Lời cám ơn
Được sự cho phép của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội, cùng với
sự đồng ý của cô TS. Nguyễn Thị Thu Hương em đã thực hiện thực tập với nghiệp
vụ : “Phân phối và tiêu thụ sản phẩm” tại Công Ty Cổ Phần chứng khoán
VPS(VPS) - trước đây là Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng.
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới cô TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt
quá trình thực hiện báo cáo thực tập.
Với tấm lòng biết ơn của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
lãnh đạo và các anh chị Công Ty Cổ Phần chứng khoán VPS(VPS) - trước đây
là Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. đã
giúp đỡ em tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện nghiên cứu
tại Công ty.
Cuối cùng em xin cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế Trường Đại
học Mở Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức cũng
như những kinh nghiệm thực tế.
Để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất, dù đã rất cố gắng song
trong những ngày đầu làm quen, tiếp cận với môi trường thực tế sẽ không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm mà em
chưa nắm bắt được hết. Chính vì điều đó, em rất mong nhận được sự góp ý từ các
thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Văn Linh
2
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TTCK
Thị trường chứng khoán
CTCK
Công ty chứng khoán
TCPH
Tổ chức phát hành
IB
Dịch vụ ngân hang đầu tư
BLPH
Bảo lãnh phát hành
UBCK
Ủy ban chứng khoán
UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
BCTC
SGDCK
VPS
Báo cáo tài chính
Sở giao dịch chứng khoán
Công ty cổ phần chứng khoán VPS
3
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
BẢNG:
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1: Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
27
Bảng 3.2: Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh phát hành
28
Bảng 3.3: Kết quả phân phối chứng khoán năm 2017
33
Bảng 3.4: Kết quả phân phối chứng khoán năm 2018
33
Bảng 3.5: Kết quả phân phối chứng khoán năm 2019
34
BIỂU ĐỒ:
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng doanh thu BLPH chứng khoán năm 2016
29
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng doanh thu BLPH chứng khoánnăm 2017
30
Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng doanh thu BLPH chứng khoánnăm 2018
30
Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng doanh thu BLPH chứng khoánnăm 2019
31
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Chứng khoán VPS
13
Sơ đồ 2.2: Quy trình BLPH chứng khoán
16
4
MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ VPS VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS............................................................................................................. 10
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán VPS ...................................................................... 10
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................... 10
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ..................................................................................... 13
2.2 Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán của VPS ................................................................. 16
2.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty ............................................................................. 18
2.3.1 Đối tượng lao động .............................................................................................................. 18
2.3.2 Cơ cấu và chính sách liên quan đến người lao động ....................................................... 19
2.3.3 Vốn....................................................................................................................................... 20
2.3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua ...................... 22
PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ DỊCH VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
CHỨNG KHOÁN TẠI VPS ................................................................................................................. 25
3.1 Thực trạng hoạt động phân phối và tiêu thụ dịch vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán tại VPS
.......................................................................................................................................................... 25
3.1.1 Thực trạng hoạt động phân phối và tiêu thụ dịch vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán tại
VPS ............................................................................................................................................... 26
3.1.2 Doanh thu của hoạt động phân phối và tiêu thụ dịch vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán 27
3.1.3 Kết quả phân phối chứng khoán của VPS (2017-2019) ....................................................... 32
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân phối và tiêu thụ dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
của VPS............................................................................................................................................. 35
3.2.1 Yếu tố bên ngoài .................................................................................................................. 35
3.2.2 Yếu tố bên trong ................................................................................................................... 36
3.3 Nhận xét về thực trạng phân phối và tiêu thụ dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của VPS
.......................................................................................................................................................... 37
3.3.1 Những kết quả đạt được ....................................................................................................... 37
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................................... 39
PHẦN 4: XU HƯỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2021 VÀ
KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT
HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS. ............................... 44
4.1 Xu hướng, triển vọng phát triển của VPS ................................................................................... 44
5
4.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động phân phối và tiêu thụ dịch vụ Bảo lãnh phát hành
chứng khoán tại VPS......................................................................................................................... 45
4.2.1 Chuẩn hóa quy trình Bảo lãnh phát hành ............................................................................. 45
4.2.2 Xây dựng biểu phí của BLPH .............................................................................................. 47
4.2.3 Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý ............................................................................. 48
4.2.4 Phát triển đa dạng sản phẩm BLPH để thu hút khách hàng ......................................... 49
4.2.5 Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................................. 49
4.2.6 Nâng cao năng lực tài chính ................................................................................................. 51
4.3 Một số khuyến nghị để phát triển hoạt động phân phối bảo lãnh phát hành chứng khoán tại VPS.
.......................................................................................................................................................... 52
4.3.1 Khuyến nghị với các Công ty kiểm toán............................................................................... 53
4.3.2 Khuyến nghị với các Tổ chức phát hành .............................................................................. 54
4.3.3 Khuyến nghị với các CTCK khác ......................................................................................... 54
4.3.4 Khuyến nghị với các Sở giao dịch chứng khoán .................................................................. 55
4.3.5 Khuyến nghị với Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước .............................................................. 55
4.3.6 Khuyến nghị với Bộ Tài Chính ............................................................................................. 56
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 57
6
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường Chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn trung và dài hạn
rất có hiệu quả của một nền kinh tế hiện đại. Vì vậy sự ra đời và phát triển của thị
trường chứng khoán của một nước như nước ta là rất cần thiết và là yếu tố quan
trọng cho sự phát triển một nền kinh tế. Trong số các chủ thể của Thị trường
Chứng khoán, Công ty Chứng khoán (CTCK) đóng một vai trò rất quan trọng cho
sự phát triển của cả Thị trường.
Sau gần 20 năm đi vào hoạt động kể từ năm 2000 đến nay, Thị trường Chứng
khoán Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về cả chất và lượng. Việc tăng
cường hoạt động phát hành chứng khoán nhằm tạo nguồn cung hàng hóa phong
phú cho thị trường chứng khoán trên cơ sở đảm bảo duy trì sự ổn định và bền
vững của thị trường là một vấn đề được quan tâm. Chính vì nhu cầu đó nên việc
đảm bảo sự phát hành thành công của những đợt phát hành chứng khoán đối với
các Tổ chức phát hành (TCPH) được ưu tiên hàng đầu. Các TCPH phải cần đến
các Công ty Chứng khoán để được tư vấn cho các đợt phát hành và thực hiện bảo
lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng, tạo cơ chế huy động vốn để phục vụ
khách hàng. Chính vì điều đó nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại các
Công ty Chứng khoán ngày càng phát triển và đem lại nguồn thu lớn.
VPS được thành lập 2006 với tên ban đầu là Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng( nay là Công ty cổ phần chứng khoán VPS)
và đến nay đã 14 năm hoạt động. VPS cung cấp các sản phẩm đa dạng, chất lượng
cao, tạo nên giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm: môi giới
chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn tài chính và
phân tích. Là tổ chức trung gian tài chính, hoạt động ngân hàng đầu tư là trọng
tâm xuyên suốt trong định hướng phát triển của chúng tôi. Cụ thể, VPS thực hiện
các dịch vụ tài chính như thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt
động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn xác định giá trị doanh
nghiệp, cơ cấu lại vốn, nợ trong từng giai đoạn, thời kỳ. Vì vậy, qua thời gian
thực tập tại VPS em đã tìm hiểu, nghiên cứu về sản phẩm bảo lãnh phát hành
7
chứng khoán của Công ty và thực hiện đề tài nghiệp vụ “ Phân phối và tiêu thụ
sản phẩm Bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán
VPS”.
1.2.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất được một số giải pháp hợp lý, khả thi và kiến nghị nhằm phát triển
sản phẩm bảo lãnh phát hành chứng khoán của VPS.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xem xét, phân tích thực trạng hoạt động phân phối và tiêu thụ Bảo lãnh
phát hành chứng khoán của VPS những năm gần đây.
+ Đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyên nhân hạn chế đối với hoạt động
phân phối và tiêu thụ sản phẩm bảo lãnh phát hành chứng khoán của VPS.
+ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bảo lãnh
phát hành chứng khoán của VPS.
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài báo cáo thực tập có đối tượng nghiên cứu là Nghiệp vụ Phân phối
và tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu về sản phẩm bảo lãnh phát hành chứng
khoán của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS có trụ sở chính tại 362
Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê phản ánh thực trạng trong
khoảng thời gian từ năm 2015-2019 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị
cho giai đoạn đến 2020.
- Phạm vi nội dung: Công ty chứng khoán có các sản phẩm rất là đa dạng.
Trong báo cáo này, em chỉ tập trung nghiên cứu về bảo lãnh phát hành
chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS.
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
8
Trong quá trình nghiên cứu, báo cáo sử dụng phương pháp phân tích tổng
hợp, kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương
pháp duy vật biện chứng...
9
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ VPS VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS.
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán VPS
- Tên công ty: Công ty cổ phần Chứng khoán VPS
- Tên nước ngoài: VPS Securities Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: VPS
- Logo hiện nay:
- Loại hình công ty: Công ty chứng khoán
- Trụ sở chính: Tầng 3-4- Tòa nhà 362 Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận Hai
Bà Trưng, Tp.Hà Nội
- Điện thoại: 19006457 – 024.39743655
- Fax: 024.39743656
- Website: www.vpbs.com.vn
- Email:
- Vốn điều lệ: 3500 tỷ đồng ( theo nghị định mới nhất của công ty)
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 3500 tỷ đồng
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số 120/GPUBCK do Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp ngày 08 tháng 12 năm 2015
Công ty có mạng lưới khách hàng là những tổ chức, cá nhân trên toàn lãnh
thổ Việt Nam (bao gồm cả các khách hàng tổ chức, cá nhân nước ngoài đang lưu
trú tại Việt Nam), trong đó phần lớn khách hàng đến từ khu vực TP. Hồ Chí Minh
và Hà Nội.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (sau đây gọi tắt là “Công ty" hoặc “VPS"),
tiền thân là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TIMCP Việt Nam Thịnh
10
Vượng, được thành lập theo Quyết định số 30/UBCK-GPHĐKD của Chủ tịch Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 20/12/2006 với vốn điều lệ ban đầu là 50
tỷ đồng. Trải qua hơn 14 năm hoạt động, hệ thống của VPS đã được mở rộng gôm
01 trụ sở chính tại Hà Nội, 03 Chỉ nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải
Dương, 02 Phòng Giao dịch trực thuộc Hội sở và 01 Phòng Giao dịch trực
thuộc Chỉ nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
Năm 2015, Công ty đã chuyển đổi sang mô hình Công ty Cổ phần và được Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động mới số
120/GP-UBCK ngày 08/12/2015. Tới ngày 31/10/2018, Công ty được Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 3,500 tỷ đồng, qua đó
đưa VPS trở thành Top 3 công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất tại Việt
Nam. Ngày 21 tháng 02 năm 2019, Công ty chính thức được Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước chấp thuận đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS theo giấy
phép điều chỉnh số 11/GPĐC-UBCK của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước.
Các cột mốc chính trong quá trình hình thành và phát triển của VPS được
thể hiện trong bảng sau:
Thời gian
29/09/2006
28/11/2006
20/12/2006
25/12/2006
26/12/2006
15/02/2007
Dấu mốc lịch sử
VPS được chủ tích UBCK Nhà nước chấp thuận nguyên tắc
thành lập theo quyết định số 413/UBCK-QLKD
VPS được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH
Chứng khoán Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc
doanh Việt Nam
VPS được Chủ tịch Ủy bạn Chứng khoán Nhà nước cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số
30/UBCK-GPHĐKD
VPS trở thành thành viên hưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán Việt Nam theo Quyết định số 30/GCNTVLK
VPS trở thành thành viên của Sở Giao địch Chứng khoán Hà
Nội theo Quyết định số 112/QĐ-TTGDHN
VPS khai trương hoạt động Chỉ nhánh Tp. Hồ Chí Minh theo
Quyết định số 151/QĐ-UBCK của Chủ tịch Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước
11
27/03/2007
06/04/2007
10/09/2007
28/08/2007
13/12/2008
15/04/2010
16/08/2012
03/04/2013
25/06/2013
Q2/2014
10/06/2015
08/12/2015
16/05/2017
31/10/2018
21/02/2019
VPS được kết nạp thành hội viên chính thức của Hiệp hội kinh
doanh chứng khoán Việt Nam theo Quyết định số 50/QĐHHCKVN
VPS trở thành thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ
Chí Minh theo Quyết định số 26/QĐ-TTGDCKHCM
VPS khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Hồ Gươm theo
Quyết định số 512/QĐÐ-UBCK của Chủ tịch Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước
VPS được tăng vốn điều lệ tử 50 tỷ lên 300 tỷ VND theo Quyết
định số 70/UBCK-GP của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoản Nhà
nước
VPS được tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 500 tỷ VND theo
Quyết định số 96/UBCK-GPĐCCTCK của Chủ tịch Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước
VPS khai trương hoạt động Chí nhánh Đà Nẵng theo Quyết định
số 243/QĐ-UBCK của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
VPS được tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 800 tỷ VND theo
Quyết định số 108/GPĐC-UBCK của Chủ tịch UBCK Nhà
nước
VPS khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Láng Hạ trực
thuộc Hội sở theo Quyết định số 183/QĐ-UBCK của Chủ tịch
UBCK Nhà nước
VPS khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh
trực thuộc Chí nhánh Tp.Hồ Chí Minh theo Quyết định số
376/QĐ-UBCK của Chủ tịch UBCK Nhà nước
VPS tham gia và trở thành thành viên Việt Nam duy nhất tại
IMAP, Hiệp hội Những nhà tự vấn M&A toàn cầu.
VPS được tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ lên 970 tỷ VND theo
Quyết định Số 29/GPĐC-UBCK của Chủ tịch UBCK Nhà nước
VPS chuyển sang hình thức công ty cổ phần và được UBCK
Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động mới số
120/GP-UBCK
VPS được tăng vốn điều lệ từ 970 tỷ lên 1.470 tỷ VND
VPS được tăng vốn điều lệ từ 1,470 tỷ lên 3,500 tỷ VND
Công ty đối tên thành Công ty Cố phần Chứng khoán VPS
theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC-UBCK của Chù
tịch UBCK Nhà nước
12
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Chứng khoán VPS
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÁC HỘI ĐỒNG
BAN TỔNG GIÁM
ĐỐC
HỘI SỞ
KHỐI LƯỢNG
KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN
TRUNG
TÂM DỊCH
VỤ ĐIỆN
TỬ
KHỐI
NGHIỆP
VỤ
KHỐI LƯỢNG
KHÁCH HÀNG
TỔ CHỨC
KHỐI
MARKETING
KHỐI
HÀNH
CHÍNH
NHÂN SỰ
( Nguồn: Phòng
CÁC CHI NHÁNH
KHỐI LƯỢNG
DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ
KHỐI NGHIÊN
CỨU
TRUNG
BAN
KHỐI TÀI
TÂM
PHÁP
CHÍNH
CÔNG
CHẾ
NGHỆ
THÔNG
TIN Công ty Chứng khoán
Nhân sự_
BAN
KSNB VÀ
QLRR
VPS )
Mô hình quản trị: VPS là công ty cổ phần hoạt động theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán
Bộ máy quản lý của VPS gồm có:
13
• Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội Đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị
chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của Công Ty tuân thủ các quy định
Pháp luật, Điều lệ và các quy định nội bộ của Công ty, đối xử bình đẳng
đối với tất cả cổ đông và tôn trọng lợi ích của người có quyền lợi liên
quan đến Công Ty.
• Ban Tổng giám đốc:
Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của
Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Quản trị, trước Pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
• Ban kiểm soát:
Là cơ quan trực thuôc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu
ra, bãi miễn. Có nhiệm vụ: Giám sát Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc trong
việc quản lý, điều hành công ty.Thẩm định báo cáo tình hình hoat động kinh
doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của Công ty, báo cáo đánh giá
công tác quản lý của Hội đồng quản trị. Hội đồng, tiểu ban trực thuộc HĐQT:
Giúp đỡ Hội đồng quản trị trong việc kiểm soát các phòng ban chức năng của
công ty.
Các công ty con, công ty liên kết:
(i) Tên công ty con: Công ty TNHH VPS (Myanmar).
(ii) Vốn điều lệ đăng ký: 500,000 USD.
(iii) Trụ sở chính: No.134/A, Than Lwin Road, Golden Vailey Ward No.1,
Bahan, Township, Yangon, Myanmar.
(iv) Tỷ lệ góp vốn của VPS: 99%.
(v) Lĩnh vực hoạt động: Nghiên cứu môi trường kinh tế, các điều kiện kinh
đoanh, phân tích hoạt động của các ngành kinh tế và các công ty tại Myanmar
nhằm tìm kiếm các cơ hội đầu tư dành cho các nhà đầu tư tiềm năng.
14
Hiện nay, công ty có số vốn điều lệ 3500 tỷ đồng và trở thành một trong
những công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường. Hoạt động
chính của công ty bao gồm: Môi giới chứng khoán, , Bảo lãnh phát hành chứng
khoán, Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, Lưu ký chứng khoán.
Kể từ khi thành lập, VPS luôn hướng tới 3 mục tiêu chính là:
+ Thông tin đầy đủ hỗ trợ nhà đầu tư nắm bắt cơ hội kịp thời.
+ Tiện ích tối đa cho nhà đầu tư
+ Chi phí hợp lý nhất với mọi nhà dầu tư
Địa bàn kinh doanh của Công ty gồm: 1 trụ sở chính, 3 chi nhánh và 3 phòng
giao dịch
(ì) Trụ sở chính đặt tại tòa nhà số 362 Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận Hai
Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
(ii) Chi nhánh TP. HCM tại số 76 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh.
(iii) Chỉ nhánh Đà Nẵng tại số 112 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, Thành
phố Đà Nẵng,
(iv) Chỉ nhánh Hải Dương tại phòng 804, tầng 8, tòa nhà TTTM và Văn
phòng cho thuê, 248 Nguyễn Lương Bằng, phường Thanh Bình, thành phố Hải
Dương, Hải Dương
(v) Phòng Giao dịch Hồ Gươm tại số 8 Lê Thái Tổ, Phường Hàng Trống,
Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
(vi) Phòng Giao dịch Láng Hạ tại phòng 302 tầng 3, tòa nhà 105 Láng Hạ,
Đống Đa, Hà Nội.
(vii) Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại tầng 3 tòa nhà 129 Nguyễn Chí
Thanh, Phường 9, Quận 5, TP. HCM.
15
VPS thực hiện các dịch vụ tài chính như thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành,
trong đó VPS làm trung gian giữa các tổ chức và doanh nghiệp để tư vấn phát
hành trái phiếu, cổ phiếu và giấy tờ có giá đáp ứng nhu cầu vốn của các bên. Bên
cạnh đó, VPS giúp đối tác chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để thực hiện các
thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, cơ
cấu lại nguồn vốn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Ngoài ra, công ty cũng chú
trọng vào hoạt động dịch vụ chứng khoán bằng việc tuyển dụng đội ngũ chuyên
gia giàu kinh nghiệm, xây dựng cơ chế hợp tác tự chủ, linh hoạt và hỗ trợ các sản
phẩm, dịch vụ tài chính hàng đầu để thực hiện môi giới giao dịch cho khách hàng
là các nhà đầu tư, các tổ chức và doanh nghiệp lớn.
2.2 Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán của VPS
Sơ đồ 2.2: Quy trình BLPH chứng khoán
✓ Bước 1: Phân tích khả năng phát hành chứng khoán:
16
- Tổ chức bảo lãnh phát hành cũng bắt đầu tìm hiểu đóng vai trò như 1 đơn vị
tư vấn phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ cùng đơn vị phát hành lập nhóm
nghiên cứu tiền khả thi để chuẩn bị phát hành.
- Nhân viên phân tích của tổ chức bảo lãnh phát hành và các cán bộ của đơn
vị phát hành tiến hành những phân tích, đánh giá về khả năng pháthành trên những
khía cạnh chủ yếu như: tình hình hoạt động của đơn vị phát hành, tiềm lực tài chính
của đơn vị phát hành, tình hình thị trường của các sản phẩm chính, các khía cạnh
pháp lý của việc phát hành chứng khoán .
• Kết quả phân tích ban đầu này nhằm cung cấp những thông tin để chọn loại
chứng khoán bảo lãnh và hình thức bảo lãnh.
✓ Bước 2: Chuẩn bị phát hành:
- Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành theo các quy địnnh cụ thể phù hợp với
loại chứng khoán và hình thức bảo lãnh đã chọn ở bước 1.
- Lựa chọn thành viên tổ hợp: đối tác đồng bảo lãnh (nếu xét thấy cần thiết);
đại lý phân phối chứng khoán, nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Định giá chứng khoán đợt chào bán: tổ chức bảo lãnh phát hành cũng phải
phối hợp với đơn vị phát hành để xác định giá chào bán.
- Nộp hồ sơ xin phép bảo lãnh phát hành: Sau khi hoàn tất hồ sơ tổ chức bảo
lãnh có thể giúp đơn vị phát hành trình hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Hồ
sơ này bao gồm: bản sao giấy phép hoạt động do Ủy ban chứng khoán Nhà nước
cấp, đơn đăng kí làm bảo lãnh phát hành, hợp đồng giữa các nhà bảo lãnh phát hành
(nếu có tổ hợp bảo lãnh), các tài liệu chứng minh tổ chức bảo lãnh có đủ điều kiện
làm bảo lãnh cho đơn vị phát hành
✓ Bước 3: Phân phối chứng khoán
- Công bố thông tin về đợt phát hành
- Nhận phiếu đặt mua và lập sổ
- Vào thời điểm khóa sổ các tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ
chức phát hành giá trị chứng khoán theo giá chào bán trừ đi hoa hồng bảo lãnh. Tổ
chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành vào ngày khóa sổ ngay
khi chưa hoàn thành việc phân phối chứng khoán.
✓ Bước 4: Hoàn tất công việc chào bán chứng khoán: Đơn vị bảo lãnh tiến hành
việc bình ổn giá chứng khoán và điều hòa thị trường.
17
- Các TCPH có thể gặp khó khăn trong việc phân phối chứng khoán nếu giá
chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới mức giá chào bán trước khi hoàn
tất việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Công tác bình ổn giá có thể thực hiện trên bất kì thị trường nào mà chứng khoán
chào bán được giao dịch. Khi thực hiện mua để ổn định, người mua phải thông báo
cho bên nhận lệnh rằng việc mua này nhằm mục đích ổn định. Tổ hợp bảo lãnh chỉ
được đặt mua để ổn định trên thị trường với cùng mức giá.Trong quá trình bình ổn
giá, thành viên của tổ hợp bảo lãnh phát hành thường bị cấm bán cổ phiếu dưới giá
chào bán trong một khoảng thời gian nhất định sau thời điểm kết thúc việc chào bán,
phân phối cổ phiếu ra công chúng và sau khi tổ hợp bảo lãnh phát được giải thể. Sau
thời hạn này, thành viên tổ hợp bảo lãnh phát hành có thể bán cổ phiếu theo bất kì
giá nào
2.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty
2.3.1 Đối tượng lao động
Trang thiết bị
Bảng 2.1: Bảng kê khai cơ sở vật chất và trang thiết bị của VPS
Loại thiết bị
Tivi sony màn
Số
Giá trị
Nước sản xuất
Năm sản
lượng
(1000.đ)
3
950.000
Nhật Bản
2016
20
8.300
Hàn Quốc
2016
650
9.500
Mỹ
2016
200
1.500
Trung Quốc
2018
xuất
hình lớn 100inch
Tivi samsung
32inch
Máy tính văn
phòng HP
Camera
18
Máy in HP
20
2.500
Mỹ
2016
Máy photocopy
7
25.000
Nhật Bản
2016
Điều hòa
50
7.700
Thụy Điển
2018
Bàn ghế nhân viên
650
1.500
Việt Nam
2018
Bàn ghế giám đốc
20
5.500
Việt Nam
2018
Tủ kệ
100
2.000
Việt Nam
2018
Két sắt
10
2.900
Việt Nam
2012
Điện thoại để bàn
400
250
Nhật Bản
2018
10
2.000
Việt Nam
2018
Electrolux
Panasonic
Cây nước nóng
lạnh Kangaroo
Nhận xét:
Qua số liệu ở bảng trên đa phần trang thiết bị cơ sở vật chất đều trong tình
trạng sử dụng tốt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đa phần đều được mua
mới khi năm vừa qua mới sửa sang lại văn phòng. Điều đó cho thấy VPS đã cố
gắng tối đa tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Để cho nhân viên có được
những thuận lợi tốt nhất trong công việc giúp cho hiệu quả công việc cao hơn.
2.3.2 Cơ cấu và chính sách liên quan đến người lao động
Bảng 2.2 : Số lượng lao động của VPS qua các năm tính đến hết năm 2019
Năm
2015
2016
2017
2018
2019
Số lượng
156
213
286
432
772
lao động
19
Do chính sách và chế độ đãi ngộ của công ty tốt nên số lượng người lao động
đã tăng đều theo từng năm
Chính sách lương theo quy định: Công ty thực hiện chi trả chính sách chế
độ tiền lương đúng theo quy định của pháp luật (không có trường hợp nào thấp
hơn mức lương tối thiểu vùng) & đảm bảo cạnh tranh thị trường.
Chính sách đào tạo và phát triển con người: Nhân viên tại VPS được đào
tạo, nâng cao năng lực và phát triển toàn diện với chuỗi chương trình đào tạo vượt
trội dựa trên 4 trụ cột chính, bao gồm: Đào tạo bắt buộc theo cấp bậc, Đào tạo
quản lý - lãnh đạo, Năng lực tự đào tạo và học hỏi phát triển bản thân và Đào tạo
kế cận. Cán bộ nhân viên được tiếp cận các cách thức đào tạo theo mô hình hiện
đại 10 - 20 - 70, theo đó coi trọng chuyển giao kiến thức tại công việc và ứng
dụng ngay, tại chỗ, thúc đẩy sáng tạo từ mọi cá nhân trong Công ty. Đặc biệt nhân
sự tuyến mới sẽ được tham gia vào quy trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cũng
như các khóa đào tạo nâng cao bởi các chuyên gia trong và ngoài nước.
2.3.3 Vốn
Tình hình cơ cấu vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Bảng 2.3: Tình hình cơ cấu vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (đvị: triệu đồng)
Tiêu chí
2015
2016
Vốn chủ sở 1.018.222 1.125.951
2017
2018
2019
1.861.301 4.270.928
4.624.318
6.833.786 9.660.539
12.004.357
27.23%
38.52%
hữu
Tổng tài sản
3.452.475 4.490.760
Tỷ lệ VCSH/ 29.49%
25.07%
44.21%
Tổng tài sản
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPS)
Ta có thể nhận thấy tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VPS tăng đều qua các
năm, chứng tỏ công ty ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, nếu
xét đến tỷ lệ ta có thể thấy qua các năm tỷ lệ vốn chủ sở hữu của VPS trên tổng
tài sản ngày càng tăng từ 29.49% vào năm 2015 lên 38.5% vào năm. Có thể thấy
chính sách của công ty ngày nay đang đẩy mạnh về tự chủ tài chính, gia tăng vốn
chủ sở hữu giảm tỵ trọng của nợ phải trả, tuy nhiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
20
tài sản vẫn khá cao cho thấy dù đang cố gắng giảm áp lực từ nợ nhưng công ty
vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nợ phải trả, đòi hỏi công ty cần đẩy mạnh hơn nữa
tỷ trọng về phía vốn chủ để tạo ra sự tự chủ tài chính đồng thời giảm thiểu rủi ro
về nợ tăng uy tín của công ty trong mắt các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính giúp
công ty tăng khả năng huy động vốn khi gặp nhu cầu tài chính khi cấp thiết.
Tình hình thay đổi nguồn vốn
Bảng 2.4: Tình hình thay đổi nguồn vốn của VPS (đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu
2015
2016
2017
2018
2019
Tổng nguồn 3.452.475 4.490.760
6.833.786
9.660.539
12.004.357
+ 52.17%
+ 41.36%
+24.26%
vốn
Mức độ thay
_
+ 30.07%
đổi về nguồn
vốn
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của VPS)
Nhận thấy rằng nguồn vốn cũng như tài sản ngày càng được mở rộng. =>
doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh. Ta có thể thấy nguồn
vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng với tỷ lệ lớn. Năm 2016 tổng nguồn vốn
tăng 30.07% so với năm 2015 tuy nhiên vào năm 2018 và 2019 tỷ lệ này là
41.36% và 24.26% chứng tỏ CTCK VPS có sự đẩy mạnh quy mô kinh doanh
trong những năm gần đây. Từ đó có thể thấy rằng năng lực tài chính của công ty
ngày càng cải thiện và công ty đang muốn tận dụng để mở rộng hoạt động kinh
doanh.
➔ Sự biến động về nguồn vốn cho thấy công ty có đang ngày càng nâng cao năng
lực tự chủ tài chính thông qua cơ cấu vốn chủ và nợ được điều chỉnh qua các năm.
21
2.3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những
năm qua
22
Chỉ tiêu
Doanh thu
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2015
2016
2017
2018
2019
1,205,371 1,548,454 1,929,290 1,526,678 3,174,016
Trong đó :
Doanh thu hoạt động
môi giới chứng khoán
Doanh thu hoạt động
đầu tư chứng khoán
Doanh thu hoạt động tư
vấn
Doanh thu lưu kí chứng
khoán
Doanh thu khác
38,652
Doanh thu thuần
1,205,371 1,548,454 1,929,290 1,526,678 3,174,016
Chi phí hoạt động kinh
doanh
Lợi nhuận gộp
1,036,698 1,360,617 1,609,728 1,079,744 2,693,318
156,698
187,837
319,562
446,933
480,697
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Lợi nhuận thuần
63,258
76,899
90,024
87,828
116,322
102.954
110,937
229,537
359,104
364,375
Thu nhập khác
30,695
32,694
63,383
175,613
197,203
Chi phí khác
6,965
8,899
2,903
20,643
3,205
Kết quả từ các hoạt
động khác
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Lợi nhuận đã thực hiện
20,987
23,794
60,480
154,969
193,997
112,951
134,732
290,018
514,074
558,372
-
-
-
-
569,316
Lợi nhuận chưa thực
hiện
Chi phí thuế TNDN
hiện hành
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
-
-
-
-
(10,943)
25,761
27,004
54,667
104,447
114,070
92,683
107,728
235,350
409,626
444,302
43,686
87,300
160,862
252,159
1,123,498 1,213,476 1,302,433 794,508
1,922,142
165,321
194,844
291,066
294,027
500,160
3,562
3,711
3,077
6,555
33,517
86,398
92,735
245,412
270,724
466,036
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPS)
23
Nhìn chung tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2015- 2019 có sự tăng
trưởng không được ổn định.Xét trong giai đoạn 2017-2018 doanh thu giảm 403
tỉ đồng, giai đoạn 2018-2019 lại tăng mạnh 1648 tỉ dồng ( tăng trưởng hơn 100%
so vớ năm 2017) . Nhưng năm 2019 công ty đã có sự tăng trưởng trong hầu hết
các mặt so với năm 2018, cụ thể :
Doanh thu môi giới chứng khoán năm 2019 tăng 92 tỉ đồng song với năm
2018 ( tăng 57,5 %) và năm 2018 tăng 73 tỉ đồng so với năm 2017( tăng 83,9%).
Cho thấy VPS ngày càng chú trọng vào việc môi giới chứng khoán
Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán có sự tăng trưởng không ổn định.
Giai đoạn 2017-2018 có sự sụt giảm cụ thể , doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng
khoán năm 2018 giảm 508 tỉ đồng so với năm 2017 ( giảm 63, 97 %) . Gia đoạn
2018-2019 tăng trưởng mạnh cụ thể , doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán
năm 2019 tăng 1128 tỉ đồng so với năm 2018 ( tăng 142%) . Cho thấy những năm
qua thị trường chứng khoán có sự biến động không ổn định , bấp bênh .
Doanh thu từ hoạt động tư vấn chứng khoán năm 2019 tăng 206 tỉ đồng so
với năm 2018 (tăng 70%) ,còn năm 2018 gần như không đổi so với năm 2017 ,
cho thấy hoạt động tư vấn tài chính của VPS tăng trưởng khá ổn định.
Lợi nhuận thuần của công ty tăng trưởng đều qua các năm cho thấy hoạt động
kinh doanh của công ty khá ổn định, nhưng chưa tăng tiến được nhiều qua các
năm cho thấy công ty cần cố gắng hơn nữa để đạt được như kì vọng .
Chi phí quản lí doanh nghiệp ở mức ổn định chiếm tỉ trọng nhỏ so với doanh
thu năm 2017 là 4.66% , năm 2018 là 5,7% , năm 2019 là 3,65% . Cho thấy hoạt
động quản lí doanh nghiệp ở công ty là khá tốt.
Doanh thu lưu kí chứng khoán tăng mạnh từ năm 2018 sang năm 2019 tăng
26962 triệu đồng tăng hơn 4 lần so với năm 2018.
Lợi nhuận gộp của công ty năm 2019 có sự tăng nhẹ 33764 triệu đồng tăng
7,55% so với năm 2018.
Chi phí khác của công ty trong năm 2019 đã giảm rất nhiều giảm 17438 triệu
đồng ( giảm 85.34%) so với năm 2018.
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2019 tăng 34676 triệu đồng ( tăng 8,46% ) so
với năm 2018.
➢ Doanh thu của công ty tuy có tăng giảm nhưng về mặt lợi nhuận vẫn tăng
đều. điều đó chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang hoạt động kinh doanh tốt
và tạo ra giá trị.
24
PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ DỊCH VỤ BẢO
LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI VPS
3.1 Thực trạng hoạt động phân phối và tiêu thụ dịch vụ Bảo lãnh phát
hành chứng khoán tại VPS
Để thấy được sự phát triển của bảo lãnh phát hành chứng khoán tại VPS
cả về mặt chất và mặt lượng cần có các chỉ tiêu để đánh giá một cách chính xác
và khách quan. Các chỉ tiêu mà em chọn lựa để đánh giá được chia thành hai
nhóm chỉ tiêu sau:
•
Các chỉ tiêu định lượng:
- Sự tăng trưởng số lượng hợp đồng BLPH chứng khoán: Số lượng hợp đồng
được ký kết và thực hiện thành công tăng lên qua các năm cho thấy nghiệp
vụ BLPH chứng khoán của VPS đã có sự phát triển và được các khách hàng
(TCPH) tin tưởng.
- Tổng giá trị của các hợp đồng BLPH chứng khoán: Chỉ tiêu này vừa cho
thấy sự tăng trưởng, phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán, đồng thời cũng cho thấy khả năng hoàn thành hợp đồng của VPS.
Bởi với các hợp đồng có giá trị bảo lãnh phát hành càng lớn thì càng đòi
hỏi các yêu cầu cao hơn cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ, uy tín của Công
ty và năng lực vốn đáp ứng hợp đồng bảo lãnh phát hành đó.
- Sự tăng trưởng về doanh thu nghiệp vụ BLPH chứng khoán: Kết quả của
mỗi hợp đồng bảo lãnh được ký kết chính là phần doanh thu mà Công ty
nhận được. Có sự tăng trưởng nhất định về doanh thu chính là chỉ tiêu đánh
giá quan trọng đối với sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán tại VPS.
•
Các chỉ tiêu định tính:
- Chất lượng chuyên môn: Chỉ tiêu này nói lên sự phát triển của nghiệp vụ
về khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện các hợp đồng BLPH
chứng khoán, tính chuyên nghiệp trong thời gian tiến hành bảo lãnh phát
hành chứng khoán.
25
- Uy tín của Công ty nói chung và trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán nói riêng: Đây là một chỉ tiêu quan trọng để thể hiện sự phát triển
bởi uy tín của Công ty được nâng cao sẽ giúp Công ty có được nhiều hợp
đồng BLPH hơn, có được sự đánh giá cao của khách hàng.
3.1.1 Thực trạng hoạt động phân phối và tiêu thụ dịch vụ Bảo lãnh phát
hành chứng khoán tại VPS
3.1.1.1 Các hình thức Bảo lãnh phát hành chứng khoán tại VPS
• Hiện nay, VPS cung cấp nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán với
2 hình thức:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: Hình thức này có yêu cầu cao về vốn
điều lệ của tổ chức bảo lãnh để có thể chắc chắn phát hành thành công.
- Bảo lãnh với cố gắng tối đa: Đây là hình thức phổ biến nhất được các tổ
chức bảo lãnh áp dụng.
Theo các kết quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo lãnh cho thấy, VPS chỉ thực
hiện bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh với cố gắng tối đa. Theo hình thức
bảo lãnh này, rủi ro của đợt phát hành được san sẻ cho cả TCPH và tổ chức bảo
lãnh vì chứng khoán nếu bán được ít, tổ chức phát hành huy động được ít vốn thì
tổ chức bảo lãnh nhận được ít hoa hồng bảo lãnh.
3.1.1.2 Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán
Quy định về nguyên tắc tổ chức phát hành chứng khoán thì quy trình bảo
lãnh chứng khoán bao gồm 4 bước sau:
• Bước 1: Phân tích và đánh giá khả năng phát hành
• Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công
chúng.
• Bước 3: Phân phối chứng khoán
• Bước 4: Bình ổn và điều hòa thị trường
3.1.1.3 Phí bảo lãnh phát hành chứng khoán
Công ty được hưởng một khoản phí dựa trên số tiền thu được từ đợt phát
hành. Phí này cao hay thấp còn phụ thuộc khá nhiều vào tính chất đợt phát hành
như số lượng lớn hay nhỏ, có gặp nhiều khó khan không.
26