Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

HƯỚNG DẪNTHỰC HÀNH QUY TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚI BỀN VỮNG Tài liệu dành cho giảng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.85 KB, 112 trang )

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ BÌNH ĐẲNG GIỚI

HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH QUY TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚI BỀN VỮNG

Tài liệu dành cho giảng viên
(Tài liệu được phát triển trên cơ sở cuốn Hướng dẫn lồng ghép giới của Ủy ban
Hỗ trợ Lồng ghép giới Thụy Điển và do Bộ Trẻ em, Bình đẳng và Hoà nhập Xã hội
của Vương quốc Na Uy tài trợ )

Hà Nội, tháng 08 năm 2014


2

Lời nói đầu
Lồng ghép giới là một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm bình đẳng
giới và được quy định tại Luật Bình đẳng giới và các Nghị định hướng
dẫn thi hành, văn bản dưới luật có liên quan. Theo đó, để đạt được bình
đẳng giới thực chất, mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức cần thực hiện lồng
ghép giới trong công việc hàng ngày.
Được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Bộ Trẻ em, Bình đẳng
và Hòa nhập Xã hội của Vương quốc Na Uy (BLD) và Trung tâm bình
đẳng giới Na Uy (KUN), trên cơ sở cuốn Hướng dẫn Lồng ghép giớicuốn sách giới thiệu về các phương pháp thực tiễn của Ủy ban Hỗ trợ
lồng ghép giới của Thụy Điển (SOU 2007:15), với trình tự lồng ghép
giới bền vững theo “Mô hình cái thang”- 8 bậc thang, cuốn Hướng dẫn
thực hành quy trình lồng ghép giới bền vững-Tài liệu dành cho
giảng viên này đã được xây dựng phát triển và làm phù hợp với thực tế
của Việt Nam, để triển khai thực hiện lồng ghép giới một cách có hệ
thống trong một cơ quan/tổ chức, với 5 bậc thang.


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhóm tư vấn trong nước là Bà
Phạm Nguyên Cường, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bà
Đỗ Thị Tường Vi-Nguyên Phó trưởng Khoa Công tác Xã hội của Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã giúp soạn thảo tài liệu này. Đặc biệt,
xin gửi lời cảm ơn tới Bà Ulrika Elkun-Chuyên gia tư vấn về giới của
Thụy Điển, Bà Gunhild Thunem-Chuyên gia giới của Trung tâm Bình
đẳng giới Na Uy, Bà Karin Hovde-Phó Giám đốc, Chuyên gia tư vấn
của Trung tâm Bình đẳng giới Na Uy đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giới
thiệu các nội dung của tài liệu gốc cũng như hỗ trợ trong xây dựng và
phát triển cuốn hướng dẫn dành cho Việt Nam. Chúng tôi hy vọng đây
sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích về lồng ghép giới hiệu quả. Vì lần
đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam nên nội dung cuốn tài liệu sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nên chúng tôi rất mong sẽ nhận được ý
kiến đóng góp của quý bạn đọc để hoàn thiện hơn nữa.
Vụ Bình đẳng giới
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội


3

Mục lục
Số TT

NỘI DUNG

Lời nói đầu
Mục lục
PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CUỐN TÀI LIỆU


1

Xuất xứ của cuốn tài liệu

2

Mục tiêu biên soạn cuốn tài liệu

3.

Đối tượng sử dụng cuốn tài liệu

4

Cấu trúc của cuốn tài liệu

PHẦN II

QUY TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚI BỀN VỮNG

I

Tổng quan quy trình lồng ghép giới bền vững

II

Nội dung chính của quy trình lồng ghép giới bền vững

BẬC

THANG
1

Những hiểu biết cơ bản về giới và bình đẳng giới

1

Các kiến thức cơ bản về giới

2

Luật pháp, chính sách bình đẳng giới của Việt Nam và
trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức

3

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 –
20120

BẬC
THANG
2

Xem xét các điều kiện lồng ghép giới của cơ quan, tổ chức

1

Rà soát các biện pháp bình đẳng giới đã thực hiện trong
quá trình vận hành hoạt động của cơ quan,tổ chức


2

Lập bảng thống kê những công việc,hoạt động của mỗi cá
nhân đang thực hiện và so sánh, đối chiếu với mục tiêu của
chính sách BĐG

3

Phân tích một hoạt động về bình đẳng giới

4

Nghiên cứu các quy trình hoạt động của cơ quan/tổ chức
trên quan điểm giới

BẬC

Lập kế hoạch thực hiện lồng ghép giới trong cơ quan, tổ

Trang


4
THANG
3

chức

1


Giới thiệu tổng quan về phương pháp METS

2

Hướng dẫn lập kế hoạch LGG và xây dựng bảng kiểm
LGG theo METS

3

Tự đánh giá mức độ thực hiện lồng ghép giới của cơ quan,
tổ chức

BẬC
THANG
4

Phân tích và giám sát thực hiện lồng ghép giới

1

Phương pháp 5 câu hỏi tập trung

2

Phương pháp 4R

BẬC
THANG
5


Đánh giá kết quả bình đẳng giới

PHẦN III GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ
CÔNG CỤ PHÂN TÍCH GIỚI
1

Phương pháp JämKART

2

Phương pháp JämKAS Bas

3

Phương pháp JämKAS Plus

4

Phương pháp phác thảo quy trình

PHẦN IV Danh mục tài liệu tham khảo

Phần I
Khái quát chung về cuốn tài liệu
A-Giới thiệu chung về cuốn tài liệu:
1. Mục đích của cuốn tài liệu:
Cuốn tài liệu này được thiết kế để hướng dẫn cụ thể các bước tiến
hành cho các giảng viên hay tập huấn viên thực hiện hướng dẫn hoặc tập
huấn cho học viên cách thức thực hiện lồng ghép giới trong công việc



5
hàng ngày tại cơ quan, tổ chức theo một quy trình bền vững (bậc thang),
nhằm thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả chiến lược bình đẳng giới
trong cơ quan, tổ chức của họ, đồng thời phải phù hợp với tình hình thực
tế của Việt Nam.
2. Đối tượng sử dụng cuốn tài liệu:
Các giảng viên hay tập huấn viên/báo cáo viên cho các lớp tập huấn về
lồng ghép giới theo quy trình lồng ghép giới bền vững (trên cơ sở cuốn
Cẩm nang hướng dẫn Lồng ghép giới của Thụy Điển).
3. Kết cấu của cuốn tài liệu
Cuốn tài liệu này được kết cấu thành 4 phần lớn, bao gồm:
Phần I: Khái quát chung về cuốn tài liệu
Phần II: Nội dung tập huấn (gồm 5 bài giảng hay 5 bậc thang)
Phần III : Các công cụ, phương pháp
Phần IV: Danh mục các tài liệu tham khảo

B- Hướng dẫn tập huấn:
1- Phương pháp tập huấn
Với đối tượng tham gia tập huấn là người lớn và đang làm việc công
tác tại các cơ quan, tổ chức, cho nên có rất nhiều kinh nghiệm sống và
làm việc. Vì vậy, tài liệu hướng dẫn này chủ yếu được thực hiện theo
phương pháp trải nghiệm và phương pháp cùng tham gia:
• Phương pháp trải nghiệm: là phương pháp học qua hành động và
bằng kinh nghiệm. Nên việc giảng bằng lý thuyết cần được giảm đến
mức tối thiểu và chỉ được đề cập khi tổng kết sau khi đã được hướng
dẫn và thực hành. Phương pháp này sẽ giúp cho học viên chuyển
những kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng sẵn có của họ (có thể chưa



6
được khai thác hoặc biết đến) thành những kỹ năng, kiến thức được
hệ thống hóa lại và có khả năng áp dụng tốt.
• Phương pháp cùng tham gia: khuyến thích học viên tham gia tích
cực vào quá trình thu nhận và chia sẻ các thông tin. Các bài tập cần
mang tính sáng tạo và linh hoạt cao. Tạo ra sự hứng thú trong học tập
của học viên. Thúc đẩy tính chủ động, cạnh trạnh vào quá trình học
tập của học viên. Phương pháp này đòi hỏi phải có sự tôn trọng tất cả
mọi người đồng thời chấp nhận tính đa dạng trong quan điểm của
người học. Bởi họ đến từ các vùng, khu vực văn hóa truyền thống
khác nhau, nên cũng mang theo những kiến thức, kinh nghiệm khác
nhau nhất là về vấn đề bình đẳng giới.
Chính vì vậy, hầu hết các bài học đều được thiết kế để áp dụng 2
phương pháp học tập trên, trong đó có cả các bài tập theo nhóm.
2- Tập huấn viên ( hay giảng viên)
Tập huấn viên cho các khóa tập huấn này, chủ yếu sẽ là người dẫn
dắt, nên linh hoạt và có kiến thức, kỹ năng cần thiết. Trong đó, cần có
một số kiến thức vững về:
- Bình đẳng giới
- Phân tích các vấn đề và phân tích giới
- Lập kế hoạch và Tổ chức thực hiện công việc
- Có kỹ năng thuyết giảng, lắng nghe, khích lệ học viên cũng như
kiểm soát môi trường tập huấn.
- Có khả năng phân tích để rút ra những ý chính của mỗi phần.
- Biết cách tổ chức các trò chơi khởi động, tạo hứng thú một cách
ngắn gọn.
Vai trò của tập huấn viên: chỉ cho học viên cách học như thế nào và
hướng dẫn cách thực hiện và không làm thay học viên. Tức là đưa cho



7
học viên một bảng chỉ dẫn thật rõ ràng với các nguồn thông tin chính
xác, đồng thời tư vấn và hỗ trợ họ khi cần thiết.
3- Chuẩn bị khóa tập huấn
Để chuẩn bị cho khóa tập huấn được tốt, cần lưu ý mấy điểm sau:
Việc chọn học viên: học viên tham gia cần được chọn và mời tham
gia có tính yếu tố cân bằng về giới tính. Nên có ít nhất khoảng 30% là
nam hoặc là nữ trong mỗi khóa học. Khoảng 30-40 học viên/khóa học,
với các độ tuổi khác nhau.
Lập kế hoạch bài giảng: cần được thực hiện rõ ràng, nhất là các văn
phòng phẩm, tài liệu phát cho học viên và cả về hậu cần.
Địa điểm tập huấn: cần có không gian đủ rộng, bàn ghế được sắp
xếp linh hoạt để thuận lợi cho học viên tham gia các hoạt động theo yêu
cầu của các bài giảng. Có thể sử dụng được cả không gian bên trong và
bên ngoài phòng học. Cần chuẩn bị và kiểm tra địa điểm trước khi tiến
hành tập huấn.
4- Chương trình mẫu cho khóa tập huấn
4.1- Chương trình 4 ngày

Thời gian

Nội dung chính

Ghi chú

Ngày thứ nhất
8h00- 8h30

Đăng ký đại biểu và hậu cần


8h30- 8h40

Khai mạc

8h40- 9h45

-Giới thiệu quy trình bậc thang Giới thiệu ngắn về
và bài tập tự đánh giá
chương trình và làm bài
-Giới thiệu học viên, làm quen, tập tự đánh giá
nêu kỳ vọng

9h45- 10h00

Giải lao

10h00- 11h30

Bước 1: Những hiểu biết cơ bản

- Phần làm quen và nêu
kỳ vọng có thể làm cá
nhân hoặc theo cặp.


8
về bình đẳng giới
11h30- 13h30

Nghỉ trưa


13h30-13h40

Game khởi động đầu giờ

13h40- 14h40

Tiếp Bước 1

14h40- 15h00

Giải lao

15h00- 16h20

Bước 2: Xem xét các điều kiện
lồng ghép giới của cơ quan, tổ
chức

16h20-16h30

Tổng kết ngày thứ nhất
Ngày thứ hai

8h00- 8h10

Nhắc lại bài ngày thứ nhất và
giới thiệu những điểm chính của
ngày thứ hai


8h10- 10h00

Tiếp Bước 2

10h00- 10h15

Giải lao

10h15-11h30

Tiếp Bước 2

11h30-13h30

Nghỉ trưa

13h30- 13h40

Game khởi động

13h40- 14h30

Tiếp Bước 2

14h30-14h45

Giải lao

14h45- 16h20


Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện
lồng ghép giới trong cơ quan, tổ
chức

16h20-16h30

Tóm tắt ngày thứ 2
Ngày thứ ba

8h00- 8h10

Nhắc lại bài ngày thứ hai và giới
thiệu những điểm chính của ngày
thứ ba

8h10- 10h00

Tiếp Bước 3

10h00-10h15

Giải lao

10h15-11h30

Tiếp Bước 3

11h30-13h30

Nghỉ trưa


13h30- 13h40

Game khởi động

13h40- 14h30

Bước 4: Phân tích và giám sát
việc thực hiện lồng ghép giới

14h30-14h45

Giải lao


9
14h45- 16h20

Tiếp Bước 4

16h20-16h30

Tổng kết ngày thứ ba
Ngày thứ tư

8h00- 8h10

Nhắc lại bài ngày thứ ba và giới
thiệu những điểm chính của ngày
thứ ba


8h10- 10h00

Tiếp Bước 4

10h00- 10h15

Giải lao

10h15-11h30

Bước 5: Đánh giá kết quả lồng
ghép giới

11h30-13h30

Nghỉ trưa

13h30- 13h40

Game khởi động

13h40- 14h30

Tiếp Bước 5

14h30-14h45

Giải lao


14h45- 16h20

Giới thiệu phần III: các công cụ
và phương pháp lồng ghép giới

16h20-16h30

Tổng kết khóa học

4.2- Chương trình 2 ngày
Thời gian

Nội dung chính

Ghi chú

Ngày thứ nhất
8h00- 8h30

Đăng ký đại biểu và hậu cần

8h30- 8h40

Khai mạc

8h40- 9h15

-Giới thiệu quy trình bậc thang Giới thiệu ngắn về
và bài tập tự đánh giá
chương trình và làm bài

-Giới thiệu học viên, nêu kỳ tập tự đánh giá
vọng

9h15- 10h00

Bước 1: Những hiểu biết cơ bản
về bình đẳng giới

10h00-10h15

Giải lao

10h15- 11h30

Bước 1: Những hiểu biết cơ bản
về bình đẳng giới

11h30- 13h30

Nghỉ trưa

- Phần làm quen và nêu
kỳ vọng có thể làm cá
nhân hoặc theo cặp.


10
13h30-13h40

Game khởi động đầu giờ


13h40- 14h40

Bước 2: Xem xét các điều kiện
lồng ghép giới của cơ quan, tổ
chức

14h40- 15h00

Giải lao

15h00- 15h30

Tiếp Bước 2: Xem xét các điều
kiện lồng ghép giới của cơ quan,
tổ chức

15h30-16h20

Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện
lồng ghép giới trong cơ quan, tổ
chức (giới thiệu tóm tắt và đề
nghị học viên tự nghiên cứu
thêm trong buổi tối)

16h20-17h00

Tổng kết ngày thứ nhất
Ngày thứ hai


8h00- 8h10

Nhắc lại bài ngày thứ nhất và
giới thiệu những điểm chính của
ngày thứ hai

8h10- 10h00

Tiếp Bước 3

10h00- 10h15

Giải lao

10h15-11h30

Bước 4: Phân tích và giám sát
việc thực hiện lồng ghép giới

11h30-13h30

Nghỉ trưa

13h30- 13h40

Game khởi động

13h40- 14h30

Tiếp Bước 4


14h30-14h45

Giải lao

14h45- 16h40

Bước 5: Đánh giá kết quả lồng
ghép giới

16h20-17h00

Giới thiệu ngắn về các công cụ
(phần III)
Tổng kết, đánh giá cuối khóa


11

Phần II
Nội dung tập huấn
Mục A- Giới thiệu về các nội dung cơ bản của các bậc thang

Trên cơ sở cuốn Hướng dẫn Lồng ghép giới-cuốn sách giới thiệu về
các phương pháp thực tiễn của Ủy ban Hỗ trợ lồng ghép giới của Thụy
Điển (SOU 2007:15), với trình tự lồng ghép giới bền vững theo “Mô
hình cái thang”- 8 bậc thang, để triển khai công tác lồng ghép giới một
cách có hệ thống trong một cơ quan, tổ chức, cuốn tài liệu này dành cho
giảng viên này đã phát triển và làm phù hợp với quy định pháp luật cũng
như thực tiễn của Việt Nam, cũng vẫn với “Mô hình bậc thang”, nhưng

chỉ còn 5 bậc là:


12


13

Bước thang 5

Bước thang 4

Bậc thang 3

Bậc thang 2

Bậc thang 1

Lập kế hoạch
thực hiện lồng
ghép giới trong
cơ quan, tổ chức

Xem xét các
điều kiện
của cơ quan,
tổ chức về
lồng ghép
giới


Những nhận
thức cơ bản
về bình
đẳng giới
Mức độ cải thiện

Phân tích và
Giám sát việc
thực hiện
lồng ghép giới

Đánh giá kết
quả lồng ghép
giới


14

Thực tế cho thấy, công tác phát triển cũng như công tác lồng ghép giới
đòi hỏi phải có một nền móng vững chắc. Nền móng này được xây dựng ở
chính 2 bậc thang đầu tiên ( kiến thức cơ bản về bình đẳng giới và hiểu rõ
hiện trạng về bình đẳng giới cũng như các điều kiện thực hiện công tác
lồng ghép giới trong cơ quan hay tổ chức). Khi đã xây được nền móng
vững chắc rồi thì mới phát triển tiếp được. Đến đây thì cần phải sử dụng
tới “Bảng kiểm cho công tác lập kế hoạch và tổ chức công tác phát
triển”(dựa theo các yếu tố METS)...
Trong Mô hình bậc thang còn có hình thức tự đánh giá công việc. Điều
này đặc biệt hữu ích đối với những người làm công tác quản lý.
Ở mỗi bậc thang hay bài, đều được nêu đầy đủ nội dung, hoạt động và
mô tả chi tiết các phương pháp tiến hành.

BẬC THANG 1: Những hiểu biết cơ bản về bình đẳng giới
Để có thể triển khai thành công công tác lồng ghép giới, toàn bộ
lãnh đạo và nhân viên trong mỗi cơ quan, tổ chức trước hết cần phải có
kiến thức (cần được đào tạo đầy đủ) về giới, bình đẳng giới, luật pháp
chính sách và nắm chắc được chiến lược quốc gia về bình đẳng giới hiện
hành của Việt Nam. Từ đó, hiểu được lý do TẠI SAO PHẢI LỒNG GHÉP
GIỚI; CÁI GIÀ PHẢI LỒNG GHÉP GIỚI và LỒNG GHÉP GIỚI NHƯ
THẾ NÀO.
BẬC THANG 2: Xem xét các điều kiện lồng ghép giới của cơ
quan, tổ chức
Cần tiến hành xem xét các điều kiện dẫn đến sự thay đổi, những lợi ích
tiềm tàng của việc lồng ghép giới vào hoạt động của tổ chức và ý chí quyết


15

tâm thực hiện lồng ghép giới của tổ chức. Bản chất của bài này chính là
phân tích giới, hay đánh giá hiện trạng các nội dung, công việc theo quan
điểm bình đẳng giới. Những việc cần phải làm là:
− Nắm bắt sơ bộ tình hình ban đầu bằng cách rà soát lại các biện pháp
bình đẳng giới đã được tiến hành;
− Thống kê các công việc mà trực tiếp mỗi các nhân phải thực hiện
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức/ cơ quan và đối chiếu
nó với các mục tiêu bình đẳng giới. (Ai làm cái gì?)
− Mô tả một cách rõ ràng về một hoạt động bình đẳng giới, thấy rõ
hơn về mức độ sẵn sàng của mỗi cá nhân cũng như những thuận lợi hay
rào cản của môi trường xung quanh tại cơ quan, tổ chức đối với hoạt
động bình đẳng giới.
− Liệt kê và xem xét một cách nghiêm túc khía cạnh/ vấn đề bình
đẳng giới trong các hợp phần khác nhau trong quy trình của một

hoạt động. Từ đó, đề xuất các biện pháp thay đổi tình hình nhằm đạt
được các mục tiêu bình đẳng giới.
BẬC THANG 3: Lập kế hoạch thực hiện lồng ghép giới trong
cơ quan, tổ chức

Để lập kế hoạch và tổ chức công tác lồng ghép giới đạt kết quả, ban
lãnh đạo cần đưa ra các hướng dẫn cụ thể đối với công tác này. Đó là:
- Chỉ ra một cách rõ ràng các yếu tố (METS) để bảo đảm thành công
trong xây dựng kế hoạch và tổ chức công tác lồng ghép giới ;
- Hướng dẫn cách thể hiện các yếu tố METS trong kế hoạch cũng như
thiết lập danh mục để rà soát và kiểm tra (bảng kiểm) việc lập kế hoạch
và tổ chức công việc theo METS


16

BẬC THANG 4 : Phân tích và giám sát việc thực hiện lồng ghép
giới
Việc thường xuyên tổ chức việc thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc
bằng cách phải có cơ chế theo dõi giám sát việc thực hiện một cách cụ thể
cho mỗi một hoạt động, công việc hay mỗi thời kỳ là một yêu cầu quan
trọng để bảo đảm lồng ghép giới một cách bền vững. Nhất là, những người
lãnh đạo của cơ quan tổ chức cần hiểu rõ và tổ chức áp dụng các công cụ/
phương pháp bảo đảm lồng ghép giới hiệu quả.
BẬC THANG 5: Đánh giá kết quả lồng ghép giới
Sau mỗi quy trình công tác, hoạt động mỗi cơ quan hay tổ chức cần tổ
chức đánh giá công tác lồng ghép giới để xem liệu các mục tiêu đã đạt
được hay chưa, bằng cách trả lời được các câu hỏi sau:
 Theo dõi - Các mục tiêu của chúng ta đã đạt được hay chưa? Kết quả
của công việc của chúng ta là gì? Chúng ta đánh giá chất lượng công

việc của chúng ta làm như thế nào?
 Đánh giá – Chúng ta có thể học được những bài học nào? Chúng ta tạo
nên những sự thay đổi tích cực như thế nào? Chúng ta có thể học được
gì từ sự thay đổi? Các bước tiếp theo là gì?
 Phổ biến kết quả - Chúng ta phổ biến kết quả và các bài học trong toàn
bộ tổ chức như thế nào? Làm thế nào để giữ được kết quả bền vững?


17

MỤC B – Tự đánh giá – trình tự lồng ghép giới
Trước khi bắt đầu BẬC THANG đầu tiên, mỗi cá nhân hãy:
Trình tự đề xuất

1. Mỗi cá nhân đánh giá xem mình đang ở vị trí nào (sử dụng thang đo
lường dưới đây)
2. Liệt kê những đánh giá chung trên flip chart
3. Thảo luận những đánh giá và rút ra các kết luận
Bạn nghĩ, bạn hoặc cơ quan, tổ chức của bạn đang ở mức độ nào thì hãy
chỉ ra cho mọi người thấy, bằng cách đánh dấu gạch chéo vào một trong
những dòng kẻ dưới đây. Nếu bạn mới chỉ ở điểm “Bắt đầu” thì có
nghĩa là bạn vẫn chưa sẵn sàng cho công việc.
Chưa
bắt
đầu
BẬC THANG 1: Những hiểu biết
cơ bản về bình đẳng giới
BẬC THANG 2: Xem xét các
điều kiện lồng ghép giới của cơ
quan, tổ chức

BẬC THANG 3: Lập kế hoạch
thực hiện lồng ghép giới trong cơ
quan, tổ chức
BẬC THANG 4 : Phân tích và
Giám sát việc thực hiện lồng
ghép giới
BẬC THANG 5 : Đánh giá kết
quả lồng ghép giới

Không
biết
chắc

Bắt
đầu

Đã đạt
kết quả


18

Sau khi mỗi người đã tự đánh dấu vị trí của mình ở thang đo lường riêng,
giảng viên hãy vẽ một thang đo lường chung gồm 5 dòng kẻ của 5 bậc
thang nêu trên, lên bảng hoặc lên flipchart và yêu cầu mỗi người tự đánh
dấu xem mình đang ở vị trí nào vào thang đo chung này.
Bức tranh cuối cùng sẽ như thế nào? Bạn có những thế mạnh ở những
bậc thang nào và hạn chế ở những bậc thang nào? Nếu một phần công việc
của bạn đã hoàn thành ở bậc thang thứ 5 thì bạn lại có thể bắt đầu làm sang
một phần việc khác.



19

MỤC C – Gợi ý thực hiện các BẬC THANG

BẬC THANG 1: Những hiểu biết cơ bản về

bình đẳng giới

Mục tiêu cần đạt được:
Sau khi học bài này học viên sẽ:

− Nắm và phân biệt được các kiến thức cơ bản về bình đẳng giới: giới
tính, giới, bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới, lồng
ghép giới- trả lời được câu hỏi TẠI SAO PHẢI LỒNG GHÉP GIỚI;
− Hiểu được các vấn đề chủ yếu của Luật Bình đẳng giới- trả lời được câu
hỏi CÁI GÌ PHẢI LỒNG GHÉP GIỚI;
− Nắm được các nội dung cơ bản cũng như các mục tiêu của Chiến lược
Quốc gia về bình đẳng giới- Trả lời được câu hỏi LỒNG GHÉP GIỚI
NHƯ THẾ NÀO.
Thời gian: 120 phút
Yêu cầu về tài liệu và văn phòng phẩm:
- Văn bản Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới
đến năm 2020;
- Giấy A0, bút dạ, bảng, flipchard, băng dính, kéo, máy chiếu…
Gợi ý các hoạt động tiến hành:


20


Hoạt động 1: Giới thiệu các nội dung chủ yếu của Bài- 5 phút
- Trình bày chung về mục tiêu của bài (nên chuẩn bị sẵn slides hoặc trên
giấy A0)
- Nói với học viên là để thực hiện được công tác lồng ghép giới, thì một
yêu cầu đặc biệt cần thiết là tất cả các thành viên trong tổ chức phải
hiểu biết về : 1) giới, bình đẳng giới, 2) các quy định pháp luật về bình
đẳng giới và 3) chiến lược bình đẳng giới hiện hành của Việt Nam.
Điều đó được thể hiện như sau ( chiếu slides hoặc giấy A0):
CÁI GÌ?
Luật pháp/chính sách
về bình đẳng giới

TẠI SAO?
Các kiến thức
cơ bản về bình
đẳng giới

NHƯ THẾ NÀO?
Chiến lược quốc gia
về bình đẳng giới
2011-2020

Hoạt động 2: Giới tính, giới và bình đẳng giới - 40 phút
− Hỏi học viên: Phụ nữ và nam giới có những điểm gì khác nhau? (nên
dừng lại ở khoảng 3 câu trả lời của học viên)
− Chia lớp thành 2 nhóm, đề nghị một nhóm thảo luận, rồi ghi lên thẻ
màu các đặc điểm của phụ nữ và nhóm còn lại nêu đặc điểm của nam
giới (mỗi thẻ chỉ ghi 1 đặc điểm, không nên ghi trùng nhau). Sau đó, đề
nghị mỗi nhóm gắn các thẻ của mình lên bảng ( mỗi nhóm 1 bảng hoặc

1 tờ giấy A0). Thời gian là 5 phút.


21

− Tiếp tục hỏi học viên:
+Những đặc điểm nào có thể thay đổi được? những đặc điểm nào không
(hoặc hầu như không) thay đổi được? Mời đại diện mỗi nhóm lên, để gắn
lại các thẻ màu có ghi đặc điểm không thay đổi vào cột 1 và những đặc
điểm thay đổi được lên cột 2;
− Chỉ vào mỗi cột và hỏi học viên là có thể đặt tên cho mỗi cột đó là gì?
(Nếu học viên chưa đặt được tên, thì hãy gợi ý: một cột liên quan đến
vấn đề sinh học và liên quan chủ yếu đến chức năng sinh sản thì gọi là các
đặc điểm giới tính, còn cột kia liên quan đến vấn đề xã hội thì gọi là đặc
điểm giới…)
− Để học viên hiểu rõ hơn, có thể đề nghị học viên nêu ví dụ về giới
tính và giới.
- Giảng viên chiếu slides để so sánh các điểm khác nhau giữa giới tính và
giới. Đặc biệt, cần làm cho học viên hiểu rõ: Giới là đặc điểm xã hội:
do dạy và học mà có, nên mới có thể làm thay đổi và nâng cao nhận
thức về giới được.
- Hỏi học viên, thế nào là bình đẳng giới? mời một vài học viên phát
biểu, rồi tiếp tục trình bày và phân tích khái niệm bình đẳng giới theo
quy định tại điều 5 của Luật bình đẳng giới, (gồm 3 nhóm vấn đề) là
việc nam, nữ:
 có vị trí, vai trò ngang nhau;
 được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của cộng đồng, của gia đình;
 và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
- Tiếp theo đó cần trao đổi và phân tích thêm:



22

+ Hỏi học viên: trong thực tế, việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau đã từng được quy định ở đâu chưa? (Hiến pháp?) và tại sao
lại chưa được thể hiện đầy đủ trong cuộc sống?
• Vậy cần hiểu đúng về bình đẳng giới: Không phải là sự hoán
đổi những đặc điểm giới tính; càng không phải là sự hoán đổi
vai trò, vị trí của phụ nữ sang nam giới và ngược lại; không
phải là sự chia đều 50/50...Mà là cần được:
 Thừa nhận và coi trọng các đặc điểm giống và khác nhau ( chủ
yếu là về giới tính giữa phụ nữ và nam giới;
 Cả phụ nữ và nam giới đều có cùng vị thế bình đẳng và được tôn
trọng như nhau;
 Cả nam giới và nam giới đều cần được chia sẻ quyền, trách
nhiệm trong việc thực hiện 4 vai trò: sản xuất, tái sản xuất ( sinh
sản, chăm sóc gia đình…), chính trị và cộng đồng. Trong đó, vai
trò tái sản xuất là đặc biệt quan trọng;
 Ngay từ giai đoạn còn là trẻ em, cả nam giới và phụ nữ đều phải
được chăm sóc, được học tập và phát triển như nhau.
 Tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới bù đắp những khoảng
trống, những bất lợi do đặc điểm giới tính, nhất là để khắc phục
những quan niệm truyền thống và nhu cầu thực tế đối với vai trò
giới thực tế của họ;
Có thể nêu thêm ví dụ:
 Coi trọng và có hành động cụ thể để bảo vệ và tạo điều kiện cho
phụ nữ và nam giới trong quá trình họ thực hiện nhiệm vụ duy trì
nòi giống (đóng góp duy trì nòi giống, mang bầu, sinh con, nuôi/
dạy con...);



23

 Phụ nữ và nam giới, bé gái và bé trai đều được đến trường đi học
như nhau; được quyền tiếp cận và ra quyết định về tài sản, cũng
như các vấn đề trong cuộc sống và xã hội.
 Trước khi kết thúc bước này, giảng viên hỏi chung cả lớp về giới
tính, giới. Nên so sánh 2 khái niệm này để học viên hiểu sâu hơn.
Sau đó, hỏi và nhắc lại khái niệm bình đẳng giới.

Hoạt động 3: Khái niệm về định kiến giới và phân biệt đối xử
về giới; lồng ghép giới- 30 phút
- Hỏi chung với cả lớp: thế nào là định kiến giới và thế nào là phân
biệt đối xử về giới?
- Nói với học viên: Để hiểu và phân biệt 2 khái niệm này, chúng ta sẽ
làm việc theo 2 nhóm (như đã chia) một nhóm về định kiến giới và
nhóm kia về phân biệt đối xử về giới, sau khi đã đưa ra được khái
niệm, thì mỗi nhóm sẽ đưa ra ít nhất 3 ví dụ về khái niệm đó. Thời
gian làm việc và trình bày kết quả tối đa cho mỗi nhóm là 10 phút.
- Sau khi 2 nhóm trình bày, cần chiếu slides ( hoặc trên giấy A0) nhắc
và phân tích để học viên nắm được:
+ Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu
cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. ( là
nhận thức tiêu cực)
+ Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công
nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất
bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
và gia đình. (là hành vi, hành động mà gây ra bất bình đẳng
giữa nam và nữ- mà chủ yếu bắt nguồn từ định kiến giới)



24

- Hỏi học viên: Tại sao phải lồng ghép giới? lồng ghép giới là gì? Sau
đó, nghe 2-3 ý kiến của học viên, rồi chiếu slides về lồng ghép giới:
+ Vì giới là các vấn đề, các mối quan hệ giữa người với người, nên
ở đâu có con người, có hoạt động của con người thì có vấn đề
giới hay vấn đề bình đẳng giới nảy sinh và cần được xem xét.
+ Theo điều 5 của Luật: Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực
hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự
báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải
quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh.
+ Tuy nhiên, theo Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc
đã đưa ra định nghĩa lồng ghép giới là “… là một chiến lược để
khiến các mối quan tâm và kinh nghiệm của phụ nữ cũng như của
nam giới là một nội dung không thể tách rời trong thiết kế, thực
hiện, theo dõi và đánh giá các chính sách và chương trình trong
tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội như vậy phụ nữ và
nam giới hưởng lợi như nhau và bất bình đẳng không tồn tại lâu
dài”
+ Hơn nữa, theo Nghị định số 48/2009/NĐ-CP quy định việc lồng
ghép vấn đề bình đẳng giới trong tất cả các hoạt động/ nội
dung…Như vậy, Lồng ghép giới cần thực hiện ở các cấp độ
chính sách, chương trình và dự án tại tất cả các giai đoạn của
chu trình lập kế hoạch (thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi
và đánh giá)
Tóm lại, với việc nắm được các kiến thức cơ bản về bình đẳng

giới, sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi TẠI SAO PHẢI LỒNG


25

GHÉP GIỚI và lồng ghép giới là điều kiện tiên quyết để thực hiện
bình đẳng giới.

Hoạt động 4: Luật Bình đẳng giới – 20 phút
- Hỏi cả lớp: Luật Bình đẳng giới quy định về cái gì và như thế nào?
- Chiếu slides và trình bày ngắn về các nội dung cơ bản của Luật:
+ ( Điều 1) quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng
giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc
thực hiện bình đẳng giới;
+ (Điều 6) Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới- bảo hàm đầy
đủ các nội dung của Luật:
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia
đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử
về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối
xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực
thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân.



×