Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến kinh nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.14 KB, 9 trang )

ĐỀ TÀI: HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Công tác phụ đạo học sinh yếu là một công tác chiếm một vị trí quan trọng trong
các nhà trường phổ thông, đặc biệt, ở trường tiểu học thì công tác phụ đạo học sinh yếu
càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng hơn cả. Bởi vì ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các
em chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, chưa có tính tự giác, chưa biết cách tự học
mà hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn, kèm cặp của giáo viên. Mặt khác,
do điều kiện kinh tế và nhận thức của đại bộ phận phụ huynh học sinh còn hạn chế nên
việc phụ huynh học sinh kèm cặp, hướng dẫn cho con em học thêm ở nhà là rất ít và
thường không mang lại hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, thực hiện cuộc vận
động “Hai không với 4 nội dung” của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Chỉ thị số
33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chống bệnh thành tích trong giáo
dục thì nhiệm vụ phụ đạo học sinh yếu lại càng trở nên cần thiết và không thể thiếu
trong các nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng.
Công tác phụ đạo học sinh yếu đạt hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng đại
trà của nhà trường, giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban, tỷ lệ học sinh ngồi sai lớp, nâng
cao tỷ lệ học sinh lên lớp, góp phần hoàn thành các mục tiêu như: Phổ cập Giáo dục
Tiểu học, Phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi, Phổ cập Giáo dục Trung học Cơ
sở, góp phần xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà
trường. và xa hơn nữa là góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo một xã hội an toàn và
phát triển, góp phần vào việc phát triển kinh tế- Văn hóa – Xã hội ở địa phương. Đồng
thời, nó lại có hiệu ứng tích cực trở lại cho công tác quản lý chung của hiệu trưởng.
Có thể hiểu tóm tắt qua sơ đồ sau:
QUẢN LÝ CÔNG
TÁC PHỤ ĐẠO
HỌC SINH YẾU
Góp phần nêu
cao tinh thần trách
nhiệm của G. viên.
Góp phần phát


triển kinh tế xã
hội ở địa phương.
Góp phần nâng
cao chất lượng
giáo dục đại trà.
Góp phần xây
dựng phong trào
“TH thân thiện, HS
tích cực” trong nhà
trường.
Góp phần hoàn
thành tốt các mục
tiêu giáo dục
khác.

Để cho công tác phụ đạo học sinh yếu đạt hiệu quả như mong muốn thì việc phát
huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên thông qua công tác quản lý của hiệu trưởng là
một chìa khóa cho sự thành công. Bởi vì, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy học
sinh, là người hơn ai hết hiểu được chất lượng học tập của từng học sinh ở mức độ nào,
từ đó họ sẽ đưa ra các phương pháp phụ đạo sao cho hợp lý. Cái chính là họ phụ đạo
với tinh thần trách nhiệm như thế nào?, ở mức độ nào? Chính vì vậy, vai trò của người
hiệu trưởng trong việc phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên thông qua công tác
quản lý là hết sức quan trọng, góp phần vào sự thành công chung.
II/ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU TRONG NHỮNG NĂM QUA:
Mặc dù công tác phụ đạo học sinh yếu đã được các cơ sở giáo dục quan tâm từ
những năm trước đây, khi chưa có phong trào hưởng úng cuộc vận động chống bệnh
thành tích trong giáo dục. Những năm gần đây, công tác phụ đạo học sinh yếu lại càng
được các cơ sở giáo dục và các nhà giáo quan tâm sâu sắc hơn và bước đầu đã mang lại
những kết quả nhất định. Tuy nhiên, xét về nhiều góc độ khác nhau thì công tác phụ
đạo học sinh yếu vẫn chưa được các cơ sở giáo dục và các nhà giáo quan tâm đúng

mức. Các trường chưa có kế hoach, hướng dẫn cụ thể, chưa sử dụng kết quả của công
tác phụ đạo học sinh yếu để động viên khích lệ giáo viên.
Về góc độ quản lý thì các nhà quản lý cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ đưa ra
các văn bản chỉ đạo mà chưa có nhiều các đợt kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục và
các nhà giáo trong công tác phụ đạo học sinh yếu. Về góc độ các nhà giáo thì họ cũng
chỉ thực hiện công việc dựa trên các văn bản chỉ đạo, những nhắc nhở chung chung
một cách tự phát mà chưa được hướng dẫn, quan tâm, động viên, đánh giá cụ thể từ
phía nhà trường. Vì vây, tinh thần trách nhiệm của giáo viên chưa được phát huy tối
đa, dẫn đến chất lượng phụ đạo học sinh yếu chưa cao.
B/ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐÃ THỰC HIỆN:
1/ Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh và nắm bắt số lượng học sinh cần
phụ đạo trong năm học:
Việc tổ chức khảo sát chất lượng học sinh và nắm bắt số lượng học sinh cần phụ
đạo trong năm học là một công việc giúp cho hiệu trưởng đánh giá thực chất chất
lượng giảng dạy của nhà trường trong năm học vừa qua, từ đó có kế hoạch phải phụ
đạo như thế nào?, phụ đạo bao nhiêu cho phù hợp? Đồng thời, thông qua việc hiệu
trưởng nắm bắt số lượng học sinh cần phụ đạo giúp cho hiệu trưởng quản lý chặt chẽ
và hiệu quả của công tác phụ đạo học sinh yếu trong suốt năm học.
Vào đầu năm học, tôi thường tổ chức khảo sát chất lượng học sinh bằng hình
thức hiệu trưởng tự ra đề khảo sát. Sau đó, tổ chức khảo sát, giao bài cho các tổ trưởng
chuyên môn chấm và đánh giá (mỗi người chấm một môn và một khối lớp để đánh giá
khách quan), tổng hợp chất lượng học sinh các khối lớp và lập danh sách các học sinh
có kết quả khảo sát thấp cần phụ đạo từng môn theo mẫu sau:
DANG SÁCH HỌC SINH CẦN PHỤ ĐẠO
ST
T

HỌ TÊN HỌC SINH LỚP CẦN PHỤ ĐẠO
THÊM MÔN, PHÂN
MÔN

GHI CHÚ
01
02
03
Nguyễn Văn A
Nguyễn Văn B
………………….
2A
2A
……..
Toán
Chính tả
………………….
2/ Xây dưng kế hoạch cụ thể:
Việc xây dựng kế hoạch cụ thể chính là định hướng chung cho công tác quản lý
của hiệu trưởng và định hướng công việc cho các giáo viên chủ nhiệm, giúp cho hiệu
trưởng quản lý cái gì và giáo viên phải làm gì trong cả năm học. Trong phương hướng
năm học, tôi thường đưa ra kế hoạch phụ đạo học sinh yếu cụ thể định lượng là bao
nhiêu buổi trên một tuần. Đồng thời, tôi phân lịch cụ thể cho từng lớp và niêm yết tại
văn phòng nhà trường để tiện cho việc theo dõi giáo viên có thực hiện đúng đúng thời
lượng hay không? Mặt khác, căn cứ lịch này để hiệu trưởng có thể đi xuống lớp kiểm
tra, động viên, theo dõi hàng ngày để kịp thời nhắc nhở, điều chỉnh. Tôi cũng công
khai tất cả kế hoach mà hiệu trưởng sẽ làm trong suốt quá trình phụ đạo.
LỊCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
THỨ
BUỔI
HAI BA TƯ NĂM SÁU

G. CHÚ


SÁNG Lớp… Lớp… Lớp… Lớp… Lớp…
CHIỀU Lớp… Lớp… Lớp… Lớp… Lớp…
3/ Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch và phương pháp phụ đạo:
Việc giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch và phương pháp phụ đạo sẽ giúp
cho giáo viên định hướng được những công việc cần làm và làm như thế nào trong quá
trình phụ đạo. Mặt khác, thông qua kế hoạch và phương pháp phụ đạo của giáo viên
mà hiệu trưởng có thể theo dõi, giám sát quá trình phụ đạo của giáo viên, từ đó hiệu
trưởng có thể đôn đốc, nhắc nhở hoặc tư vấn thêm cho giáo viên. Tôi yêu cầu giáo viên
lập bản kế hoạch phụ đạo theo mẫu sau: (Bản này, giáo viên lưu một bảng và nộp cho
Ban Giám hiệu một bản)
KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU LỚP….NĂM HỌC ….

STT

HỌ TÊN HỌC SINH
PHỤ ĐẠO
MÔN- PHÂN
MÔN GÌ?
PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO
GHI
CHÚ
01 Nguyễn Văn A Toán
02 Nguyễn Văn B Chính tả
03 Nguyễn Văn C Tập đọc
04 ……………………… …………
4/ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình giáo viên phụ đạo:
Việc hiệu trưởng thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình giáo viên tham gia
phụ đạo học sinh yếu là một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý của hiệu
trưởng, giúp cho công tác phụ đạo được duy trì đều đặn theo kế hoạch đã xây dựng,
đảm bảo được thời lượng cần thiết, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo

viên và tinh thần học tập của học sinh. Tôi thường căn cứ lịch phụ đạo đã niêm yết và
kế hoach mà giáo viên đã xây dựng, xuống tận các lớp phụ đạo để nắm bắt số lượng
học sinh tham gia xem có đầy đủ không?, giáo viên phụ đạo như thế nào?, mức độ tiến
bộ của từng học sinh ra sao.v..v.
5/ Quan tâm, động viên tinh thần giáo viên và học sinh:
Việc hiệu trưởng quan tâm, động viên tinh thần giáo viên và học sinh sẽ có một
ý nghĩa rất to lớn vừa thể hiện tinh thần, trách nhiệm và vai trò của hiệu trưởng trong
công tác phụ đạo học sinh yếu của nhà trường vừa là niềm động viên, khích lệ tinh thần
giảng dạy của giáo viên và tinh thần học tập của học sinh. Khi đó, người giáo viên như
được chia sẻ trách nhiệm, như được cùng có người gánh vác công việc nặng nề và học
sinh sẽ thấy được sự quan tâm của thầy hiệu trưởng mà sẽ cố gắng học tập hơn. Kết
hợp các lần xuống lớp kiểm tra, tôi thường trao đổi với giáo viên về tình hình tiến bộ
của học sinh. Tôi cũng thường đến bên học sinh kiểm tra, xem vở, hỏi han và động
viên các em và cũng không quên dành những lời khen ngợi các em mặc dù các em chỉ
tiến bộ rất ít. Đồng thời, tôi cũng thường hỏi giáo viên tình hình biến chuyển của một
số em gọi là “điểm nóng” trong lớp. Mặt khác, trong những lúc giải lao, tôi cũng không
quên hỏi giáo viên về tình hình của một số em. Khi giáo viên bộc lộ tâm sự như có một
số em quá yếu, lười học, gia đình không quan tâm v..v, tôi thường động viên để giáo
viên tiếp tục công việc nặng nề đó.
6/ Khảo sát chất lượng cuối năm:
Công tác khảo sát chất lượng cuối năm, đánh giá chất lượng học sinh đại trà nói
chung và học sinh yếu nói riêng nhằm đánh giá, so sánh, đối chiếu với chất lượng học
sinh đầu năm để biết được quá trình giáo viên tham gia phụ đạo đạt kết quả như thế
nào. Qua đó, giúp hiệu trưởng có thể điều chỉnh kế hoạch, nội dung và phương pháp
phụ đạo cho những năm tiếp theo. Đồng thời, giúp giáo viên thấy được hiệu quả của
công việc đã làm trong một năm học.
Vào khoảng cuối tháng Tư hàng năm, tôi tiến hành ra đề khảo sát và tổ chúc
khảo sát theo hình thức sau:
- Bố trí các giáo viên chéo theo kiểu tam giác để tránh trường hợp giáo viên
này khảo sát lớp giáo viên kia và ngược lại nhằm đảm bảo sự công bằng và khách

quan, thực chất.
- Phân công một số giáo viên có kinh nghiệm và các tổ khối trưởng chấm bài
khảo sát (Mỗi giáo viên chấm một môn của một khối lớp)
- Tổng hợp kết quả khảo sát và báo cáo bằng bảng tổng hợp và những đánh
giá nhận định chung về chất lượng bài làm của học sinh cho Ban Giám hiệu.
7/ Công khai, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát chất lượng học sinh đại
trà nói chung và học sinh yếu nói riêng:
Việc công khai, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát chất lượng học sinh đại trà
nói chung và học sinh yếu nói riêng là một hoạt động không thể thiếu trong công tác
quản lý trường học nói chung và quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu nói riêng, giúp
giáo viên thấy được thành quả của hoạt động giảng dạy nói chung và hoạt động phụ
đạo học sinh yếu nói riêng. Đồng thời, giúp hiệu trưởng có cơ sở trong quá trình đánh
giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Quyết định số
14/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV
của Bộ Nội vụ cũng như việc xếp loại các danh hiệu thi đua của giáo viên cuối năm.
Tôi thường tổ chức cuộc họp chuyên đề (sau khi khảo sát) nhằm công khai, đánh
giá kết quả khảo sát chất lượng học sinh cuối năm và chất lượng phụ đạo học sinh yếu
đến từng giáo viên chủ nhiệm. Nội dung cuộc họp tập trung vào việc thông báo kết quả
từng lớp, mức độ chuyển biến của từng lớp, so sánh, đối chiếu với kết quả khảo sát đầu
năm, so sánh sự tiến bộ giữa các lớp trong cùng một khối, khen ngợi các lớp có thành
tích cao trong cùng một khối, động viên, nhắc nhở các lớp có kết quả chuyển biến còn
chậm. Đồng thời, tôi cũng kết hợp phân tích, đánh giá những nguyên nhân thành - bại
trong công tác giảng dạy nói chung và công tác phụ đạo học sinh yếu nói riêng.
8/ Khen thưởng những giáo viên có thành tích cao:
Việc tổ chức khen thưởng cho những giáo viên có thành tích cao trong công tác
giảng dạy nói chung và công tác phụ đạo học sinh yếu nói riêng có một vai trò quan
trọng trong việc phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác. Giáo viên
sẽ thấy được kết quả của công sức lao động trong một năm học đã được nhà trường ghi
nhận và biểu dương, từ đó, học sẽ cố gắng hơn trong những năm học tiếp theo.
Đầu năm, trong Hội nghị Cán bộ Công chức, tôi đã đưa ra Nghị quyết là khen

thưởng những giáo viên có thành tích cao trong công tác giảng dạy và chỉ đạo cho
Công đoàn cũng có hình thức khen thưởng những đối tượng trên. Căn cứ kết quả khảo
sát chất lượng cuối năm đã được phân tích, đánh giá mức độ chuyển biến của từng lớp,
tôi đưa ra các mức thưởng khác nhau với mục đích động viên, khích lệ là chính. Đồng
thời, cũng làm căn cứ để xếp loại các danh nhệu thi đua cuối năm đối với giáo viên.
Có thể hiểu tóm tắt quá trình quản lý qua sơ đồ sau:
7/ Công
khai, phân
tích, đánh
giá CL.

Khảp sát
CL đấu
năm, nắm
SL
1/ Khảo sát
CL học sinh
đầu năm, nắm
SL.
4/ Theo dõi,
kiểm tra quá
trình phụ đạo.
8/ Tuyên
dương,
khen
thưởng GV.
5/ Quan
tâm, động viên
tinh thần GV-
HS.

2+3/ Xây
dựng kế hoạch
phụ đạo (TH-
GV).
6/ Khảo
sát CL học
sinh cuối
năm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×