Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phạm trù hợp tác trong các lý thuyết quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.54 KB, 6 trang )

bản sắc sẽ ít hơn, ý
thức gắn kết với nhau sẽ tăng lên, tâm lý
cộng đồng sẽ được hình thành (Hoàng
Khắc Nam, 2017, tr. 45-50). Vì vậy, hợp
tác quốc tế dễ được hình thành hơn.
Theo Alexander Wendt, thế giới mà
các nước đối đầu nhau, thiếu vắng niềm tin
và luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh là
thế giới được Thomas Hobbes miêu tả.
Trật tự mà các quốc gia cạnh tranh, đối đầu
vẫn có thể hợp tác và liên minh tùy theo
mục đích, lợi ích, tình thế - chính là thế
giới của John Locke. Ngoài ra, khi các
nước sống với nhau dựa trên sự tin tưởng,
hòa bình thì được gọi là thế giới của
Immanuel Kant. Ngoài ra, thuyết kiến tạo
chú trọng tiếp cận góc độ “bên trong” của
các chủ thể quan hệ quốc tế. Do đó, nếu
muốn thúc đẩy hợp tác, các tổ chức quốc tế
cần đạt những tiêu chí sau: một là, cùng
chung bản sắc; hai là, cùng chung lợi ích
(thường là lợi ích an ninh và chiến lược);
ba là, cùng những điểm tương đồng về văn
hóa, lịch sử. Nói cách khác, những mối
quan hệ trong quan hệ quốc tế muốn
mạnh cần dựa trên bản sắc mạnh và hình
thành phạm vi khu vực tương ứng với một
cộng đồng.
Như vậy, trường phái kiến tạo xã hội
với thế mạnh giải thích bằng những quy
chuẩn được tạo ra thông qua quá trình cam


kết của các chủ thể trong xã hội quốc tế đã
có thể giải thích được một số hiện tượng về
tranh chấp trong khu vực và trên bình diện
chung của thế giới.
49


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 68 (02/2020)

là một bản chất mang tính chức năng của
quá trình phụ thuộc lẫn nhau (InterDependence) cộng với sự trỗi dậy mạnh mẽ
của những thuyết về thể chế đa phương
(Multilateral Institutionalism). Còn đối với
những nhà nghiên cứu theo trường phái
chủ nghĩa hiện thực thì sự ổn định và hợp
tác được hình thành từ sự hiện diện của các
cường quốc, đặc biệt là Mỹ, tạo ra một ma
trận an ninh theo hình thức của khái niệm
về Cân bằng quyền lực (Balance of Power).
Trong khi đó thì trường phái chủ nghĩa
kiến tạo (Constructivism) lại cho rằng sự
hợp tác tại khu vực châu Á - Thái Bình
Dương được hình thành từ sự lớn mạnh của
nhận thức chung về một giá trị bản sắc
Xuyên Á trên nền tảng chia sẻ những điểm
đồng về quan điểm, giá trị và cơ chế.

3. Kết luận

Nhìn chung, “hợp tác” là một nội dung
lớn trong lý thuyết về quan hệ quốc tế. Đây
cũng là đặc tính dùng để phân chia hệ
thống quốc tế (các đặc tính chính: ổn định,
không ổn định, xung đột, hợp tác, đóng kín
hay mở). Hợp tác quốc tế không chỉ chịu
tác động bởi các điều kiện bên ngoài mà
còn phụ thuộc vào các điều kiện bên trong.
Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế của một quốc
gia phụ thuộc khá nhiều vào vị thế và tầm
ảnh hưởng nhận thức của giới tinh hoa. Từ
góc độ nghiên cứu mang tính học thuật,
nguồn gốc của sự cân bằng này luôn được
xem xét từ khía cạnh các học thuyết khác
nhau trong quan hệ quốc tế như một cơ sở
lý luận thiết yếu. Đối với các học giả theo
trường phái chủ nghĩa tự do thì sự ổn định

Bài viết được tài trợ bởi ĐHQG TP.HCM trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu
“Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung ở biển Đông thời kỳ Obama”, Mã số C201718b-08.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Douglass C. N. (1990). Institutions, Institutional Change, and Economic Performance.
W.W. Norton. New York.
Egan, J. (2001). Managing Partnership: Preventing and Solving Problems in Strategie
Partnership. Allen&Unwin. Sydney.
Hoàng Khắc Nam. (2017). “Điều kiện bên trong của hợp tác quốc tế”. Nghiên cứu châu
Âu, số 1(196), 2017, 42-52.
Keohane, R. (1984). After Hegemony. Princeton University Press. Princeton.
Morgenthan, H. (1985). Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace. Mc
Grawill. New York.

Walt, S. (1998). “International Relations: One World, Many Theories”. Foreign Policy,
No.110, 29-46.
Wendt, A. (1992). “Anarchy is what States Make of it: The Social Construction of Power
Politics”. International Organization, Vol. 46, No. 2, Spring 1992, 391-425.
Ngày nhận bài: 23/9/2019

Biên tập xong: 15/02/2020
50

Duyệt đăng: 20/02/2020



×