Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng và định hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.76 KB, 17 trang )

I. Cơ sở lý luận
1. Du lịch sinh thái là gì?
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái bao hàm nhiều loại hình khác nhau, như: Du lịch thiên nhiên
(Nature Tourism), Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism), Du lịch môi
trường (Environmental Tourism), Du lịch đặc thù (Particular Tourism), Du lịch xanh
(Green Tourism), Du lịch mạo hiểm (Adventure Tourism), Du lịch bản xứ (Indigenous
Tourism), Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism), Du lịch nhạy cảm (Sensitized
Tourism), Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism), Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)

2. Tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
a. Giới thiệu về Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Địa chất, địa mạo
Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và
mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như
sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá
diorite, đá aplite, pegmatite…
Phong Nha – Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài
từ 400 triệu năm trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các
pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các
bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về
địa chất, địa hình, địa mạo.
Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủ trên
bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các sông Son,
sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm. Vùng địa hình
chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi.
Hệ thống hang động



Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài trên 40km bắt nguồn từ phía nam của
vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống động này là động Khe Ry và động én
nằm ở độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển. Các hang trong hệ thống này phân bổ
theo dạng cành cây chạy theo hướng đông bắc – tây nam.
Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 30km bắt nguồn từ hang Rục Cà
Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống
hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam – bắc. Sông Rục Cà Roòng lúc ẩn
mình trong núi đá, lúc lại xuất hiện trên những thung lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra
sông Chày ở cửa hang Vòm.
Hệ thống hang Rục Mòn nằm ở địa phận huyện Minh Hóa cũng là một trong
những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều.
Động Phong Nha (Động nước) là danh thắng tiêu biểu nhất của hệ thống hang
động thuộc quần thể danh thắng Phong Nha-Kẻ Bàng. Tổng chiều dài 7.729 mét, có 14
hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 mét lung linh kỳ ảo và rực rỡ nhất. Cửa động cao
khoảng 10 mét, rộng 25 mét. Từ phía trên, nhũ đá nhỏ xuống trông như những giọt
sương khổng lồ đang tan chảy…
Bên cạnh đó là Động Tiên Sơn (Động khô) nằm ở độ cao 200m, theo các nhà địa
lý học, từ xa xưa dòng sông ngầm đã cạn nước, chỉ còn lại những vòm đá trắng và cột
đá xanh ngọc bích. Các thạch nhũ trong động Phong Nha trải qua hàng triệu năm kiến
tạo từ đá vôi dạng karst, bị nước mưa thẩm thấu, hoà tan và chảy xuống từ nóc hang tạo
thành những nhũ đá vô cùng lạ mắt như sư tử, ngai vàng, Đức Phật… Nước mưa tiếp
tục rơi xuống đáy hang, kết canxi tạo ra măng đá. Những phiến đá, măng đá, nhũ đá,
sông ngầm muôn hình muôn vẻ lung linh kỳ vĩ. Dường như Phong Nha là nơi hội tụ tất
cả vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của thiên nhiên và là nơi trí tưởng tượng được thăng hoa nhất.
Ngoài ra còn có động Thiên Đường được được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh
đánh giá là hang động khô dài nhất Châu Á, một trong những hang động kỳ vĩ nhất mà
đoàn từng khảo sát nhiều hang động trên thế giới.Động Thiên đường có cấu trúc kỳ vĩ,
tráng lệ và huyền ảo khiến những người khám phá hang động liên tưởng về một thiên
cung nơi trần thế (vì vậy mà động được đặt tên là Thiên đường).



Đặc biệt, gần đây, đoàn thám hiểm người Anh mới phát hiện ra một trong những
hang mới nhất đó là Sơn Động . Hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới.
Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m Với
kích thước này, hang Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở
Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Hang
Sơn Đoòng được đánh giá là một bức tranh “Hoành tráng, đẹp đến mức kinh ngạc” với
nhiều thạch nhũ có hình thù kỳ lạ,điều đặc biệt nhất có điểm chứa cả rừng cây nguyên
sinh đang phát triển ở trong lòng hang. Các nhà khoa học địa chất thế giới nhận định
Sơn Đoòng là hang động kỳ vĩ nhất thế giới.
Hệ thống sông ngòi và đỉnh núi
Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu Phong Nha-Kẻ Bàng còn một hệ thống sông
ngòi trong vùng khá phức tạp và các sông ngầm dài nhất . Có 3 con sông chính: sông
Troóc, sông Chày, sông Son trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng với dòng nước trong
xanh chảy giữa vùng núi đá có rừng tạo nên cảnh đẹp thơ mộng như bức tranh thuỷ mặc
quyến rũ du khách.
Bên cạnh đó, khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng còn có hàng chục con suối và thác
nước đẹp như: Thác Gió, Thác Mệ Loan, Suối Mọc phun lên từ chân một dãy núi đá
vôi, Suối Trạ An…
Phong Nha-Kẻ Bàng còn có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000 mét, hiểm trở, chưa
từng có vết chân người, là các điểm hấp dẫn thể thao leo núi và thám hiểm. Điển hình là
các đỉnh Co Rilata cao 1.128 mét, Co Preu cao 1.213 mét. Xen kẽ giữa các đỉnh núi trên
1.000 mét là những thung lũng phù hợp cho du lịch sinh thái.
Đa dạng sinh học
Trong Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn tồn tại một khu rừng nhiệt đới
nguyên sinh ít bị tác động với độ che phủ trên 96,2% và có tính đa dạng sinh học cao.
Tại vùng này theo số liệu điều tra, bước đầu có nhiều loài thực vật đặc hữu của rừng núi
đá vôi như Chò đãi, Chò nước, Trầm hương, Nghiến, Sắng, Ba kích và Sao… Thực vật
bậc cao có 2651 loài. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều loài thực vật quý



hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên như Bách xanh đá, Lan hài đốm, Lan
hài xanh, Lan hài xoắn và nhiều thực vật quý hiếm khác cũng được ghi nhận.
Phong Nha-Kẻ Bàng còn là nơi sinh sống của 113 loài thú lớn, nổi bật nhất là hổ và bò
tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có 35 loài nằm trong Sách đỏ
Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong
Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá, trong đó có 4
loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh
trưởng có 10 bộ linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam,
7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang.Vì thế, nơi
đây được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu
dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới
Đặc biệt, rừng trên núi đá vôi là nơi phân bố nhiều loài Linh trưởng nhất Việt
Nam, gồm 10 loài được ghi nhận, chiếm khoảng 50% tổng số loài thuộc bộ Linh trưởng
ở Việt Nam, 7 loài Linh trưởng thuộc bộ Linh trưởng được liệt kê vào Sách Đỏ Việt
Nam và 3 loài phụ có tính đặc hữu hẹp ở Việt Nam. So với các khu bảo tồn và vườn
quốc gia khác ở Việt Nam thì độ phong phú của các loài động vật ở Phong Nha-Kẻ
Bàng còn khá cao. Các loài quý hiếm, đặc biệt Linh trưởng có số lượng cao nhất trong
nước.
Giá trị khảo cổ, lịch sử, văn hóa
Ngoài sinh cảnh thảm thực vật và động vật hoang dã, Khu Phong Nha-Kẻ Bàng
còn là nơi đã từng tồn tại và đang hiện diện cả một hệ di tích lịch sử văn hoá có giá trị
cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học thời tiền sử, văn hoá Chămpa và Việt cổ,
di tích căn cứ kháng chiến chống Pháp của vua Hàm Nghi cuối thế kỷ XIX tại núi Ma
Rai và những địa danh nổi tiếng trên đường mòn Hồ Chí Minh như bến phà Xuân Sơn,
bến phà Nguyễn văn Trỗi, đường 20 Quyết Thắng đã đi vào huyền thoại gắn liền với
những chiến công hiển hách và sự hy sinh cao cả của dân tộc Việt Nam trong chiến
tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc.
Thêm nữa, trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng sinh sống chủ yếu là người Chứt,
một số ít người Việt và Bru-Vân Kiều văn hoá vật thể và phi vật thể của họ là đối tượng



nghiên cứu của nhiều khoa học và đồng thời là địa chỉ hấp dẫn của loại hình du lịch văn
hoá dân tộc ít người ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng.
b. Những sản phẩm trong du lịch sinh thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
Nói đến loại hình và sản phẩm văn hoá trong du lịch là nói đến hiệu quả văn hóa
mang lại cho chủ thể du lịch trong và sau khi tham gia hoạt động du lịch. Vì thế, sản
phẩm văn hoá có thể là hữu hình có thể nhìn nhận được như việc chinh phục các đối
tượng tự nhiên, việc nhận biết và thực nghiệm thành công một loại hình sinh hoạt cộng
đồng… cũng có những sản phẩm vô hình như hiệu quả tâm lý, sự thử thách và cảm
nhận hứng thú... Do vậy một loại hình du lịch sinh thái ở khu vực Di sản Thiên nhiên
Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng có thể chứa đựng nhiều sản phẩm văn hoá và có những
sản phẩm văn hoá chung cho nhiều loại hình du lịch sinh thái.
Loại sản phẩm thứ nhất: Trong du lịch sinh thái có thể được khai thác ở khu vực
này là loại hình mang lại cảm xúc và phản ứng thẩm mỹ trước đối tượng. Ở nước ta,
loại hình này đã được khai thác trong những tours du lịch gắn liền với tên gọi “về
nguồn” như tour “Raid Gauloise” tổ chức năm 2002 với sự tham gia của 600 vận động
viên quốc tế đi dọc triền biên giới phía Bắc từ Lào Cai đến Hạ Long, tour “Acction
Asian” chinh phục thung lũng Mai Châu bằng xe đạp năm 2003, tour “Saffron Road
VietNam 2004” lữ hành xuyên Việt cho 19 khách nước ngoài thực hiện năm 2004.
Trong những năm vừa qua, trên địa bàn Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng chưa
khai thác tốt loại hình là do lý do khách quan về khả năng đầu tư và tình trạng hạ tầng
cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu để tổ chức loại hình này nhưng với tài nguyên hiện có, khả
năng thiết lập loại hình này là rất lớn.
Loại sản phẩm thứ hai: Trong du lịch sinh thái khai thác từ loại hình du lịch mạo
hiểm để trải nghiệm và thử thách tâm lý, năng lực đối tượng du lịch trước sự hùng vĩ và
kỳ thú của thiên nhiên. Đây là loại sản phẩm du lịch rất mới và trong giai đoạn thử
nghiệm, đòi hỏi đầu tư nghiên cứu công phu và tổ chức chặt chẽ. Loại hình và sản phẩm
này có trong nguồn tài nguyên vô tận của Di sản Thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ
Bàng với cả một hệ thống hang động ngầm dài hàng chục km, sông ngầm xuyên qua



nhiều địa hình hiểm trở và hình thế cheo leo của địa hình karst. Nguồn tài nguyên để
khai thác loại hình và sản phẩm này đã được D. Limbert và L.Howard mô tả khá kỹ
trong các báo cáo khảo sát trong hơn một thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước và đặc biệt
là những phát hiện của nhóm nghiên cứu do PGS.TS Trương Quang Hải cùng nhóm các
nhà khoa học - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì. Trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu về du lịch mạo hiểm, nhóm tác giả Trương Quang Hải,
Nguyễn Quang Huấn, Đặng Văn Bào và cộng sự đã có lý khi đề xuất thiết lập một chu
trình du lịch mạo hiểm xuyên qua khu vực cư trú của cộng đồng người Chứt sống trong
khu vực, chính yếu tố văn hoá tộc người có khả năng làm tăng cảm thụ thẩm mỹ khi
thực hiện những du khảo vào thiên nhiên đầy huyền bí với sự kích thích tâm lý mạo
hiểm thú vị.
Loại sản phẩm thứ ba: Là sản phẩm văn hoá thu được thông qua hình thức du lịch
cộng đồng mà nhiều quốc gia trên thế giới gọi là du lịch bản xứ (Indigenous toursm)
hay du lịch nhà tranh (Cottage tourism). Trong loại hình này, người tham gia hoạt động
du lịch trút bỏ cái thực tại của mình để hội nhập vào đời sống thực của một sộng đồng
(sinh thái nhân văn) mà họ coi là một đối tượng khám phá. Môi trường sinh thái nhân
văn trong loại hình này cực kỳ đa dạng và phong phú. Đó có thể là một khuôn viên hoạt
động một làng cổ với nhiều phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa mà người du
lịch hoà nhập với thói quen và tập tục bản địa, một làng nghề mà người tham gia du lịch
thử nghiệm kỷ năng của bản thân. Loại hình này ở Việt Nam chưa được khai thác nhiều,
chủ yếu là vì lý do an ninh hơn là năng lực tổ chức.
Trong các dân tộc và tộc người thiểu số ở Việt Nam, khu vực Quảng Bình là nơi sinh
sống của nhiều dân tộc có nguồn gốc tối cổ và hiện còn bảo tồn nhiều sắc thái văn hoá
cổ xưa. Đây chính là tiềm năng để khai thác loại hình và sản phẩm du lịch văn hoá tộc
người trong môi trường sinh thái nhân văn. Trái với loại hình tham quan để biết, loại
hình du lịch sinh thái nhân văn, văn hoá tộc người đòi hỏi người du lịch thâm nhập vào
đời sống thường nhật của tộc người, hưởng thụ môi trường nhân văn của chính họ và
trải nghiệm bản thân mình. Đó là một hướng đi lý thú và cần được khai thác. Các tộc

người thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều và Chứt sống trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng


lại là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự bảo lưu các giá trị văn hoá tộc người tối cổ và
những bằng chứng nguồn gốc có thể thấy được qua sinh hoạt đương đại. Yếu tố đó đã
làm cho loại hình du lịch cộng đồng ở Phong Nha - Kẻ Bàng trở nên thú vị. Hơn thế,
những yếu tố văn hoá nói trên ít nhiều đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước xuyên suốt hai thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ trước và có
khả năng chiêm nghiệm chân lý của nó bằng một hình thức du lịch cộng đồng một dạng
du lịch sinh thái nhân văn đang có cơ hội phát triển.
Như vậy, có thể nói với tài nguyên tương đối tập trung, bao gồm hệ sinh cảnh
karst, hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đa dạng sinh học với sự đa dạng về cảnh quan, cấu
trúc hình thái và đa dạng sinh học, địa bàn Phong Nha – Kẻ Bàng hội đủ các điều kiện
cần và đủ để thiết lập loại hình du lịch sinh thái trong 3 dạng thức chủ yếu là du lịch
thiên nhiên (Nature Tourism), bao gồm các chương trình thâm nhập vào môi trường
thiên nhiên kỳ thú để hưởng thụ sinh cảnh karst và các kiểu rừng nhiệt đới, sự phong
phú đa dạng của thảm thực vật và quần thể động vật hoang dã quý hiếm; du lịch mạo
hiểm (Adventure Tourism) với chu trình chinh phục các đỉnh núi, sườn dốc và sông
suối; du lịch sinh thái nhân văn (Indigenous Tourism) với các hình thức sinh hoạt cộng
đồng, lễ hội, ẩm thực, văn hoá bản địa, các hoạt động dã ngoại và trải nghiệm trong môi
trường văn hoá tộc người.
II. Thực trạng du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế
giới như một “cú hích” mạnh mẽ cho du lịch Quảng Bình tăng trưởng vượt bậc. Với
những ưu thế về hệ thống hang động và đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch với các loại hình đa dạng như
khám phá hang động bằng xuồng, du lịch sinh thái, khám phá hệ động thực vật, leo núi
mạo hiểm… Nhiều điểm du lịch được đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả như động
Phong Nha-Tiên Sơn, tuyến du lịch sông Chày-hang Tối, suối nước Moọc, khám phá

Sơn Đoòng…
Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch truyền thống, Ban
Quản lý Vườn cũng đã phối hợp với các công ty du lịch lữ hành để đưa vào khai thác


chính thức một số tuyến du lịch như: Hang Va, hang Nước Nứt, khám phá 7.000 m
động Thiên đường - Giếng Trời.
2. Thực trạng khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Dọc theo tuyến đường đi vào khu du lịch VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, hệ thống
nhà nghỉ, khách sạn được mọc lên có quy mô lớn nhằm phục vụ cho khách du lịch hài
lòng khi đến với Phong Nha – Kẻ Bàng, hệ thống sân bãi chơi thể thao, sân khấu phục
vụ cho các buổi giao lưu. Quanh vùng đệm đã có một số nhà nghỉ. Tuy nhiên nhà nghỉ
ở đây còn thô sơ, chất lượng phục vụ, dịch vụ chưa cao.
Hệ thống các nhà hàng: Hoạt động du lịch sinh thái lại càng có yêu cầu cao trong
ẩm thực, du khách muốn thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị
thiên nhiên và văn hóa địa phương. Do vậy mà hầu hết các cơ sở lưu trú của Vườn đều
có những món ăn được chế biến từ những sản phẩm của người dân vừa làm nông
nghiệp vừa làm ngư nghiệp bên sông, suối; món nộm hoa chuối rừng, măng luộc, được
hái từ những trại rừng, những hoa quả đặc trưng do người dân nơi đây trồng được và
những món ăn đặc trưng của vùng miền đó là món Cháo Hàu (Quảng Ninh), Cháo Canh
(Ba Đồn), Bánh Đúc, Bánh Xèo (Quảng Hòa, Quảng Trạch)…Nhìn chung hệ thống các
nhà hàng ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và quanh vùng còn rất nhỏ chưa đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch.
Các phương tiện vận chuyển tham quan như thuyền là của người dân, qua đó
khoảng 1.000 người dân khu vực Xuân Sơn đã sống bằng nghề du lịch (dịch vụ thuyền
tham quan, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh…). Khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng hiện
có 248 thuyền, tạo việc làm cho 500 cư dân địa phương, với mỗi thuyền bao gồm 2
người được huấn luyện các kỹ năng an toàn và hướng dẫn du khách và có thu nhập
khoảng 70.000 đồng mỗi ngày.
3. Hiện trạng khách du lịch



Số lượng khách đến tham quan Phong Nha-Kẻ Bàng ngày càng đông, tăng bình
quân hàng năm 24%, đưa lại nguồn thu đáng kể cho địa phương. Riêng năm 2012, động
Thiên Đường thu hút trên 255.730 khách du lịch, trong đó có trên 4.270 khách quốc tế.
Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đón 260.410 khách du lịch, trong đó có gần
10.630 khách quốc tế.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng lượng khách tham quan Di sản thiên nhiên thế
giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã đạt 626.200 lượt người, tương đương với
cùng kỳ năm ngoái, trong đó khách du lịch trong nước là 558.380 lượt, khách quốc tế
67.800 lượt. Tổng doanh thu du lịch 9 tháng năm 2016 đạt gần 103 tỷ đồng, tăng 17%
so cùng kỳ năm 2015.
4. Hiện trạng thông tin quảng bá, tiếp thị và xúc tiến du lịch
Vai trò quan trọng của việc thông tin quảng bá tiếp thị có ý nghĩa rất lớn cho việc
tuyên truyền để tìm kiếm thị trường, giới thiệu các điểm du lịch tự nhiên. Hiện nay hình
ảnh của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chủ yếu thông qua trang web Di sản thiên nhiên
thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, du lịch Việt Nam, du lịch Quảng Bình, qua thông
tin của phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các hội nghị hội thảo của địa phương,
quốc gia. Việc quảng bá điểm đến Phong Nha – Kẻ Bàng đã phát hành ấn phẩm, tờ rơi
bằng tiếng Việt với nội dung đơn giản, hoặc quảng cáo trên báo chí địa phương, chủ yếu
tập trung vào thị trường khách du lịch từ các tỉnh lân cận và cư dân trên địa bàn tỉnh.
Do đó chưa tiếp cận được với thị trường khách quốc tế để thu hút nguồn khách đến
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được khách du lịch biết đến
nhiều là du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh chứ chưa khai thác sâu giá trị văn hóa
ẩn mình trong những nét đẹp quy mô, huyền bí của giá trị văn hóa mà lịch sử đã để lại
cho Phong Nha – Kẻ Bàng một tài nguyên văn hóa vô giá. Thế giới chỉ biết đến VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng với những nét đẹp hữu hình mà chưa khám phá ra được nét đẹp
vô hình ẩn chứa trong nét đẹp hữu hình đó.



Hãng phim bom tấn Mỹ và đạo diễn Jordan Vogt-Roberts đến quay phim tại Phong
Nha – Kẻ Bàng (Kong skull island) và sự trở lại của đạo diễn phim Kong skull island
tại Phong Nha – Kẻ Bàng lần thứ 2 trong năm 2016 với hành trình đi xuyên hang Sơn
Đoòng qua "Bức tường Việt Nam – The Great Wall of Viet Nam" là động lực thúc đẩy
phát huy giá trị của Di sản.

III. Định hướng phát triển Phong Nha – Kẻ Bàng
1. Những khó khăn, thách thức cơ bản trong đầu tư phát triển và bảo tồn khu vực
Phong Nha - Kẻ Bàng
Về công tác quy hoạch: Việc tìm kiếm đối tác đủ tầm để xây dựng quy hoạch tổng
thể phát triển VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là hết sức quan trọng và cần thiết mà tỉnh cần
quan tâm.
Về công tác đầu tư: Thiếu ngân sách cho các chương trình giám sát, điều tra và
nghiên cứu; thực tế công tác điều tra, giám sát và nghiên cứu trong thời gian qua chủ
yếu sử dụng từ các nguồn vốn huy động của các tổ chức phi chính phủ (NGO), các quỹ
phát triển rừng, từ nguồn hỗ trợ kỹ thuật các dự án ODA. Nguồn vốn đầu tư cho công
tác quản lý, bảo vệ rừng hàng năm còn thiếu, chưa đủ để thực hiện công tác tuần tra
rừng theo định kỳ. Đặc biệt là thiếu kinh phí cho hoạt động đào tạo, tập huấn và xây
dựng năng lực theo kế hoạch đầu tư của Vườn.
Về công tác quản lý: Thiếu đội ngũ cán bộ thực hiện công tác truyền thông, nâng
cao nhận thức và cán bộ hoạt động liên quan đến cộng đồng trong vùng đệm.
Thách thức trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu: Nguy cơ hạn hán đến cháy rừng hay
mưa lũ bất thường gây lũ lụt nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống
của động, thực vật và phá hoại các công trình hạ tầng phục vụ du lịch trong khu Di sản.
Tình trạng lũ lụt xảy ra hàng năm không chỉ ngăn bước chân của các đoàn du khách
tham quan mà còn tác động làm giảm thiểu độ bền của hang, nước xoáy, va đập gây xói


lở lòng hang động và đục khoét lòng sông dẫn vào hang. Bên cạnh tác hại của lũ lụt là
hiện tượng nắng nóng làm nứt, gảy các mạch đá gây đá rơi trước cửa động Phong Nha

là một bằng chứng về sự phá hủy Di sản. Tuy Di sản chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ
của sự biến đổi khí hậu như vậy nhưng các hoạt động mang tính phòng ngừa tác động
của sự biến đổi khí hậu đối với Di sản trong những năm qua vẫn chưa rõ ràng, nhận
thức chung về hiểm họa của thay đổi khí hậu đối với Di sản còn mơ hồ.
Thách thức trước xu thế phát triển du lịch không bền vững: Du lịch là một trong
những mục tiêu quan trọng và việc giới thiệu các giá trị Di sản thế giới cho du khách là
một trong những nhiệm vụ cơ bản của Vườn. Tác động phát triển du lịch đại trà trong
thời gian qua đã ảnh hưởng đến môi trường du lịch và công tác đầu tư mở rộng qui mô
phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự
nhiên và công tác bảo tồn VQG. Vì vậy, cần phải được xem xét đánh giá nghiêm ngặt
về tác động của du lịch đến môi trường xung quanh của khu Di sản.
Các mối đe dọa phải đối mặt trực tiếp trong quản lý, bảo tồn các giá trị Di sản
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay: Săn bẫy động vật hoang dã, khai thác gỗ trái
phép, khai thác các loại lâm sản phi gỗ…

2. Biện pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng theo
hướng bền vững
a) Đào tạo nguồn nhân lực
Trong thời buổi của nền kinh tế thị trường ngày nay,đào tạo nguồn nhân lực đang
trở thành những vấn đề cấp thiết hàng đầu để phát triển kinh tế.và du lịch cũng là một
lĩnh vực cần có một nguồn nhân lực chất lượng để phát triển có hiệu quả là một thành
phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay số lượng đội ngũ nhân viên đang
làm trong khu vực du lịch chưa được đào tạo một cách bài bản về kĩ năng.trong quá
trình làm việc còn gặp nhiều hạn chế trong công tác xử lí. Chưa có chuyên môn cao
trong công việc. Để khắc phục tồn tại này, hàng năm Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch


nên có kế hoạch kiểm tra, khảo sát và đánh giá thực trạng vấn đề, có chương trình liên
kết với các trường đại học, cao đẵng, trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh mở các lớp
bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bếp, buồng, bàn cho lực lượng lao động này.Chính vì

vậy ,chúng ta cần có phải có một kế hoạch rõ ràng và cụ thể để đào tạo lại nguồn nhân
lực cho phát triển du lịch. Đặc biệt là phát triển du lịch bền vững thì không những đào
tạo cán bộ du lịch mà còn có chính sách đào tạo cụ thể với toàn dân về ý thức bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
b) Phát triển du lịch gắn với vào cộng đồng.
Đặc tính của du lịch là có tính liên vùng, liên ngành. Trong bất cứ ngành kinh tế
nào nếu muốn phát triển thì nhất thiết phải chú ý đến cộng đồng. Để có được sự quan
tâm của cộng đồng, ngành du lịch phải quan tâm đến lợi ích kinh tế trong dài hạn là lợi
ích cộng đồng.
Cần sớm triển khai các dự án sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
của các tộc người trong khu vực VQG như: Bảo tồn hình thái quần cư làng bản; kiến
trúc nhà tường đất của người Rục, người Mày; nhà sàn của người Khùa, người
Macoong; bảo tồn các giá trị văn hóa ẩm thực như Cơm Pồi (Bồi), Rượu Đoác (rượu
chế biến từ một loại cây rừng); các trang phục truyền thống, các giá trị văn hóa phi vật
thể như phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ cúng, làn điệu dân ca, kinh nghiệm truyền
thống về canh tác nương rẫy, chăn nuôi, chữa bệnh và các nghề truyền thống khác như
dệt may, đan lát vv.. Biến các bản sắc này thành các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo,
hấp dẫn du khách.
Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, du lịch thân thiện với Homestay: Theo kết quả
của một cuộc điều tra được thực hiện bởi chúng tôi với hơn 300 câu trả lời, nhu cầu về
loại hình lưu trú được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:


Có thể thấy, loại hình Homestay tuy mới nhưng khá được ưa chuộng, mang lại lợi ích
kinh tế thiết thực, đồng thời thân thiện với môi trường, nên tập trung khai thác.
c) Giải pháp tổ chức khai thác nguồn tài nguyên du lịch.
Để phát triển du lịch bền vững và khai thác tài nguyên du lịch hiểu quả chúng ta
cần có chính sách quản lý hợp lý qua các tiêu chí sau :
 Xác định và chọn ra những sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh tổn thất lãng
phí, đem lại lợi ích nhiều cho xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần.

 Quản lý không chỉ bảo vệ mà còn không ngừng tôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử
dụng lâu dài.
Do đời sống con người ngày càng cao, nhu cầu về du lịch ngày càng nhiều hơn, phát
triển du lịch đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên quản lý hiện nay vẫn còn
rất nhiều yếu kém, sự thiếu đồng bộ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân văn.
Để ngày càng thu hút được khách du lịch chúng ta cần có các biện pháp : khai thác
có quản lý các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích
kinh tế dài hạn, đảm bảo duy trì được nguồn kinh phí tái đầu tư cho bảo tồn và tôn tạo
các nguồn tài nguyên, duy trì sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch


trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao đời sống của
cộng đồng địa phương.

d) Phát triển du lịch cần những nét đặc thù :
Du lịch là một ngành kinh tế đang ngày càng phát triển và góp công rất lớn vào
công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quảng bá về hình ảnh đất nước
,và với lợi thế đa dạng về nguồn tài nguyên ,du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nước
ta. Để phát triển du lịch hiệu quả mỗi khu du lịch cần phải xác định cho mình những nét
đặc thù riêng so với vùng khác. Từ đó có cách quản lý phù hợp và đúng đắn hơn để phát
triển du lịch. Phong nha - Kẻ Bàng có lợi thế rất lớn với sự phong phú về tài nguyên du
lịch thiên nhiên và nhân văn.
Tuy nhiên cần chú ý đến cơ chế, chính sách và tập trung xây cơ sở hạ tầng. Trong
tổ chức đảm bảo tính đồng bộ, có sự kết hợp linh hoạt giữa các vùng, lãnh thổ và quy
hoạch có tính bền vững được đặt trong quy hoạch chung của cả nước.
e) Lựa chọn thị trường cho phát triển du lịch bền vững.
Để phát triển du lịch bền vững thì việc lựa chọn thị trường khách là rất quan trọng,
nó là yếu tố quyết định đến sự phát triển ngành du lịch. Các thị trường lớn về khách du
lịch tới Việt Nam chủ yếu là các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Đài Loan, các nước Tây Âu và Hoa kỳ,… để thu hút khách du lịch trong nước và quốc
tế đến tham quan chúng ta cần phải làm những công việc sau :


Cần đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu nâng cao hình ảnh về du lịch Quảng
Bình nói chung, các giá trị và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng nói riêng một cách rộng rãi hơn.



Tăng cường quan hệ với các hãng thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình trong
nước và nước ngoài để hỗ trợ và xúc tiến quảng bá hình ảnh VQG Phong Nha – Kẻ


Bàng ở trong nước cũng như ra nước ngoài, vừa thu hút vốn đầu tư vừa thu hút khách
du lịch Quốc tế.


Chủ động tổ chức, tham gia tích cực vào các hội chợ, liên hoan, triển lãm, hội thảo
Quốc tế và khu vực về du lịch; xuất bản nhiều hơn các ấn phẩm tờ gấp, sách hướng dẫn,
phim ảnh, băng đĩa hình giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng .



Cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các bộ ngành trung ương để có kế
hoạch tổ chức các lễ hội văn hóa du lịch tầm Quốc gia tại Quảng Bình để quảng bá hình
ảnh Quảng Bình, hình ảnh VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thu hút khách du lịch.



KẾT LUẬN
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với hai lần được UNESCO vinh danh là Di sản
thế giới đã chứng minh được tiềm năng du lịch của mình, đặc biệt là tiềm năng về du
lịch sinh thái. Năm 2016, trong bối cảnh phải đối mặt hàng loạt khó khăn thách thức,
đặc biệt là sự cố ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng ở bốn tỉnh miền trung, nhiều
trận lũ liên tiếp xảy ra đã tác động đến hoạt động du lịch tại Quảng Bình nói chung và
Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng, du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn tạo được đà tăng
trưởng ngoạn mục. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại đây, cần
chú trọng đến việc phát triển bền vững, nhìn nhận một cách đầy đủ về việc biến Vườn
quốc gia thành điểm du lịch đại trà. Và với những thành tựu đạt được trong những năm
qua, Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ ngày càng có những bước tiến dài, trở thành trái tim du
lịch của tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
2) Niên giám thống kê năm 2011.
3) Quy hoạch phát triển Du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng.
4) Kế hoạch quản lý hoạt động, kế hoạch quản lý chiến lược Vườn Quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
5) Tác động của thay đổi khí hậu đối với di sản văn hóa và thiên nhiên - những vấn đề
đặt ra - Nguyễn Quốc Hùng.



×