Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu mối liên quan của axit uric với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân Parkinson

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.37 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN CỦA AXIT URIC VỚI MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN PARKINSON
Nguyễn Đức Thuận1; Đặng Thành Chung2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan của axit uric với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân
(BN) Parkinson điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và
phương pháp: 99 BN Parkinson không phân biệt tuổi, giới, điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh,
Bệnh viện Quân y 103 và 89 người khỏe mạnh. Loại trừ BN Parkinson có rối loạn chuyển hóa
axit uric, thu thập thông tin theo mẫu bệnh án thống nhất và đều được lấy 2 ml máu định lượng
nồng độ axit uric. Kết quả: 99 BN Parkinson (46,4% nam) có tuổi khởi phát trung bình 60,64 ±
10,22, thời gian mắc bệnh trung bình 4,03 ± 3,78 năm. BN ở giai đoạn sớm của bệnh
(Hoehn&Yahr score - H&Y = 1 + 2) chiếm 48,5% và ở giai đoạn xa (muộn) của bệnh (H&Y = 3 + 4 + 5)
chiếm 51,5%. Nồng độ axit uric ở nhóm bệnh (307,14 ± 81,38) thấp hơn có ý nghĩa so với
nhóm chứng (325,88 ± 75,69 µmol/l) (p < 0,05). Nồng độ axit uric ở giai đoạn sớm (317,14 ±
71,48 µmol/l) cao hơn có ý nghĩa so với giai đoạn muộn của bệnh (298,14 ± 62,33 µmol/l) (p < 0,05).
Nồng độ axit uric ở BN điều trị kết hợp L-dopamin và đồng vận dopamin (315,45 ± 69,24 µmol/l)
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm điều trị bằng đồng vận dopamin đơn thuần (305,26 ±
88,37 µmol/l) (p < 0,05). Kết luận: Nồng độ axit uric ở BN Parkinson thấp hơn so với ở người khỏe
mạnh. Nồng độ axit uric thấp dần theo tiến triến của bệnh và liên quan tới thuốc sử dụng điều trị
bệnh Parkinson.
* Từ khóa: Axit uric; Parkinson.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh
mạn tính tiến triển hay gặp ở người cao
tuổi, là bệnh phổ biến thứ hai sau bệnh
Alzheimer [1]. Nguyên nhân gây bệnh cho
tới nay vẫn chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên,
có điểm thống nhất là có sự xuất hiện của


thể Lewy trong các tế bào thần kinh sản
xuất dopamin ở liềm đen dẫn tới các tế
bào thần kinh bị chết và thiếu hụt lượng
dopamin. Trong các giả thuyết dẫn tới
quá trình trên thì các chất oxy hóa đóng
vai trò quan trọng [2, 4]. Nhiều nghiên cứu
1

đã chứng minh, axit uric là một chất
chuyển hoá purin trong cơ thể, có hoạt
tính chống oxy hoá tự nhiên nên có tác
dụng bảo vệ tế bào thần kinh [5]. Nhiều
nghiên cứu cho thấy ở BN Parkinson
nồng độ axit uric giảm rõ rệt, tuy nhiên
cũng có nghiên cứu chưa thấy mối liên
quan này [3]. Ở Việt Nam, vấn đề này
vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm: Nghiên cứu mối
liên quan của axit uric với một số đặc
điểm của BN Parkinson điều trị nội trú tại
Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103.

Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
Bộ môn Sinh lý Bệnh, Học việc Quân y
Người phản hồi: Nguyễn Đức Thuận ()
Ngày nhận bài: 18/3/2020
Ngày bài báo được đăng: 18/5/2020
2

38



T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2. Phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu
99 BN Parkinson điều trị nội trú tại
Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103,
thời gian từ 01/01/2018 - 31/12/2019. BN
tuyển chọn đều được làm xét nghiệm axit
uric. Những BN mắc bệnh gút hoặc đang
điều trị thuốc hạ axit uric máu bị loại khỏi
nghiên cứu. Nhóm chứng gồm 89 người
khỏe mạnh.

Thông tin của đối tượng nghiên cứu
được thu thập theo mẫu bệnh án thống
nhất. Chẩn đoán xác định bệnh Parkinson
theo tiêu chuẩn của Hội rối loạn vận động
và bệnh Parkinson (2015). Phân loại giai
đoạn bệnh theo Hoehn và Yahr (1967).
Mỗi BN đều được lấy 2 ml máu xét
nghiệm sinh hóa định lượng nồng độ axit
uric theo đúng quy chuẩn tại Bệnh viện
Quân y 103. Số liệu được phân tích theo
phần mềm SPSS 22.0.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Phân nhóm

Nhóm bệnh
(n = 99)

Nhóm chứng
(n = 89)

p

Tuổi ( ± SD)

64,37 ± 10,02

65,32 ± 11,45

> 0,05

Giới (nam %)

46,4%

47,2%

> 0,05

Đặc điểm


Tuổi khởi phát bệnh ( ± SD)

60,64 ± 10,22

Thời gian mắc bệnh ( ± SD)

4,03 ± 3,78

Tuổi và giới tại thời điểm khám giữa nhóm bệnh và nhóm chứng khác biệt không có
ý nghĩa thống kê. Ở nhóm bệnh, tuổi khởi phát là 60,64 (cao tuổi) và thời gian mắc
bệnh thường kéo dài (> 4 năm).
Bảng 2: Giai đoạn bệnh theo Hoehn và Yahr.
n (n = 99)

Tỷ lệ (%)

1

9

9,1

2

39

39,4

3


39

39,4

4

10

10,1

5

2

2,0

Đặc điểm

Giai đoạn bệnh

Bệnh nhân ở giai đoạn sớm của bệnh chiếm 48,5% và ở giai đoạn xa (muộn) của
bệnh chiếm 51,5%.
39


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020
Bảng 3: Nồng độ axit uric huyết tương giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng.

Nhóm bệnh (1)


Nhóm chứng (2)

Nồng độ axit uric

n

Đặc điểm

p

( X ± SD )

Tổng (a)

99

307,14 ± 81,38

Nam (b)

46

332,89 ± 82,74

Nữ (c)

53

303,47 ± 78,40


Tổng (a)

89

325,88 ± 75,69

Nam (b)

42

362,89 ± 92,14

Nữ (c)

47

315,47 ± 88,49

p (1a - 2a) = 0,021
p (1b - 2b) = 0,035
p (1c - 2c) = 0,029

Nồng độ axit uric ở nhóm bệnh thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng và
sự khác biệt gặp cả ở 2 nhóm phân chia theo giới tính (cả nam và nữ giới).
Bảng 4: Nồng độ axit uric theo một số đặc điểm của BN Parkinson.
Nồng độ axit uric
Giai đoạn bệnh

Sớm (n = 48)


Muộn (n = 51)

317,14 ± 71,48

298,14 ± 62,33

p
Nhóm tuổi

< 0,05
≥ 60 (n = 64)

< 60 (n = 35)

309,26 ± 68,14

306,26 ± 78,19

p
Thuốc điều trị

> 0,05
L-Dopa + Sifrol (n = 58)

Sifrol (n = 41)

315,45 ± 69,24

305,26 ± 88,37


p

< 0,05

Kết quả cho thấy, nồng độ axit uric ở giai đoạn muộn thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với giai đoạn sớm của bệnh (p < 0,05). Tương tự, nồng độ axit uric ở nhóm chỉ điều
trị bằng đồng vận dopamin (Sifrol) thấp hơn so với nhóm điều trị bằng cả đồng vận
dopamin và bổ sung trực tiếp dopamin (p < 0,05). Chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê của axit uric theo lứa tuổi.
BÀN LUẬN
* Một số đặc điểm ở nhóm BN
nghiên cứu:
Tuổi khởi phát của BN Parkinson ở
nghiên cứu này là 60,64 ± 10,22 và nam
giới có tỷ lệ thấp hơn so với nữ giới
(nữ/nam = 1,12/1). Điều này phù hợp với
40

đặc điểm của bệnh Parkinson là khởi phát
thường ở người cao tuổi và là bệnh lý
mạn tính tiến triển. Mặc dù y văn cũng ghi
nhận những trường hợp bệnh Parkinson
khởi phát sớm (< 50 tuổi) và theo dự đoán
đang có xu hướng trẻ hóa, nhưng đặc
điểm tuổi khởi phát bệnh vẫn như những
ghi nhận từ trước tới nay. Tỷ lệ nam/nữ ở


T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020
nghiên cứu của chúng tôi có khác so với

nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước [1]
trong đó, đa số ghi nhận nam giới có tỷ lệ
mắc bệnh cao hơn. Ở các nước Tây Âu,
tỷ lệ nam/nữ cao hơn so với các nước
châu Á (1,4 - 2/1 > 1 - 1,2/1) [2]. Sự khác
biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi
nhỏ so với nhiều nghiên cứu khác, những
BN ở nghiên cứu này có tỷ lệ mắc bệnh
giai đoạn sớm và muộn gần tương đương
nhau (48,5% và 51,5%). Điều này cho
thấy, hiện tại những BN mới mắc bệnh
cũng được chẩn đoán sớm và điều trị kịp
thời, có ý nghĩa lớn trong việc quản lý và
theo dõi BN Parkinson, góp phần hạn chế
tỷ lệ tàn phế khi bệnh được chẩn đoán đã
ở giai đoạn muộn.
* Mối liên quan axit uric với một số đặc
điểm lâm sàng ở BN Parkinson:
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng
nồng độ axit uric ở BN Parkinson thấp
hơn so với người khỏe mạnh. Kết quả
này tương đồng với nhiều nghiên cứu
trước đó [3, 5]. Tới nay, nhiều nghiên cứu
cho thấy có mối liên quan giữa quá trình
stress oxy hóa và sự thoái hóa của tế bào
thần kinh tiết dopamin tại liềm đen ở cả
động vật và trên người [6]. Axit uric là một
chất chuyển hóa chính của purine và xuất
hiện ở dịch não tủy, đó là chất chống oxy
hóa tự nhiên và có cả tác dụng "gắp"

phân tử sắt. Do đó, nó có tác dụng bảo vệ
tế bào thần kinh ở BN Parkinson trước
những tác động có hại của sự stress oxy
hóa và sắt lắng đọng [7]. Dias và CS đã
chứng minh việc sử dụng axit uric ở mô
hình động vật cho thấy làm giảm quá trình
stress oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh
tại liềm đen bị thoái hóa và chết đi [8].
Đây là điểm quan trọng để gợi ý một cách

tiếp cận mới trong điều trị bệnh Parkinson
trong thời gian tới.
Về mối liên quan giữa axit uric với tuổi
và giới ở BN Parkinson, nghiên cứu của
chúng tôi chỉ rõ nồng độ axit uric ở BN
nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nữ, nhưng sự khác biệt so với lứa tuổi
chưa có ý nghĩa. Lý giải có sự khác nhau
này do nồng độ estrogen khác nhau giữa
2 giới. Estrogen có vai trò làm tăng sản
xuất axit uric huyết tương [7]. Ở nam giới,
estrogen vẫn hiện diện trong khi nữ giới
trong nghiên cứu đều đã mãn kinh nên
estrogen đã không còn được tiết ra.
Nghiên cứu về mối liên quan của axit
uric với giai đoạn bệnh cho thấy nồng độ
axit uric giảm theo thời gian mắc bệnh.
Với những BN Parkinson giai đoạn sớm
thì nồng độ axit uric là 317,14 ± 71,48,
trong khi đó nồng độ này ở giai đoạn

muộn của bệnh thấp hơn với 298,14 ±
62,33, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Kết quả của chúng tôi cũng
tương tự như kết quả của một nghiên cứu
gộp phân tích số liệu hệ thống năm 2017
[3]. Ngoài ra, có nghiên cứu đã chỉ ra
nồng độ axit uric cao có tác dụng giảm
nguy cơ mắc và làm chậm diễn tiến của
bệnh Parkinson [9]. Như vậy, axit uric
được chứng minh có vai trò bảo vệ ở
bệnh Parkinson.
Có một vấn đề được nêu ra là liệu quá
trình điều trị có ảnh hưởng tới nồng độ
axit uric huyết tương ở BN Parkinson hay
không? Để tìm hiểu, chúng tôi đã phân
tích nồng độ axit uric ở 2 nhóm BN: nhóm
được điều trị bằng bổ sung trực tiếp
dopamin cùng với một thuốc đồng vận
dopamin và nhóm chỉ được điều trị bằng
dopamin. Kết quả cho thấy, nồng độ axit
41


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020
uric ở nhóm được điều trị kết hợp bằng 2
thuốc cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
còn lại (p < 0,05; 315,45 ± 69,24 và
305,26 ± 88,37). Kết quả này cũng đã
được ghi nhận ở nghiên cứu của Shen và
CS [9], nhưng trái ngược so với công bố

ở một công trình nghiên cứu khác cho
rằng nồng độ axit uric ở BN được điều trị
bằng l-dopamin thì thấp hơn [7]. Shen và
CS cho rằng l-dopamin làm giảm sự bài
tiết axit uric ở thận nên làm tăng nồng độ
chất này trong huyết tương [9]. Để làm
sáng tỏ mối quan hệ này, cần nghiên cứu
tiếp trong thời gian tới với việc quan trọng
là xác định biến đổi nồng độ axit uric trước
và sau quá trình điều trị bằng l-dopamin.
KẾT LUẬN
Nồng độ axit uric ở BN Parkinson thấp
hơn so với ở người khỏe mạnh. Nồng độ
axit uric thấp dần theo tiến triển của bệnh
và liên quan tới thuốc sử dụng điều trị
bệnh Parkinson.

2. Abbas MM, Z Xu, LCS Tan. Epidemiology of
Parkinson's disease-east versus west. Mov
Disord Clin Pract 2018; 5(1):14-28.
3. Wen M, et al. Serum uric acid levels in
patients with Parkinson's disease: A metaanalysis. PLoS One 2017; 12(3):e0173731.
4. Ou R et al. Serum uric acid levels and
freezing of gait in Parkinson's disease. Neurol
Sci 2017; 38(6):955-960.
5. Kobylecki CJ, BG Nordestgaard, S Afzal.
Plasma urate and risk of Parkinson's disease:
A mendelian randomization study. Ann Neurol
2018; 84(2):178-190.
6. Chen X, G Wu, MA Schwarzschild.

Urate in Parkinson's disease: More than a
biomarker? Curr Neurol Neurosci Rep 2012;
12(4):367-375.
7. Vieru E, et al. The relation of serum uric
acid levels with L-Dopa treatment and progression
in patients with Parkinson's disease. Neurol Sci
2016; 37(5):743-747.
8. Dias V, E Junn, MM Mouradian. The

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Delamarre A, WG Meissner.
Epidemiology, environmental risk factors and
genetics of Parkinson's disease. Presse Med
2017; 46(2 Pt 1):175-181.

42

role of oxidative stress in parkinson's disease.
Journal of Parkinson's Disease 2013; 3:461-491.
9. Shen L, HF Ji. Low uric acid levels in
patients with Parkinson's disease: Evidence from
meta-analysis. BMJ Open 2013; 3(11):e003620.



×