Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Vấn đề thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.46 MB, 112 trang )


TRƯỜNG ĐAI
■ HOC
■ LUÂT


TRƯỜNG ĐAI
■ HOC
■ TổN G HƠP
i LUND

HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ THỊ ANH ĐÀO

VẤN ĐÊ THỰÌC THI CÁC CAM KẾT QUỐC TÊ TRONG
LĨNH VỰC BẢO Hộ SÁNG CHÊ ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế và So sánh
Mã số: 60 38 60

LUÂN
• VĂN THAC
> SỸ LƯÂT
• HOC

THƯ V IỆN
TRƯỜNG ĐẠI HOC LỨÂT HÀ NÔI
PHÒNG ĐOC


ị£ 'ị(\

Người hướng dẫn khoa học:

l.TS. BÙI ĐẢNG HIẾU

2. GS. HANS HENRIK LIGARD

HÀ NỘI - 2004


CÁC TỪ VIẾT TẮT

SHTT

Sở hữu trí tuệ

BHSC

Bảo hộ sáng chế

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

NT


Đối xử quốc gia

MFT

Đối xử tối huệ quốc

TTDS

TỐ tụng dân sự

TTHS

Tố tụng hình sự

TTGQCVAHC

Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

BLHS

Bộ luật hình sự

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự


BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

TAND

Toà án nhân dân

K H -C N

Khoa học - công nghệ

EU

Liẽn minh châu âu


M ỤC LỤC
LỜI NÓI ĐÀU................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN c ơ BẢN VÈ SÁNG CHÉ VÀ THựC THI CÁC CAM
KÉT QUÓC TÉ TRONG LĨNH vực BẢO Hộ SÁNG CHÉ................................................................... 6

1.1 Khái niệm sáng chế và bảo hộ sáng ch ế......................................................... 6
1.1.1 K hái niệm sảng ch ế ..................................................................................... 6
1.1.2 K hái niệm bảo hộ sảng c h ể ...................................................................... ỉ 1
1.2 Khái quát quy định về bảo hộ sáng chế trong một số cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên............................................................................................13
1.2.1 N guyên tắc bảo hộ.................................................................................... ỉ 4
1.2.2 Phạm vi và lĩnh vực bào hộ sáng c h ế .................................................. 16

1.2.3 Đãn% kỷ bảo hộ sáng chế theo thủ tục P C T và vấn ă quyền lai tiên. 18
1.1.4 Ouyền của chủ sở hữu bằng độc quyển sáng chế.............................. 21
1.2.5 Thời hạn báo hộ sảng c h ế ...................................................................... 23
1.2.6 C ác quy định về thực thi quyền sờ hữii sáng c h ế .............................. 23
1.3 Khái niệm và ý nghĩa của việc thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh
vực bảo hộ sáng c h ế ................................................................................................ 30
1.3.1 Khái niệm thực thi các cam kết quốc t ế ................................................ 30
1.3.2 Ỷ nghĩa của việc thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ
sáng ch ế.................................................................................................................. 32
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG BẢO H ộ SÁNG CHẾ Ở VIỆT NAM s o VỚI YÊU CẢU CỦA MỘT

SỐ CAM KÉT QUÓC TÉ .......................................................................................................................... 34

2.1 Pháp luật về Bảo hộ sáng c h ế ......................................................................... 34
2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ sáng c h ế ........... 34
2.1.2 Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ sáng chế. 36
2.1.3 Nhận xét, đánh giá pháp luật về bảo hộ sảng chế của Việt Nam so
với yỗit cầu của các cam kếỉ quốc t ế ................................................................52


2.2 Nhận thức và hoạt động tự bảo vệ quyền của các chủ hữu sáng c h ế ... 58
2.3 Các thiết chế bảo hộ sáng ch ế................................................................. 61
2.3. ỉ C ơ quan quản lý nhà nước về sáng chế.........................................61
2.3.2 Các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu sáng chế...................65
2.3.3 Các tổ chức h ỗ trợ, bổ trợ cho hoạt động bảo hộ sáng c h ế ............67
2.3.4 Các tổ chức hoạt động thông tin về sáng c h ế ......................................... 68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẦM TÃNG CƯỜNG THựC THI CÁC CAM
KÉT QUỐC TẾ TRONG LĨNH vực BẢO H ộ SÁNG CHÉ TRONG GIAI ĐOẠIS HIỆN NAY........ 72

3.1 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện các cam kết

quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ sáng c h ế ................................................................72
3.1.1 N hững thuận lợ i.........................................................................................72
3.1.2 N hững khó khăn của Việt Nam khi thực hiện các cam kết quốc tế
trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu sáng ch ế..............................................74
3.2 Phương hướng và các nguyên tắc chủ đạo trong việc tăng cường thực
thi các cam kết quốc tế về bào hộ quyền sở hữu sáng ch ế.........................77
3.3 M ột số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thực tii các cam kết quốc tế
về bảo hộ sáng c h ế ....................................................................................................78
3.3.2 Giải p h á p đổi với việc hoàn thiện pháp luật về BHSC: Rà soát, hệ
thống huá và đánh giá nội dung các quy định hiện hành về BHSC trên



sở yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế để tìm ra và thực hiện các giải
pháp trước m ắt và lâu dài như sa u :................................................................78
3.3.2 N âng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn đê tự bào vệ quyền của
các chủ thể cỏ quyền........................................................................................... 83
3.3.3 Đôi mới tổ chức và nâng cao năng lực của các thiết chế bảo hộ sáng chế. 85
1KẾT LUẬN................................................................................................................................................... 94


L Ờ I N Ó I ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá là mục tiêu chủ đạo của các quốc gia đang phát triển, trong
đó có Việt Nam. "Ví u tố cơ bản và thiết yếu đối với tiến trình công nghiệp hoá là sự
phát triển của khoa học và kỹ thuật [49]. Một phương thức quan ừọng để đạt được
sự phát triển này là việc chuyển giao công nghệ, dưới hình thức là cấp bằng sáng
chế hoặc các quyền sở hữu công nghiệp khác, từ chủ sở hữu công nghệ sang các
nước đang phát triển. Tuy nhiên, vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT) và chuyển giao công
nghệ hiện nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau giữa các quốc gia. Các nhà

đầu tư cũng vì thế mà rất quan tâm và lo ngại về vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ của
mình khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, dòng chảy công nghệ trở nên bị
tắc nghẽn do chính các chủ sở hữu công nghệ “tìm kiếm” bằng độc quyền sáng chế
ở các quốc gia đang phát triển chỉ nhằm mục đích có được độc quyền Ìihập khẩu
ch" không khai thác, vận hành kỹ thuật đã được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế
(BHSC) tại các quốc gia này. Do đó, bằng sáng chế với mục đích là khuyến khích
sự phát triển của công nghệ ở các quốc gia cấp văn bằng, kỉi I không được khai thác,
vận hành thì có nghĩa là mục đích này cũng không đạt được, v ấn đề đặt ra hiện nay
là phải hài hoà luật sáng chế trên phạm vi toàn cầu hoặc khu vực. Nhưng cũng chính
điều này khiến nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ứong đó có
Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức, đó là vấn đề tham gia và thực hiện
nghiệm chỉnh các cam kết quốc tế về BHSC.
Nhận thức được vấn đ trên, Nhà nước Việt Nam đã sớm tham gia hầu hết các
cam kết quốc tế quan trọng về hoặc có liên quan đến bảo hộ sáng chế như: Hiệp ước
về thành lập tổ chức SHTT quốc tế từ ngày 2/6/1976, Công ước Paris năm 1883 về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Công ước Paris) từ ngày
8/3/1949, Hiệp ước PCT năm 1970 về hợp tác bằng sáng chế (sau đây gọi tắt là Hiệp
ước PCT) từ ngày 10/3/1993...Cơ chế BHSC ở Việt Nam cũng đã có những thay đổi
quan trọng, đặc biệt là từ năm 1981 đến nay [14]. Điều này có thể nhận thấy qua sự


tăng lên rõ rệt của số đơn xin đăng ký BHSC ở Việt Nam trong những năm qua: năm
2001 là 1286 đơn, tăng gấp 3 lần so với tổng số đơn của các năm từ 1981 đến 1988;
trong đó, số đơn của nước ngoài chiếm gần 80%). Tuy nhiên, cùng vói con số này, số
vụ xâm phạm sáng chế cũng tăng nhanh và ngày càng phức tạp (năm 2001 chỉ có 2
vụ xâm phạm sáng chế nhưng con số này năm 2003 là 23 vụ, ứong đó có những vụ
nổi cộm liên quan đến sản xuất và lắp ráp xe máy, nhập khẩu dược phẩm). Bên cạnh
đó, các vấn đề như thủ tục đăng ký sáng chế, chi phí đãng ký, cơ chế thực thi quyền
sở hữu sáng chế... hiện nay ở Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu và đòi
hỏi của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Điều này đã dẫn tới sự thiếu

tin tưởng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động sáng
tạo, đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.
Một vấn đề đáng lưu ý nữa là Việt Nam đang trong quá trình đàm phán để
trở thành viên của tổ chúc thương mại thế giới WTO. Trong quá trình đàm phán đó
Việt Nam đã và sẽ phải ưả lời hàng ừăm câu hỏi liên quan tói minh bạch hóa chính
sách thương mại và sở hữu trí tuệ(jSHT]). vấn đi mà cộng đồng quốc tế quan tâm
hiện nay không chỉ là tính đầy đủ mà còn là tỉnh hiệu quá của sự bảo hộ quyền
SHTT ở Việt Nam. Tức là, việc phê chuẩn, ký kết các cam kết quốc tế về bảo hộ
quyền SHTT mới chỉ là một mặt, nó thể hiện tính đầy đủ của sự bảo hộ. Một mặt
nữa rất quan ừọng là việc tuân thủ sự bảo hộ đó trên thực tế ở Việt Nam. Hơn nữa,
là thành viên của WTO thì cơ chế BHSC của Việt Nam trong tương lai phải thoả
mãn các yêu cầu của Hiệp đinh về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (gọi
tắt là Hiệp định TRIPs)- một Hiệp định có nhiều “tham vọng” trong BHSC bởi các
tiêu chuẩn bảo hộ của Hiệp định TRIPs được xem là khá cao. Mặt khác, bên cạnh
các lý do xuất phát từ lợi ích chính đáng thực thụ, chúng ta không thể không chú ý
đến những động cơ khác nhằm thổi phồng ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề
SHTT nói chung, sáng chế nói riêng, và sử dụng nó như một công cụ để ngăn cản
1 các đối thủ hoặc các quốc gia khác trong tiến trình hội nhập. Bởi lẽ, ưên thực tế, các

' viên của WTO sẽ nhân cơ hội các cuộc thương mại song phương khác sẽ yêu cầu


Việt Nam cải cách hệ thống SHTT nói chung, sáng chế nói riêng, đồng thời giám
sát việc thực hiện các luật về bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam. vấn đề đặt ra là
Việt Nam phải có và phải minh bạch cơ chế BHSC nhằm đáp ứng được các yêu cầu,
chuẩn mực quốc tế để hội nhập và phát triển nhưng cũng phải đảm bảo cho sự phát
triển và sự tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và nhất là với các sản phẩm sinh học và
dược phẩm. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ:
“Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chuyển dịch mạnh cơ cẩu kinh tế, cơ cấu

lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế. M ở rộng kinh tể đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh
về giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người” [33,
Ừ.261]. Xuất phát từ những vấn đề ứên, tôi đã chọn đề tài “Vẩn để thực thi các cam
kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế ở Việt Nam” làm luận vãn Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, việc nghiên cứu các cam kết quốc tế về bảo hộ sở hữu công
nghiệp (SHCN) nói chung và BHSC nói riêng đã được các nước, các tổ chức quốc
tế và các nhà nghiên cứu quan tâm. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này,
như: “Những ảnh hưởng đối với phúc lợi xã hội của sự bào hộ sảng chế toàn cầu”
của Alan V. DEARORFF- Đại học Michigan- Mỹ; “tác động của các quy định về
sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPs/WTO đối với nền kinh tế của các nước đang
phát ỉriểri'1 của W.LEESER, Đại học Comel, Mỹ; và các bài viết đăng ứên tạp chí
sáng chế của các nước (có trong danh mục tài liệu tham khảo). Tuy nhiòn, những
nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở những vấn đề khái quát chung về sáng chế với
mục đích tìm ra sự hài hòa các tiêu chuẩn BHSC, chưa có công trình nghiên cứu về
cơ chế BHSC ở một nước cụ ửi trong mối quan hệ so sánh với các điều ước quốc
tế (ĐƯQT) có liên quan đến sáng chế.
Ở Việt Nam, đã có nhiều hội thảo về SHCN do Bộ Khoa học- Công nghệ tổ
chức, tuy nhiên mới chỉ có 01 Hội thảo giới thiệu về hệ thống sáng chế của Nhật và
Mỹ. Một số bài viết và nghiên cứu về bảo hộ quyền SHCN ở Việt Nam (xem ữong
danh mục tài liệu tham khảo) tuy không trực tiep đề cập đến BHSC nhưng cũng là


nguồn thông tin bổ ích cho đề tài. Chưa có một công trình nghiên cứu riêng về
BHSC ở Việt Nam, trừ một luận văn Thạc sỹ về BHSC ở Việt Nam so sánh với
BHSC của Pháp. Một số bài đăng trên các trang web nhưng mới chỉ dừng lại ở cơ
chế thực thi hoặc trinh bày khái quát các văn bản liên quan đến sáng chế. Do đó, đề
tài “ Vấn đề thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế ở Việt
Nam” là đề tài luận văn Thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


»

I

o

Nghiên cứu thực trạng cơ chế BHSC ở Việt Nam so với các chuẩn mực và yêu
cầu mà các cam kết quốc tế đặt ra đối vói Việt Nam là nước thành viên. Trên cơ sở lý
luận về ý nghĩa của \iệc thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực BHSC và thực trạng
bảo hộ tại Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự tương ứúch và
tính hiệu quả của cơ chế BHSC ở Việt Nam theo yêu cầu của các cam kết quốc tế.
Xuất phát từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Một là: Nghiên cứu về sáng chế với ý nghĩa là môt đối tương của quyền
SHCN nằm trong phạm trù quyền SHTT;
Hai là: Phân tích các quy định về BHSC trong một số cam kết quốc tế;
Ba là: Nghiên cửu thực trạng cơ chế BHSC ở Việt Nam trên cơ sở so sánh
với các chuẩn mực và yêu cầu của một số cam kết quốc tế mà Việt Nam đã là thành
viên cũng như so với Hiệp định TRIPs;
Bổn là: Luận văn đề xuất một số giãi pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của
cơ chế BHSC ở Viêt Nam trước các chuẩn mực và yêu cầu quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng cơ chế BHSC ở Việt Nam trước
yêu cầu và chuẩn mực của ba cam kết quốc tế quan trọng là: Công ước Paris (1883)
về bảo hộ quyền SHCN, Hiệp ước PCT (1970) về họp tác bằng sáng chế, Hiệp định
thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là Hiệp định thương mại). Tuy vậy,
luận văn cũng sẽ đề cập tới Hiệp định TRIPs vì ừong tương lai Việt Nam sẽ phải
đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định này.



5. Phưong pháp nghiên cứu
Luận văn coi trọng việc sử dụng phương pháp phân tích- so sánh nhằm tìm
hiểu các chuẩn mực, các yêu cầu mà các cam kết quốc tế đặt ra đối với Việt Nam
trong lĩnh vực BHSC và việc Việt Nam đã bảo hộ và thực hiện như thế nào ở trong
nước, những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trong cơ chế BHSC ở Việt Nam.
Luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, mô phỏng để quát
quy định của cam kết quốc tế, của pháp luật Việt Nam liên quan đến BHSC, đưa ra
những số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và mô tả theo sơ đồ cấu trúc của hệ
thống các vãn bản, các cơ quan của Việt Nam liên quan đến bảo hộ và thực thi
quyền sở hữu sáng chế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với mục đích và nhiệm vụ của đề tài như đã trình bày, các kiến nghị được
đưa ra trong luận văn là những luận cứ khoa học của tác giả được rút ra từ quá ừình
nghiên cứu khoa học nghiêm túc dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá lý luận và thực
tiễn tại Việt Nam, có tham khảo mô hình BHSC của các nước phát triển nên đề tài
có ý nghĩa thiết thực trong quá trình hoàn thiện cơ chế BHSC ở Việt Nam trước yêu
cầu và đòi hỏi của tiến trình hội nhâp.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn được quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vi
nghiên cứu. Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về sáng chế và thực thi các cam kết
quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế
Chutmg 2: Thực trạng BHSC ở Việt Nam so với yêu cầu của các cam kết quốc tế
C hưong 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường thực thi các cam kết
quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế



CHƯƠNG 1
N H Ữ N G VẮN ĐỀ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỀ SÁNG CHẾ VÀ T H ự C THI
CÁC C A M KẾT QUỐC TÉ TRONG LĨNH
BẢO H ộ SÁNG CHẾ

vực

1.1 Khái nỉệm sáng chế và bảo hộ sáng chế
Ị 1.1.1 Khái niệm sáng chế
Ngày nay, SHTT đã ứở thành "vật báu" của nhiều nước trên thế giới. Bảo hộ
quyền SHTT là một việc làm không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế,
thương mại, khoa học, công nghệ.
Quyền SHCN (nằm ừong lĩnh vực quyền SHTT) có liên quan tới những
thành tựu sáng tạo của con người và là thứ không dễ dàng tạo ra. Xét về mặt ngôn
từ, thuật ngữ SHCN (cả tiếng Anh và tiếng Việt) dễ gây cho người ta hiểu ràng đó
là sở hữu đối với những tài sản (bao gồm động sản và bất động sản) được sử dụng
trong việc sản icuất công nghiệp, ví dụ như: nhà máy, phương tiện sản xuất...Có lẽ
cũng vì vậy mà ngay từ năm 1883, Công ước Paris đã đưa ra khái niệm: SHCNphải
được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng trong công nghiệp,
thương mại theo đủng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm củng nghiệp và sản phẩm tự nhiên
như rượu, ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng, bia,
hoa và bót. Sáng chế vói tư cách là một đối tượng của quyền SEỈCN cũng phải
được hiểu theo nghĩa rộng này.
Khi giải thích về quyền SHCN thì người ta thường bắt đầu bằng câu chuyện
bằng sáng chế vì sáng chế là cái cơ bản nhất của tất cả các quyền lợi khá< I Luật
bằng sáng chế được xem là luật cơ bản vì công nghệ- đối tượng của bằng sáng chế
nay- tạo ra sức mạnh kinh tế, sức mạnh cạnh tranh và nó có tầm quan ứọng cho xã
hội. Mặt khác, về mặt kỹ thuật thì bằng sáng chế là kỹ thuật khó nhất trong các loại
SHTT cần bảo hộ. Tuy nhiên, hầu hết pháp luật về BHSC của các nước không đưa

ra khái niệm sáng chế. Theo Luật mẫu của WIPO (1979) về sáng chế ở những nước
đang phát triển thì: "sáng chế là một ý tưởng của nhà sáng tạo, nỏ đưa ra một giải


pháp trong thực tế đổi với một vấn đề cụ thể của lĩnh vực công nghệ "[22]. Khái
niệm này đưa ra cách hiểu về sáng chế nhưng vẫn chưa xác định được những sáng
chế nào thì được cấp bằng sáng chế.
Hiệp định TRIPs được ký kết năm 1995 không đưa ra định nghĩa về sáng chế
mà chỉ xác định các tiêu chuẩn, chuẩn mực để một sáng chế có thể được cấp vãn
bằng bảo hộ: “ bằng sáng chế phải là có thể cấp được cho bất kỳ một sáng chế
nào... với điều kiện sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp
dụng công nghiệp". Nếu theo định nghĩa này thì không phải mọi sáng chế đều được
cấp văn bằng bảo hộ. Xét theo thời gian, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều yêu
cầu một sáng chế được bảo hộ phải có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, các quốc gia phát ừiển và ở tiến độ
chậm hon là các quốc gia đang phát triển đã từng bước, thông qua quy định của luật
hoặc án lệ, yêu cầu thêm một tiêu chuẩn nữa đối với sáng chế được cấp bàng bảo hộ
là phải có “tính sáng tạo” tức là “không h'ển nhiên”.
Hiệp định TRIPs dường như không mang lại một sự đổi mới nào khi xác
định một sáng chế được bảo hộ phải có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả
năng áp dụng công nghiệp. Nhưng chú thích của chính điều khoản này cho phép
các quốc gia một mặt hiểu rằng: “tính sáng tạo” đồng nghĩa với “không hiển nhiên”
và mặt khác có thể h Ju , “khả năng áp dụng công nghiệp” đồng nghĩa với “hữu ích”.
Đây chính là điểm khác biệt lớn bởi lẽ, khái niệm cuối cùng- “hữu ích”- có thể hiểu
rằng cho phép cấp bằng sáng chế đối với kiến thức ở giai đoạn thử nghiệm hoặc là
cấp bằng sáng chế cho những đối tương mà về bản chất là nó không có khả năng áp
dạng công nghiệp.
Điều kiện về tính mới và tính sáng tạo phải được tính đến một thời điểm nhất
định. Thông thường, tính mới, tính sáng tạo tính đến ngày đơn xin cấp bằng sáng
chế được nộp. Tuy nhiên, ứong trường hợp nhất định thì tính mới, tính sáng tạo có

thể không tính vào thời điểm ngày đơn được nộp mà vào một ngày khác. Trường
họp này được quy định ữong công ước Paris, theo đó một người (tạm gọi là N l)
nộp đơn xin cấp bằng sáng chế (chẳng hạn tại Nhật) nhưng đơn này không phải là


đơn đầu tiên N I nộp cho sáng chế này bởi lẽ sáng chế này đã được chính NI hoặc
người được phép của NI nộp tại một nước khác (chẳng hạn tại Pháp). Trong trường
họp này, tính mới, tính sáng tạo tồn tại vào ngày mà đơn đầu tiên (đơn nộp tại Pháp)
được nộp. Nói cách khác, đơn thứ hai- đơn nộp tại Nhật - sẽ có quyền ưu tiên so
với bất kỳ đơn nào đã được người khác nộp tại Nhật, miễn là khoảng thời hạn ưu
tiên nói trên không vượt quá 12 tháng.
Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được ký kết hoàn toàn dựa trên các
quy định của Hiệp định TRIPs, cho nên tất cả những tiêu chuẩn bảo hộ, thậm chí cả
chú thích của Hiệp định TRIPs đã được Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ kế
thừa toàn bộ.
^ Ở Việt Nam thuật ngữ “sáng chế” lần đầu tiên chính thức được đề cập đến
trong “Điều lệ sáng kiến cải tiến kỹ thuật- họp lý hoá sản xuất và sáng chế” năm
1981 và ngay trong Điều lệ này, ba tiêu chuẩn kể trên đã được quy định là điều kiện
của sáng chế đươc cấp văn bằng bảo hô[14J. Hiện nay, theo Điều 782 Bộ luật dân
sự Việt Nam 1995 (BLDS 1995) thì: "sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với
trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các
lĩnh vực kinh lể- xã hội".
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã trực tiếp đưa ra kh 1 niệm sáng chế, theo đó,
sáng chế 1 giải pháp kỹ thuật và giải pháp kỹ thuật đó, nếu đáp ứng được ba tiêu
chuẩn (tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, tính sáng tạo và khả năng áp
dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội) thì sẽ được cấp văn bằng BHSC. Cũng theo
quy định này thì có thể hiểu là nếu một giải pháp kỹ thuật mà không đáp ứng được
một ứong ba điều kiện kể trên thì không phải là sáng chế và do vậy, không được
câp văn băng BHSC.


I

Từ điển thuật ngữ luật học của trường Đại học Luật Hà Nội giải thích: sáng
chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, cỏ tỉnh sáng tạo
và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Giải pháp được coi là
mới nếu giải pháp đó chưa được bộc lộ công khai dưới bất cứ hình thức nào đến


mức căn cứ vào đó có thể tạo ra ngay được. Sáng chế là đổi tượng sở hữu công
nghiệp được nhà nước bảo hộ. Ị
Điều 4 Nghị định 63/CP có giải thích thêm về những tính chất này nhu sau:
(Giải pháp kỹ thuật được công nhận là mới so vói trình độ kỹ thuật trên
11

r



_ •

_
r •

r

A

-#■

r


r

>

-* Ã

-t 9

w

>

-§ • A

■ • A

thê giói nêu đáp ứng đay đu các điêu kiện sau:
Thứ nhất: giải pháp kỹ thuật nêu ừong đơn yêu cầu cấp Văn bằng BHSC
không trùng với giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng BHSC đã
được nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn;
Thứ hai: trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, sáng chế
nêu trong đơn chưa bị bộc lộ công khai ở trong nước hoặc/và ở nước ngoài dưới
hình thức sử dụng hoặc mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào (ví dụ, ấn phẩm,
phim ảnh, băng từ, đĩa từ, đĩa quang, các nguồn thông tin phát thanh truyền hình,
các báo cáo khoa học, các bài giảng, các triển lãm...) tới mức mà căn cứ vào đó
người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có ứiể thực hiện được giải
pháp đó.
Một thông tin được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số lương
người xác định có Hên quan được biết thông II đó.

Giải pháp không bị coi là mất tính mới nếu giải pháp bị ngườ- khác do được
biết thông tin đó tự ý công bố nhưng không đượcphép của người nộp đơn và ngày
người đó công bố nằm ừong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp Văn
bằng BHSC.
Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có trình độ sáng tạo nếu giải pháp
đó là kết quả của hoạt động sáng tạo và căn cứ vào trình độ kỹ thuật ở trong nước và
ngoài nước tính đến ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp Văn bằng BHSC, giải pháp
đó không nảy sinh một cách hiển nhiên đối với người có trình độ trung bình trong
lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có khả năng áp dụng nếu căn cứ
vào bản chất của giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng BHSC, có


thể thực hiện được giải pháp đó trong điều kiện kỹ thuật hiện tại hoặc tương lai và
thu được kết quả như được mô tả ứong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
Với quy định trên, các tiêu chuẩn của một sáng chế được cấp văn bằng bảo
hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam là phù hợp với quy định của Hiệp định
TRIPs và Hiệp định thương mại.
Nói tóm lại, sáng chế là các giải pháp cho những vấn đề chuyên biệt ứong
lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Một sáng chế có thể là sản phẩm hoặc quy tình. Một
sáng chế có thể được bảo hộ nếu có tính mới, tính sáng tạo (không hiển nhiên) và có
khả năng áp dụng công nghiệp. Đây cũng là cách hiểu thông dụng hiện nay. j
Khái niệm sáng chế thường được sử dụng gắn liền với thuật ngữ “patent”.
Patent được hiểu là một loại văn bằng do cơ quan Nhà nước cấp- trên cơ sở đơn xin
cấp văn bằng bảo hộ- ừong đó mô tả sáng chế và tạo lập tình trạng pháp lý mà việc
khai thác bình thường sáng chế (sản xuất, sử dụng, bán, nhập khẩu...) chỉ có thể tiĩn
hành nếu chủ văn bằng bảo hộ đồng ý. Hiện nay trên thế giới, hơn 160 quốc gia quy
định sự bảo hộ pháp lý đối với sáng chế thông qua chế độ bằng sáng chế, trong khi
tại một số ít các quốc gia thi sự bảo hộ này có thể là bằng một chế độ khác mà
không phải là bằng sáng chế. Pháp luật của một số nước (khoảng 20 nước) trên thế

giới có quy định về bằng sáng chế đối với mẫu hữu ích, giải pháp hữu ích, cải tiến
kỹ thuật[44]... Theo luật của nhứng nước đó thì mẫu hữu ích là những sáng chế có
tính mới nhưng không có tính sáng tạo hoặc có tính sáng tạo nhưng tính sáng tạo đó
thấp hơn so vón tính sáng tạo của một sáng chế được cấp “patent for inventions”tức là bằng sáng chế cho sáng chế. Bằng sáng chế cho những đối tượng này gọi là
“petty patents” tức là “sáng chế nhỏ” hoặc là “utility innovations” tức là “cải tiến
hữu ích” . Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bằng độc quyền sáng chế (patent)
còn được cấp cho giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp (Điều 798 BLDS).
Giải pháp hữu ích, theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ khác với sáng chế ở
chỗ nó không có tính sáng tạo (Điều 783 BLDS). Tuy nhiên, Hiệp định TRIPs cũng
như Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đều không có bất kỳ điều khoản nào
đề cập đến “sáng chế nhỏ” hoặc là “mẫu hữu ích”, “giải pháp hữu ích”.


Theo Điều 2(11) Hiệp ước PCT thì “sự đề cập đến "patent"phải được hiểu là
sự đề cập đến patent sáng chế, bằng tác giả sáng chế, giấy chứng nhận hữu ích,
mẫu hữu ích, patent bổ sung hoặc giấy chứng nhận bổ sung, bằng tác giả sáng chế
bổ sung hoặc giấy chứng nhận hữu ích bỏ sung”. Như vậy, thuật ngữ “patent”- bằng
sáng chế- theo Hiệp ước PCT được hiểu theo nghĩa rất rộng. Trong luận văn này,
patent được hiểu là bằng sáng chế được cấp cho sáng chế đáp ứng được đầy đủ ba
tiêu chuẩn theo yêu cầu của Hiệp định TRIPs và Hiệp định thương mại Việt NamHoa Kỳ cũng như pháp luật Việt Nam.
1.1.2 Khái niệm bảo hộ sáng chế
Sáng chế là một đối tượng của quyền SHCN nên thuật ngữ “bảo hộ sáng
chế” trong các văn bản pháp lý còn được gọi là bảo hộ quyền SHCN đối với sáng
chế nhằm tách bạch giữa BHSC với bảo hộ các đối tượng khác của quyền SHCN.
Trong luận văn này, thuật ngữ “bảo hộ sáng chế” và “bảo hộ quyền SHCN đối với
sáng chế” cũng được dùng thay thế cho nhau với nghĩa tương tự.
BLDS Việt Nam 1995 không đưa ra một khái niệm riêng về BHSC nhưng
Điều 804 đưa ra khái niệm bảo hộ quyền SHCN như sau: “7. Người nào sử dụng
cac đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác trong thời hạn bảo hộ mà không
xin phép chủ sở hữu đổi tượng sở hữu công nghiệp thì bị coi là xăm phạm quyển sở

hữu công nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Điều 801 và 803 cùa Bộ luật này.
2.

Khi quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm, thì chủ sở hữu có quyền quy

định tại điểm c khoản 1 Điều 796 của Bộ luật này”.
Điều 801 và Điều 803 của BLDS quy định V những trường hợp sử dụng hạn
chế quyền SHCN. Điểm c Khoản 1 Điều 796 quy định quyền của chủ sở hữu các
đối tượng SHCN được yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẳm quyền buộc người có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi
thường thiệt hại. Điều 804 chỉ giới hạn ở biện pháp chế tài dân sự trong khi đó các
biện pháp chế tài có thể được áp dụng còn bao gồm cả chế tài hình sự và hành
chính. Theo quy định này, khái niệm BHSC có thể hiểu là độc quyền của chủ sở
hữu được cấp bằng sáng chế, của các chủ thể khác được chuyến giao hợp pháp


quyền sử dụng sáng chế được khai thác và sử dụng sáng chế trong suốt thời gian
bảo hộ, trừ những trường hợp được quy định ở Điều 801 và 803 BLSD. Với quy
định trên, BLDS đã đưa ra khái niệm bảo hộ quyền SHCN theo nghĩa hẹp trong đó
khẳng định và bảo vệ độc quyền của chủ SHCN ừong suốt thời hạn bảo hộ.
Hiệp định TRIPs khi giải thích khái niệm “bảo hộ” quy định ứong Điều 3 và
Điều 4 của Hiệp định đã khẳng định: “Thuật ngữ "bảo hộ"phải bao gồm các vấn đề
ảnh hưởng đển khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu ỉực và
việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử
dụng quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp địrừỉ\ Như vậy, Hiệp định
TRIPs đã đưa ra khái niệm “bảo hộ” theo nghĩa rất rộng, không chỉ liên quan đến
vấn đề xác lập quyền, nội dung quyền mà cả vấn đề thực thi quyền. Với cách hiểu
như trên, Hiệp định TRIPs đã mang đến một sự thay đổi mới về khái niệm bảo hộ
quyền SHTT nói chung và BHSC nói riêng. Trước đây, trong các ĐƯQT về SHCN,
khái niệm “bảo hộ” đươc hiểu theo nghĩa hẹp hơn nhiều, chỉ bao gồm các vấn đề

liên quan đến việc xác định đốí tượng được bảo hộ, các quy định về xác lập quyền,
các quyền được cấp cho chủ thể, thòi hạn bảo hộ..., còn hầu như không đề cập đến
vấn đề thực thi quyền. Nhưng xuất phát từ quan điểm cho rằng, nếu không chú
ừọng đến mặt thực th thì việc bão hộ quyền SHTT sẽ không mang lại hiệu quả như
mong muốn, và một hệ thống bảo hộ có được coi là phù hơp, đầy đủ và có hiệu quả
hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc hệ thống đó có bảo đảm cho người nắm giữ
quyền thực thi quyền của mình hay không, Hiệp định TRIPs đã đặc biệt chú ý đến
vấn đề thực thi quyền. Trên cơ sở Hiệp định TRIPs, Hiệp định thương mại Việt
Nam-Hoa Kỳ cũng dành khá nhiều quy địnỂ cho vấn đề thực thi quyền. Tuy cả Hiệp
định TRIPs và Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ không giải thích khái niệm
thực thi quyền SHTT nhưng đã đưa ra các quy định cụ thể, yêu cầu các bên ký kết
phải quy định ứong hệ thống pháp luật quốc gia các thủ tục thực thi quyền bao gồm
các thủ tục tố tụng dân sự, hành chính, hình sự và các biện pháp chế tài. Với cách
quy định như vậy, thực thi quyền SHTT theo quan điểm của chúng tôi được hiểu là
việc áp dụng trên thực tế những biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ


quyền của các chủ sở hữu đối tượng SHTT và ngăn chặn, xử lý người khác sử dụng,
khai thác trái phép các đổi tượng SHTT đó. Những biện pháp như vậy, một mặt
được quy định ứong luật, mặt khác được các cơ quan có thẩm quyền bảo đảm thi
hành. Như vậy, khái niệm thực thi quyền SHTT được hiểu không chỉ với nghĩa
người nắm giữ quyền được bảo đảm thực hiện các hành vi liên quan đến đối tượng
SHTT được bảo hộ, mà hơn thế nữa, bảo đảm cho người nắm giữ quyền ngăn chặn
và chống lại người thứ ba có các hành vi đó. Với cách hiểu như vậy thì khái niệm
“bảo hộ” quyền SHTT mà Hiệp định TRIPs đưa ra đã bao hàm cả khái niệm thực
thi quyền SHTT. Trong luận văn, chúng tôi sẽ phân tích vấn đề BHSC theo hướng
này.

^ 1.2 Khái quát quy định về bảo hộ sáng chế trong một số cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên

Việt Nam đã sớm tham gia và ký kết nhiều ĐƯQT quan trọng về SHTT như
Công ước Paris, Hiệp ước PCT và Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (sau
đây gọi tắt là Hiệp đinh thương mại) có những nội dung tnrc tiếp đề cập đến sáng
chế và BHSC, đồng thời, ba cam kết này cũng đẫn chiếu đến phau. Và như đã nói ở
phạm vi nghiên cứu của đề tài, phần này chúng tôi sẽ tập trung phân tích các nội
dung về BHSC ở ba cam kết quốc tế trên để làm cơ sở cho \iệc nghiên cứu ở
chương sau. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, mục đích của Hiệp ước PCT là tạo ra
một hệ thống nộp đơn quốc 1 nhằm tạo thuận lợi cho người nộp đon khi muốn nộp
đơn bảo hộ ở nhiều nước. Vì vậy, Hiệp ước này không có bất cứ quy định nào về
mặt nội dung nhằm ràng buộc các Nước thành viên trong việc đánh giá khả năng
bảo hộ của sáng chế. Thực vậy, Điều 27(5) Hiệp ước nêu rõ rằng, các điều khoản
của Hiệp ước, cũng như của Quy chế thi hành Hiệp ước, không nhằm hạn chế quyền
của các Nước thành viên trong việc thiết lập các tiêu chuẩn BHSC, thời hạn bảo
hộ...Nghĩa là các vấn đề không liên quan đến hình thức và thủ tục nộp đơn quốc tế
được coi là thuộc chủ quyền của các Nước thành viên. Và như vậy, việc nghiên cứu
các quy định về mặt nội dung của BHSC chủ yếu tập trung ở hai cam kết còn lại. \


1.2.1 Nguyên tắc bảo hộ
1.2.1.1 Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN)
Nguyên tắc NT được ghi nhận tại Điều 3 của Hiệp định thương mại và Điều
2 của Công ước Paris. Theo đó, Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết dành cho công dân
của nhau sự đối xử ngang bằng hoặc tốt hơn sự đối xử dành cho công dân của nước
mình trong các nội dung của quyền sở hữu sáng chế từ việc xác lập, bảo hộ, hưởng
và thực thi. Mỗi nước thành viên của Công ước Paris phải dành cho công dân của
nước khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân nước mình. Hiệp
định thương mại không trực tiếp đưa ra khái niệm “công dân” mà dẫn chiếu đến
Công ước Paris. Theo đó, “công dân” trong lĩnh vực SHCN được hiểu là cá nhân
hoặc pháp nhân đáp ứng các tiêu chuẩn để được hưởng sự bảo hộ quy định trong
Công ước Paris. Đồng thòi, cả Hiệp định thương mại và Công ước Paris đều quy

định, chế độ NT tương đương cũng phải được dành cho công dân của những nước
khác Iheo nguyên tắc họ có cư trú tại một nước thành viên hoặc cỏ cơ sở kinh doanh
tại một nước thành viên.
Quy định về chế độ NT được đặt ra không chỉ nhằm bảo đảm quyền của
người nước ngoài được bảo hộ mà còn bảo đảm rằng họ không bị phân biệt đối xử
theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ quyền SHTT nói chung, bảo hộ quyền sở
hữu sáng chế nói riêng. Liên quan đến chế độ NT, cả Hiệp định thương mại và
Công ước Paris cũng đặt ra những ngoại lệ nhất định. Nguyên tắc này có thể không
áp dụng với các thủ tục tư pháp và hành chính liên quan đến việc bảo hộ. Một bên
ký kết có thể yêu cầu công dân của bên kia phải chỉ định địa chỉ T.ếp nhận giấy tờ
tống đạt tố tụng tại lãnh thổ của bên đó hoặc phải chỉ định một đại diện tại lãnh thổ
của bên đi» để tiến hành thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, hiện nay
ừong quan hệ về SHCN nói chung, sáng chế nói riêng giữa Việt Nam và các nước
cũng đang tồn tại sự phân biệt đối xử, ví dụ, để tiến hành xác lập quyền SHCN đối
với sáng chế của công dân nước này tại lãnh thổ của nước kia bắt buộc phải thông
qua một đại diện. Ở Việt Nam có thể là các tổ chức đại diện SHCN, ở Hoa Kỳ là
các văn phòng luật sư, các công ty luật. Tuy nhiên, các ngoại lệ của nguyên tắc này


chỉ được áp dụng nếu: là cần thiết để đảm bảo việc thi hành các biện pháp không
ừái với quy định của Hiệp định thương mại và Công ước Paris và không được áp
dụng theo phương thức có thể gây hạn chế đối với thương mại.
Công ước Paris cũng quy định, các patent sáng chế được các nước thành viên
khác nhau cấp cho cùng một sáng chế phải được coi là độc lập với nhau. Nguyên
tắc này được hiểu là việc một nước thành viên cấp patent cho một sáng chế không
bắt buộc các nước thành viên khác cũng phải cấp patent cho chính sáng chế đó.
Nguyên tắc này còn được hiểu là không thể từ chối cấp, huỷ bỏ hoặc đình chỉ hiệu
lực một patent sáng chế ở bất cứ nước thành viên nào với lý do patent đối với sáng
chế đó bị từ chối cấp, đình chỉ hoặc huy bỏ hiệu lực ở bất cứ một nước thành viên
khác. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ ràng tại khoản 5 Điều 4 bis của Công ước

rằng các patent được cấp trên cơ sở hưởng quyền ưu tiên ở các nước thành viên
khác nhau có thời hạn hiệu lực như thể các patent đó được cấp mà không hưởng
quyền ưu tiên.
Nguyên tắc MFN (trong một số tài liệu còn được dịch là “nguyên tắc đãi ngộ
tối huệ quốc”) không được ghi nhận trong Hiệp định Ihương mại nhưng lại là
nguyên tắc cơ bản của các cam kết quốc tế đa phương, trong đó có Công ước Paris
và Hiệp định TRIPsAVTO. Nếu như nguyên tắc NT (còn được dịch là “nguyên tắc
đãi ngộ quốc dân”) cấm Thành viên phân biệt đối xử giữa công dân của minh với
công dân của các Thành viên khác thì nguyên tắc MEN cấm Thành viên phân biệt
đ i xử giữa công dân của các Thành viên khác. Điều này có nghĩa là, bất ky một sự
thuận lợi, ưu đãi. đặc quyền hoặc miễn ưừ nào được một Thành viên dành cho công
dân của bất kỳ nước nào khác thì lập tức và vô điều kiện phải được dành cho công
dân của tất cả các Thành viên khác.
1.2.1.2

Nguyên tắc bảo hộ tối thiểu

Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 3 và 4 của Điều 1 chương 2 Hiệp
định thương mại và là nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ các vấn đề về SHTT nói
chung, sáng chế nói riêng. Theo nguyên tắc này, trong vấn đề BHSC, Việt Nam chỉ
có thể thực hiện việc BHSC (bao gồm các quy định về đối tượng được bảo hộ, điều


kiẹn bảo hộ, thời hạn bảo hộ, các quyền được cấp cho chủ sở hữu, các biện pháp
thực thi quyền...) ở mức độ mà Hiệp định thương mại và Công ước Paris yêu cầu
chứ không thể ở mức hẹp hơn hoặc thấp hơn và việc bảo hộ đó không được mâu
thuẫn với Hiệp định và Công ước trên. Mặc dù đây là các tiêu chuẩn bảo hộ tối
thiểu nhưng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, các yêu cầu này là
khá cao, đặc biệt là các yêu cầu về thực thi quyền.
1.2.1.3


Nguyên tắc BHSC không càn trở hoạt động thương mại chính đáng

và thừa nhận các mục tiêu về chính sách xã hội cơ bản của các hệ thống quốc gia
về bảo hộ SHTT, kể cả mục tiêu phát triển và mục tiêu công nghệ.
Đây là nguyên tắc được ghi nhận lần đầu trong Hiệp định TRIPs và được
khẳng định tại điều 1 khoản 2 của Hiệp định thương mại. Mục đích của nguyên tắc
là nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích của chủ thể quyền và lợi ích của xã hội, của
nhà nước và đảm bảo cho nguyên tắc tự do thương mại đã được WTO đưa ra được
thi hành trong thực tế.
1.2.2 Phạm vi và lĩnh vực bảo hộ sáng chế
Sáng chể dược coi là một ưong những đối tượng quan trọng nhất của SHCN
mà thực chất cua việc bảo hộ là bảo hộ công nghệ mới và các sản phẩm mới được
tạo ra bằng công nghệ, qua đó, kích thích việc sáng tao và ứng dụng các công nghệ
mới để thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.
Xuất phát tà vai trò quan trọng của BHSC, Điều 7.1, Chương II, Hiệp định
thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ quy định: “Mỗi bên ký kết phải đảm bảo khả năng
cấp bằng độc quyền sáng chế dổi với mọi sáng chế, bất kể đó ỉà một sản phẩm hay
một quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ". Quy định này kế thừa từ Hiệp
định TRIPs và

bằng sáng chế phải có thể được cấp...không có sự phân biệt nơi

tạo ra sảng chế, lĩnh vực công nghệ và bất kể các sản phẩm được nhập khẩu hay
được sản xuất tại chỗ’'' (Điều 27, Hiệp định TRIPs). Với quy định này Hiệp định
TRIPs đã chấm dứt một trong những vấn đề có nhiều tranh cãi nhất trong lĩnh vực
sáng chế. Đồng thời, quy định này cũng được xem như là một trong những sự
Iihượng bộ chủ yếu của những nước đang phát triển và là thành công của các quốc



gia phát triển, đặc biệt là Mỹ ứong đàm phán Hiệp định TRIPs bởi lẽ, tại thời điểm
bắt đầu vòng đàm phán Uruguay, các nước tham gia đàm phán đã không bàn bạc về
vấn đề mở rộng khả năng được cấp bằng sáng chế, đặc biệt là đối với dược phẩm và
đồ uống[44]. Quy định này đã mở rộng khả năng cấp bằng sáng chế cho tất cả các
loại sáng chế, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ. Theo quy định này, hệ thống lixăng cưỡng bức cũng có thể bị ảnh hưởng do việc cấm phân biệt đối xử trên cơ sở
nguồn gốc của sản phẩm và nơi tạo ra sáng chế. Chỉ riêng ở điểm này đã có thể
thấy, các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế theo quy định của Hiệp định TRIPs là khá cao.
Tuy nhiên, cũng ưên cơ sở Hiệp định TRIPs, Hiệp định thương mại quy
định: các bên có thể loại trừ việc cấp bằng độc quyền sáng chế trong các trường
hợp:
Thứ nhẩt: Để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ
cuộc sống, sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật hoặc để ứánh gây nguy
hại nghiêm ứọng cho môi trường, với điều kiện là sự loại trừ đó được quy định
không phải chỉ vì lý do duy nhất là việc khai thác nói trên bị pháp luật của Bên đó
cấm; Quy định loại trừ này phù hợp, thậm chí là có phần mở rộng hơn (ví dụ, quy
dinh có thể không cấp bằng độc quyền sáng chế cho những đối tượng gây nguy hại
nghiêm trọng đến môi trường) so với đề nghị của các nước đang phát triển và Nhật
Bản tại các hội nghị đàm phán và ký kết Hiệp định TRIPs. Nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng, đây chính là sự linh hoạt và “mềm dẻo” của Hiệp định TRIPs trong việc
BHSC và bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển, của cộng đồng.
Thứ hai: Các phương pháp chẩn đoán, các phương pháp nội khoa và ngoại
khoa để chữa bệnh cho người và động vật; cần lưu ý rằng, quy định loại trừ này chỉ
áp dụng với các phương pháp mà không áp dụng đối máy móc, thiết bị sử dụng
trong việc điều trị, chuẩn đoán triệu chứng hoặc là những sản phẩm như là đồ nghề
để chữa bệnh cho người và động vật.
Thứ ba: Các quy trình có bản chất sinh học để sản xuất thực vật hoặc động
vật mà không phải là quy trình phi sinh học và quy trình vi sinh; giống động vật;
giống thực vật. Việc loại trừ giống thực vật chK-gịới 1*0« .ổr nhữiịg giống thực vật
|R'U0


A1Hí/C i-UÂĩ Hí

PHONG -ỢC

Ấ(\ịỊì


theo định nghĩa tại điều l(vi) của Công ước UPOV (1991); định nghĩa này cũng áp
dụng tương tự cho giống động vật, với những sửa đổi cần thiết. Việc loại trừ giống
thực vật và giống động vật không áp dụng đối với những sáng chế về thực vật và
động vật bao hàm nhiều giống. Ngoài ra, các bên bảo hộ giống thực vật theo một hệ
thống riêng, hữu hiệu, phù hợp.
Các quy định loại trừ này cụ thể hơn so với quy định tương ứng trong Hiệp
định TRIPs bởi có tính đến điều kiện và đặc trưng của hai nước. Hiệp định TRIPs
chỉ quy định chung: loại trừ đối với quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu
mang bản chất sinh học và không phải các quy trình phi sinh học và vi sinh. Hiệp
định thương mại cụ thể hơn khi quy định loại trừ với “giống động vật, giống thực
vật” và giới hạn: giống thực vật chỉ giới hạn ở những giống thực vật theo Điều 1
Công ước ƯPOV (1991) và quy định việc áp dụng tương tự định nghĩa này cho
giống động vật (với những sửa đổi cần thiết). Mặt khác, theo quy định trên của Hiệp
định thương mại thì các sáng chế về thực vật và động vật bao hàm nhiều giống vẫn
được cấp bằng sáng chế nhưng điều này, Hiệp định TRIPs cũng chưa đề cập tới.
Điều đó có nghĩa là tiêu chuẩn bảo hộ của Hiệp định thương mại đối với giống động
vật, giống thực vật là chặt chẽ hơn so với Hiệp định TRIPs và đối với một nước
đang phát triển như Việt Nam thi có thể nói là tiêu chuẩn này rất cao.
1.2.3 Đăng ký bảo hộ sáng chế theo thủ tục PCT và vấn đề quyền ưu tiên
Hiệp ước PCT được ký kết nhằm mục đích bảo hộ một phát minh đồng thời
ở mỗi nước trong mỏt nhóm lớn các quốc gia bằng việc nộp đơn xin cấp bằng phát
minh sáng chế “quốc tế” . Vì thế, Hiệp ước điều chỉnh về chi tiết những yêu cầu
chính thức mà bất kỳ đơn xin cấp bằng phát minh sáng chế quốc tế nào cũng phải

tuân thủ.
Để đạt được sự bảo hộ này, bất kỳ một người cư trú hoặc công dân nào của
một nước thành viên Hiệp ước PCT; người cư trú và công dân của bất kỳ Nước
thành viên nào của Công ước Paris, theo quyết định của Đại hội đồng, đều có thể
nộp đơn quốc tế cho cơ quan nhận đơn được ấn định và cơ quan này sẽ kiểm ừa và
xu lý đơn theo quy định của Hiệp ước PCT và Quy chế[19].


Ngày nộp đơn quốc tế là ngày cơ quan nhận đơn nhận được đon hợp lệ hoặc
là ngày nhận được các sửa đổi, nếu đơn có yêu cầu phải sửa đổi, hoặc là ngày cơ
quan này nhận được đơn hợp lệ và bản vẽ, nếu đơn có các chỉ dẫn về bản vẽ nhưng
thực tế chúng không có trong đơn. Trong số các nước thành viên, người nộp đơn
cho biết những Nước nào họ muốn đơn xin quốc tế có hiệu lực. Đơn này có hiệu lực
như đơn quốc gia đúng thủ tục ở mỗi Nước được chỉ định và ngày nộp đơn quốc tế
được coi là ngày nộp đơn thực tế ờ từng Nước được chỉ định.
Mỗi đơn quốc tế đều được tiến hành ứa cứu quốc tế nhằm tìm ra tinh ừạng
kỹ thuật liên quan đã biết. Việc Ưa cứu này được tiến hành trên cơ sở yêu cầu bảo
hộ, có sự xem xét thích đáng bản mô tả sáng chế và các bản vẽ (nếu có). Tuy nhiên,
việc xác định tình trạng kỹ thuật cũng chi nhằm thực hiện các thủ tục quốc tế. Và do
đó, Nước thành viên bất kỳ, khi xác định khả năng cấp patent của sáng chế ừong
đơn quốc tế, vẫn có quyền áp dụng các tiêu chuẩn ứong luật quốc gia của mình có
liên quan đến tình trạng kỹ thuật đã biết và các điều kiện khác về khả năng cấp
patent nếu các điều kiện đó không phải là các yêu cầu về hình thức và nội dung đơn.
Sau kht nhận được Báo cáo tra cứu quốc tế từ Cơ quan tra cứu quốc tế, người
nộp đơn có quyền một lần sửa đổi yêu cầu bảo hộ trong dơn quốc tế bằng cách nộp
nội dung sửa đổi cho Văn phòng quốc tế. Các sửa đổi không được vượt quá giới hạn
đã bộc lộ ở đơn quốc tế đã nộp, trừ khi luật quốc gia của Nước được chỉ định cho
phcp. Việc công bố quốc tế một đơn quốc tế tại Nước được chi định cũng có hiệu
lực giống như hiệu lực của công bố quốc gia bẳt buộc các đơn quốc gia không qua
xét nghiệm đã được luật quốc gia của Nước được chỉ định qui định. Tuy nhiên,

Điều 29 Hiệp ước PCT qui định: "nếu ngôn ngữ dùng trong công bổ quốc tế khác
vớ/ ngôn ngữ dùng trong công bổ ở Nước được chỉ định theo theo luật quốc gia
Nước đó, luật quốc gia Nước được chỉ định có thể quy định hiệu lực của công bố
quốc tế chỉ được áp dụng từ khi công bổ bản dịch bằng ngôn ngữ công bố quốc gia
theo luật quốc gia, hoặc bàn dịch ngôn ngữ quốc gia được công khai bằng cách đưa
ra xét nghiệm công chủng theo quy định của luật quốc gia, hoặc bản dịch bằng


ngôn ngữ công bổ quốc gia đã được người nộp đơn chuyển cho người đang hoặc dự
định sử dụng bất hợp pháp sáng chế nêu trong đơn quốc tế".
Theo yêu cầu của người nộp đơn, đon quốc tế của họ sẽ được tiến hành xét
nghiệm sơ bộ quốc tế để đưa ra kết luận sơ bộ và không mang tính bắt buộc về vấn
đề sáng chế yêu cầu bảo hộ có tính mới, có tính sáng tạo (không hiển nhiên), và có
khả năng áp dụng công nghiệp hay không. Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế được
lập trong thời hạn và theo mẫu qui định, sau đó được gửi cho người nộp đơn và Văn
phòng quốc tế. Hồ sơ xét nghiệm sơ bộ quốc tế phải được giữ kín, trừ khi theo yêu
cầu của Cơ quan được chọn sau khi báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế đã được lập
xong.

v ề vấn đề quyền ưu tiên, Điều 8 Hiệp ước PCT dẫn chiếu tới Công ước Paris
về điều kiện và hiệu lực của yêu cầu quyền ưu tiên. Cụ thể là, Điều 4 của Công ước
Paris quy định: trên cơ sở một đơn họp lê đP’ 1 tiên đã được nộp tại một trong số các
nước thành viên, trong thời hạn là 12 tháng theo quy định của Công ước Paris người
nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nước thành viên nào khác và các
đơn nộp sau sẽ được coi như đã được nộp vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên.
Nói cách khác, những đơn nộp sau đó sẽ có quyền ưu tiên đối với các đơn có thể đã
được những người khác nộp trong khoảng thời gian ưu tiên nó’ trên cho chính sáng
chế đó. Ngoài ra, những đơn nộp sau dựa ừên cơ sở đơn nộp đầu tiên sẽ không bị
ảnh hưởng bởi bất cứ sự kiện nào có thể xảy ra trong khoảng thời gian ưu tiên,
chẳng hạn như việc công bố sáng chế. Môt trong những lơi ích thiết thực nhất của

quy định này là khi người nộp đơn muốn đạt được sự bảo hộ ở một số nước, họ
không buộc phải nộp đồng thời tất cả các đon tại nước xuất xứ và các nước khác mà
có đến 12 tháng để quyết định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở những nước nào
và tiến hành thủ tục nộp đơn tại các nước được chọn lựa.
Việc rút đơn hoặc từ chối đơn đầu tiên không làm mất khả năng được hưởng
quyền ưu tiên của người nộp đơn. Người nộp đơn có thể yêu cầu hưởng quyền ưu
tiên từ nhiều đơn cũng như có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ một phần của của
một đơn nộp trước.


×