Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI
BÌNH DƯƠNG: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CỦA
CÔNG TY SAIGON PRECISION SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chương trình Điều hành cao cấp - EMBA

TRẦN HẢI PHÚC LIỄN

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương:
Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ
khí chính xác của Công ty Saigon Precision sang thị trường
Nhật Bản

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương trình Điều hành cao cấp –
EMBA Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: TRẦN HẢI PHÚC LIỄN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TIẾN HOÀNG



TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi, người viết Luận văn này, xin cam đoan toàn bộ nội dung của Luận văn “Hiệp
Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức
đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty Saigon Precision
sang thị trường Nhật Bản” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS Nguyễn Tiến Hoàng. Các số liệu, tài liệu tham khảo và kế thừa
đều có nguồn trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất kỳ công
trình nào.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Hải Phúc Liễn


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành Luận văn này một cách hoàn chỉnh, bên cạnh nỗ lực bản thân
còn có sự hỗ trợ, động viên nhiệt tình từ quý Thầy cô, các cán bộ công nhân viên của
Công ty Saigon Precision, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian công tác, học tập và
nghiên cứu thực hiện Luận văn thạc sĩ.
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Tiến Hoàng –
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn
tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tác giả cũng xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, cùng Quý thầy cô trường ĐH
Ngoại Thương đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, và tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề
tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài
được hoàn thiện hơn.


TÓM TẮT
Tên đề tài: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: cơ
hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công
ty Saigon Precision sang thị trường Nhật Bản.
Luận văn này nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện và cam kết trong Hiệp định
đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho đối tượng là các sản
phẩm cơ khí chính xác xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, nhằm nhận diện được cơ hội
cũng như thách thức cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác của Công ty
Saigon Precision sang thị trường Nhật Bản, từ đó giúp Công ty đặt ra các mục tiêu cụ thể,
và vạch ra các giải pháp và chiến lược hợp lý nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cơ khí
chính xác của Công ty sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP.
Tác giả đã thu thập dữ liệu về chi tiết và đặc điểm cụ thể các cam kết của Nhật Bản
về sản phẩm cơ khí chính xác trong điều kiện thực thi CPTPP; dữ liệu về nguồn cung mặt
hàng này của các quốc gia sản xuất và xuất khẩu trên thế giới trong những năm gần đây;
dữ liệu về nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản cho từng chủng loại sản phẩm cơ khí chính
xác. Đồng thời, tác giả thu thập số liệu kết quả kinh doanh của Công ty; dữ liệu về tình
hình biến động giá. Từ những dữ liệu này, tác giả phân tích tình hình và diễn biến thay
đổi nguồn cung theo cơ cấu mặt hàng cơ khí chính xác, phân tích lượng cầu và xu hướng
nhu cầu mặt hàng này của Nhật Bản theo tình hình biến động và xu hướng thị trường.
Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và lãnh đạo của các doanh
nghiệp cùng hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang thị trường
Nhật Bản nhằm thu thập thêm ý kiến củng cố cho phân tích. Dựa trên thông tin phỏng
vấn, tác giả phân tích các tình huống và vấn đề cụ thể mà các lãnh đạo ấy đã và đang phải
xử lý để có nhận định chính xác và sát với thực tiễn hơn. Tiếp theo, tác giả cũng phân tích

các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty nhằm có đánh giá tổng thể và chi tiết tình hình
thực tế và xu thế thị trường, từ đó có thể có các phương án lựa chọn phân khúc xuất khẩu
hợp lý với năng lực của Công ty và đặc điểm thị trường mục tiêu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc tham gia Hiệp định CPTPP đã mang lại nhiều cơ
hội và thách thức cho Công ty Saigon Precision. Tiêu biểu các cơ hội là: Mở rộng thị


trường, tăng kim ngạch xuất khẩu; Nâng cao năng lực sản xuất của Công ty; Tận dụng năng
lực cạnh tranh về giá; Tạo công ăn việc làm, thúc đẩy ngành sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty
cũng gặp các thách thức lớn như là: Cần phải vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản; Phải vượt
qua cạnh tranh với cách doanh nghiệp quốc tế; Cần quảng bá thương hiệu đến người tiêu
dùng Nhật Bản; Phải nâng cao năng lực quản lý để bắt kịp tiến bộ thế giới. Trên cơ sở đó, tác
giả đã đề xuất các giải pháp để Công ty tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU MẶT
HÀNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CỦA NHẬT BẢN...................................................................... 13
1.1. Giới thiệu về Hiệp định CPTPP và cam kết của Nhật Bản về nhập khẩu mặt
hàng cơ khí chính xác.......................................................................................................................... 13
1.1.1. Khái quát về CPTPP............................................................................................................. 13
1.1.2. Cam kết của Nhật Bản về nhập khẩu mặt hàng cơ khí chính xác:.................15
1.2. Khái quát về thị trường nhập khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Nhật Bản
16
1.2.1. Lượng cung.............................................................................................................................. 16
1.2.2. Lượng cầu................................................................................................................................. 20
1.2.3. Thị hiếu tiêu dùng.................................................................................................................. 26
1.2.4. Các quy định về nhập khẩu............................................................................................... 27

1.3. Lợi ích của việc nghiên cứu về CPTPP cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ
khí chính xác của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản...................................................... 29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CỦA CÔNG TY SAIGON
PRECISION SANG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH
CPTPP.............................................................................................................................................................. 31
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Saigon Precision................................................................ 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................................ 31
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ............................................................................................................ 32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự............................................................................... 32
2.1.4. Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây................................................... 34
2.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty sang thị trường
Nhật Bản từ năm 2010 đến nay....................................................................................................... 40


2.2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu............................................................................. 40
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.............................................................................................. 43
2.2.3. Tình hình biến động giá...................................................................................................... 44
2.2.4. Phương thức thanh toán..................................................................................................... 46
2.3. Nhận diện cơ hội đối với việc xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công
ty sang Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP............................................................... 51
2.3.1. Cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu........................................ 51
2.3.2. Cơ hội nâng cao năng lực sản xuất của Công ty..................................................... 52
2.3.3. Cơ hội tận dụng năng lực cạnh tranh về giá............................................................. 53
2.3.4. Tạo công ăn việc làm, thúc đẩy ngành sản xuất...................................................... 55
2.4. Nhận diện thách thức đối với việc xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của
Công ty sang Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP................................................... 55
2.4.1. Phải vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản................................................................... 55
2.4.2. Cạnh tranh với cách doanh nghiệp quốc tế................................................................ 56
2.4.3. Cần quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng Nhật Bản............................... 57

2.4.4. Phải nâng cao năng lực quản lý để bắt kịp tiến bộ thế giới................................ 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CỦA
CÔNG TY SAIGON PRECISION SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG
ĐIỀU KIỆN THỰC THI CPTPP........................................................................................................ 60
3.1. Dự báo về tình hình xuất khẩu mặt hàng cơ khí Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP................................................................................ 60
3.2. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Công ty trong xuất khẩu mặt hàng cơ
khí chính xác sang Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP....................................... 62
3.2.1. Điểm mạnh................................................................................................................................ 62
3.2.2. Điểm yếu.................................................................................................................................... 63
3.3. Những giải pháp cần thực hiện về phía Công ty............................................................ 64
3.3.1 Giải pháp tận dụng cơ hội................................................................................................... 64
3.3.2. Giải pháp vượt qua thách thức........................................................................................ 69
3.4. Đề xuất và kiến nghị đối với cơ quan nhà nước............................................................. 74


3.4.1. Đối với Bộ công thương...................................................................................................... 74
3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý liên quan......................................................................... 76
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................... 78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AFTA
ASEAN
CPTPP

FDI
FTA

GATT
GDP
GSP
ITC
JETRO
JIS
NAFTA
ODA
TBT
TPP
UNCTAD
WTO

Chú giải
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Association of South East Asia Countries
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
General Agreement on Tariff and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Generalized System of Preferences

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
International Trade Centre
Trung tâm Thương mại Quốc tế
Japan External Trade Organization
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
Japanese Industrial Standards
Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản
North American Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
Technical Barriers in Trade
Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại
Trans-Pacific Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
United Nation Conferences of Trade and Development
Hội nghị của LHQ về thương mại và phát triển
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mức thuế cam kết của Nhật Bản với mặt hàng cơ khí chính xác........................... 16
Bảng 1.2: Lượng cung sản phẩm Linear Bush & Linear Guide.................................................. 17
Bảng 1.3: Lượng cung mặt hàng Punch & Bush trên thế giới..................................................... 18
Bảng 1.4: Lượng cung mặt hàng 1 Axis Actuator trên thế giới................................................... 19
Bảng 1.5: Lượng cung mặt hàng Stage Unit trên thế giới............................................................. 20
Bảng 1.6: Giá trị nhập khẩu mặt hàng LG và LB của Nhật Bản................................................. 21
Bảng 1.7: Giá trị nhập khẩu mặt hàng Punch & Bush của Nhật Bản........................................ 23

Bảng 1.8: Giá trị nhập khẩu mặt hàng 1 Axis Actuator của Nhật Bản...................................... 24
Bảng 1.9: Giá trị nhập khẩu mặt hàng Stage Unit của Nhật Bản................................................ 26
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng LG và LB của Nhật Bản....................................... 21
Biểu đồ 1.2: Nhu cầu mặt hàng Punch & Bush của Nhật Bản..................................................... 22
Biểu đồ 1.3: Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng 1 Axis Actuator của Nhật Bản............................24
Biểu đồ 1.4: Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng Stage Unit của Nhật Bản...................................... 25
Biểu đồ 2.5: Giá trị kim ngạch và tỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ............................................ 38
Biểu đồ 2.6: Giá trị xuất khẩu theo tháng của năm 2017............................................................... 42
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu sản phẩm XK sang Nhật Bản của Công ty năm 2017............................43
Biểu đồ 2.8: Biến động giá sản phẩm của Công ty từ 2010-2018.............................................. 45
Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng doanh thu XK của Công ty từ 2010-2018........................................ 48
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu qua các thị trường năm 2018............................ 49
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu giá thành của sản phẩm Linear Bush......................................................... 54

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Công ty Saigon Precison, Nhà máy 3................................................................................ 32
Hình 2.2: Sơ đồ Bộ máy quản lý của Công ty................................................................................... 33


-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể
trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tính tới hết tháng 11-2018, tổng số
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2018 đạt gần 31 tỷ USD (Cục Đầu
tư nước ngoài, 2018). Đây là kết quả của các nỗ lực tích cực trong hơn 30 năm hội
nhập kinh tế quốc tế và cải cách môi trường đầu tư của Việt Nam. Kể từ đại hội
Đảng lần VI (1986), Việt Nam đã tiến hành mở cửa nền kinh tế và đã đặt những

bước đi đúng hướng và chắc chắn với mục tiêu: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội
nhập với khu vực và thế giới”. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện có
hiệu quả bằng việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và
đa phương với các đối tác trong khu vực và trên thế giới, đã tham gia tới 16 FTA,
trong đó có 10 FTA đã ký kết và có hiệu lực. Với số lượng FTA nhiều như vậy,
chúng ta đang có xu hướng tập trung nhiều vào các FTA thế hệ mới như EVFTA, TTIP, NAFTA,… và gần đây nhất, vào ngày 12-11-2018, Quốc hội Việt Nam đã biểu
quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) để Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 thông qua Hiệp định, sau Nhật
Bản, Australia, New Zealand, Singapore, Canada, và Mexico. Việc tham gia CPTPP
đã mở cửa cho Việt Nam tiếp cận với thị trường gồm 10 quốc gia với hơn 502 triệu
dân có thu nhập bình quân 30.000 USD/năm, và có tổng kim ngạch thương mại lên
đến 10.000 tỷ USD (khoảng 13% GDP toàn cầu). Với những thế mạnh về nguồn tài
nguyên phong phú, nguồn nhân lực trẻ với chi phí nhân lực thấp, môi trường thiên
nhiên và địa lý phù hợp, Việt Nam sẽ tận dụng tốt các cơ hội và ưu đãi từ CPTPP để
phát triển mạnh mẽ các ngành như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp may và giày
da, và đang dành quan tâm nhiều đến việc phát triển ngành cơ khí sản xuất chế tạo
máy.
Cơ khí từ lâu đã được xem là một ngành cơ bản, có vị trí như là ngành xương
sống để làm động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Một khi có được
ngành cơ khí phát triển mạnh, những ngành khác như công nghiệp chế biến nông


-2-

sản, xây dựng, giao thông vận tải, và cả an ninh quốc phòng sẽ được hỗ trợ tốt để
phát triển nhanh chóng. Ngành cơ khí Việt Nam tuy vẫn còn hạn chế so với thế giới,
nhưng cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, số lượng doanh nghiệp cơ
khí tăng mạnh từ 10.000 doanh nghiệp vào năm 2010 lên đến khoảng 21.000 doanh
nghiệp năm vào năm 2016 (Trần Thị Minh Hằng, 2018), và kim ngạch xuất khẩu
các sản phẩm cơ khí đạt trên 16 tỷ USD. Những số liệu trên cho thấy ngành cơ khí

giữ vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Khi tham gia vào CPTPP,
ngành cơ khí tuy sẽ có thêm nhiều khách hàng do được tiếp cận thêm với một thị
trường rất lớn với nhu cầu gần như vô tận nhưng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn
nhất định. Vì vậy, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cần phải nỗ lực tìm lối đi đúng
đắn, hóa giải các khó khăn và kịp thời nắm bắt các cơ hội đến từ CPTPP để tồn tại
và phát triển.
Cùng tham gia vào ngành cơ khí Việt Nam, Công ty TNHH Saigon Precision
đã được thành lập và bắt đầu sản xuất mặt hàng cơ khí chính xác từ năm 1995. Sản
phẩm của Công ty là những linh kiện cơ khí chính xác, được dùng trong các hệ
thống tự động hóa, quang học, hoặc các khuôn chính xác cao, được xuất khẩu hầu
hết ra thị trường như Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ, và
chiếm đa số là thị trường Nhật Bản. Nắm bắt được xu thế hội nhập và tiến trình
tham gia CPTPP của Việt Nam, ban lãnh đạo Công ty cũng đã chỉ đạo tập trung cải
tiến chất lượng, rút ngắn thời hạn giao hàng, và gia hiệu quả sản xuất nhằm từng
bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của Công ty, để sẵn sàng cạnh
tranh với các sản phẩm giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc hay Đài Loan.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, và mong muốn góp phần giúp
các doanh nghiệp cơ khí chuẩn bị tốt hơn cho tiến tình hội nhập kinh tế thế giới, tác
giả quyết định chọn đề tài "Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương: cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí
chính xác của Công ty Saigon Precision sang thị trường Nhật Bản" làm Luận
văn thạc sĩ của mình.


-3-

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tham gia các FTA quan trọng luôn mang đến cơ hội và thách thức song song
với nhau, ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, xã hội, và cả chính trị. Vì vậy, các nhà
nghiên cứu quốc tế và trong nước đều có quan tâm đặc biệt đến từng khía cạnh ảnh

hưởng và của nó. Gần đây nhất, với những FTA lớn như TPP và sau này chuyển đổi
thành CPTPP đã thu hút được rất nhiều quan tâm và nghiên cứu do tính quy mô và
quan trọng của nó. Các nghiên cứu phần lớn tập trung ở việc xem xét ảnh hưởng
của các FTA này đến các khía cạnh khác nhau của từng ngành hay từng khu vực địa
lý, hoặc các nghiên cứu về cách vận dụng các điều khoản của các FTA này vào từng
ngành hoặc từng tổ chức kinh tế cụ thể.
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
(1) Công trình nghiên cứu “Economic and Distributional Impacts of
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership: The case
of Vietnam” do Maryla Maliszewska, Zoryana Olekseyuk và Israel Osorio Rodarte
thực hiện năm 2018. Công trình này đánh giá được tác động của CPTPP về kinh tế
và phân bổ thu nhập, phân tích được những lợi ích đạt được từ việc mở cửa thị
trường, những tác động tiềm tàng của CPTPP so sánh với Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ban đầu
(TPP-12) đối với Việt Nam. Đặc biệt quan tâm phân tích ảnh hưởng đến các yếu tố:
sản lượng, xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan, tác động
theo ngành, tác động phân bổ thu nhập…Tuy nhiên, nhiều nội dung của các FTA
không đưa được vào mô hình phân tích như: tác động đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài, những lợi ích về năng suất (nội sinh) hay phát triển sản phẩm xuất khẩu mới.
Ngoài ra, mô hình cũng không tính đến tác động của những biện pháp như hài hòa
các tiêu chuẩn lao động hay môi trường, các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ,
doanh nghiệp nhà nước, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và nhà
đầu tư hay đấu thầu, mua sắm công.
(2) Bài viết “Đối tác monozukuri Việt Nam - Nhật Bản trong Công nghiệp hỗ
trợ” do Kenichi Ohno thực hiện năm 2008. Bài viết phân tích tình hình sản xuất của


-4-

các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam, và đề xuất các phương án cụ thể nhằm

nâng cao năng lực sản xuất và quản lý để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Công
trình nghiên cứu cũng đưa ra quy trình hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và
Nhật Bản nhằm tận dụng thế mạnh của mỗi bên để cùng nhau đạt mục tiêu. Tuy
vậy, nghiên cứu này mới chỉ nhấn mạnh nhiều đến phương án để giúp các doanh
nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ khắc phục các điểm yếu mang tính địa phương
chứ chưa đề cập đến việc tận dụng cơ hội và đối phó với các thách thức do các FTA
thế hệ mới, cụ thể hơn là CPTPP mang đến.
(3) Công trình nghiên cứu “The New Regionalism: A Country Perspective” do
Jaime de Melo, World Bank, University of Geneva and CEPR, 1993. Nghiên cứu
này xem xét và mở rộng lý thuyết hội nhập khu vực và đánh giá sự đóng góp của
hội nhập đối với tăng trưởng, đánh giá các lợi ích của hội nhập khu vực từ quan
điểm của các nước tham gia. Trọng tâm nghiên cứu trả lời câu hỏi là liệu phương
pháp tiếp cận khu vực có thể hoàn thành các mục tiêu không thể thực hiện được
thông qua tự do hóa thương mại đơn phương hay không. Bài nghiên cứu cũng nêu
ra vai trò của các thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập khu vực. Nghiên cứu này
phân tích và so sánh được ảnh hưởng của các FTA theo khu vực và các Hiệp định
đơn phương đến nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung phân
tích nền kinh tế quốc gia, các liên minh hải quan, ảnh hưởng hội nhập đến khả năng
thương lượng và tiếp cận thị trường, chứ chưa phân tích cụ thế các tác động của một
FTA cụ thể đến một ngành nghề cụ thể để có tính thực tiễn hơn.
(4) Công trình nghiên cứu “The Impact of Free Trade Agreements on Foreign
Direct Investment in the Asia-Pacific Region” của Shandre M. Thangavelu và
Christopher Findlay thực hiện năm 2011. Nghiên cứu đã điều tra xem liệu thành
viên của Hiệp định thương mại song phương hay Hiệp định thương mai khu vực có
tác động khác biệt đến dòng FDI trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay
không do bối cảnh tăng cường các thỏa thuận kinh doanh và dòng vốn FDI đang
phát triển, kiểm tra tác động của RTA trong việc xác định dòng vốn FDI. Nghiên
cứu này đã phân tích được ảnh hưởng của FTA đến dòng vốn FDI tại khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương, trong đó có Công ty Saigon Precision cũng là một doanh



-5-

nghiệp FDI trong khu vực này. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về các ưu đãi và hạn
chế của các FTA lên các doanh nghiệp trong khu vực.
2.2. Nghiên cứu trong nước
(1) Đề tài “Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” do Nguyễn Đức Thắng thực hiện năm 2005.
Bài báo cáo phân tích mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản và các hiệp định đa phương
và đa phương hiện có giữa 2 quốc gia. Phân tích cụ thể chính sách nhập khẩu của
Nhật Bản, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nghiên cứu ảnh hưởng của
chính sách nhập khẩu của Nhật Bản áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam. Nghiên
cứu này cho thấy được tiềm năng và tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản, phân
tích được cơ hội cũng như khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu
vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích những
chính sách cụ thể cho từng ngành hàng cụ thể.
(2) Công trình nghiên cứu của Trần Văn Hải về “Khắc phục một số rào cản về
sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khi TPP được vận hành” đăng
trên Tạp chí Thương hiệu Việt năm 2016. Nghiên cứu này tập trung vào một vấn đề
rất mới trong Hiệp định TPP (sau này là CPTPP) đó là các quy định về sở hữu trí
tuệ, cụ thể là các rào cản về nhãn hiệu; rào cản về chỉ dẫn địa lý; rào cản về quyền
sản xuất thuốc,…Tuy nhiên, ngoài phân tích sâu và đưa giải pháp cho một số các
rào cản liên quan đến khía cạnh sở hữu trí tuệ, bài nghiên cứu này chưa đề cập
nhiều đến thị trường và cạnh tranh, và các phương án tăng kim ngạch cho thị trường
xuất khẩu.
(3)

Công trình nghiên cứu “Tổng quan về các FTA thế hệ mới” của Nguyễn

Thanh Tâm đăng trên báo Giáo dục và Xã hội vào tháng 7 năm 2016. Nghiên cứu

cung cấp những khái nhiệm, so sánh, và tổng kết một cách tổng quan các khía cạnh
liên quan đến các FTA thế hệ mới thông qua việc tập trung trả lời bốn câu hỏi: Tại
sao gọi là các FTA “thế hệ mới”? Cơ sở pháp lý của FTA “thế hệ mới” là gì? Những
ý nghĩa phân tích quan trọng đối với tác động của FTA “thế hệ mới” là gì? Cách đối
mặt với các FTA “thế hệ mới”? và đưa ra một số kết luận. Nghiên cứu này


-6-

đã đem đến cái nhìn tổng quan và phân tích được các đặc điểm đặc trưng của các
FTA. Song, nghiên cứu mới ngừng lại ở phần giới thiệu chứ chưa đưa ra các giải
pháp tận dụng cơ hội từ các FTA này.
(4) Nghiên cứu “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: cơ hội và thách thức
đối với Việt Nam” của Lê Thị Thúy thực hiện năm 2016 đăng trên tạp chí Khoa học
Xã hội Việt Nam. Nghiên cứu phân tích được những cơ hội to lớn từ việc hội nhập
sâu với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn
do chưa kịp thích nghi với việc cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cao của thị trường cao
cấp. Tuy vậy, nghiên cứu này chưa đi sâu vào nghiên cứu một FTA cụ thể với những
yêu cầu và ưu đãi đặc trưng của nó.
(5) Công trình nghiên cứu “Vai trò của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới trong thương mại quốc tế” của PGS.TS Vũ Văn Hà đăng trên Tạp chí Tài chính
năm 2017. Nghiên cứu đi từ so sánh các quy định của các FTA thế hệ mới và cũ đến
đúc kết ra kết luận về các vai trò tích cực của các FTA thế hệ mới như thúc đẩy và
nâng cao chuẩn mực tự do hóa thương mại và đầu tư, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ (IPR), quy định môi trường và tiêu chuẩn lao động, mở ra
không gian phát triển mới với các quốc gia thành viên, góp phần củng cố và bảo
đảm an ninh kinh tế. Thông qua nghiên cứu, có thể rút ra bài học để hoàn thiện
doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu khắt khe và minh bạch trong sản xuất kinh
doanh, hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu một thị
trường cụ thể để đưa ra những thông tin định hướng cụ thể cho các doanh nghiệp dễ

áp dụng thực tiễn.
(6) Nghiên cứu “Bẫy gia công là khó tránh” của Tư Giang đăng trên Thời báo
Kinh Tế Sài Gòn ngày16/4/2016. Bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt
Nam sau khi tham gia một loạt các FTA, liên kết với tỷ lệ xuất khẩu của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ so với các doanh nghiệp FDI để đưa ra kết luận các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tăng trưởng chậm và chủ yếu dựa vào lợi thế tận
dụng tài nguyên và giá nhân công rẻ, việc này dẫn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ
khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hay
nói cách khác là rơi vào bẫy gia công. Đồng thời bài viết cũng đề xuất một số giải


-7-

pháp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh hơn nữa để có đủ lực tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu bằng các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, ngoài
làm nổi bật những rủi ro do bẫy gia công, nghiên cứu chưa đề cập đến những vấn đề
khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp như hàng rào phi thuế quan, phương án tận dụng
cơ hội để vượt qua áp lực cạnh tranh.
(7) Công trình nghiên cứu “Dự báo tác động của Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” do Phùng Xuân
Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương thực hiện năm 2016. Bài viết phân tích sâu sắc
các cơ hội đến từ TPP (nhiều điểm tương tự CPTPP), nhiều yếu tố tiêu cực cũng
như tích cực, và chú trọng nhiều đến việc dự báo tác động của TPP tới dòng vốn
FDI vào Việt Nam và đưa ra một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam
khi tham gia TPP. Tuy có tập trung nghiên cứu vào một FTA cụ thể là TPP, nhưng
nghiên cứu phân tích ở quy mô nền kinh tế chứ không đi sâu xuống ngành cụ thể để
có phương án cụ thể. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu là thu hút đầu tư FDI nên
nghiên cứu này chỉ xoay quanh các cơ hội và thách thức với vấn đề thu hút FDI,
còn những vấn đề thị trường và cụ thể là thị trường Nhật Bản thì chưa được nghiên
cứu thỏa đáng.

Các công trình nêu trên đã trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều đã nêu được
đặc điểm của các FTA cũ và mới, phân tích được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
đến các khía cạnh khách nhau về kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Thêm nữa, các nghiên
cứu trên cũng phân tích và nêu ra được các khó khăn, thuận lợi, rủi ro,... Bên cạnh
đó, cũng có nghiên cứu về thị trường Nhật Bản và hướng xuất khẩu hàng Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu Hiệp định CPTPP để nhận
diện cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác
của một đơn vị cụ thể như Saigon Precision sang thị trường Nhật Bản thì chưa được
đề cập ở một công trình nào. Vì vậy, nghiên cứu này đảm bảo tính kế thừa nhưng
không trùng lặp với các công trình khác.


-8-

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích Hiệp định CPTPP và nhận diện cơ hội, thách thức
đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty Saigon
Precision sang thị trường Nhật Bản, tác giả để xuất giải pháp nhằm giúp Công ty tận
dụng được các cơ hội và vượt qua thách thức này nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để phù hợp với các mục đích nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau: Giới thiệu về CPTPP và cam kết của Nhật Bản về nhập khẩu mặt hàng
cơ khí chính xác. Phân tích khái quát về thị trường nhập khẩu hàng cơ khí chính xác
của Nhật Bản. Phân tích kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp cùng ngành
xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang Nhật Bản. Phân tích tình hình xuất khẩu
mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty Saigon Precision (sau đây gọi tắt là Công
ty) trong thời gian qua.
Thông qua các phân tích, đề tài cũng có nhiệm vụ nhận diện được cơ hội và

thách thức đối với Công ty trong xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang Nhật
Bản theo Hiệp định CPTPP. Dự báo về tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng cơ khí
chính xác của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian tới. Đề xuất các giải pháp về
phía Công ty nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. Nêu ra một số đề xuất
và kiến nghị đối với cơ quan nhà nước để giúp Công ty thuận tiện hơn trong việc
xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang Nhật Bản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hiệp định CPTPP và các cơ hội, thách thức
đối với việc xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty Saigon Precision
sang thị trường Nhật Bản.


-9-

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nội dung
Vì Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương không chỉ
đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở
cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại...
mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua
sắm của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Hiệp định cũng đặt ra các
yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa, các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ
cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ, nên có
rất nhiều khía cạch và vấn đề cần phải nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ về
thời gian và khả năng của người viết, và cũng phù hợp với mức độ yêu cầu của luận
văn thạc sĩ, tác giả chỉ phân tích các khía cạnh nội dung sau: (1) Phân tích các tác
động của CPTPP lên việc xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Việt Nam và các
cam kết từ phía Nhật Bản cho việc nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam; (2) Phân
tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Saigon Precision;

(3) Phân tích cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng cơ khí
chính xác khi xuất khẩu sản phẩm vào Nhật Bản; (4) Gợi ý một số chính sách giúp
Công ty Saigon Precision tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và xuất khẩu vào thị trường
Nhật Bản.
4.2.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu dựa trên các dữ kiện sản xuất kinh doanh tại Công ty Saigon
Precision và các doanh nghiệp cùng ngành tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu có tham khảo các chỉ tiêu và số liệu sản xuất và xuất nhập khẩu của
ngành sản xuất cơ khí tại Việt Nam để có tương quan đối chiếu để có tầm nhìn tổng
thể hơn. Về thị trường, nghiên cứu cũng tập trung vào thị nghiên cứu thị trường
Nhật Bản nơi Công ty Saigon Precision đặt mục tiêu tập trung phát triển.
4.2.3. Phạm vi thời gian
Phân tích sự thay đổi của Công ty, của ngành trong khoảng 8 năm (từ 2010
đến 2018) để đánh giá hiện tại, đồng thời dự đoán xu hướng phát triển cũng như các


-10-

chỉ số mục tiêu thay đổi đến năm 2025 (mốc đạt mục tiêu doanh thu theo chiến lược
phát triển của lãnh đạo Công ty) để đưa ra các đề án chiến lược và hoạch định phù
hợp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Những dữ liệu và thông tin về chính sách thuế
và phi thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản, dữ liệu về khối lượng và kim
ngạch xuất nhập khẩu qua các năm, dữ liệu về tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng sang
các thị trường của Nhật Bản, của các doanh nghiệp trong nước, và của chính Công
ty được tác giả thu thập và tổng hợp để cho ra kết quả có thể tham khảo được.
Ngoài ra, những dữ liệu kế thừa từ những nghiên cứu trước đây cũng được tác giả
thu thập qua các nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bài viết chuyên môn và
những


trang

web

www.customs.go.jp,

uy

tín

như

www.apectariff.org,

www.exun-pro.com,

www.jetro.go.jp,

www.clem.org.vn,
www.mof.go.jp,

www.mof.gov.vn, www.mot.gov.vn, www.mpi.gov.vn, www.vneconomy.com.vn,
,

www.customs.gov.vn,

www.trademap.org,

www.trungtamwto.vn, …

Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp, thống kê so sánh, diễn dịch quy nạp, và đồng thời kết hợp sử dụng các
phương pháp nhằm đạt kết quả tốt nhất trong trình bày cũng như phân tích, giải
quyết các vấn đề.
Phương pháp phỏng vấn, phân tích tình huống: Thông qua việc phỏng vấn các
lãnh đạo doanh nghiệp cùng xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang Nhật Bản ,
tác giả có thể khái quát được vấn đề các doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải,
những tình huống cụ thể mà Doanh nghiệp phải giải quyết, những cơ hội và thách
thức chung, và định hướng các giải pháp thích hợp. Câu hỏi phỏng vấn được thể
hiện ở phụ lục số 1, danh sách các chuyên gia và nhà quản lý trả lời phóng vấn được
thể hiện ở phụ lục số 2, kết quả phỏng vấn được thể hiện ở phụ lục số 3 của Luận
văn này.


-11-

6. Những đóng góp của đề tài
Thông qua việc phân tích rõ các đặc điểm của CPTPP mang tính lợi ích và lợi
thế thiết thực cho ngành như các đặc điểm thuế xuất nhập khẩu, tự do hóa dịch vụ
và đầu tư, về đặc điểm hợp tác và cạnh tranh và tại thị trường Nhật Bản với tư cách
thành viên CPTPP, Công ty có thể định hướng phương án thay đổi phương thức sản
xuất, hoạch định một lộ trình cải tiến và đầu tư thích hợp nhằm lợi dụng để đẩy
mạnh tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác sang các thị trường rất lớn
và tiềm năng với ngành là Nhật Bản.
Bên cạnh việc tận dụng chặt chẽ các điều khoản từ CPTPP để thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam cũng cần phải lấy sức ép cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển, chủ
động xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh trung và dài hạn, chú trọng đầu
tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng trình độ nhân lực, quản trị
doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch

vụ.
Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống và cụ thể các phân tích và thông tin
về các quy định và cam kết tác động đến hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của
một mặt hàng cụ thể là hàng cơ khí chính xác, từ một đơn vị sản xuất cụ thể với các
đặc thù chuyên biệt là Công ty Saigon Precision, sang một thị trường với các yếu tố
cạnh tranh và chế độ ưu đãi cũng như bảo hộ đặc trưng là thị trường Nhật Bản. Từ
đó, Công ty có thể dựa vào kết quả phân tích và các thông tin được tổng hợp để dễ
dàng nhận diện cơ hội và thách thức, để có thể đưa ra các phương án nắm bắt cơ hội
và khắc phục các rủi no.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và các phụ lục như danh mục viết tắt, danh mục
bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo,... Luận văn được thực hiện theo bố cục
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương và thị trường nhập khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Nhật Bản


-12-

Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức đới với hoạt động xuất khẩu mặt
hàng cơ khí chính xác của Công ty Saigon Precision sang Nhật Bản trong điều kiện
thực thi Hiệp định CPTPP
Chương 3: Giải pháp tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty Saigon Precision sang thị trường
Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP


-13-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ

TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP
KHẨU MẶT HÀNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CỦA NHẬT BẢN
1.1. Giới thiệu về Hiệp định CPTPP và cam kết của Nhật Bản về nhập
khẩu mặt hàng cơ khí chính xác
1.1.1. Khái quát về CPTPP
Năm 2005, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPSEP) bao gồm bốn nước Brunei, Chile, New Zealand, và Singapore được ký
kết. Hiệp định này sau đó được mở rộng và trở thành Hiệp định do Mỹ dẫn đầu
trong suốt chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 nước thành viên, đã
ký thỏa thuận vào ngày 4-2-2016 và các quốc gia thành viên gồm: Australia, Brunei,
Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và
Việt Nam. Các nước tham gia TPP sẽ chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu khi các thành
viên đại diện cho một thị trường tới 800 triệu dân với tổng GDP vào khoảng 27,5
nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, vào ngày 23-1-2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã
ký Bản ghi nhớ Tổng thống tuyên bố rút Mỹ khỏi TPP. Theo đó, TPP không thể có
hiệu lực mà không có Mỹ do nước này chiếm khoảng 60% tổng GDP của 12 thành
viên TPP.
Tuy Mỹ đã rút khỏi TPP và Hiệp định này xem như đã bị đổ vỡ, nhưng Nhật
Bản sau đó đã đi đầu nỗ lực nhằm duy trì thỏa thuận mà không có Mỹ. Tháng 112017, các Bộ trưởng 11 nước còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) nhất trí tiếp tục hướng tới thực thi thỏa thuận mà không có Mỹ và đổi tên
thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
CPTPP bao gồm các điều khoản của thỏa thuận TPP ban đầu nhưng tạm hoãn
một số điều khoản trong khi vẫn tìm cách duy trì tiêu chuẩn cao của thỏa thuận.
Biểu thuế được giữ như đã đàm phán, với thuế hải quan của 95% giao dịch hàng
hóa được dỡ bỏ trong dài hạn. Các cam kết tự do hóa trong các lĩnh vực quan trọng


-14-


như: dệt may, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinh và
kiểm dịch, cạnh tranh, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, lao động và giải quyết tranh chấp lao động vẫn được giữ
nguyên. Các Bộ trưởng cũng tán thành Danh sách các điều khoản bị tạm hoãn.
Những điều khoản này là một phần trong thỏa thuận TPP ban đầu. Các Bộ trưởng
đã nhất trí tạm ngừng 20 điều khoản từ các chương về thuận lợi hóa thương mại,
đầu tư, dịch vụ, mua sắm công, quyền sở hữu trí tuệ (IPR), môi trường và sự minh
bạch. Những quy tắc này trước đó được đưa vào TPP do yêu cầu của Mỹ nay bị tạm
hoãn nhưng có thể sẽ được khôi phục lại trong tương lai. Tuy nhiên, CPTPP có 2
điểm khác biệt so với TPP, đó là:
Thứ nhất, có 20 điều khoản được “treo” lại, chưa áp dụng ngay, bao gồm các
điều khoản về thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, mua sắm công, quyền sở
hữu trí tuệ (IPR), môi trường và sự minh bạch. Những quy tắc này vốn được đưa
vào TPP do yêu cầu của Washington nay bị treo lại (nhưng có thể sẽ được khôi phục
lại trong tương lai). Điều đáng chú ý là chương về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) đã trải
qua sự thay đổi lớn nhất. Ví dụ, thời hạn bảo hộ bản quyền giảm từ 70 còn 50 năm
sau khi tác giả qua đời. Một vài điểm đáng chú ý khác bao gồm việc tạm hoãn cam
kết liên quan đến quyền lao động như là một điều kiện tiên quyết mà các doanh
nghiệp thuộc CPTPP phải thực hiện khi tham gia đấu thầu các dự án của chính phủ,
và loại bỏ đối xử đặc biệt cho dịch vụ chuyển phát nhanh xuyên biên giới.
Thứ hai, trái ngược với tư tưởng cũng như niềm tin tân tự do về tự do thương
mại và các động lực của thị trường được ghi nhận trong TPP, Hiệp định CPTPP lưu
ý rằng trong quá trình hoạch định chính sách, các nước thành viên phải xem xét
trước tiên các hoàn cảnh đặc biệt và các ưu tiên luôn thay đổi của nước mình. Việc
tăng cường không gian chính sách và sự linh hoạt của các quy định sẽ được đưa vào
thông qua các điều khoản mới về “rút lui”, “gia nhập”, “rà soát loại” Hiệp định vốn
sẽ được dự thảo bổ sung.
Từ việc chiếm 40% GDP toàn cầu, thỏa thuận mới không có Mỹ, hiện chiếm
khoảng 14% GDP toàn cầu với 500 triệu dân. Ước tính lợi ích ròng mà CPTPP



×