Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả 5 năm điều trị phẫu thuật gãy ổ cối tại khoa Chấn thương chỉnh hình II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.13 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 5 NĂM ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
GÃY Ổ CỐI TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH II
Nguyễn Tiến Sơn
Đoàn Việt Quân
Nguyễn Mạnh khánh
Nguyễn Xuân Thùy
Nguyễn Quang Trung
Trần Hoàng Tùng
Bệnh viện Việt Đức

TÓM TẮT
Từ tháng 1/2011-1/2016 tại Viện CTCH Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành phẫu
thuật cho 49 bệnh nhân được chẩn đoán gãy ổ cối do chấn thương. Loại gãy
thường gặp nhất là gãy chữ T,16/49 . Đường mổ hay sử dụng nhất là đường
Kocher-Langenbeck 27/68 .Phương pháp điều trị là cố định vững ổ gãy bằng nẹp
vít và vận động sớm sau mổ. 40/49 bệnh nhân cho kết quả tốt và rất tốt, trung
bình 6/49 và kém là 2/49.
Từ khóa
phẫu thuật, gãy ổ cối, operative treatment, acetabulum fracture.
Chữ viết tắt: BN bệnh nhân, K-L Kocher-Langenbeck, TK Thần kinh

Nguyen Tien Son
Đoan Viet Quan
Nguyen Manh khanh
Nguyen Xuan Thuy
Nguyen Quang Trung
Tran Hoang Tung

ABSTRACT


The authers reported initial operative treatment of 49 cases of acetabulum fractures
from 1/2010 to 1/2016 at traumatic and orthopaedic Department in Viet Duc
Hospital. T Fracture is the most common (16/49) and the Kocher – Langenbeck
approach was used mostly (27/68). The principles in treatment is opened reduction,
internal fixation and early rehabilitation.The reduction is graded as anatomical in
40/49 excellent and good,) fair 6/49 and poor 2/49.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy ổ cối là một chấn thương nặng, cho đến nay gãy
ổ cối vẫn là một thách thức đối với phẫu thuật viên chấn
thương chỉnh hình do hình thái gãy phức tạp và thường
kèm theo các chấn thương khác.
Ổ cối là một thành phần của khớp háng nếu ổ cối và
chỏm xương đùi không tiếp khớp với nhau một cách thuận
lợi sẽ dẫn đến biến chứng cal lệch, thoái hoá khớp, đau khi
đi lại, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Vì
vậy có thể giải thích được tại sao điều trị bảo tồn gãy ổ cối
thường thất bại (trừ một vài trường hợp gãy ổ cối không di
lệch hoặc di lệch ít).
Điều trị gãy ổ cối bằng phẫu thuật đã được tiến hành
trên thế giới từ những năm 1960, Judet (1964) và cộng sự
là những người tiên phong trong việc chẩn đoán và điều
trị gãy ổ cối. Tác giả đã phẫu thuật 350 bệnh nhân cho
kết quả điều trị phẫu thuật là 83% kết quả tốt[5]. Rowe và
Lowell(1960)[7] nghiên cứu 90 bệnh nhân chia làm hai
nhóm, có và không phẫu thuật. Nhóm điều trị phẫu thuật
cho kết quả tốt hơn.
Điều trị phẫu thuật gãy ổ cối đã được Gs Ngô Bảo
152


Khang thực hiện vào năm 1999 tại Việt Nam .[1,2] Từ đó
đến nay có một số tác giả báo cáo về vấn đề này. Nguyễn
Vĩnh Thống (2008) báo cáo 90 trường hợp điều trị phẫu
thuật gãy ổ cối kết quả tốt và rất tốt trên 70 %.[3]
Khoa Chấn thương chỉnh hình II Bệnh viện Việt Đức
được thành lập cuối năm 2010 từ đó đến nay chúng tôi đã
tiến hành mổ cho 49 bệnh nhân gãy ổ cối trong khoảng thời
gian từ 2011-2016.
Chúng tôi thực hiện đề tài với mục đích đánh giá kết
quả điều trị phẫu thuật gãy ổ cối bằng phương pháp kết hợp
xương nẹp vít.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
49 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật
gãy ổ cối do chấn thương tại bệnh viện Việt Đức từ
2011-2016.

2. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tiến cứu mô tả.


- Chẩn đoán gãy ổ cối chúng tôi dựa vào
- Phim XQ chụp khung chậu thẳng, nghiêng chậu,
nghiêng bịt.
- Chụp cắt lớp vi tính.
- Bảng phân loại gãy ổ cối theo Judet - Letournel (1964).
- Chỉ định điều trị phẫu thuật.
+ Ổ cối mất vững

+ Ô cối mất tương thích
+ Đến trước 3 tuần sau chấn thương.
- Chọn đường mổ vào ổ cối:Tuỳ theo mỗi loại gãy ổ
cối chúng tôi chọn đường mổ thích hợp.
- Chăm sóc và tập luyện sau mổ.
+ Rút dẫn lưu khi chảy ít hơn 10ml/24h.
+ Kháng sinh sau mổ 7 ngày.
+ Tập co cơ ngay sau mổ.
+ Tập vận động chủ động vào ngày thứ 3.
+ Tập gấp gối và tăng dần biên độ .
+ Đi bộ 2 nạng, không tỳ hoặc tỳ nhẹ bắt đầu sau 2 tuần.
+ Đi một nạng sau 8 tuần.
+ Đi lại bình thường sau 12-14 tuần.
- Đánh giá kết quả sau mổ: Chúng tôi đánh giá bằng
chụp XQ các tư thế sau mổ và khám lâm sàng đánh giá
vận động .
- Đánh giá độ di lệch của ổ gãy bằng Xquang khung
chậu các tư thế theo Judet
- Đánh giá chức năng vận động theo Charnley.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
- Chúng tôi đã phẫu thuật cho 49 trường hợp. Bệnh
nhân nam giới chiếm đa số, 40 nam, 9 nữ.Tuổi từ 17- 51.
Đây là lứa tuổi lao động, đi lại nhiều nên thường gặp tai nạn.
- Cơ chế gãy ổ cối có thể trực tiếp qua mấu chuyển
lớn hoặc gián tiếp qua bàn chân, gối vì vậy hình thái gãy
ổ cối rất phức tạp và nhiều thể gãy.
- Trong 49 bệnh nhân thì 12 bệnh nhân chấn thương
ngã cao,4 bệnh nhân do tường đổ,24 do tai nạn xe máy
9 do tai nạn ô tô … Nó phù hợp với tập quán và sinh

hoạt của người Việt Nam
- Để chẩn đoán chính xác gãy ổ cối chúng tôi sử
dụng XQ khung chậu 3 tư thế theo Judet và CT Scanner.
- Theo phân loại này thì loại tổn thương hay gặp nhất
là: Gãy thành sau 10 BN ,gãy ngang 6 BN, gãy chữ T 16
BN, gãy ngang và gãy thành sau 8 BN,gãy hai cột trụ 6

BN, gãy cột trụ sau 3 BN Tổn thương gãy thành sau gặp
chủ yếu do cơ chế chấn thương ở người VN là ngồi trên
xe máy bị tai nạn là chủ yếu. Trong 66 bn Judet nghiên
cứu năm 1964 thì số BN gãy thành sau là 42 BN, cơ chế
tai nạn chủ yếu do BN ngồi lái ô tô bị tai nạn[5].
- Chỉ định phẫu thuật: Tất cả những bệnh nhân gãy
ổ cối do chấn thương di lệch > 3mm, ổ cối mất vững, ổ
cối mất tương thích, đến trước 3 tuần sau chấn thương.
- Những BN đến muộn sau 3 tuần ổ gãy đã có cal nên
việc nắn chỉnh hầu như không có kết quả. Với những
BN này chúng tôi điều trị bảo tồn.
- Trong 49 BN của chúng tôi thì đường mổ hay
sử dụng nhất là đường Kocher-Langenbeck 37 BN, 9
trường hợp mổ theo đường K-L cải tiến , 3 trường hợp
mổ theo đương chữ Y. 5 trường hợp mổ hai đường mổ
K-L kết hợp đường chậu bẹn.
- Để mổ vào ổ cối có nhiều đường khác nhau. Trong
nghiên cứu này với những tổn thương gãy trụ, thành
trước chúng tôi mổ theo đường chậu bẹn. Với gãy thành
sau , trụ sau, gãy ngang,gãy ngang và thành sau chúng
tôi sử dụng đường K_L. Đường mổ này bộc lộ khá rõ
trụ, thành sau ổ cối, bóc tách phần mềm ít, tuy vậy
đường mổ này bị hạn chế nếu đường gãy lan lên cao

hoặc lan vào khuyết hông lớn, đường mổ này cũng dễ
gây tổn thương TK toạ. Trong 18 lần mổ theo đường này
thì có 2 lần chúng tôi gặp khó khăn trong nắn chỉnh, chỉ
đưa được trụ sau về giải phẫu còn mảnh xương ở khuyết
hông lớn không can thiệp được , do vậy trên film chụp
kiểm tra đường chậu lược vẫn còn di lệch. Để tránh tổn
thương thần kinh chúng tôi cho BN nằm co chân bên tổn
thương 45 độ làm trùng TK, sau khi cắt khối cơ chậu
hông mấu chuyển thì khâu treo và vén ra sau có tác dụng
như một đệm bảo vệ TK. ¬Với gãy T chúng tôi sử dụng
đường K_L hoặc K_L cải tiến, đường chữ Y. 2 trường
hợp mổ theo đường K_L do khi nắn di lệch trụ sau kiểm
tra lại diện khớp háng thấy đều đặn nên chúng tôi không
mở thêm . 2 đường mổ K_L và Y này tạo được một phẫu
trường rộng rãi có thể xử lý những thương tổn ở phần
cao của trụ sau hoặc những đường gãy lan vào khuyết
hông lớn, đường Y còn cho phép xử lý tổn thương ở 1
phần thành trước trụ trước. Tuy vậy 2 đường mổ này
bóc tách cơ lớn nên rất dễ tạo các cầu xương sau mổ, do
phải đục mấu chuyển lớn nên dẫn đến mất vững của MC
nếu không cố định đúng cách. Nguy cơ tổn thương thần
kinh toạ, đùi bì ngoài cũng nhiều hơn. Chúng tôi mổ 9
lần theo đường này, đường mổ khá rộng rãi nắn chỉnh
di lệch dễ dàng hơn, nhưng do số lượng BN còn ít nên
chúng tôi chưa gặp các biến chứng của đường mổ này.
Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung
153


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016


Bảng 1: Kết quả nắn di lệch
Rất tốt
<1mm

Tốt
1-2mm

Gãy ngang

4

2

6

Gãy thành sau

8

2

10

Gãy ngang và th sau

4

4


8

Gãy T

5

8

Gãy 2 cột trụ

1

4

Gãy cột trụ sau
Tổng số

22

TB
3-5mm

3

1

22

4


Số lương BN

16
1

2

Chúng tôi sử dụng XQ so sánh trước và sau mổ.
Nhóm bệnh nhân gãy thành sau ổ cối ,8 BN, kết quả
rất tốt, di lệch sau mổ 0-1 mm.Đây là loại thương tổn
thường gặp nhất và cũng là loại nhẹ nhất. Với đường
mổ K_L có thể thấy được toàn bộ tổn thương nên việc
đặt lại thành sau ổ cối hầu như không gặp khó khăn gì.
Mear và cộng sự nghiên cứu XQ các tư thế cho 67 BN
gãy thành sau ổ cối, kết quả79 % BN có di lệch < 2mm
.Nhóm gãy hai cột trụ ,6 BN, cho kết quả kém 1 di lệch
>5mm chỉ có 2 BN di lệch 2mm. Gãy hai cột trụ là một
loại gãy nặng nó gồm nhiều đường gãy nên việc nắn
chỉnh các thương tổn là rất khó[11]. Các tác giả nước
ngoài thường mổ 2 đường trước và sau để nắn chỉnh
Judet- Letuornel 1993 đã mổ cho 16 BN gãy hai cột trụ
, kết quả tốt là 7/16[6] . Trong nhóm 6 BN của chúng tôi
do tổn thương khá nặng thêm vào đó dụng cụ nắn chỉnh
thiếu và có ít kinh nghiệm về loại gãy này nên kết quả

Kém
>5mm

6
3


1

49

nắn chỉnh kém ở nhóm này là điều dễ hiểu. Nhóm còn
lại gãy ngang, gãy ngang và gãy thành sau, 8 BN, trong
đó 4 trường hợp di lệch 1mm, 4 trường hợp có di lệch
2mm, đây là loại gãy nặng nhưng việc nắn chỉnh cũng
khá thuận lợi với 1 đường mổ phía sau và với những
dụng cụ nắn xương thông thường.
- Phương tiện cố định chủ yếu sử dụng nẹp vít, chỉ có
4 trường hợp gãy thành sau ổ cối kết hợp xương bằng vít
đơn thuần, 2 BN gãy chữ T sử dụng kết hợp vít , nẹp vít,
chỉ thép. 4 BN gãy thành sau ổ cối có kích thước của
mảnh gãy nhỏ từ 2-3 cm nên chúng tôi chỉ bắt 2-3 vít cả
vít xương và vít xốp, cố định mảnh gãy vào xương ngồi
của cột trụ sau. Những trường hợp dùng nẹp vít chúng
tôi uốn nẹp theo chiều cong của cột trụ, vít được bắt vào
xương cánh chậu và chủ yếu vào xương ngồi để đảm độ
vững của ổ cối.

Bảng 2: Kết quả đánh giá vận động sau mổ:<Theo Charnley>
Kết quả
Loại thương tổn

Rất tốt

Gãy ngang


Trung bình

Kém

6

Số lương
BN
6

Gãy thành sau

7

2

1

10

Gãy ngang và thành sau

5

2

1

8


Gãy T

7

5

3

1

16

Gãy hai cột trụ

2

2

1

1

6

2

1

19


7

Gãy cột trụ sau
Tổng số

154

Tốt

19

3
2

49


Nhóm gãy thành sau có 10 BN thời gian khám lại
TB 3 năm. Kết quả rất tốt 19 BN, tốt 19 BN, trung bình
7 BN. Nhóm gãy ngang khám lại được 6 BN , thời gian
khám lại TB 24 tháng, kết quả tốt. Nhóm gãy T thời gian
khám lại TB 30 tháng, 7 rất tốt ,5 tốt, 3 cho kq trung
bình,1 kém .Nhóm gãy hai cột trụ 6 BN thời gia theo dõi
trung bình 18 tháng, 2 BN rất tốt 1 BN kém. Nhóm gãy
cột trụ sau 3 BN thời gian theo dõi trung bình 20 tháng,
2 BN tốt . Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả nắn chỉnh
ổ gãy không tốt, do đó chỏm xương đùi và ổ cối tiếp
khớp nhau không đều đặn dẫn tới BN vận động sẽ đau
dẫn đến hạn chế vận động. Về lâu dài những trường hợp
này sẽ thóai hoá khớp háng. Với những trường hợp này

chúng tôi hẹn BN khám định kỳ và chọn thời điểm điều
trị di chứng.
- Biến chứng
Trong 49 bn được phẫu thuật chúng tôi gặp 1 trường
hợp tổn thương thần kinh toạ. BN không duỗi được gối,
cổ chân và ngón chân,tê bì mặt ngoài cẳng chân. Trường
hợp này bệnh nhân được chẩn đoán gãy thành sau ổ cối
, mổ theo đường K-L. Sau mổ xuất hiện liệt TK toạ, khi
ra viện BN phải bó bột chỉnh hình. Ngô Bảo Khang và
cộng sự báo cáo 22 bn điều trị gãy ổ cối trong đó tác
giả gặp biến chứng tổn thương bàng quang 2 trường
hợp, tổn thương thần kinh toạ 1 trường hợp[2]. JudetLetournel 1993 gặp 29/214 (14%) BN mổ theo đường
K-L[6]. Số lượng BN của chúng tôi còn ít nên có thể
chưa gặp các biến chứng như y văn thế giới đã mô tả :
Chết do nhồi máu phổi, tắc tĩnh mạch sâu, nhiễm khuẩn,
tổn thương thần kinh: đùi, đùi bì, thần kinh mông trên.
Tổn thương mạch máu, tổn thương bàng quang, đặt nẹp,
vít không đúng vị trí.
Chúng tôi xét những trường hợp biến chứng muộn
khi có kết quả khám lại sau 6 tháng.Tổng số những
bệnh nhân bị biến chứng muộn là 12 bệnh nhân, biến
chứng cầu xương là gặp nhiều nhất 5/49(10,5%) bệnh
nhân, thoái hoá khớp 7/49(14,3%). Leutournel nghiên
cứu 569 bệnh nhân thì tỷ lệ bệnh nhân thoái hoá chỏm
xương đùi là 3,9%, cầu xương là 24,4%, thoái hóa khớp
sau chấn thương là 17% [8]. Tỷ lệ tương tự trong 84
bệnh nhân của Helfet là 4%, 2%, 23% [10]. 108 bệnh
nhân của Routt thì tỷ lệ này là 2%,54%,5% [12].
Sự thành lập cầu xương sau chấn thương là một
biến chứng thường thấy , dễ chẩn đoán tỷ lệ này dao

động từ 2-54% . Tỷ lệ của chúng tôi là 5/49. Matta cho
rằng cầu xương chỉ có ý nghĩa khi nó làm giảm 20% sự
vận động bình thường của khớp háng [13]. Các tác giả

đều thống nhất rằng sự hình thành cầu xương liên quan
nhiều đến đường mổ, tổn thương phần mềm, và những
mảnh xương thừa không được lấy bỏ trong khi mổ, bệnh
nhân có chấn thương sọ não kèm theo hay không .Theo
Mears thì đường mổ chậu bẹn là đường ít tạo thành cầu
xương nhất 2%, đường K-L là 10,5%, gặp nhiều nhất
là các đường mổ mở rộng hoặc kết hợp , đường chậu
đùi mở rộng là 35%, kết hợp giữa đường K-L và đường
chậu bẹn là 27%[11].
Thoái hoá chỏm xương đùi gặp từ 2-10% theo nhiều
tác giả. thường gặp trong nhóm bệnh nhân có trật khớp
háng ra sau. Judet và Letournel trong nghiên cứu trên
227 bệnh nhân nhận thấy rằng tỷ lệ thoái hoá chỏm
xương đùi ở những bệnh nhân trật khớp háng ra sau là
7.5%, còn trật ra trước thì tỷ lệ này là 1,5%, trật trung
tâm là 1,6 %.[6]
Thoái hóa khớp háng sau chấn thương là một biến
chứng nặng của phẫu thuật gãy ổ cối, thường xuất hiện
vào khoảng 2 năm sau phẫu thuật. Những bệnh nhân mà
kết quả XQ sau mổ từ 1-3 mm thì tỷ lệ viêm khớp háng
sau mổ 2 năm là 58%[9], còn những di lệch > 3mm thì
tỷ lệ này là 100. Chúng tôi gặp 1 bệnh nhân sau mổ 3
tháng đã có hiện tượng này. Đây là một bệnh nhân gãy
chữ T ổ cối, trật khớp háng kiểu chậu , gãy xương mác
bên tổn thương và có kèm theo chấn thương bụng kín
vỡ gan, đã đã được mổ chấn thương bụng tại tuyến dưới

còn khớp háng thì không được nắn. Sau mổ chụp kiểm
tra thì di lệch của vòm ổ cối là 1,5 cm trên XQ. Sau 6
tháng bệnh nhân đã có dấu hiệu của thoái khớp háng sau
chấn thương là điều dễ hiểu bởi vì bệnh nhân này đã hội
tụ đủ những nguy cơ có thể gây nên biến chứng này.
Theo chúng tôi sự hình thành cầu xương trong mổ
gãy ổ cối có tỷ lệ gặp khá cao, các cầu xương này ít
nhiều cũng ảnh hưởng đến sự vận động vận động của
khớp háng. tỷ lệ chúng tôi gặp là 5/49 cũng tương đương
các tác giả khác. Để hạn chế biến chứng này khi mổ cần
phải cắt lọc sạch tổ chức phần mềm dập nát, lấy hết các
mảnh xương thừa, cầm máu tốt, và điều quan trọng là
phải đánh giá đúng tổn thương để chọn một đường mổ
hợp lý, hạn chế những đường mổ mở rộng, nên tận dụng
một đường mổ hoặc kết hợp hai đường mổ với nhau.
Sự vận động sớm sau mổ cũng giúp hạn chế được hình
thành cầu xương.
Những bệnh nhân trật khớp háng kèm theo thì phải
được nắn và cố định khớp bằng kéo liên tục trên khung
để tránh trật lại, nếu không thực hiện được thì nên mổ
thật sớm cho bệnh nhân thậm chí có thể mổ cấp cứu. Khi
Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung
155


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

nắn di lệch của ổ gãy cần phải làm tối đa, khi cần có thể
kết hợp các đường mổ với nhau. Như vậy mới có thể hy
vọng làm giảm nguy cơ thiếu máu chỏm xương đùi, ổ

cối và cuối cùng là thoái hóa khớp háng sau chấn thương

mổ hay sử dụng nhất là đường Kocher-Langenbeck
37/49 .Phương pháp điều trị là cố định vững ổ gãy bằng
nẹp vít và vận động sớm sau mổ. 38/49 bệnh nhân cho
kết quả tốt và rất tốt, trung bình 7/49 và kém là 2/49

KẾT LUẬN

- Tuy vậy đây là một phẫu thuật khó nên cần có sự
chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt khi tiến hành phẫu thuật
cũng như việc phục hồi chức năng sau mổ

- Qua 49 bệnh nhân gãy ổ cối được phẫu thuật tại
BV Việt Đức từ 2010-1/2016, chúng tôi nhận thấy phẫu
thuật điều trị gãy ổ cối có thể nắn chỉnh tốt các di lệch,
tạo điều kiện cho khớp vận động được thuận lợi, giảm
được các biến chứng, di chứng cho bệnh nhân.
- Loại gãy thường gặp nhất là gãy T,16/49 . Đường

- Cần phải chụp XQ nhiều tư thế, CT scanner trước
mổ để có thể chẩn đoán chính xác loại gãy, từ đó có thể
chọn được đương mổ thích hợp nó có yếu tố quyết định
đến thành công của phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo
1.

Huỳnh Phiến: Những nhận xét bước đầu của các trường
hợp chấn thương khung chậu vỡ ổ cối được cố định ổ gãy

bằng nẹp vít tại bệnh viện Đà Nẵng. Trích Báo cáo khoa học
Đại hội ngoại khoa Việt Nam lần thứ II 1999; Tập 2: 72-76.

2.

Ngô Bảo Khang: Điều trị gãy ổ chảo xương chậu bằng
phẫu thuật. Trích Báo cáo khoa học Đại hội ngoại khoa Việt
Nam lần thứ ii 1999; Tập 2: 68-71.

3.

.Nguyễn Vĩnh Thống Kết quả điều trị gãy ổ cối di lệch bằng
phẫu thuật. Y học thành phố Hồ Chí Minh : (2008) tập 12: số 2

4.

Jeffrey Anglen, MD: Operative Results And Functional
Outcomes Of Geriatric Acetabulum Fractures. American
Academy of Orthopeadic Surgeons. Dalass TX podium
presentation 2002;173.

5.

156

Judet, R Judet, J and Leoutnel, E: Fracture of the
Acetabulum: Classification and surgical approaches
open reduction J. Bone Joint Surg 1964; 46A:1615

for


6.

Letournel,E and Judet,R: Fractures of the Acetabulum.
Berlin, Spinger-Verlag 1993

7.

Rowe CR, Lowell JD: Prognosis of fracture of the
acetabulum. J Bone joint Surg 1960; 43A:302:147.

8.

Letornel. E: Traitement chirurgical des fractures du cotyle.

Editions Techniques. Encycl. Méd. Chir. <Paris France>.
Techniques Chirurgicales - Orthopédie -Traumatologie 1991;
44520:30p.
9.

Dipasquale, T G et al: Radiologital diagnosis of screw
penetration of the hip joint acetabular fracture fixation. A
simple auscultation technique. Presented at the OTA Ninth
Annual Meeting, New Orleans, LA 1993.

10. Helfet,D.L and Schmeling, G.J: Manegemen of acute,
displaced acetabular fractures using indirect reduction
techniques and limited approaches <Abstract>. Ortho.
Trans; 1991. 15:833-834.
11.


Mears, D C Rubash, H E, and Sawaguchi, T:)Fractures
of the acetabular. In The Hip: Proceedings of the Thirteenth
Open Scientific Meeting of The Hip Society; 1985 . 95-112.
St Louis, C V Mosby.

12. Routt, M Land Swiontkowski, M F: Operative treatment
of complex acetabular fracture: Combined anterior and
posterior exposures during the same procedure. J Bone
Joint Surg; 1990.72A:897-904.
13. Matta, J.M: Operative indication and choice of surgical
approach for fractures of the acetabulum.Tech.Ortho;
1986.1:13-22.



×