Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Luan van sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 129 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
------------------------

LÊ THỊ DUYÊN

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VINH

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện
Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Việt Bắc

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Việt Bắc. Những nội dung trình bày trong
luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng
được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Duyên



1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ..................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ ....................................................................... 5
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 6
Chƣơng 1: SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VINH............. 12

1.1. Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện ............12
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ...................................... 12
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 17
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ....................... 19
1.2. Đặc điểm của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm
kỹ thuật Vinh .......................................................................................................21
1.2.1. Khái quát về trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh ....................................... 21
1.2.2. Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh ...... 23
1.2.3. Đặc điểm người dùng tin ..................................................................................... 27
1.2.4. Đặc điểm nguồn lực thông tin ............................................................................. 35
1.3. Vai trò và yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ
viện Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Vinh................................................................41
1.3.1. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện........................................ 41
1.3.2. Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vinh .................................................................................................................. 42
Tiểu kết .................................................................................................................43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƢ VIỆN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VINH........................................ 44


2.1. Sản phẩm thông tin thƣ viện .......................................................................44
2.1.1. Mục lục phiếu ....................................................................................................... 44
2.1.2. Thư mục in ............................................................................................................ 47
2.1.3 .Các cơ sở dữ liệu .................................................................................................. 50
2.2. Dịch vụ thông tin thƣ viện ...........................................................................53
2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu ..................................................................................... 53
2.2.2. Dịch vụ đa phương tiện........................................................................................ 57
2.2.3. Dịch vụ tư vấn, giải đáp thông tin và hỗ trợ tra cứu .......................................... 60
2.2.4. Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu ........................................................... 61


2
2.2.5. Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu........................................................................ 63
2.2.6. Dịch vụ triển lãm, giới thiệu sách ....................................................................... 64
2.2.7. Khả năng đáp ứng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ............ 65
2.3. Các yếu tố tác động tới sản phẩm dịch vụ thông tin thƣ viện tại trƣờng
Đại học Sƣ phạm kỹ thuật Vinh.........................................................................66
2.3.1. Nguồn nhân lực .................................................................................................... 66
2.3.2. Nguồn lực thông tin ............................................................................................. 68
2.3.3. Nguồn lực tài chính - cơ sở vật chất - kỹ thuật .................................................. 70
2.3.4. Người dùng tin...................................................................................................... 72
2.4. Nhận xét, đánh giá........................................................................................73
2.4.1. Điểm mạnh ........................................................................................................... 73
2.4.2. Điểm yếu và nguyên nhân ................................................................................... 74
Tiểu kết .................................................................................................................77
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VINH ............................ 78

3.1. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ..............78

3.1.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin thư viện ..................................... 78
3.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin thư viện ................................................ 81
3.2. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ....................84
3.2.1. Phát triển các sản phẩm thông tin - thư viện mới ............................................ 85
3.2.2. Phát triển các dịch vụ thông tin thư viện mới .................................................... 89
3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thông tin thƣ viện .................................................................................................................94
3.4. Tăng cƣờng nguồn lực thông tin .................................................................97
3.5. Các giải pháp khác .......................................................................................99
3.5.1. Tăng cường nguồn tài chính, Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại .... 99
3.5.2. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thông tin thư viện ............................ 101
3.5.3. Đào tạo người dùng tin ...................................................................................... 102
3.5.4. Marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ....................................... 104
3.5.5. Tăng cường các mối giao lưu, hợp tác, chia sẻ nguồn tài liệu........................ 105
Tiểu kết ...............................................................................................................106
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 109
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 112


3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

AACR2

Chữ viết đầy đủ

Anglo - American Cataloguing Rules, Secon edition

CNTT


Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DDC

Dewey Decimal Classfication

DVTT

Dịch vụ thông tin

ĐHSPKT Vinh

Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Vinh

MARC

Machin Readable Cataloguing

MLCC

Mục lục chữ cái

NCKH

Nghiên cứu khoa học


NCT

Nhu cầu tin

NDT

Người dùng tin

SP & DV

Sản phẩm và dịch vụ

SPTT

Sản phẩm thông tin

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTV

Thông tin thư viện


4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
TT


Nội dung bảng thống kê

Trang

1. Biểu đồ 1.1: Người dùng tin tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

30

2. Biểu đồ 1.2: Mức độ sử dụng thư viện của người dùng tin

32

3. Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nội dung tài liệu

37

4. Biểu đồ 1.4: Thống kê tài liệu theo ngôn ngữ

38

5. Hình 2.1: Màn hình nhập dữ liệu CSDL

51

6. Hình 3.1: Giao diện dự kiến của trang chủ website thư viện

89

ĐHSPKT Vinh



5
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
TT

Nội dung bảng thống kê

Trang

1. Bảng 1.1: Mục đích sử dụng thư viện của người dùng tin

33

2. Bảng 1.2: Loại hình tài liệu người dùng tin sử dụng

34

3. Bảng 1.3: Ngôn ngữ tài liệu người dùng tin sử dụng

35

4. Bảng 1.4: Bảng thống kê theo môn loại sách

36

5. Bảng 1.5: Các loại hình tài liệu của Thư viện Đại học Sư phạm Kỹ

39

thuật Vinh

6. Bảng 2.1: Mức độ sử dụng và đánh giá hệ thống mục lục

47

7. Bảng 2.2: Mức độ sử dụng và đánh giá thư mục

49

8. Bảng 2.3: Mức độ sử dụng và đánh giá cơ sở dữ liệu thư viện

52

9. Bảng 2.4: Mức độ sử dụng và đánh giá cung cấp tài liệu tại chỗ

54

10. Bảng 2.5: Mức độ sử dụng và đánh giá dịch vụ mượn tài liệu về nhà

57

11. Bảng 2.6: Mức độ sử dụng và đánh giá dịch vụ đa phương tiện

59

12. Bảng 2.7: Mức độ sử dụng và đánh giá dịch vụ tư vấn, giải đáp

61

thông tin
13. Bảng 2.8: Mức độ sử dụng và đánh giá dịch vụ cung cấp thông tin


63

theo yêu cầu
14. Bảng 2.9: Mức độ sử dụng và đánh giá dịch vụ cung cấp bản sao

64

tài liệu
15. Bảng 2.10: Mức độ sử dụng và đánh giá dịch vụ trưng bày, triển lãm

65

16. Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm thông tin -

65

thư viện


6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển
và thâm nhập vào sâu trong đời sống xã hội, hiện tượng ―bùng nổ thông tin‖ đã và
đang diễn ra ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới, con người đang sống
trong một môi trường mà thông tin đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Cùng với sự
gia tăng nhanh chóng của thông tin thì hoạt động thư viện cũng có những thay đổi
để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Xu hướng phát triển của các cộng
đồng thư viện trên thế giới hiện nay là tiến đến số hóa và kết nối để thu hẹp diện

tích và khoảng cách địa lý. ―Kết nối‖ ở đây không những được hiểu là giữa các
thư viện với nhau mà còn là giữa thư viện với người sử dụng thông qua các sản
phẩm và dịch vụ thông tin. Trong các thư viện sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện
nay đang phát triển ngày một đa dạng, phong phú, được coi như là cầu nối giữa
người dùng và vốn tài liệu thư viện giúp người dùng tiếp cận tới vốn tài liệu thư
viện một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhưng lại có được nhiều thông tin
nhất. Sản phẩm và dịch vụ thư viện càng đa dạng và chuyên sâu thì càng đáp ứng
được những nhu cầu khó nhất của người dùng.
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh ( sau đây viết tắt là ĐHSPKT Vinh)có
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiệm vụ của trường là đào
tạo bồi dưỡng kĩ sư, công nhân kỹ thuật, giáo viên dạy nghề có trình độ đại
học, cao đẳng tiến tới là trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ của
các tỉnh Bắc miền Trung mà mở rộng ra khu vực phía Bắc. Với vai trò là một
trung tâm thông tin, Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật Vinh (Thư viện ĐHSP KT Vinh) có chức năng phục vụ hoạt động
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng khai thác
các nguồn lực thông tin có trong và ngoài thư viện. Để thực hiện yêu cầu này


7
đòi hỏi thư viện phải đẩy mạnh hoạt động và triển khai ngày càng nhiều sản
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, các sản phẩm dịch vụ này phải phát triển
theo hướng hiện đại, lấy người dùng làm trung tâm. Thực tế cho thấy hoạt
động của Thư viện ĐHSP kỹ thuật Vinhđã và đang từng bước thay đổi để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Trong xu thế hội nhập quốc
tế, yêu cầu của người dùng tin không ngừngnâng cao thì sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện của thư viện ĐHSP KT Vinh chưa đáp ứng được nhu cầu
của người dùng tin, chưa khai thác hết tiềm lực của thư viện để phục vụ tối đa
nhu cầu người dùng. Ngoài các sản phẩm và dịch vụ truyền thống các sản

phẩm dịch vụ hiện tại chỉ dừng ở bước nền móng, manh nha hình thành chưa
thực sự hoạt động và đem lại hiệu quả, chưa có các dịch vụ mới phục vụ nhu
cầu thông tin có giá trị cao phục vụ cho cán bộ, giảng viên trong trường. Vấn
đề nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ thư viện vẫn còn là mảng bỏ ngỏ,
chưa được quan tâm đúng mức và đúng vai trò của nó trong suốt thời gian qua.
Vì vậy, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học cho một hoạt động
thiết thực nơi mình đang công tác, tác giả đã chọn đề tài ―Sản phẩm và dịch vụ
thông tin- thư viện tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh‖ để làm luận
văn thạc sĩ của mình. Hi vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp thư viện ĐHSP
KT Vinh xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin - thư viện, góp
phần nâng cao vai trò của mình qua công tác hỗ trợ Trường ĐHSP KT Vinh
trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
của các trung tâm Thông tin - Thư viện cũng đã có một số tác giả quan tâm,
nghiên cứu. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đã được đề cập nhiều trong
các sách, báo, tạp chí chuyên ngành và trong các luận văn cao học ngành khoa
học thông tin - thư viện. Cụ thể như:


8
Cuốn sách ―Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện‖ của tác giả Trần
Mạnh Tuấn, viết năm 1998 là cơ sở lí luậncho hoạt động và sự phát triển của sản
phẩm và dịch vụ thư viện tại các cơ quan thông tin thư viện trên cả nước.
Về đề tài sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đã có nhiều bài viết
được đăng trên các báo tạp chí như :
―Phát triển các dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin - thư
viện‖, của tác giả Nguyễn Huy Thắng, đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu.
2010, (1) Tr 24 - 28.
―Dịch vụ của các thư viện chuyên ngành trên địa bàn thành phố Hà

Nội: Thực trạng và vấn đề‖, của tác giả Nguyễn Thị Hạnh, đăng trên tạp chí
Thông tin và Tư liệu. 2008,(2), Tr 10 - 14.
―Hiện trạng và một số tính chất phát triển của dịch vụ tại các thư
viện‖,của tác giả Trần Mạnh Tuấn, đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam.
2010, (2), Tr15 - 20.….. Các bài viết này đã đi sâu vào mô tả hiện trạng các
sản phẩm và dịch vụ hiện nay. Đây được coi như là những tài liệu lí luậnlà
nền móng cho sự phát triển của thư viện. Là cơ sở để xây dựng sản phẩm và
dịch vụ tại thư viện.
Đến nay đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về sản phẩm và dịch
vụ thông tin - thư viện như:
―Nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
của trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên.‖ của tác giả Nguyễn Thị Thu
Lan luận văn thạc sỹ năm 2011.
―Phát triển dịch vụ thông tin thư viện tại trường đại học Giao thông
Vận tải Hà Nội‖ của tác giả Bùi Thị Yến Hường luận văn thạc sỹ năm 2011
―Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện Đại
học Thủy Lợi‖ của tác giả Phạm Hồng Thái luận văn thạc sỹ năm 2007.


9
Các luận văn này đã phân tích hiện trạng các sản phẩm và dịch vụ
,điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện và phát triển
các sản phẩm và dịch vụ thư viện mang tính đặc thù của từng đơn vị cụ thể,
qua thời gian đã có nhiều sự thay đổi nên không thể áp dụng cho thư viện
ĐHSP KT Vinh trong điều kiện hiện tại. Tuy vậy, nhưng kết quả nghiên cứu
này cũng là bài học kinh nghiệm để so sánh và lựa chọn ra các giải pháp tối
ưu cho phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tại thư viện ĐHSPKT Vinh.
Nghiên cứu về Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHSP kỹ thuật còn có
luận văn ―Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh‖ của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng

(2008) tuy nhiên đề tài này chưa đề cập một cách trực tiếp và chuyên sâu tới
sản phẩm và dịch vụ thông tin tại thư viện ĐHSP KT Vinh.
Kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước,luận văn đi sâu vào
nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Thư viện
trường ĐHSPKT Vinh. Bản luận văn này được xây dựng trên cơ sở độc lập
nghiên cứu các tài liệu liên quan, các công trình nghiên cứu khoa học và thực
tiễn hoạt động của Thư viện ĐHSPKT Vinh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Luận văn hướng vào các đối tượng là sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ thông tin tạiTrung tâm
Thông tin - Thư viện Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh từ năm 2006 đến nay
(2014). Mốc thời gian này được tính từ khi Trường ĐHSP KT Vinh được
nâng cấp từ cao đẳng lên đại học


10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường
ĐHSP KT Vinh hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm
phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện đáp ứng nhu cầu của người
dùng tin trong giai đoạn đổi mới .
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu những vấn đề lí luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin
thư viện, nhucầuphát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện tại thư
viện Trường ĐHSPKT Vinh trong giai đoạn mới.
+ Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu sử dụng sản phẩm và

dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện Trường ĐHSPKT Vinh.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng và mức độ đáp ứng sản phẩm và dịch
vụ thông tin - thư viện .
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm và
dịch vụ Thông tin- thư viện tại Thư viện trường ĐHSPKT Vinh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về
công tác thông tin thư viện , các quan điểm đường lối đổi mới trong công tác
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin - thư viện.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Quan sát trực tiếp, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu.
- Thống kê số liệu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin


11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài làm rõ hơn những vấn đề về lí luận cũng như thực tiễn của sản
phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại trường ĐHSP KT Vinh trong giai
đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi cho việc tăng cường và phát
triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại thư viện ĐHSP KT Vinh.
Kết quả của đề tài là cơ sở đểTrung tâm TTTV trường ĐHSP KT Vinh góp
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại nhà trường.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
cấu trúc của luận văn có 3 chương:

Chương 1: Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong hoạt động
của Thư viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Chương 2: Thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư
viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh


12
Chƣơng 1
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH

1.1. Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong lĩnh vực thông tin - thư viện. Sản phẩm và dịch vụ là phương tiện,
công cụ do thư viện tạo ra để xác định, truy nhập, khai thác, quản lý các
nguồn tin nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT và nó là cầu nối của NDT với các
nguồn thông tin. Trong thư viện sản phẩm và dịch vụ là hai bộ phận có sự kết
hợp và tác động qua lại lẫn nhau.
1.1.1.1. Sản phẩm thông tin thư viện
Theo C.Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục
vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000: 2000 thì ―sản phẩm‖ là kết quả
của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác
(với nhau ) để biến đổi đầu vào (input) và đầu ra (output).
Theo TCVN 5814 (1994): Sản phẩm là ―kết quả của các hoạt động
hoặc các quá trình‖ (TCVN 5814 - 1994).
Ở phạm vi nghiên cứu của luận văn này, sản phẩm thông tin - thư viện

được hiểu là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do một cá nhân/ tập thể nào
đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng tin. Quá trình lao động để
tạo ra sản phẩm chính là quá trình thu thập, xử lý thông tin bao gồm các khâu
công tác nghiệp vụ như: biên mục, phân loại, định từ khóa, tóm tắt, chú
giải...cũng như các quá trình phân tích - tổng hợp thông tin khác. Và ở đây,
thông tin được hiểu là các số liệu, kiến thứcphản ánh bản chất, hiện tượng, sự


13
vật, sự việc, được chuyển tải tới người tiếp nhận thông qua sản phẩm thông
tin - thư viện.
SPTT là hệ thống các công cụ giúp người dùng tin có thể tìm kiếm, truy
nhập đến thông tin xác định. Như vậy, ở đây có thể là người dùng tin hoặc
cũng có thể là một chuyên gia thông tin sử dụng các SPTT với tư cách một
công cụ để tiến hành việc tìm kiếm, truy nhập đến thông tin xác định (thông
tin đã có từ trước, tồn tại hay cư trú tại một nơi nào đó). Mục đích vì nó mà
người ta phải sử dụng SPTT chính là: xác định được và khi cần có thể lấy ra
được thông tin cần thiết.
Một số đặc trưng của sản phẩm thông tin - thư viện
Chu kỳ sống
Mỗi loại sản phẩm thông tin - thư viện có một chu kỳ sống. Chúng tăng
trưởng, suy giảm, và cuối cùng được thay thế. Từ lúc sinh ra đến mất đi, chu
kỳ sống của sản phẩm có thể được chia thành 5 giai đoạn: Giới thiệu, tăng
trưởng, trưởng thành, suy giảm và loại bỏ .
Những sản phẩm mới là cần thiết cho sự tăng trưởng,
Trong xu thế đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống ngày nay,
sự đổi mới là một nhu cầu thiết yếu. Với mục tiêu trở thànhtrung tâm khoa học
và chuyển giao công nghệ của các tỉnh Bắc Miền Trung mà mở rộng ra khu
vực phía Bắc thì ĐHSPKT Vinh coi đổi mới là bước đi chiến lược cho công tác
phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường .

Thực tế đã chỉ ra rằng những cơ quan thông tin - thư viện đang phát
triển là những cơ quan luôn phải định hướng trước và xác định được những
sản phẩm mới.
Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển sản phẩm mới
Một số nhân tố bên ngoài sẽ thúc đẩy sự phát triển và giới thiệu những
sản phâm thông tin mới. Bao gồm: Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự


14
thay đổi nhu cầu và thói quen từ đó, các nhân tố này tác động đến những chu
kỳ sống của sản phẩm cũng như việc gia tăng sự cạnh tranh quốc tế.
Sự lựa chọn sử dụng thông tin gia tăng
Trong những năm gần đây, NDT có quyền lựa chọn những sản phẩm
thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau, đặc biệt trong sự phát triển mạnh mẽ
của phương tiện truyền thôngvà internet, NDT có thể tìm kiếm thông tin mọi
lúc,mọi nơi không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.
Những xem xét về môi trường và nguồn tài nguyên
Thực tế ngày nay khối lượng thông tin gia tăng nhanh chóng gây ra nhiều
khó khăn cho việc xử lý thông tin và sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu. Một cơ
quan thông tin - thư viện dù có tiềm lực lớn đến đâu cũng khó có thể thu thập
được đầy đủ các ấn phẩm xuất bản. Điều này bắt buộc các cơ quan thông tin thư viện phải có chính sách phát triển các nguồn lực, sử dụng nguồn nhân lực có
trình độ cao để phát triển các sản phẩm đồng thời cần phải thực hiện chia sẻ
nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin - thư viện khác.
Trước những điều kiện đặt ra như vậy, cơ quan thông tin - thư viện phải
không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả các mặt như: làm
phong phú các nguồn lực thông tin, đa dạng các sản phẩm thông tin - thư
viện, đổi mới phương thức phục vụ, nhanh nhạy trước sự thay đổi như vũ bão
của thông tin.
1.1.1.2. Dịch vụ thông tin- thư viện
Dịch vụ được biết đến như là các hoạt động trao đổi chung, dịch vụ bao

gồm các loại hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực ở các
cấp độ khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đông có tổ chức và được trả công.


15
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm dịch vụ được hiểu là
―những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và
sinh hoạt‖ .
Theo TCVN 5814 (1994): Dịch vụ là ―kết quả tạo ra do các hoạt động
tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của
người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng‖ (TCVN 5814,1994).
Qua các khái niệm nêu trên, có thể hiểu dịch vụ TT - TV bao gồm
những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của
nguời sử dụng các cơ quan thông tin - thư viện. Trong hoạt động thư viện,
dịch vụ là loại hình hoạt động giữa người sử dụng với người thực hiện, các
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Các hoạt động dịch vụ thông tin thư viện có thể kể đến như: Cung cấp
tài liệu; Cho mượn tài liệu; Dịch vụ dịch thuật; Dịch vụ internet; Phổ biến
thông tin có chọn lọc; Các dịch vụ trao đổi thông tin (Hội thảo, tọa đàm, triển
lãm); Đào tạo người dùng tin và những dịch vụ khác.
Một số đặc tính của dịch vụ thông tin - thư viện
+ Tính đồng thời
Việc tạo ra các dịch vụ thông tin thư viện và cung cấp các dịch vụ ấy
cho nguời dùng tin được diễn ra đồng thời.
+ Tính vô hình
Khác với sản phẩm, dịch vụ thông tin không có hình hài rõ rệt, đó là
những ―sản phẩm phi vật chất‖: không thể hình dung truớc khi nó bắt đầu,
không thể lưu trữ như hàng hóa hay nhận diện được bằng giác quan. Chính vì

vậy mà khi muốn marketing cho các dịch vụ thông tin, cần tạo cho NDT biết
tiềm năng của nó bằng cách giới thiệu cho họ biết đến các dịch vụ đó.


16
+ Tính chất không đồng nhất
Dịch vụ thông tin gắn với cá nhân/tập thể cung cấp dịch vụ. Chất lượng
của dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào cá nhân/tập thể thực hiện dịch vụ, bên
cạnh đó chất lượng của các dịch vụ thông tin - thư viện nhiều khi không đồng
nhất, yêu cầu của người dùng tin cũng khác nhau: phong phú, đa dạng, thay
đổi theo thời gian.
+ Tính không thể tách rời/chia cắt
Thông thuờng để thực hiện một dịch vụ, nguời cung cấp dịch vụ
thường phải tiến hành một số bước hoặc một số thao tác đi liền với nhau,
không thể tách rời nhau để thu được kết quả mà nguời dùng dịch vụ mong
muốn. Ví dụ: trong dịch vụ tìm kiếm thông tin, để có thể cung cấp thông tin
cần phải thực hiện một số thao tác như: Phân tích nhu cầu, xác định nguồn,
thực hiện quá trình tìm, gửi kết quả tìm.
Các bước trên khtiến hành đồng thời việc tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ TT - TV. Với mỗi sản phẩm đều có một hoặc một số dịch vụ tương ứng,
nhằm giúp cho sản phẩm được sử dụng, khai thác. Nguợc lại, ứng với mỗi
dịch vụ đều có một hoặc một số sản phẩm phù hợp để dịch vụ đó được triển
khai tốt, hiệu quả nhất.
Tổ chức tốt các dịch vụ thông tin - thư viện sẽ đưa các sản phẩm thông
tin - thư viện đến với nguời dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó,
mức độ khai thác sản phẩm thông tin của NDT sẽ nhiều hơn, góp phần phát
huy hiệu quả và nâng cao giá trị của sản phẩm thông tin - thư viện.
Ðồng thời dịch vụ thông tin - thư viện còn là kênh thông tin phản hồi từ
phía NDT, giúp cho cơ quan thông tin - thư viện có cơ sở đánh giá, điều chỉnh
và hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện của mình để

đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin (NCT) ngày càng da dạng và phức tạp của NDT.


17
Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện là một phức thể bao hàm
nhiều yếu tố cấu thành, đóng vai trò công cụ để thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụcủa các cơ quan thông tin - thư viện đặt ra. Sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện thích hợp giúp cho con người ở mọi nơi, vào mọi lúc đều
có điều kiện để truy nhập và khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ của con nguời
giúp mọi cá nhân và tổ chức có thể tìm đến với nhau và trao đổi mọi thông tin
một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Trong mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ có sự kết hợp chặt chẽ
giữa cái mới và cái cũ, giữa truyền thống và hiện đại, giữa con người và công
nghệ.Mối liên hệnày có ảnh huởng, tác động, hỗ trợ nhau và nhiều khi không
thể tách rời để hướng tới mục đích cao nhất là thỏa mãn và đáp ứng đuợc nhu
cầu tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin của NDT.
Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ TT - TV có tính liên kết chặt
chẽ và tương tác cao như vậy nên vấn đề hoàn thiện, phát triển sản phẩm TTTV phải luôn đi liền với việc tổ chức, đảm bảo sự phát triển cân đối, đồng bộ
dịch vụ TT - TV phù hợp.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
Năng lực của người thực hiện dịch vụ
Năng lực chuyên môn của người thực hiện dịch vụ có ý nghĩa quyết
định tới chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Những tiêu chuẩn, trình độ mà
nguời thực hiện cung cấp thông tin phải có, như:
+ Có năng lực chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ cũng như các thao
tác tìm kiếm và xử lý thông tin
+ Có kỹ năng giao tiếp tốt, nắm bắt được các nhu cầu tin của NDT một
cách đầy đủ và chính xác.



18
+ Có trình độ về ngoại ngữ, tin học,
+ Sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại để khai thác các nguồn tin
với các dạng tài liệu khác nhau.
Đối tượng xử lý thông tin
Đối tượng xử lý thông tin là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh
hưởng trực tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện. Bởi vì ―sản
phẩm chính là sự phản ánh về đối tượng, nhằm thỏa mãn thông tin về chúng
cho người dùng tin‖.
Trước đây, các cơ quan TT - TV chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin
về nguồn tài liệu như: các xuất bản phẩm, các tài liệu không công bố, sau này
đối tượng xử lý thông tin còn được mở rộng ra các loại tài liệu phi văn bản
như tranh ảnh, bản đồ, CD-Room.... Tương ứng với sự đa dạng của các nguồn
tài liệu là sự hình thành các SP-DV, các nguồn tài liệu càng phong phú thì SPDV được tạo ra ngày càng nhiều và đa dạng. Ngày nay nhờ có sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin mới, các cơ quan TTTV có thể tạo ra các sản phẩm mà
trong đó thông tin được xử lý phong phú, đa dạng, thích hợp cho việc thỏa
mãn nhu cầu thông tin của người dùng. Mặt khác tùy theo tính chất của mỗi
cơ quan TTTV mà thông tin có mức độ xử lý khác nhau điều đó cũng ảnh
hưởng tới sự phát triển và hiệu quả của các sản phẩm TTTV.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ, công cụ công nghệ hỗ trợ
Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra ngày một mạnh mẽ và sâu
rộng, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội
Công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động
của mỗi cơ quan TTTV. Nó tác động tới tất cả các quá trình tạo ra sản phẩm
và thực hiện các dịch vụ thông tin, giúp NDT rút ngắn được chi phí về mặt
thời gian và cho phép NDT khai thác trực tiếp tới nguồn tài liệu.


19
Triển khai duợc những SP&DV TTTV có chất lượng cao sẽđáp ứng

được nhu cầu của NDT đồng thời sẽ mang lại những giá trị kinh tế, văn hóa
thiết thực.
Tiếp theo đó, các công cụ hỗ trợ để cung cấp thông tin cho NDT cũng
cần đuợc quan tâm đến, đó là các phần mềm chuyên dụng cho lĩnh vực thông
tin - thư viện. Lựa chọn phần mền sao cho tiện ích và dễ sử dụng cũng làmột
trong những nhiệm vụ trọng tâm của các TTTTTV trong quá trình đổi mới,
hội nhập và phát triển toàn diện .
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
Các tiêu chí đánh giá sản phẩm thông tin - thư viện
Trong cuốn giáo trình ―Sản phẩm và dịch vụ thông tin‖, tác giả Trần
Mạnh Tuấn đưa ra 4 tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm thông tin - thư
viện là:
- Mức độ bao quát nguồn tin: Thể hiện ở mức độ bao quát nguồn
thông tin gốc của sản phẩm, nguồn thông tin cần bao quát. Mức độ bao quát
nguồn tin đối với sản phẩm thông tin thể hiện ở sự đầy đủ, đa dạng, phong
phú các lĩnh vực thông tin để tạo ra các sản phẩm thông tin tương ứng với mỗi
thư viện. Mức độ bao quát không chỉ dừng lại ở nguồn tài liệu gốc mà thư
viện sở hữu mà còn ở các nguồn tin khác thư viện có thể hướng tới - ở đây
chính là sự liên kết chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện với nhau.
Mức độ bao quát nguồn tin còn thể hiện ở sự phát triển đồng đều giữa
các sản phẩm thông tin - thư viện. Thư viện với nhiều sản phẩm có chất lượng
cao sẽ phản ánh nguồn lực thông tinđầy đủ, chính xác, có tính cập nhật cao.
Ngược lại các sản phẩm thông tin nghèo nàn, lượng thông tin ít, NDT chưa
thỏa mãn với các kết quả trong việc tìm kiếm thông tin thì thư viện cần phải
bổ sung nguồn lực thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra các sản phẩm
chất lượng, đáp ứng nhu cầu NDT.


20
- Chất lượng của các đơn vị cấu thành sản phẩm: Sản phẩm thông tin

là kết quả của quá trìnhthu thập và xử lí thông tin. Sản phẩm thông tin thư
viện hoàn chỉnh và có chất lượng phải hoàn thiện về mặt nội dung, đồng thời
đảm bảo các nguyên tắc trong việc sử dụng và xử lí thông tin để đưa ra
những thông tin chính xác,phù hợp nhu cầu, trình độ và khả năng khai thác
của NDT.
- Khả năng cập nhật thông tin: Sản phẩm phải được cập nhật kịp thời từ
nguồn thông tin gốc, có cơ chế xử lí kịp thời nguồn thông tin mới, đảm bảo
tính thường xuyên, liên tục.
- Khả năng tìm kiếm thông tin qua sản phẩm: Các phương tiện tra cứu
phải đảm bảo giúp người dùng dễ sử dụng, khai thác. Sản phẩm thông tin có
tính mở , tức là có khả năng mở rộng, phát triển và chia sẻ,tạo tính bình đẳng
trong truy cập và sử dụng giúp NDT khai thác thông tin dễ dàng, nhanh
chóng, chính xác hơn.
Các tiêu chí đánh giá dịch vụ thông tin - thư viện
Trong cuốn giáo trình ―Sản phẩm và dịch vụ thông tin‖, tác giả Trần
Mạnh Tuấn đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm thông tin - thư viện như sau:
- Tính hiệu quả: Cần phải xem xét dịch vụ thông tin đó có thỏa mãn
được nhu cầu của người dùng không? Có cung cấp được cho họ thông tin đem
lại lợi ích cao nhất không?
- Tính hiệu quả chi phí dịch vụ: Chi phí để thực hiện dịch vụ đó đã là
tối thiểu chưa?
- Lợi ích chi phí: Là việc các chi phí của dịch vụ đã được tối ưu hóa hay
chưa, với cùng một khoản chi phí làm sao để có thể thỏa mãn người dùng tin
một cách tốt nhất, đem lại sự hài lòng nhất.
Từ ba (03) tiêu chí trên, có thểđưa ra được bốn (04) tiêu chuẩn để đánh
giá dịch vụ như sau:


21


- Chi phí thực hiện dịch vụ: bao gồm tổng cả chi phí dễ dàng nhận thấy
như cước phí truyền thông, in ấn, sao chụp, vận chuyên,...cho đến những chi
phí khó xác định như xây dựng bảo trì nguồn thông tin, chi phí khi phải nhờ
chuyên gia
- Chất lượng sản phẩm thông tin của dịch vụ: mỗi dịch vụ thông tin đêu
có những sản phẩm thông tin nhất định đi kèm, đánh giá chất lượng những
sản phẩm này có thể dựa trên 04 tiêu chí như: mức độ bao quát nguồn tin,
chất lượng của các đơn vị cấu thành sản phẩm, khả năng cập nhật thông tin và
khả năng tìm kiếm thông tin qua sản phẩm và dịch vụ, chi phí thực hiện
SP&DV thông tin.
Kênh quan trọng để có được thông tin về chất lượng sản phầm chính là
đánh giá của người dùng tin thông qua số lượt sử dụng sản phẩm và thông tin
phản hồi của họ.
- Tính kịp thời của dịch vụ: chính là việc đánh giá các kết quả khi đến
tay người sử dụng thì lợi ích cùa chúng có phải là cao nhất hay không , nói
cách khác, chính là khoảng thời gian từ khi có yêu cầu đến khi nhu cầu được
đáp ứng là bao lâu?
- Tính tiện lợi: các khâu của dịch vụ có được thực hiện dễ dàng thuận
tiện, nhanh chóng, đơn giản hay không?
1.2. Đặc điểm của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học
Sƣ phạm kỹ thuật Vinh
1.2.1. Khái quát về trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh có tiền thân là trường Công
nhân kỹ thuật Vinh được thành lập theo quyết định số 113-CP ngày 8/4/1960
của Chính phủ. Lúc mới ra đời trường có nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật
các nghề thuộc ngành cơ khí như: cắt gọt kim loại, gò, hàn, rèn... cung cấp
nhân lực cho các công, nông trường, xí nghiệp nhà máy trên toàn miền Bắc.


22

Từ tháng 10 - 1974 Trường được nâng cấp và đổi tên thành Trường
Giáo viên dạy nghề Cơ khí Vinh có chức năng, nhiệm vụ đào tạo giáo viên
dạy nghề cơ khí, luyện kim trình độ trung học chuyên nghiệp.
Năm 1978 trường đổi tên thành Trường Sư phạm kỹ thuật 3 - Vinh.
Ngoài các ngành nghề đang đào tạo, Trường mở thêm các ngành nghề đào tạo
khác như Điện, Động lực,....
Năm 1999, thành lập ―Trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vinh‖ trên
cơ sở Trường Sư phạm kỹ thuật 3 - Vinh.
Tháng 4 - 2006 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 78/2006/ QĐTTg ngày 14/4/2006 quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
Vinh, trực thuộc Bộ Lao động thương binh và Xã hội.
Chức năng nhiệm vụ
Từ khi ra đời đến nay trường được giao các nhiệm vụ:
- Đào tạo GVDN trình độ đại học và cao đẳng các ngành nghề thuộc
lĩnhvực công nghiệp, xây dựng, giao thông, nông lâm nghiệp và phát triển
nông thôn, giáo viên kỹ thuật phổ thông, kỹ sư công nghệ, trung cấp nghề,
cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc miền Trung và cả nước.
- Nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ và
khoa học giáo dục nghề nghiệp.
- Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đào tạo chuyển đổi cho đội
ngũ giáo viên dậy nghề theo yêu cầu chuẩn hóa chuyên môn nghiệp vụ (về
nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật và cập nhật tiến bộ kỹ thuật, công nghệ).
- Bồi dưỡng và chuyển giao công nghệ cho kỹ sư, kỹ thuật viên, công
nhân kỹ thuật các ngành nghề mà trường đào tạo.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin khoa học và
chuyển giao công nghệ.


23
Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn khá, nhiệt tình trong

công tác, giàu kinh nghiệm không chỉ trong lĩnh vực đào tạo mà cả trong thực
tiễn sản xuất đã tạo nên thành tích và uy tín trong những năm qua và quyết
định sự phát triển của nhà trường trong những năm tiếp theo.
Trước nhiệm vụ to lớn đặt ra, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của giáo viên,
cán bộ quản lý và sinh viên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh luôn
luôn được Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành, Tổng cục hết sức quan tâm. Hiện nay
trường đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bồi dưỡng nâng cấp
đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, đổi mới nội dung chương trình và
phương pháp giảng dạy để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ mới.
1.2.2. Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Vinh
Cùng với sự phát triển của nhà trường, đáp ứng với nhiệm vụ đổi mới
giáo dục đào tạo trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước, tháng 5 năm 2006,
Trung tâm Thông tin Thư viện trường ĐHSPKT Vinh được thành lập theo
quyết định số 660/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và
Xã hội trên cơ sở bộ phận thư viện và in ấn của phòng Tổ chức Hành chính
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin -Thư viện:
Trung tâm Thông tin- thư viện trường ĐHSPKT Vinh có chức năng
nhiệm vụ sau:
• Chức năng
Trung tâm thông tin thư viện là tổ chức sự nghiệp thuộc trường, tổ chức
thực hiện khai thác, cung cấp các nguồn thông tin phục vụ các họat động của nhà
trường, đăng tải thông tin giới thiệu, quảng bá về trường. Tổ chức xây dựng và
quản lý khai thác vốn tư liệu văn hóa, khoa học kỹ thuật của thư viện phục vụ
cho công tác giảng dạy, học tập, NCKH của cán bộ viên chức và sinh viên.


×