Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.07 MB, 96 trang )


BỘ Tư PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TĐƯÒNG DẠI HỌC !,UẬT 1IÀ NỘI
‘k ' k ‘k ‘k ‘f r i f i c ‘k ‘k 'k ic ic

Nguyễn Thị K h ế

K Ý K ẾT V À THỰC
HIỀM
HỢP
Đ ổ N G KINH TÊ'



TRONG NỀN KINH TÊ' THỊ TRƯỜNG


Chuyên ngành : Luật kinh tê
M ã s ố : 50515

LUẬN ÁN THẠC sĩ LUẬT


n

a

Người hướng dẫn khoa học :
P G S . PTS : T r ầ n Trọng Hụu


-'"‘'AT*!"..

t

THƯ V!ỆN
Hà nội - 1996

ai


MỤC
* LỤC
t
Trang
LỜI NÓI Đ Ầ U

1

Chương 1
BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỔNG KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

5

1.1. Sự ra đời của hợp đồng kinh tế.

5

1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh tế
trong nền kinh tế thị trường.
1.3. Vai trò của hợp đổng kinh tế trong nền kinh tế thị trường.


10
19

Chương 2
KÝ KẾT HỢP ĐỔNG KINH TẾ.

27

2.1. Các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế.

27

2.2. Chủ thể của hợp đồng kinh tế và
thẩm quyền ký kết hợp đổng kinh tế.

36

2.3. Thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế.

42

2.4. Hình thức của hợp đồng kinh tế.

46

2.5. Nội dung của hợp đồng kinh tế.

48


Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THựC HIỆN HỢP ĐỚNG KINH TẾ
TRONG NỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

57

3.1. Thế chấp tài sản.

58

3.2. Cầm cố tài sản.

62

3.3. Bảo lãnh.

64

Chương 4
THựC HIỆN HỢP ĐỔNG KINH TẾ TRONG NẾN k in Ví t ế t h ị t r ư ờ n g .

4.1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế.

68

4.2. Nội dung thực hiện họp đồng và trách nhiệm
của các bên trong việc thực hiện hợp đổng.

71


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

NHŨNG BÀI

VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐUỢC CÔNG B ố .

93


LÒI NÓỈ ĐẨU
1. TÍNII CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TẢI NGHIÊN c ú u

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã mở ra hướng đổi mới tư duy kinh tế,
xác định chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta. Đại hội Đảng lần thứ VII khẳng định lại chủ trương đó. Hiệu quả kinh tế, xã
hội đạt được trong những năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của chủ chương
này. Đại hội VIII của Đảng vẫn-tiếp tục đường lối đổi mới. Nghị quyết Đại hội
Đảng. VIII đã khẳng định : “ Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi .mới
theo con đường xã hội chủ nghĩa” (1). Đây là sự sáng tạo lớn trong đường lối xây
dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta.
Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục xây dựng và phát triển nền kinh tế theo
đường lối đổi mới của Đảng. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
hành theo


CO'

chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội

chủ nghĩa. Chúng ta thực hiện chủ trương giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm
cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường đó, mỗi người kinh doanh và mỗi tổ chức kinh doanh đều có quyền tư do
kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Mỗi người kinh doanh và mỗi tổ chức
kinh doanh là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt
động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quản kinh doanh của mình.
Với tư cách là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập, người kinh doanh và
tổ chức kinh doanh, dù muốn hay không, đều phải thiết lập quan hệ kinh tế với
các tổ chức kinh doanh khác. Mỗi người sản xuất hàng hoá đều phải thực hiện các
quan hệ mua vật tư, bán sản phẩm, gia công, chế biến, sửa chữa, vận chuyển.v.v...
Các quan hê đó dựa trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên mà hình thức pháp lý
của chúng là các hợp đồng. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống.các

(1). Văn kiện Đợi hội VIII của ĐảiìíỊ Cộìiịị sản Việ nam, NXB Chính trị Q uốc gia Hà nội 1996,

Tr. 52.


quan hệ hợp đồng. Trong nền kinh tế thị, họp đổng là công cụ không thể thiếu
được của các nhà kinh doanh để họ thực hiện việc trao đổi sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ. Họp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh nhằm phục vụ cho
hoạt động kinh doanh, theo pháp luật Việt nam hiện hành được gọi là họp đồng
kinh tế.
Trong cơ chê kế hoạch hoá tập trung và bao cấp trước đây, hợp đổng kinh

tế được coi là một trong những công cụ pháp lý quan trọng của Nhà nước để thực
hiện kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, là công cụ pháp lý quan trọng để xây
dựng và thực hiện kế hoạch nhà nước, là phương tiện kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch, đánh giá việc hoàn thành kế hoạch.v.v... Do đó việc ký kết hợp đổng kinh
tế là nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, việc ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các
chủ thể kinh doanh. Họp đổng kinh tế được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ, tự chịu trách nhiệm và không trái pháp luật. Hợp đồng
kinh tế phải trở về với bản chất đích thực của nó. là bản giao kèo giữa nhũng
người sản xuất hàng hoá được thiết lập trên cơ sở tự do ý chí, nhằm trao đổi sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra cho chúng ta hiện nay là
phải nghiên cứu việc ký kết và thưc hiên hơp đồng kinh tế trong nến kinh tế thị
trường.
2. TÌNH H ÌN H NGHIÊN

cứu

ĐỂ t à i

Có thể nói, cho đến nay, chưa có một tác phẩm nào được viết một cách cụ
thể và đầy đủ về vấn đề ký kết và thực hiện hợp đổng kinh tế trong nền kinh tế thị
trường. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì chúng ta kế hoạch hoá chuyển từ nền kinh
tế mới tập trung và bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tư duy pháp lý về nền
kinh tế thị trường của chúng ta đang dần dần hình thành và phát triển.
Trước đây, cũng đã có một số tác phẩm viết về hợp đồng kinh tế như: “Họp
đổng kinh tế, phân tổ dân luật, tổ luật học thuộc u ỷ ban khoa học Nhà nước, NXB
“Khoa học” Hà nội 1964; “Hợp đồng kinh tể”. Lê Lộc, N X 3 “Lao động” Hà nội
1978; “ K ếhoạch hóa kinh doanh và hợp đồng kinh tế”, Phan Văn Tân, u ỷ ban kế
hoạch Nhà nước, Hà nội 1990.V.V... Nhũng tác phẩm trên có đề cập vấn đề ký kết
và thưc hiện hợp đồng kinh tế, nhung đó là việc ký kết và thực hiện hợp đổng kinh



tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp. Tác phẩm “K ế hoạch hóa kinh
doanh và họp đồng kinh tế được nghiên cứu trên cơ sở Pháp lệnh hợp đổng kinh tế
hiện hành nên cũng có đề cập vấn đề ký kết và thực hiện họp đồng trong cơ chế
mơí. Ngoài ra, trong một số giáo'trình “Luật kinh tế” cũng có đề cập đến việc ký
kết và thực hiện họp đồng kinh tế trong điều kiện mới hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ứ u VÀ NHIỆM v ụ CỦA LUẬN ÁN.

Mục đích nghiên cứu của luận án là lý giải một cách toàn diện và khoa học
nhũng vấn đề lý luận, nhũng cơ sở pháp lý của việc ký kết và thực hiện họp đồng
kinh tế trong nền kinh tế thị trường, Nhằm góp phần vào việc hoàn thiện chế định
pháp lý về họp đồng kinh tế phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt, luận án chú trọng đến vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Để
đạt được mục đích trên,luận án có nhiệm vụ:
- Xác định bản chất của họp đổng kinh tê trong nền kinh tế thị trường;
- Những yêu cầu đặt ra đối với việc ký kết và thực hiện họp đồng kinh tế
trong nền kinh tế thị trường.
4. PH Ư Ơ N G PHÁP NGHIÊN c ứ u
Cơ sở phương pháp luận được sử dụns trong luận án là triết học Mác Lênin, lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật để thấy được mối quan hệ
biện chúng giữa kinh tế và pháp luật. Trên cơ sở phân tích cơ chế kinh tế cũ, cơ
chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp để thấv được bản chất của hình thức pháp
lý của các quan hệ kinh tế trong cơ chế ấy, so sánh với cơ chế thị trường và yêu
cầu đối với hình thức biểu hiện của quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Bằng-phương pháp phân tích và so sánh để thấy rõ hình thức pháp lý của- các
quan hệ kinh tế là do cơ chế kinh tế quyết định. Tư duy pháp lý không thể tách rời
tư duy kinh tế
5. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN

Có thể nói, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề ký kết và thực

hiện hợp đồngkinh tế trong nền kinh tế thị trường. Nhữrig nét mới của luận án là
luận án đã xác định một cách đầy đủ bản chất của hợp đồng kinh tế trong nền
kinh tế thị trường. Họp đồng kinh tế khống cồn là công cụ của Nhà nước như
trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp trước đây, mà là công cụ của


chính các nhà kinh doanh để họ thực hiện quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh; trực tiếp chịu trách
nhiệm tài sản không phải là nguyên tắc ký kết hợp đồng mà là hậu quả pháp lý
của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng họp đổng; Hình thức của
hợp đồng kinh tế không nhất thiết lúc nào cũng phải bằng văn bản; nếu các bên
chưa thoả thuận được vói nhau về những điều khoản chủ yếu của họp đồng thì
chưa thể coi là có hợp đồng; Nội dung của họp đồng kinh tế không chỉ bao gồm
những điều khoản do các bên thoả thuận mà còn có thể bao gồm cả các quy định
pháp luật; phạm vi của chế định hợp đổng kinh tế phải bao hàm các quan hệ kinh
doanh và xác định tính kinh doanh phải căn cứ vào mục đích và chủ thể .v.v...
Trên CO' sỏ' những kết luận trên, luận án đã đưa ra những kiến nghị góp phần
hoàn thiện những quy định hiện hành về việc kv kết và thực hiện hợp đồng kinh
tế.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN BAO GỔM :

- Lời nói đầu;
- Chương 1: Bản chất của họp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường;
- Chương 2 : Ký kết hợp đổng kinh tế trong nền kinh tế thị trường;
- Chương 3 : Các biện pháp đảm báo thực hiện hợp đồng kinh tế trong nền kinh
tế thị trường;
- Chương 4 : Thực hiện hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường;
- Kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo.
*


*

*

Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tôi đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ nhiệt tình của thầy PGS. PTS. Trần Trọng Hựu, đặc biệt là những buổi
thảo luận cởi mỏ' chân tình, nhũng tư tưởng chỉ đạo đầy tính khoa học mà thầy đã
giành cho tôi. Tôi vô cùng trân trọng và biết Oil sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu
đó.
Để hoàn thiện thêm luận án, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội đồng bảo
vệ thử về những đánh giá tốt đẹp và nhũng ý kiến đóng góp l ất bổ ích đối với tôi./.


Chương 1
BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỚNG KINH TẾ
TRONG NỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 s ụ RA ĐỜI CỦA HỢP ĐổNG KINH TẾ.

Vào thời điểm sơ khai của lịch sử loài người, con người còn sống thành
từng bày để cùng nhau chống chọi với thiên nhiên, con người chỉ kiếm những
thức ăn sẵn có trong thiên nhiên như hoa quả, thú rùng. Cùng với sự phát triển
của xã hội, con người dần dần có khả năng nhận biết và cải tạo thiên nhiên, bắt
thiên nhiên phục vụ nhu cẩu của mình. Họ biết trồng trọt và chăn nuôi và cùng
nhau hưởng thụ nhũng thành quả lao động. Sau đó có sự phân công lao động xã
hội giữa trồng trọt và chăn nuôi. Đây là sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ
nhất.
Trong lao động và cùng với lao động, con người ngày càng phát triển, hoạt,
động của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Con người biết chế tạo công
cụ lao động để sử dụng làm cho năng suất lao động tăng lên. Trên cơ sở của sự

phân công lao động xã hội và tăng năng suất iao động, đã xuất hiện sản phẩm dư
thừa và việc chiếm sản phẩm dư thừa làm của riêng. Sự phân công lao động xã
hội giữa nhũng người sản xuất khác nhau và việc chiếm hữu sản phẩm làm của
riêng làm nảy sinh một nhu cầu tất yếu khách quan là phải có sự trao đổi sản
phẩm.
Về vấn đề trao đổi sản phẩm Các Mốc đã viết " Tự chúng, các hàng hoá
không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Vậy chúng ta phải quay
sang phía những người giữ hàng hoá, những kẻ sở hữu hàng hoá. Hàng hoá là


nhũng đồ vật cho nên đứng trước con người chúng không có cách gì để chống lại
được. Nếu như hàng hoá không muốn đi thì người ta có thể dùng tới sức mạnh tức
là nắm lấy nó. Muốn cho những vạt đó quan hệ với nhau như những hàng hoá,
phải đối xử vói nhau như nhũng người mà ý chí nằm ở trong các vật đó như thế
nào để người này phải do ý chí của người kia tức là mỗi người trong cả hai người
đều phải nhờ vào một hành động tự nguyện chung đối với cả hai bên, mới có thể
chiếm hữu hàng hoá của người kia bằng cách nhượng lại hàng hoá của mình. Do
đó, họ phải công nhận lẫn nhau là nhũng người tư hữu. Mối quan hệ pháp lý đó
mà hình thái của nó là bản giao kèo - dù có được củng cố thêm bằng pháp luật
hay không cũng vậy - là mối quan hệ giữa các ý chí, phản ánh mối quan hệ kinh
tế. Nội dung của mối quan hệ pháp lý hay mối quan hệ giữa các ý chí đó chính là
do quan hệ kinh tế quyết định"(Ị).
. Như vậy, mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá là mối quan hệ kinh tế
giữa những người chủ hàng hoá được thiết lập trên cơ sỏ' thống nhấf ý chí của
những người chủ hàng hoá ấy mà hình thức của nó là " bản giao kèo". Quan hệ
này trở thành quan hệ pháp luật khi được pháp luật tác động vào và " bản giao
kèo " trỏ' thành hình thức của nó. Bản giao kèo đó chính là hợp đổng.
Sự ra đời của hợp đồng gắn liền với sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá.
Do có nhu cầu trao đổi sản phẩm hàng hoá mà người ta phải thoả thuận với nhau
về việc trao đổi đó. Sự ra đời của hợp đổng là đòi hỏi khách quan của nền sản

xuất hàng hoá. Họp đồng là hình thức biểu hiện của quan hệ trao đổi sản phẩm
hàng hoá giữa các chủ sỏ' hữu khác nhau. Hợp đồng ra đời do nhu cầu của sự trao
đổi sản phẩm hàng hoá nhưng sau đó hợp đồng phát triển ra cả ngoài phạm vi
trao đổi sản phẩm hàng hoá. Người ta có thể thoả thuận vói nhau làm một việc gì
hav không làm một việc gì thì đó cũng là sự "giao kèo", là hợp đồng.

( I ). Các Mác, T ư bản, quyển thứ nhất, tập I. NXB "sự thật" Hà nội.., 1973. T r 163 - 164.


Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì hợp đồng càng đa dạng và phong
phú. Đặc biệt là trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa - một nền kinh tế hàng hoá
phát triển ở mức độ cao. Hợp đồng được sử dụng như một công cụ pháp lý quan
trọng để điều chỉnh quan hệ hàng hoá tiền tệ phát sinh trong xã hội. Chế định hợp
đổng là một trong nhũng chế định pháp lý quan trọng của Bộ luật dân sự, ở một
số nước còn có chế định hợp đồng thương mại để điều chỉnh những quan hệ
thương mại giữa các thương gia, hợp đồng thượng mại được tách ra khỏi phạm vi
điều chỉnh của Bộ luật dân sự.
Đến giữa thế kỷ XX này, khi các Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời và đã
xây dựng nền kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất với hai
hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sỏ’ hữu tập thể và quản
lý toàn bộ nền kinh tế theo kế hoạch tập trung thống nhất thì nhũng quan hệ trao
đổi sản phẩm hàng hoá trong hoạt động sản xuất của nền kinh tế này đã mang
một nội dung mới. Cụ thể là những quan hệ đó chỉ hình thành giữa các đon vị
kinh tế xã hội chủ nghĩa và những quan hệ đó vừa mang yếu tố tổ chức kế hoạch
vừa mang yếu tố tài sản. Do vậy mà chúng không còn đơn thuần mang tính-chất
dân sự, chúng được loại ra khỏi pham vi điều chỉnh của Luật df\n sự và được điều
chỉnh bằng một ngành luật mới : Đó là ngành Luật kinh tế. Quan hệ trao đổi sản
phẩm hàng hoá giữa các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa được thể hiện dưới một
hình thức pháp lý mới đó là hợp đồng kinh tể.
Như vậy, hợp đồng kinh tế là một loại hợp đồng xuất hiện trong điều kiện

một nền kinh tế phát triển có kế hoạch trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất (1).
Hợp đổng, như chúng ta đã biết xuất hiện từ lâu, nhưng hợp đổng kinh tế
hay nói cụ thể hơn, khái niệm hợp đồng kinh tế, thì chỉ xuất hiện từ khi có nền
kinh tê xã hội chủ nghĩa. Nhung có tác giả lại cho rằng hợp đổng kinh tế trước
(1). Phân tổ dân luật, tổ luật học thuộc ủ y ban khoa học N hà nước, Hợp đồng kinh tế, NXB
"Khoa học", H à nội. 1964, Ty. ì ì


lúc trỏ' thành công cụ pháp lý của Nhà nước đã là một sự kiện xã hội xuất hiện từ
lâu trong xã hội loài ngươi cùng với sự xuất hiện của kinh tế hàng hoá (1). ớ đây
'CÓ

lẽ tác giả cho rằng nếu người ta thoả thuận với nhau về việc trao đổi sản phẩm

Ithì đó là hợp đồng kinh tê' vì việc trao đổi sản phẩm hàng hoá phản ánh mối quan
Ihệ kinh tế. Theo quan điểm đó của tác giả thì có lẽ ngày nay đã không có vấn đề
để tranh luận về hợp đổng dân sự và họp đồng kinh tế vì hợp đồng dân sự cũng
phản ánh quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá (về sự phân biệt họp đồng dân sự
và hợp đồng kinh tế sẽ đưọ’c xem xét ỏ' mục 1.2.2). Chúng ta có thể khẳng định
rằng: Người xưa chỉ gọi là hợp đổng nói chung chứ chưa gọi là hợp đồng kinh tế.
Sự phân chia thành các loại hợp đồng như ngày nay là do sự hình thành và phát
triển của các quan hệ xã hội và là kết quả của sự phát triển khoa học pháp lý. Do
đó không thể khẳng định là hợp đồng kinh tế ra đời cùng với sự ra đời của sản
xuất hàng hoá. Cũng như pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, nhưng
chưa thể phân chia thành Luật nhà nước, Luật hình sự, Luật kinh tế... như ngày
nay.
ớ nước ta sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt
nam đã chuyển sang môt giai đoan cách mang mới - xây dựng chủ nghía xã hội ỏ'
miền Bắc làm hậu phương vững chắc để đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong

thời kỳ đầu khôi phục và phát triển kinh tế này,nền kinh tế nước ta còn bao gồm
nhiều thành phần kinh tế; kinh tế quốc doanh mới hình thành nên còn chưa lớn
lắm, kinh tế tập thể cũng vậy, kinh tế tư bản tư doanh còn chưa được cải tạo và
kinh tế cá thể đương nhiên còn tồn tại. Để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong
hoạt động kinh doanh của các thành phán kinh tế, Chính phủ đã ban hành Điều
lệ tạm thời về hợp đổng kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định 735/TTg ngày
10 tháng 4 năm 1956. Theo Điều lệ này các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng
kinh doanh là các đơn vị quốc doanh,HTX,công tư hợp doanh hay tư doanh,người
(ỉ). Lê L ộ c , Hợp đồng kinh tế, NXB "Lao độnạ", Hà nội. 1978, Tr. 5.


Việt nam hay ngoại kiều kinh doanh trên đất nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà.
Văn bản này không điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các công dân và tổ chức
nhằm mục đích tiêu dùng.
N hư vây ngay từ kì ti miền Bắc mới được giải phóng, Chính phủ ta đã có
văn bản pháp luật riêng đ ể điểu chỉnh quan ỉìệ họp đồng trong hoạt động kinh
doanh. Theo văn bản pháp luật này, hợp đổng được thành lập bằng cách: " hai hay
nhiều đơn vị kinh doanh tự nguyện cam kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ nhất
định trong một thời gian nhất định,nhằm mục đích phát triển kinh doanh công
thương nghiệp góp phần thực hiện kế hoạch Nhà nước" (Điều 2). Hợp đồng kinh
doanh được xây dụng trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, thật thà,
hai bên cùng có lợi và có lợi cho việc phát triển kinh tế quốc dân. Những nguyên
tắc đó đã được ghi nhận trong điều 2 của Điều lệ. Việc thi hành Điều lệ hợp đồng
kinh doanh đã góp phần vào cỏng cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của nước
ta, đã động viên được sự đóng góp của các thành phần kinh tế. Có thể nói Điều lệ
tạm thời số 735/ TTg ngày 10 tháng 4 năm 1956 về hợp đổng kinh doanh là văn
bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế ở
nước ta.
Đến năm 1960, chúng ta cho rằng đã "căn bản hoàn thành công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa", mở đầu bằng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch năm

năm lần thứ nhất. Trong nền kinh tế, về cơ bản chỉ còn tồn tại hai thành phần
kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Hoạt động kinh tế phải
tuân theo kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước, do đó việc ký kết hợp
đồng kinh doanh không còn là "việc riêng" của các nhà kinh doanh nữa mà là để
phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện kế hoạch nhà nước.
Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh với nguyên tắc ký kết hợp đổng
trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện rõ ràng là không còn phù họp nữa. Trong điều
kiện đó,Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ban
hành kèm theo Nghị định số 04/ TTg ngày 4 thángl năm 1960 thay thế Điều lệ


tạm thời về hợp đồng kinh doanh. Khái niệm "hợp đồng kinh tế" ở nứơc ta được
sử dụng lần đầu tiên trong Nghị định này. Có th ể coi đây là thời điểm ra đời của
c h ế độ hợp đồnịỉ kinh t ế vả cũng chính là sự ra đời của hụp đồng kinh t ế ở nước
ta. Kế từ thời điểm này, hợp đổng kinh tế luôn tồn tại trong đời sống kinh tế và
pháp lý nước ta. Cụ thể là .-sau đó Chính phủ đã ban hành Điều lệ về chế độ hợp
đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54 - CP ngày 10 tháng 3 năm 1975 và
hiện nay chúng ta có Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế do Hội đổng Nhà nước (nay
là u ỷ ban thường vụ Quốc hội) ban hành ngày 25 tháng 9 năm 1989.
1 .2 . KHÁI NIỆM VẢ ĐẶC Đ IỂ M CỦA H Ợ P ĐỔ NG KINH T Ế T R O N G NỂN k i n h t ế t h ị

TRƯỜNG

1.2.1. Khái niệm hợp đồng kinh tế
Như đã nói ở phần trên, nếu như hợp đổng ra đời Ịà do nhu cầu khách quan
của việc trao đổi sản phẩm hàng hoá thì hợp đồng kinh tế ra đời là do nhu cầu
của nền kinh tế được quản lý theo kế hoạch tập trung thống nhất, dựa trên chế độ
sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, nhu cầu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm hợp đồng kinh tế được xác định trong pháp luật nước ta phụ thuộc vào
cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Năm 1960, sau khi hoàn thành thắng lợi kế hoạch 3 năm khôi phục và phát
triển kinh tế (1958 - 1960), nước ta bắt đầu xây dựng và phát triển nền kinh tế
theo kế hoạch tập trung thống nhất. Để thực hiện kế hoạch nhà nước cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do vậy mà ngày 4 tháng 1 năm 1960, Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về
chế độ hợp đổng kinh tế. Mục đích của việc ban hành Điều lệ này là " thông qua
việc ký kết hợp đồng kinh tế mà tăng cường quan hệ và trách nhiệm giữa các xí
nghiêp quốc doanh và cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện thắng lợi
kế hoạch nhà nước và những nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế

Hợp

đồng kinh tế nói trong bản Điều lệ tạm thời này là " hợp đồng về sản xuất, về


cung cấp và tiêu thụ hàng hoá, về vận tải, xây dựng bao thầu..." (Điều 1). Cơ sở
để ký kết hợp đồng kinh tế là chỉ tiêu kế hoạch. Các xí nghiệp quốc doanh, các
cơ quan nhà nước chỉ được ký kết hợp đồng trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch nhà
nước (Điều 2)." Trách nhiệm ký kết hợp đổng là trách nhiệm của Bộ trưởng hoặc
Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND địa phương,
Giám đốc hoặc Phó giám đốc các xí nghiệp quốc doanh trung ương hoặc địa
phương. Bộ trưởng hoặc Thứ truởng, Tổng cục trưởng, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch
UBND địa phương ký kết các hợp đổng dài hạn và hợp đồng nguyên tắc có quan
hệ giữa hai hay nhiều ngành ơ trung ương hoặc ở địa phương để làm cơ sơ cho
những cơ quan, xí nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế cụ thể " (Điều 7). Như vậy,
là theo tinh thần của bản Điều lệ này quan hệ ỉiợ p đồng kinh t ế chỉ tồn tại trong
khu vực kinh tế quốc doanh. Hợp đổng được ký kết giữa các xí nghiệp quốc
doanh và các hợp tác xã không được coi là hợp đồng kinh tế vì các hợp tác xã
chưa phải là những đon vị hạch toán kinh tế, trình độ kế hoạch và trình độ quản
lý còn thấp (1).

Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đổng kinh tế không trực tiếp đưa ra khái
niệm hợp đồng kinh tế.nhưng từ những điều đã phân tích ở trên, có thể rút ra khái
niệm hợp đồng kinh tế theo tinh thần của bản Điều ỉệ này là: Hợp đồng kinh tế là
hợp đồng được ký kết giữa các cơ quan nhà nước và xí nghiệp quốc doanh với
nhau trên cơ sở kế hoạch nhà nước và để thực hiện kế hoạch nhà nước.
Điều lệ tạm thời về chê độ hợp đồng kinh tế được áp dụng đến năm 1975.
Trong quá trình thực hiện Điều lệ tạm thời này Chính phủ còn ban hành nhiều thể
lệ tạm thời về từng chủng loại hợp đồng kinh tế, cụ thể như Thể lệ tạm thời về
hợp đổng vận tải hàng hoá (Thông tư PTT số 90/TTg ngày 6 tháng 4 năm 1960)
Thể lệ tạm thời về hợp đồng giao nhận, thi công xây dựng cơ bản (Thông tư PTT
số 139/TTg ngày 28 tháng 6 năm I960)... và Chính phủ đã ban hành Nghị định
(1) Phân tổ dân luật, tổ luật học thuộc ủ y ban khoa họcN hà nước, Hợp đồng kinh tế, NXB
"khoa h ọ c ", H à nội 1964, Tr.17.


số 65/ CP ngày 23 tháng I 1 năm 1960 về việc áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế
đối với các tổ chức Công tư hợp doanh. Nghị định tạm thời số 29/CP ngày 23
tháng 2 năm

1962 ban hành Điều lệ tạm thời quy định những nguyên tắc xử lý

trong việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế.
Qua 15 năm thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế theo Điều lệ tạm thời về
chế độ hợp đổng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 04/TTg ngày 4 tháng I
năm 1960 và những thể lệ tạm thời về những hợp đồng kinh tế cụ thể, công tác
hợp đổng kinh tế đã dần dần đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy công tác kế hoạch
hoá, hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Nhưng cũng đã đến lúc cần phải có Điều lệ
chính thức về hợp đồng kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu mớí của quản lý kinh tế,
thực hiện Nghị quyết TW lần thứ 20 của Ban chấp hành TW Đảng lao động Việt
Nam (khoá III) (nay là Đảng Cộng sàn Việt nam) đề ra là : "xoá bỏ lối quản lý

hành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo phương thức hạch toán kinh doanh
xã hội chủ nghĩa, khắc phục cách tổ chức, quản lý thủ công, phân tán theo lối sản
xuất nhỏ, xây dựng cách tổ chức quản lý của nền công nghiệp lớn, nhằm thúc đẩy
quá trình đưa nền kinh tế quốc dân từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa " và Nghị quyết của Hội nghị TW lần thứ 22 là: "phải tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa". Ngày 10 tháng 3 năm 1975 Chính phủ đã ban hành Điều lệ về
chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 54 - CP. Điều 1 của Điều lệ này
đã ghi nhận "Hợp đổng kinh tế là công cụ pháp lý của Nhà nước trong việc xây
dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghiã. Nó góp phần quan trọng trong
việc kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, củng cố chế độ hạch toán kinh tế, tăng
cường quản lý kinh tế. Nó làm cho lợi ích của đơn vị kinh tế cơ sở khớp với lợi
ích chung của nền kinh tế quốc dân, gắn công tác quản lý của Nhà nước với sự tự
chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế cơ sở. Nó xác lập và thắt chặt mối quan
hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các bên có liên quan đến việc ký kết hợp đổng
kinh tế và thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết, quy định rõ nghĩa vụ và trách
nhiệm cụ thể của từng bên đối với nhau, bảo vệ quyền lợi của các bên ký kết,


giúp đỡ các bên chuẩn bị kế hoạch, xây dựng kế hoạch một cách vững chắc, thực
hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước với hiệu quả kinh tế cao nhất".
Quan niệm như vậy về hợp đồng kinh tế là hoàn toàn phù họp với cơ chế
quản lý kinh tế theo kê hoạch tập trung thống nhất và bao cấp. v ẫn với quan
điểm hướng nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung thống nhất và coi hợp đồng
kinh tế là một công cụ để thực hiện kế hoạch|nên Điều lệ đã quy định : kỷ kết họp
đồng kinh t ế là một kỷ luật của Nhà nước. Trong mọi hoạt động kinh tế có liên
quan với nhau đều bắt buộc ký kết hợp đồng kinh tế (Điều 2). Như vậy, việc ký
kết hợp đồng kinh tế không còn là tự nguyện nữa mà là bắt buộc, là nghĩa vụ của
các đon vị kinh tế.
Khi Đảng và Nhà nước ta quyết định chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành

theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì quan điểm như trên về hợp
đồng kinh tế không còn phù hợp nữa.
Để đáp ứng nhu cầu khách quan của việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế
trong nền kinh tế thị trường, Hội đồng Nhà nước (nay là u ỷ ban thường vụ Quốc
hội) đã ban hành Pháp lệnh hợp đổng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989.
V -____ - ____ —----------

Theo điều 1 của Pháp lệnh, khái niệm hợp đồng kinh tế được ghi nhận như
sau: "Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bẳng văn bản , tài liệu giao dịch giữa các
bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ,
nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học ký thuật và các thoả thuận khác có mục
đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để
xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình".
Quan niệm trên đây về hợp đồng kinh tế cho ta thấy rõ bản chất của hợp
đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Đó là hình thức pháp lý của các quan
hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá, tiền tệ. Họp đồng kinh tế cũng là một loại hợp
đồng, do đó mà nó phải mang đầy đủ các yếu tố đặc trung vốn có của hợp đồng.


Hợp đồng phải do các bên tự nguyện thoả thuận với nhau, tự do bầy tỏ ý chí, tự
do bàn bạc, thương lượng để đi đến thống nhất ý chí với nhau về việc trao đổi,
mua bán sản phẩm hàng hoá, thực hiện dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các bên
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, hợp đồng kinh tê là hình thức pháp lý của các quan hệ tài sản
mang tính chất /làỉig ỉioá tiền tệ. Điều đó thể hiện ở chỗ các bên thoả thuận với
nhau về việc trao đổi sản phẩm 'hàng hoá, thực hiện dịch vụ trên cơ sở lấy đồng
tiền làm vật ngang giá để đo giá trị của hàng hoá. Mục đích của các bên tham gia
quan hệ hợp đồng kinh tế là để thực hiện hoạt động kinh doanh, hay nói cách
khác: các bên ký kết hợp đổng kinh tế nhằm mục đích kinh doanh.
Vấn đề đặt ra là không phải ai cũng có thể kinh doanh, mà chỉ có những tổ

chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật mới có thể
hoạt động kinh doanh. Điều này liên quan đến chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng kinh tế. Theo điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì,hợp đồng kinh tế được
ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với các nhân có đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy là trong quan hệ hợp đồng kinh tê'ít
nhất một bên phải là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân hay cá nhẩn có
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và phải ký kết hợp đồng trong
phạm vi nghề nghiệp kinh doanh đã đăng ký. Hợp đồng kinh tế phải thể hiện dưới
hình thức văn bản (hợp đổng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản tài liệu giao
dịch giữa các bên ký kết). Nếu hợp đổng nào không có đủ ba điều kiện (đặc
điểm) như đã nêu ở trên (mục đích kinh doanh, chủ thể tham gia có chức năng
kinh doanh, hình thức bằng văn bản) thì theo pháp luật kinh tế hiện hành không
được coi là hợp đồng kinh tế.
Đề làm rõ hon khái niệm hợp đổng kinh tế.cần phải phân biệt hợp đồng
kinh tế với hợp đồng dân sự.


1.2.2. Phân biệt hợp đổng kinh tế v à hợp đổng dân sự
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp trước đây, ở nước ta cũng
như ở một số nước XHCN khác, giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự có
ranh giới khá rõ ràng. Hợp đổng dân sư là sư thoả thuận giữa các chủ thể về viêc
trao đổi sản phẩm hàng hoá, thực hiện dịch vụ nhằm đáp úng nhu cầu vật chất
văn hoá hàng ngày của công dân. Họp đổng dân sự chỉ thuần tuý chứa đựng yếu
tố tài sản. Còn hợp đồng kinỉi t ế - một phạm trù pháp lý kinh t ế đặc thù của chủ
nghĩa x ã hội là sự tỉìoả thuận íịiữa các đon vị kinh tếX H C N vê việc trao đổi sản
phẩm hàng hoá,thưc hiện dịch vụ trên cơ sở chỉ tiêu k ế hoạch pháp lệnh của Nhà
nước và nhằm thực hiện k ế hoạch nhà nước. Những quan hê kinh tế trong họp
đổng kinh tế vừa mang yếu tố tổ chức kê hoạch vừa mang yếu tố tài sản, tức là
quan hệ quản lý kinh tế và quan hệ thực hiện hoạt động quản lý kinh tế trong một
cơ chế thống nhất của nền kinh tế XHCN.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ tài sản trong
hợp đồng dân sự và quan hệ tài sản trong hợp đổng kinh tế không còn khác nhau
nữa, chúng đều là quan hệ hàng hoá tiền tệ và đều phản ánh nhu cầu của thị
trường. Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hay hợp đồng dân sự cũng
đều là pháp nhân và cá nhân, do đó giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
không còn ranh giới rõ ràng nữa. Hợp đồng kinh tế hay hợp đổng dân sự đều là
sự thoả thuận giữa các chủ thể (pháp nhân, cá nhân) về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên cơ sở tự nguyên, bình đẳng vể
quyền và nghĩa vụ và không trái pháp luật. Hợp đồng kinh tế hay họp đổng dân
sự đều có chung bản chất và đều phản ánh các quan hệ kinh tế. Vậy hợp đồng
kinh tế và hợp đổng dân sự khác nhau ở chỗ nào? Việc phân biệt có ý nghĩa gì về
mặt lý luận và thực tiễn? Đó là những câu hỏi đặt ra phải được trả lời.
Chúng tôi cho rằng, mặc dù quan hệ tài sản trong hợp đồng dân sự và trong
hợp đồng kinh tế thống nhất với nhau về tính chất hàng hoá tiền tệ nhưng chúng
không hoàn toàn đồng nhất vơi' nhau .mà chúng vẫn có những đặc trưng riêng.


Quan hệ tài sản do hợp đồng dân sự điểu chỉnh phát sinh trong lĩnh vực tiêu
dùng và nhằm đáp íùuị nhu cẩu tiêu (lùn {Ị. c ỏ n quan hê tài sản do hợp đồng kỉnh
t ế điều chỉnh phát sinh trong hoạt độníỊ kinh doanh. Hoạt động kinh doanh theo
pháp luật nước ta là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các e ag đoạn của quá
trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lời (Điều 3 Luật công ty ngày 21 tháng 1 2 'năm
1990). Như vậy mục đích của các bên tham gia quan hệ dân sự là nhằm thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng, cỏn niuc đích của các bên tham iỊÌa quan hê hơp đồng
kinh t ế là đ ể kinh doanh kiếm lời. Xuất phát từ mục đích khác nhau mà chủ thể
tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế và hợp đổng dân sự cũng có thể khác nhau.
Nhu cầu tiêu dùng thì ai cũng có, cho nên mọi tổ chức, mọi cá nhân có đủ năng
lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự đều có thể ký kết họp đồng dân sự để dáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Ngay cả cá nhân là vị thành niên cũng có thể

tham gia ký kết hợp đồng dân sự và trở thành chủ thể của hợp đổng dân sự nếu
họ có thể thực hiện ngay được quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.'Còn
việc thực hiện hoạt động kinh doanh thì lại khác, không phải tổ chức, cá nhân
nào cũng có thể thực hiện được hoạt động kinh doanh mà chỉ có những tổ chức,
cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật mới được phép
kinh doanh. Cho nên, về nguyên tắc chỉ những tổ chức cá nhân đó mới có thể là
chủ thể của hợp đổng kinh tế.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, cán có sự phân biệt giữa hợp đổng kinh
tế và hợp đồng dân sự. Việc phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự có ý
nghĩa đặc biệt về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Khi các bên ký kết hợp đồng
dân sự thì phải tuân theo quy định của Nhà nước về hợp đồng dân sự (Bộ luật dan
sự) và khi có tranh chấp sẽ do Toà dân sự giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Còn các bên ký kết hợp đồng kinh tế thì phải tuân theo những quy định về hợp
đổng kinh tế và nếu có tranh chấp xảy ra sẽ do Toà kinh tế hoặc Trọng tài kinh tế
phi chính phủ giải quyết.


Trong quan hê giữa các nhà kinh doanh với nhau, họ phái quyết định một
cách nhanh chóng để chóp lấy cơ hội kinh doanh, do đó những quy định áp dụng
cho họ cán đơn giản hơn, việc chứng minh trong các hợp đồng cần dễ dàng hơn
và trong trường hợp có tranh chấp thì cần có một cơ quan tài phán chuyên trách
hiểu biết về kinh doanh để xét sử theo một thủ tục nhanh chóng, đon giản, đáp
ứng với nhu cầu của hoạt động kinh doanh.
Hiện nay cũng có nhiều nhà khoa học pháp lý nước ta đổng tình với quan
điểm là cần có sự phân biệt giữa hợp đổng kinh tế và hợp đổng dân sự. Vấn đề
đặt ra là phải xác định rõ giới hạn của hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự,
không đồng nhất hợp đồng kinh tế với hợp đổng dân sự. Tiêu chuẩn để phân định
chúng là mục đích của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đổng. Nếu các bên
tham gia một giao dịch cụ thể vì mục đích kinh doanh thì giao dịch đó được coi
là hợp đồng kinh tế. Nếu các bên tham gia với mục đích thoả mãn các nhu cầu

tiêu dùng hàng ngày thì đó là hợp đồng dân sự " (1). Ớ đây chỉ đưa ra một tiêu
chuẩn duy nhất để phân biệt là mục đích của các bên. Nhưng nếu hai bên tham
gia vào hợp đổng vói mục đích khác nhau thì sao? Chẳng hạn, một bên tham gia
với mục đích kinh doanh, còn một bên tham gia với mục đích tiêu dùng. Trong
tnrờng hợp này thì không thể chỉ căn cứ vào mục đích được mà còn phải cặn cứ
vào chủ thể. Nếu chủ thể tham gia là hai pháp nhân cả thì nên coi đây là hợp
đổng kinh tế vì pháp nhân tham gia ký kết họp đổng là nhằm thoả mãn nhu cầu
của pháp nhân, của tổ chírciđể thực hiện chức năng nhiệm vụ của pháp nhân chứ
khóng phải để thoả mãn nhu cầu riêng của một cá nhân nào. Còn nếu có một bên
tham gia quan hệ là một cá nhân thì đó là hợp đổng dân sự. Ví dụ: Trường ĐH
Luật Hà nội mua của Công ty thương mại Hà nội 100 quạt trần và quạt bàn để
trar.g 15Ị cho các phòng học, phòng làm việc thì đây là họp đồng kinh tế. Công
dan A mua của Công ty thương mại Hà nội 1 quạt trần và 1 quạt bàn để phục vụ
( I ). PTS Lê H ồng Hạnh, Kinh t ể thị trường và s ụ cân thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tế;
Tạp chí N h à nước và p há p luật, 4 / I 9 9 I ,Tr. / / .


nhu cầu của gia đình thì đây là hợp đồng dân sự.
NỈÌIÍ vậy đê phân biệt ìiựp đồìiíỊ kinh tế vù hợp đồng dân sự thì không chỉ
căn cứ vào mục đích của cúc bên tham <ịia quan hệ mà nhiều khi còn phải căn cứ
cả vào chủ thế tham ÍỊÚ1 nữa mới đáp ííniỊ được yêu cầu cuả thực tiễn đặt ra.
Luật của nhiều nước phân biệt hành vi dân sự và hành vi thương mại căn
cứ vào mục đích của chủ thể. Nhưng phạm vi áp dụng Bộ luật thương mại của
Đức không căn cứ vào nội dung giao dịch mà laị căn cứ vào chủ thể giao dịch vì
họ cho rằng Luật thương mại là luật đặc biệt của các thương gia.
Theo pháp luật hiên hành, giữa hợp đổng kinh tế và hợp đồng dân sự còn
có một căn cứ để phân biệt nữa là hình thức của hai loại hợp đổng này.
Họp đổng kinh tế thì bắt buộc phải ký dưới hình thức văn bản, hợp đồng
dân sự thì không bắt buộc phải ký bằng văn bản nếu pháp luật không quy định
hình thức cụ thể. Theo chúng tôi, đó không phải là tiêu chuẩn để phân biệt hợp

đồng kinh tế với hợp đổng dân sự. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường
hiện nay, các chủ thể kinh doanh cũng có thể giao dịch miệng với nhau để đáp
ứng yêu cẩu của hoạt dộng kinh doanh. Họ có thể giao dịch qua điện thoại mà
không nhất thiết phải ngồi với nhau để cùng ký văn bản hay phải thảo văn bản
gửi qua, gưỉ lại cho mất thời gian.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tê hiện hành quy định hình thức của hợp đổng
kinh tê phải là văn bản để lấy đó là một trong những căn cứ (đặc điểm) để phân
biệt với hợp đồng dân sự như đã nêu ở trên là thiếu căn cứ khoa học. Bởi vì cũng
có những hợp đồng dân sự được ký kết bằng văn bản, hơn nữa trong điều kiện
của nền kinh tế thị trường!hình thức của hợp đổng kinh tế phải linh hoạt để đáp
ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh (về hình thức của hợp đồng kinh tế chủng
tôi sẽ trình bày kỹ ở mục 2.3).

IS


Theo chúng tôi, để phân biệt hợp đồng kinh tế với họp đổng dân sự chỉ cần
dựa vào hai đặc điểm là mục đích của hợp đồng và chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng là đủ.
Việc phân biệt rõ ràng hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự có ý nghĩa
quan trọng trong việc hoàn thiện chế định pháp luật về hợp đổng kinh tế trong
nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Chế định pháp luật về hợp đồng-kinh
tế trong nền kinh tế thị trường phải phản ánh đúng bản chất của quan hệ kinh tế
trong nền kinh tế. Đó là quan hệ mang tính chất hàng hoá - tiền tệ (quan hệ tài
sản) giữa các chủ thể bình đẳng (quan hệ ngang hàng) được thiết lập trên cơ sở tự
do ý chí, tự chịu trách nhiệm và không trái pháp luật.
Trên cơ sở phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự, tìm ra những
nét đặc trưng của từng loại hợp đổng để có những quy định phù hợp vói từng loại
hợp đổng, nhằm điều chỉnh tốt hon những quan hệ xã hội trong các loại hợp đồng
đó. Qua đó Nhà nước có thể cán thiệp vào từng loại quan hệ xã hội ở mức độ

khác nhau. Nhà nước có thể can thiệp sâu hơn vào các quan hệ hợp đồng kinh tế,
làm cho các quan hê kinh tế phát triển theo định hướng mà Nhà nước mong
muốn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hợp đồng kinh tế. Đồng thời
việc phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự cũng góp phần quan trọng
vào việc hoàn thiện chế định pháp luật về các cơ quan tài phán nói chung và các
cơ quan tài phán trong kinh doanh nói riêng, đặc biệt là trong việc xác định rõ
thẩm quyền của Toà dân sự và Toà kinh tế cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp
dân sự và tranh chấp kinh tế. Thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế phải
nhanh gọn, dứt điểm, đảm bảo bí mật trong kinh doanh, đảm bảo uy tín của các
nhà kinh doanh. Và vấn đề quan trọng nữa là, sau khi giải quyết xong tranh chấp,
họ tiếp tục hợp tác với nhau.
1.3. Vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp trước đây, hợp
đồng kinh tế có những vai trò và chức năng cực kỳ "vĩ đại". Hợp đồng kinh tế
19


được coi là công cụ cơ bản để quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là:
Theo các tác giả của Phân tổ dân luật, Tổ luật thuộc ủy ban khoa học Nhà nước
thì hợp đồng kinh tế là đòn bẩy của kế hoạch nhà nứơc, là một khâu cần thiết của
toàn bộ công tác kế hoạch hoá, hợp đồng kinh tế cụ thể hoá những nhiệm vụ của
kế hoạch, là một biện pháp để xác định thêm nhiệm vụ kế hoạch, tăng cường
quan hệ kinh tế giữa các đon vị kinh tế; Hợp đổng kinh tế là một phương tiện
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, hợp đồng kinh tế có tác dụng đặc biệt trong
việc đảm bảo thực hiện kế hoc^ch Nhà nước; Hợp đổng kinh tế là chỗ dựa pháp lý
để động viên khả năng tiềm tàng và tinh thần vươn lên của các tổ chức kinh tế xã
hội chủ nghĩa (1). Nhũng vai trò có chức năng đó của hợp đồng kinh tế đã được
các tác giả phân tích theo tinh thần của Nghị định 04/ TTg ngày 4 tháng 1 năm
1960 ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế.
Theo tác giá Lê Lộc thì hợp đổng kinh tế có những tác dụng to lớn sau

đây: Góp phần vào việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch Nhà nước và tăng cường
quản



kinh tế; góp phần vào việc xây dựng kế hoạch; góp phần vào việc thức

đẩy hoàn thành thắng lợi kế hoạch

Nhcà

nước, đảm bảo chế độ hach toán kinh tế,

là cơ sở công tác tín dụng và thanh toán (2).
Theo tác giả Phan Văn Tân thì hợp đồng kinh tế là phương tiện pháp luật
trong cơ chế pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh tế; hợp đồng kinh tế là hình
thức pháp lý để nâng cao trình độ kế hoạch hoá; hợp đồng kinh tế là cơ sở để xây
dựng kế hoạch và gắn kế hoạch với thị trường; hợp đồng kinh tế góp phần tích
cực vào việc thực hiện kế hoạch, và tác giả đã đi đến kết luận: Hợp đồng kinh tế
là hình thức kế hoạch hóa tinh vi, chính xác, tổ chức tốt công tác họp đồng kinh
tế là hình thức nâng cao trình độ kế hoạch hoá; hợp đổng kinh tế là đòn bẩy kinh
tế quan trọng để thực hiện hạch toán kinh tê theo phương thức kinh doanh
(1) P hăn tổ dân luật thuộc ủy ban khoa học N hà nứơc, H ội đồng kinh tế, NXB "khoa học" Hà
nội 1964. Tr. 48 - 5 4 .
(2) Lé Lộc Hội dồng kinh tê, NXB lao (lộiìiỊ Hà nội 1978, Tr. 25 - 35.


XHCN. Họp đồng kinh tế là cơ sở cho công tác tín dụng thanh toán.Hợp đồng
kinh tế là căn cứ pháp lý đảm bảo quyền làm chủ về kinh tế ở cơ sở(l).
Ớ đây các tác giả đã phân tích vai trò, chức năng của hợp đồng kinh tế trên

cơ sở Nghị định số 54/CP ngày 10 tháng 3 năm 1975. Trong Điều lệ chính thức
đầu tiên về chế độ hợp đồng kinh tế này, vai trò của hợp đồng kinh tế được khẳng
định rõ ràng, dứt khoát và cụ thể hơn. Hợp đồng kinh tế trở thành công cụ pháp lý
quan trọng để Nhà nước quản lý nền kinh tế kế hoạch. Hợp đồng kinh tế được coi
là công cụ hữu hiệu để xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá việc
hoàn thành kế hoạch. Hợp đồng kinh tế là họp đồỉiíỊ k ế hoạch. Nó luôn luôn
mang hai yếu tố tổ chức kế hoạch và yếu tố tài sản. Hợp đồng kinh tế chỉ được ký
kết khi có chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh. Chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bên ký
kết họp đổng kinh tế,do đó mà khi chỉ tiêu kế hoạch thay đổi^các bên cũng'phải
thay đổi hợp đồng cho phù hợp. Vi phạm hợp đồng là vi phạm kế hoạch, ở đây
hợp đổng kinh tế được đánh dấu bằng với kế hoạch (2).
Những quan điểm như vậy về vai trò của hợp đông kinh tế là hoàn toàn phù
hợp với chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước ta trong thời kỳ đó. Bởi vì trong
suốt thời gian dài, nền kinh tế nước ta được quản lý theo lối kế hoạch hoá tập
trung và bao cấp, nặng về hiện vật. Nhà nước quản lý nền kinh tế trực tiếp bằng
kế hoạch tập trung, chi tiết. Đơn vị kinh tế nào sản xuất cái gì, số lượng bao
nhiêu, chất lượng như thế nào, giao cho đơn vị nào, giá bao nhiêu đều do kế
hoạch nhà nước quy định. Các đơn vị kinh tế cứ thế làm theo đúng kế hoạch nhà
nước giao cho. Trong điều kiện đó, hợp đồng kinh tế chỉ là phương tiện để các
đơn vị kinh tế trao đổi sản phẩm cho nhau một cách hình thức, ghi nhân sự cấp
phát vật tư của nhà nước cho các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của đơn
(1). Phan V ăn T â n T uân thủ Pháp lý hợp đồng trong kinh t ế x ã hội chủ nghĩa, NXB pháp lý
1 9 8 2 .T r. 14 - 19.
(2). Hoàng T h ế Liên, Phạm Hữu Nghị, T rân Hữu Huỳnh. Hợp đồng kinh t ế và vấn đ ề giải
quyết tranh chấp kinh t ế ở nước ta hiện nay. NXB. T .p H ồ C hí M inh 1993, T r 55.


vị. kinh t ế cho Nhà nước mà thôi. Nó kìiônq phản ánh đúng bản chất của quan hệ
ỉià/ií’ hoá tiền tệ, không phản ánh đúiiíỊ quy luật giá trị của hàng hóa. Họp đổng
kinh tế "mất đi giá trị đích thực của mình với tính cách là hình thức pháp lý chủ

vếu của quan hệ kinh tế"( 1) .
Sự trao đổi sản phẩm được kế hoạch hoá một cách tập trung cứng nhắc và
chi tiết đã làm mất đi tính năng động của nền kinh tế. Hạch toán kinh tế trong
điều kiện của cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp chỉ là hạch toán hiện vật
và vì vậy hoàn toàn mang tính hình thức. Quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá
không phản ánh đúng quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá mà theo kế
hoạch chủ quan nên không thể có hạch toán thực sự.
Nhà nước sử dụng hợp đồng kinh tế để thực hiện kế hoạch của mình, vì
vậy mà nó trở thành công cụ của kế hoạch Nhà nước. Để hợp đổng kinh tế thực
hiện được vai trò đó, Nhà nước có cả một hệ thống cơ quan, Nhà nước có chức
năng quản lý công tác hợp đổng kinh tế. Đó là các cơ quan trọng tài kinh tế của
Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Bởi vì, hợp đồng kinh tế chỉ có thể thực
hiện được "sứ mệnh" của nó với "sự hỗ trợ tích cực của cơ quan nhà nước là
Trọng tài kinh tế Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra việc ký kết và
thực hiện hợp đổng kinh tế "(2) để buộc các đon vị kinh tế ký kết và thực hiện
họp đồng kinh tế. Bản thân các đon vị kinh tế không quan tâm đến mối quan hệ
hợp đồng vì việc ký kết họp đồng kinh tế không phải vì lợi ích của các bên mà vì
lợi ích của kế hoạch nhà nước .
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam
lần thứ VI đề ra, chúng ta đã chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và bao
(1). H oàng T h ế Liên, P hạ m Hữu Nghị, Tràn Hữu Hnỷnli, Hợp đồng kinh tê 'v à vấn đ ề giải
quyết tranh chấp kinh t ể nước ta hiện nay. NXB T .F H ồ C hí M inh 1993, Tr.16.
(2). Sách đ ã dẫn, trang 56.


×