Khắc, Cộng hòa dAn chủ Đức cung câ'p vốn cho Việt

Nam bằng thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, tôn... để trồng và chăm sóc cây cà
phê. Việt Nam trả nợ bằng sản phẩm chưa chế biến là cà phê nhãn.
Ngoài cao su và cà phê các thành viên khối SEV còn cấp vốn tín dụng dưới
dạng thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu... cho Việt Nam trồng và khai thác các
loại nông sản khác : " Cộng hòa dân chủ Đức trong sản xuất hạt tiêu ở Bình
Trị Thiên, Cu Ba trồng và chế biến mía, Liên Xô trồng hông ở Thuận Hải, Phú
Khánh và đặc biệt là hợp tác cỉài hạn để sản xuất và cung cấp lau qủa tươi và
đã chế biến sang Liên Xô"2. Bên cạnh đó các nước này cũng cấp vốn tín dụng
bằng thiết bị khai thác mỏ cho khai thác apatít ở Lao Cai, chế biến thiếc ở
Tĩnh Túc, khai thác than đá ở Quảng Ninh và nhập khẩu trở lại bằng sản
phẩm.
Như vậy, dù dưới các tên gọi

khác nhung nội dung cơ bản của

HĐMBTBCĐKBTSP đã được ký kết, thực hiện tại Việt Nam từ những năm 80
của thê kỷ 20.
Mặc dù Luật Thương mại Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của
Việt Nam không có qui định cụ thể về HĐMBTBCĐKBTSP nhưng thực tế các
HĐMBTBCĐKBTSP đã và đang được ký kết, thực hiện tại Việt Nam.
Từ thực tiễn, chúng tôi xin đưa ra khái niệm HĐMBTBCĐKBTSP như sau:
lỉtìM BTBCĐ KBTSP là sự thoả thuận bằng văn bản giữa thương nhăn Việt
Nơm và thương nhân

ÌÌ Ư Ớ C

ngoài về việc thương nhân Việt Nam mua thiết bị

1 I l ội đ ồ n g tương trợ kinh tế hoạt đ ộ ng - lh à nh tựu-ỉriển vọ ng. Nhà X B K h o a h ọc X ã hội
năni 19X5.

3 H ộ i đ ồ n g l ương trợ kinh tế hoạt dộng-tl iành tựu-triển vọng. N11à X B Khoa h ọc X ã hội
năm 1985.


toàn bộ, côIIạ nghệ của

nhân nước iiiỊoài dưới hình thức mua chịu và

trả nợ bằng sản phẩm (trữ trực tiếp trên giá bán sản pììẩni hoặc bằng chuyển
tiền tữìiíỊ (lợt sau khi xuất khẩu sản pliẩni cho chính thương nhân IIước ngoài,
dó).
HĐMBTBCĐKBTSP được coi là hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân
Iiirớc ngoài và chịu sự điểu chỉnh của Luật Thương mại vì chủ thể, đối tượng,
hình thức, nội dung của hợp đổng đều đáp ứng đÀy đủ các điều kiện ghi tại
điều 80, 81 Luật Thương mại Việt Nam.
Chủ thể của hợp đồng là thương nhăn nước ngoài và thương nhân Việt
Nam được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
Hàng hóa mua bán là máy móc thiết bị và sản phẩm do máy móc, thiết
bị đó trực tiếp sản xuất ra. Những loại hàng lioá này là hàng hoá được phép
mua bán theo qui định của pháp luật nước Việt Nam và pháp luật của nước
ngoài có thương nhân tham gia hợp đồng.
HĐMBTBCĐKBTSP làm bằng văn bản, có đủ các nội dung cơ bản của
hợp đồng mua bán hàng hoá qui định tại điều 50 Luậl Thương mại Việt Nam
và các nội dung đặc thù của hợp đồng mua bán máy móc thiết bị.

* Tỏ!ì ì lai:
HĐMBTBCĐKBTSP là một trong các công cụ để thương nhân Việt
Nam khai thác những yếu tố có lợi của phương thức mậu dịch bù trừ trong
thương mại quốc tế.
HĐMBTBCĐKBTSP là một hợp đồng mua bán hàng hoá với thương

nhân nước ngoài đặc biệt vì ngoài việc mua bán thiết bị còn liên quan đến vay
tín dụng thương mại, đến mua bán sản phẩm do thiết bị trực tiếp sản xuất ra và
thời gian thực hiện hợp đồng tương đối dài.


1.2. Đặc điểni:
HĐMBTBCĐKBTSP là hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhản
nước ngoài hay còn gọi là I ỈĐMBQTHH vì vậy nó mang các đặc điểm chung
của

HĐMBQTHH và đồng thời cũng có những đặc điểm đặc thù của

HĐMBTBCĐKBTSP.

1.2.1. Chủ thể:

• Dặc điểm chuiìq:


Chủ

thể

của

HĐMBTBCĐKBTSP

cũng

giống


như chủ

thể

của

HĐMBQTHH thông llurừng, là các bên tham gia ký kết hợp đổng có trụ sở
thương mại dặt tại các nước khác nhau.
Điều I Công ước Viên năm 1980 qui định: Chủ thể của HĐMBQTHH là
những bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt tại các nước
khác nhau.
Vấn đề quốc tịch của các bên không được coi là tiêu chuẩn để xác định một
hợp đổng có phải là HĐMBQTHH hay không .
Căn cứ điều I Công ước Viên năm 1980 chù thể của IIĐMBTBCĐKBTSP tại
Việt Nam gồm một bên là thương nhân nước ngoài có trụ sở thương mại đặt
tại nước ngoài và một. bên là thương nhân Việt Nam có trụ sở thương mại tại
Việt Nam (Nhà nước Việt Nam chưa cho phép thương nhân nước ngoài được
đặt trụ sở thương mại tại Việt Nam để kinh doanh hàng hoá).


Theo điều 81 Luật Thương mại Việt Nam: Chủ thể của hợp đồng mua bán

hàng hoá với thương nhân nước ngoài là thương nhân

HƯỚC

ngoài và thương

nhan Việt Nam được phép hoại động thương mại trực liếp với nước ngoài.



-

Tư cách pháp lý, quyền ký kết HĐMBQTHH của thương nhân nước ngoài

được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc
lịch. Như vây tiêu chuẩn để xem xét tư cách pháp lý của (hương nhân nước
ngoài là quốc tịch.
-

Thương nhân Việt Nam chỉ có thể trỏ' thành chủ thể của hợp đồng mua

bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài khi có đủ các điều kiện ghi tại điều
8 Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31.7.1998 của Chính phủ qui định chi tiết
thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại
lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Chủ thể bên Việt Nam của HĐMBTBCĐKBTSP là các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế có đủ hai điều kiện sau:
Được thành lộp theo qui định của pháp luật.
Được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng
ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại
Cục hải quan tỉnh, thành phố.
Trước đây để được kinh doanh xuất nhập khẩu các doanh nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu phải có đủ bốn điều kiện qui định tại điều 6 Nghị định 33-CP
ngày

19.04.1994 của Chính phủ. Kể từ ngày 01.09.1998, Nghị định

57/1998/NĐ-CP ngày 31.7.1998 của Chính phủ đã mở rộng cánh cửa cho các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nếu có đủ hai điều kiện trên đều
có thể kinh doanh xuất nhập khẩu.
Ngoài các đặc điểm chung về chủ thể của HĐMBQTHH, chủ thể của
HĐMBTBCĐKBTSP còn có đặc điểm riêng khác biệt.

* Đặc điểm riêng:
Các bên chủ thể trong HĐMBTBCĐKBTSP luôn đồng thời vừa là người mua
vừa là người bán.


- Chủ thể hên Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu lliiết bị để
sán xuất hàng xuất khẩu và sau đó xuất khẩu sán phẩm do chính thiết bị đó
sán xuất ra .
- Chủ thể bên nước ngoài thường là các nhà sản xuấl, kinh doanh xuất khẩu
thiết bị và nhập khẩu sản phẩm do chính thiết, bị đó sán xuất ra.

1.2.2. Đối tượng của H Đ M in IỈCĐKIÌTSP:
Đối tượng của HĐMBTBCĐKBTSP cũng có những điểm giống và khác so với
đối tượng của HĐMBQTHH.

tìă c (liểm chung


Đối tượng của HĐMBQTHH và HĐMBTBCĐKBTSP là hàng hóa.
- Đối vói HĐMBQTHH thông íhường: " Đối lượng họp đồng bán được cấu

thành bởi hàng hóa, có thể là hàng hiện có mà người bán là chủ sở hữu hoặc
đang chiếm hữu chung; hoặc là những hàng đó sẽ được người bán sản xuất
hoặc có được sau khi đã ký kết hợp đồng bán mà trong luật này được gọi là
hàng sẽ có."1

- Hàng hóa của HĐMBTBCĐKBTSP bao gồm:
Máy móc, thiết bị (thiết bị chủ yếu v.à thiết bị phụ trợ) có kèm theo các
tài liệu kỹ thuật (thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế chế tạo, thiết kế thi
công) và các dịch vụ kỹ thuật (chuyên gia).
Sần phẩm do thiết bị trực tiếp sản xuất ra.


Các loại hàng hoá trong HĐMBQTHH và HĐM BTBCĐKBTSP là động

sản, có thể chuyển dịch qua biên giới (trừ một số trường hợp không phải
chuyển dịch qua biên giới).


Các loại hàng hóa của HĐMBQTHH và HĐMBTBCĐKBTSP đều là loại

' Đ i ề u 5 - ( l ) Luật Bái) hàng năm 1979 c ủa Liôn liiộp Vươim q uố c Anh.


hàng được phép XIIát. khẩu và nhập khẩu của Nhà nước của hai bên tham gia
hợp đồng.

* Đặc điểm 1'iêiiíỊ


Các HĐMBQTHH nói chung đa số có đối tượng là hàng hóa đã có sẵn

hoặc sẽ được người bán sản xuất nhưng hàng hoá được bán không nhất thiết
phải được sán xuất từ loại thiết bị được chỉ định còn đối tượng trong
HĐMBTBCĐKBTSP là máy móc thiết bị và sản phắm do chính máy móc
thiết bị đó sản xuất ra. Máy móc thiết bị có thể là hàng hoá đã có sẵn hoặc sẽ

được chế tạo còn sản phẩm thì chỉ có thể có được sau khi máy móc thiết bị đã
đirợc

đun

vào

vận

hành.

Hai

loại

hàng

hoá



đối

tượng

của

HĐMBTBCĐKBTSP có liên quan chặt chẽ với nhau, thiết bị là cái có trước và
sản phẩm là cái có sau. Đây là một điểm khác biệt so với đối tượng của các
loại HĐMBQTHH thông thường.


1.2.3. Tiền tệ thanh toán:
Đồng tiền thanh toán của HĐMBQTHH và HĐMBTBCĐKBTSP cũng có đặc
điểm giống nhau, đều là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên mua bán.
Mặc dù hiện nay đổng tiền của nhiều quốc gia và đồng Euro được chấp nhận
cho việc thanh toán quốc tế nhưng chi phối thị trường tiền tệ vẫn là đồng đô
la Mỹ, Frăng Pháp, Yên Nhại, Mác Đức, Báng Anh.
HĐMBTBCĐKBTSP là loại hợp đồng có thòi han lương đối dài nên thông
thường các bên hay lựa chọn đồng tiền có độ ổn định tương đối cao là đổng đô
la Mỹ.

1.2.4. Giải quyết tranh chấp:
Cũng giống như việc giải quyết tranh chấp trong HĐMBQTHH, hai bên tham

THU VÌẸK.
ĨRƯÕHG -ĐẬỈ HỌC LUẬT ùm
PHCNG-ĐCCGV....


gia HĐMBTBCĐKBTSP có thể thoả thuận cụ thể về điều khoản giải quyết
tranh chấp. Thông thường tranh chấp trong HĐMBTBCĐKBTSP được giải
quyết bằng thương lượng, hòa giải và toà án hoặc trọng tài.
Ví dụ:
Hai bên thoá thuận tranh chấp trong HĐMBTBCĐKBTSP tnrớc tiên
được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Chỉ đến khi không thể thương
lượng, hòa giải được mói đua ra Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết.
Nếu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước thì do toà
án hoặc trọng tài của nước đó giải quyết, còn tranh chấp trong HĐMBQTHH
nói chung và HĐMBTBCĐKBTSP nói riêng phải do toà án hoặc trọng tài của
nước ngoài (đối với một hoặc cả hai bên trong liợp đồng) giải quyết

Thực tế cho thấy, trong HĐMBTBCĐKBTSP đa số các bên nước ngoài thường
yêu cầu giải quyêì tranh chấp tại Trọng tài Pari. Các nước thuộc khu vực Đông
nam Ả thường đưa ra Trọng tài Singapore. Bên Việt Nam thường chọn Trung
tâm Trọng tài quốc tê Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam.

1.2.5. Luật áp dụng:
Trong khi hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước chịu sự điều chỉnh của luật
quốc gia thì HĐMBQTHH nói chung và HĐMBTBCĐKBTSP nói riêng có
thể áp dụng các nguồn luật sau: Điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán
quốc tế.

* Điêu ước quốc tế:
Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra sôi động với nội dung đa dạng,
phong phú trong khi những qui định của pháp luật, tập quán thương mại khác
nhau ở các khu vực gây khó khăn lớn cho buôn bán quốc tế tất yếu dẫn đến


việc ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm thống
nhất các qui định, qui lắc điều chỉnh các mối quan hệ Ilurơng mại thế giới.


Điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh HĐMBQTHH

thường có hai

loại:
- Loại thứ nhất điều chỉnh gián tiếp các hợp đồng. Loại điều ước quốc tế
này không trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên mua
bán trong hợp đổng mà chí đưa ra các nguyên tắc chung như nguyên tắc tối

huệ quốc về thương mại (Most Favored Nations), nguyên tắc có đi có lại về
thương mại...
- Loại thứ hai điều chỉnh trực tiếp HĐMBQTHH và căn cứ vào loại điều
ước này có thế giai quyết được các tranh chấp phát sinh từ liợp đồng liên quan
đến quyển nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên. Đó là Công ước Lahay năm
1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình, Công ước của Liên hợp
quốc năm 1980 về các hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa gọi tắt là Công
ước Viên năm 1980.


Đến nay v iệt Nam chưa tham gia ký kết một điều ước song phương hay đa

phương nào điều chỉnh trực tiếp quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên
trong hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trừ một số điều
ước quốc tế song phương điều chỉnh gián tiếp vấn đề này ià các hiệp định
thương mại. Việl Nam đã ký hiệp định thương mại với các nước như: Ai Cập,
An Độ, Ba Lan, Cu Ba, Iêmen, lrắc, Indonexia, Liên Xô cũ (nước Nga kế thừa
hiệp định này), Pháp, Trung Quốc...
Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7.1995. Ngay sau khi
tham gia khối ASEAN , Việt Nam đã ký hiệp định về chương trình ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung (CEPT), thỏa thuận đối xử ưu đãi đặc biệt trong quan
hệ thương mại với Brunei, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào, Malaysia, Liên bang Myanma, Cộng hòa Philippine, Cộng hòa


×