Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tổ chức một số hình thức hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong Chương trình Ngữ văn 12 (Chươngtrình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 30 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng sáng kiến Trường THPT Thống Nhất;
- Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước;
- Hội đồng sáng kiến tỉnh Bình Phước.
Tôi là:

Số

Họ và tên

Ngày
Nơi công tác Chức
tháng năm
danh
TT
sinh
1
Nguyễn Thị 04/10/1983 Trường
Giáo
Minh Lệ

THPT Thống viên

Trình độ
chuyên
môn
Cử nhân


Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc tạo
ra sáng kiến
100%

Ngữ Văn

Nhất
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tổ chức một số hình thức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong Chương trình Ngữ văn 12 (Chương
trình chuẩn)”.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo ( Môn Ngữ văn).
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: từ ngày 04/10/2017 tại Trường THPT Thống
Nhất.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Tính mới của sáng kiến.
Thực hiện Nghị Quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục cho
nên giáo dục phổ thông của nước ta thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
nội dung sang chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của người
học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo
lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, kĩ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất người học. Một trong những cách học phát huy được vai
trò chủ động, tích cực, sáng tạo là học trải nghiệm hay nói cách khác là tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Bởi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là
hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực
tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự
1



hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm
chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy
tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Khái niệm trên đã khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt
động này, tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các chủ đề
hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm
năng sáng tạo; và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển
nhân cách con người.
Ai cũng biết môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT
bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức
cho học sinh. Chính vì thế mà giờ học Văn là một trong những giờ học cần thiết đối
với mỗi học sinh nhưng có nhiều học sinh hiện nay lại coi môn Văn là một môn học
nhàm chán; dù mang tiếng là môn chính, một môn thi độc lập trong kì thi THPT
Quốc gia nhưng các em tỏ ra rất chủ quan và xem nhẹ việc học môn Ngữ văn, trong
tiết học các em không có hứng thú tập trung vào bài học. Là một giáo viên dạy văn
chắc hẳn ai cũng trăn trở về điều này. Bản thân tôi thấy muốn học sinh thay đổi về
cách học thì mỗi thầy cô giáo phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra các giải pháp có hiệu quả
trong giáo dục và đào tạo học sinh. Bởi vì việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ
văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp
dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Như chúng ta đã biết phương pháp
dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc
hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có
giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt, ngày 11 tháng 09 năm 2017 Sở Giáo dục và
Đào tạo Bình Phước đã ra công văn số 3554/GDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực

hiện Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS và THPT năm học 20172018. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một phương pháp dạy học tích

2


cực, thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là môn Ngữ văn nhằm phát triển cho học
sinh những năng lực đặc thù của môn học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội
cho học sinh trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh
nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình, đó được gọi
là sáng tạo cuả bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng huy động sự
tham gia tích cực của học sinh ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động. Hoạt động
trải nghiệm là phương pháp tiếp cận chính cho việc học tập lấy học sinh làm trung
tâm. Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy
phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể với từng
cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để các em tổng kết và củng cố lại
những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản hồi, phân tích, chiêm
nghiệm cũng như ứng dụng những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình
huống mới. Thông qua hoạt động trải nghiệm nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ
hết sức phong phú, không chỉ trong sách vở, từ thầy cô mà còn từ thực tế khiến việc
học trở nên gắn bó với đời sống thực tiễn. Cho nên bên cạnh học kiến thức môn Ngữ
văn học sinh còn được hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích
hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo
dục khác như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá
trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn
giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, thuốc lá …
Mặt khác trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh
hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt
động. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học sẽ đặt học sinh là chủ thể của hoạt động
học tập vào những tình huống của đời sống thực tế được trải nghiệm, được trực tiếp

quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề theo cách nghĩ của riêng mình vừa thông qua
làm việc cá nhân vừa thông qua làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kĩ
năng mới nhằm hình thành và phát triến năng lực của người học. Tác phẩm văn học
nếu để thế sẽ rất mơ hồ, đa nghĩa nên rất cần sự trải nghiệm để hiểu và cảm nhận sâu
sắc hơn.
Để giúp cho các em có cơ hội phát huy tính sáng tạo năng động, chủ động
chuẩn bị bài, tham gia tốt vào nội dung bài học, biết khám phá tìm ra những tri thức

3


mới cho mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập
của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn THPT nói chung và môn Ngữ văn 12 nói riêng,
tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Tổ chức một số hình thức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh trong Chương trình Ngữ văn 12 (Chương trình
chuẩn)”.
Sáng kiến “Tổ chức một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh trong Chương trình Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn)” của tôi hướng tới
một số tính mới như sau:
Thứ nhất là, thực hiện theo sự chỉ đạo công văn số 4026/BGDĐTGDCTHSSV ra ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh và công văn số 3554/GDĐT-GDTrH ra ngày 11 tháng
9 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước về việc Hướng dẫn thực hiện
hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS và THPT năm học 2017-2018.
Sáng kiến cũng là kết quả lĩnh hội của bản thân qua những nội dung đã được Sở Giáo
dục và Đào tạo tập huấn cho giáo viên cốt cán từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 09 năm
2017.
Thứ hai là, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm tạo ra con người năng
động, sáng tạo là cần thiết. Tăng cường xây dựng các hoạt động giáo dục trải nghiệm,
giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, tiếp cận và

phát triển năng lực của học sinh. Cho nên khi thực hiện sáng kiến này bản thân tôi
hướng đến phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực để học sinh trở thành những
con người năng động và sáng tạo trong xã hội hiện nay đồng thời khắc phục lối dạy
học thụ động, truyền thụ một chiều truyền thống. Bởi phương pháp học qua trải
nghiệm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra
quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng
tạo ra những cơ hội để các em tổng kết và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của
mình thông qua việc phản hồi, phân tích, chiêm nghiệm cũng như ứng dụng những ý
tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới. Thông qua hoạt động trải
nghiệm nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ trong
sách vở, từ thầy cô mà còn từ thực tế khiến việc học trở nên gắn bó với đời sống thực
tiễn. Với những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của sáng kiến tôi mong

4


muốn được góp phần nâng cao chất lượng trong dạy học văn ở nhà trường phổ thông
khi mà kì thi THPT Quốc gia đang tới gần; phát huy được vai trò chủ thể của học
sinh trong tiếp nhận văn học, phù hợp với mục tiêu đặt học sinh vào vị trí trung tâm
của quá trình dạy học.
Thứ ba là, Tăng cường mở rộng không gian lớp học cho học sinh với phương
pháp "thực học, thực nghiệm", đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát
triển năng lực, phẩm chất đạo đức người học. Cách tổ chức một số hoạt động trải
nghiệm sáng tạo của sáng kiến đưa lại không khí học tập sôi nổi cho lớp không chỉ
trong lớp học mà còn ở ngoài lớp học, giúp học sinh có tâm lí thoải mái, hào hứng với
bài học, hâm nóng lại tình yêu văn chương, yêu cái đẹp có giá trị nhân sinh và dần
dần hoàn thiện nhân cách, đồng thời giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến
thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; khắc phục được lối học thụ động, không
hứng thú trong học tập, buồn ngủ, mệt mỏi khi tiếp cận môn Ngữ văn.
Thứ tư là, thông qua tổ chức một số hình thức trải nghiệm sáng tạo tôi đã kiểm

tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đánh giá qua các hoạt
động của học sinh; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập theo nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra. Tôi đã sử dụng các hình thức đánh giá nói
trên thay cho một số bài kiểm tra 15 phút hiện hành, các hình thức đánh giá này được
thông tin đầy đủ đến học sinh khi giao nhiệm vụ học tập.
Thứ năm là, với việc tổ chức một số hình thức trải nghiệm sáng tạo của sáng
kiến tôi muốn tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, có sự tương tác – hợp tác
hiệu quả giữa giữa giáo viên và học sinh giúp các em hoàn thiện các kỹ năng sống
cần thiết góp phần xây dựng môi trường giáo dục toàn diện cho các em học sinh.
Những vấn đề mà tôi nghiên cứu trong sáng kiến này hoàn toàn mới mẻ mà lại
rất gần gũi, hữu ích, nó bổ trợ cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy,
tiếp thu Chương trình Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn) . Với sáng kiến này tôi mong
muốn đóng góp một phần nào đó để trao đổi các giáo viên trong trường THPT Thống
Nhất và giáo viên trong toàn tỉnh để tìm ra cách tổ chức một số hình thức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo phù hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh khi
tiếp cận Chương trình Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn).
* Nội dung sáng kiến:

5


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến những phẩm chất và năng lực
chung, ngoài ra nó còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học những
năng lực đặc thù như: năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; năng lực tổ chức và
quản lí cuộc sống; năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; năng lực định
hướng nghề nghiệp; năng lực khám phá và sáng tạo.
Các hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo trong nhà trường được phân loại
thành các nhóm sau: hình thức có tính khám phá; hình thức có tính tham gia lâu dài;
hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; hình thức có tính cống hiến.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau

như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan
dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện,
hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ,
hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,…
Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một
số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà bản thân tôi đã áp dụng để
giảng dạy trong Chương trình Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn):
1. Câu lạc bộ.
Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục
nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa
học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội
để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các
em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết
bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải
quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình
như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,
… Thông qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu
cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. CLB hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì, phát huy tính sáng tạo, tôn trọng ý kiến,
nhân cách học sinh... và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB

6


học thuật; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLB hoạt
động thực tế; CLB trò chơi dân gian…
Nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh trong việc chủ động tiếp thu kiến

thức bằng hình thức linh hoạt tạo hứng thú cho học sinh theo chủ trương đổi mới
phương pháp dạy học. Kích thích lòng ham học văn cho học sinh trong tình hình thực
tế học sinh chán học Văn hiện nay cho nên tôi có tổ chức thành lập CLB thơ ở trường
THPT Thống Nhất. Sau đây tôi xin trình bày vắn tắt quy trình tổ chức hoạt động của
CLB thơ như sau:
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, căn cứ vào kế hoạch
của Hiệu trưởng số 21/KH-THPTTN ra ngày 08 tháng 10 năm 2017 về việc Tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường năm học 2017 – 2018 do Ban
giám hiệu chỉ đạo.
Bước 2: Họp tổ xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động,
hình thức tổ chức.
Bước 3: Trình kế hoạch lên Ban giám hiệu nhà trường, xin phê duyệt.
Bước 4: Thông qua các giáo viên bộ môn trong tổ và thông qua buổi chào cờ
đầu tuần để triển khai kế hoạch tới các em học sinh, kêu gọi các em học sinh tự
nguyện tham gia.
Bước 5: Tập hợp các thành viên (các thầy cô trong tổ Ngữ văn và đặc biệt là
các em học sinh yêu thơ trong toàn trường), xây dựng tổ chức ( Bầu ra chủ nhiệm
CLB, thư kí...), thống nhất nguyên tắc hoạt động, nội quy, lịch sinh hoạt. Cụ thể như
sau:
1/ Các thầy cô giáo trong tổ Ngữ Văn, các em học sinh có khả năng sáng tác
viết bài gửi về cho Ban biên tập qua địa chỉ email:
2/ Một tuần một lần Ban biên tập ( thầy cô tổ Văn) chọn những bài đặc sắc gửi
về Đoàn thanh niên để đọc trong chương trình phát thanh của nhà trường (bài của học
sinh nào được chọn thì bài đó sẽ được chấm lấy vào điểm của môn Văn).
3/ Phát hành tập san theo chủ điểm trong năm học: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn 26/3...
4/ Hình thức sáng tác: thể loại thơ ( thơ lục bát, song thất lục bát, các thể thơ
Đường luật, 5 chữ, 7 chữ, tự do...)

7



5/ Nội dung sáng tác: Viết về thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước, viết về
những kỉ niệm của tuổi học trò và mái trường THPT Thống Nhất...
6/ Lịch sinh hoạt: mỗi tháng 01 lần.
Bước 6: Tổ chức sinh hoạt.
Bước 7: Ban biên tập lựa chọn bài để đọc trong chương trình phát thanh của
nhà trường hàng tuần, hàng tháng và in ấn tập san theo chủ điểm năm học.
Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm với hình thức CLB thơ bản thân tôi thấy
học sinh đã có những trải nghiệm thú vị, bổ ích và rất thực tiễn đặc biệt là học sinh
lớp 12. Bởi vì trong chương trình Ngữ văn 12 ( chương trình chuẩn) có tiết 22 của
tuần 8 và tiết 29 của tuần 10 là các em được học bài Luật thơ. Cho nên khi trải
nghiệm với hình thức CLB thơ các em có cơ hội được thể hiện, thực hành, phát huy
tính sáng tạo với những gì mình được lĩnh hội trong các tiết học lí thuyết về luật thơ.
Mặt khác, xưa nay học Văn là học sinh chỉ biết phân tích các tác phẩm thơ của các tác
giả ( của người khác) nhưng bây giờ các em đã biết sáng tác thơ mang dấu ấn của
riêng mình, ghi lại những kỉ niệm đẹp, khoảnh khắc đẹp của bản thân... Khi các em
biết sáng thơ tức là các em cũng hiểu rõ hơn về luật thơ, điều này đã giúp cho các em
biết đọc và cảm thụ tốt hơn các văn bản thơ trong chương trình phổ thông. Sáng tác
thơ cũng khiến cho cảm xúc của các em được thăng hoa, được thả hồn vào những
trang thơ nó giúp các em nuôi dưỡng sự cảm thông, nuôi dưỡng tâm hồn, bộc lộ sức
sáng tạo, thấu hiểu bản thân và thấu hiểu con người hơn. Vốn dĩ thơ là một loại hình
nghệ thuật của ngôn từ, âm thanh của thơ có vần, có điệu nhịp nhàng. Lời lẽ của thơ
ngắn gọn, hàm chứa, súc tích. Một bài thơ hay có thể làm người đọc rung cảm bởi tiết
tấu, bởi nội dung, bởi hình thức thể hiện.
Trải qua 4 tháng hoạt động CLB thơ của Trường THPT Thống Nhất do tôi
quản lí đã hoạt động khá hiệu quả dù rằng đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh ở
các lớp chọn, học sinh khối 12. Trong khuôn khổ của một sáng kiến, dù lượng bài học
sinh gửi về cho tôi trên 50 bài nhưng tiện đây tôi chỉ xin trích dẫn một số bài thơ tiêu
biểu mà các em trong CLB sáng tác trong thời gian qua:


8


BÙ ĐĂNG QUÊ TÔI
Ngô Thị Ngọc Ánh
Bù Đăng - Bình Phước ta ơi!
Chăm ngoan học giỏi gửi lời thân thương
Nơi đây nào lớp nào trường
Nào thầy cô tốt, nào gương học hành
Học bao bài học liêm thanh
Làm bao việc tốt chẳng tranh gói quà
Lấy con điểm 10 làm hoa
Học chăm là những gói quà tặng cô
Bàn tay vừa rát, vừa khô
Ngày ngày dìu dắt em thơ thành người
Có trên gương mặt tươi cười
Khi trên trang vở điểm 10 nở hoa
Về nhà đem vở ra khoe
Điểm 10 vẫn cứ lập lòe thật xinh
Điểm tô Bù Đăng của mình
Bằng cách học tập của mình thế thôi.
TRƯỜNG EM
Phương Thảo
Trường em Thống Nhất cấp ba
Khuôn viên đẹp đẽ với ba dãy lầu
Cây xanh trồng ở trước sân
Tỏa bóng râm mát cho nhau tới trường
Ngày ngày trên bục giảng đường
Thầy cô dìu dắt bước đường hành trang

Học sinh giỏi ghi bảng vàng
Nhà trường để lại tiếng vang muôn đời.

9


HẠ VÀ EM
Đàm Hiền
Hạ chạy trốn tiếng ve không kịp mở
Phượng dư thừa rơi vãi dọc đường quên
Nắng nô đùa vờn quanh góc sân vắng
Luồn khe lá gặp áo dài nắng vương
Chiếc áo dài mười hai năm thương nhớ
Thuở tựu trường em bỡ ngỡ chưa quên
Áo dàì ơi! Em sẽ không quên
Khoảng trời thương nhớ còn đang bên thềm.
THỐNG NHẤT YÊU THƯƠNG
Huỳnh Tấn Đạt
Mái trường của chúng ta
Một bài ca tuyệt vời
Ngôi trường vùng đất đỏ
Hiên ngang giữa đất trời
Con đường em đến lớp
Ngập tràn đầy nắng mới
Con đường thầy đến lớp
Ngập tràn cánh phượng rơi
Tương lai thầy dẫn lối
Vui sao em bước tới...
Ngôi trường Thống Nhất đây
Em cao lớn một thời

Nhưng còn đầy ước muốn
Và khát vọng trong đời
Giờ đây bao luyến tiếc
Khi ta sắp cách rời
Năm nay năm cuối rồi
Trong lòng sao rối bời
Làm sao có thể quên
Ngôi trường Thống Nhất ơi!.
MỘT THỜI THƯƠNG NHỚ
Huỳnh Tấn Đạt
Ôi thôi sắp phải xa rồi!
Một thời yếu dấu ta ngồi bên nhau
Dẫu mai này có về sau
Rằng mình còn nhớ đến nhau khi nào?
Giờ đây trong lòng nôn nao
Tay đang cầm bút mà sao nỡ rời?
10


Còn đâu tâm trạng rối bời
Bước chân đến lớp của thời học sinh
Ngày khai giảng lớp chúng mình
Ngày còn lạ lẫm, thân tình hôm nay
Giờ đây ta đếm từng ngày mai xa.
Dẫu cho bạn có rời xa ta
Dẫu cho kỉ niệm phôi phai nơi này
Thầy cô vẫn mãi nơi đây
Ngày ngày đến lớp dựng xây lấy đời
Đưa đò ngần ấy năm trời
Người cha người mẹ tuyệt vời thứ hai.

Thời gian chẳng đợi một ai
Tóc thầy nay đã bạc phai mái đầu
Tiếng ve bỗng chốc u sầu
Miệng đành gượng cười, cúi đầu chào nhau
Ngôi trường đó, mà người đâu?
Thôi đành khép lại sắc màu học sinh,
THANH XUÂN TUỔI 18
Thu Hà
Thêm một lần ta đặt bút làm thơ
Thả hồn ta vào những trang sách vở
Gửi tặng cô bài thơ đang viết dở
Gửi tặng thầy tấm lòng viết trong đây
Mùi tháng năm qua nhanh như gió
Bắt không kịp đành để thời gian trôi
Thanh xuân qua chẳng bao giờ quay lại
Tuổi mười tám dưới mái trường cấp ba
Những năm qua chưa hề lưu luyến
Cuối cấp rồi cảm giác vị chia xa
Thầy cô ơi có phải ai cũng thế
Hay em buồn vì phượng đã đơm bông
Tiếng trống trường nghe sao như giục giã
Có phải vì hè đến lại sang thu
Thầy cô ơi! những công ơn ngày ấy
Em xin nguyện khắc giữ trong tim.

11


Tất cả các sáng tác của các em đã được CLB tuyển chọn, biên tập thành cuốn
tập san mang tên “ Thống Nhất yêu thương” nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt

Nam 20/11.

Bìa của cuốn tập san “ Thống Nhất yêu thương”
Sau 4 tháng CLB hoạt động thì điều mà bản thân tôi trăn trở nhất đó là làm sao
duy trì hoạt động đều đặn của câu lạc bộ trong thời đại công nghệ 4.0 này khi mà các
em mê điện thoại hơn mê thơ.
2. Tổ chức trò chơi.
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần bổ
ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh
12


nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động
trải nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung
cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri
thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng
thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri
thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em
tác phong nhanh nhẹn …
Trò chơi trong văn học hay còn gọi là sân chơi lành mạnh bổ ích. Đó là việc tổ
chức cho học sinh những hoạt động vui chơi giải trí nhằm giáo dục toàn diện học sinh
và củng cố rèn luyện kĩ năng phát triển óc tư duy linh hoạt sáng tạo. Trò chơi sẽ làm
cho tập thể các em có bầu không khí mới. Những tràng vỗ tay, tiếng reo hò, khuôn
mặt rạng rỡ, tiếng cười, giúp các em hiểu biết và quý mến nhau hơn. Các em không
cảm thấy căng thẳng khi học Ngữ văn, phá tan sự sợ sệt lo âu ám ảnh đối với các em
học sinh yếu, giúp các em tự tin hòa nhập vào tập thể. Học sinh yêu trường mến lớp,
kính trọng thầy cô. Đặc biệt các em cảm thấy mình được học tập, sinh hoạt trong sự
thoải mái, chủ động.

Việc tổ chức và hướng dẫn có hệ thống khoa học giúp các em phát triển trí tuệ.
Sự nhanh nhẹn, trung thực, nâng cao ý thức kỷ luật “Chơi mà học, học mà chơi” là
quan điểm đúng đắn. Hình thức sử dụng trò chơi khi giảng dạy môn Ngữ văn theo
suy nghĩ của bản thân tôi, đây là hình thức đang còn khá mới mẻ đối với mỗi giáo
viên Văn. Hơn nữa đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, phương tiện dạy học
nhưng hiệu quả giáo dục trò chơi rất tốt, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn học sinh chủ động,
tích cực.
Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng giáo dục, chức
năng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp...
Một số loại trò chơi được tổ chức trong nhà trường phổ thông như: trò chơi
học tập, trò chơi vận động, trò chơi khởi động, trò chơi mô phỏng...Trong năm học
này hiện tại tôi có tổ chức được trò chơi học tập và trò chơi khởi động; sang học kì II
tôi có ý định tổ chức trò chơi mô phỏng “ Đường lên đỉnh Olimpia” để củng cố kiến
thức cho học sinh trước kì thi THPT Quốc gia 2018.

13


Trò chơi học tập là loại trò chơi được sử dụng để củng cố, mở rộng kiểm tra
kiến thức học sinh. Trò chơi học tập mà tôi thường sử dụng đó là trò chơi “Ô chữ
thông minh”. Tuy nhiên, phải chú ý một điều là khi tổ chức các trò chơi, GV cần nắm
vững các quy tắc tổ chức trò chơi, nêu trước thể lệ trò chơi và qui định thời gian cho
HS biết để thực hiện. Và đặc biệt phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác để có
hiệu quả cao trong tiết dạy. Khi đưa ra câu hỏi trong trò chơi “Ô chữ thông minh” GV
cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra ô chữ, không để
làm ảnh hưởng đến tiết học và cuối cùng HS sẽ tìm ra được từ khoá chính là nội dung
bài học hoặc một phần của bài học. Trò chơi “ Ô chữ thông minh” tôi dùng để củng
cố bài học hoặc dùng để ôn tập kiến thức luyện thi cho học sinh.
Trò chơi “ Ô chữ thông minh” thường được tôi xây dựng và tiến hành qua các
bước sau (Ví dụ: Trò chơi “Ô chữ thông minh” khi dạy bài Ôn tập văn học - tiết 51 –

tuần 18):
Bước 1: Chuẩn bị trò chơi.
-

Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi:

+ Đối tượng: học sinh lớp 12.
+ Mục đích: giúp học sinh ôn tập kiến thức học kì I, tạo không khí học tập vui
vẻ “ chơi mà học, học mà chơi”.
-

GV chuẩn bị câu hỏi và ô chữ

-

HS ôn tập lại kiến thức.

-

Thời gian tổ chức trò chơi: tiết 51 – tuần 18 bài “Ôn tập văn học”.

-

Địa điểm tổ chức trò chơi: lớp học ( phòng tương tác có đầy đủ các thiết bị)

Bước 2: Tiến hành trò chơi.
-

GV nêu ngắn gọn thể lệ trò chơi:


+ GV tổ chức chơi theo tổ ( 4 tổ)
+ Mỗi tổ được chọn câu hỏi hai lần ( có 10 câu hỏi được đánh số để cho học
sinh chọn). Tám câu được các tổ lựa chọn còn lại 2 câu và tìm từ khóa hàng
dọc tổ nào nhanh tay thì được lựa chọn.
+ GV quan sát và đánh giá thắng thua giữa các tổ bằng cách tính điểm như
sau: trả lời đúng 1 câu hàng ngang được 5 điểm, trả lời đúng từ khóa hàng dọc
được 10 điểm.

14


Bước 3: Kết thúc trò chơi.
-

GV công bố kết quả, đánh giá kết quả trò chơi ( ưu điểm, nhược điểm, rút
kinh nghiệm).

-

Trao thưởng cho những tổ thắng ( bim bim, kẹo mút, tràng pháo tay...)

Sau đây là trò chơi “Ô chữ thông minh” mà tôi đã thiết kế để dạy bài Ôn tập
văn học ( tiết 51 – tuần 18 – Ngữ văn 12):

Hàng ngang
Câu 1: (7 chữ cái) Từ ngữ nổi bật được nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích “Đất
Nước” của Nguyễn Khoa Điềm?
Câu 2: (9 chữ cái) Nhà thơ nào được mệnh danh là nhà thơ của “ Xứ Đoài mây
trắng”?
Câu 3: (9 chữ cái) Nhà thơ nữ thể hiện tình yêu dào dạt, đôn hậu, thủy chung, son

sắt?
Câu 4: (7 chữ cái) Chủ đề nổi bật của thơ ca cách mạng?
Câu 5: (15 chữ) Tác phẩm văn chính luận nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định chủ quyền của dân tộc?
Câu 6: (11 chữ cái) Nhân vật truyền thuyết được nhắc đến trong đoạn trích “Đất
Nước”.
Câu 7: (11 chữ cái) Hình tượng nào được Quang Dũng khắc họa thành công trong
bài thơ “Tây Tiến”?
15


Câu 8: (14 chữ cái) Nhà thơ nào mang phong cách thơ trữ tình – chính luận với cảm
xúc suy tư, dồn nén?
Câu 9: (4 chữ cái) Tính từ diễn tả trạng thái của sóng?
Câu 10: (13 chữ cái) Đề tài nổi bật của bài thơ Sóng?
Từ chìa khóa: Học sinh tự tìm từ khóa sau khi các chữ cái rơi xuống ô hàng dọc (Từ
khóa: Nguyễn Tuân)
Loại trò chơi nữa mà tôi thường tổ chức cho các em HS đó là trò chơi khởi
động. Trò chơi khởi động là loại trò chơi dùng để tạo bầu không khí sôi động, vui vẻ,
tạo tâm trạng vui vẻ, tạo tâm thế cho học sinh trước khi bắt đầu hoạt động học tập,
sinh hoạt tập thể hoặc bắt đầu tổ chức. Tôi thường sử dụng trò chơi này ở hoạt động 1
( hoạt động khởi động) của tiết học để dẫn vào bài mới.
Ví dụ: Khi dạy bài “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài tôi đã cho các em học sinh
chơi trò chơi ném Pao. Sau đây tôi xin mô tả ngắn gọn các bước thực hiện trò chơi
này:
Bước 1: Chuẩn bị trò chơi.
-

Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi:


+ Đối tượng: học sinh lớp 12 (chơi theo từng lớp riêng)
+ Mục đích: giúp học sinh hiểu được những nét đẹp văn hóa phong tục của
đồng bào nhân dân Tây Bắc trong dịp Tết đến xuân về qua trải nghiệm thực tế ném
Pao (thực tế học sinh miền Nam nhiều em còn không biết quả Pao là như thế nào?
chơi ra sao?); thông qua trải nghiệm này các em sẽ nắm chắc hơn kiến thức tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ”; tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái cho các em chủ động lĩnh
hội kiến thức.
- GV giao mỗi tổ chuẩn bị 1 quả Pao (4 tổ chuẩn bị 4 quả)
- GV cho cả lớp bầu chọn nhóm giám sát ( gồm 4 bạn) và 01 trọng tài ( trọng
tài cần chuẩn bị 1 cái còi). Nhiệm vụ của nhóm này là quan sát, theo dõi kỹ, chính
xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm....
- Thời gian tổ chức trò chơi: 15 phút đầu giờ tiết 53 – tuần 20 bài “Vợ chồng A
phủ”.
-

Địa điểm tổ chức trò chơi: sân trường ( vị trí bằng phẳng, râm mát).

Bước 2: Tiến hành trò chơi.
-

GV nêu ngắn gọn thể lệ trò chơi:
16


+ GV tổ chức chơi theo tổ ( 4 tổ)
+ Mỗi tổ cử 2 bạn ( 1 nam, 1 nữ) khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
+ Trò chơi ném pao được diễn ra tại sân trường, các đội chơi được chia thành
bên nam-nữ. Khoảng cách hai đội cách nhau 5 mét. Tài khéo léo của người ném pao
là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng về số lần ném, số
lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do

đội thắng quy định, bên thắng sẽ được nhận phần thưởng. Cho HS chơi nháp/chơi thử
1 -2 lần. Sau đó HS bắt đầu chơi thật.
+ Nhóm giám sát và trọng tài đánh giá thắng thua giữa các tổ bằng số lần ném,
số lần bắt được pao của mỗi đội.
Bước 3: Kết thúc trò chơi.
- GV công bố kết quả, đánh giá kết quả trò chơi ( ưu điểm, nhược điểm, rút
kinh nghiệm).
- Trao thưởng cho những tổ thắng ( bim bim, kẹo mút, tràng pháo tay...)
- Phạt tổ thua theo yêu cầu của tổ thắng.
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài “ Vợ chồng A phủ” như sau: để hiểu hơn
về vai trò của trò chơi ném Pao trong đời sống văn hóa của người dân miền núi Tây
Bắc, đặc biệt là hiểu cuộc sống thống khổ, tủi cực và vẻ đẹp phẩm chất của người lao
động nơi đây dưới ách áp bức đô hộ của bọn phong kiến, chúa chất, thực dân thì
chúng ta đi vào tác phẩm “ Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài.

Các đội chơi ném Pao trước giờ xuất phát

17


Các đội say sưa chơi ném Pao
Tóm lại, tổ chức trò chơi sẽ làm cho tập thể các em có bầu không khí mới.
Những tràng vỗ tay, tiếng reo hò, khuôn mặt rạng rỡ, tiếng cười, giúp các em hiểu
biết và quý mến nhau hơn. Các em không cảm thấy căng thẳng khi học Ngữ văn, phá
tan sự sợ sệt lo âu ám ảnh đối với các em học sinh yếu, giúp các em tự tin hòa nhập
vào tập thể. Học sinh yêu trường mến lớp kính trọng thầy cô. Đặc biệt các em cảm
thấy mình được học tập, sinh hoạt trong sự thoải mái, chủ động.
Như vậy, tổ chức trò chơi cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một hình
thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có tính phổ biến và có ý nghĩa giáo dục.
Tuy nhiên khi tổ chức trò chơi giáo viên cần lưu ý: khi tổ chức trò chơi không nên

dùng ở mức độ giải trí đơn thuần mà phải xem trò chơi thực sự là phương tiện giáo
dục có hiệu quả nhanh, dễ tiếp thu mà các em rất thích.
3. Tổ chức diễn đàn.
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự
tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của
mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác
có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo
dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan
niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu
cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý
kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh

18


được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những
người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với
những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.
Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho học sinh
được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò
và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định vai
trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định
mình. Qua các diễn đàn, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn có liên
quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy
cô, nhà trường và gia đình,… tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em,
giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học. Giúp học sinh thực
hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia,…
đồng thời giúp các nhà quản lí giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết
được những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây
dựng chính sách phù hợp hơn với các em.

Trong học kì I vừa rồi bản thân tôi đã lựa chọn hình thức trải nghiệm sáng tạo
là tổ chức diễn đàn trong một phạm vi nhỏ khi áp dụng vào bài học “ Phát biểu theo
chủ đề” ( tiết 26 – tuần 9) như sau:
Bước 1: Trước khi dạy bài “Phát biểu theo chủ đề” khoảng 1 tuần thì GV chia
lớp thành 4 nhóm và chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm bằng cách làm 4 lá
thăm với 4 chủ đề đó là: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tình trạng học sinh hút
thuốc lá và giao thông học đường ( Khi giao cho học sinh những chủ đề này là tôi
muốn tích hợp văn nghị luận xã hội - nghị luận về một hiện tượng đời sống). Sau đó,
tổ trưởng từng nhóm lên bốc thăm chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà (Các nhóm chuẩn bị nội dung phát biểu
theo chủ đề dưới sự phân công của tổ trưởng: Tìm tài liệu, hình ảnh, video, viết bài,
phát biểu...)
Bước 3: HS phát biểu theo các chủ đề đã được bốc thăm
+ Thời gian phát biểu cho mỗi chủ đề: 4 – 5 phút.
+ Bài phát biểu cần đảm bảo bố cục sau: Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát
biểu, nêu thực trạng của vấn đề, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra các giải pháp
khắc phục hiện tượng

19


+ Các nhóm phát biểu làm nổi bật chủ đề GV đưa và các em có quyền sáng tạo
miễn là không vi phạm pháp luật và trái với chuẩn mực đạo đức. Khi phát biểu phải
thoát ly văn bản nhưng các nhóm có thể sử dụng hình ảnh, video minh họa.
Bước 4: Đánh giá hoạt động.
+ GV định hướng HS nhận xét từng nhóm: Về nội dung, cách thức lập luận,
diễn đạt, tính thuyết phục…
+ GV đánh giá chất lượng bài tập, ý thức chuẩn bị của các nhóm (Đổi mới
hình thức kiểm tra đánh giá bằng cách cho điểm 15 phút)
Bước 5: GV cho HS rút ra các bước phát biểu theo chủ đề.

Khi lựa chọn hình thức trải nghiệm sáng tạo là tổ chức diễn đàn vào bài học
“Phát biểu theo chủ đề” tôi thấy các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình
với đông đảo bạn bè, với giáo viên một cách hứng thú. Những chủ đề mà các em trình
bày đều là những hiện tượng xảy ra xung quanh, gần gũi với cuộc sống của các em
mà các em được chứng kiến, trải qua... Khi tôi cho thực hiện thì tổ nào các em cũng
đều chuẩn bị thêm video, hình ảnh rất sinh động, số liệu thực tế. Nhiều video, hình
ảnh các em thực hiện ngay trên địa bàn xã Thống Nhất nên rất dễ hiểu và các em dễ
dàng chốt được nội dung bài học ( gửi kèm sáng kiến này là một số video học sinh
thực hiện để làm trải nghiệm diễn đàn phát biểu theo chủ đề). Sau đây là một số hình
ảnh do chính các em chụp tại xã Thống Nhất:

Ý thức tham gia giao thông của học sinh
20


Rác đổ bừa bãi, đốt trực tiếp không qua xử lí tại xã Thống Nhất

Đầu lọc và tàn thuốc lá có ở ngày trong thùng phòng cháy chữa cháy của nhà trường
Sau khi tổ chức hoạt động trải nghiệm tổ chức diễn đàn ở bài “Phát biểu theo
chủ đề”đã giúp cho các em rèn được sự tự tin trong giao tiếp, năng lực thuyết trình
trước đám đông, năng lực nhận thức và tích cực hóa bản thân ( thông qua các giải
pháp mà các em đưa ra sau mỗi hiện tượng)... Ngoài ra các em còn được rèn kĩ năng
làm các bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống.

4. Sân khấu tương tác.
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương
tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình
21



huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là
một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao
tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm
tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí
tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân
khấu tương tác, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho
học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích
vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết
tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,…
Với chương trình Ngữ Văn 12 thì hình thức trải nghiệm sân khấu tương tác tôi
sử dụng chỉ ở mức rất đơn giản đối với 3 tác phẩm và đoạn trích văn xuôi học kì II
(Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân và Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Đối với các em
học sinh hiện nay thì văn hóa đọc đã mai một rất nhiều nên các em rất lười đọc tác
phẩm ở nhà, lười học để nhớ dẫn chứng cho nên tôi đã chọn hình thức trải nghiệm
sân khấu tương tác bằng cách cho các em học sinh hóa thân ( đóng vai) nhân vật
trong tác phẩm, yêu cầu các em diễn kịch tự quay video sau đó nộp lại cho giáo viên
sản phẩm. Để hóa thân vào nhân vật đòi hỏi các em phải đọc kĩ tác phẩm, nhớ tác
phẩm thì mới xây dựng được kịch bản, thuộc lời thoại của nhân vật mới đóng vai
được ( tức là các em sẽ thuộc luôn dẫn chứng). Với phương pháp này sẽ khắc phục
được tình trạng học đối phó, học qua loa của học sinh, tạo cho các em niềm say mê
thực sự với văn học. Sau đây tôi xin mô tả các bước thực hiện hình thức trải nghiệm
sân khấu tương tác mà tôi đã thực hiện qua 3 tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài,
Vợ nhặt của Kim Lân và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành như sau:
Bước 1: Sau khi học sinh vừa thi học kì I xong đó là lúc các em có thời gian
rảnh rỗi nên tôi giao nhiệm vụ cho các em ngay. Cụ thể như sau:
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm
bằng cách làm 3 lá thăm với 3 tác phẩm đó là: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt
của Kim Lân và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Sau đó yêu cầu tổ trưởng từng
nhóm lên bốc thăm.

+ Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ: quay video một đoạn trích hoặc toàn
bộ tác phẩm mà các em bốc thăm được. Hoạt động trải nghiệm này tôi đưa không

22


gian ra khỏi lớp học nên tôi cho phép HS tự chọn địa điểm quay phim, trang phục,
đạo cụ... Thời gian để các em hoàn thành trải nghiệm là 1 tuần kể từ GV giao nhiệm
vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà (Các nhóm thực hiện quay video dưới
sự phân công của tổ trưởng: xây dựng kịch bản, đạo diễn, phân vai, trang phục, đạo
cụ, địa điểm quay...). Trong khi các em thực hiện nhiệm vụ nếu có khó khăn gì GV sẽ
tư vấn giúp các em.
Bước 3: HS nộp sản phẩm trải nghiệm cho GV theo đúng thời gian quy định
(nộp qua đĩa CD hoặc qua mail).
Bước 4: Đánh giá sản phẩm trải nghiệm của HS.
Thay vì đánh giá các sản phẩm của hoạt động trải nghiệm cùng một lúc, để tiết
kiệm thời gian nên khi dạy đến tác phẩm nào thì tôi chiếu sản phẩm của nhóm đó lên
và chiếu cho các em xem sản phẩm của nhóm khác ở lớp khác nhưng cùng chung nội
dung ( ví dụ: khi dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ở lớp 12ª3 thì tôi chiếu
cho HS lớp 12ª3 xem video của nhóm quay tác phẩm Vợ chồng A Phủ của lớp 12ª3,
đồng thời tôi cho các em xem video Vợ chồng A Phủ của lớp 12ª4, 12ª6 thực hiện).
Sau đó tôi cho các nhóm khác nhận xét về sản phẩm trải nghiệm đó: Về nội dung kịch
bản, diễn xuất, quay phim, trang phục…Tôi đánh giá chất lượng vở kịch, ý thức
chuẩn bị của các nhóm (Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá bằng cách cho điểm 15
phút từng nhóm).

Học sinh lớp 12ª6 đang say sưa xem video “Vợ chồng A Phủ” do các em thực hiện
23



Bước5: Cho HS tương tác với các sản phẩm trải nghiệm.
Nếu đọc – hiểu tác phẩm đơn thuần thì học sinh đều không hứng thú cho nên
tôi tiếp tục giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc – hiểu tác phẩm qua video và SGK.
Theo tôi, đây là cách cho các em tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, được sáng
tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính trong vở kịch ở video là một
cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện ( nhóm thực hiện) và khán giả
(các bạn trong lớp), đặc biệt GV cần đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán
giả ( tức là sự tham gia tích cực của học sinh khi phân tích tác phẩm qua đoạn video
của nhóm bạn). Với tôi, khi cho các em hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm là các
em vừa được trải nghiệm vừa được sáng tạo theo cách riêng của mình.
Trong quá trình thực hiện hình thức trải nghiệm sân khấu tương tác tôi rất bất
ngờ, thú vị trước tài năng diễn xuất, đạo diễn của các em. Tôi nhận thấy học sinh của
mình rất đáng yêu, thông minh, đa tài, năng động. Tôi dạy 3 lớp 12 đó là 12ª3, 12ª4,
12ª6 nên tôi thu về được 9 sản phẩm trải nghiệm ( 9 đoạn phim video); trong đó 12ª3
là lớp chọn ban xã hội, còn hai lớp 12ª4 và 12ª6 là những lớp học yếu nhất khối, các
em chỉ luyện thi để xét tốt nghiệp chứ không xét đại học nhưng chính các em đã đem
lại cho tôi những sản phẩm trải nghiệm sáng tạo đầy bất ngờ. Tôi cũng muốn chia sẻ
với các anh chị đồng nghiệp trong toàn tỉnh những trải nghiệm thú vị đó nên đính
kèm với sáng kiến này 3 đĩa CD, sản phẩm của các em thực hiện mà tôi thấy hay
nhất.
Sử dụng hình thức trải nghiệm sân khấu tương tác là một cách dạy văn rất hay
đang được nhiều trường áp dụng để kích thích tình yêu đối với môn Văn trong thực
trạng giáo dục hiện nay. Hình thức này đã khơi dậy niềm yêu thích văn chương nghệ
thuật, tạo ra sân chơi đầy tính sáng tạo, giúp các em rèn luyện được kĩ năng sống, kĩ
năng giao tiếp trong thực tế. Qua đó, học sinh được hóa thân thành nhân vật, hình
tượng trong tác phẩm văn học. Thay vì những giờ giảng 'thầy đọc, trò chép', những
tiết mục như thế này thật sinh động, khiến các em dễ học, dễ nhớ, nhập tâm hơn với
những tác phẩm văn học, các em được “sống” cùng nhân vật trong tác phẩm. Tóm lại,
hình thức trải nghiệm sân khấu tương tác là cách đưa tác phẩm văn học đến gần nhất

với các em học sinh; tạo hứng thú, chủ động cho học sinh khi tiếp cận tác phẩm.
Ngoài ra trong những buổi hoạt động ngoại khóa của trường, trong những lần
tổ chức chuyên đề “Theo dòng văn học”, “Khám phá văn học”; trong Hội diễn văn

24


nghệ Mừng Đảng – mừng xuân tôi vẫn thường giao cho học sinh diễn tiểu phẩm là
các trích đoạn văn học.
Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện,
khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn tổ chức hình thức trải nghiệm sáng tạo
phù hợp miễn sao đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất, phát huy cao độ vai trò chủ
động, tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có.
Mỗi GV cần tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho bởi hoạt
động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình
giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải
nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng
lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Trên đây chỉ là một số ít hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh trong Chương trình Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn) mà tôi đã áp dụng
trong học kì I và đầu học kì II của năm học 2017-2018. Còn rất nhiều các hình thức tổ
chức trải nghiệm sáng tạo khác mà tôi chưa có điều kiện tổ chức cho các em như:
tham quan, dã ngoại; hội thi/ cuộc thi ( học kì II tổ tôi làm chuyên đề Hội thi “Khám
phá văn học”); hoạt động giao lưu; hoạt động chiến dịch...
-

Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà tôi mô tả trong

sáng kiến đã được áp dụng cho học sinh khối 12 tại Trường THPT Thống Nhất và đã

mang lại những hiệu quả thiết thực, giúp các em học sinh hứng thú học tập, biết phát
huy tính chủ động, tích cực khi tiếp cận kiến thức môn Văn 12. Tổ chức các hình thức
trải nghiệm sáng tạo đưa lại không khí học tập sôi nổi cho lớp “học mà chơi, chơi mà
học”, giúp học sinh có tâm lí thoải mái, hào hứng với bài học, hâm nóng lại tình yêu
văn chương, yêu cái đẹp có giá trị nhân sinh và dần dần hoàn thiện nhân cách, đồng
thời giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách
hiệu quả khắc phục được lối học thụ động, không hứng thú trong học tập, buồn ngủ,
mệt mỏi thông thường trong những tiết Văn góp phần nâng cao chất lượng trong kì
thi THPT Quốc gia sắp tới.
Ngoài ra, một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của sáng
kiến hoàn toàn có thể áp dụng với học sinh khối 12 trong phạm vi cả nước.

25


×