Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế vụ kiện bán phá giá mặt hàng giày mũ da của việt nam tại thị trường EU và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.64 KB, 35 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AAFA:

Hiệp hội dệt may da giày Mỹ

ANCI:

Hiệp hội Sản xuất giày Italia

BFA:

Hiệp hội các nhà sản xuất giày Anh

EC:

Uỷ ban Châu Âu

EU:

Liên minh Châu Âu

FESI:

Liên minh ngành hàng thể thao Châu Âu

HDS:

Hiệp hội Công nghiệp giày dép Đức



Lefaso:

Hiệp hội da giày Việt Nam

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

WTO:

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thị phần nhập khẩu da và các sản phẩm da của EU năm 2005………………. 5
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày và đóng góp vào phát triển kinh tế thời
kì 2000-2005……………………………………………………………………………... 6
Bảng 1.3. Lao động làm việc trong ngành da giày……………………………………..... 7
Bảng 2.1. Kết quả điều tra của EC……………………………………………………….. 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2001-2009………………………………………………………………………………. 19
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của
EU………………………………………………………………………………………. 20
Biểu đồ 2.3. Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn
2005-2008……………………………………………………………………………..... 21



LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện nay,
chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi
quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Cũng trong xu thế chung đó, Việt Nam đang
tham gia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.
Thương mại thế giới ngày càng tự do hơn, các rào cản thương mại như thuế quan,
hạn ngạch đang dần bị dỡ bỏ thì các quốc gia đang có xu hướng sử dụng ngày một nhiều
các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Trước làn sóng thâm
nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển với giá cả rẻ hơn
rất nhiều, các quốc gia phát triển đã không ngần ngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào có thể
để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của mình, trong đó, kiện bán phá giá là một biện pháp
hiện đang được các quốc gia áp dụng khá phổ biến.
Trong khi hàng hóa Việt Nam ngày càng gia tăng nguy cơ bị kiện chống bán phá
giá, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU thì việc hiểu biết sâu sắc
luật pháp về chống bán phá của EU để có biện pháp ứng xử hợp lý trước các vụ kiện là
một yêu cầu cấp thiết. Chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “ Vụ kiện bán
phá giá mặt hàng giày mũ da của Việt Nam tại thị trường EU và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam” với mong muốn thông qua một trường hợp điển hình là vụ kiện chống
bán phá giá giày mũ da của Việt Nam để đánh giá những tác động nhiều mặt của vụ kiện.
Từ đó, nhóm đề xuất các bài học kinh nghiệm giúp các cơ quan Nhà nước và doanh
nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá tại EU, nhằm mục đích đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường đầy tiềm năng
này.
Bài nghiên cứu bao gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan tình hình
Chương II: Diễn biến vụ kiện bán phá giá mặt hàng giày mũ da của Việt Nam tại thị
trường Châu Âu
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
4



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Bán phá giá
Bán phá giá là việc bán hàng hoá với giá thấp hơn giá thành sản xuất, thường là ở
thị trường nước ngoài.
Biện pháp bán phá giá có thể được vận dụng với tư cách phản ứng ngắn hạn để đối
phó với tình hình suy thoái trong nước, nghĩa là sản lượng dư ra được bán đổ bán tháo ở
nước ngoài, hoặc với tư cách một chiến lược dài hạn để thâm nhập thị trường xuất khẩu
hoặc đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.
Khi các công ty bán phá giá đã chiếm được địa vị vững chắc trên thị trường, họ
thường tăng giá lên để tạo ra lợi nhuận. Cho dù được vận dụng với mục đích nào, biện
pháp bán phá giá vẫn bị coi là hình thức buôn bán không công bằng và bị các hiệp định
thương mại, chẳng hạn Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan cấm áp dụng.
Theo điều 2, Hiệp định Thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại - gatt (1994) (Hiệp định ADP) đã đưa ra định nghĩa cụ thể về một sản phẩm
bán phá giá: Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi đưa vào lưu thông thương mại của
một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó. Bên cạnh đó, nếu như giá
xuất khẩu của sản phẩm thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự
được tiêu dùng trong nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường thì sản
phẩm đó cũng bị coi là bán phá giá.
Trong trường hợp không thể so sánh với các sản phẩm khác do các nguyên nhân
như không có sản phẩm tương tự, không thể có sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt
thị trường hoặc số lượng sản phẩm đó được tiêu dùng trong nước quá nhỏ thì biên độ bán
phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản
phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá
có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với
chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý,
chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.
5



Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: Một là biên độ phá giá từ
2% trở lên; hai là số lượng, trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng
khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hoá
tương tự nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hoá tương tự của các
nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%).
1.1.2. Thuế chống bán phá giá
Trong thương mại quốc tế, khi hàng hoá bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị
áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping) như thuế chống phá giá, đặt cọc
hoặc thế chấp, can thiệp hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu
nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó
thuế chống bán phá giá và biện pháp phổ biến nhất hiện nay.
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào
những hàng hoá bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do việc
bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng trong
thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước).
Theo Luật chống phá giá của Liên minh Châu Âu (EU), trong trường hợp bị áp
thuế chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày áp thuế
hoặc sau khi có kết luận xem xét lại các biện pháp chống bán phá giá. Thuế chống bán
phá giá được tính toán theo thực tế phá giá hay biên độ phá giá.
1.2. Bối cảnh chung
1.2.1. Tình hình ngành sản xuất và nhập khẩu giày da của liên minh Châu Âu
Lĩnh vực sản xuất giày da trong EU đã tạo ra giá trị gia tăng vô cùng lớn cho liên
minh, tạo ra khoảng 11.6 tỉ Euro năm 2003, chiếm 17.4% tổng giá trị gia tăng của ngành
sản xuất dệt may, quần áo và da. Khoảng 47.7% giá trị đạt được của ngành sản xuất da
đến từ Ý (5.5 tỉ Euro). Cả Ý và Bồ Đào Nha đều tương đối chuyên về sản xuất da, và tập
trung đặc biệt vào sản xuất giày dép, giá trị gia tăng bởi hai quốc gia này đóng góp lần

6



lượt là 2.5% và 3% vào giá trị gia tăng công nghiệp quốc gia năm 2003, cao hơn nhiều so
với mức trung bình của EU (0.7%).
Ngoài sự gia tăng nhỏ trong sản lượng năm 1997, chỉ số sản xuất da tại EU giảm
liên tục và giảm mạnh giai đoạn giữa năm 1995-2005 (giảm trung bình hàng năm 5.5%).
Sau năm 2000, tỉ lệ sụt giảm sản lượng da tăng tốc, chủ yếu là do giảm sản lượng cho
giày dép (mức giảm trung bình hàng năm giai đoạn 2000-2005 là 9.4%).
Phần lớn lực lượng lao động của EU tại lĩnh vực này là phụ nữ (chiếm 53% năm
2005), ít hơn đáng kể so với tỉ lệ được ghi nhận trong hàng dệt may, quần áo và sản xuất
da nói chung 64.5%). Ở các quốc gia như Hungary, Estonia và Slovakia, nữ chiếm tỉ lệ
lực lượng lao động cao, từ 70%-75%, trong khi đó ở Hy Lạp và Tây Ban Nha thì phụ nữ
chiếm thiểu số, khoảng 40%.
Nhập khẩu da và các sản phẩm da từ các nước không phải thành viên EU tăng từ
9.6% lên giá trị 19.6 tỉ Euro vào năm 2005. Hầu hết sự gia tăng này có thể là từ mặt hàng
giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc. Liên minh châu Âu chủ yếu nhập khẩu giày mũ da từ
các nước châu Á, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Đây cũng đang là một
khó khăn đối với các nhà sản xuất giày mũ da trong khu vực về vấn đề cạnh tranh thị
trường.
Bảng 1.1. Thị phần nhập khẩu da và các sản phẩm da của EU năm 2005
Đơn vị: %
Quốc gia

Trung

Việt Nam

Romania

India


Brazil

Quốc
Tỉ lệ

43.6

Các nước
khác

11.6

7.7

6.4

3.8

27

Nguồn: Eurotast (Comext)
Như vậy, có thể thấy Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia chiếm thị phần lớn
trong nhập khẩu da của EU.
1.2.2. Tình hình xuất khẩu giày da của Việt Nam
Ngành da giày là ngành công nghiệp đạt vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của
ngành kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Là
7



ngành có định hướng xuất khẩu rõ rệt (chiếm trên 90% sản lượng sản xuất), sản lượng
của ngành luôn chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam
luôn là một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu giày lớn nhất thế giới. Từ năm 2004,
Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu giày dép, sau Trung Quốc,
Hồng Kông, Italia, với kim ngạch đạt hơn 2.6 tỉ USD trong năm 2004, tăng gần 15% so
với năm 2003. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đã đạt
3.039 tỉ đô la (2.34 tỉ euro).
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày và đóng góp vào phát triển kinh tế
thời kì 2000-2005
Đơn vị: 1.000.000 USD/Euro
Năm

2000
US

2001

Euro USD

2002

Euro US

D

2003

2004

Euro USD Euro US


D

2005

Euro USD Euro

D

KNXK

1.4

1.13

1.57

1.21

1.84

1.42

2.26

1.74

2.64

2.03


3.03

2.34

da giày

68

0

5

2

6

1

7

5

0

2

9

0


KNXK

14/

11.1

15.1

11.6

16.7

12.8

20.6

15.8

26.5

20.4

cả nước 448 24

00

27

00


59

00

62

03

07

Tỉ trọng 10.16

10.43

11.05

11.00

10.00

(%)
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu

Nguồn: Lefaso 2005 (1USD=0.77 euro)

Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của ngành da giày Việt Nam. Hàng năm, có khoảng 90% sản phẩm do ngành sản xuất
được xuất khẩu sang các thị trường, trong đó thị trường EU chiếm tỉ trọng 59% (không kể
số xuất khẩu qua các nước thứ ba), thị trường Mỹ 20%, thị trường Nhật Bản 3%, còn lại

là các thị trường nhỏ khác. Theo thống kê của EU, từ năm 1996, Việt Nam đã đạt vị trí
thứ 3 (sau Trung Quốc và Indonesia) trong số các nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất
vào EU. Một trong những nguyên nhân khiến EU trở thành thị trường xuất khẩu số một

8


của giày da Việt Nam là do thị trường EU lớn, khối lượng tiêu dùng cao và đây lại là
vùng có khí hậu hàn đới, mùa lạnh kéo dài nên nhu cầu về giày da tương đối cao.
Da giày cũng là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam trong thu hút lao
động, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho khoảng nửa triệu lao động trực tiếp và một số
lượng lớn lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phụ trợ có lên quan. Việc
thu hút lực lượng lao động này góp phần đáng kể trong công cuộc giảm nghèo ở Việt
Nam.
Bảng 1.3. Lao động làm việc trong ngành da giày
Đơn vị: Người
Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005


Số lượng

388.040

410.000

430.000

450.000

500.000

580.000

lao động
Nguồn: Lefaso 2005 và không bao gồm lao động trong các doanh nghiệp sản xuất phụ
trợ, sản xuất tại các cơ sở nhỏ và các hộ gia đình.
Có thể khẳng định, trong thời gian qua, ngành da giày Việt Nam đã tìm được
hướng đi chiến lược cho mình là sản xuất giày da trung cao cấp phục vụ thị trường EU.
Hướng đi này đã giúp cho ngành tăng trưởng ổn định với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
năm gia tăng đều đặn, đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng
lao động lớn trong xã hội. Do vậy, nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến các doanh
nghiệp da giày bị hạn chế hoặc không thể xuất khẩu hàng vào EU, cả ngành công nghiệp
này sẽ bị tê liệt, dẫn đến sự đình trệ sản xuất và gây nên tình trạng thất nghiệp hàng loạt
cho hàng trăm công nhân da giày và các ngành phụ trợ.

9


CHƯƠNG II: DIỄN BIẾN VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ MẶT HÀNG

GIÀY MŨ DA CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU
2.1. Diễn biến và kết quả vụ kiện
Vụ kiện chống bán giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU là một trong những
vụ kiện lớn và kéo dài với những tình tiết phức tạp. Cho đến cuối năm 2009, vụ kiện đã
trải qua hai đợt điều tra bao gồm điều tra lần một và điều tra lại trong khuôn khổ rà soát
cuối kỳ. Theo kết quả của đợt rà soát cuối kỳ thì giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc sẽ
tiếp tục phải chịu mức thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng nữa kể từ ngày 3/1/2010.
Dưới đây là những mốc thời gian chính của vụ kiện:
-

Ngày 30/05/2005: Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu, đại diện cho các
nhà sản xuất chiếm hơn 40% tổng sản lượng giày mũ da tại EU chính thức đệ trình
đơn kiện lên Uỷ ban Châu Âu đề nghị khởi kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày
mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo nội dung đơn kiện, biên độ phá giá ước
tính của Việt Nam là 130% và của Trung Quốc là 400%.

-

Ngày 07/07/2005: Uỷ ban Châu Âu (EC) thông báo chính thức khởi kiện điều tra
chống bán phá giá đối với 33 sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc
xuất khẩu sang thị trường EU. Dựa trên Bộ Luật cơ bản, EC sẽ điều tra liệu các
nhà sản xuất Việt Nam và Trung Quốc có tuân thủ quy trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm của mình theo đúng các điều kiện của kinh tế thị trường, từ cơ sở đó mới
xem xét đến giá thành sản phẩm để đưa ra phán quyết về việc có bán phá giá hay
không. Trong quá trình điều tra, EC chọn Brazil làm nước tham chiếu nhằm mục
đích xây dựng giá trị chuẩn để so sánh giá cho cả Việt Nam và Trung Quốc.

-

Từ 22/9/2005 đến 14/10/2005: EC tiến hành điều tra mẫu 8 doanh nghiệp Việt

Nam do EC chỉ định. Tám doanh nghiệp này đảm bảo yêu cầu chiếm 22% số
lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam vào EU và 50% sản phẩm được tiêu thụ nội
địa, bao gồm: Công ty Pou Yuen Việt Nam, Công ty Pou Chen Việt Nam, Công ty

10


Taekwang Vina, Công ty Giày 32, Công ty Dona Biti’s, Công ty xuất nhập khẩu
Bình Tiên, Công ty liên doanh Kainan và Công ty Giày da Hải Phòng.
Bảng 2.1. Kết quả điều tra của EC

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Tổ chức ActionAid Việt Nam
-

Ngày 23/11/2005: Sau quá trình điều tra, EC đã đưa ra kết luận là cả 8 Công ty
thuộc diện điều tra của Việt Nam đều không chứng minh được là hoạt động theo
cơ chế kinh tế thị trường dựa theo các tiêu chuẩn do EC đề ra. Quá trình điều tra
của EC đã không xác định được là các doanh nghiệp trong nhóm mẫu đã bán sản
phẩm của họ thấp hơn giá thành sản xuất của chính họ, nhưng các doanh nghiệp đã
bị từ chối công nhận quy chế kinh tế thị trường (MET) vì EC cho rằng có sự can
thiệp của nhà nước như chi phí tài chính thấp, giá đất do nhà nước quy định, đánh
giá giá trị tài sản thấp, được ưu đãi thuế...Từ kết luận trên, EC tuyên bố các doanh
nghiệp da giày Việt Nam đã bán phá giá vào châu Âu.

-

Ngày 23/02/2006: EC công bố đề xuất về mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối
với sản phẩm giày có mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, mức
11



thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lũy tiến từ 4,2% đến 16,8%
trong vòng 6 tháng
-

Ngày 07/04/2006: EC ra quyết định sơ bộ về vụ kiện, với mức thuế tạm thời là
16,8% và được thực hiện theo lộ trình như sau:
+ Giai đoạn 1 (07/04/2006 – 01/06/2006): mức thuế là 4,2%
+ Giai đoạn 2 (02/06/2006 – 13/07/2006): mức thuế là 8,4%
+ Giai đoạn 3 (14/07/2006 – 14/09/2006): mức thuế là 12,6%
+ Giai đoạn 4 (15/09/2006 – 06/10/2006): mức thuế là 16,8%
Các mức thuế này không chỉ áp dụng đối với giày dép nhập khẩu từ các nhà sản
xuất châu Á, mà có hiệu lực đối với cả các nhà sản xuất Châu Âu có chi nhánh tại
Đông Nam Á. EU miễn thuế đối với các loại giày trẻ em và giày thể thao.

-

Đầu tháng 07/2006: EC đề xuất áp dụng hệ thống hạn ngạch đối với giày da nhập
khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc đến năm 2011. Theo đề xuất, EU sẽ áp dụng
mức thuế bình thường 7,5% đối với 140 triệu đôi giày nhập khẩu từ Trung Quốc
và 95 triệu đôi từ Việt Nam mỗi năm. Mức thuế sẽ được xem xét điều chỉnh sẽ
chịu mức thuế phạt lên đến 29,5% còn sản phẩm Trung Quốc chịu thuế 23%.

-

Ngày 30/08/2006: EC chính thức đề nghị kế hoạch áp thuế 16.5% cho sản phẩm
giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% đối với Việt Nam trong 5 năm.

-


Ngày 6/10/2006: Với 9 phiếu thuận, 4 phiếu trắng, 12 phiếu chống, EC thông qua
kiến nghị về mức thuế chống bán giá đối với giày có mũ da của Việt Nam và
Trung Quốc. Thời hạn áp dụng các biện pháp này là 2 năm kể từ ngày ra quyết
định chính thức.

-

Ngày 26/03/2008: EC ra thông báo về việc biện pháp chống bán giá của EC đối
với mặt hàng giày mũ da sẽ chuẩn bị hết hiệu lực vào ngày 07/10/2008

-

Ngày 07/10/2008: EC quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ theo yêu cầu của Hiệp
hội sản xuất giày Italia (ANCI)

-

Ngày 07/10/2009: EC đề xuất tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ
da của Việt nam và Trung Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 01/01/2010

12


-

Ngày 17/12/2009: Tại cuộc họp của 27 Đại sứ - Trưởng Phái đoàn các nước thành
viên EU tại Brussels, với 10 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 4 phiếu trắng, 14/27
nước đã thông qua đề xuất của EC.

-


Ngày 22/12/2009: Cuộc họp của Hội đồng Châu Âu đã thông qua đề xuất của EC
tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung
Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 03/01/2010. Đây là quyết định cuối cùng
và có hiệu lực thực thi.

2.2. Phản hồi của các bên liên quan
2.2.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với
giày mũ da của Việt Nam
Khi EU đưa ra biện pháp áp thuế thì đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các
nước như Italia và Bồ Đào Nha, những nước muốn bảo vệ ngành sản xuất giày nội địa.
Họ kiên quyết đòi áp thuế với Việt Nam với lý do mặt hàng da giày của chúng ta đã bán
phá giá làm giảm mức cạnh tranh trong nước. Thậm chí khi EU đưa ra yêu cầu đánh thuế
10% với giày da Việt Nam, đề xuất này đã vấp phải những sự phản đối từ một số nước
sản xuất giày tại Châu Âu, ví như Italia. Nước này cho rằng mức thuế trên là thấp và đề
nghị nâng lên nữa. Có một số nước trước đây phản đối quyết định áp thuế cũng đã tỏ ý
thỏa hiệp, như nước Áo. Họ đề xuất áp dụng mức thuế 10% trong vòng một năm sau đó
sẽ xem xét điều chỉnh lại. Đề nghị của Áo đã tác động mạnh đến liên minh các nước ủng
hộ thương mại tự do.
Cũng có quốc gia lợi dụng việc áp thuế này một cách triệt để. Bộ thương mại Ấn
Độ đã chuẩn bị một chương trình hành động cho ngành sản xuất và xuất khẩu của nước
này nhằm tận dụng lợi thế từ quyết định của EU. Ông Joosim Ramesh, Quốc vụ khanh
Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho rằng việc áp thuế này tạo cơ hội cho ngành da
giày của Ấn Độ. Bởi gần 63% các sản phẩm giày da xuất khẩu của nước này là sang thị
trường EU. Ông đã khuyến cáo các nhà sản xuất và xuất khẩu giày da của Ấn Độ tranh
thủ cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường.

13



2.2.2. Những phản hồi phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với
giày mũ da của Việt Nam
Khi EU đưa ra mức thuế chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam
thì đã có những bất đồng sâu sắc giữa các nước Bắc Âu và Nam Âu. 13 nước, chủ yếu là
các nước Bắc Âu, đứng đầu là Thuỵ Điển, cũng như giới nhập khẩu và bán lẻ da giày EU
phản đối việc áp thuế này vì cho rằng đây là hành động bảo hộ và làm ảnh hưởng đến tiêu
dùng Châu Âu do giá tăng. Thuỵ Điển đã đưa ra đề nghị chỉ áp thuế chống bán phá giá
khi số lượng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch. Các quốc gia thành viên khác như Anh,
Ireland, Pháp, Hà Lan phản đối quyết định này vì thuế này có thể đẩy giá lên cao và
khiến cho các nhà bán lẻ chịu thiệt hại. Trong đó, 06 nước gồm: Ireland, Bỉ, Anh, Pháp,
Đan Mạch và Hà Lan quyết định thành lập Liên minh giày trẻ em để chống lại việc EU
áp thuế chống bán phá giá từ giày da tới giày trẻ em.
Chính phủ các nước thành viên EU đã nhiều lần bác bỏ đề nghị của EC về việc áp
dụng các mức áp thuế chống phá giá đối với sản phẩm giày da của Việt Nam. Phát biểu
trước báo giới tại Brussels (Bỉ), ngày 04/08, người phát ngôn của EU, ông Peter Power
cho biết Uỷ ban cố vấn chống phá giá không tán thành đề xuất ngày 26/07 của EC, theo
đó áp dụng mức thuế 10% đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam. Một số nước ủng hộ tự
do thương mại trong khi một số khác lại yêu cầu phải bảo hộ ngành giày da của châu Âu
trước làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ.
Liên minh ngành hàng thể thao châu Âu (FESI), với các thành viên lớn và nổi
tiếng thế giới như Nike và Adidas, đã lên tiếng cảnh báo Uỷ ban Châu Âu rằng việc đánh
thuế nhập khẩu chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày thể thao sản xuất tại Trung
Quốc và Việt Nam có thể khiến ngành hàng này của Châu Âu mất đi 640000 việc làm thu
nhập cao, đặc biệt là trong các bộ phận thiết kế, tiếp thị và hậu cần. Các công ty Châu Âu
đã tính tới khả năng khởi kiện EU về quyết định áp thuế chống bán phá giá với giày da
nhập từ Việt Nam.
Liên đoàn ngành sản xuất đồ thể thao Châu Âu khẳng định áp thuế chống phá giá
sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ EU- Việt Nam. Hiệp hội dệt may da giày Mỹ (AAFA)
đã kêu gọi thành viên của Liên minh Châu Âu cùng sát cánh với Hà Lan, Đan Mạch,
14



Thuỵ Điển để phản đối việc áp thuế chống phá giá giày xuất xứ từ Việt Nam vì cho rằng
điều này tiềm ẩn nhiều tác hại. AAFA cảnh báo việc áp thuế này có thể sẽ mang lại những
thiệt hại cho người tiêu dùng Châu Âu, họ sẽ phải mua giày dép với giá rất cao, hơn nữa
những lựa chọn ưa thích của họ lại bị thu hẹp. Thêm vào đó, việc áp thuế này cũng sẽ gây
tác động tiêu cực đến hàng trăm ngàn người lao động của các công ty giày dép ở Châu
Âu. Các tổ chức tiêu dùng, nhà bán lẻ và chế tạo sản xuất hàng hoá ở Châu Á chỉ trích
EU tìm cách đạt mục tiêu của riêng mình bằng cách trừng phạt các nước nơi châu Âu có
hoạt động sản xuất ngày càng tăng. Trung Quốc-quốc gia cùng bị khởi kiện với Việt Nam
đã khởi kiện EU về mức thuế chống bán phá giá với nước này.
2.2.3. Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam
Trước đây, EU dành chế độ ưu đãi hàng hóa cho Việt Nam xuất khẩu sang với mức
thuế giày dép là 4,4%(trong khi của Trung Quốc là 8,5%), nhưng nay EU lại kiện, khiến
nhiều doanh nghiệp Việt Nam không khỏi ngỡ ngàng. Ngay từ khi có thông tin về vụ kiện
phía Việt Nam đã khẳng định không bán phá giá giày da vào thị trường EU.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Thương mại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt
Nam hoạt động theo đúng Luật Doanh nghiệp của Nhà nước Việt Nam và Chính phủ Việt
Nam không can thiệp, không trợ giá cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặc dù Việt Nam là nước đang có nền kinh tế chuyển đổi nhưng da giày không phải là
đối tượng ưu tiên nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.
Ngành da giày Việt Nam mới phát triển trong thời gian vài năm trước đó, trong đó,
khoảng 80% các doanh nghiệp làm gia công cho các nhà nhập khẩu, không tham gia vào
quá trình thương mại, tiêu thụ sản phẩm, không quyết định giá thành và bán sản phẩm
xuất khẩu nên không thể là đối tượng tạo ra việc bán phá giá giày. Quá trình gia công
được hạch toán theo chi phí thực tế, từ chi phí nhân công đến chi phí nhà xưởng và các
chi phí khác và đảm bảo bù đắp các chi phí cho doanh nghiệp, vì vậy “doanh nghiệp Việt
Nam lấy gì để bán phá giá?” – Trích lời ông Nguyễn Văn Vinh – Giám đốc công ty cổ
phần Giày Hải Dương.


15


Cũng đồng quan điểm với Cục Quản lý Cạnh tranh, Hiệp hội da giày Việt Nam
Lefaso cho rằng việc không công nhận 8 doanh nghiệp trong diện điều tra trực tiếp đạt
các tiếp của quy chế thị trường để từ đó không công nhận giá của Việt Nam và lấy giá
tham chiếu của Brazil để kết luận rằng Việt Nam bán phá giá giày mũ da là rất bất hợp lý,
đi ngược lại với mục tiêu tham gia quá trình tự do hóa thương mại và cạnh tranh bình
đẳng trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng. EC đã không công nhận thực tế Việt
Nam là nền kinh tế chuyển đổi và đã tiến hành đánh giá rất cứng nhắc 05 tiêu chuẩn khi
xem xét quy chế thị trường trong điều kiện thực tế của Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng EC đã áp đặt biên độ phá giá và mức thuế sơ
bộ đối với sản phẩm giày dép có mũ da cả Việt Nam mà gần như không quan tâm đến
những đề xuất của các doanh nghiệp da giày Việt Nam – nhất là trong việc lựa chọn nước
tham chiếu để so sánh, xác định giá trị thông thường của sản phẩm. Mặc dù có những yếu
tố không đồng nhất nêu trên nhưng các nhà phân tích của EC vẫn sử dụng chúng để tính
toán và kết luận – điều này đã gây ra sự bất lợi rất lớn đối với ngành da giày Việt Nam.
Ngay từ khi EC bắt đầu vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã có tinh thần hợp tác tốt
với EC tạo nên một chiến dịch “hợp tác toàn diện” của các doanh nghiệp đã được thực
hiện nhằm minh oan cho ngành da giày trong nước. Đồng thời, ActionAid (AAV) đã lên
tiếng kêu gọi EC xem xét lại quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da
Việt Nam một cách thấu tình đạt lý, trên cơ sở thương mại công bằng, bình đẳng và nhân
đạo. Ngày 06/10, Bộ Thương mại cũng chính thức có phản ứng trước việc EC áp thuế
10% đối với giày mũ da Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh đã đề nghị
EC không áp dụng biện pháp này vì theo ông mức thuế này là quá cao. Đại diện Hiệp hội
da giày Việt nam, ông Nguyễn Gia Thảo- Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cũng đã có
ý kiến phản đối việc EU áp mức thuế 10% đối với giày mũ da nhập từ Việt Nam và cho
đây là biện pháp bảo hộ mậu dịch. Việc áp thuế này cũng bị các công ty đến từ Châu Âu
đặt cơ sở sản xuất ở Việt Nam phản đối.


16


2.3. Đánh giá tác động của vụ kiện
2.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
ngành giày da Việt Nam
2.3.1.1. Đơn hàng và sản lượng
Ngay thời điểm cuối năm 2005, đầu năm 2006, khi mà vụ kiện vẫn đang trong quá
trình điều tra, các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam đã phải chịu đựng những ảnh
hưởng nặng nề, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công 100% cho các đối tác nước ngoài.
Đây là các doanh nghiệp gia công phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác với sản lượng giày có
mũ da chiếm trên 80% và lượng giày dép xuất khẩu vào EU chiếm khoảng 80%-100%
tổng số đơn hàng. Khi EC khởi kiện, ngay lập tức các đối tác đã có các phản ứng nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu từ vụ kiện này. Một số đắn đo không đặt
các đơn hàng lớn các mặt hàng giày mũ da mà chuyển sang đặt các loại giày dép có chất
liệu khác nhau như PVC, vải, PU,...Một số đối tác khác rút đơn hàng và dịch chuyển sản
xuất sang các nước khác như Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ,..., như vậy là
doanh nghiệp không chỉ bị mất đơn hàng mà còn mất luôn cả khách hàng.
Tình hình giảm sút các đơn đặt hàng đã bắt đầu từ khi mới có thông tin về vụ kiện
và đến đầu năm 2006 thì giảm sút rất mạnh, có doanh nghiệp bị giảm đơn hàng đến 60%.
Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của
EC đối ngành giày da Việt Nam do Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid
Việt Nam thực hiện thì vào những tháng cuối năm 2005, số lượng đơn hàng của các
doanh nghiệp giảm khoảng 10% so với năm 2004 và sang đến quý I năm 2006 thì đơn
hàng đã giảm khoảng 20% đến 50% so với quý I năm 2005.
Không có đơn hàng cũng đồng nghĩa với giảm sản lượng. Một số điển hình như
Công ty giày An Giang bị giảm tới 66% sản lượng, công ty TNHH sản xuất, gia công
hàng xuất khẩu 30/4 ở Tây Ninh, chuyên gia công giày các loại cho đối tác Đài Loan
giảm 60% sản lượng, công ty Gia Định giảm 56%, công ty cổ phần giày Hưng Yên giảm
53%, công ty Liên Phát giảm 50%...Nhiều doanh nghiệp như công ty Liên Phát, Gia

Định,.. còn bị rơi vào tình trạng phải sản xuất cầm chừng, trả lương chờ việc nhằm giữ
công nhân có tay nghề. Cuối năm 2006, nhiều doanh nghiệp da giày vẫn chưa thấy dấu
17


hiệu các đơn hàng sẽ quay trở lại. Giám đốc công ty TNHH giày Liên Phát - bà Trương
Thị Thúy Liên cho biết: “Chúng tôi vẫn đang làm nốt các đơn hàng của năm 2006, còn
đơn hàng giao đầu năm 2007 thì rất ít.”
Sở dĩ có tình trạng khan hiếm đơn đặt hàng như vậy là vì dù mức thuế chính thức
10% có nhỏ hơn mức thuế sơ bộ 16.8% nhưng cộng với mức thuế hiện hành khi nhập
khẩu vào EU thì sản phẩm giày mũ da Việt Nam sẽ phải chịu thuế trung bình hơn 14%.
Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của giày da Việt Nam trên thị trường EU và các
khách hàng thường muốn nhà sản xuất chia sẻ gánh nặng thuế với họ. Đối với các doanh
nghiệp có quy mô lớn, nhận được các đơn hàng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, có
mức lãi cao thì có thể đủ sức chia sẻ thuế chống bán phá giá với nhà nhập khẩu. Còn đối
với các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất giày cấp thấp, lãi ít thì gần như không đủ sức để gánh
thuế và do đó, rất khó để có thể tồn tại.
2.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Trước khi xảy ra vụ kiện, EU luôn là thị trường chủ lực của doanh nghiệp sản xuất
giày dép Việt Nam. Tuy nhiên mức thuế chống bán phá giá 10% đã khiến cho việc thâm
nhập thị trường EU rộng lớn trở nên khó khăn hơn rất nhiều đối với các doanh nghiệp.
Theo ông Vũ Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), trước
năm 2005, khi EC chưa áp thuế chống bán phá giá, tỷ trọng xuất khẩu vào EU ở hầu hết
các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam là từ 60% đến 80%, dưới tác động của vụ
kiện, tỷ lệ này cứ giảm dần qua các năm, năm 2007 giảm còn 56% và năm 2008 chỉ còn
gần 52%. Đó là do đứng trước khó khăn xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp
đã phải cố gắng xúc tiến để mở rộng xuất khẩu ra các thị trường mới. Hướng chính của
các doanh nghiệp Việt Nam là thị trường Mỹ và thị trường các nước Châu Á (Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan). Ngoài ra, một số công ty cũng đẩy mạnh sản xuất hàng để cung
cấp cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, điều này không phải là dễ dàng đối với các doanh

nghiệp do mức tiêu thụ giày da cao cấp ở thị trường nội địa là rất thấp. Do đó, nếu tập
trung vào hướng này, các doanh nghiệp sẽ phải chuyển sang sản xuất các mặt hàng cấp
thấp và phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt của hàng giá rẻ Trung Quốc.
2.3.1.3. Cơ cấu mặt hàng
18


Trong số các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ vụ kiện bán phá giá giày da do
EU khởi xướng thì các doanh nghiệp sản xuất giày da nữ là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất giày nữ của Việt Nam chủ yếu tập trung
sản xuất các mặt hàng giày trung và cao cấp, những sản phẩm dùng da thật và tỉ lệ da
trong đôi giày được sản xuất sang EU bị thu hẹp lại, nếu không thể tiêu thụ các mặt hàng
giày da nữ cao cấp ở thị trường nội địa hay tìm kiếm được thị trường thay thế thì buộc
các doanh nghiệp này sẽ phải thay đổi cơ cấu mặt hàng bằng cách tập trung sản xuất các
chủng loại giày dép khác có chất liệu vải hay PVC. Và trên thực tế đã có nhiều công ty
kịp thời đưa ra chiến lược sản xuất – kinh doanh phù hợp, thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu của mình. Công ty cổ phần Hữu nghị Đà Nẵng là một ví dụ, nếu những năm trước,
các loại giày da, mũ da chiếm đến gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, thì
hiện nay, để thích ứng với thực tế khó khăn khi bị áp thuế chống bán phá giá, doanh
nghiệp đã linh hoạt chuyển đổi ngành hàng gia công sang các sản phẩm giày thể thao và
giày vải.
2.3.1.4. Biến động lao động
Không chỉ làm giảm đơn hàng và sản lượng, vụ kiện này còn tác động mạnh đến
sự biến động của các doanh nghiệp giày da Việt Nam. Theo kết quả khảo sát 21 doanh
nghiệp sản xuất giày dép trên địa bàn cả nước do ActionAid và Hiệp hội da giày Việt
Nam thực hiện thì trong khoảng thời gian từ 7/7/2005 đến đầu tháng 5/2006, mức cắt
giảm lao động trung bình của 21 doanh nghiệp là từ 30% đến 40%. Trong đó có 30%
trong số các doanh nghiệp nghiên cứu có tỷ lệ biến động lao động từ 50%-60%.
Trong số 17 doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề từ vụ kiện thì có đến 7 doanh
nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc vì thu hẹp sản xuất như công ty giày An Giang cắt

giảm 600 lao động, công ty da giày Hải phòng thậm chí phải cắt giảm gần 1000 lao
động… Một số doanh nghiệp khác thì cho công nhân làm việc cầm chừng và nghỉ luân
phiên nên quý 1/2006 số ngày công/công nhân chỉ đạt 16 – 20 công. Tỷ lệ công nhân
nghỉ chờ việc dao động từ 30%-50%.
Có thể nói là các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam đã phải rất vất vả để duy
trì sản xuất, vượt qua thời điểm khó khăn khi các đơn hàng đồng loạt bị cắt giảm. Giảm
19


giờ làm, cho công nhân nghỉ chờ việc và thậm chí cắt giảm lao động là những biện pháp
mà nhiều doanh nghiệp da giày Việt Nam sử dụng để tiếp tục tồn tại. Thế nhưng chính
điều đó đã khiến các doanh nghiệp vấp phải một khó khăn mới khi tình hình sản xuất dần
ổn định, đó là tình trạng thiếu lao động. Những tháng cuối năm 2009, khi các đơn hàng
quay trở lại thì các doanh nghiệp rất khó để thuê đủ lao động sản xuất. Theo ông Nguyễn
Văn Khánh – Tổng thư ký Hiệp hội da giày Thành phố Hồ Chí Minh thì hiện nay trung
bình mỗi doanh nghiệp giày da Việt Nam thiếu đến 200 công nhân. Có thể nói đây cũng
là một hệ quả tiêu cực mà vụ kiến chống bán phá giá giày da gây ra cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
2.3.2. Tác động đến người lao động
Không chỉ là ngành mũi nhọn xuất khẩu, da giày còn là một ngành chủ lực của
Việt Nam trong thu hút lao động, hiện đang tạo việc làm có thu nhập ổn định cho trên nửa
triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động làm việc trong các ngành công
nghiệp phụ trợ có liên quan. Tính đến cuối năm 2004 (trước khi bị kiện bán phá giá) thì
tổng số lao động làm việc trực tiếp trong ngành da giày chiếm khoảng 6,5% tổng số lao
động ngành công nghiệp Việt Nam.
Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức chi Chính phủ ActionAid Việt Nam và Hiệp
hội da giày Việt nam về những ảnh hưởng tiêu cực của vụ kiện thì việc các doanh nghiệp
bị giảm đơn hàng và sản lương đã tác động đáng kể đến thu nhập của người lao động.
Mức thu nhập của người lao động ngành da giày đã giảm rõ rệt trong giai đoạn từ giữa
năm 2005 đến giữa năm 2006 từ 1,2-1,3 triệu/tháng xuống còn 1 triệu/tháng. Đặc biệt, do

đơn hàng giảm mạnh, công nhân phải thay nhau làm giãn ca chờ việc nên họ chỉ được
nhận mức lương cơ bản hoặc mức lương chờ việc chỉ bằng 70% lương cơ bản, trong khi
đó các khoản thu nhập khác đều bị cắt giảm. Thay vì mức lương từ 1 đến 1,5 triệu đồng
như trước đây, người công nhân ngành da giày chỉ được nhận 450.000 đến 500.000 đồng
lương cơ bản.
Người lao động trong ngành da giày còn phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm.
Khi lao động ngành da giày mất việc làm sẽ rất khó chuyển sang làm nghề mới, dẫn đến
20


nguy cơ quay lại cảnh nghèo đói và sự rình rập của các tệ nạn xã hội. Điều này sẽ tạo nên
một gánh nặng cho xã hội cũng như làm tăng tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc áp dụng thuế cũng sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của
450 triệu người tiêu dùng ở 25 nước EU, ngăn cản họ không được tiếp cận với hàng giá
rẻ cũng như sẽ gây ra hiệu quả tiêu cực đáng kể cho những thành phần tham gia thị
trường tại Châu Âu (như các nhà thiết kế, thương nhân, nhà phân phối, nhà bán lẻ). Điều
này trái với luật bình đẳng trong tự do hoá kinh tế toàn cầu của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), đồng thời gây ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và
EU.
2.3.3. Tác động đến hoạt động xuất nhập giày dép của Việt Nam sang EU
Bị áp thuế chống bán phá giá, giày mũ da của Việt Nam xuất sang thị trường EU
có giá tăng lên khoảng từ 10% đến 18% so với trước đó khiến mặt hàng này của Việt
Nam mất dần lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước Châu Á khác.
Điều này dẫn đến việc các đơn hàng từ các nhà nhập khẩu Châu Âu giảm dần, vì thế mà
kim ngạch xuất khẩu giày dép hàng năm sang EU cũng trong tình trạng biến động thất
thường.
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2001-2009

21



Trong giai đoạn 2001-2004, tức trước khi giày mũ da Việt Nam bị kiện bán phá
giá, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU liên tục tăng đều qua các năm.
Tuy nhiên, ngay khi bị khởi kiện, dù chưa bị áp thuế nhưng kim ngạch xuất khẩu giày
dép sang EU năm 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2004 ở mức 4,18%. Những năm sau
đó, kim ngạch tăng giảm thất thường và đều thấp hơn so với kim ngạch năm 2004. Năm
2009, do ảnh hưởng của đợt rà soát cuối kỳ đối với giày mũ da Việt Nam, kim ngạch xuất
khẩu giày dép sang thị trường này sụt giảm đáng kể, chỉ đạt 1,869 triệu Euro, giảm 15%
so với năm 2004 và giảm 18,24% so với năm trước đó. Trong giai đoạn này chỉ cá biệt có
năm 2008 là kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với thời kỳ trước khi bị kiện bán phá
giá, nhưng mức tăng cũng không đáng kể, đạt mức tăng 3,96% so với năm 2004.
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu
giày dép của EU

22


Trong suốt 4 năm liền, từ năm 2001 đến 2004, giày dép Việt Nam luôn chiếm trên
dưới 24% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn EU. Tuy nhiên, từ khi bị áp thuế, tỷ trọng
giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của thị trường này không
năm nào vượt quá 20%. Đặc biệt trong năm 2009, do ảnh hưởng của đợt rà soát cuối kỳ,
tỷ trọng của giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU chỉ còn
14,95%
Riêng đối với mặt hàng giày mũ da – đối tượng chính của vụ kiện thì số lượng
xuất khẩu vào EU giảm mạnh qua các năm. Nếu năm 2005 lượng xuất khẩu đạt trên 120
triệu đôi, thì các năm sau đó lần lượt giảm xuống là 107 triệu đôi, 91 triệu đôi và gần 80
triệu đôi. Như vậy, sau hai năm áp thuế, số lượng giày mũ da Việt nam xuất khẩu sang
EU đã giảm đến một phần ba.
Biểu đồ 2.3. Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai

đoạn 2005-2008

23


2.3.4. Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, bán lẻ giày
dép và người tiêu dùng EU
Tác động tiêu cực đầu tiên và dễ thấy nhất của vụ kiện tại EU chính là đối với các
doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối và bán lẻ giày dép. Nếu như trước đây, giày dép Việt
Nam với giá cả phải chăng và ngày càng được nhiều người tiêu dùng EU ưa chuộng là
mặt hàng đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các nhà bán lẻ EU; thì khi thuế chống
bán phá giá được áp dụng, giày dép Việt Nam trở nên đắt hơn đã khiến cho khoản lợi
nhuận có được từ mặt hàng này giảm đi đáng kể. Ông Martin Salisbury, Giám đốc tài
chính của tập đoàn Clarks – tập đoàn bán lẻ giày lớn nhất của Anh, với hơn một nửa số
giày da của hãng bán tại châu Âu hàng năm được sản xuất tại Việt Nam, cho biết: “Trong
sáu tháng vừa qua, chúng tôi đã phải cắt giảm khoảng 8% số giờ làm việc của công nhân
và giờ đây, chúng tôi đã phải cắt giảm các chi phí, bao gồm cả cắt giảm nhân công”.
Ảnh hưởng to lớn hơn chính là nguy cơ mất việc làm của người lao động EU làm
việc trong ngành thương mại giày dép. Liên minh ngành hàng thể thao Châu Âu (FESI)
cho rằng việc đánh thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày thể thao sản xuất
tại Trung Quốc và Việt Nam có thể sẽ khiến ngành hàng này của châu Âu mất đi 640.000
việc làm thu nhập cao, đặc biệt là trong các bộ phận thiết kế, tiếp thị và hậu cần.
Không chỉ các nhà phân phối hay bán lẻ mà chính các doanh nghiệp sản xuất giày
dép EU cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ thuế chống bán phá giá. Xu hướng chung
của các nhà sản xuất giày dép EU hiện nay là thuê ngoài gia công ở các nước đang phát
24


triển nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Trong đó rất nhiều doanh nghiệp Châu Âu lựa chọn thuê gia công ở Việt nam

và Trung Quốc, chính vì vậy khi Việt Nam và Trung Quốc bị áp thuế cũng khiến họ bị tác
động đáng kể. Hiệp hội các nhà sản xuất giày Anh (BFA) đã tính toán rằng, các phán
quyết mới của EU về thuế chống bán phá giá giày sẽ ảnh hưởng tới khoảng 500 triệu
bảng Anh trong tổng số 2,5 tỷ bảng kim ngạch nhập khẩu giày hàng năm từ Trung Quốc
và Việt nam. Trên thực tế, kể từ khi thuế chống bán phá giá có hiệu lực từ năm 2006 đến
cuối năm 2009, các Công ty sản xuất giày dép EU đã phải chi tổng cộng 2,2 tỷ đô la Mỹ
cho thuê giày khi nhập khẩu ngược lại EU.
Tuy nhiên, người thiệt hại cuối cùng và nhiều nhất không ai khác chính là những
người tiêu dùng EU. Với mức thuế chống bán phá giá 10%, giá của mỗi đôi giày Việt
Nam sẽ phải tăng thêm từ 10-15 cent. Điều này thực sự ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng
của người tiêu dùng EU yêu thích giày Việt Nam. Hiệp hội Công nghiệp giày dép Đức
(HDS) cũng khẳng định điều này. Theo HDS, thuế chống bán phá giá mà EC áp dụng với
giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc đã khiến giá mặt hàng giày tại Đức – thị trường tiêu
thụ giày dép lớn nhất EU – đắt hơn đáng kể. Hiện nay có tới 50% giày trên thị trường
Đức là sản phẩm từ Trung Quốc và Việt Nam sản xuất theo đơn đặt hàng của các Công ty
Đức, do đó ngành công nghiệp giày dép nước này mỗi năm phải mất thêm khoảng 400
triệu Euro và gánh nặng này cuối cùng sẽ chất lên vai người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Được đánh giá là vụ kiện lớn nhất trong số 34 vụ kiện chống bán phá giá có liên
quan đến Việt Nam tính từ năm 2004, Vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá vào thị
trường EU không chỉ lớn về quy mô, kim ngạch xuất khẩu mà còn có phạm vi tác động
rộng lớn. Các doanh nghiệp, công nhân da giày Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu,
phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng EU đều chịu những tác động tiêu cực từ quyết định
áp thuế chống bán phá giá của EC. Tuy nhiên, từ chính thực tế quá trình tham gia vụ kiện
và những tổn thất gặp phải, Việt Nam đã rút ra cho mình không ít những bài học kinh
nghiệm quý báu.
25



×