Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phát triển năng lực tự học môn Khoa học cho học sinh lớp 4, 5 qua sổ tay học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.35 KB, 9 trang )

êu bài học. Tất cả những thông tin thu được từ
sự hiểu biết của giáo viên sẽ được cung cấp trước lớp và học sinh sẽ ghi lại những thông
tin, kiến thức còn thiếu sót. Để học sinh dễ dàng hơn trong việc ghi chép và các kiến thức
mang tính hệ thống, giáo viên có thể thiết kế những trang sổ tay có sẵn các gợi ý theo từng
chủ đề, mỗi chủ đề có hai khối lớp (khối 4, 5), hướng dẫn hay yêu cầu cụ thể để học sinh tự
tìm hiểu và ghi vào đó kết quả thực hiện hoạt động của mình. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra
mẫu sổ tay với chủ đề Thực vật dưới dạng như sau:
* Đối với loại bài thực hành, làm thí nghiệm : Đó là những bài học có kiến thức
được rút ra nhờ vào việc học sinh thực hành các thí nghiệm khoa học, xuất hiện
phần lớn các bài học ở chủ đề “ Vật chất và năng lượng” và chủ đề “Thực vật và
Động vật”

* Đối với loại bài quan sát : Học sinh phải tiến hành quan sát một sự vật, một hiện
tượng nào đó để rút ra kiến thức cần đạt được.


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020

51

* Đối với loại bài đọc, nghiên cứu tài liệu: Dạng bài này đòi hỏi học sinh phải tìm
đọc nhiều nguồn tài liệu khác nhau và những kiến thức trong thực tế để trả lời câu
hỏi.

* Đối với loại bài ôn tập: Loại bài thường xuất hiện ở cuối mỗi chủ đề, cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản để có thể tự thực hành, giải đáp những vấn đề
cơ bản trong cuộc sống.


52


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

+ Hoạt động của học sinh: Trong quá trình học sinh tự học, các em tự đánh giá bản
thân đã có ý thức tự rèn luyện năng lực tự học hay chưa, tự đánh giá những kiến thức mình
đã học được so với mục tiêu bài học mà giáo viên đã đề ra, hay sản phẩm học tập áp dụng
vào cuộc sống thực tế như thế nào.
Bước 4: Chia sẻ, phản hồi, đánh giá đồng đẳng
Mục tiêu: Cung cấp, bổ sung kiến thức mới mẻ, những nhận xét về nội dung và hình
thức trình bày từ bạn bè để xem xét, bổ sung thông tin.
Cách thực hiện: Hoạt động của học sinh: Học sinh mang cuốn sổ tay đến lớp để cùng
trao đổi với bạn bè về những nội dung mình đã tự học được, những cách trình bày sáng tạo,
độc đáo, lại dễ nhìn, tạo sự hứng thú học tập hơn.
Bước 5: Giáo viên kiểm tra, đánh giá
Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình tự học của học sinh, đồng thời, chỉ ra
những hạn chế, những thiếu sót trong qúa trình các em tự học.
Cách thực hiện. Hoạt động của giáo viên: Sau mỗi bài học, giáo viên thu lại sổ tay để
tiến hành đánh giá, nhận xét, chỉ ra những ưu hạn chế của các em
Bước 6: Học sinh chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Mục tiêu: Hoàn thiện lại toàn bộ hệ thống kiến thức đã tự học, rút kinh nghiệm từ
giáo viên và bạn bè.
Cách thực hiện. Hoạt động của học sinh: Học sinh đọc kĩ, lắng nghe những nhận xét,
góp ý của bạn và giáo viên để tìm ra những hạn chế, những nội dung kiến thức còn thiếu để
bổ sung nhằm tạo hiệu quả cao hơn ở những bài học sau.
2.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng sổ tay học tập môn khoa học
* Sử dụng sổ tay học tập trong giờ lên lớp. Sổ tay học tập là một trong những công cụ


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020

53


giúp học sinh thể hiện tính tự chủ, tự học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh.
Với phần chuẩn bị bài trước, học sinh cần đọc trước nội dung bài học hôm đó, rồi ghi lại
những vấn đề còn thắc mắc, còn khó khăn mà không thể tự mình giải quyết được và cần có
sự giúp đỡ của giáo viên. Bên cạnh đó, các em có thể ghi chép lại những kiến thức đã biết,
đã tìm hiểu hoặc dựa vào những kiến thức đó để làm cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức
được dễ dàng và trả lời đúng các câu hỏi giáo viên đưa ra có liên quan đến các kiến thức đã
tìm hiểu. Sổ tay học tập được sử dụng trong giờ học mang lại nhiều lợi ích đối với học
sinh. Qua cuốn sổ tay này, các em sẽ dựa vào những mục tiêu chung cần đạt được của bài
học, để tự lên kế hoạch, vạch ra mục tiêu cho bản thân cần đạt được sau khi học. Nhờ sự
chuẩn bị kĩ trước khi đến lớp, các em sẽ tạo cho bản thân “tâm thế” sẵn sàng học tập. Từ
đó có sự tập trung nhất định vào bài học và việc học đạt hiệu quả cao hơn. Với những vấn
đề còn thắc mắc đã đưa ra, các em sẽ dựa vào lời giảng của giáo viên để tự đi tìm lời giải.
Nếu trong quá trình nghe giảng mà vẫn chưa đưa ra được lời giải xác đáng, thì cuối tiết
học, các em có thể lên gặp trực tiếp giáo viên để nhờ sự trợ giúp của cô. Sổ tay học tập là
một sản phẩm tự học của học sinh, nó là cầu nối giữa học sinh và giáo viên, là người bạn
đồng hành trong suốt quá trình học tập. Khi đó, lời giảng của giáo viên không còn mang
tính chất như dạy học truyền thống là “giáo viên nói gì thì học sinh nghe nấy”. Bởi học
sinh được chủ động tìm hiểu, học hỏi và nêu ra thắc mắc cần được giải đáp. Nhờ cuốn sổ
tay học tập, giờ học giống như một cuộc “đối đầu” giữa giáo viên và học sinh. Bởi các em
được chủ động tìm hiểu, nắm bắt các tri thức, hoặc đặt ra vấn đề với giáo viên, khi đó, vai
trò của giáo viên lúc này hết sức quan trọng. Chính điều này đã đặt ra một nhu cầu cấp
thiết cho người giáo viên, vì họ phải thật nhanh nhạy và khéo léo trong việc tìm hiểu và mở
rộng kiến thức bài học để có thể giải đáp kịp thời những khúc mắc của học sinh. Còn với
các em học sinh, điều này sẽ thúc đẩy các em ham học hỏi và khám phá thật nhiều điều thú
vị và mới lạ xung quanh.
* Sử dụng sổ tay học tập ngoài giờ lên lớp. Sổ tay học tập không chỉ đồng hành với
học sinh trong quá trình học trên lớp mà nó còn đồng hành với các em trong quá trình học
tập ngoài giờ học. Từ việc các em có thể ghi chép sổ tay bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu nên
việc sử dụng sổ tay cũng không bị giới hạn về mặt thời gian, không gian. Ngoài giờ lên

lớp, thời gian các em sử dụng sổ tay học tập thường vào những giờ tự học, tự ôn tập kiến
thức ở nhà. Sổ tay học tập giống như một người bạn cùng ôn tập lại kiến thức trên lớp, hỗ
trợ học sinh trong quá trình làm và hoàn thiện phiếu học tập trên lớp của giáo viên hoặc là
có thể giải đáp một số câu hỏi về cuộc sống xung quanh và thế giới tự nhiên mà các em
chưa biết. Môn khoa học với đặc trưng là các kiến thức rất thực tế, gần gũi với cuộc sống
thường ngày nên kiến thức học sinh tiếp thu được sẽ sử dụng thường xuyên. Vì vậy, mà
mỗi cuốn sổ tay học tập ngoài việc hỗ trợ học tập trên lớp mà nó còn giúp các em học sinh
giải quyết những vấn đề, các tình huống thực tiễn phù hợp với hiểu biết, kinh nghiệm của
các em. Mặt khác, sổ tay học tập giống như một cuốn nhật kí nhắc nhở học sinh tự học và
tích lũy kiến thức hàng ngày mà không phải phụ thuộc vào sự nhắc nhở của giáo viên và
gia đình. Vì mục đích thiết kế và hướng dẫn học sinh tự làm sổ tay học tập nâng cao tính tự


54

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

học của học sinh nên hiệu quả sử dụng của nó mang lại vô cùng lớn. Chính vì thế, sổ tay
học tập được sử dụng ngoài giờ lên lớp ngày càng nhiều. Cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ, các sân chơi, chương trình tìm khoa học tự nhiên, đời sống dành cho học
sinh tiểu học vô cùng nhiều và dễ tìm kiếm. Thậm chí, có nhiều chương trình còn được rất
nhiều bạn nhỏ yêu thích và đam mê, có bạn còn chọn cách tự học qua một số chương trình
hấp dẫn như: thế giới động vật, 10 vạn câu hỏi vì sao hay Disney Shorts. Với sở thích xem
truyền hình như vậy thì việc có cuốn sổ tay bên cạnh để ghi chép những kiến thức, được
cung cấp ở những chương trình ấy vô cùng phù hợp và tiện lợi. Học mà chơi, chơi mà họcđiều này sẽ càng làm tăng sự thích thú, ham học hỏi những kiến thức về tự nhiên, về thế
giới xung quanh của học sinh.
3. KẾT LUẬN
Trong bài viết trên, chúng tôi đã phân tích quy trình phát triển năng lực tự học cho học
sinh qua sổ tay học tập cùng với quy trình hướng dẫn học sinh xây dựng sổ tay học tập
môn khoa học với bố cục và nội dung cụ thể, phù hợp với quá trình các em tự tìm hiểu kiến

thức. Trong đó, chúng tôi đã đưa ra 3 hướng tự tìm tòi, khám phá kiến thức của học sinh
như sau: Quá trình đọc, nghiên cứu tài liệu; Quá trình quan sát và Quá trình thực hành, thí
nghiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sổ
tay học tập, tự đánh giá quá trình tự học của bản thân mỗi học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Kim Chi (2010), Tâm lý học đại cương, Nxb. Chính trị - Hành chính.
2. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học hiệu quả, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Cảnh Toàn (1996), Quá trình dạy- tự học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Hiến Lê (1993), Tự học một nhu cầu của thời đại, Nxb. Mũi Cà mau.
5. Nguyễn Gia Cầu (2006), “Để giúp học sinh biết cách học và tự học”, Tạp chí Giáo dục.
6. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

USING LEARNING HANDBOOK TO DEVELOP SELF-LEARNING
ABILITY OF SCIENCE FOR GRADE 4 AND GRADE 5 STUDENTS
Abstract: The handbook of science studies brings a lot of benefits to students while
learning science at Primary school. It is said that utilising the handbook appropriately
may help them develop their self-learning ability. This article analyses the development
of self-learning by using learning handbook as well as describes more details about the
making of a handbook for students and gives them some proper guidance to maximise its
efficiency during the learning process.
Keywords: Self-learning, developing self-learning ability, learning handbook, science



×