Tải bản đầy đủ (.doc) (229 trang)

THUYẾT MINH TỔNG HỢPCHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊTỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 229 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

THUYẾT MINH TỔNG HỢP
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030

Bắc Giang, tháng 8/2017

1


THUYẾT MINH TỔNG HỢP
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ XÂY DỰNG BẮC GIANG

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ
VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

PGS.TS. Lưu Đức Hải

MỤC LỤC

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU 5
1.1.



Lý do sự cần thiết xây dựng chương trình 5

1.2.

Cơ sở lập Chương trình phát triển đô thị 6
1.3.1. Mục tiêu tổng quát 8
1.3.2. Mục tiêu cụ thể

8

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

8

II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ 8
2.1.

Khái quát thực trạng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Thực trạng phát triển đô thị

9

9

2.1.2. Đánh giá thực trạng về phân loại đô thị và phân cấp quản lý hành chính:

15

2.1.3. Đánh giá hiện trạng quy mô đô thị15

2.1.4. Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch và quản lý xây dựng phát triển đô thị 17

2.2. Đánh giá công tác lập quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ
phát triển đô thị 23
2.2.1. Công tác lập Quy hoạch xây dựng và nâng loại đô thị 23
2.2.2. Thực trạng công tác đầu tư xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật khung phục vụ phát
triển hệ thống đô thị trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang. 24
2.2.3. Đánh giá chung

26

2.3. Tóm tắt một số Chỉ tiêu và Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh
Bắc Giang đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 139/QĐUBND ngày 24/3/2014 27
2.3.1. Các dự báo phát triển

27

2.3.2. Định hướng quy hoạch hệ thống đô thị

28
28

2.3.3. Mô hình tổ chức hệ thống đô thị toàn tỉnh

III.CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030
31
3.1. Quan điểm

31


3.2. Điều chỉnh chỉ tiêu dự báo dân số đô thị và định hướng phát triển hệ thống đô thị đã UBND
tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 139/QĐ - UBND ngày 24/3/2014. 32
3.2.1. Điều chỉnh dự báo dân số đô thị

32

3.2.2. Điều chỉnh định hướng phát triển một số đô thị 33

3.3. Danh mục, lộ trình phát triển hệ thống đô thị và nâng loại đô thị toàn tỉnh. Chương trình ưu
tiên giai đoạn đầu35
3.3.1. Danh mục, lộ trình phát triển hệ thống đô thị và nâng loại đô thị toàn tỉnh 35
3.3.2. Chương trình ưu tiên giai đoạn đầu (năm 2017-2020) 41

3.3. Cụ thể hóa kế hoạch phát triển từng đô thị 50
3.3.1. Kế hoạch phát triển Thành phố Bắc Giang và vùng mở rộng 50
3.3.2. Kế hoạch phát triển Thị xã Hiệp Hòa

53

3.3.3. Kế hoạch phát triển huyện Việt Yên

55

3.3.4. Kế hoạch phát triển huyện Yên Dũng

58

3.3.5. Kế hoạch phát triển huyện Lạng Giang 62
3.3.6. Kế hoạch phát triển huyện Tân Yên


65

3


3.3.7. Huyện Yên Thế

70

3.3.8. Kế hoạch phát triển huyện Lục Nam

74

3.3.9. Kế hoạch phát triển Huyện Lục Ngạn

78

3.3.10. Kế hoạch phát triển Huyện Sơn Động

80

3.4. Các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được các giai đoạn 83
3.4.1. Giai đoạn 2017-202083
3.4.2. Giai đoạn năm 2021-2025 84
3.4.3. Giai đoạn năm 2026-2030 85

3.5. Danh mục ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung và công trình đầu mối hạ tầng
kỹ thuật phục vụ phát triển đô thị 87
3.5.1. Giao thông


87

3.5.2. Cấp điện

89

3.5.3. Cấp nước

90

3.5.4. Thoát nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang

91

IV. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ 92
V. GIẢI PHÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 93
5.1. Giải pháp quản lý phát triển hệ thống đô thị93
5.2. Giải pháp vốn đầu tư và cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư 95
5.3. Các giải pháp khác 97
5.3.1. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý phát triển đô thị
5.3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

97

99

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC


97

101

103

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

4


CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BẮC GIANG
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do sự cần thiết xây dựng chương trình
Bắc Giang là tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có diện tích
tự nhiên rộng 3.895,5km2, dân số toàn tỉnh năm 2016 là 1.657.600 người, trong
đó dân số đô thị là 244.400 người đạt tỷ lệ 14,74% dân số nông thôn
là 1.413.200 người, chiếm 85,26%.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực
phát triển đô thị như xây dựng mới các khu dân cư và mở rộng không gian khu
vực nội thị của một số đô thị, xây dựng các công trình cộng cộng, cây xanh công
viên, cải tạo chỉnh trang đô thị, nhờ đó một số đô thị đã đạt tiêu chí để nâng loại
đô thị theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về
phân loại đô thị cụ thể TP. Bắc Giang từ đô thị loại III lên đô thị loại II, thị trấn
Thắng (huyện Hiệp Hòa), thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn) từ đô thị loại 5 lên đô
thị loại IV, trung tâm cụm xã Mỏ Trạng, thị tứ Kim được công nhận đạt tiêu
chuẩn đô thị loại 5; Tỉnh đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông liên vùng

tạo thuận lợi để tỉnh Bắc Giang kết nối với các tỉnh trong vùng Thủ đô và Vùng
Trung du miền núi phía Bắc, thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh
- quốc phòng, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn
chế do hạ tầng khung giao thông kết nối trong nội tỉnh chưa thật hoàn chỉnh, mật
độ còn thấp nên một số đô thị nhất là đô thị các huyện miền núi chưa thể phát
triển theo tiến độ của quy hoạch đề ra; nhiều khu dân cư cũ cơ sở hạ tầng chưa
đồng bộ, các đô thị còn thiếu động lực phát triển; Đối chiếu với Nghị quyết số:
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Uỷ Ban thường vụ
Quốc Hội về phân loại đô thị thì một số đô thị hiện tại của tỉnh Bắc Giang còn
có những tiêu chí thiếu và yếu so với yêu cầu, trong đó tập trung vào tiêu chí cơ
sở hạ tầng như cấp nước sạch, thoát nước thải, xử lý nước thải chất thải rắn, tỷ lệ
cây xanh/người, chất lượng công trình công cộng, số lượng công trình văn hóa
thể thao, quy mô dân số, mật độ đường giao thông khu vực nội thị có độ rộng
lòng đường xe chạy ≥7,5m, mật độ hệ thống cống thoát nước, số lượng không
gian công cộng đô thị ...
Do thiếu nguồn lực đầu tư nên việc triển khai lộ trình nâng loại đô thị theo
Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020 và Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030 đã được
UBND Tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 139/QĐ - UBND ngày 24
tháng 3 năm 2014 còn chậm so với mục tiêu đề ra.

5


Nhằm thực hiện “Nghị quyết số: 138-NQ/TU ngày 01 tháng 9 năm 2016
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh phát triển đô thị trên địa
bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Kế hoạch số: 235/KH UBND ngày 27/10/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về thực hiện Nghị Quyết số:
138-NQ/TU ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Bắc Giang

“về đẩy mạnh phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030” giai đoạn 2016 – 2020 và mục tiêu phát triển hệ thống đô thị bền
vững; đồng thời thực hiện tốt Chương trình phát triển đô thị quốc gia của Chính
phủ, đảm bảo phát triển trọng tâm, trọng điểm, tạo liên kết thống nhất giữa các
quy hoạch ngành, giữa đô thị với nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh; đồng thời đề
ra kế hoạch xây dựng nâng cao chất lượng đô thị, cần phải tiến hành lập Chương
trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030.
I.2. Cơ sở lập Chương trình phát triển đô thị
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được ban hành ngày 18 tháng 06 năm
2014
- Luật Quy hoạch đô thị Việt Nam số 30/2009/QH12 đã được Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2009
- Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 05 năm 2016 của
Uỷ Ban thường vụ Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Phân
loại đô thị
- Nghị quyết số: 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 05 năm 2016 của
Uỷ Ban thường vụ Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tiêu
chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính
- Quyết định số: 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống
đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số: 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến
năm 2020;
- Quyết định số: 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 2623QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án “ Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
giai đoạn 2013-2020”
- Quyết định số: 768/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng

Chính phủ Về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số: 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020
và tầm nhìn đến năm 2050;

6


- Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo an sinh xã hội.
- Nghị định số:11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ
“về quản lý đầu tư phát triển đô thị”
- Thông tư số: 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ Xây
dựng về Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt chương trình phát triển đô thị
- Nghị quyết số:138-NQ/TU ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Bắc Giang “về đẩy mạnh phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm
2020, định hướng đến năm 2030”
- Nghị quyết số: 113-NQ/TU ngày 22/7/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang “về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn
2016-2020 và định hướng đến năm 2030”
- Nghị quyết số: 12/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của hội đồng
nhân dân tỉnh Bắc Giang thông qua “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035” (Hợp phần I: Quy hoạch phát
triển hệ thống điện 110Kv)
- Quyết định số: 269/QĐ- TTg ngày 2/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số: 139/QĐ - UBND ngày 24/3/2014 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc

Giang đến năm 2030
- Kế hoạch số: 235/KH - UBND ngày 27/10/2016 của UBND tỉnh Bắc
Giang thực hiện Nghị Quyết số: 138-NQ/TU ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Ban
Thường vụ tỉnh ủy Bắc Giang “về đẩy mạnh phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2016 - 2020
- Quyết định số: 608/QĐ- UBND ngày 27/4/2016 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt Đề cương lập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh
Bắc Giang đến năm 2030
- Các quy hoạch ngành có liên quan
- Quy hoạch chung các đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Kế hoạch phát
triển đô thị trên địa bàn các Huyện và Thành phố Bắc Giang
1.3. Mục tiêu của chương trình
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
- Xác định lộ trình phát triển hệ thống đô thị cho từng năm, 05 năm và dài
hạn đến năm 2030; phân công trách nhiệm cho các tổ chức cá nhân, các cơ quan
có liên quan đến việc phát triển đô thị
- Làm cơ sở để lập đề án nâng loại đô thị; Thành lập đô thị mới, lập hồ sơ
đề xuất khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện.

7


- Xây dựng kế hoạch huy động và phân bổ nguồn lực phát triển hệ thống
đô thị toàn tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh, đồng bộ cơ sở hạ tầng, giữ gìn bản
sắc văn hóa đặc trưng của đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2017 - 2020: Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch hệ thống đô thị
tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng các đô thị hiện
có phù hợp với khả năng huy động nguồn lực thực tế của địa phương; Nâng cấp
một số đô thị và thành lập mới một số đô thị đủ điều kiện, mở rộng ranh giới

hành chính một số đô thị; Nâng tỷ lệ dân số đô thị toàn tỉnh đạt khoảng 22- 23%;
Bước đầu xây dựng đô thị theo hướng tăng trưởng xanh
- Giai đoạn 2021 - 2025: Xây dựng cơ sở hạ tầng các đô thị cơ bản đạt tiêu
chuẩn như quy định của “Nghị quyết số:1210/2016/UBTVQH13 về Phân loại đô
thị”; Tiếp tục thực hiện nâng cấp một số đô thị và thành lập mới một số đô thị đủ
điều kiện, mở rộng ranh giới hành chính một số đô thị; Nâng tỷ lệ dân số đô thị
toàn tỉnh đạt khoảng 35-38%; Tiếp tục xây dựng đô thị theo hướng tăng trưởng
xanh
- Giai đoạn 2026 - 2030: Hoàn chỉnh hệ thống đô thị phù hợp với nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang và định hướng phát triển của quy
hoạch hệ thống đô thị của Tỉnh; Nâng tỷ lệ dân số đô thị toàn tỉnh đạt khoảng
hơn 40-45%. Tiếp tục xây dựng đô thị theo hướng tăng trưởng xanh
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
a/. Phạm vi nghiên cứu: Toàn tỉnh Bắc Giang.
b/. Đối tượng nghiên cứu
+ Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội - cơ sở hạ tầng đô thị.
+ Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật khung toàn tỉnh gồm: hệ thống
giao thông, công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, nghĩa trang, khu xử
lý chất thải rắn...
II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ
* Tổng quan phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc. Những năm
gần đây Bắc Giang là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, đời sống nhân
dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo, diện mạo đô thị và nông thôn ngày càng thay đổi theo hướng văn minh hiện
đại. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) năm 2016 đạt 10,4%,
cao hơn bình quân chung của cả nước (GDP năm 2015 đạt 9,5%). Nâng mức
bình quân GRDP của tỉnh giai đoạn 2011-2016 lên 9,5%/năm. Cơ cấu kinh tế
tiếp tục chuyển dịch tích cực, theo hướng CNH-HĐH: Công nghiệp - xây dựng
ngày càng chiếm tỷ trọng cao; năm 2016, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng

chiếm 41,5%; dịch vụ chiếm 34,9%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
21,9%, giảm 1,3% so với năm 2015. Thuế SP trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1,6%

8


Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 11,93%
Tổng dân số toàn tỉnh năm 2016 là 1.657.600 người, chiếm gần 2,6% dân
số cả nước. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 1.036.067 người chiếm gần
63,1% tổng dân số. Nguồn nhân lực làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh
khá dồi dào và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động trong độ tuổi.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh khá cao năm 2016 là 414,4 người/km2
cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (271 người/km 2) và cao nhất trong các
tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc.
* Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2016
II.1. Khái quát thực trạng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang
II.1.1.Thực trạng phát triển đô thị
a/. Đánh giá tổng quan thực trạng phát triển đô thị
Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh,
công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đã có bước phát
triển rõ rệt, các đô thị đều có quy hoạch chung xây dựng được duyệt; quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết đang từng bước được triển khai làm cơ sở để xây
dựng và lập dự án đầu tư phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị; công tác quản lý
xây dựng theo quy hoạch dần đi vào nề nếp, nhiều đô thị đã làm tốt công tác
quản lý trật tự xây dựng, tạo bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh, sạch
đẹp, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Trên cơ sở
quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Bắc Giang đã được UBND tỉnh
phê duyệt, các huyện, thành phố đã tiến hành lập mới hoặc điều chỉnh quy hoạch
chung cho các thị trấn, khu vực thành lập thị trấn; mở rộng, nâng cấp đô thị để
đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17

đô thị trong đó: 01 đô thị loại II là TP Bắc Giang; 02 đô thị loại IV là Chũ
(huyện Lục Ngạn), thị trấn Thắng (huyện Hiệp Hòa); 14 đô thị loại V và 02 đô
thị được công nhận là đô thị loại V (phố Kim, huyện Lục Ngạn) và Mỏ Trọng
(Huyện Yên Thế).
Trong các đô thị của tỉnh thì Thành phố Bắc Giang là đô thị loại II là trung
tâm chính trị- kinh tế- văn hóa - xã hội – khoa học ký thuật của tỉnh đồng thời
được xác định có vai trò là đô thị cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
(Lạng Sơn); đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh
Đông Bắc của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Phát triển các khu vực
trung chuyển đầu mối, cảng cạn/trung tâm logistics tại các điểm giao thoa của
02 hành lang kinh tế và các tuyến thương mại liên vùng. Hình thành các trung
tâm logistics cấp Vùng; tập trung phát triển các trường cao đẳng và đào tạo
nghề.
Thị trấn Chũ huyện Lục Ngạn là trung tâm tổng hợp của Huyện đồng thời
có vai trò là đô thị động lực trung tâm kinh tế tiểu vùng phía Đông vùng nông
lâm nghiêp, trồng cây ăn trái đặc sản lớn nhất tỉnh Bắc Giang; Thị trấn Thắng

9


trung tâm tổng hợp của huyện Hiệp Hòa đồng thời có vai trò là trung tâm kinh tế
tiểu vùng phía Tây, đây là 02 đô thị có tác động điều phối và lan tỏa sự ảnh
hưởng đến các vùng đô thị và nông thôn
Thị trấn Bích Động, trung tâm tổng hợp của huyện Việt Yên và thị trấn
Nếnh nằm trong vùng có hệ thống giao thông quốc gia và vùng phát triển (gồm
đường bộ, đường sắt, đường thủy), vùng tập trung các khu công nghiệp lớn của
tỉnh, vì vậy có vai trò đô thị dịch vụ thương mại - công nghiệp phía Tây Nam
của tỉnh của 02 tiểu vùng.
Các đô thị huyện lỵ khác có chức năng là trung tâm tổng hợp của huyện có
vai trò động lực phát triển kinh tế toàn huyện. Các thị trấn thuộc huyện hầu hết

là đô thị dịch vụ thương mại - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát nông
nghiệp.
Một số đô thị huyện lỵ mới được xây dựng khoảng 17 năm trở lại đây có
tốc độ phát triển nhanh như thị trấn Cao Thượng, thị trấn Đồi Ngô, Vôi, đã có
diện mạo đô thị khang trang, sầm uất. Đặc biệt là thành phố Bắc Giang đang
ngày càng được mở rộng, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chất lượng dịch vụ
đô thị ngày càng được nâng cao... những đô thị khác trong tỉnh cũng đang từng
bước thực hiện xây dựng mới kết hợp cải tạo nâng cấp khu trung tâm, xây dựng
trụ sở cơ quan hành chính, các khu dân cư mới, cải tạo chỉnh trang khu dân cư
hiện hữu như thị trấn Thắng, thị trấn Chũ, thị trấn Đồi Ngô, thị trấn Neo, thị trấn
Vôi... để đáp ứng vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế của huyện.
Các đô thị đã ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật với việc xây dựng
mới các tuyến đường giao thông, nâng cấp mở rộng và nhựa hóa, bê tông hóa
đường giao thông nội thị, lát hè, trồng cây xanh, đèn chiếu sáng, xây dựng hệ
thống thoát nước, cấp nước, thu gom xử lý rác thải, quản lý xây dựng đô thị. Thu
hút đầu tư các dự án khu dân cư mới, công trình công cộng phục vụ người dân.
Một số đô thị dịch vụ thương mại - công nghiệp cũng đang có tốc độ xây
dựng nhanh trong những năm gần đây như thị trấn Nếnh, Đồi Ngô... đã góp
phần hình thành một mạng lưới dịch vụ thương mại thúc đẩy khu vực nông thôn
phát triển
Tuy nhiên sự phát triển đô thị còn một số hạn chế như: phân bố đô thị
chưa đồng đều, mặc dù mật độ đô thị toàn tỉnh là 4,34 đô thị/1000km 2, cao so
với trung bình cả nước nhưng số lượng đô thị tập trung phần lớn ở khu vực phía
Tây (vùng đồng bằng), gồm TP. Bắc Giang, H. Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng,
Lạng Giang, Vùng phía Đông có địa hình đồi núi phức tạp, hệ thống giao thông
còn kém nên số lượng đô thị ít. Các tiểu vùng phía Bắc và phía Đông H. Lục
Ngạn, phía Đông Nam H. Lục Nam, Sơn Động còn thiếu các điểm đô thị trung
tâm cung cấp dịch vụ cần thiết phục vụ dân cư và phát triển nông lâm nghiệp.

10



Ảnh: Trục đường chính thành phố Bắc Giang

Ảnh: Trục đường chính thị trấn Neo

Ảnh: Quảng trường TT. Thắng. H. Hiệp Hòa

Ảnh: Khu trung tâm TT. Chũ.

Ngoài các đô thị, trong tỉnh còn có các thị tứ cũng đang có tốc độ phát
triển nhanh về nhà ở, kinh doanh dịch vụ như Hoàng Ninh, Phố Sàn, Dĩnh Trì,
Thái Đào, Bảo Sơn, Bách Nhẫn, Cầu Lường, Phố Tràng, các điểm dân cư dọc
các tuyến đường QL1, QL31, QL37, ĐT 295B... Hoạt động dịch vụ của các thị
tứ cũng đã góp phần quan trọng hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho khu vực nông thôn,
giảm khoảng cách đi lại cho các vùng dân cư sống xa đô thị và góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Những thị tứ nằm kề cận các khu nghiệp đang phát triển
nhanh dịch vụ thương mại, dịch vụ nhà ở cho thuê, tại những khu vực này đang
có sự quá tải về cơ sở hạ tầng.

Ảnh: Hiện trạng thị trấn miền núi

Ảnh: Hiện trạng xây dựng TP. Bắc giang

b/. Đánh giá về công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
* Về đầu tư phát triển khu đô thị mới, khu dân cư mới: Những năm qua
nhiều khu đô thị, khu dân cư mới trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư đồng bộ về hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Sau khi khu đô thị, khu dân cư mới được hình thành
11



đã tạo ra diện mạo mới về cảnh quan và môi trường đô thị, cụ thể như: khu dân cư
số 1, khu dân cư số 2, khu dân cư số 3, khu dân cư Cống Ngóc, khu dân cư Hồ
Bắc, khu dân cư Dộc Phóng, khu dân cư Đồng Cửa TP. Bắc Giang… với tổng
diện tích xây dựng mới khoảng trên 200ha; các khu dân cư mới khác trên địa bàn
các huyện cũng đã được quan tâm, triển khai thực hiện, như: khu dân cư Nguyễn
Thế Nho thị trấn Bích Động huyện Việt Yên; khu dân cư Nam bệnh viện, khu dân
cư trước Đình Giã huyện Tân Yên, khu dân cư Ao Giá, khu dân cư Ban chỉ huy
quân sự huyện Hiệp Hòa…; Đồng thời thực hiện chủ trương phát triển đô thị, khu
dân cư mới của Tỉnh thời gian qua Tỉnh đã phê duyệt danh mục các dự án khu đô
thị, khu dân cư và công bố lựa chọn chủ đầu tư. Đến tháng 12/2016, trên địa bàn
tỉnh đã có 19 dự án khu đô thị trong đó có 15 dự án đã được UBND tỉnh đã chấp
thuận đầu tư và 04 dự án đang thực hiện lập, trình thẩm định hồ sơ xin chấp
thuận. Đến nay đã có nhiều dự án đang thi công hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng
xây dựng như: Khu đô thị Bách Việt Lake Garden, phường Dĩnh Kế, Khu đô thị
mới Kosy, phường Xương Giang, Khu đô thị Đồng Cửa 2 phường Lê Lợi, Khu
dân cư số 4 trên ĐT295B xã Tân Mỹ, Khu đô thị mới phường Mỹ Độ, Khu B
thuộc khu đô thị mới Đình Trám - Sen Hồ, Khu dân cư mới số 3 thị trấn Thắng,
Khu dân cư mới thị trấn Bố Hạ, Khu đô thị An Huy thị trấn Cao Thượng, Khu 1
khu dân cư Lạc Phú xã Nham Sơn huyện Yên Dũng, Khu đô thị mới tiểu khu 2, 3
thị trấn Neo
Các dự án khu dân cư đang tiến hành các thủ tục giải phóng mặt bằng như
Khu dân cư thương mại Chợ Mới thị trấn Bích Động, Khu dân cư số 6 trên
ĐT295B xã Hồng Thái, Khu đô thị mới phía Tây thị trấn Vôi, Khu đô thị mới
Đồng Cửa thị trấn Đồi Ngô.
Dự án đã được tỉnh chấp thuận đầu tư là Khu dân cư mới thị trấn Cầu Gồ;
Dự án đã trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Tây thị
trấn Thắng; Điểm dân cư nông thôn xã Tân Sỏi huyện Yên Thế, Dự án đang lập
hồ sơ Quy hoạch chi tiết là Khu đô thị mới phía Nam thị trấn Thắng
+ Về công tác quản lý đô thị:

Công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan, trật tự xây dựng đô thị ngày càng
được quan tâm thực hiện, đến nay có 07/17 đô thị xây dựng Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc (thành phố Bắc Giang, thị trấn Cao thượng, thị trấn Nhã Nam,
thị trấn Thắng, thị trấn Chũ, thị trấn Bích Động và thị trấn Nếnh); các huyện,
thành phố đã thành lập và đi vào hoạt động đội Thanh tra giao thông xây dựng
và quản lý trật tự đô thị vì vậy công tác quản lý xây dựng tại các đô thị được cải
thiện và dần đi vào nề nếp.
+ Về hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông: Trong quá trình lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu,
quy hoạch chi tiết cho các đô thị các đồ án đã tính toán đảm bảo tỷ lệ đất giao
thông đô thị theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Trong quy hoạch chi tiết
các khu dân cư, khu đô thị mới tỷ lệ đất giao thông/đất đô thị đạt trên 20%,
nhiều khu vực khu dân cư mới có tỷ lệ đất giao thông/đất đô thị lên tới 25%30%; đã thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường nội thị, nâng cấp các
12


tuyến đường tỉnh, đường quốc lộ chạy qua các đô thị, như: ĐT292; ĐT295, ĐT
296, Nâng cấp QL1, ĐT293; ĐT398; dự án cải tạo, nâng cấp ĐT295B...Tuy nhiên
việc xây dựng theo quy hoạch còn hạn chế nên các khu vực đô thị hiện có tỷ lệ
đất giao thông/diện tích đất toàn đô thị chỉ đạt khoảng 9% - 13%.
- Cấp nước: theo thống kê tính đến nay dân số đô thị sử dụng nước sạch
đạt tỷ lệ khoảng 80%. Hiện đã có 13 nhà máy nước phục vụ cấp nước cho các đô
thị là nhà máy cấp nước sạch thành phố Bắc Giang (đã được mở rộng với công
suất 35.000m3/ngđ) cung cấp nước sạch cho thành phố và một số vùng lân cận;
12 nhà máy cấp nước phục vụ cho các thị trấn là: Neo, Bích Động, Thắng, Đồi
Ngô, Lục Nam, Cao Thượng, Nhã Nam, Cầu Gồ, Bố Hạ, Vôi, Chũ, An Châu.
- Điện lực: Hiện nay 100% dân số đô thị đã được cấp điện với tỷ lệ cấp
điện sinh hoạt bình quân khoảng 750 - 900 kWh/người/năm; cơ bản các tuyến
đường chính tại các đô thị được đầu tư hệ thống chiếu sáng, tỷ lệ chiếu sáng tại
các nơi công cộng trong đô thị đạt khoảng từ 65% đến 80%.

- Thoát nước: Các đô thị mới chỉ tập trung xây dựng hệ thống thoát nước
mưa; hầu hết các đô thị chưa có hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước
thải theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; Riêng thành phố Bắc Giang đã
cơ bản đầu tư hệ thống thoát nước thải riêng với hệ thống thoát nước mưa và
đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 10.000m3/ng.đ .
- Vệ sinh môi trường: Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được gom tại các đô thị đạt
trên 90%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị thu gom được xử lý hợp vệ sinh đạt 9095%.
- Thông tin liên lạc: 100% các phường, thị trấn có sóng điện thoại di
động; 100% các phường, thị trấn có đường truyền internet tốc độ cao. Việc thực
hiện ngầm hóa, chỉnh trang mạng cáp viễn thông đã được các cấp, các ngành,
doanh nghiệp phối hợp thực hiện theo kế hoạch từng năm, đến nay trên 35%
mạng ngoại vi trên phạm vi toàn tỉnh được ngầm hóa hoặc chỉnh trang và bó
gọn.
- Tỷ lệ cây xanh, mặt nước: đô thị hiện nay đã được quan tâm; các đồ án
quy hoạch cơ bản đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn từ 4-6 m 2/người tùy thuộc
vào từng loại đô thị.
+ Về hạ tầng xã hội
- Về Y tế: Cơ sở vật chất mạng lưới khám chữa bệnh tại các đô thị tiếp tục
đầu tư mở rộng; đã tập trung cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh; mở rộng,
nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và
Bệnh viện phổi, Bệnh viện Sản Nhi) và một số cơ sở y tế tuyến huyện (Bệnh viện
đa khoa Sơn Động, Yên Thế, Tân Yên). Số giường bệnh/1vạn dân đạt từ mức
17,8 năm 2011 đã tăng lên 20,8 năm 2015.
- Về giáo dục và đào tạo: Đã mở rộng, kiên cố hóa được 95% phòng học
khối phổ thông, 100% phòng học khối các trường chuyên nghiệp, dạy nghề.

13


- Về cơ sở hạ tầng văn hóa: Tập trung hoàn thành một số một số cơ sở hạ

tầng văn hóa như: Dự án bảo tồn tôn tạo, di tích lịch sử chiến thắng Xương
Giang; Nhà biểu diễn, các hạng mục phụ trợ của Nhà hát Chèo Bắc Giang; Cải
tạo, nâng cấp Nhà Bảo tàng tỉnh; Hội trường đa năng tỉnh; Công trình tượng đài
Hoàng Hoa Thám tại Công viên Hoàng Hoa Thám thành phố Bắc Giang... đang
triển khai một số công trình: Thiền viện trúc lâm phượng hoàng xã Nham Sơn,
huyện Yên Dũng; Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử... đáp ứng nhu cầu thông
tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Hệ thống công viên tại các đô thị đã được
các địa phương đầu tư cải tạo, xây mới góp phần tạo nên bộ mặt các đô thị ngày
càng khang trang.
- Về Cơ sở hạ tầng thương mại: Hệ thống chợ và siêu thị, đại lý bán lẻ tại
các đô thị đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản
xuất, kinh doanh và nhu cầu mua sắm của nhân dân. Hệ thống các siêu thị, trung
tâm thương mại được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư như: Đã hoàn thành
đưa vào sử dụng siêu thị BigC; các siêu thị điện máy Trần Anh, Mediamart, Văn
Chiến và Siêu thị CoopMart tại thành phố Bắc Giang...; 02 trung tâm thương mại
tại thị trấn Vôi huyện Lạng Giang. Mạng lưới chợ cũng đã và đang được đầu tư
hoàn thiện với một số dự án cụ thể như: Chợ thị trấn Neo (huyện Yên Dũng),
chợ Thanh Xuân (huyện Lục Nam)...
- Về phát triển nhà ở: Mỗi năm trung bình có khoảng 150.000m 2 170.000m2 sàn nhà ở được xây dựng mới tại các đô thị; môi trường sống, kiến
trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật được quản lý; tuy nhiên tốc độ xây dựng và
phát triển nhà ở tại các đô thị còn chậm, một số nơi hình thành các nhóm nhà ở
độc lập xây dựng bám theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ nhưng chưa có hệ
thống hạ tầng phục vụ.
Ngoài những kết quả đạt được công tác quản lý xây dựng phát triển đô thị
vẫn còn một số tồn tại chưa đáp ứng yêu cầu như: số lượng đô thị ít, quy mô đô
thị nhỏ, không gian đô thị chưa được mở rộng, quy hoạch chi tiết ở các đô thị
còn thiếu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đầu tư còn hạn chế, thiếu
đồng bộ, làm hạn chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch
vụ, phát triển đô thị; tiến độ thực hiện dự án các Khu đô thị mới, Khu dân cư vẫn
còn chậm, chất lượng chưa cao. Kiến trúc công trình, biển quảng cáo, vỉa hè của

các tuyến phố còn lộn sộn, chưa tạo được bộ mặt đẹp cho đô thị. Công tác phát
triển đô thị còn chậm, chưa thành lập được thị xã trực thuộc tỉnh, ngoài thành
phố Bắc Giang thì hầu hết các đô thị có quy mô dân số nhỏ từ 3.000 đến 7.000
người, kể cả 02 đô thị đã được công nhận loại IV là Thắng (huyện Hiệp Hòa) và
Chũ (huyện Lục Ngạn).
- Công tác triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu dân cư mới
còn chậm, như: Dự án khu 4 thuộc khu dân cư mới thị trấn Bích Động (huyện
Việt Yê; khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Quang Châu, khu đô thị phía Tây
thị trấn Thắng huyện Hiệp Hòa, khu đô thị mới phía Tây thị trấn Vôi (huyện Lạng
Gian, khu đô thị mới KoSy (thành phố Bắc Giang)…

14


- Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị chưa được thực
hiện tốt, đến nay còn 10/17 đô thị chưa có quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
đô thị; việc thiết kế đô thị chưa được quan tâm nên chưa có nhiều tuyến phố,
công trình kiến trúc đẹp đóng góp cho bộ mặt đô thị. Việc xây dựng và thực hiện
quy chế chưa nghiêm, tình hình xây dựng không đúng quy chế, sai giấy phép
xây dựng vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.
- Chất lượng nước nước sạch phục vụ sinh hoạt chưa được kiểm tra đánh
giá thường xuyên, một số đô thị hiện nay vẫn xử dụng nguồn nước ngầm, chưa
đảm bảo vệ sinh.
- Công tác cải tạo chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho khu dân
cư cũ còn chậm, việc kết nối thoát nước giữa khu dân cư cũ và khu dân cư mới
chưa tốt, tình trạng ngập úng cục bộ tại một số tuyến phố vẫn xảy ra. 16/17 đô thị
chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải, hiện chỉ có một trạm xử lý nước thải tại
Thành phố Bắc Giang.
- Công tác quản lý nghĩa trang, chất thải rắn, vệ sinh môi trường còn nhiều
hạn chế, không đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh đến khu dân cư, chưa quy hoạch

được nhiều nghĩa trang tập trung cấp huyện, cấp tỉnh; chưa thu hút được đầu tư
xây dựng nhà máy xử lý rác việc xử lý rác thải chủ yếu vẫn bằng chôn lấp và đốt.
- Về cấp điện, thông tin liên lạc: Hiện nay, các đô thị chủ yếu vẫn sử dụng
mạng lưới điện đi nổi, lưới điện phân phối còn tồn tại nhiều cấp điện áp, khả
năng tải và cung cấp điện còn hạn chế. Hệ thống thông tin chưa được ngầm hóa
mà chủ yếu treo vào các cột điện chiếu sáng không đảm bảo mỹ quan đô thị.
2.1.2. Đánh giá thực trạng về phân loại đô thị và phân cấp quản lý hành
chính:
Tỉnh Bắc Giang hiện có 17 đô thị, trong đó:
- Thành phố Bắc Giang là đô thị loại 2 - thành phố tỉnh lỵ tỉnh Bắc Giang;
- 02 đô thị loại 4 là thị trấn Thắng và Chũ (là thị trấn huyện lỵ);
- 07 đô thị loại 5 (là thị trấn huyện lỵ) gồm: thị trấn Bích Động, Vôi, Neo,
Đồi Ngô, Cao Thượng, An Châu, Cầu Gồ
- 07 đô thị loại 05 là thị trấn thuộc huyện gồm: thị trấn Nếnh, Kép, Tân
Dân, Lục Nam, Nhã Nam, Bố Hạ, Thanh Sơn
Ngoài ra còn có 02 đô thị mới được UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định
công nhận đủ tiêu chuẩn đô thị loại 5 là Mỏ Trạng và Phố Kim
2.1.3. Đánh giá hiện trạng quy mô đô thị
Năm 2012 dân số đô thị toàn tỉnh là 154.337 người chiếm 9,71% tổng dân
số toàn tỉnh (trung bình cả nước là 31,9%). Tỷ lệ dân số đô thị tỉnh Bắc Giang
tiếp tục tăng dần qua các năm 2014, 2015 đến năm 2016 dân số đô thị toàn tỉnh
là 244.400 người, đạt tỷ lệ 14,74% .
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2016).

15


Bảng: Hiện trạng hệ thống đô thị của tỉnh Bắc Giang đến năm 2016
Dân số
đô thị

(người)

Phân
loại
đô thị

154.604

2

6,07

7.475

5

5,66

8.746

5

5,80

6.096

5

4,68


5.777

5

H. Hiệp
Hòa

1,21

5.453

4

H. Tân Yên

2,58

6.360

5

H. Tân Yên

1,32

3.001

5

Đơn vị

hành chính

Diện
tích
(km2)

T
T

Tên đô thị

1

Thành phố Bắc
Giang

Thành phố
66,60
Bắc Giang

2

Thị trấn Bích Động

H. Việt Yên

3

Thị trấn Nếnh


H.Việt Yên

4

Thị trấn Neo

5

Thị trấn Tân Dân

6

Thị trấn Thắng

H.Yên
Dũng
H.Yên
Dũng

Tính chất
Trung tâm chính trị - KT- VH - ĐT
của tỉnh
TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng hợp
của huyện
Trung tâm dịch vụ thương mại;
Đầu mối vận tải đường sắt
TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng hợp
của huyện
Trung tâm dịch vụ thương mạicông nghiệp
TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng hợp

của huyện - TT. Tiểu vùng phía
Tây tỉnh BG
TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng hợp
của huyện
Trung tâm dịch vụ thương mại
TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng
hợp của huyện
Trung tâm dịch vụ thương mại tiểu thủ công nghiệp
TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng
hợp của huyện

8

Thị trấn Cao
Thượng
Thị trấn Nhã Nam

9

Thị trấn Cầu Gồ

H. Yên Thế

2,1

3.944

5

10


Thị trấn Bố Hạ

H. Yên Thế

1,1

3.817

5

11

Thị trấn Vôi

3,41

7.540

5

12

Thị trấn Kép

0,61

2.672

5


Trung tâm dịch vụ thương mại

13

Thị trấn Đồi Ngô

4,59

8.711

5

TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng
hợp của huyện

14

Thị trấn Lục Nam

1,65

3.845

5

Trung tâm dịch vụ thương mại

15


Thị trấn Chũ

2,7

7.615

4

16

TT An Châu

2,11

4.956

5

17

TT Thanh Sơn

21,06

3.788

5

133,25


244.400

7

Tổng cộng

H. Lạng
Giang
H. Lạng
Giang
H. Lục
Nam
H. Lục
Nam
H. Lục
Ngạn
H. Sơn
Động
H. Sơn
Động

TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng hợp
của huyện - TT. Tiểu vùng phía
Đông tỉnh Bắc Giang
TT. Huyện lỵ; Trung tâm tổng
hợp của huyện
Trung tâm dịch vụ thương mạicông nghiệp năng lượng

Ngoài Thành phố Bắc Giang là đô thị có quy mô lớn, trung tâm tổng hợp
của Tỉnh, còn có 02 đô thị quy mô trung bình có chức năng là trung tâm tiểu

vùng và phía phía Đông của tỉnh là thị trấn Thắng và thị trấn Chũ, còn lại là 14
đô thị nhỏ trong đó 07 đô thị là thị trấn huyện lỵ, trung tâm tổng hợp của huyện
và 07 đô thị là thị trấn thuộc huyện.
Trong số các đô thị vẫn còn một số đô thị có quỹ đất nhỏ hẹp không đáp
ứng đủ nhu cầu xây dựng trước mắt và lâu dài như thị trấn Thắng, Kép, Bố Hạ,
Nhã Nam, Cầu Gồ, Lục Nam nổi bật là thị trấn Kép (huyện Lạng Giang), thị
trấn Lục Nam (huyện Lục Nam) vì vậy mặc dù đã được hình thành từ lâu nhưng
đến nay các đô thị này vẫn khó khăn trong phát triển cả về kinh tế - xã hội cũng
như xây dựng đô thị, khó thu hút đầu tư, thiếu quỹ đất để xây dựng công trình

16


công cộng, công viên vườn hoa, hạ tầng kỹ thuật và các khu dân cư phục vụ nhu
cầu ở của đô thị.
2.1.4. Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch và quản lý xây dựng
phát triển đô thị
a/. Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị
Công tác quy hoạch những năm gần đây ngày càng được chú trọng, hầu
hết các đô thị đã lập điều chỉnh quy hoạch chung trong đó có nhiều đô thị vừa
lập điều chỉnh QHC trong khoảng 5 năm trở lại đây như TP. Bắc Giang, thị trấn
Thắng, Chũ, Bích Động, Nếnh, Đồi Ngô, Neo, Tân Dân, Cao Thượng, Nhã
Nam, Kép, Thanh Sơn...; 07 thị tứ có kế hoạch xây dựng trở thành đô thị là Mỏ
Trạng, Phố Kim, Bỉ, Bách Nhẫn, Phố Hoa, Phương Sơn, Tân Sơn cũng đã và
đang lập quy hoạch chung để quản lý, định hướng phát triển, thu hút đầu tư xây
dựng theo mô hình của đô thị...;
Các đô thị sau khi có quy hoạch chung được phê duyệt đã tiến hành lập
quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, đảm bảo công tác quy hoạch đi trước
một bước làm căn cứ triển khai dự án đầu tư và cấp phép xây dựng; Một số đô
thị đã lập Quy chế quản lý quản lý đô thị như thành phố Bắc Giang, thị trấn

Thắng, thị trấn Cao Thượng, thị trấn Đồi Ngô; 03 đô thị lập Hồ sơ đề xuất khu
vực phát triển đô thị là thị trấn Vôi, thị trấn Cao Thượng, TP. Bắc Giang ...; 03
đô thị lập đề án nâng loại đô thị là thành phố Bắc Giang, thị trấn Thắng, thị trấn
Chũ; 02 đô thị đã lập đề án và được UBND tỉnh Bắc Giang quyết định công
nhận đủ tiêu chuẩn đô thị loại 5 là Mỏ Trạng và Phố Kim
Một số khu đô thị mới như Quang Châu, Đình Trám - Sen Hồ, Khu đô thị
công nghiệp Nham Sơn - Yên Lư cũng đã lập quy hoạch chi tiết để làm cơ sở lập
dự án đầu tư xây dựng; nhiều khu dân cư mới thuộc thành phố Bắc Giang và các
thị trấn cũng đã được triển khai xây dựng.
Các quy hoạch sau khi được phê duyệt đều tiến hành công bố quy hoạch
theo quy định của Luật Xây dựng, luật Quy hoạch đô thị.
Tuy nhiên sau khi quy hoạch chung mở rộng đô thị được phê duyệt các đô
thị đều chưa tiến hành lập điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính nên quy mô
đô thị còn nhỏ; hơn 60% các đô thị chưa lập quy chế quản lý Quy hoạch kiến
trúc đô thị, Chương trình phát triển đô thị, Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô
thị; Nhiều dự án khu đô thị tiến độ triển khai xây dựng còn chậm so với yêu cầu
như Đô thị Quang Châu, Nham Sơn - Yên Lư, Đình Trám - Sen Hồ.
b/. Quản lý xây dựng phát triển đô thị
Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Trung ương, Tỉnh đã ban hành quyết
định số 44/2015/QĐ - UBND ngày 30/1/2015 “Quy định một số nội dung về
kiểm tra trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”; ra các văn bản hướng
dẫn thực hiện, làm rõ trách nhiệm của các ngành các địa phương trong lĩnh vực
quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt, cấp giấy
phép xây dựng và xử phạt hành chính trong xây dựng.

17


Nhưng do hạn chế về nhân lực nên việc thanh tra, xử lý vi phạm trật tự đô
thị còn gặp nhiều khó khăn

2.1.5. Khảo sát đánh giá thực trạng phát triển từng đô thị theo Nghị quyết số:
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về
Phân loại đô thị và Nghị quyết số: 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 05
năm 2016 của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội về Tiêu chuẩn đơn vị hành chính
và phân loại đơn vị hành chính
Việc đánh giá thực trạng phát triển từng đô thị được đối chiếu với 05 tiểu
chuẩn và 60 tiêu chí của “Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị” đó là:
1. Tiêu chuẩn: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh
tế - xã hội (gồm 6 tiêu chí)
2. Tiêu chuẩn: Quy mô dân số toàn đô thị và dân số nội thị (gồm 2 tiêu chí)
3. Tiêu chuẩn: Mật độ dân số toàn đô thị và mật độ dân số khu vực nội
thành (gồm 2 tiêu chí)
4. Tiêu chuẩn: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và khu vực nội
thành (gồm 2 tiêu chí)
5. Tiêu chuẩn: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô
thị (48 tiêu chí)
Đánh giá thực trạng đô thị theo “Nghị quyết số: 1211/2016/UBTVQH13
ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội về Tiêu chuẩn của
đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính” gồm 5 tiêu chuẩn là:
1. Tiêu chuẩn: Quy mô dân số.
2. Tiêu chuẩn: Diện tích tự nhiên.
3. Tiêu chuẩn: Số đơn vị hành chính trực thuộc
4. Tiêu chuẩn đã được công nhận là đô thị loại (1, 2 hoặc 3)
5. Tiêu chuẩn: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Kết quả đánh giá hiện trạng của từng đô thị theo loại đô thị phấn đấu như sau:
a/. Thành phố Bắc Giang:
* Đánh giá theo tiêu chuẩn của “Nghị quyết số:1210/2016/UBTVQH13
(Xem phụ lục 1)
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2015 Thành phố Bắc Giang đã gần

đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc tỉnh với điểm số đạt 73,05/100 điểm theo
quy định (điểm tối thiểu đạt là 75/100điểm), trong đó đã có một số tiêu chí đạt
đô thị loại I là: Cân đối thu chi ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện tích
đất cây xanh đô thị/người, tỷ lệ phủ sóng thông tin, quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị đã được ban hành áp dụng > 2 năm, số lượng các dự án cải tạo
chỉnh trang đô thị, mật độ đường cống thoát nước, tỷ lệ hộ nghèo...

18


Các nhóm tiêu chí còn yếu cần có giải pháp khắc phục trong những năm
tiếp theo là: Thu nhập bình quân đầu người; Quy mô dân số và mật độ dân số
toàn đô thị; diện tích sàn nhà ở bình quân/người, cơ sở giáo dục, công trình văn
hóa - thể thao; Mật độ đường giao thông (tính đến đường có chiều rộng phần xe
chạy ≥ 7,5m); tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu
vực nội thị; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng; tiêu chí cấp điện sinh
hoạt và cấp nước sinh hoạt, chiếu sáng ngõ hẻm, xử lý chất thải rắn, xây dựng
nhà tang lễ; không gian công cộng, vận động người dân sử dụng hình thức hỏa
táng
b/. Thị trấn Thắng
Thị trấn Thắng mở rộng đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô
thị loại IV.
Theo định hướng của tỉnh giai đoạn 2021-2030 dần từng bước xây dựng
toàn huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã. Vì vậy chưa thể tính điểm theo “Nghị
quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 Phân loại đô thị”
Đối chiếu với “Nghị quyết số: 1211/2016/UBTVQH13 về Tiêu chuẩn của
đơn vị hành chính và Phân loại đơn vị hành chính” thì tại thời điểm đến ngày
31/12/2015 các tiêu chuẩn đạt được của thị xã Hiệp Hòa tương lai như sau:
Bảng: Tính điểm huyện Hiệp Hòa theo tiêu chuẩn thị xã loại IV
STT

1
2
3

4
5

Tiêu chuẩn
Quy mô dân số
Diện tích tự nhiên
Đơn vị hành chính trực
thuộc
- Số đơn vị hành chính cấp xã
trực thuộc
- Tỷ lệ số phường trên tổng số
đơn vị hành chính cấp xã

Mức quy định
≥100.000 người
≥ 200 km2

Chưa đạt
≥ 10 đơn vị

26 đơn vị

Đạt

≥ 50%


Chưa có

Chưa đạt

Chưa được
công nhận là đô
thị loại 3

Chưa đạt

Đã được công nhận là đô thị
loại 1, 2, 3
Cơ cấu và trình độ phát
triển kinh tế - xã hội
Cân đối thu chi ngân sách
Thu nhập bình quân đầu
người năm so với cả nước
(lần)
Mức tăng trưởng kinh tế trung
bình 3 năm gần nhất (%)
Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3
năm gần nhất (%)
Tỷ trọng công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ trong cơ cấu

Hiện trạng huyện Hiệp Hòa
năm 2015
Mức đạt được
Đánh giá
của đô thị

225.267người Đạt
203km2
Đạt

Chưa đạt

0.7 lần
Đạt bình quân
của tỉnh 9,6%
Đạt bình quân
của tỉnh 11,16
75%

19

Thiếu

Chưa đạt

15,8

Đạt
Đạt

5,79

Đạt

62,9


Chưa đạt


kinh tế
Tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp nội thành

75%

Đạt
Đạt 2/5 tiêu
chí

Đánh giá

(Nguồn: Số liệu từ các phòng ban, Niên giám thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2015)

c/. Thị trấn Bích Động mở rộng (gồm toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Bích
Động, xã Bích Sơn, xã Hồng Thái, xã Hoàng Ninh)
- Hiện tại thị trấn Bích Động và thị trấn Nếnh đang là đô thị loại 5, theo
định hướng của Tỉnh và Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm
2030, giai đoạn năm 2014 - 2020 sẽ mở rộng thị trấn Bích Động theo hướng sáp
nhập với thị trấn Nếnh và các xã lân cận để nâng cấp đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4,
tiếp tục xây dựng hướng tới toàn huyện Việt Yên trở thành thị xã Việt Yên trước
năm 2030.
Đánh giá các tiêu chuẩn cơ bản theo Nghị quyết số:1210/2016/UBTVQH13
về phân loại đô thị thì thị trấn Bích Động mở rộng đã đạt tiêu chuẩn của đô thị
loại 4 (theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2015) với tổng số điểm là 80/100
điểm (điểm tối thiểu đạt là 75/100 điểm). (xem phụ lục 2)
Tuy nhiên còn một số tiêu chí chưa đạt cần có giải pháp khắc phục là: Tiêu

chuẩn cấp nước sinh hoạt, tiêu chuẩn về nhà tang lễ, tiêu chuẩn về đất cây xanh
công cộng đô thị, Mật độ đường giao thông (tính đến đường có chiều rộng phần
xe chạy ≥ 7,5m), công trình văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, diện tích sàn
nhà ở bình quân/ người)
d/. Thị xã Chũ
Hiện trạng đô thị Chũ mở rộng đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu
chuẩn đô thị loại IV tại Quyết định số 567/QĐ-BXD ngày 05/6/2013.
Theo định hướng của Tỉnh đến năm 2020 sẽ mở rộng nâng cấp thị trấn Chũ
trở thành thị xã loại 4. Đối chiếu với Nghị quyết số: 1211/2016/UBTVQH13 về
Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và Phân loại đơn vị hành chính thì đến ngày
31/12/2015 chấm điểm các tiêu chuẩn của khu vực dự kiến thành lập thị xã Chũ
tương lai theo ranh giới quy hoạch chung đã lập như sau:
Bảng: Tính điểm thị xã Chũ (theo ranh giới khu vực dự kiến thành lập thị
xã của quy hoạch chung được phê duyệt năm 2014 đã xác định)
theo tiêu chuẩn thị xã loại III
STT
1
2
3

Tiêu chuẩn
Quy mô dân số
Diện tích tự nhiên
Đơn vị hành chính trực
thuộc

Mức quy định
≥ 100.000 người
≥ 200 km2


Hiện trạng khu vực dự kiến xây
dựng thị xã Chũ
Mức đạt được của
Đánh giá
đô thị
33.688 người
Chưa Đạt
2
54,94 km
Chưa đạt
Chưa đạt

20


4
5

- Số đơn vị hành chính cấp
xã trực thuộc

≥ 10 đơn vị

Thị trấn Chũ, xã
Nghĩa Hồ, một
phần của 5 xã
Thanh Hải, Quý
Sơn, Phượng Sơn,
Nam Dương, Trù
Hựu


- Tỷ lệ số phường trên tổng
số đơn vị hành chính cấp


≥ 50%

Chưa có

Chưa đạt

Chưa được công
nhận là đô thị loại
3

Chưa đạt

Đã được công nhận là đô
thị loại 1, 2, 3
Cơ cấu và trình độ phát
triển kinh tế - xã hội
Cân đối thu chi ngân sách
Thu nhập bình quân đầu
người năm so với cả nước
(lần)
Mức tăng trưởng kinh tế
trung bình 3 năm gần nhất
(%)
Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3
năm gần nhất (%)

Tỷ trọng công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ trong cơ
cấu kinh tế
Tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp nội thành

Chưa đạt

Chưa đạt


Thiếu

Chưa đạt

0.7 lần

1 lần

Đạt

Đạt bình quân
của tỉnh 9,6%

12,7

Đạt

Đạt bình quân
của tỉnh 11,16


5,79

Đạt

75%

64,11%

Chưa đạt

75%

75,8 %

Đạt
Đạt 0/5tiêu
chí

Đánh giá

e/. Thị trấn Đồi Ngô
Hiện tại thị trấn Đồi Ngô đang là đô thị loại 5, theo định hướng của tỉnh
và Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, giai đoạn năm
2014 - 2020 sẽ mở rộng thị trấn Đồi Ngô theo hướng sáp nhập với thị trấn Lục
Nam, một phần xã Tiên Hưng, Chu Điện và nâng cấp đạt tiêu chí đô thị loại 4.
Đánh giá các tiêu chuẩn theo Nghị quyết số:1210/2016/UBTVQH13 về
phân loại đô thị, theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/1015 thì thị trấn Đồi
Ngô mở rộng đã đạt tiêu chuẩn của đô thị loại 4 với tổng số điểm là 85,5/100
điểm (điểm tối thiểu đạt là 75/100 điểm). (xem phụ lục 3)

Các nhóm tiêu chí chưa đạt điểm cần có giải pháp khắc phục là: tiêu chẩn
cấp nước sinh hoạt, có nhà tang lễ, đất cây xanh toàn đô thị, tỷ lệ tuyến phố văn
minh đô thị/tổng số đường chính khu vực nội thị, Mật độ đường giao thông (tính
đến đường có chiều rộng phần xe chạy ≥ 7,5m); Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ
xóm được chiếu sáng.
g/. Thị trấn Vôi

21


- Hiện tại thị trấn Vôi đang là đô thị loại 5, theo định hướng của tỉnh và
Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, giai đoạn năm 2021 2030 sẽ mở rộng thị trấn Vôi và nâng cấp đạt tiêu chí đô thị loại 4.
Đánh giá các tiêu chuẩn theo Nghị quyết số:1210/2016/UBTVQH13 về
phân loại đô thị, thì thị trấn chưa đạt tiêu chuẩn của đô thị loại 4 (tổng số điểm là
70,6/100 điểm, điểm tối thiểu phải đạt là 75/100 điểm), trong đó các nhóm tiêu
chí chưa đạt cần có giải pháp khắc phục là: Quy mô dân số toàn đô thị; Mật độ
đường cống thoát nước chính; Mật độ đường giao thông (tính đến đường có
chiều rộng phần lòng đường xe chạy ≥ 7,5m); Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt;
Tiêu chuẩn về nhà tang lễ; Tiêu chuẩn về đất cây xanh toàn đô thị; Tỷ lệ nước
thải được xử lý. (xem phụ lục 4)
h/. Thị trấn Neo
- Hiện tại thị trấn Neo đang là đô thị loại 5, theo định hướng của tỉnh và
Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030 thì giai đoạn năm 2021
- 2030 sẽ mở rộng thị trấn Neo và nâng cấp đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4.
Đánh giá các tiêu chuẩn theo Nghị quyết số:1210/2016/UBTVQH13 về phân
loại đô tính đến thời điểm ngày 31/12/2015 thì thị trấn chưa đạt tiêu chuẩn của
đô thị loại 4 (tổng số điểm là 72,1/100 điểm, điểm tối thiểu phải đạt 75/100
điểm). (xem phụ lục 5)
Các nhóm tiêu chí chưa đạt cần có giải pháp khắc phục là: Quy mô dân số
toàn đô thị; Mật độ đường cống thoát nước chính; Tiêu chuẩn về nhà tang lễ;

tiêu chuẩn về đất cây xanh công cộng đô thị; Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị/
tổng số đường chính khu vực nội thị; mật độ đường giao thông (tính đến đường
có chiều rộng phần xe chạy ≥ 7,5m); mật độ đường cống thoát nước chính.
i/. Các đô thị loại 5 khác (Thị trấn Nhã Nam, Cao Thượng, Cầu Gồ, Bố Hạ,
Kép, An Châu, Thanh Sơn) (xem phụ lục 6 -13)
Theo định hướng của tỉnh và Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang
đến năm 2030 là các đô thị loại 5, không gian một số đô thị sẽ được mở rộng;
nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị. Theo số liệu thống kê tính
đến ngày 31/12/2015 đối chiếu với các tiêu chuẩn đô thị loại 5 của Nghị quyết
số: 1210/2016/UBTVQH13 về Phân loại đô thị, còn có một số đô thị yếu về các
tiêu chí: cấp nước sinh hoạt; tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu
sáng, mật độ đường giao thông (tính đến đường có chiều rộng phần lòng đường
xe chạy ≥ 7,5m), diện tích sàn nhà ở bình quân/người, đất cây xanh công cộng
khu vực nội thị, tiêu chuẩn về nhà tang lễ; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt
quy chuẩn kỹ thuật, mật độ đường cống thoát nước chính
k./ Các đô thị mới được công nhận đủ tiêu chí đô thị loại 5:
Thị tứ Phố Kim và Trung tâm cụm xã Mỏ Trạng đã được UBND tỉnh Bắc
Giang quyết định công nhận đủ tiêu chí đô thị loại 5.
Bảng: Tổng hợp đánh giá hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang theo tiêu chuẩn của
Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 về Phân loại đô thị

22


TT

Tên đô thị

Loại đô
thị hiện

trạng

Loại đô
thị
phấn đấu
(đánh giá)

Chỉ tiêu
Tỷ lệ lao
Mật độ
động phi
dân số
nông
(4,5-6
nghiệp
điểm)
(4,5-6
điểm)
5
6

Chức năng
đô thị
(15-20
điểm)

Qui

dân số
(6-8

điểm)

I

17,25

0

IV

18,25

6

4,9

Cơ sở hạ
tầng và kiến
trúc, cảnh
quan đô thị
(45-60
điểm)
44,8

Tổng
điểm
(75100
điểm)

44,85


80

Ghi
chú

1

Thành phố Bắc Giang

II

2

Thị trấn Bích Động

V

3

V

4

Thị Trấn Nếnh
Thị Trấn Neo

V

IV


17,25

0

1

6

47,1

71,35

5

Thị Trấn Tân Dân

V

V

17

6

5

4,5

43,25


75,75

6

Thị trấn Thắng

IV

III

13

0

1,5

5

54,7

74,2

7

Thị trấn Cao Thượng

V

V


19,25

6

5

3,5

48,5

82,25

Đạt

8

Thị trấn Nhã Nam

V

V

19,25

6

5

6


40,25

76,5

Đạt

6

73,05
Đạt

Đạt

9

Thị trấn Cầu Gồ

V

V

20

6

6

6


50,35

79,35

Đạt

10

Thị trấn Bố Hạ

V

V

16,75

6

6

6

43,3

78,05

Đạt

11


Thị trấn Vôi

V

IV

17,35

0

5

4,8

43,45

70,6

12

Thị trấn Kép

V

V

16,95

0


6

6

45,25

74,2

Đạt

13

Thị trấn Đồi Ngô

IV

14

Thị trấn Lục Nam

V

IV

18,75

6

5


6

50

85,75

Đạt

15

Thị trấn Chũ

IV

III

18,75

0

1

5,5

46

71,25

16


Thị trấn An Châu

V

V

14,5

6

5,5

4,8

44,75

75,55

17

Thị trấn Thanh Sơn

V

V

13,5

6


5,5

5

42,05

72,05

II.2. Đánh giá công tác lập quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng phục vụ phát triển đô thị
2.2.1. Công tác lập Quy hoạch xây dựng và nâng loại đô thị
a/. Thành phố Bắc Giang:
Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 652/QĐ-UBND, ngày 06/12/2013.
Hiện nay trên địa bàn TP. Bắc Giang đã lập Quy hoạch phân khu số 2, phân khu
số 3, QH phân khu đô thị phía Đông Bắc, Công viên Hoàng Hoa Thám, Quảng
trường 3/2, Quy hoạch chi tiết 2 bên đường Nguyễn Văn Cừ và khu dân cư cạnh
đường Xương Giang; đang lập quy hoạch hệ thống giao thông... Đã ban hành
Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi
phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng, trật tự công cộng và quản lý đất đai, Lập
hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị... để cụ thể hóa quy hoạch chung đã được
phê duyệt.
b/. Huyện Hiệp Hòa:
+ Thị trấn Thắng: Điều chỉnh Quy hoạch thị trấn Thắng đến năm 2030 đã
được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt năm 2008, đã lập một số quy hoạch chi
tiết khu dân cư...
+ Thị tứ Phố Hoa và Bách Nhẫn: Đã được lập quy hoạch theo định hướng
xây dựng trở thành đô thị loại 5
Hiện nay huyện Hiệp Hòa đang tiến hành lập Quy hoạch chung toàn huyện
theo hướng trở thành thị xã.


23

Đạt


c/. Các thị trấn Bích động, Nếnh, Cao Thượng, Nhã Nam, Đồi Ngô, Neo, Tân
Dân, Chũ, Kép, Thanh Sơn:
Các đô thị đều đã được lập điều chỉnh quy hoạch với định hướng mở rộng
không gian để tạo động lực phát triển đô thị và đủ quỹ đất xây dựng trong lâu
dài, đồng thời kết nối không gian đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia
và vùng tỉnh nhằm thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế.
Riêng thị trấn Cầu Gồ, An Châu, Vôi quy hoạch chung đã được lập từ lâu
cần được lập điều chỉnh quy hoạch. Các thị tứ Kim, Kép II, Bỉ, Phương Sơn, Mỏ
Trạng đều đã được lập quy hoạch chung làm cơ sở quản lý phát triển và công
nhận đô thị loại 5.
2.2.2. Thực trạng công tác đầu tư xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ
thuật khung phục vụ phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn toàn tỉnh Bắc
Giang.
Trong giai đoạn năm 2011-2015 công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
kinh tế xã hội, phát triển đô thị đã được ưu tiên đầu tư. Trong đó đầu tư cho giao
thông đạt 7640 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước tập trung vào đường tỉnh, các
công trình huyết mạch tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Đã hoàn thành cải
tạo ĐT 293, cầu Đồng Xuyên và đường dẫn lên cầu, 12 tuyến đường tỉnh dài
215 km, một số công trình quan trọng như ĐT 295, 295B, 292, 299, 298, 297,
296, 398 (nay là QL17); đang tiếp tục đầu tư một số dự án lớn tạo không gian
phát triển kinh tế mới; Đã cải tạo nâng cấp cứng hóa 214km đường huyện,
360km đường liên xã, trục xã, 1033km đường thôn bản; Cơ bản cứng hóa toàn
bộ các tuyến đường huyện hiện có.
Huy động khoảng 235 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước xây dựng hạ tầng

các khu công nghiệp Quang Châu, Vân Chung, Song Khê nhờ đó đã thu hút các
nhà đầu tư. Hoạt động của các khu công nghiệp đã thu hút lực lượng lao động
lớn tập trung vào khu vực phía Tây nam huyện Việt Yên thúc đẩy ngành dịch vụ
phát triển.
Đầu tư xây dựng và nâng cấp cải tạo hệ thống cấp điện, trạm bơm, nhà máy
cấp nước.
Đầu tư trên 1007 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở vật
chất trường học, lớp học, xây mới 1346 phòng học...
Đầu tư trên 1219 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các bệnh
viện Đa khoa tuyến tỉnh và huyện như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh Viện Sản Nhi, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, các trung tâm y tế dự phòng tỉnh và tuyến
huyện góp phần nâng tỷ lệ số giường bệnh /1 vạn dân từ 17,1 giường năm 2010
lên 20,8 giường năm 2015
Đầu tư 2193 tỷ đồng xây dựng công trình công cộng, đô thị, trụ sở cơ quan
quản lý nhà nước trong đó có một số dự án lớn như Hội trường đa năng, Nhà
liên cơ quan tỉnh, Trụ sở làm việc của đơn vị sự nghiệp sở, ngành của tỉnh, chỉnh

24


trang đô thị nhất là thành phố Bắc Giang do đó bộ mặt đô thị ngày càng sáng xanh - sạch - đẹp.
Nhờ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng toàn tỉnh và tập trung cho các đô thị nên
chất lượng đô thị đã được nâng lên, công trình công cộng như trường học, y tế,
chiếu sáng đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo
đô thị... đều có bước chuyển biến tích cực. Để có kinh phí đầu tư phát triển đô
thị ngoài sử dụng nguồn vốn từ ngân sách còn huy động nhiều nguồn vốn khác
như nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất, vốn xã hội hóa (huy động từ dân,
vốn doanh nghiệp...) đây là nguồn lực chính để phát triển triển đô thị
Riêng 03 đô thị được nâng cấp từ loại 3 lên loại 2 (là thành phố Bắc
Giang), từ loại 5 lên loại 4 (là thị trấn Thắng, thị trấn Chũ) công tác đầu tư xây
dựng đã được quan tâm, ngoài việc nâng cao hơn chất lượng đô thị còn để hoàn

thiện các chỉ tiêu hiện còn yếu chưa đạt theo tiêu chuẩn quy định đối với đô thị
đã được nâng loại cụ thể:
+ Thành phố Bắc Giang: Đã tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng
đô thị và xây dựng kế hoạch tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua
việc thu hút đầu tư xây dựng trung tâm Logistics tại xã Đồng Sơn, các trung
tâm tài chính, ngân hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị và các
công trình dịch vụ du lịch, các trung tâm vui chơi, giải trí phục vụ nhu cầu của nhân
dân, du khách…theo quy hoạch. Triển khai xây dựng chợ Song Khê; Duy trì
hoạt động hiệu quả các tuyến phố văn minh thương mại - trật tự đô thị tại các
phường nội thành; đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Bãi Ổi, xã Dĩnh
Trì, cụm công nghiệp làng nghề Đa Mai để ưu tiên cho các ngành nghề sản xuất
cơ khí, mộc dân dụng, sửa chữa ô tô, chế biến nông sản...; Tập trung chỉ đạo
hoàn thành xây dựng nông thôn mới xã Song Khê; quan tâm đẩy mạnh các biện
pháp duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới các xã đã đạt
chuẩn xã nông thôn mới; các dự án trọng điểm: Trụ sở Thành ủy, HĐND, UBND
thành phố; nghĩa trang nhân dân thành phố; khu đô thị phía Nam (khu 1); khu
dân cư cạnh đường Xương Giang; khu dân cư đường 295B... ;Triển khai dự án
xây dựng mới, Trường THCS trọng điểm, chất lượng cao ở khu dân cư số 2; nhà
văn hoá và sân thể thao xã Đồng Sơn…; thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị
(điện chiếu sáng, công viên, khuôn viên, trồng cây xanh dải phân cách, lát hè…)
+ Thị trấn Thắng mở rộng: Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng
hóa, giao thương.
Tập trung các nguồn vốn đầu tư phát triển, thu tiền sử dụng đất, đấu giá
quyền sử dụng đất và nguồn vốn khác ... cho đầu tư xây dựng các công trình trụ
sở làm việc, trạm y tế, trường lớp học như trụ sở nhà làm việc HĐND-UBND
huyện, UBND xã Thường Thắng; Lát vỉa hè trung tâm thị trấn Thắng và đèn
đường QL37, Đèn chiếu sáng đô thi đoạn Thị trấn Thắng - Km4+700 ĐT...Đẩy
nhanh tiến độ xây dựng khu dân cư số 3, huy động các nguồn lực đầu tư xây
dựng các công trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đầu tư công

được phê duyệt.
25


×