Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.59 MB, 202 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








NGUYỄN HỐNG BÁC

PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ử VIỆT NAM
TRONG THỜI Kỉ ĐỔI MỞI VÀ HỘI NHẬP
C huyên n g à n h : Luật dân sự
M ã số: 50507

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC






THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC^ŨÂỊHÀ NÔI


PHÒNG G V _

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG PHƯỚC HIỆP
PGS.TS. HÀ THỊ Mfll HIÊN

HÀ NỘI - 2003


LÒI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liêu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

rp *

•2

Tác giá

Q

flạ Ắ

J u jẤ

ii

'X> ầ4tạ,


(B

ắ x í


Mục lục

MỞ ĐẨU
CHƯƠNG 1
Những vấn đề lí luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ gia
đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
1.1. Khái niộm pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu
tố nước ngoài
1.2. Đặc trưng của pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có
yếu tố nước ngoài
/>4.3. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh pháp luật quan hộ gia
đình có yếu tố nước ngoài
1.4.

Tổng quan về sự hình thành và phát triển pháp luật điều

chỉnh quan hệ gia đình có yếu tô' nước ngoài ở Việt Nam
CHƯƠNG 2
Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam kí kết
hoặc tham gia điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam
2.1. Pháp luật Việt Nam hiộn hành điều chỉnh quan hộ gia
đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
2.2. Điều ước quốc tế Việt nam kí kết hoặc tham gia điều

chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước nước ngoài


CHƯƠNG 3
Thực tiễn thi hành pháp luật về quan hệ gia đình có yếu
tô nước ngoài ở Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật đó trong thời kỳ đổi mới và hội nhập
3.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về quan hệ gia đình có yếu
tố nước ngoài ở Việt Nam
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan
hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì đổi mới
và hội nhập
KẾT LUẬN
• NHŨNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN

cứu LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG B ố


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


NHỮNG TỪ VIẾT TẤT TRONG LUẬN ÁN

BLDS:

Bộ luật dân sự

CHXHCN:


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

HĐTTTP:

Hiệp định tương trợ tư pháp

QHGĐ:

Quan hệ gia đình

UBND :

Uỷ ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ EX Đảng cộng sản Việt Nam khẳng
đinh: 'Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa
phương hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy
của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển..." [28, tr. 42]. Nghị quyết số 07 ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị nhấn
mạnh "Hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững độc lập tự chủ, thực hiện đa

phương hoá, đa dạng hoá thị trường và đối tác, tham gia rộng rãi các tổ chức
quốc tế. Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần... chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế" [2, tr. 6].
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, Nhà nưóe ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia
ưên thế giới, có quan hệ hợp tác kinh tế, tài chính với hơn 200 tổ chức quốc tế và
diễn đàn quốc tế, có quan hệ buôn bán vói hơn 100 nước [85, tr. 7]. Trong bối
cảnh đó, số lượng công dân Việt Nam ra nước ngoài làm ăn, học tập, công tác và
người nước ngoài, người Viột Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào
V iệt Nam ngày càng tăng. Hàng năm trung bình có trên 1,5 triệu lượt
người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến V iệt Nam với nhiều
mục đích khác nhau.
Tất cả tình hình ừên đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển
quan hệ về mọi mặt giữa Việt Nam với các nước và làm gia tăng các quan hệ,
giao lưu dân sự - kinh tế có yếu tố nước ngoài. Các quan hộ gia đình (QHGĐ) có
yếu tố nước ngoài trong các năm qua cũng tăng lên, đòi hỏi phải được điều chỉnh
kịp thời. Để điều chỉnh các quan hệ đó, Nhà nước ta đã kí một số Hiệp định về
tương trợ tư pháp và pháp lí với nước ngoài, ban hành Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản nói trên đã tạo được


2

một khung pháp lí góp phần tích cực điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả QHGĐ
đặt ra. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố
nước ngoài nói trên trong thời gian qua cũng bộc lộ một số điểm hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu do công cuộc đổi mới đặt ra. Đồng thời, thực tiễn điều
chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài trong thời gian qua cũng đã gặp phải một số
vướng mắc cần được tháo gỡ kịp thòi. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống
vấn đề pháp luật điểu chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời

kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, để làm sáng tỏ những quy định của pháp
luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết với các nước ngoài
điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài, cũng như xác định rõ cơ chế điều chỉnh
các quan hệ này đã trở thành vấn đề cấp thiết. Việc đánh giá thực trạng của pháp
luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ở Việt Nam và để ra những phương hướng,
giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này sao cho đáp ứng
được những yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế mà
Đảng và Nhà nước ta đã để ra cũng là đòi hỏi khách quan.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
QHGĐ có yếu tố nước ngoài đã được nhiều luật gia nước ngoài quan
tâm nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Điển hình
là các luật gia của Pháp như M.Bemard Audit, Daniel Gutmann, Coucheez,
Henri Batiffol, Paul Lagarde, Pierre Mayer, Gaudemet-Tallon, Yvon
Loussouam... Những công trình khoa học của các tác giả này đã đề cập đến
nhiều vấn đề của QHGĐ có yếu tố nước ngoài như quan hệ về tài sản của
vợ, chổng, vấn đề xung đột luật trong chế độ gia đình, xác định luật áp
dụng với chế độ gia đình... ở nước ta, trong những năm gần đây việc
nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài đã được
các nhà nghiên cứu đề cập đến ở mức độ khác nhau. Trước và sau khi
công bố Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài năm 1993, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về QHGĐ,
trong số đó phải kể đến Chuyên đề về "C hế định nuôi con nuôi trong pháp


3

luật Việt Nam và quốc tể' của Viện nghiên cứu khoa học pháp lí - Bộ Tư pháp
năm 1998; bài viết của Nguyễn Công Khanh "Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
quan hệ hôn nhân và ẹia đình có yếu tố nước ngoài" đăng trên Tạp chí nghiên
cứu lập pháp số 4 năm 2000.

Ngày 09/06/2000 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội khoá
X thông qua. Sau sự kiện này, một số công trình nghiên cứu, bài viết bình luận
Luật hôn nhân và gia đình đã được công bố như “Luật hôn nhân và gia đình năm
2000” số chuyên đề tháng 2/2000 của Bộ tư pháp. Bài viết của Thái Công Khanh
"Bàn về giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoàỉũ đãng
trên Tạp chí toà án nhân dân số 12/2000. Một số bài viết về quan hệ gia đình
trong nước của các tác giả Ngô Thị Hường, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Phương
Lan... đăng trên Tạp chí luật học. Các bài viết này đã đề cập đến một số khía cạnh
của quan hệ gia đình.
Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên
cứu một cách cơ bản và có hệ thống về pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.

Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Mục đích của luận án.
+ Làm sáng tỏ những vấh đề lí luận cơ bản và thực tiễn về pháp luật điều
chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài, phân tích những quy định hiện hành của pháp
luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
+ Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài;
kiến nghị những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Viột Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận án
+ Phân tích các khái niệm, các đặc trưng, nguyên tắc của pháp luật điều
chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.


4


+ Phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và quy định
của điều ước quốc tế Việt Nam kí kết với các nước ngoài điều chỉnh QHGĐ có
yếu tố nước ngoài.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước
ngoài trong giai đoạn hiện nay, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì đổi mới và
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi của luận án
Luận án không có tham vọng đề cập tất cả các vấn đề mà chỉ tập trung phân
tích và làm sáng tỏ những vấh đề lí luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình
có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, từ đó làm cơ sở xác định pháp luật điều chỉnh
và thẩm quyển giải quyết QHGĐ có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp
luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết với nước ngoài; đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mói và hội nhập
kinh tế quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu để tài
Để giải quyết những nhiệm vụ được xác định ở trên, tác giả dựa trên cơ sở lí
luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh về
nhà nước và pháp luật, trong đó tác giả đặc biệt coi trọng các phương pháp cụ thể
như phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh và phương pháp lịch sử. Trong quá
trình thực hiện đề tài Luận án, các Nghị quyết Đại hội Đảng VI,VII,VIII và IX,
Nghị quyết của Bộ chính trị về váh đề liên quan là kim chỉ nam cho tác giả giải
quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn được Luận án đề cập.
5. Những đóng góp mói về mặt khoa học của luận án
Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống
về pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì đổi


5


mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể coi những điểm sau đây là những đóng
góp mới về mật khoa học của luận án:
- Phân tích một cách có hệ thống lí luận và thực tiễn pháp luật điều chỉnh
QHGĐ có yếu tố nước ngoài; xây dựng khái niệm pháp luật điều chỉnh QHGĐ có
yếu tố nước ngoài; làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản, nguyên tắc đặc thù của
pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
- Phân tích một cách hệ thống và có so sánh những quy định của pháp luật
Việt Nam và điểu ước quốc tế Việt Nam kí kết với các nước liên quan đến pháp
luật điều chỉnh và thẩm quyền giải quyết các quan hệ giữa vợ và chổng, giữa cha,
mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ giám hộ, quan hệ cấp dưỡng và quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; đề xuất
những giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
- Những kết quả nghiên cứu của Luận án là những bổ sung vào lí luận về
pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế; những đề xuất, kiến nghị trong luận án có thể đóng góp một
phần nhỏ vào việc hoàn thiộn và đổi mới pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam.
- Có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảo để chuẩn bị các bài giảng,
các tài liệu nghiên cứu về vấn đề pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước
ngoài cũng như các tài liệu nghiệp vụ trong lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm Phần mở đầu, 3 chương, Phần kết luận và Danh mục tài
liệu tham khảo.



6

Chương 1

NHỮNG VÂN ĐẼ ú LUẬN VỀ PHÂP LUẬT ĐIỂU CHỈNH QUAN HỆ GIA DÍNH
CÓ YẾU TÔ NƯỚC NGOÀI 0 VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT ĐlỀU CHỈNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH c ó YÊU Tố
NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Khái niệm "Gia đình có yếu tố nước ngoài"
Gia đình là hiện tượng xã hội, phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội loài người. Đây cũng là vấn đề luôn được các nhà triết học, xã hội học,
sử học, luật học nghiên cứu. Hôn nhân là cơ sở của gia đình còn gia đình là tế bào
của xã hội mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà lợi ích của mỗi công dân,
nhà nước và xã hội. C.Mác và Ph.Ảnghen đã chứng minh một cách khoa học
rằng, cùng với hôn nhân, gia đình là một phạm trù phát triển theo lịch sử, giữa
chế độ kinh tế - xã hội và tổ chức gia đình có mối liên quan trực tiếp và chặt chẽ.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và của nhà nước”,
Ànghen đã nhấn mạnh chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào quan hộ sở hữu
thống trị trong xã hội đó; quá trình chuyển từ hình thái gia đình này lên hình thái
gia đình khác cao hơn suy cho cùng được quy định bởi những thay đổi trong điều
kiện vật chất của đời sống xã hội. Bằng tác phẩm đó, Ảngghen đã làm thay đổi
quan điểm trước đây về các hình thái gia đình trong lịch sử. Ph.Ăngghen là người
đầu tiên đã phân tích nguồn gốc gia đình từ giai đoạn thấp nhất của xã hội loài
người, khi con người mới chỉ bắt đầu tách ra khỏi thiên nhiên, chưa sản xuất ra
được một thứ sản phẩm nào mà chỉ hái lượm những thức ăn sẵn có của thiên
nhiên và vì thế chưa có sự phân công lao động trong xã hội. Trong thời kì này
không có hôn nhân, không có gia đình; bộ lạc như là một đơn vị duy nhất không
tách rời của xã hội nguyên thuỷ [70, tr. 3-4]. Từ trạng thái nguyên thuỷ đó bước

tiếp theo của lịch sử đã phát triển những hình thái gia đình đầu tiên, gia đình


7

huyết tộc, gia đình punaluan, gia đình đối ngẫu... gia đình xã hội chủ nghĩa
(XHCN).
Như vậy, xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau.
Gia đình là sản phẩm của xã hội đã phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội. Các điều kiên kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất
định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia đình. Do vậy, gia đình là
hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã hội. Gia đình XHCN là hình thái gia
đình cao nhất trong lịch sử, khác hẳn vể chất so với gia đình của các chế độ xã
hội trước đây. Chế độ XHCN quyết định sự xuất hiện và phát triển của gia đình
XHCN. Quan hệ bình đẳng về mọi mặt giữa vợ và chổng trong gia đình xã hội
chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội XHCN.
Khái niệm “gia đình” đã được để cập trong các sách nghiên cứu và trong các
văn bản pháp luật của Nhà nước ta. Theo Từ điển triết học thì “Gia đình là một
hình thức có tính chất lịch sử của tổ chức đời sống chung của loài người, giữa
nam giới và nữ giới...”[76, tr. 354]. Theo xã hội học thì “Gia đình được quan
niệm là một nhóm xã hội, hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ
huyết thống”[41, tr. 70]. Cách hiểu về gia đình của xã hội học đã mở rộng phạm
vi chủ thể gia đình hơn quan niệm gia đình của triết học. Nếu gia đình theo cách
nhìn nhận của triết học chỉ là quan hệ hôn nhân (tức giữa nam và nữ), thì theo
cách nhìn nhận của xã hội học gia đình còn bao gồm cả quan hệ huyết thống (cha
mẹ và con). Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “Gia đình là tập hợp
những người cùng chung sôhg, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết
thống hoặc nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhaủ'171, tr. 146].
Khái niệm gia đình lần đầu tiên được quy định tại khoản 10 Điểu 8 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn

nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa
vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Đây là khái niệm
pháp lí đầy đủ nhất về gia đình, là sự tập hợp những người gắn bó với nhau do
quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, từ đó làm phát sinh


8

nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và
gia đình và các quy tắc của đạo đức xã hội biểu hiện qua những phong tục tập
quán, truyền thống đạo lí của gia đình. Bởi vậy, mỗi thành viên trong gia đình
đều gắn bó, cố kết về quyền và bổn phận của mình với các thành viên khác,
không thể tự mình thoát li khỏi mồi trường gia đình, thoát li khỏi xã hội. Như
C.Mác đã từng nói, sống trong xã hội con người không thể tách mình ra khỏi xã
hội; tự do của mỗi người không thể tách khỏi tự do của người khác.
Hiện nay, do sự phát triển của các mối giao lưu dân sự quốc tế nên tập hợp
những người tạo nên gia đình trong xã hội Việt Nam không chỉ bó hẹp giữa các
thành viên có cùng quốc tịch và cùng cư trú trên lãnh thổ một nước mà còn được
mở rộng giữa các thành viên có quốc tịch khác nhau và có thể các thành viên đó
cư trú ở các nước khác nhau. Trong gia đình này có thể là vợ, chồng khác quốc
tịch hoặc có thể là vợ, chồng, con (và các thành viên khác) khác quốc tịch. Họ có
thể là những người cùng quốc tịch nhưng cư trú ở các nước khác nhau. Quan hệ
hổn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuổi dưỡng ở đây cũng có ứiể phát
sinh từ sự kiện pháp lí xảy ra ờ nước ngoài. Sự khác nhau vể quốc tịch, nơi cư trú
giữa các thành viên trong gia đình hoặc căn cứ pháp lí làm nảy sinh quan hệ hôn
nhân, quan hệ nuôi dưỡng đó đã làm cho gia đình loại này khác với gia đình
truyền thống trong xã hội Việt Nam - đó là gia đình có yếu tố nước ngoài. Trên
cơ sở khái niệm pháp lí về gia đình, có thể hiểu: Gia đình có yếu tố nước ngoài là
tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do
quan hệ nuôi dưỡng có yếu tố nước ngoài, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ

pháp lí giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật. Gia đình có yếu tố nước
ngoài cũng được hình thành trên cơ sở hôn nhân (sự kiện kết hôn giữa hai người
khác quốc tịch) hoặc nuôi dưỡng (người nhận nuôi và con nuôi khác quốc tịch).
Do có các sự kiện trên nên trong gia đình này các thành viên có các quyền và
nghĩa vụ về nhân thân và tài sản nhất định đối với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ
nhau về vật chất và tinh thần. Trong gia đình có yếu tố nước ngoài, những yếu tố
tình cảm, huyết thống, sự nuôi dưỡng đan xen lẫn nhau trong mức độ truyền


9

thống gia đình khác nhau và tạo nên mối liên hệ chặt chẽ khác nhau giữa các
thành viên. Nhu cầu giữa các thành viên trong gia đình là được yêu thương, chăm
sóc, nuôi dưỡng, được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng rất khác nhau,
đôi khi tuỳ thuộc vào ý thức pháp luật của mỗi thành viên gia đình đó.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình. Theo Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 thì “Gia đình là tế bào của xã hội... Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội
tốt thì gia đình càng tốt”. Vậy, gia đình có yếu tố nước ngoài có phải là tế bào
của xã hội Việt Nam? Trong mỗi chế độ xã hội, gia đình có yếu tố nước ngoài
đều thực hiện những chức năng cơ bản của gia đình và một trong các chức năng
là tái sản xuất ra con người, là quá trình tiếp tục nòi giống. Đó là quá trình cần
thiết của cuộc sống trong một xã hội nhất định. Quá trình này được thể hiện ở
, chỗ “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra
những con người khác, sinh con, nảy nở. Đó là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa
cha mẹ và con cái - đó là gia đình”[10, tr. 19]. Nếu không có sản xuất và tái sản
xuất ra con người thì xã hội không thể phát triển được, thậm chí không thể tồn tại
được. Như vây, gia đình có yếu tố nước ngoài là một trong những thể chế cơ bản
của xã hội. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là nhờ Nhà nước thừa nhận
đổng thời định ra những biện pháp, những nguyên tắc nhằm ổn định quan hệ xã
hội này. Khoản 1 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện quan

điểm đó: “Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quan hệ gia đình có yếu tố
nước ngoài...”. Như vậy, cũng như gia đình khác, gia đình có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam được coi là tế bào của xã hội Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm "quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài"
Theo lí luận chung về nhà nước và pháp luật thì nhu cầu sinh tồn và phát
triển đã buộc con người phải liên kết với nhau thành những cộng đồng, giữa các
thành viên của cộng đổng luôn nảy sinh những sự liên hệ về vật chất, về tinh thần
và những mối liên hệ này luôn có giófi hạn nên người ta gọi là những “quan hệ”.
Những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người, nghĩa
là chúng xuất hiện trong quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, trong


10

việc thoả mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích
của xã hội thì được gọi là “quan hệ xã hội”. Sự hình thành và phát triển của các
quan hệ xã hội diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau song quyết định
nhất vẫn là do điểu kiện sản xuất và sinh hoạt vật chất. Quan hệ xã hội tồn tại
khách quan không lệ thuộc vào ý chí của con người. Tính khách quan của chúng
thể hiện ở chỗ, con người sống trong xã hội không thể tự đặt mình ngoài những
mối liên hệ xã hội đang tổn tại. Xã hội không thể tổn tại thiếu con ngưòi và con
người không thể tồn tại ngoài xã hội, ngoài nhũng mối liên hệ xã hội. Chính vì lẽ đó mà
GMác gọi "Bản chá của con người là tổng hoà tất cả quan hệ xã hội"[51, tr. 492].
Tính tổ chức của đời sống cộng đồng đòi hỏi các quan hệ xã hội phải được điều
chỉnh. Điều này có thể thực hiện được bằng cách đặt ra những quy tắc xử sự buộc
mọi người phải tuân theo. Quan hệ xã hội rất đa dạng và phong phú. Quan hệ gia
đình là loại quan hệ xã hội bao gồm quan hệ giữa vợ và chổng; cha, mẹ và con;
quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Hiện nay, do sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia ngày càng phát triển
nên các QHGĐ có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiểu. Căn cứ vào thực

tiễn của các nước và ở Việt Nam có thể thấy quan hệ gia đình có yếu tố nước
ngoài thường là:
- Quan hệ giữa thành viên gia đình là công dân của các nước khác nhau
hoặc với thành viên gia đình là người không quốc tịch.
- Quan hệ giữa những thành viên của gia đình với nhau liên quan đến tài
sản ở nước ngoài hoặc quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh ở nước ngoài.
-

Quan hệ giữa những thành viên của gia đình là công dân một nước với

nhau vể các quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ
sở sự kiộn pháp ư xảy ra ở nước ngoài.
Từ phân tích trên và căn cứ vào khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 có thể hiểu: Quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ gia đình
phát sinh giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước
ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau


11

mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Theo khái niệm này, quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài bao gồm:
a. Quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài
Sự kiện kết hôn hợp pháp đã làm phát sinh quan hệ giữa vợ và chổng. Nội
dung của quan hệ pháp luật đó bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lí về nhân
thân và tài sản. Các quyền và nghĩa vụ pháp lí này được pháp luật bảo hộ. Khi nói
đến quan hệ pháp lí giữa vợ và chổng có yếu tố nước ngoài là nói đến quan hệ
giữa vợ và chổng xảy ra trong các trường họp có yếu tố nước ngoài tham gia. Yếu
tố nước ngoài trong quan hệ giữa vợ và chồng có thể là:

- Vợ và chồng có quốc tịch khác nhau. Trong trường hợp này có ít nhất một
bên vợ hoặc chổng là người nước ngoài, ở Việt Nam, người nước ngoài được hiểu
là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài
và người không có quốc tịch. Người có quốc tịch nước ngoài có thể là người có
một hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài. Ví dụ: tranh chấp vể tài sản giữa vợ là cồng
dân Việt Nam, chổng là công dân Liên Bang Nga.
- Khách thể liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Trong trường hợp này
vợ, chồng đều là công dân Việt Nam nhưng tài sản đang tranh chấp lại nằm ở
nước ngoài. Ví dụ: Hai vợ, chổng là công dân Việt Nam tranh chấp với nhau về
một ngôi nhà hiện đang tổn tại ở Pháp.
- Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa vợ và chổng
xảy ra ở nước ngoài. Trường hợp này vợ, chổng đều là công dân Việt Nam nhưng
căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa họ xảy ra ở nước ngoài. Ví
dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Ba Lan, theo pháp luật Ba Lan
và chung sống tại Ba Lan khoảng tám năm, sau đó chuyển về Việt Nam sinh
sống. Sau một thời gian giữa họ phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu li hôn tại toà
án Việt Nam.


12

- Hai vợ chồng tuy cùng quốc tịch nhưng cư trú ở hai nước khác nhau. Ví
dụ: Tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng là công dân Việt Nam nhưng vợ cư trú ở
Việt Nam, chồng cư trú ở Trung Quốc.
Quan hệ giữa vợ và chồng xảy ra theo một trong các trường hợp trên sẽ được
coi là quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, trong các văn
bản pháp luật nước ta chưa có định nghĩa cụ thể về quan hệ giữa vợ và chồng có
yếu tố nước ngoài. Nhưng từ phân tích trên, có thể rút ra định nghĩa về quan hệ
giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài như sau: Quan hệ giữa vợ và chồng có yếu
tố nước ngoài là quan hệ giữa vợ và chổng trong đó có ít nhất một người là người

nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên cư trú ở
nước ngoài hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
b. Quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tố nước ngoài
Quan hệ giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện pháp lí nhất định, đó
là sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiện nhận nuôi con nuôi. Quan hệ giữa cha, mẹ và con
do họ sinh ra là quan hệ huyết thống. Quan hộ giữa cha, mẹ và con có yếu tố
nước ngoài là quan hệ giữa cha, mẹ và con xảy ra trong các trường hợp:
- Cha, mẹ và con có quốc tịch khác nhau hoặc cùng quốc tịch nhưng có ít
nhất một người cư trú ở nước ngoài (cha, mẹ là công dân Việt Nam yêu cầu con
là công dân Hoa Kì cấp dưỡng);
- Cha, mẹ và con có cùng quốc tịch nhưng tài sản liên quan đến quan hệ
giữa họ ở nước ngoài (cha, mẹ và con đều là công dân Việt Nam tranh chấp với
nhau về tài sản ở Hoa Kì);
- Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ cha, mẹ và con
xảy ra ở nước ngoài (nhận con ngoài giá thú ở nước ngoài, cấp dưỡng cho con ở
nước ngoài...).
Từ phân tích trên có thể hiểu: Quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tố nước
là quan hệ có người nước ngoài tham gia hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau


13

mà cãn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ giữa cha? mẹ và con ở nước ngoài.
Ngoài ra, quan hệ giữa cha, mẹ và con còn phát sinh qua sự kiện nhận nuôi
con nuôi. Khái niệm về nuôi con nuôi trong nước đã được định nghĩa hoàn chỉnh,
rõ ràng về bản chất qua Điều 67 Luật hổn nhân và gia đình Việt Nam. Nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa hai bên
chủ thể khác quốc tịch hoặc cùng quốc tịch nhưng sự kiện nhận nuôi con nuôi

xảy ra ở nước ngoài nhằm bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Khái niệm này
đã nêu lên việc xác lập quan hệ giữa cha, mẹ và con bằng con đường nuôi dưỡng
để phân biệt với việc hình thành quan hệ giữa cha, mẹ và con bằng con đường
huyết thống. Nếu như quan hệ siữa cha, mẹ đẻ và con đẻ là quan hệ gia đình
“huyết thống” được hình thành do việc sinh đẻ thì quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và
con nuôi là quan hệ “nhân tạo” được xác lập về mặt pháp lí. Một quan hệ nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ được x.ác lập khi có sự tham gia cùng lúc của
hai loại chủ thể hưởng quyền, có khả năng và điều kiện thực hiện các quyển chủ
thể tương ứng, đó là “chủ thể nhận nuôi con nuôi” (cha, mẹ nuôi) và “chủ thể
được nhận làm con nuôi” (con nuôi).
c. Quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoài
Khái niệm “giám hộ” cũng được đề cập trong một số sách chuyên khảo.
Theo cuốn “Vấn đề con nuôi nước ngoài" thì “Giám hộ là quá trình mang tính xã
hội và pháp lí dưới những hình thức nhất định. Một người (thường là họ hàng,
người thân của trẻ) được chọn, cử đ ể chịu trách nhiệm cho trẻ và tài sản của trẻ
em đó cho đến tuổi trưởng thành”[6, tr. 15]. Như vậy, theo cách định nghĩa này
thì giám hộ chỉ đặt ra đối với vị thành niên và người giám hộ là do được cử để
giám hộ cho trẻ là vị thành niên đó. Nhưng vấn đề giám hộ được quy định tại
Điểu 67 Bộ luật dân sự (BLDS) thì chủ thể trong quan hệ giám hộ rộng hơn. Theo
quy định này, người được giám hộ có thể là vị thành niên hoặc người bị bệnh tâm


14

thần hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình. Người giám hộ có thể là người giám hộ đương nhiên, người giám hộ do
được cử và tổ chức từ thiện, cơ quan lao động, thương binh và xã hội đảm nhận
việc giám hộ.
Theo Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình, quan hệ giám hộ trong Luật này

đã thu hẹp đối tượng điều chỉnh trong phạm vi nhóm quan hệ giám hộ phát sinh
giữa các thành viên trong gia đình. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài thì khái niệm giám hộ lại càng hẹp hơn nữa. Khi nói đến "yếu tố nước
ngoài" trong quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoài, có thể hiểu là:
- Người nước ngoài tại Việt Nam giám hộ cho công dân Việt Nam hoặc
công dân Việt Nam giám hộ cho người nước ngoài tại Việt Nam (công dân Liên
Bang Nga giám hộ cho công dân Việt Nam hoặc công dân Việt Nam giám hộ cho
công dân Cộng hoà Séc);
- Người nước ngoài giám hộ cho người nước ngoài tại Việt Nam hoặc cồng
dân Việt Nam giám hộ cho công dân Việt Nam được thực hiện ở nước ngoài.
Theo quy định của pháp luật Viêt Nam, người giám hô và người được giám
hộ phải cùng cư trú trên lãnh thổ một nước. Do vậy, yếu tô' nước ngoài ở đây chủ
yếu là yếu tố quốc tịch. Từ đó có thể đưa ra định nghĩa, giám hộ có yếu tố nước
ngoài là việc xác lập quan hộ giám hô giữa hai bên chủ thể khác quốc tịch hoặc
cùng quốc tịch nhưng cùng cư trú ở nước mà họ không mang quốc tịch nhằm
thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình. Như vậy, theo đinh nghĩa này chủ thể trong
quan hệ giám hộ có thể là khác quốc tịch hoặc cùng quốc tịch; việc đăng kí giám
hộ có thể được thực hiện tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
d. Quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
Khi xem xét vể yếu tố nước ngoài trong quan hệ cấp dưỡng có thể nhận
thấy, trong quan hệ này yếu tố nước ngoài chủ yếu là yếu tố nơi cư trú của các
bên đương sự ở hai nước khác nhau hoặc các bên đương sự ở cùng một nước


15

nhưng lại có quốc tịch khác nhau. Do vậy, căn cứ theo nội dung được quy định tại
khoản 11 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình, có thể đưa ra định nghĩa cấp dưỡng

có yếu tố nước ngoài là việc một người (người cấp dưỡng) có nghĩa vụ đóng góp
tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của n»ười (người được cấp
dưỡng) không sống chung với mình trên lãnh thổ một nước hoặc cùng sống trên
lãnh thổ một nước nhưng khác quốc tịch mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống
hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã
thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình,
là người gặp khó khăn, túng thiếu.
Ngoài ra, QHGĐ có yếu tố nước ngoài còn bao gổm quan hê giữa các thành
viên trong gia đình như quan hệ giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại và cháu; giữa
anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, việc làm sáng tỏ khái niệm QHGĐ có yếu tố nước ngoài và nội
hàm của khái niệm đó là hết sức cần thiết. Đây sẽ là cơ sở để xác định QHGĐ có
yếu tố nước ngoài được pháp luật điểu chỉnh.
1.13. Định nghĩa pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài
Quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài chịu sự tác động của hệ thống các
quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc các quy định của điều ước quốc tế
do quốc gia kí kết nhằm bảo đảm cho chúng phát triển phù hợp với ý chí và lợi
ích của mình. Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội luôn
tác động và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Cũng như pháp luật điều
chỉnh quan hệ xã hội khác, pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài vừa
thể hiện tính giai cấp của nó (thể hiện ý chí của giai cấp) vừa thể hiện tính xã hội
(là cái điều chỉnh quan hệ xã hội) cũng có đặc trưng cơ bản của pháp luật nói
chung. Tuy nhiên, xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của pháp luật này là QHGĐ
vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia nên pháp
luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài có những đặc điểm riêng. Khác với
pháp luật nói chung, pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài là pháp
luật được lựa chọn để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định - đó là


16


QHGĐ có yếu tố nước ngoài. Pháp luật được lựa chọn này có thể là pháp luật
quốc gia (đơn phương) hoặc có thể là điểu ước quốc tế song phương hoặc đa
phương do các bên liên quan kí kết, nhưng dù là quy phạm pháp luật quốc gia
hay quy phạm điều ước quốc tế thì pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước
ngoài là phương tiện để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và các bên tham gia
quan hệ. Pháp luật này bao gồm một tổng thể các quy phạm xung đột (quy phạm
xung đột thống nhất và quy phạm xung đột đơn phương) và quy phạm pháp luật
thực chất (quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất đơn phương).
Trong các quy phạm pháp luật đó, quy phạm xung đột là quy phạm cơ bản điều
chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài.
Hiện nay, do sự phát triển muôn hình muôn vẻ của các QHGĐ có yếu tố
nước ngoài nên dù số lượng quy phạm thực chất có tăng lên đáng kể thì nó vẫn
không đủ sức để điều chỉnh QHGĐ đó trên thực tế. Trong trường hợp này, quy
phạm xung đột ngày càng phát huy tác dụng, việc vận dụng và tăng cường khả
năng áp dụng các quy phạm xung đột (nhất là quy phạm xung đột thống nhất) sẽ
thúc đẩy sự hợp tác và phát triển quan hệ mọi mặt giữa các quốc gia.
Thực tiễn điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài cho thấy, những quan hệ
này bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố khác nhau, nên điều chỉnh QHGĐ có yếu
tố nước ngoài theo quy phạm xung đột thường có kết quả cao hơn. Điều đó có thể
thấy rõ qua việc thực hiện các HĐTTTP giữa Việt Nam kí kết với nước ngoài.
Nghiên cứu quy phạm ghi nhận trong các hiệp định này cho thấy, quy phạm xung
đột là quy phạm chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước
ngoài.
Như vậy, pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài là tổng thể các
quy phạm xung đột và quy phạm thực chất được lựa chọn theo quy tắc nhất định
để điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm này có mối liên hệ
mật thiết với nhau tạo nên sự thống nhất trong điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước
ngoài. Mối liên hệ này thể hiện trong QHGĐ có yếu tố nước ngoài cụ thể, nếu
quan hệ đó không được điều chỉnh bởi quy phạm thực chất thì cơ quan có thẩm



17

THƯ VIỆ N
ỈRUỢNG ŨAI H O C H Á NÔI j
PHÒNG GV _

quyền sẽ áp dụng quy phạm xung đột để chọn luật. Khi chọn luật theo sự dẫn
chiếu của quy phạm xung đột, theo nguyên tắc tôn trọng cam kết quốc tế, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng quy phạm xung đột thống nhất. Trong
thực tế xảy ra nhiều trường hợp QHGĐ có yếu tố nước ngoài phát sinh nhưng
không có các quy phạm pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế điều chỉnh.
Trong trường hợp này thực tiễn của Việt Nam cũng như các nước, có thể áp dụng
phép tương tự pháp luật. Ngoài ra, mối liên hệ này còn thể hiện khi quy phạm
xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất
được áp dụng để giải quyết quan hệ một cách dứt điểm, thì ở đây chúng ta thấy
tính chất "song hành" giữa quy phạm xung đột và quy phạm thực chất trong điều
chỉnh pháp luật. Cùng với quy phạm thực chất mà quy phạm xung đột dẫn chiếu
tới, quy phạm xung đột đã thể hiện khả năng quy định nào đó đối với những quy
tắc xử sự nhất định cho các bên tham gia vào QHGĐ cụ thể.
Từ phân tích trên, có thể đi đến định nghĩa về pháp luật điều chỉnh quan hệ
gia đình có yếu tố nước ngoài như sau: Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có
yếu tố nước ngoài là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật có mối liên hệ
nội tại thống nhất với nhau được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ giữa vợ và
chồng, quan hệ giữa cha, mẹ và con, quan hệ giám hộ, quan hệ cấp dưỡng và
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh trong
đời sống quốc tế.
Theo định nghĩa này, pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài là
một chỉnh thể thống nhất bao gồm các quy phạm pháp luật thực chất và quy

phạm pháp luật xung đột nhằm điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài. Xuất
phát từ tính chất đặc thù của pháp luật này là điều chỉnh quan hệ "có yếu tố nước
nẹoài” nên pháp luật điều chỉnh QHGĐ nỏi trên có đặc trưng riêng, khác biệt so
với pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác không có yếu tố nước ngoài.
1.2.

ĐẶC TRUNG CỦA PHÁP LUẬT ĐlỀU CHỈNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH CÓ

YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài có một số đặc trưng sau:


18

1.2.1. Đôi tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật điều chỉnh QHGĐ có yếu tố nước ngoài
bị phức tạp hoá bởi yếu tố nước ngoài. Yếu tô' nước ngoài trong QHGĐ đã làm
cho việc điều chỉnh quan hệ này khác với việc điều chỉnh các QHGĐ không có
yếu tố nước ngoài. Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “yếu
tô' nước ngoài” trong quan hệ dân sự nói chung và QHGĐ nói riêng. Thực tiễn
các nước cho thấy, để xác định yếu tô' nước ngoài trong quan hệ dân sự cụ thể
người ta thường dựa vào một trong ba dấu hiệu, đó là, thứ nhất, khi quan hệ đó có
ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài; thứ hai, khách thể của quan hệ đó là
tài sản hoặc quyền tài sản và quyền nhân thân được thực thi ở nước ngoài hoặc
đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật nước ngoài; thứ ba, sự kiện pháp lí làm phát
sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài.
Thực tiễn soạn thảo và thông qua Phần thứ bảy BLDS của Nhà nước ta đã
dựa trên cơ sở lí luận nêu trên để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân
sự, tại Điều 826 BLDS năm 1995. Lí luận về “Yếu tố nước ngoài” còn được phát

triển tiếp tục trong khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong
Luật nêu rõ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn
nhân và gia đình:
- Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, tức nói đến yếu tố chủ thể
có quốc tịch khác nhau;
- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Viột Nam, tức nói đến yếu tố
cư trú ở nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài, tức nói đến sự kiện pháp lí và yếu tố tài sản ở nước ngoài. Ngoài ra,
khoản 4 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình còn quy định: "Các quy định của
Chưcmg này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công
dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài", tức
nhấn mạnh yếu tố cư trú ở nước ngoài.


19

Việc nhận diện đúng “yêĩi tố nước nẹoài" trong QHGĐ là hết sức cần thiết.
Nhiều trường hợp không xác định đúng “yếu tô'nước nẹoài” nên đã gây không ít
khó khăn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các vấn đề phát
sinh từ QHGĐ có yếu tố nước ngoài đó. Khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 đưa ra tiêu chí xác định “yếu tô' nước ngoài” như vậy đã khẳng
định sự phát triển về lí luận của pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh các vấn đề
có liên quan đến QHGĐ.
a. Yếu tố chủ thể
Khi nói về yếu tố chủ thể cần chú ý một số điểm sau:
- Với quy định tại khoản 14 Điều 8 và khoản 4 Điều 100 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 có thể hiểu, QHGĐ được coi là có yếu tố nước ngoài nếu quan
hệ đó xảy ra theo một trong bốn trường hợp nêu trên. Trong các yếu tố nước

ngoài đó, thực tiễn Việt Nam đi theo hướng QHGĐ thường phát sinh từ yếu tố cư
trú của đương sự ở nước ngoài và chủ thể QHGĐ có quốc tịch khác nhau. Chúng
ta biết rằng, công dân Việt Nam là chủ thể phổ biến và chủ yếu của các ngành
luật. Theo Điều 49 Hiến pháp năm 1992 thì “Công dân nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Với quy định này, để xác
định chủ thể đó có phải là công dân Việt Nam hay không, người ta căn cứ vào
quốc tịch mà người đó được hưởng. Mỗi một cá nhân con người thường phải gắn
với một nhà nước nhất định, tức phải có quốc tịch nhất định. Quốc tịch thể hiện
sự lệ thuộc vào một nhà nước nhất định của một cá nhân, là tiền đề pháp lí bắt
buộc để cá nhân đó có thể được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ công
dân của mỗi nhà nước. Cá nhân mang quốc tịch của nhà nước nào thì được hưởng
các quyền và thực hiện các nghĩa vụ và pháp luật của nhà nước đó. Đổng thời, cá
nhân đó phải chịu sự chi phối, quản lí, tác động về mọi mặt của nhà nưóc mà
mình mang quốc tịch.
- Công dân Việt Nam khi tham gia vào QHGĐ với người nước ngoài phải có
quyền năng chủ thể, tức phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi trước tiên
theo pháp luật Việt Nam. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc


×