Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

giáo án công dân 7 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 110 trang )

TUẦN 1 - TIẾT 1

BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức
Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và hông giản dị; Tại sao phải sống giản dị.
2. Thái độ
Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình
thức.
3. Kĩ năng
- Giúp học sinh biết tự đánh giá về hành vi của bản thân và của người khác về lối sống
giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp với mọi
người.
- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi
người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
B. CHUẨN BỊ

- Sgk, sgv GDCD 7
- Câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị
- Câu thơ, cao dao, tục ngữ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Bài mới (5p)
Giáo viên nêu 2 tình huống cho học sinh trao đổi:
TH1: Gia đình An có mức sống bình thường (bố mẹ đều là công nhân), nhưng An ăn
mặc rất diện, còn học tập thì lười biếng.
TH2: Gia đình Nam có cuộc sống sung túc nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học,
chăm làm.
? Em có suy nghĩ gì về phong cách sống của An và Nam?


Giáo viên gọi học sinh nhận xét và giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
I. TRUYỆN ĐỌC ( 10p)

HOẠT ĐỘNG HỌC

“Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc
lập”
? Em có nhận xét gì về trang phục, tác + Trang phục: Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu
phong và lời nói của Bác Hồ trong kỳ, phù hợp với hình ảnh đất nước.
truyện đọc
+ Tác phong: Thái độ chân tình, cởi mở, không
hình thức đã xua tan tất cả những gì còn xa
cách giữa Bác với nhân dân.
+ Lời nói: Lời nói của Bác gần gũi, thân
thương, thể hiện sự quan tâm đến mọi người,
mọi lời Bác nói đều dễ hiểu.
+ Ăn uống
+ Nơi ở
+ Đi lại
+ Cách sinh hoạt
? Hãy tìm thêm những VD khác về sự * Biểu hiện của lối sống giản dị:
giản dị của Bác Hồ?
- Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu

1


? Cho biết biểu hiện của tính giản dị?


cách, không chạy theo nhu cầu vật chất hay
hình thức bề ngoài.
- Sống thẳng thắn, chân thật, gần gũi, cởi mở
hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng
ngày.
* Biểu hiện trái với giản dị:
- Sống xa hoa lãng phí, phô trương về hình
thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kỳ trong cử chỉ,
sinh hoạt, giao tiếp.

? Trái với sống giản dị là gì?

GV: Giản dị không có nghĩa là qua loa,
đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống,
nếp nghĩ, nói năng cụt lủn, tâm hồn
nghèo nàn, trống rỗng → Lối sống giản
dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện
gia đình bản thân và môi trường xung Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của
bản thân, gia đình và xã hội biểu hiện ở chỗ
quanh.
không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ kiểu
II. NỘI DUNG BÀI HỌC: ( 15P)
cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình
1. Khái niệm
thức bề ngoài.
? Em hiểu thế nào là sống giản dị?
- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.
Người sống giản dị sẽ được mọi người xung
quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
Hs đọc

- Bức tranh (3)
Các bạn học sinh ăn mặc phù hợp với lứa tuổi,
tác phong nhanh nhẹn, vui tươi, thân mật.
III. BÀI TẬP ( 10p)
- Xa hoa lãng phí không phù hợp với lứa tuổi
1. Bài tập a/ sgk
học sinh.
? Đọc yêu cầu bài tập a?
Chỉ chú ý đến hình thức bề ngoài, lãng phí
? Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của không phù hợp với lứa tuổi học sinh, không
học sinh khi đến trường?
giản dị.
2. Ý nghĩa

? Nhận xét về những bức tranh khác?

Hs thảo luận theo bàn và trả lời.

4. Củng cố
- Giáo viên đưa ra tình huống cho học
sinh giải quyết.
TH1: Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được

2


tổ chức linh đình.
TH2: Lan hay đi học muộn, kết quả học
tập chưa cao, nhưng Lan không cố gắng
rèn luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm

quần áo giày dép, thậm chí cả đồ mỹ
phẩm.
5. Hướng dẫn về nhà: (5p)
- Học bài
- Hoàn thành các bài tập.
- Xem trước bài “Trung trực”
TUẦN 2 - TIẾT 2

BÀI 2: TRUNG THỰC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức
Học sinh hiểu được: - Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực
- Vì sao cần phải trung thực
2. Thái độ
Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối
những hành vi thiếu trung thực.
3. Kỹ năng
- Giúp học sinh có những hành vi thể hiện tính trung thực và tránh những hành vi không
trung thực trong cuộc sống hàng ngày.
- Tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
B. CHUẨN BỊ

- Sgk, sgv GDCD 7
- Chuyện kể, ca dao, tục ngữ...
- Bài tập tình huống.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Câu 1: Hãy nêu một số VD về lối sống giản dị của những người sống quanh em?
Câu 2: Em hãy nêu một số biểu hiện trái với giản dị?
3. Bài mới (2p)
Giáo viên cho học sinh nhận xét những hành vi sau, những hành vi đó thể hiện điều gì?
- Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
- Giờ kiểm tra miệng giả vờ đau đầu để xuống phòng y tế.
- Xin tiền học để chơi điện tử
- Ngủ dậy muộn, đi học không đúng quy định, báo các lý do ốm.
Giáo viên gọi học sinh nhận xét, từ đó dẫn dắt vào bài “Trung thực”.
HOẠT ĐỘNG DẠY
I. TRUYỆN ĐỌC: (10p)

HOẠT ĐỘNG HỌC

“Sự công minh, chính trực của một
nhân tài”
? Milanlănggiơ đã có thái độ như thế nào đối - Milanlănggiơ đã công khai đánh giá cao

3


với Bramantơ, một người vốn kình địch với Bramantơ, rất tức giận B vì B luôn cản trở cuộc
ông?
sống của M, làm hại không nhỏ đến sự nghiệp,
đến danh tiếng của ông.
- Sợ danh tiếng của Milanlănggiơ nối tiếp lấn át
? Vì sao Bramantơ có thái độ như vậy?
mình.
- Ông là người sống ngay thẳng, luôn tôn trọng
? Vì sao Milanlănggiơ xử sự như vậy?

và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi
phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự
việc. - - Chứng tỏ ông là người có đức tính trung
thực, trọng chân lý, công minh, chính trực.
? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế - Học tập: Ngay thẳng, không gian dối với thầy
nào?
cô, bạn bè, không quay cóp, nhìn bài của bạn,
không lấy đồ dùng học tập của bạn.
? Biểu hiện của tính trung thực trong - Quan hệ với mọi người: Không nói xấu, lừa
học tập, trong quan hệ với mọi người dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm
,trong hành động?
nhận lỗi.
- Hành động: bênh vực, bảo vệ cái đúng, phê
phán cái sai.

Như vậy: Trung thực biểu hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau của cuộc sống: qua
thái độ, qua hành động, qua lời nói của
con người, không chỉ trung thực với mọi
người mà cần trung thực với bản thân
mình.
? Biểu hiện của hành vi trái với trung
thực?

- Là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hay bóp méo sự
thật, ngược với chân lý, đạo đức, lương tâm.
Những hành vi thiếu trung thực thường gây ra
những hậu quả xấu trong đời sống xã hội (tham
ô, lừa đảo).
- Người trung thực là người phải biết hành động

tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật,
không phải biết gì, nghĩ gì cũng đều nói ra. Ở bất
cứ lúc nào, không nói to ồn ào, không tranh luận
gay gắt.
? Người trung thực thể hiện hành động - Đối với kẻ gian, kẻ địch ta không thể nói sự
khôn khéo tế nhị như thế nào?
thật.
- Một số trường hợp thầy thuốc không thể nói sự
thật về bệnh tật cho bệnh nhân. Điều đó thể hiện
lòng nhân đạo, tính nhân ái giữa con người với
con người.
? Không nói đúng sự thật mà vẫn là - Người vợ đau yếu nhưng sợ chồng và các con
hành vi trung thực?
lo lắng cố gắng đi làm. Điều đó thể hiện sự chịu
Cho VD?
đựng, hi sinh tình yêu tha thiết của vợ dành cho
chồng, của mẹ dành cho các con.
- Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ
phải, sống thẳng thắn, thật thà, dám dũng cảm

4


nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC: (12p)

1. Khái niệm
? Em hiểu thế nào là trung thực?

2. Ý nghĩa

? Trung thực có ý nghĩa gì?

- Là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người, giúp ta
nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ
xã hội, sẽ được mọi nười tin yêu, kính trọng.

Hs đọc
- Các câu 3, 4, 5

“Ăn ngay nói thẳng”
“Cây ngay không sợ chết đứng”
1. Bài tập a/ sgk
“Chết vinh còn hơn sống nhục”
? Yêu cầu học sinh đọc bài tập a trong
“Thật thà là cha của quỷ quái”
SGK?
“Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Những hành vi nào thể hiện tính trung Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần”
thực, giải thích vì sao?
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về
tính trung thực?
Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài
- Làm bài tập c, d, đ
- Xem trước bài “Tự trọng”

III. BÀI TẬP: (10p)

TUẦN 3 - TIẾT 3


BÀI 3: TỰ TRỌNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là lòng tự trọng, không tự trọng, vì sao phải có lòng tự trọng.
- Hình thành ở hs nhu cầu và ý thức tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc
sống.
- Giúp hs biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính
tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
B. CHUẨN BỊ:

5


- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD7.
- Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân.
- Tranh ảnh, tư liệu
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
Kể một câu chuyện thể hiện tính trung thực. Từ câu chuyện đó, em rút ra được bài
học gì cho bản thân?
3. Bài mới (3p)
- Gv thông qua một tình huống để giới thiệu.
HOẠT ĐỘNG DẠY
I. TRUYỆN ĐỌC (10p)

HOẠT ĐỘNG HỌC


“Một tâm hồn cao thượng”
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm câu
chuyện.
? Phân tích, nhận xét về hành động của
Rô - be trong truyện?
HS đọc truyện
- Hành động :
+ Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán
diêm.
+ Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy
tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho người mua diêm.
+ Không thể đem trả tiền thừa cho tác
giả vì trên đường đi em bị chẹt xe và bị thương
rất nặng.
+ Sai em mình đến tận nhà để trả lại
cho tác giả.
? Vì sao Rô - be lại làm như vậy?
-> Vì:
+ Muốn giữ đúng lời hứa của mình.
+ Không muốn mọi người nghĩ rằng
mình vì nghèo mà phải nói dối để lấy tiền.
+ Không muốn bị người khác coi
thường, muốn giữ lời hứa và niềm tin ở người
khác.
+ Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá
nào với trách nhiệm cao.
-> Nhận xét:
+ Biết tôn trọng người khác.
? Em có nhận xét về hành động của nhân
+ Vẻ bề ngoài nghèo khổ nhưng ẩn

vật Rô - be?
chứa một tâm hồn cao thượng.

? Em hãy tìm những biểu hiện, tấm
gương về lòng tự trọng của những người
Hs thảo luận tìm hiểu những hành vi, tấm
xung quanh em?
gương biểu hiện tính tự trọng

6


Chia nhóm thảo luận để tìm những
hành vi biểu hiện của đức tính trên.
GV kết lại vấn đề :
+ Lòng tự trọng được biểu hiện ở
mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, cả
khi ta chỉ có một mình, biểu hiện từ cách
ăn mặc, cách cư xử với mọi người đến
cách tổ chức cuộc sống cá nhân.
Tục ngữ có câu : Đói cho sạch,
rách cho thơm; Chết vinh còn hơn sống
nhục…
+ Mọi người đều cần phải có
lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ
quan tâm và tôn trọng các chuẩn mực xã
hội và hành động phù hợp với các chẩn
mực đó, tránh được những việc làm xấu
có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
+ Khi có lòng tự trọng, con

người sẽ nghiêm khắc với bản thân, có ý
chí tự hoàn thiện mình, luôn vươn lên để
sống tốt đẹp hơn – cao cả hơn.
+ Người có lòng tự trọng phải
luôn trung thực với mọi người và chính
bản thân mình, vì trung thực là biểu hiện
của lòng tự trọng. Vì vậy, những kẻ trốn
tránh trách nhiệm, nịnh trên, nạt dưới,
xun xoe, luồn cúi, không biết xấu hổ và
ăn năn hối hận khi làm điều sai trái… là
những kẻ vô liêm sỉ, không có lòng tự
trọng.
Chú ý : Gv tuỳ theo điểm chốt để
lấy vd cho phù hợp.
Gv hướng dẫn Hs chốt kiến thức ở nội
dung bài học.

-> VD:

->VD:

-> VD:

-> VD:

Hs lắng nghe, tự lấy ví dụ.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC (12p)

1. Thế nào là tự trọng?

? Thế nào là tự trọng?

-

Yêu cầu hs liên hệ và kể ra
những việc làm của bản thân hay các bạn
trong lớp thể hiện tính tự trọng hay chưa
tự trọng và thái độ của mình trước những
biểu hiện ấy.

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn
phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của
mình cho phù họp với các chuẩn mực
xã hội.
Biểu hiện: Biết cư xử đàng hoàng, đúng
mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn
nhiệm vụ của mình, không để người
khác phải nhắc nhở, chê trách

Tự trọng là một phẩm chất đạo đức cần thiết
và quý báu

7


2. Ý nghĩa
Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó
? Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào khăn, hoàn thành nhiệm vụ
đối với mỗi người?
Nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân

Được mọi người quý trọng, yêu mến, tin
cậy…

Gv đọc cho hs nghe câu danh ngôn :
“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể
nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen
của cuộc sống và những bão táp của số
phận” – Puskin.
III. BÀI TẬP (10p)

HS đọc
Đáp án: (1), (2) – Những hành vi đó thể hiện
rõ sự cư xử đàng hoàng, biết giữ lời hứa…

1. Bài tập a (SGK)
? Đọc yêu cầu bài tập 1(sgk)?
HS đọc
? Theo em hành vi nào biểu hiện tính tự
HS trả lời cá nhân theo sự hiểu biết của bản
trọng? Giải thích vì sao?
thân
2. Bài tập b (sgk)
? Đọc yêu cầu bài tập 2?
? Kể một số việc làm thể hiện tính tự
trọng, thiếu tự trọng mà em thấy trong
cuộc sống hàng ngày?
GV kết luận: Lòng tự trọng là một đức
tính cần thiết và quý báu vì vậy mỗi
chúng ta cần rèn luyện tính tự trọng một
cách nghiêm khắc, thường xuyên, mọi

nơi, mọi lúc…
4. Củng cố
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ, danh ngôn nói về lòng tự
trọng?

HS lắng nghe

5. Hướng dẫ học bài ở nhà (5p)
- Học bài, làm các bài tập c, d, đ (sgk/ trang 12)
- Tìm hiểu, sưu tầm những tấm gương về tính tự trọng xung quanh em
- Chuẩn bị bài 5: Yêu thương con người (tiết 1)

8


CHỦ ĐỀ 2: QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC
TUẦN 5 - TIẾT 5

BÀI 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là lòng yêu thương con người và ý nghĩa của nó.
- Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo và ý nghĩa của nó.
- Hiểu được thế nào là đoàn kết tương trợ và ý nghiã của nó.
- Hiểu được thế nào là lòng khoan dung của nó.
2. Kĩ năng
- Hình thành ở hs sự quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, vô
cảm, lên án những hành vi độc ác đối với mọi người.

- Giúp Hs biết rèn luyện mình để trở thành người có lòng khoan dung, sống có tình người.
- Hình thành ở Hs quan tâm, có ý thức giúp đỡ những người xung quanh, ghét thói thờ ơ,
lạnh nhạt, lên án những hành vi độc ác đối với mọi người .
3. Thái độ
- Giúp hs biết rèn luyện mình để trở thành người có tình yêu thương con người, sống có tình
người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến những người xung
quanh.
- Biết quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm,không định kiến hẹp hòi.
- Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người.
Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.
B. CHUẨN BỊ

- Sách giáo khoa, sgv GDCD 7
- Tranh ảnh, tài liệu
- Một số mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ, câu nói của các vị danh nhân…
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức (1p)
Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
? Thế nào là lòng tự trọng? Nêu một số biểu hiện lòng tự trọng của bản thân em?
? Hãy tìm một số câu tục ngữ, danh ngôn nói về lòng tự trọng?
3. Bài mới (4p)
Trong cuộc sống, con người cần yêu thương, gắn bó, đoàn kết với nhau, có như
vậy cuộc sống mới tốt đẹp đem lại niềm vui, hạnh phúc và thu được kết quả trong công
việc. Để hiểu rõ phẩm chất này, chúng ta cùng tìm hiểu bài…
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC


I. TRUYỆN ĐỌC (10p)

“Bác Hồ đến thăm người nghèo”
GV yêu cầu hs đọc diễn cảm câu HS đọc truyện, theo dõi
chuyện.
? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín trong
- Bác đến thăm gia đình chị Chín vào tối
thời gian nào?
30 Tết năm Nhâm Dần - 1962.
? Em hãy tìm những cử chỉ và lời nói thể
- Bác đã âu yếm đến bên các cháu, xoa

9


hiện sự quan tâm, yêu thương của Bác đối
với gia đình chị Chín?

đầu, trao quà Tết, Bác hỏi thăm việc
làm, cuộc sống của mẹ con chị.

? Thái độ của chị Chín đối với Bác Hồ như
- Chị xúc động rơm rớm nước mắt.
thế nào?
? Ngồi trên xe về Phủ chủ tịch, thái độ của
- Bác đăm chiêu suy nghĩ : Bác nghĩ đến
Bác Hồ như thế nào?
việc đề xuất với lãnh đạo thành phố cần
quan tâm đến chị Chín và những người gặp
khó khăn. Bác thương và lo cho mọi người.

? Em thử đoán xem, Bác đang nghĩ gì?

->HS trả lời suy nghĩ cá nhân
- Làm sao để những người nghèo đỡ khổ
hơn, làm cách nào để giúp đỡ được họ, …
? Những suy nghĩ và hành động của Bác Hồ - Lòng nhân ái, yêu thương con người bao
đã thể hiện đức tính gì?
la của Bác Hồ.
GV: Dù phải gánh vác việc nước nặng nề,
nhưng Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến hoàn
cảnh khó khăn của người dân. Tình cảm yêu
thương con người vô bờ bến của Bác là tấm
gương sáng để chúng ta noi theo.
? Em có biết câu thơ nào viết về lòng nhân
ái bao la của Bác Hồ?
* Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già
(Tố Hữu)
II. NỘI DUNG BÀI HỌC (10P)

1. Khái niệm
? Thế nào là yêu thương con người?

-> HS lắng nghe

* Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa
(Tố Hữu)

- Yêu thương con người là quan tâm, giúp
đỡ những người khác, đặc biệt là những
người gặp khó khăn, hoạn nạn.
? Theo em lòng yêu thương con người khác - Lòng yêu thương con người xuất phát từ
với lòng thương hại ở điểm nào?
tấm lòng chân thành vô tư trong sáng, nó
làm nâng cao giá trị của con người. Còn sự
thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi, cá
nhân. Hạ thấp giá trị con người.
?Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của nó? - Căm ghét, gạt bỏ, con người sống với
nhau mâu thuẫn, luôn hận thù.
3. Ý nghĩa
? Vậy em thấy yêu thương con người có ý - Là phẩm chất đạo đức của con người.
nghĩa như thế nào đối với chúng ta?
- Là truyền thống quý báu của dân tộc, cần
kế thừa, giữ gìn và phát huy.
- Được mọi người yêu quý, sống thanh
thản, hạnh phúc…

10


Gv: Những kẻ độc ác đi ngược lại lòng
người sẽ bị người đời khinh ghét, xa lánh,
phải sống cô độc, và chịu sự dày vò của
lương tâm.
III. BÀI TẬP (15p)


1. Bài tập a/ sgk tr.16
? Đọc yêu cầu bài tập a?
? Em có nhận xét gì về những hành vi sau:
- Mẹ hải bị ốm, Nam biết tin liền rủ các
bạn cùng lớp đến thăm và chăm sóc.
Đáp án: Hành vi 1, 2, 4, 5
- Bé Thuý ở nhà một mình chẳng may bị
ngã, Long ở gần nhà thấy vậy đã sang băng
bó vết thương và mời thầy thuốc khám cho
em .
- Vân bị ốm 1 tuần, cả lớp cử Toàn chép
bài và giảng bài cho Vân nhưng Toàn từ chối
vì Vân không phải là bạn thân của Toàn.
- Trung hỏi vay tiền Hồng để đi chơi điện
tử, Hồng không cho vay và khuyên Trung
không nên chơi điện tử.
3. Bài tập c/ sgk tr.17
? Đọc yêu cầu bài tập 3?
? Hãy kể những việc làm thể hiện lòng yêu
thương con người của bản thân em?
+ Quan tâm, đối xử tốt, làm điều tốt đối với
người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác
khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
+ Chia sẻ, cảm thông với những niềm vui,
nỗi buồn và sự khổ đau của người khác.
+ Có yêu thương người khác, người khác
Hs chơi sắm vai trong những tình mới yêu quý, giúp đõ ta.
huống khi người khác có khó khăn, có nỗi
buồn và thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Gv

yêu cầu hs chuận bị trước, lên đóng vai, tự
giải quyết tình huống, các hs khác nhận
xét.
TH1: Bạn Hạnh gia đình gặp khó
khăn. Lớp trưởng lớp 7A đã cùng các bạn tổ
chức quyên góp giúp đỡ.
TH2: Gia đình bác An bị hoạn nạn.
Hs lên sắm vai
Bà con khu phố giúp đỡ. Riêng ông H không
2 nhóm được phân công chuẩn bị trước
quan tâm, thờ ơ, chỉ biết sống cho riêng về nội dung, kịch bản, diễn viên lên diễn
mình.
trước lớp.
-> Gv đánh giá, cho điểm.
Gv: Yêu thương con người là đạo đức quý
giá. Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn.
Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt
đi nỗi lo toan, phiền muộn. Như nhà thơ Tố
Hữu đã viết:

11


Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau.
4. Củng cố
? Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.

Hs theo dõi, nhận xét


4. Hướng dẫn học bài ở nhà (3p)
- Học bài và chuẩn bị nội dung còn lại của bài; chuẩn bị 0các bài tập (skg)
- Chuẩn bị bài tập sắm vai
- Thiết kế một thông điệp thể hiện lòng yêu thương con người.
TUẦN 6 - TIẾT 6

BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
A.CHUẨN BỊ

- SGK, SGV GDCD7
- Tranh ảnh, tài liệu.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo…
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
? Nêu những việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người?
? Hãy cho biết một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng yêu thương con người?
3. Bài mới (3p)
Giới thiệu bài:
Gv kể mẩu chuyện sau: Đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chúc
mừng cô giáo Thu nhân ngày 20 - 11 nữa, nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè, cô giáo Thu ra
mở cửa. Trước mắt cô là một người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm bó hoa. Cô giáo Thu
ngạc nhiên nhìn anh lính rồi cô nhận ra đó là một em học trò cũ tinh nghịch đã có lần vô lễ
với cô. Người lính nắm đôi bàn tay cô giáo, nước mắt rưng rưng với niềm hối hận về lỗi
lầm của mình và xin cô tha thứ…
? Em có suy nghĩ gì sau khi nghe câu chuyện trên?
-> Người lính - học trò cũ của cô giáo Thu vẫn nhớ đến cô, về thăm cô, nhận lỗi với
cô… . Anh rất tôn trọng cô giáo của mình. Đó chính là một trong những biểu hiện của tinh
thần tôn sư trọng đạo.

HOẠT ĐỘNG DẠY
I. TRUYỆN ĐỌC (10p)

HOẠT ĐỘNG HỌC

“Bốn mươi năm nghĩa nặng tình
sâu”
Gv gọi hs đọc truyện
? Cuộc gặp gỡ của thầy và trò trong truyện
có gì đặc biệt về thời gian?

12

Hs đọc, theo dõi truyện
-> Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau 40
năm xa cách


? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ -> Chi tiết:
sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo - Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm
Bình?
thiết.
- Tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
- Không khí của buổi gặp mặt thật cảm
động.
- Thầy trò tay bắt mặt mừng.
- Mời thầy lên vị trí bàn giáo viên, các hs
lần lượt về chỗ ngồi ngày xưa của mình.
- Hs giới thiệu về mình ở thời hiện tại.
- Kể những kỉ niệm ngày xưa.

- Hs lên cảm ơn thầy.
Hs kể những kỉ niệm về những ngày thầy ->Thể hiện lòng biết ơn của mình đối với
thầy.
giáo dạy nói điều gì ?
Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các
thầy cô đã dạy dỗ em?
+ Lễ phép với thầy cô giáo.
+ Xin phép thầy cô giáo trước khi
vào lớp.
+ Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép Hs trả lời thực tế
nói : Em thưa thầy (cô)!
+ Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc
-> Cần phải biết ơn, kính trọng thầy cô.
nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
+ Nhận xét bình luận bài giảng của
thầy cô.
+ Cố gắng học thật giỏi.
+ Tâm sự chân thành với thầy cô
giáo.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC (13p)

1. Thế nào là tôn sư trọng đạo?
? Trên cơ sở tìm hiểu nội dung câu chuyện,
hãy trình bày hiểu biết của em về khái niệm
tôn sư trọng đạo?
Gv giải thích từ Hán Việt.

- Tôn sư: là tôn trọng, kính yêu, biết ơn
những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi
lúc, mọi nơi.

- Trọng đạo: là coi trọng những lời thày
dạy, trọng đạo lí làm người.

? Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu tục -> Người thầy có vai trò rất quan trọng
ngữ: Không thầy đố mày làm nên?
và to lớn trong việc dạy dỗ học trò về tri
thức, phát triển nhân cách một cách toàn
diện.
? Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên Ngày nay câu tục ngữ vẫn còn đúng.
còn đúng nữa không?
? Hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng * Biểu hiện:
đạo?
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thày cô
giáo.
- Hành động đền ơn, đáp nghĩa.

13


- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng
với thầy cô giáo.
2. Ý nghĩa
? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?

- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu
của dân tộc ta. Thể hiện lòng biết ơn đối
với các thầy cô giáo.
Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn
mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa
con người với con người ngày càng gắn

bó, thân thiết với nhau. Con người sống
có nhân nghĩa, thuỷ chung trước sau như
một đó là đạo lí của ông cha ta xưa.

Gv rút ra kết luận cho nội dung bài học.

? Hãy nêu biểu hiện tôn sư trọng đạo của -> Hs trả lời theo hiểu biết cá nhân
một số hs ngày nay?
? Quan niệm của thời đại ngày nay về -> Hs thảo luận theo bàn, trả lời thực tế ở
truyền thống tô sư trọng đạo?
địa phương hoặc những nơi khác.
? Những biểu hiện mà người thầy làm mất
danh dự của mình làm ảnh hưởng đến truyền
thống tô sư trọng đạo?
III. BÀI TẬP(10p)

1. Trò chơi
Tổ chức trò chơi đố vui cho hs tham gia.
GV cho hs thời gian suy nghĩ về các câu
hỏi, sau đó với mỗi câu hỏi Gv đề nghị một
hs lên bảng làm động tác thể hiện, hs dưới
lớp quan sát hành động của bạn trên bảng và
cho biết động tác của hành động là nội dung
câu hỏi nào?

- Một hs đang đi, bỗng bỏ mũ, cúi chào :
Em chào cô !.
- Một hs ấp úng xin lỗi thầy. Vì mải chơi,
em đã giơ quyển vở giấy trắng.
- Một hs đóng vai cô giáo, tay cầm

phong thư rút ra tấm thiếp chúc mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Một bạn tay cầm bài kiểm tra điểm 1,
vò nát bài.

? Đọc yêu cầu bài tập b?
2. Bài tập b. sgk tr.19
? Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ,
Hs đọc
danh ngôn nói về tinh thần tôn sư trọng đạo? - Không thầy đố mày làm nên
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Không thầy đố mày làm nên
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Gv kết luận : Chúng ta khôn lớn như ngày
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
hôm nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy
giáo, cô giáo. Các thầy cô giáo không những
giúp chúng ta mở mang trí tuệ mà còn giúp
chúng ta phải sống sao cho đúng với đạo làm
con, đạo làm trò, làm người. Vậy, chúng ta
phải làm tròn bổn phận của người hs là chăm
học, chăm làm, vâng lời cô giáo và lễ độ với
mọi người.

14


4. Hướng dẫn học bài ở nhà (5p)
- Học bài, hoàn thành các bài tập trong sgk
- Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo

- Chuẩn bị bài kiểm tra 45’

CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP KIỂM TRA
TUẦN 7 - TIẾT 7

KIỂM TRA: 1 TIẾT
A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Kiểm tra lại kiến thức đã học từ đầu chương trình
2. Kĩ năng
- Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản trong kiểm tra, đánh giá
3. Thái độ
- Làm việc đọc lập, không quay cóp bài
B. CHUẨN BỊ :

- GV : Ra đề kiểm tra.
- HS : Ôn tập trước nội dung kiến thức ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :

1. Ổn định lớp: (1p)
2. Bài mới:(44p)
MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Nội dung

Nhận biết
Nêu Khái
niệm


1. Tôn sư
trọng đạo

Thông hiểu
Vì sao phải tôn
sư trọng đạo ?
Vì sao Đảng và
nhà nước ta lấy
ngày 20 - 11 là
ngày nhà giao
Việt Nam

Số câu
Số điểm
2.
Trung Thế nào là
thực
trung thực

Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Nêu
biểu
hiện của tôn
sư trọng đạo

2
5,0
Nêu
biểu Giải quyết

hiện
của tình huống
trung thực

Số câu
Số điểm
TS câu
TS điểm

Cộng

2
5,0
1
1,0

1
3,0

1
3,0

15

1
3,0

4
10



ĐỀ BÀI

Câu 1( 2điểm): Thế nào là tôn sư trọng đạo? Nêu một vài biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
Câu 2 (3điểm): Vì sao phải tôn sư trọng đạo? Vì sao đảng và nhà nước ta lại lấy ngày 20-11
hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam?
Câu 3 (2điểm): Thế nào là trung thực? Em hãy nêu 4 biểu hiện của trung thực và 4 biểu
hiện thiếu trung thực trong học sinh hiện nay.
Câu 4( 3 điểm):
Cho tình huống:
Mai và Lan học cùng lớp. Mai giỏi Toán còn Lan giỏi Văn. Vì thế, khi đến giờ kiểm tra
hay làm bài tập Toán, Mai cho Lan chép bài còn đến gìờ kiểm tra Văn, Lan cho Mai chép
bài.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mai và Lan. Việc làm đó có lợi hay có hại? Vì sao?
b. Nếu là Mai hoặc Lan em sẽ làm gì?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu
Câu 1
(2đ)

Câu 2
(3đ)

3
(2đ)

Nội dung
* Nêu khái niệm tôn sư trọng đạo:
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn những người làm

thầy giáo, cô giáo ( đặc biệt là những người đã dạy mình) ở mọi nơi
mọi lúc. Trọng đạo lí làm người, coi trọng lời thầy dạy.
* Biểu hiện;
- vâng lời thầy cô giáo.
- Có những hành động đền ơn đáp nghĩa.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với lời thầy cô đã dạy.
* Chúng ta phải tôn sư trọng đạo vì:
- Đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam
- Đó là nét đẹp trong tâm hồn mỗi người
- Giúp chúng ta nhớ đến công ơn của những người đã dạy ta nên
người
- Đó là đạo lí mà cha ông ta đã dạy từ xa xưa
* Đảng và nhà nước ta chọ ngày 20-11 hàng năm là ngày nhà giáo
Việt Nam là để tôn vinh những người làm thầy và để toàn đảng toàn
dân bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với những người đã dìu dắt,
giáo dục, dạy dỗ các thế hệ trẻ nên người và đó cũng là ngày mà các
thế hệ học trò nhớ tới và bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn những
người thầy người cô đã dạy dỗ mình nên người.

Điểm
1.0

Khái niệm trung thực:Là luôn tôn trọng sự thật, chân lí lẽ phải, sống
thẳng thắn thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết
điểm.
- VD:
+ Trung thực: Không coi cóp; Không chép bài của bạn; Phê bình khi
bạn mắc khuyết điểm; Nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất;
Nói đúng sự thật mặc dù có thể bị thiệt hại.


1.0

16

1.0

1.0

2.0

1.0


Câu 4
(3đ)

+ Thiếu trung thực: Xuyên tạc sự thật; Làm việc sai trái giành lợi cho
mình; Dối trá thầy cô, bạn bè; Gian lận trong thi cử.
a. Nhận xét: Việc làm của hai bạn là sai.
- Việc làm đó có hại vì:
+ Làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, Mai sẽ học yếu môn Văn và
Lan sẽ học yếu môn Toán
+ Việc làm của Mai và Lan không biểu hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ.
b. Liên hệ: Em sẽ giúp Mai hoặc Lan bằng cách: giảng bài, hướng
dẫn cách làm cho bạn, không cho bạn chép bài.

1,5

1,5


3. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Xem lại bài đã làm
- Chuẩn bị trước bài 7: Đoàn kết tương trợ

TUẦN 8 - TIẾT 8

BÀI 7: ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là đoàn kết tương trợ và ý nghiã của nó.
2. Kĩ năng
- Hình thành ở Hs quan tâm, có ý thức giúp đỡ những người xung quanh, ghét thói thờ ơ,
lạnh nhạt, lên án những hành vi độc ác đối với mọi người.
3. Thái độ
- Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết tương trợ với mọi người. Biết xây dựng
tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến những người xung quanh. Biết đánh giá
mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người. Thân ái, tương trợ giúp
đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
II. CHUẨN BỊ

- Sgk, Sgv GCDC7
- Tranh ảnh, tài liệu, băng hình.
- Một số mẩu chuyện nói về đoàn kết tương trợ.
- Ca dao, tục ngữ, danh ngôn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt đồng 1: Giới thiệu bài (3p)

HOẠT ĐỘNG DẠY

Giới thiệu bài Gv giới thiệu lời của chủ
tịch Hồ Chí Minh:
Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết

17


Thành công, thành công, đại thành công
Hs suy nghĩ trình bày ý kiến về lời nói trên.
-> Đoàn kết, tương trợ là một truyền
thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay
tinh thần ấy vẫn còn nguyên giá trị. Vậy
thế nào là đoàn kết, tương trợ?
Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc (10p)
I. TRUYỆN ĐỌC

"Một buổi lao động"
Gv yêu cầu hs đọc truyện
Hs đọc truyện
? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã - Lớp 7A chưa hoàn thành công việc: Khu
gặp phải khó khăn gì ?
đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng
chịt, lớp có nhiều nữ.
? Các bạn lớp 7B đã làm gì để giúp lớp - Các bạn lớp 7B đã mời các bạn lớp 7A giải
7A ?
lao, ăn mía, ăn cam. Sau đó sang làm giúp.

- Chỉ hơn 1 giờ, các các rễ cây đã đựoc dọn
? Sự giúp đỡ ấy đã mang lại kết quả gì? sạch, mô đất cao đã đuợc san phẳng.
- Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình
? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể ăn mía, ăn cam rồi cả hai lớp chúng ta cùng
hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp?
lớp chúng ta cùng làm…; Cùng ăn mía, ăn
cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau
cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai
người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi;
Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ mình… .
-> Chúng ta cần có tinh thần đoàn kết,
? Em rút ra bài học gì sau khi tìm hiểu câu tương trợ, giúp đỡ, hợp tác với những người
chuyện trên?
xung quanh.
- Nông dân đoàn kết, tương trợ, chống hạn
Cho Hs liên hệ thêm những câu chuyện hán, lũ lụt.
trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng - Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại
minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh xâm.
giúp chúng ta thành công.
- Đoàn kết tương trợ giúp đõ nhau cùng tiến
bộ trong học tập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15p)
II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Thế nào là đoàn kết, tương trợ?
? Vậy em hiểu đoàn kết tương trợ là gì?

- Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia
sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi
khó khăn.


2. Ý nghĩa
? Đoàn kết, tuơng trợ mang lại ý nghĩa gì? - Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu
Gv kết luận nội dung và rút ra bài học thực của dân tộc ta.
tiễn.
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác
với những người xung quanh và sẽ được

18


mọi người yêu quý.
- Tạo nên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua
khó khăn.
? Em hãy cho một số VD thể hiện tinh
-> Hs trả lời cá nhân
thần đoàn kết của bản thân em với các bạn
trong lớp, trường?
? Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói - Ngựa có bầy, chim có bạn.
về tinh thần đoàn kết, tương trợ?
- Dân ta nhớ một chữ đồng
- Chung lưng đấu cật.
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng
- Đồng cam cộng khổ
minh.
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Hoạt động 4: Luyện tập (8p)
III. BÀI TẬP


1. Bài tập a/ sgk tr. 22
? Đọc yêu cầu bài tập a?
Hs đọc
? Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc
- Gửi giấy phép, chép bài hộ, giảng bài,
gì?
thông tin lại các bài tập, yêu cầu của thầy
cô, động viên, hỏi han và giúp đỡ những
việc có thể…
2. Bài tập b/ Sgk tr.22
? Đọc yêu cầu bài tập b?
Hs đọc.
? Em có tán thành việc làm của Tuấn
-> Không tán thành. Làm như vậy
không? Vì sao?
không phải là giúp bạn mà là hại bạn
GV hướng dẫn hs bài tập c.
-> Đoàn kết, tương trợ không có nghĩa
? Qua 2 bài tập b và c em rút ra nhận xét
là cùng nhau làm việc xấu, có hại cho
gì?
người khác. Đoàn kết, tuơng trợ chỉ thực
sự phát huy đựơc sức mạnh và giá trị khi
Gv kết bài : Đoàn kết là đức tính cao đẹp.
cùng nhau làm những điều tốt đẹp.
Biết sống đoàn kết, tương trợ giúp ta vượt
qua khó khăn tạo nên sức mạnh tổng hợp
để hoàn thành nhiệm vụ. Đoàn kết, tương
trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Ngày nay, Đảng và nhân dân ta vẫn
nêu cao truyền thống tốt đẹp đó. Tình đoàn
kết, hữu nghị, hợp tác còn là nguyên tắc
đối ngoại – là nhiệm vụ rất quan trọng.
Chúng ta cần rèn luyện mình, bình yên cần
đến tinh thần đoàn kết tương trợ.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (8p)
- Học bài, hoàn thành các bài tập
- Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về đoàn kết, tuơng trợ
- Tìm đọc những mẩu chuyện về tinh thần đoàn kết, tương trợ.
- Chuẩn bị bài 8: Khoan dung

19


GV cung cấp cho HS một số mẫu tham khảo:

20


TUẦN 9 - TIẾT 9

BÀI 8: KHOAN DUNG
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là lòng khoan dung của nó.
- Hình thành ở Hs phẩm chất đạo đức cao đẹp .
2. Kĩ năng

- Giúp Hs biết rèn luyện mình để trở thành người có lòng khoan dung, sống có tình người.
- Biết quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm,không định kiến hẹp hòi.
3. Thái độ
- Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người.
Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.
II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh, tài liệu, băng hình, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập.
- Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
? Em hãy kể một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em đối với bạn hoặc người
xung quanh.
? Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ? Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ đối với cuộc
sống.
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (2p)
GV đưa ra tình huống:
Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến.
Hà ghen tức và thường hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thế
nào đối với Hà?
Từ tình huống trên, gv dẫn dắt.
-> Bài 8: Khoan dung

Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc (10p)

I.TRUYỆN ĐỌC

"Hãy tha lỗi cho em"
Gv yêu cầu hs đọc truyện cùng mình.
Hs đóng vai Khôi.
? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô

Hs đọc, theo dõi truyện
* Thái độ của Khôi :

21


giáo như thế nào?

Lúc đầu đứng dậy, nói to.
Về sau : chứng kiến cô tập viết, cúi đầu,
rơm rớm nước mắt, giọng ngèn ngẹn, xin cô
tha thứ
? Cô giáo Vân đã có việc làm như thế
* Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ rồi
nào trước thái độ của Khôi?
tái dần, rơi phấn, xin lỗi hs.
- Cô tập viết.
- Tha lỗi cho hs.
- Sự thay đổi của Khôi :
- Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập
? Vì sao bạn Khôi lại có sự thay đổi đó? viết, biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó
khăn.
? Em có nhận xét gì về việc làm và thái

độ của cô giáo Vân?

* Nhận xét:
Cô là người kiên trì, có tấm lòng khoan
dung và độ lượng.
Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét
người khác.
Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người
Em rút ra bài học gì qua câu chuyện khác.
trên?
? Theo em, đặc điểm của lòng khoan Đặc điểm của lòng khoan dung:
dung là gì?
- Biết lắng nghe để hiểu người khác
- Biết tha thứ cho người khác.
- Không chấp nhặt, không thô bạo.
- Không định kiến, không hẹp hòi khi
nhận xét người khác.
- Luôn tôn trọng và chấp nhận người
khác.

Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15p)
II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Khoan dung là gì?
? Theo em hiểu khoan dung là gì?

- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.
Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và
cảm thông với người khác, biết tha thứ cho
người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi

lầm.

2. Ý nghĩa
? Khoan dung có ý nghĩa như thế nào - Khoan dung là một đức tính quý báu của
trong cuộc sống của mỗi người?
con người
- Người có lòng khoan dung luôn được mọi
người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
- Làm cho mối quan hệ giữa con người với
con người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ

22


chịu.
3. Rèn luyện
? Cần rèn luyện như thế nào để có lòng - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người
khoan dung?
- Cư xử rộng lượng, chân thành
- Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích,
thói quen của người khác trên cơ sở những
chuản mực xã hội.
? Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp -> Có như vậy mới không hiểu lầm, không
nhận ý kiến của người khác?
gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với
nhau. Tin tưởng và thông cảm với nhau, sống
chân thành và cởi mở hơn. Đây chính là bước
đầu hướng tới lòng khoan dung.
? Làm thế nào để có thể hợp tác hơn với -> Tin vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn,
các bạn ở lớp ở trường?

lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp
ý chân thành, không ghen ghét, định kiến,
đoàn kết, thân ái với bạn.
? Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, -> Khi có sự bất đồng… phải ngăn cản, tìm
hoặc xung đột?
hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện,
giảng hoà.
? Khi biết bạn có khuyết điểm, ta nên xử -> Tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, thuyết
sự như thế nào?
phục, góp ý với bạn.
- Tha thứ và thông cảm với bạn.
- Không định kiến.
Hoạt động 4: Làm bài tập (8p)
III. BÀI TẬP

? Đọc yêu cầu bài tập a?
1. Bài tập a/ sgk tr. 25
? Em hãy kể một việc làm thể hiện lòng
Hs đọc
khoan dung của em, của bạn hoặc của
Hs trả lời cá nhân
người lớn mà em biết?
? Đọc yêu cầu bài tập b?
2. Bài tập b/ sgk tr.25
Hs đọc
? Những hành vi nào thể hiện lòng khoan
Đáp án: 1, 3, 5, 7
dung?
GV hướng dẫn hs làm bài tập c và d sgk
tr.26:

BT c: Hằng và Lan ngồi cạnh nhau
trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây -> Lan chưa có lòng khoan dung…
mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu mắng
Hằng. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi
của Hằng?
GV kết luận:
Khoan dung là một đức tính cao đẹp và
có ý nghĩa to lớn. Nó có giúp con người
dễ dàng sống hoà nhập trong đời sống
cộng đồng, nâng cao vai trò uy tín cá

23


nhân trong xã hội. Khoan dung làm cho Hs lắng nghe
đời sống xã hội trở nên lành mạnh, tránh
được bất đồng gây xung đột căng thẳng
có hại cho cá nhân và xã hội.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (5p)
- Học bài, hoàn thành bài tập c, d, đ (sgk)
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, mẩu chuyện nói về khoan dung
- Chuẩn bị bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

24


CHỦ ĐỀ 4: QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC
TUẦN 10 - TIẾT 10

BÀI 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
- Ý nghĩa, hiệu quả của làm việc khi làm việc có kế hoạch
2. Thái độ:
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh
3. Kỹ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hành động theo kế hoạch
II. PHƯƠNG PHÁP:

- Tổ chức, luyện tập, thảo luận, sắm vai
III. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN:

- Bài tập tình huống, mẫu kế hoạch, kịch bản, tiểu phẩm, giấy khổ lớn, bút dạ
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức (1p)
Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài (7p)
Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng An vẫn chưa về dù giờ tan học đã lâu. An về muộn với

lý do đi mượn sách của bạn để làm bài tập. Cả nhà đang nghỉ trưa thì An ăn xong, vội
vàng nhặt mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn để đi học thêm. Bữa cơm tối cả nhà sốt
ruột đợi An. An về muộn với lý do đi sinh nhật bạn. Không ăn cơm, An đi ngủ và dặn mẹ:
“Sáng sớm mai gọi con dậy sớm để xem bóng đá và làm bài tập”.
Giáo viên đặt câu hỏi:
- Chỉ ra việc làm của An trong tình huống trên? Em có nhận xét gì về hoạt động
trong ngày của An?
- Những hành vi đó nói lên điều gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, sau đó bổ sung vào bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin (15p)
I. THÔNG TIN

? Đọc bảng kế hoạch của bạn Hải Bình?
Hs đọc
(?) Em có nhận xét gì về lịch làm việc, học - Bản kế hoạch chưa hợp lý và thiếu:
tập từng ngày trong tuần của bạn Hải + Thời gian hàng ngày từ 11h30-14h

25


×