Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nguyễn tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 111 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... i
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................... v
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1.

Mục đích viết Báo cáo............................................................................ 1

1.2.

Lý do chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập: ........................ 1

1.3.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo: ............................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của báo cáo: ....................................................... 3

1.5.

Tên nghiệp vụ thực tập ......................................................................... 3

1.6.

Kết cấu báo cáo ....................................................................................... 3



PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ NGUYỄN TẤN.......................................................................... 4
2.1.

Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn...... 4
Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại của doanh

2.1.1.

nghiệp: 4
2.1.2.

Địa chỉ: ....................................................................................... 4

2.1.3.

Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: .............................................. 4

2.1.4.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ............................... 4

2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn
7

2.2.1.


Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp ............................ 8


2.2.2.

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ................................... 8

2.2.3.

Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ

thống quản lý doanh nghiệp .................................................................... 13
2.3.

Công nghệ sản xuất kinh doanh ........................................................ 14

2.3.1.

Bộ phận tư vấn ......................................................................... 15

2.3.2.

Bộ phận Chăm sóc thành viên ................................................ 16

2.3.3.

Phòng chăm sóc khách hàng................................................... 16

2.3.4.


Bộ phận quản trị website ......................................................... 17

2.3.5.

Chính sách dành cho cán bộ và nhân viên trong dự

án Hopdongtinhyeu.vn. ............................................................................ 17
2.3.6.

Chu kỳ cung cấp dịch vụ Hợp đồng tình yêu của

Công ty Cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn...................................................... 19
2.3.7.

Đặc điểm công nghệ của Công ty cổ phần đầu tư

Nguyễn Tấn .............................................................................................. 19
2.4.

Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Cổ phần

đầu tư Nguyễn Tấn ........................................................................................... 20
2.4.1.

Đối tượng lao động .................................................................. 20

2.4.2.

Lao động ................................................................................... 23


2.4.3.

Vốn ............................................................................................ 26

2.4.4.

Khái quát kết quả kinh doanh của công ty ............................. 30

PHẦN 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG “ĐÀO
TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC” TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ NGUYỄN TẤN ........................................................... 34
3.1.

Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty

cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn ........................................................................... 34


3.1.1.

Khái quát về công tác đào tạo và phát triển nhân lực

tại Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn ................................................. 34
3.1.2.

Tình hình đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty

cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn. ................................................................... 44
3.1.3.
3.2.


Đánh giá và sử dụng lao động sau đào tạo ............................. 63
Đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty cổ

phần đầu tư Nguyễn Tấn................................................................................. 72
PHẦN 4: XU HƯỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NGUYỄN TẤN................................. 76
4.1. Xu hướng, triển vọng của công ty đến năm 2025. ........................... 76
4.2. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện tình hình đào tạo và phát triển nhân
lực tại Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn. .............................................. 80
PHẦN 5: KẾT LUẬN................................................................................ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 86
PHỤ LỤC ................................................................................................... 87


DANH MỤC BẢNG
Bảng số 01: Danh sách cổ đông sáng lập ............................................................... 5
Bảng số 02: Danh sách cán bộ chủ chốt................................................................. 5
Bảng số 03: Các ngành nghề kinh doanh của công ty ........................................... 6
Bảng số 04: Tiêu chí đánh giá nhân viên dự án Hopdongtinhyeu.vn .................. 18
Bảng số 05: Bảng kê khai máy móc, trang thiết bị .............................................. 21
Bảng số 06: Danh sách cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn ........... 23
Bảng số 07: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn năm 2015 đến năm 2019 ... 24
Bảng số 08:Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn: 2015- 2019 ............................ 26
Bảng số 9:Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn: 2015- 2019 ....................... 27
Bảng số 10: Bảng khái quát kết quả kinh doanh của công ty CP đầu tư Nguyễn
Tấn ........................................................................................................................ 30
Bảng số 11: Bảng báo cáo khuynh hướng thay đổi KQKD của Công ty CP đầu tư

Nguyễn Tấn .......................................................................................................... 31
Bảng 12 : Thống kê trình độ, chức vụ, chuyên ngành đào tạo của cán bộ nhân
viên phụ trách công tác đào tạo và phát triển nhân lực ........................................ 36
Bảng số 13: Nhu cầu- mục tiêu đạo tạo phát triển nhân lực của Công ty cổ phần
đầu tư Nguyễn Tấn ............................................................................................... 42
Bảng số 14: Nhu cầu đào tạo của công ty năm 2015-2019 .................................. 43
Bảng số 15: Tổng hợp tình hình tuyển dụng lao động Công ty cổ phần đầu tư
Nguyễn Tấn giai đoạn năm 2015- 2019 ............................................................... 45
Bảng số 16 :Nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015- 2020* (*
kế hoạch) .............................................................................................................. 46
Bảng số 17 : Các chương trình đào tạo phát triển nhân lực của công ty cổ phần
đầu tư Nguyễn Tấn năm 2019 .............................................................................. 49
Bảng số 18: Thời gian, địa điểm của Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn giai
đoạn năm 2015- 2019 ........................................................................................... 50
Bảng số 19: Số lượng buổi hội thảo tổ chức giai đoạn năm 2015- 2019 ............. 56
Bảng số 20: Quỹ đầu tư & phát triển của Công ty CP đầu tư Nguyễn Tấn giai
đoạn năm 2015- 2020 ........................................................................................... 57
i


Bảng số 21: Chi phí kế hoạch cho công tác đào tạo của Công ty giai đoạn 20162020 (đvt:1000đồng) ............................................................................................ 58
Bảng số 22: Khả năng làm việc sau đào tạo của Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn
Tấn giai đoạn năm 2015- 2019............................................................................. 60
Bảng số 23: Chính sách hỗ trợ người lao động trong quá trình đào tạo của Công
ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn ............................................................................. 62
Bảng số 24: Thống kê kết quả đào tạo giai đoạn năm 2015- 2019 ...................... 64
Bảng số 25: Năng suất lao động của nhân viên trước và sau đào tạo trong dự án
Hopdongtinhyeu.vn .............................................................................................. 68
Bảng số 26: Đánh giá hiệu quả lao động giai đoạn 2015 – 2019 của công ty ..... 69
Bảng số 27: Sử dụng lao động sau đào tạo của Công ty CP đầu tư Nguyễn Tấn 71

Bảng số 28: Dự kiến kế hoạch kinh doanh (năm 2020 đến năm 2025) của Công ty
cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn ................................................................................. 77
Bảng số 29: Dự kiến nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty cổ phần
đầu tư Nguyễn Tấn (năm 2020- 2025) ................................................................. 78

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP đầu tư Nguyễn Tấn ..... 8
Sơ đồ 02: Quy trình kinh doanh dịch vụ Dự án Hopdongtinhyeu.com tại Công ty
cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn ................................................................................. 15
Sơ đồ 03: Quy trình làm việc Phòng Tư vấn........................................................ 15
Sơ đồ 04: Quy trình làm việc Phòng Chăm sóc thành viên ................................. 16
Sơ đồ 05: Quy trình làm việc của phòng chăm sóc khách hàng .......................... 16
Sơ đồ 06: Quy trình làm việc của Bộ phận quản trị Website............................... 17
Sơ đồ 07 : Chức năng của bộ phận Nhân sự ........................................................ 35

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 01: Tình hình tài sản của công ty (Đơn vị tính: 1000 đồng) .................. 28
Biểu đồ 02: Tình hình nguồn vốn của công ty (Đơn vị tính: 1000 đồng) ............ 29

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình số 01: Logo Dự án Hopdongtinhyeu.vn ...................................................... 15

Hình số 02: Giao diện CRM của dự án Hopdongtinhyeu.com ............................ 20
Hình số 03: Phần mềm Spam gửi tin nhắn tự động ............................................. 20

v


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Kí hiệu

1

Cổ phần

CP

2

Dự án đầu tư

DAĐT

3

Sản xuất kinh doanh

SXKD


4

Kinh doanh

KD

5

Nhân viên

NV

6

Khách hàng

KH

7

Lao động



8

Kết quả kinh doanh

KQKD


9

Vốn chủ sở hữu

VCSH

10

Lợi nhuận trước thuế

LNTT

11

Lợi nhuận sau thuế

LNST

12

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

BH và CCDV

13

1000 đồng




14

Tỷ trọng

TT

15

Nợ phải trả

NPT

16

Khoản phải thu

KPT

17

Tài sản ngắn hạn

TSNH

18

Tài sản dài hạn

TSDH


19

Tài sản cố định

TSCĐ

20

Nợ ngắn hạn

NNH

21

Nợ dài hạn

NDH

22

Số lượng

SL

23

Đầu tư tài chính dài hạn

ĐT TC DH


vi


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển không ngừng, diễn biến phức tạp, các
doanh nghiệp đối diện với nhiều rủi ro và thử thách, do vậy các doanh nghiệp ngày
nay luôn tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Muốn vậy, doanh
nghiệp phải đặt vai trò, nhiệm vụ quan trọng đối với đội ngũ cán bộ công nhân
viên. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và cạnh tranh đối với các doanh nghiệp
khác thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ cán bộ- công nhân viên trẻ,
năng động, sáng tạo, tay nghề vững vàng. Để làm được điều đó thì vấn đề sử dụng,
quản lý, đào tạo... nguồn nhân lực phải luôn được doanh nghiệp đặt vào mục tiêu
chính cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Cho nên công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực như: Sử dụng con người, nâng cao trình độ chuyên môn
lẫn đạo đức góp phần không nhỏ trong lợi ích chung của doanh nghiệp.
Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội
cùng với sự nỗ lực, cố gắng học hỏi và sự giảng dạy tận tình của các giảng viên
Khoa Kinh tế nói chung và giảng viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng,
em đã tiếp thu và tích lũy được rất nhiều kiến thức. Em lấy làm vinh dự khi được
khoa và nhà trường tạo cơ hội cho em được củng cố những kiến thức của nhà
trường vào thực tế, em được thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn.
Được sự giảng dạy tận tâm của thầy cô giáo trong khoa, được sự quan tâm
ưu ái và sự chỉ dẫn nhiệt tình của các Cán bộ cùng nhân viên trong Công ty CP đầu
tư Nguyễn Tấn đã giúp cho em thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực trong Công ty. Vì vậy em đã chọn cho mình chuyên đề
"Đào tạo và phát triển nhân lực” tại Công ty CP đầu tư Nguyễn Tấn để làm báo
cáo thực tập tốt nghiệp, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, thực tế hơn và tạo
cho mình một kiến thức vững chắc để khi ra trường có thể bắt nhịp một cách tốt
nhất. Tuy nhiên do khoảng thời gian hạn chế kiến thức có hạn nên không tránh

khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của thầy, cô và các bạn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc chân thành của mình, em xin đặc biệt
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến:
vii


- Ban Giám đốc cùng toàn thể Cán bộ nhân viên của Công ty cổ phần đầu tư
Nguyễn Tấn đã tạo điều kiện cho em thực tập và làm việc tại công ty và đặc biệt
em xin cảm ơn Anh: Nguyễn Tấn Đạt và Chị: Vũ Thùy Linh luôn sẵn sàng hỗ trợ,
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và cung cấp đầy đủ thông tin để em hoàn thành
tốt đề tài này.
- Các thầy cô giáo hướng dẫn và Giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến
Hùng đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành
bổ ích cho bản thân em và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!

viii


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Mục đích viết Báo cáo
Mục đích chung là Phát triển khả năng phát hiện vấn đề từ thực tế kinh doanh


của đơn vị thực tập cần nghiên cứu, đề xuất và tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm
việc trong lĩnh vực thực tập để chủ động thích nghi trong công việc thực tiễn. Hệ
thống hóa một số vấn đề lý luận về đào tạo và phát triển nhân lực trong các doanh
nghiệp.
Đánh giá thực trạng, rút ra những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong công
tác đào tạo và phát triển nhân lực ở Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn. Đề xuất
một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở
Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn trong thời gian tới.
1.2.

Lý do chọn nghiệp vụ thực tập và đơn vị thực tập:
- Lý do chọn nghiệp vụ thực tập:
Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức, doanh

nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng
tinh giảm, gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định.
Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là
vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Vì
vậy em đã lựa chọn nghiệp vụ thực tập: “Đào tạo và phát triển nhân lực”.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một loại hoạt động có tổ chức, thực
hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách. Có 3
hoạt động khác nhau theo định nghĩa này: Đào tạo, giáo dục và phát triển liên quan
đến công việc, cá nhân con người và tổ chức. Là quá trình học tập để chuẩn bị con
người cho tương lai, có thể cho người đó chuyển tới công việc mới trong thời gian
thích hợp. Là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá nhân một công việc mới dựa
trên những định hướng tương lai của tổ chức. Ba bộ phận hợp thành của phát triển
và đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của một tổ chức và sự
phát triển chức năng của con người. Vì vậy, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
bao gồm không chỉ đào tạo, giáo dục, phát triển đã được phát triển bên trong một
1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

tổ chức mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác của phát triển và đào tạo
nguồn nhân lực được thực hiện từ bên ngoài bao gồm: Học việc, học nghề và hành
nghề.
- Lý do chọn đơn vị thực tập:
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh chung
của Công ty Cổ phần Đầu tư Nguyễn Tấn. Em nhận thấy công tác đào tạo nguồn
nhân lực luôn giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Trải qua
nhiều năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Đầu tư Nguyễn Tấn đã từng bước
xây dựng cho mình một bộ máy phụ trách công tác quản trị nhân lực với các chính
sách và chiến lược nhân lực cụ thể.
Với chiến lược kinh doanh xem nhân lực là yếu tố hàng đầu, cùng với sự
mở rộng sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại thì công tác đào tạo và phát
triển nhân lực của Công ty CP đầu tư Nguyễn Tấn đặc biệt quan trọng. Vì vậy,
công ty cần phải quan tâm đến vấn đề này nhằm giữ chân lao động, nâng cao chất
lượng lao động của toàn doanh nghiệp. Đào tạo và phát triển giúp người lao động
ngày một nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tiếp thu được những tiến bộ
khoa học kỹ thuật hiện đại. Do vậy, làm thế nào để nâng cao trình độ cho người
lao động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời với sự thay
đổi? Đây chính là lý do em chọn đề tài: “Đào tạo và phát triển nhân lực” ở Công
ty CP Đầu tư Nguyễn Tấn làm nghiệp vụ nghiên cứu và viết báo cáo thực tập tốt
nghiệp của mình.
1.3.


Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo:
- Bằng những kiến thức và kĩ năng tích lũy được trong thời gian học tập, em

có cơ hội nâng cao và hoàn thiện kiến thức chuyên môn.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với khách hàng, với đồng nghiệp, xử lý các vấn
đề thực tiễn phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Củng cố kĩ năng thực hành cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu
nhằm mục đích đạt chuẩn chất lượng trong đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của báo cáo:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác đào tạo- phát triển nhân lực ở

Công ty Cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn.
- Phạm vi nghiên cứu:
• Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2015 – 2019.
• Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác đào
tạo và phát triển nhân lực ở Công ty CP đầu tư Nguyễn Tấn.
1.5.

Tên nghiệp vụ thực tập

- Đào tạo và phát triển nhân lực- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Nguyễn Tấn

1.6.

Kết cấu báo cáo
Nội dung chính của báo cáo gồm 5 phần như sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Khái quát chung về Công ty CP đầu tư Nguyễn Tấn.
Phần 3: Phân tích Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực của Công

ty CP đầu tư Nguyễn Tấn.
Phần 4: Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty và khuyến nghị nhằm
hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty CP đầu tư Nguyễn
Tấn.
Phần 5: Kết luận.

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ NGUYỄN TẤN
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn
2.1.1.

Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại của doanh nghiệp:


- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
NGUYỄN TẤN.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: NGUYEN TAN INVESTMENT
JOINT STOCK COMPANY.
- Tên công ty viết tắt: NGUYENTAN.JSC.
- Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Tấn Đạt- SĐT: 0942.174.666.
2.1.2.

Địa chỉ:

- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Xâm Thị, Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Địa chỉ văn phòng làm việc chính: P.2706, tầng 27, tòa nhà LILAMA, 52
Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Số điện thoại: 024.6260.4822.
- Email:
- Website: NDArank.com.
2.1.3.

Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:

- Mã số doanh nghiệp: 0106621529 - Cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư Thành
phố Hà Nội ngày 18 tháng 8 năm 2014.
- Mã số thuế: 0106621529.
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng. Bằng chữ: Một tỷ đồng.
2.1.4.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần


- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng.
- Tổng số cổ phần: 100.000.
- Số cổ phần được quyền chào bán: 0

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

Bảng số 01: Danh sách cổ đông sáng lập
Nơi đăng ký hộ
Giá trị

khẩu thường trú
Số

đối với cá nhân,

Tên cổ

địa chỉ

đông

TT

trụ


sở

chính đối với tổ

Loại

Số cổ

cổ
phần

phần

cổ

Tỷ

phần

lệ

(triệu

(%)

Số giấy
CMND

đồng)


chức
Số 16, ngách 20/28
Nguyễn
1

đường Kim Giang,

Tấn

Phường

Đạt

Giang, Quận Thanh

Kim

Phổ
thông

99.900 999.000 99.9

012692186

Xuân, Hà Nội
Số 16, ngách 20/28
đường Kim Giang,

Nguyễn

2

Kiều

Phường

Linh

Giang, Quận Thanh

Kim

Phổ
thông

50

0.5

0.05

012742938

50

0.5

0.05

012742904


Xuân, Hà Nội
Số 16, ngách 20/28
Nguyễn đường Kim Giang,
Kim
Thị Thu Phường

3

Hương

Giang, Quận Thanh

Phổ
thông

Xuân, Hà Nội
Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự
Bảng số 02: Danh sách cán bộ chủ chốt
STT

Họ và tên

Chức danh

1

Nguyễn Tấn Đạt

Giám đốc


2

Nguyễn Thùy Anh

Phó giám đốc

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

3

Vũ Thùy Linh

Đại diện văn phòng

4

Khúc Thanh Quyên

Trưởng phòng

5

Lê Thị Trâm Anh


Trưởng phòng
Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự

2.1.5.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Bảng số 03: Các ngành nghề kinh doanh của công ty

STT

Tên ngành

Mã ngành
8230 (chính)

1

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

2

Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

7320

3

Quảng cáo


7310

4

Hoạt động nhiếp ảnh (không bao gồm hoạt động báo chí)

7420

5

Hoạt động dịch vụ phục vụ hôn lễ

9633

6

In ấn

1811

7

Hoạt động tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn luật,

7020

thuế, kế toán, kiểm toán)

8


Tư vấn môi giới đấu giá BĐS, đấu giá quyền sử dụng đất

6820

9

Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet

4791

10

Hoạt động phục vụ dịch vụ cá nhân khác còn lại chưa
được phân vào đâu. Chi tiết: dịch vụ giúp việc gia đình

9639

11

Cắt tóc, làm đầu, gội đầu

9631

12

Đại lý du lịch

9711

13


Điều hành tua du lịch

7912

Nguồn: Giấy phép đăng ký kinh doanh
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

2.1.6.

Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ của Công ty

cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn.
Năm 2005 chủ công ty nhận thấy rằng ở Việt Nam và nước ngoài có sự
khác biệt rõ rệt về nhu cầu kết hôn. Ở nước ngoài, có một lượng lớn người dân đến
các trung tâm mai mối để tìm người kết hôn nhưng ở Việt Nam lại chưa có công
ty nào như vậy. Ở nước ngoài người ta có thể tìm bạn đời từ 1 triệu người nhưng
ở Việt Nam chỉ có thể tìm được từ khoảng 20– 30 mối quan hệ và về cơ bản, trong
cuộc sống kết hôn của người nước ngoài ta thấy họ hạnh phúc hơn người Việt Nam
bởi lẽ người phụ nữ ở Việt Nam luôn phải chịu đựng, chăm lo cho gia đình và gánh
vác trách nhiệm, không có sự bình đẳng. Do vậy, năm 2005 công ty bắt đầu xây
dựng hệ thống hopdongtinhyeu.vn – dự án đầu tiên của công ty.
Sau 12 năm làm việc, tìm hiểu qua rất nhiều công ty lớn như Vậtgiá.com,
24h, Sóc Bay, … đã nhận ra rằng người lao động và các dự án họ làm đều không

gắn liền với nhau. Hay như các bà mẹ bỉm sữa phải dành thời gian ở nhà, có thể bị
coi là người không có thu nhập, là gánh nặng cho gia đình. Nhận thấy rằng chưa
có một sự án nào quan tâm đến những vấn đề này, do vậy Công ty cổ phần đầu tư
Nguyễn

Tấn

đưa

ra

một

trong

những

dự

án

mới

mang

tên

“U.Hopdongtinhyeu.com” – với sứ mệnh giúp cho cuộc sống này thay đổi, tốt đẹp
hơn – họ có thể kiếm thêm thu nhập trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.
Những dự án đang triển khai:

▪ Hopdongtinhyeu.com – website mai mối số 1 Việt Nam.
▪ U.Hopdongtinhyeu.com – dự án hỗ trợ cho cộng đồng kiếm thêm thu nhập
trong thời gian rảnh rỗi.
▪ Shipmoi.com – dự án ship hàng cho người không chuyên.
▪ Henhotructiep.com – dự án hỗ trợ cho những người đang tìm người yêu.
▪ Rick&Modern.com – dự án hỗ trợ kết bạn cho những người giàu có và xinh
đẹp.
▪ Phimonlinehd9.com – dự án bán quảng cáo.
▪ Nda.rank – dự án xếp hạng xã hội.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn
7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

2.2.1.

Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP đầu tư Nguyễn Tấn
Đại Hội Đồng Cổ
Đông
Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm
Soát


Ban Giám Đốc

Phòng
Hành
Chính
Nhân

Phòng
Tài
Chính
Kế
Toán

Phòng
Tổng
Hợp

Sự

Ban
Quản
Lý Dự
Án

Chú thích các mối quan hệ:
Chỉ huy trực tiếp
Hỗ trợ- phối hợp
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
2.2.2.
2.2.2.1.


Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Đại hội đồng cổ đông

Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng cổ đông là cơ
quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại
và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn
nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát.

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông được quy định rõ trong Điều
lệ Công ty.
2.2.2.2.

Hội đồng quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ
quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và
lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị:



Quyền hạn:
Chỉ đạo và kiểm tra công việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc,

các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các trưởng phòng.
Quyết định về đề bạt, điều chuyển, tiếp nhận, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
chuyên viên thuộc hệ thống điều hành trong Công ty và đề xuất, kiến nghị thay
thế, bổ sung, xử lý đối với những đối tượng thuộc cấp trên quản lý.
Quyết định chỉ tiêu kế hoạch KD tài chính hàng năm, mục tiêu, quy mô, lĩnh
vực đầu tư, lựa chọn đối tác hợp tác KD.
Ban hành chính sách công nghệ, chất lượng sản phẩm, khuyến khích phát
triển thị trường, vận hành vốn, phân phối thu nhập để động viên lao động sáng tạo
của mỗi thành viên. Quyết định cuối cùng về các điều chỉnh, sửa đổi các quy định
hiện hành trong các hoạt động tại Công ty và giải quyết các phát sinh theo Luật
doanh nghiệp Nhà nước.


Trách nhiệm:

Chịu trách nhiệm trước cấp trên (Nhà nước) và nhân viên về KD và chấp
hành pháp luật của Công ty, phụ trách chung và trực tiếp các lĩnh vực sau:
Tổ chức, bộ máy công tác cán bộ; Chiến lược phát triển và quy hoạch - đầu
tư thị trường, bảo toàn, phát triển vốn; Kế hoạch SX- KD tài chính hàng năm; Công
tác quan hệ hợp tác SX- KD trong và ngoài nước, quan hệ với các ngành chức
năng, tổ chức tín dụng, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ; Công tác tuyển
dụng chuyên viên, nhân viên; Công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, chuyên viên;
Công tác giám sát, thanh tra.
9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

2.2.2.3.

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc Công ty bao gồm Giám đốc điều hành và Phó Giám đốc điều
hành do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.


Trách nhiệm

Tổ chức thực hiện công tác đầu tư phát triển theo dự án đã được duyệt.
Tuyển dụng lao động, đào tạo nâng bậc công nhân các ngành phục vụ công
tác quản lý thiết bị (thiết bị công nghệ, phần mềm...).


Quyền hạn

Phối hợp với Phó tổng giám khác và các trưởng phòng chỉ đạo, nghiên cứu
đầu tư công nghệ, thiết bị mới và tổ chức triển khai thực hiện. Trực tiếp chỉ đạo
thực hiện công tác đầu tư theo các quy định hiện hành;
Ký duyệt phiếu thu-chi, các chứng từ thanh toán, ... theo quy định về tài
chính, ký hợp đồng kinh tế.
2.2.2.4.

Các phòng trực thuộc công ty
Phòng Hành chính – Nhân sự:




Chức năng:

Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về công tác tổ chức, quản lý lao động, tiền lương và công tác hành chính.


Nhiệm vụ:

Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh và bố trí
nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc.
Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ
tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, các chế độ
BHXH và các chế độ khác của người lao động. Thực hiện các nhiệm vụ của Hội
đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật, Hội đồng tiền lương.
Quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Giám đốc quyết định việc đề bạt và phân
công cán bộ lãnh đạo và quản lý của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ,
nhân viên và công nhân toàn Công ty.

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1


Quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng. Quản lý chi phí hành chính, văn
phòng phẩm. Quản lý và điều hành đội xe con phục vụ cán bộ đi công tác.
Thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến công tác SXKD của Công ty.
Thực hiện công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên
tai bảo lụt của Công ty và phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tốt
các công tác này.
-

Phòng Tổng hợp



Về công nghệ, kỹ thuật và dịch vụ tư vấn:

Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
công tác kỹ thuật, công nghệ sản xuất công tác an toàn lao động, công tác vật tư,
quản lý xe máy và máy móc thiết bị sản xuất.
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công nghệ, kỹ thuật và các
dịch vụ tư vấn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ:
Lập phương án tổ chức sản xuất cho các hoạt động sản xuất, khi phương án
được duyệt thì hướng dẫn cho các đơn vị sản xuất thực hiện.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với
điều kiện thực tế để đơn vị sản xuất hoàn thành đúng kế hoạch, đảm báo chất lượng
sản phẩm.
Xây dựng các quy trình kỹ thuật và hướng dẫn giám sát việc thực hiện các
quy trình, quy phạm kỹ thuật đối với các đơn vị



Về Kế hoạch - Kinh doanh:

Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong
các lĩnh vực như lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều độ sản xuất. Xác định
mục tiêu, chiến lược, phương hướng hoạt động tiếp thị và kinh doanh sản phẩm.
Tham mưu trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thu sản
phẩm do Công ty sản xuất.

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

Xác định mục tiêu, chiến lược, phương hướng hoạt động tiếp thị và kinh
doanh sản phẩm. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.
Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hàng tháng, quý, năm của Công ty,
đôn đốc và theo dõi việc thực hiện tiến độ kế hoạch của các đơn vị sản xuất. Thực
hiện các công đoạn theo đúng quy trình mua hàng từ khâu lên kế hoạch vật tư đến
khảo sát, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, thương thảo hợp đồng (nếu được uỷ
quyền) trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt.
Tìm kiếm khách hàng, thương thảo và tham mưu cho Giám đốc trong việc
ký kết các hợp đồng cung cấp, hợp đồng bán hàng.
Xây dựng các định mức kinh tế nội bộ của Công ty trình Giám đốc quyết
định ban hành.
-


Phòng tài chính- kế toán



Chức năng:

Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về công tác Tài chính, Kế toán.
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo
đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán...
Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty và báo cáo cho
Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế
độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
Phối hợp cùng các phòng, ban, đơn vị, bộ phận khác tạo nên bộ máy quản lý
hoàn thiện.


Nhiệm vụ:

Lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch và kế hoạch trung, dài hạn.
Tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán và thuế theo quy định của Nhà
nước.
12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

Thực hiện quản lý tài chính của Công ty như quản lý các khoản công nợ, chi
phí sản xuất kinh doanh...
Phân phối lợi nhuận và lập kế hoạch phân phối lợi nhuận cho năm kế hoạch,
phân phối và sử dụng các quỹ của Công ty.
-

Ban quản lý dự án



Chức năng:

Thay mặt chủ đầu tư quản lý DAĐT được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ.
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
tìm kiếm, quản lý và khai thác các dự án.
Theo dõi và báo cáo Giám đốc tình hình thực hiện các dự án. Tham mưu cho
Giám đốc về tổ chức, biện pháp thực hiện các dự án.
Thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.


Nhiệm vụ:

Tìm hiểu quy hoạch, kế hoạch và các chủ trương chính sách của các tỉnh,
thành, ngành, tính pháp lý, mô hình hoạt động của các ngành nghề theo chiến lược
kinh doanh của Công ty.

Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả đối với các lĩnh vực kinh tế tiềm
năng để dự kiến đầu tư, lập hồ sơ dự án đầu tư.
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án và các dịch vụ tư vấn đối với các
dự án/công trình do Công ty làm chủ đầu tư và các dự án do Công ty đảm nhận.
Lập báo cáo định kỳ, tình hình thực hiện các dự án
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải trình, bảo vệ các số liệu
quyết toán với các tổ chức kiểm toán, thanh tra và các cơ quan quản lý nhà nước
đối với các dự án/ công trình có liên quan.
2.2.3.

Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý

doanh nghiệp
Cơ cấu theo trực tuyến là một mô hình tổ chức quản lý, trong đó nhà quản trị
ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Thu Hương-K25QT1

dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp
cấp trên.
Đặc điểm cơ bản của loại hình này là: Mối quan hệ giữa các thành viên trong
tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến. Người thừa hành chỉ nhận mệnh
lệnh từ một người phụ trách trực tiếp. Là một mắt xích trong dây chuyền chỉ huy,
mỗi nhà quản trị với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dưới

trực tiếp và nhận sự báo cáo của họ. Người đứng đầu bộ phận trực tuyến được gọi
là nhà quản trị trực tuyến hay quản trị tác nghiệp.
Cơ cấu trực tuyến có ưu điểm là tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ
trưởng, tập trung, thống nhất, làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay
đổi của môi trường và có chi phí quản lý doang nghiệp thấp. Mặt khác theo cơ cấu
này những người chịu sự lãnh đạo rất đẽ thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất
trong mệnh lệnh phát ra. Tuy nhiên cơ cấu theo trực tuyến lại hạn chế việc sử dụng
các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi người
lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên
môn. Nhưng trong thực tế thì khả năng của con người có hạn nên những quyết định
đưa ra mang tính rủi ro cao. Do đó cơ cấu này thường được áp dụng cho các đơn
vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.
2.3. Công nghệ sản xuất kinh doanh
Quy trình cung cấp dịch vụ: Dự án Hopdongtinhyeu.com.
Công ty cổ phần đầu tư Nguyễn Tấn, năm 2005, chủ công ty nhận thấy rằng
ở Việt Nam và nước ngoài có sự khác biệt rõ rệt về nhu cầu kết hôn. Ở nước ngoài,
có một lượng lớn người dân đến các trung tâm mai mối để tìm người kết hôn nhưng
ở Việt Nam lại chưa có công ty nào như vậy. Ở nước ngoài người ta có thể tìm bạn
đời từ 1 triệu người nhưng ở Việt Nam chỉ có thể tìm được từ khoảng 20 – 30 mối
quan hệ. Do vậy, năm 2005 công ty bắt đầu xây dựng hệ thống hopdongtinhyeu.vn
– dự án đầu tiên của công ty.

14


×