Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

xử lý tình huống điểm nóng chính trị –xã hội ở tỉnh bo kẹo nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.66 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 39 năm đất nước được độc lập, nhân dân các bộ tộc Lào đang
trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước
Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào đề ra: Bảo vệ và xây dựng đất nước theo
hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình thực hiện hai nhiệm vụ nói trên đã tạo
điều kiện từng bước củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò
quản lý của Nhà nước.
Trên thực tế, qua 28 năm đổi mới ở nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân
Lào đã chứng tỏ rằng: Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước một lần
nữa được khẳng định là đúng đắn, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc, to lớn và
mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội. Nông thôn và thành thị có sự phát triển hơn trước, đời sống
vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ
tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội đã được củng cố, xây dựng hiện đại, tạo cơ sở
cho nhân dân có tình đoàn kết gắn bó và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Cùng với sự phát triển của đất nước, và những thành tựu to lớn đã đạt
được trong quá trình đổi mới từ cơ chế kinh tế cũ (cơ chế quan liêu bao cấp)
sang nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa những năm vừa qua,
nước cộng ḥa dân chủ nhân dân Lào cũng có không ít những khó khăn, phức
tạp, tiêu cực làm cản trở sự phát triển của xã hội, của đất nước. Trong đó có
một số vấn đề gây cấn nổi lên ở những năm gần đây là: Hoạt động chống phá
cách mạng của bọn phỉ; vấn đề tranh chấp đất đai; vấn đề mua bán và vận
chuyển ma túy... Những vấn đề đó đã trở thành điểm nóng xã hội và điểm nóng
chính trị - xã hội ở các địa phương trong cả nước. Điều này đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự hoạt động lãnh đạo, sự quản lý của các tổ chức đảng,


chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, ảnh hưởng đến trật tự, an
ninh, an toàn xã hội và đến đời sống của nhân dân.
Tỉnh Bo Kẹo là một trong 18 tỉnh trong cả nước đã chịu ảnh hưởng của


những vấn đề điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội nói trên. Là
một tỉnh nhỏ, rừng núi chiếm 80% diện tích của cả tỉnh, nhân dân còn nghèo
khổ, khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng mở
rộng, nhân dân phần lớn còn sống dựa vào tự nhiên, lạc hậu. Vì vậy, nếu
không có những biện pháp ngăn ngừa và giải quyết tốt từ ban đầu các điểm
nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở các cơ sở địa phương thì
không thể nào bảo đảm được trật tự an ninh, an toàn xã hội.
Là một tỉnh có biên giới giáp với hai nước có chế độ chính trị khác
nhau, cho nên thường hay bị những âm mưu phá hoại của các thế lực bên
ngoài lọt vào hoạt động chống phá. Chúng dùng mọi cách để nắm lấy cán
bộ, công chức bị thoái hoá biến chất, các tầng lớp thanh niên, nhất là những
thanh niên nghiện hút, mua chuộc họ và biến họ thành tay sai để phục vụ
cho chúng...
Vỡ thế, em chọn vấn đề “xử lư tt́nh huống điểm nóng chít́nh trị –xă
hội ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng ḥa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài tiểu
luận kết thúc học phần Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua việc nghiên cứu học phần "Xử lý tình huống chính trị" Từ đó em
chọn đề tài nghiên cứu nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm của điểm
nóng đã diễn ra và tìm ra giải pháp cho việc xây dựng cơ sở chính trị ở nông
thôn tỉnh Bo Kẹo.
Trong đề tài này, em cú kế thừa một cỏch sỏng tạo kết quả nghiờn cứu
của một số tỏc giả để làm luận cứ cho tiểu luận của mỡnh.
3. Mục đích nghiên cứu
Khái quát những diễn biến, tính chất của điểm nóng chính trị - xã hội
đã xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo. Chỉ rõ các nguyên nhân phát sinh. Từ đó rút ra
1


những bài học kinh nghiệm và đưa ra những dự báo và kiến nghị nhằm ổn

định và phát triển tỉnh Bo Kẹo ngày một bền vững.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát diễn biến, quy mô, mức độ, tính chất của điểm nóng chính
trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo.
- Xác định rõ những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh ra các điểm
nóng ở Bo Kẹo. Từ đó nêu ra những bài học kinh nghiệm xử lý khi điểm
nóng chính trị - xã hội đã xảy ra, kinh nghiệm xử lý hậu quả sau điểm nóng,
kinh nghiệm ổn định chính trị - xã hội làm cho điểm nóng xã hội và điểm
nóng chính trị - xã hội không tái phát sinh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu một số của điểm nóng chính trị - xã hội
đã xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo từ năm 2005 cho đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp khảo sát thực tế
tình hình, từ đó phân tích, so sánh với phương án giải quyết, xử lý tình huống
ở cơ sở địa phương của tỉnh Bo Kẹo.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo. Tiểu luận được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương I: một số vấn đề lư luận về điểm nóng xă hội, điểm nóng chính
trị-xă hội.
Chương II: thực trạng điểm chính trị-xă hội ở tỉnh Bo kẹo-diễn biến, xử
lư và tính chất chủ yếu.
Chương III: nyuên nhân, giải pháp và bá học kinh nghiệm của điểm
nóng chính trị-xă hội ở tỉnh Bo kẹo.

2



CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM NÓNG XÃ HỘI,
ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1. Các khái niệm và Quy trình xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng
chính trị - xã hội
1.1. Khái niệm điểm nóng xã hội
"Điểm nóng" là một khái niệm được dùng trong cả lĩnh vực tự nhiên và
lĩnh vực xã hội, nhưng ở phạm vi của bài này tác giả chỉ đề cập và nghiên cứu
điểm nóng trong lĩnh vực xã hội.
Theo Từ điển tiếng Việt do Giáo sư (GS) Hoàng Phê làm chủ biên cho
rằng: điểm nóng là "nơi tập trung mâu thuẫn cao độ cần được giải quyết,
hoặc nơi diễn ra tình hình xung đột căng thẳng"
Qua việc nghiên cứu và kinh nghiệm xử lý điểm nóng ở tỉnh Thái Bình,
TS. Nguyễn Văn Tài cho rằng: điểm nóng là "sự kiện xã hội có số đông người
tham gia việc tranh chấp về lợi ích kinh tế xã hội trong một địa bàn dân cư,
làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kỷ cương, nếp sống văn hoá của
đời sống xã hội cộng đồng".
Tóm lại, Điểm nóng xã hội là đời sống xã hội trong trạng thái không
bình thường, bất ổn định, rối loạn; diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực
lượng với những hành vi không tự kiềm chế được, đã vượt ra ngoài hoặc có
khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo
đức; diễn ra tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định và có khả năng
lan toả sang nơi khác.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy điểm nóng xã hội có thể xảy ra trong
nhiều địa bàn, trong lĩnh vực kể cả ở nông thôn, miền núi cho đến thành phố,
nhà máy, khu công nghiệp, các xí nghiệp, các trường học, từ lĩnh vực kinh tế
3


đến lĩnh vực chính trị, xã hội... Nó xuất phát từ những bức xúc trong cộng

đồng, dân cư, những tranh chấp dân sự, những khiếu kiện, tố cáo thông
thường của nhân dân không được giải quyết kịp thời, thoả đáng, để dây dưa,
kéo dài, tích đọng lại, bùng phát thành điểm nóng.
1.2. Khái niệm điểm nóng chính trị - xã hội
Điểm nóng chính trị - xã hội cũng có những đặc trưng như điểm nóng
xã hội nói chung:
- Đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, có
lúc rối loạn.
- Sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng không còn tự
kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau.
- Hành vi của đám đông đã vượt ra ngoài hoặc có khả năng vượt ra
ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức.
- Diễn ra trong không gian và thời gian nhất định và có khả năng lan
toả sang nơi khác. Song " điểm nóng chính trị - xã hội diễn ra trong lĩnh vực
chính trị - xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng của lực
lượng đối lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm giữ quyền lực chính
trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà nước"
Qua khái niệm trên chúng ta cần phải lưu ý là sự chống đối của lực
lượng đối lập có thể diễn ra trong 3 trạng thái sau:
Một là: Nhân dân chống đối.
Hai là: Bọn phản động chống đối.
Ba là: Bọn phản động kích động, lợi dụng nhân dân chống đối.
Trong trạng thái thứ nhất, điểm nóng chính trị - xã hội chứa đựng mâu
thuẫn không đối kháng, đó là mâu thuẫn trong nội bộ; cán bộ, chính quyền
nhà nước của nhân dân không làm tròn chức phận của mình, có quan liêu,
tham nhũng, nhân dân đấu tranh đòi cán bộ, chính quyền nhà nước phải làm
đúng chức phận, phải loại trừ quan liêu, tham nhũng.
4



Trạng thái thứ hai là chứa đựng mâu thuẫn đối kháng.
Trạng thái thứ ba là sự đan xen giữa mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn
không đối kháng. Bọn phản động thường lợi dụng mâu thuẫn bộ tộc, tôn giáo,
mâu thuẫn giữa nhân dân với cán bộ đương chức đương quyền, lợi dụng và
mua chuộc những thanh, thiếu niên, kích động họ khiếu kiện, chống đối hoạt
động bạo loạn chống lại chính quyền nhà nước.
1.3. Quy trình xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội
Qua nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn "một số điểm nóng
chính trị - xã hội ở Việt Nam đã rút ra quy trình xử lý như sau:
Bước 1: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu
thuẫn
Khi điểm nóng nổ ra, để có căn cứ cho những giải pháp đúng thì việc
nắm tình hình là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó cần có những thông tin
chính xác về các mặt:
- Số lượng quần chúng tham gia biểu tình, chống đối, thành phần tham
gia, đối tượng tham gia, hình thức tổ chức lực lượng...
- Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách ấy phải do những cơ
quan nào giải quyết?
- Ai là người cầm đầu? Số lượng những người quá khích?
- Những âm mưu thủ đoạn của họ là gì? Họ có quan hệ và được sự chỉ
đạo của các lực lượng phản động trong nước và ngoài nước hay không?
Phương thức nắm tình hình có thể thông qua chính quyền, các đoàn
thể quần chúng và cơ sở, dựa vào nhân dân, bằng nghiệp vụ của cơ quan
công an, cơ quan an ninh và các cơ quan khác. Phải chú ý bám sát địa bàn,
thông tin kịp thời những diễn biến về cơ quan thường trực để lập phương
án xử lý. Trên cơ sở tổng hợp thông tin về nhiều mặt, người chỉ huy và bộ
phận tham mưu phải đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh ra điểm nóng.
Đó là các nguyên nhân:

5



+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân
khách quan có thể do điều kiện kinh tế, xã hội gặp những khó khăn, do dân trí
thấp lại bị kẻ xấu, kẻ phản động lôi kéo, kích động... Còn nguyên nhân chủ
quan thuộc về những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, công chức, của chính
sách, thể chế của các cơ quan quyền lực và những người nắm giữ quyền lực.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên
trong thường được xem xét từ những mâu thuẫn nảy sinh trong phạm vi cơ sở,
địa phương hoặc trong phạm vi toàn quốc. Đó có thể là những mâu thuẫn về
sắc tộc, tôn giáo, sự bất công giữa các tầng lớp dân cư, giữa lao động và giới
chủ, giữa quần chúng nhân dân và cán bộ nắm giữ quyền lực... Còn nguyên
nhân bên ngoài có thể là do sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội có
tính khu vực và toàn cầu tác động đến từng quốc gia, do sự tác động của các
lực lượng thù địch quốc tế...
+ Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân sâu xa của
điểm nóng chính trị - xã hội có thể là do sự hận thù của những người lưu vong ở
nước ngoài móc nối tác động vào trong nước. Cũng có thể là do những thể chế,
lề lối làm việc theo kiểu cũ, chậm thay đổi, dễ phát sinh ra tiêu cực. Nguyên
nhân trực tiếp có thể là do cán bộ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ hoặc từ
vấn đề đất đai, phân hoá giàu nghèo, kỷ luật, kỷ cương không nghiêm...
Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, cần xác định mâu thuẫn của
điểm nóng: đối kháng hay không đối kháng; sự đan xen các mâu thuẫn; mức
độ gay gắt của các mâu thuẫn. Và từ đó xác định quan điểm phương châm chỉ
đạo, phương thức giải quyết, tổ chức lực lượng để xử lý điểm nóng.
Bước 2: Áp dụng biện pháp rút "ngòi nổ" và hạn chế sự lan toả sang nơi khác.
Trong lúc "nước sôi lửa bỏng" tình hình phức tạp, rối ren phải nhanh
chóng thiết lập sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất. Quan trọng nhất là chọn được
người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghệ thuật chính trị mềm
dẻo, thống nhất được các quan điểm, tập hợp được lực lượng, kịp thời đưa ra


6


những giải pháp cụ thể nhằm "rút ngòi nổ", "hạ nhiệt độ" điểm nóng và hạn
chế sự lan toả sang các nơi khác.
Điểm nóng chính trị - xã hội nổ ra, tình huống chính trị lúc này đặt ra
vấn đề mất còn của quyền lực chính trị ở những phạm vi và mức độ khác
nhau. Thông thường ở các cơ sở khi có điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra
thì hệ thống chính trị ở đó trở nên rệu rã, suy giảm về khả năng lãnh đạo thậm
chí còn bị tê liệt hoàn toàn. Hệ thống chính trị ở cấp cơ sở bị mất khả năng
giải quyết, cán bộ cơ sở không đủ uy tín để giải quyết, phải có sự hỗ trợ của
cấp trên (huyện, tỉnh hoặc trung ương).
Nếu điểm nóng là cuộc đấu tranh của nhân dân có mục đích chống
quan liêu, tham nhũng hoặc phản đối những sai sót của cơ chế, thể chế chính
trị thì cần phải trực tiếp đối thoại với dân, sẵn sàng nhận khuyết điểm, có
phương án sửa chữa, chấp nhận và giải quyết kịp thời những yêu sách chính
đáng của quần chúng nhân dân.
Nếu điểm nóng là cuộc đấu tranh của nhân dân bị bọn phản động, kẻ
xấu lợi dụng, kích động, có mục đích lật đổ chính quyền hoặc để trả thù
những hiềm khích cá nhân... thì cách thức giải quyết phải hết sức mềm dẻo,
linh hoạt.
Khi điểm nóng chính trị - xã hội nổ ra chúng ta cần phải lựa chọn
người cán bộ đại diện có đủ khả năng tiếp xúc đối thoại với nhân dân, vừa trả
lời những chất vấn của nhân dân, vừa giải thích tuyên truyền vận động nhân
dân. Lúc này phải tập trung sức mạnh của tổ chức Đảng, chính quyền các
đoàn thể xã hội để mở cuộc tuyên truyền vận động nhằm phân hoá lực lượng,
cô lập những kẻ cầm đầu quá khích, lôi kéo những người dân đang lưỡng lự
về phía mình, khuyến khích những người tích cực và giáo dục cảm hoá những
người tiêu cực gây mất trật tự xã hội, răn đe và trừng trị những người có hành

vi quá khích.

7


Từ vấn đề phân tích trên, để giải quyết trong bước này chúng ta cần lưu
ý hai giải pháp cơ bản là: Tìm cách giải tán đám đông và xử lý đúng người
cầm đầu.
Việc giải tán đám đông cũng tùy thuộc vào điều kiện và yêu sách cụ thể
của quần chúng. Nếu yêu sách của quần chúng là chính đáng thì có thể chấp
nhận đồng thời là giải quyết kịp thời những vấn đề có thể giải quyết được.
Còn những vấn đề chưa thể giải quyết ngay được cần cam kết với quần chúng
sẽ sớm đưa ra xem xét giải quyết.
Cùng với việc giải tán đám đông quần chúng, việc xử lý người cầm đầu
cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Đối với người cầm đầu trước hết ta
phải nhận xét xem là đại diện cho lợi ích chính đáng cho nhân dân hay không,
hay người đứng đầu đó là những phần tử xấu, là tay sai của bọn phản cách
mạng kích động quần chúng nhân dân gây nên bất ổn định, rối loạn xã hội.
Nếu người đứng đầu là phần tử xấu, là bọn phản động thì ta có thể xử lý ngay
mới giải tán được đám đông quần chúng.
Bước ba: Khắc phục hậu quả khi điểm nóng được dập tắt.
Khi giải tán được đám đông và xử lý những người đứng đầu thì điểm
nóng về cơ bản đã được dập tắt. Công việc tiếp theo là phải áp dụng những
giải pháp để đưa xã hội trở lại hoạt động ổn định, bình thường. Giải quyết
những hậu quả của điểm nóng để lại, khắc phục những thiệt hại về người và
của, tiến hành xử lý nghiêm minh những người có sai phạm trên cơ sở pháp
luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức. Tổ chức lại sản xuất, đảm bảo ổn định
đời sống kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân, không ngừng nâng cao
trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật. Tích cực sửa chữa những thiếu
sót đi đôi với việc thực hiện kỷ cương pháp luật vững mạnh.

Bước 4: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp
để điểm nóng không tái phát.
Sau khi xử lý điểm nóng cần tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm về tất
cả các mặt; vai trò cán bộ lãnh đạo, phương thức lãnh đạo chỉ đạo của Đảng,
8


Nhà nước, tổ chức quyền lực trong hệ thống chính trị, chính sách, thể chế và
pháp luật của Nhà nước. Việc giữ vững quyền lực chính trị không phải chỉ
nắm giữ trong một thời gian nhất định nào đó mà nắm giữ phải bền vững lâu
dài. Xử lý tình huống chính trị tốt nhất là biết lường trước những khả năng
của tình huống sẽ xảy ra và có những biện pháp phòng ngừa và phòng ngừa từ
ban đầu thì mới có thể giải quyết được tình huống.
Trên cơ sở đánh giá các vấn đề một cách khách quan và cụ thể có thể
dự báo tình hình xem điểm nóng có thể tái phát trở lại hay không? Mức độ tái
phát như thế nào? Xu hướng tái phát ra làm sao? Tái phát theo chiều hướng
giảm dần hay ngày càng nghiêm trọng hơn? Cần phải áp dụng những giải
pháp gì để ĐN không thể tái phát?
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Ở TỈNH BO KẸO - DIỄN BIẾN, XỬ LÝ VÀ TÍNH CHẤT CHỦ YẾU
2.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của tỉnh Bo Kẹo
Bo Kẹo là một tỉnh nằm phía Tây Bắc của nước Cộng ḥa dânchủ nhân
dân Lào, phía Bắc và Đông Bắc có biên giới giáp với tỉnh Luông Nặm Thà
dài 100km, phía Đông Nam giáp với tỉnh U Đôm Xay dài 110km, phía Nam
giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly dài 35km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái
Lan dài 145 km (trong đó có biên giới đất liền 48km và có sông Mê Kông làm
biên giới dài 97km), phía Tây Bắc giáp với Miên Ma dài 98 km có sông Mê
Kông ở giữa.
Tỉnh Bo Kẹo có tổng diện tích là 6.169 km 2, chiếm 4,51% của tổng

diện tích cả nước, là một tỉnh miền núi chiếm 82% diện tích của cả tỉnh. Về
cơ cấu gồm có 5 huyện là: Huyện Mương Mơng, huyện Tổn Phợng, huyện
Huội Sài, huyện Pác Thà và huyện Pha U Đôm. Cả 5 huyện có 354 bản, có
25.623 ngôi nhà, có dân số 145.919 người, trong đó nữ là 73.606 người
(2011), mật độ dân số là 23 người/km2.

9


2.2. Diễn biến điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm 13 bản thuộc biên
giới đất liền với Thái Lan của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo
Pác Thà là một trong 5 huyện thuộc tỉnh Bo Kẹo, là một huyện nằm ở
phía nam của tỉnh, phía bắc của huyện có biên giới giáp với huyện Huội Sài,
phía đông và đông bắc giáp với huyện Phà U Đôm, phía nam và đông nam
giáp với tỉnh U Đôm Xay, phía tây nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly và phía
tây giáp với tỉnh Xiềng Rai của Vương quốc Thái Lan (trong đó có cụm 13
bản là điểm nóng).
Huyện Pác Thà có tổng diện tích là 755 km 2, có 44 bản và được chia
thành 6 cụm bản phát triển, cả huyện có dân số là 17.092 người, trong đó có
nữ giới là 8.252 người, có 2.928 ngôi nhà (9/2011), là một huyện miền núi
chiếm 80% của diện tích cả huyện, có độ cao hơn mặt biển là từ 328 1.708m, mật độ dân số là 23 người/1 km2.
Huyện Pác Thà khác với các huyện khác là có sông Mê Kông chạy
xuyên suốt ở giữa từ bắc đến nam của huyện, gần một nửa diện tích của
huyện là nằm ở bên bờ sông Mê Kông bên kia có biên giới đất liền giáp với
Thái Lan dài 48km, phía nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly có biên giới dài
35km và chính mảnh đất này là vùng 13 bản xảy ra điểm nóng.
Cụm 13 bản có tổng diện tích là 360 km 2, có số dân là 5.913 người,
trong đó có nữ giới à 2.915 người, có 991 ngôi nhà (9/2011). Trong đó có
những bản sau: Bản Chiềng Tong, Bản Đông, Bản Sơn Xay, Bản Pác Xộ, Bản
Kon Tưn, Bản Huội Khột, Bản Huội May Sang, Bản Cảnh Phạc, Bản Hủa

Nặm, Bản Huội Mênh, Bản Huội ýut, Bản Huội No Khôm, Bản Huội Sa
Ngực.
Trong cụm 13 bản trên, dân tộc Mông có 5 bản, có 474 ngôi nhà, có số
dân là 3.028 người, trong đó có nữ giới là 1.515 người. Dân tộc Lào Lùm có 5
bản, trong đó có 371 ngôi nhà, có số dân là 2.086 người, nữ giới là 1.001
người. Dân tộc Dao có 2 bản, trong đó có 103 ngôi nhà, có số dân là 630

10


người, nữ giới là 312 người. Dân tộc Lào Thơng có 1 bản, có 43 ngôi nhà, có
số dân là 169 người, nữ giới là 87 người.
Vùng 13 bản, trước năm giải phóng đất nước vốn là căn cứ địa quân sự
của địch, là nơi tập huấn, diễn tập của quân nguỵ Viêng Chăn ở phía bắc Lào,
đồng thời là nơi tập trung của lính đánh thuê Thái Lan nhằm hỗ trợ cho quân
nguỵ Viêng Chăn đánh vào phía bắc của Lào. Sau giải phóng cho đến nay,
vùng 13 bản này luôn luôn là đối tượng phá hoại, chiếm đóng của Mỹ và quan
chức cầm quyền Thái Lan. Họ có âm mưu, thủ đoạn phân chia vùng này thành
"hai vùng, hai lực lượng" đối lập. Do đó hàng năm bọn phỉ (nay gọi là "nhóm
người không tốt") được chính quyền, quan chức địa phương Thái Lan nuôi
dưỡng, giúp đỡ đã thường xuyên hoạt động chống phá làm cho tỉnh Bo Kẹo
nói chung và huyện Pác Thà nói riêng mất ổn định về chính trị - xã hội, không
có thời gian để lao động sản xuất và phát triển kinh tế.
Với tình hình nói trên và trên cơ sở của Nghị quyết 8 khoá III của Tỉnh
uỷ tỉnh Bo Kẹo về việc củng cố, xây dựng cơ sở chính trị năm 2003 và gắn
với kế hoạch phát triển nông thôn toàn diện năm 2004 của tỉnh, cùng với Chỉ
thị số 20/BCT ngày 26/9/2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về việc xây
dựng cơ sở chính trị toàn diện, tỉnh Bo Kẹo đã tổ chức thực hiện kế hoạch xây
dựng chính trị ở huyện Pác Thà mà đặc biệt là ở vùng 13 bản biên giới đất
liền với Thái Lan. Trong đó quá trình thực hiện đã chia thành 3 giai đoạn là:

- Giai đoạn một: Từ ngày 14/9 - 30/12/2003.
- Giai đoạn hai: Từ ngày 4/3 - 6/10/2004
- Giai đoạn ba: Từ ngày 10/6 - 10/12/2004
Trong thời gian hoạt động tiến hành kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị
ở giai đoạn một, bọn "nhóm người không tốt" dưới sự chỉ đạo, nuôi dưỡng
của Mỹ và quan chức cầm quyền Thái Lan đã hoạt động lọt vào phối hợp với
những người từng là cán bộ đã mất đạo đức, thoái hoá biến chất, phối hợp với
nhân dân đã từng có án mua bán, vận chuyển ma tuý ở địa phương và các nơi

11


khác đến ở địa phương này, kích động họ hoạt động chống phá cách mạng,
chống phá chính quyền địa phương ở vùng 13 bản nói trên.
Kế hoạch hoạt động của bọn "nhóm người không tốt" là nhằm cắm cờ
của họ ở trên đồi núi có chiến lược quân sự hoặc chỗ nào có điều kiện rồi
bằng mọi cách để gây ra tiếng nổ (súng, đạn, mìn...) sau đó triệu tập nhân dân
để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, rồi
quay phim lấy hình ảnh đó đưa ra vô tuyến truyền hình Thái Lan, từ đó công
bố và kêu gọi các nước trên thế giới nhất là các nước đồng minh của họ giúp
đỡ và đồng thời là công nhận là ở Lào có "hai vùng, hai lực lượng" đối lập.
Nhưng trong giai đoạn tiến hành kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị ở giai
đoạn một thì "nhóm người không tốt" không thực hiện được kế hoạch của họ.
Đến giai đoạn hai (từ ngày 4/2 - 10/6/2004), trong giai đoạn này về cơ
bản thì vẫn tiếp tục nắm thu tình hình và nhiều số liệu cần thiết, đặc biệt ở giai
đoạn này chủ yếu là làm công tác tư tưởng, đồng thời là nghỉ tết cổ truyền
"Bun Py May" Lào, lúc đó ban chỉ đạo từ tỉnh, từ huyện ai nấy cũng đều về
nhà ăn Tết với gia đình, còn việc ở cơ sở là tạm thời giao cho tổ chức và đội
du kích của từng bản quản lý, chỉ huy.
“ Bọn " nhóm người không tốt" nắm được tình hình là khi Ban chỉ đạo

xây dựng cơ sở chính trị đều về nhà, trước những thời cơ đó họ đã phối hợp
với dân mà họ lôi kéo được gây ra tiếng nổ (ném lựu đạn, bắn súng) mà cụ thể
có những diễn biến như sau:
- Ngày 10/4/2004 có hai người dân ở bản Huội May Sang, trong đó có
một nam và một nữ. Cả hai đều là họ hàng đồng thời là cùng hoạt động phục
vụ cho " nhóm người không tốt". Hai người này đã sang Thái Lan nhận nhiệm
vụ, kế hoạch tấn công: Bản Huội May Sang, bản Chiềng Tong và bản Đông.
Sau nhận nhiệm vụ tấn công, đến chiều ngày 12/4/2004 hai người này mới từ
Thái Lan trở về nhà. Hôm trở về nhà, theo tin được biết, họ còn nhận đồ đạc
để phục vụ cho việc tấn công, mang về giấu ở rừng gần bản của họ.

12


- Đến 15 giờ 15 phút ngày 14/4/2004, bọn " nhóm người không tốt" (có
4 người) đã ném "bộc phá" vào trạm kiểm tra của công an ở bản Đông (bộc
phá có trọng lượng là 1,2 kg). Nhưng do không có kỹ thuật lắp đặt cho nên
"bộc phá" đó không nổ, vì "bộc phá" không nổ cho nên họ lại ném 2 quả lựu
đạn nữa tiếng nổ làm rung động toàn bộ vùng bản Đông.
- Vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 15/4/2004, bọn " nhóm người không tốt"
lại lên cắm cờ (họ gọi là cờ cứu quốc của họ) ở trên lưng núi "Kong Khẩu"
trong toạ độ 9050 bản đồ tỷ lệ 1/100.000 gần bản Chiềng Tong. Ở đây họ cắm
42 "cờ cứu quốc của họ", đã tung ra 2.405 tờ rơi, sau đó đã ném 4 quả "bộc
phá" và bắn súng AK.
- Đến 22 giờ 10 phút ngày 15/4/2004 họ đã ném một quả bộc phá ở trên
lưng núi "Pa Lay" gần bản Huội May Sang, trên toạ độ 92669, bản đồ tỷ lệ
1/100.000. Ở đây cũng do không có kỹ thuật lắp ráp bộc phá cho nên khi kéo nụ xe
thì bộc phá nổ tung làm chết tại chỗ 2 người, còn 1 người ngày hôm sau bắt được.
2.3. Về việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm 13 bản biên
giới đất liền của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo

Trong thực tế của đời sống xã hội, bất cứ một điểm nóng, điểm nóng
chính trị - xã hội nào khi nó nổ ra cũng đều tổn thất về vật chất, tinh thần và
thậm chí còn thiệt hại về sinh mạng, cho nên việc xử lý điểm nóng chính trị xã hội là một vấn đề hết sức rắc rối, phức tạp. Trên thực tế do tính chất, mức
độ, đặc thù của từng điểm nóng và từng nơi xảy ra điểm nóng khác nhau, cho
nên cách xử lý của từng điểm nóng cũng khác nhau. Việc xử lýđiểm nóng xã
hội, điểm nóng chính trị - xã hội trong thực tế không có một phong cách
chung nào làm mẫu, do đó đòi hỏi chủ thể xử lý khi xử lý phải hết sức mềm
dẻo, linh hoạt để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất.
Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội về nguyên tắc cần đảm bảo các quy
trình và giải pháp chung, song ở mỗi địa bàn, mỗi tình huống khác nhau lại

13


cần phải có nhiều biện pháp linh hoạt, nhạy bén khác nhau để phù hợp với
từng điều kiện cụ thể. Biện pháp sách lược của từng điểm nóng ở từng địa
phương là tuỳ thuộc vào tình huống và nghệ thuật cụ thể của người lãnh đạo
chỉ huy.
Với điểm nóng chính trị - xã hội ở 13 cụm bản nói trên, do mục đích,
tính chất, mức độ và diễn biến nó khác với các điểm nóng chính trị - xã hội
đã xảy ra ở nơi khác, cho nên việc xử lý điểm nóng ở đây cũng không đi đúng
theo một quy trình chung của nó.
Như đã trình bày ở phần trên, điểm nóng chính trị - xã hội đã xảy ra ở
cụm 13 bản biên giới đất liền với Thái Lan là trong giai đoạn tỉnh Bo Kẹo
thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị ở nông thôn trong phạm vi cả
tỉnh. Khi tiến hành xây dựng cơ sở chính trị ở giai đoạn một về cơ bản là làm
công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục cho dân hiểu rõ đường lối, chính
sách của Đảng - Nhà nước trong quá trình đổi mới, điều tra dân số, nắm vững
tình hình ra - vào của công dân, số lượng của nhân dân tham gia hoạt động

phục vụ cho bọn " nhóm người không tốt"... Ở từng bản trong cả cụm, xây
dựng gián điệp cắm sâu ở từng bản để nắm tình hình và báo cáo với cấp trên.
Trong giai đoạn một, qua việc khảo sát, nắm vững tình hình thì ban chỉ đạo
xây dựng cơ sở chính trị cụm bản phát triển cũng đã biết và nắm được số liệu
là ở bản nào, có những ai hoạt động phục vụ cho bọn " nhóm người không
tốt", nhưng vì lý do là ta chưa có chứng cứ, quả tang cho nên chưa làm được
những điều gì hơn.
Bước sang giai đoạn hai, lúc mà ban chỉ đạo và cán bộ xây dựng cơ sở
chính trị về nhà ăn Tết "Bun Py May", nhân thời cơ đó, bọn " nhóm người
không tốt" đã thực hiện kế hoạch của họ. Hồi 15 giờ 15 phút ngày 14/4/2004
họ đã ném một quả "bộc phá" nặng 1,2 kg vào trạm kiểm tra của công an ở
bản Đông, "bộc phá" không nổ, họ mới ném 2 quả lựu đạn làm phá huỷ hoàn
toàn trạm công an.

14


Trước những tình hình trên, ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị cấp
tỉnh triệu tập khẩn cấp và ra lệnh cho Tỉnh đội trưởng nhanh chóng đưa lực
lượng đến nơi xảy ra điểm nóng. Đến 20 giờ cùng ngày lực lượng quân đội và
công an đã đến nơi xảy ra điểm nóng. Qua việc hoạt động kiểm tra, đến 5 giờ
sáng ngày 16/4/2004 mọi việc đã được giải quyết và kết quả đã bắt giữ được
39 người tham gia hoạt động với bọn " nhóm người không tốt" và thu được
một số đồ đạc sau: Tiền Lào 85.000 kíp, Súng CKC 2 khẩu và 18 viên đạn, Cờ
"cứu quốc" 42 cái, Tờ rơi 2.405 tờ, Mũ bộ đội của họ 154 cái, Micrô + loa 1
bộ, Ma tuý (dạng thuốc lắc) 5 túi gồm 987 viên, Vải đỏ buộc cẳng tay làm dấu
hiệu có 170 cái
Ngoài ra còn một số thứ (mỗi thứ một ít) như là: thuốc chữa bệnh, áo
mưa, ga, giầy, quần áo v.v...
Sau một ngày và hai dêm xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm 13

bản thuộc biên giới đất liền với Thái Lan của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo,
Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị cấp tỉnh đã huy động lực lượng (trong
đó có cả quân đội, công an và cán bộ công chức) xuống giúp nơi xảy ra điểm
nóng.
Trước hết: Làm công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục cho quần
chúng nhận thấy được những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, thấy được những
thiệt hại về người và của sau điểm nóng nổ ra. Chỉ vì những lợi ích nho nhỏ
mà phải mất cả tính mạng của người dân, họ hàng mình. Trên thực tế gây ra
điểm không phải là lực lượng phản động trực tiếp thực hiện, mà chúng kích
động, lôi kéo, mua chuộc dân mình làm cho nên những thiệt hại gây ra là dân
mình hoàn toàn phải gánh chịu.
Thứ hai: Trong khi làm công tác tư tưởng, tuyên truyền giáo dục, đồng
thời cũng điều tra xã hội để khám phá những ẩn dấu bên trong của nhân dân,
qua việc điều tra xã hội ở cụm 13 bản, bản tổng kết tình hình xây dựng cơ sở
chính trị cấp huyện đã cho thấy:

15


- Cả cụm có 1.218 hộ khẩu, nhưng trong đó chỉ đăng ký đúng luật pháp
là 946 hộ, còn 272 hộ chưa đăng ký, sau điểm nóng mới được đăng ký.
Những người chưa đăng ký hộ khẩu phần lớn là từ các tỉnh khác đến ở.
- Dân số cả cụm là 5.913 người trong đó chỉ có 1.503 người có chứng
minh thư nhân dân, còn 1.652 người chưa có chứng minh thư nhân dân, ngoài
ra là trẻ con chưa đến tuổi làm chứng minh thư là 2.758 người.
- Tuyên truyền, động viên cho nhân dân nộp các loại súng lậu (súng trái
phép), súng săn, sau cuộc vận động nhân dân đã nộp 488 khẩu súng các loại
và đã tổ chức phá huỷ chính thức.
- Nhân dân đã dính dáng với việc mua bán ma tuý là 54 người, trong đó
có 4 nữ.

- Người nghiện hút có 136 người, trong đó có 17 nữ.
- Những người ăn trộm khoét ngạch có 30 người, trong đó có 1 nữ.
Tất cả những người đã nói trên, ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị và
các tổ chức quần chúng ở mỗi làng đã tập hợp lại kiểm điểm và lập biên bản
hứa trước mặt đức Phật, trước pháp luật là: Sau này sẽ không hút, không mua,
không bán ma tuý và không làm mại dâm nữa. Biên bản của mỗi người được
giao cho chính quyền địa phương theo dõi tiếp theo.
Thứ ba: Tổ chức, củng cố lại chính quyền cấp bản. Mặc dù ở một số
bản chưa hết nhiệm kỳ nhưng cũng phải bầu lại chủ tịch, phó chủ tịch bản.
Còn các tổ chức khác như là: Mặt trận Lào It Sa La, Hội phụ nữ Lào, Thanh
niên nhân dân cách mạng Lào và tổ hoà giải các vấn đề ở mỗi bản, các tổ
chức trên nếu ở bản nào không có vấn đề thì vẫn giữ lại như cũ, còn bản nào
có vấn đề dính dáng với vấn đề ĐN xảy ra thì bản đó cũng phải lựa chọn và
bầu lại.
2.4. Tính chất của điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm 13 bản thuộc
biên giới đất liền với Thái Lan của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo
Điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm 13 bản biên giới đất liền với Thái
Lan của huyện Pác Thà, tỉnh Bo Kẹo là một điểm nóng chính trị - xã hội
16


phức tạp, vì nó có nhiều thành phần tham gia và mục tiêu cuối cùng của họ là
lật đổ chính quyền, thay vào đó là chính quyền lưu vong của họ... xử lý không
tốt, không nghiêm ngặt có thể dẫn đến mất quyền lực chính trị.
Vùng 13 bản phần lớn là người dân tộc, trong đó người Lào Lùm có 5
bản chiếm 43,31%, người Lào Thơng chỉ có 1 bản chiếm 2,6% và người Lào
Sủng (người Mông) chiếm 54,07%. Nhân dân ở vùng này phần lớn làm ăn
sinh sống bằng nghề nông nghiệp; làm nương, làm ruộng và buôn bán lẻ. Vì
biên giới đất liền cho nên việc đi lại mua bán trao đổi hàng hoá mặc dù không
có cửa khẩu chính thức nhưng rất dễ dàng. Nhân dân hai bên đều là họ hàng,

quen biết, có một số gia đình thì bố mẹ có nhà cửa ở bên này nhưng lại có con
cháu ở bên kia, do đó việc đi lại hỏi thăm là bất cứ lúc nào, đặc biệt là người
ốm đau đi chữa trị.
Lực lượng và thành phần tham gia điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm
13 bản biên giới đất liền với Thái Lan hồi tháng 4/2004 bao gồm 3 thành phần
chính:
Một là: Bọn lưu vong sống ở nước ngoài được sự giúp đỡ của Mỹ và
giới cầm quyền Thái Lan, lực lượng hoạt động trực tiếp này chủ yếu sống ở
Thái Lan, được chính quyền địa phương Thái Lan xây dựng khu đặc biệt
giành riêng cho chúng. Mỹ có một khoản ngân sách giành riêng cho chúng.
Trước kia bọn này được chính phủ Thái Lan cho tập trung ở các trại di tản,
nhưng hiện nay Thái Lan cho ở phân tán dọc theo biên giới với tư cách là
người làm nương làm rẫy để đi lại qua biên giới chỉ huy lực lượng của họ
được dễ dàng. Lực lượng lưu vong này hoạt động rất bí mật, khi họ qua biên
giới (kể cả đường sông hay đất liền) vào địa phận của tỉnh thì rất khó phát
hiện, vì có một số người có họ hàng ở bên Lào, thậm chí còn có vợ, con ở bên
Lào, lúc họ hoạt động ở rừng, chính vợ con là người giấu giếm, đưa cơm,
nước cho ăn, vì vậy rất khó truy bắt. Thành phần này ở đây chỉ có 3 người.
Thành phần thứ hai là: Bọn "nhóm người không tốt", bọn này là bọn
hoạt động bí mật tại đất Lào nói chung và ở các địa phương từng tỉnh nói
17


riêng. Ở tỉnh Bo Kẹo, trong những năm 1980 và những năm nửa đầu 1990 của
thế kỷ XX, bọn này sống và hoạt động bí mật ở rừng nơi mà chúng ta không
đi tới, họ dựng lều để ở, có năm họ làm nương sinh sống, có năm khi ta truy
bắt thì họ chạy tìm sống ở các hầm, hang, vách đá và kiếm ăn theo kiểu tự
nhiên của người cổ xưa. Thành phần này riêng ở tỉnh Bo Kẹo thì họ không
hoạt động ra mặt, họ đi đâu mà thấy quân đội mình họ cũng không đánh
(không bắn) chủ yếu họ làm công tác dân vận, động viên, kích động nhân dân

đi theo họ, nuôi dưỡng họ, giấu diếm họ, thậm chí chỗ nào có sơ hở họ còn
mua chuộc cả cán bộ, công nhân viên chức bị thoái hoá, biến chất của ta hoạt
động làm gián điệp cho họ. Thành phần này tất cả có 24 người, nhưng lực
lượng chiến đấu chỉ có 6 người, còn số còn lại là vợ, là con của họ.
Thành phần thứ ba: Thành phần này chủ yếu là nhân dân. Nhân dân ở
đây là những người nghiện hút, là những người đã từng có án hình sự hoặc là
ở địa phương đó, hoặc là ở các tỉnh khác đến sinh sống và bị bọn "nhóm
người không tốt" lôi kéo, hoạt động đi theo họ. Chẳng hạn: Hiện tuợng hồi
15 giờ 15 phút ngày 14/4/2004 bọn "nhóm người không tốt" ném lựu đạn
vào trạm công an ở bản Đông, thực ra cũng không phải là bọn lưu vong và
cũng không phải là bọn "nhóm người không tốt" hoạt động bí mật mà là
người dân, là thanh niên nghiện hút, bọn phản động chỉ đưa tiền mỗi người
là 100 bạt (tiền Thái Lan và tương đương với 60.200 đồng Việt Nam) là họ
hành động. Tiếp đó là hồi 22 giờ 10 phút ngày 15/4/2004 họ ném bộc phá ở
trên lưng núi "Pa Lay" gần bản Huội May Sang, ở đây do không có kỹ thuật
lắp ráp cho nên khi kéo nu xe thì bộc phá đã nổ tung làm chết tại chỗ 2
người và 2 người đó cũng là nhân dân ta bị họ kích động, lôi kéo. Thành
phần này có 30 người tham gia.
Về mục tiêu đấu tranh rất rõ ràng của họ là nhằm lật đổ chính quyền
cách mạng của ta và xây dựng nên một chính quyền mới, chính quyền "cứu
quốc" của họ.

18


Với âm mưu phá hoại của Mỹ và các quan chức Thái Lan, họ không lúc
nào từ bỏ những mưu đồ của họ là gây mất trật tự, an ninh biên giới với nhiều
hình thức, nhưng dù sẽ là hình thức nào thì họ vẫn không thể thực hiện được.
Chẳng hạn, việc cắm cờ và tung tờ rơi là một ví dụ. Âm mưu của việc cắm cờ
trên lưng núi "Pa Lay" và trên lưng núi "Kong Khẩu" có mục đích là: Sau cắm

cờ xong thì họ ném bộc phá hoặc lựu đạn để báo hiệu là các điểm mà họ quy
định đã cắm cờ xong, sau đó bọn lưu vong ở Thái Lan sẽ nhảy vào rồi tập hợp
nhân dân quay phim, đưa ra truyền hình Thái Lan để công bố và kêu gọi các
nước công nhận là ở Lào có "hai vùng hai lực lượng đối lập" và xin trợ giúp
của các nước đồng minh trên thế giới. Đó là âm mưu, là mục tiêu đấu tranh
của bọn lưu vong, bọn "nhóm người không tốt" trong điểm nóng chính trị xã hội ở cụm 13 bản biên giới đất liền với Thái Lan năm 2004.

CHƯƠNG III

19


NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA
ĐIỂM NÓNG XÃ HỘI, ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Ở TỈNH BO KẸO
3.1 Nguyên nhân của điểm nóng chính trị - xã hội ở cụm 13 bản
biên giới đất liền với Thái Lan thuộc huyện Pác Thà tỉnh Bo Kẹo
Điểm nóng ở cụm 13 bản là một cuộc bạo loạn nhằm lật đổ chính
quyền cách mạng của ta. Do vậy nguyên nhân của nó:
trước hết : là lực lượng phản động được sự nuôi dưỡng, sử dụng của
Mỹ và giới cầm quyền Thái Lan hoạt động chống phá cách mạng Lào nói
chung và chính quyền địa phương huyện Pác Thà của tỉnh Bo Kẹo nói riêng.
Dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của các lực lượng thù địch ở bên ngoài, bọn
"nhóm người không tốt" lưu vong ở nước ngoài, nhất là ở Thái Lan đã liên hệ
móc nối với cơ sở của chúng ở tỉnh Bo Kẹo, đặc biệt là ở cụm 13 bản phát
triển biên giới đất liền của huyện Pác Thà kích động nhân dân, nhất là dân tộc
thiểu số người Mông gây nên bạo loạn chính trị. Như vậy, tại sao xảy ra cuộc
bạo loạn ở đây mà không xảy ra ở nơi khác? Như đã nói ở phần trên, trước hết
vùng 13 bản này là vùng biên giới đất liền, không có sông Mê Kông ngăn
cách ở biên giới, do đó việc đi lại có nhiều thuận lợi và bất cứ lúc nào, nó

khác ở chỗ có sông Mê Kông ngăn cách vì ở biên giới đường sông Mê Kông
chỉ có đi lại được vào ban đêm và bằng thuyền chèo, còn ở đất liền là bất cứ
chỗ nào khi nào cũng có thể đi được dễ dàng.
Thứ hai là: Vùng này là vùng miền núi cao có vị trí chiến lược về quân
sự, nếu bọn thù địch chiếm được hai dãy núi cao là "núi Phà Môn" và núi
"Phà Đeng" là có thể chiếm được toàn bộ huyện Pác Thà của tỉnh Bo Kẹo và
huyện Mường Khọp của tỉnh Xay Nha Bu Ly, hai điểm này là hai điểm căn cứ
quân sự cũ thời Mỹ nguỵ trước năm giải phóng.
Thứ ba là: Dân ở vùng này phần lớn là dân từ nơi khác đến và là dân
tộc thiểu số chiếm 56,67%, về ý thức tự giác, ý thức cách mạng rất thấp. Họ
quen sống với thế giới tự nhiên như là hái lượm, săn bắn thú rừng, đánh bắt cá
20


sinh sống là chuyện thường xuyên hàng ngày của họ. Ngoài việc hái lượm,
săn bắn, họ còn có nghề buôn bán nhỏ theo dọc biên giới với Thái Lan, nổi
bật từ năm 2000 cho đến nay là việc mua bán và vận chuyển ma tuý.
Thứ tư là: Dân vùng này là dân có nhiều súng ống trái phép nhất. Sau
vụ xử lý điểm nóng ở đây đã thu được toàn bộ là 584 khẩu súng các loại,
trong đó số súng trái phép là 508 khẩu (súng kíp 484 khẩu và súng nhà máy
sản xuất 24 khẩu) và súng do nhà nước cấp phát có 76 khẩu.
Từ những đặc điểm, tình hình trên các thế lực thù địch có thể dễ kích
động, lôi kéo dân đi theo họ một cách dễ dàng.
Từ những nguyên nhân khách quan bên ngoài của các thế lực thù địch,
ở điểm nóng cụm 13 bản biên giới đất liền còn có một số nguyên nhân chủ
quan của người lãnh đạo quản lý, các cơ quan nhà nước và cán bộ xuống xây
dựng cơ sở chính trị ở địa phương.
Về người lãnh đạo quản lý của các cơ quan nhà nước: Trước ngày
8/3/2004, tức là trước Chỉ thị hướng dẫn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng
số 9, ngày 8/3/2004, không những là cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh mà cấp huyện

cũng ít khi xuống các bản trong khu vực này, đường xá đi lại cũng khó khăn,
đường ôtô là chưa có, muốn đi làng này làng khác là hoàn toàn chỉ có đi bộ,
cho nên người lãnh đạo ít xuống cơ sở, nếu xuống cũng chỉ thỉnh thoảng và
không ở lâu ngày chỉ một vài hôm rồi về hoặc muốn lấy thông tin gì thì viết
thư gửi cho chủ tịch bản lên báo cáo.
Sau khi có chỉ thị hướng dẫn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng số 9,
ngày 8/3/2004, tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo mới tổ chức thành ban chỉ đạo xây dựng
cơ sở chính trị ở cơ sở nông thôn các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện) do Bí thư hoặc
Phó bí tư tỉnh uỷ hoặc huyện uỷ làm trưởng ban. Ở cấp huyện, nếu huyện nào
có nhiều cụm bản phát triển thì cũng tổ chức thành nhiều ban. Ở mỗi ban có
thể trách nhiệm một hoặc vài cụm bản theo điều kiện thuận lợi của tự nhiên
của từng vùng. Ở mỗi ban gồm tổ chức cán bộ của các sở như là: bộ đội, công
an, nông - lâm nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục... có trụ sở tại cụm

21


bản phát triển đó để quản lý, điều hành giúp chủ tịch bản và các tổ chức ở cơ
sở bản làng.
Về người cán bộ xuống cơ sở: Một số người cán bộ được tuyển chọn
xuống xây dựng cơ sở ở nông thôn chưa thật đúng đối tượng, chưa nắm vững
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, trình độ nhận thức vấn đề còn yếu
kém, do đó khi xuống cơ sở nông thôn không biết tuyên truyền, giáo dục và
dân vận nhân dân. Mặt khác một số cơ quan chọn cử cán bộ xuống cơ sở
không đúng đối tượng vì ở cơ quan cũng không biết làm việc còn cho xuống
cơ sở cho khỏi trách nhiệm...
Từ những tình hình trên chúng ta không vận động, thu hút được dân,
đường lối chính sách của Đảng, trật tự pháp luật của Nhà nước không được
chuyển hoá thành nhiệm vụ, công việc cụ thể ở cơ sở. Vì vậy tạo những sơ hở
cho các thế lực thù địch tha hồ kích động, lôi kéo đi theo họ để chống phá

cách mạng và chính quyền địa phương.
3.2. Những giải pháp trong khi xử lý điểm nóng chính trị - xã hội
đang diễn ra
Khi có điểm nóng chính trị - xã hội thì tình hình lúc này rất căng
thẳng, phức tạp, rối ren. Lúc này có thể có những hành động quá khích hướng
vào những cán bộ, cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương. Để có thể
nhanh chóng giải quyết - ổn định được tình hình, dập tắt được điểm nóng và
không để cho điểm nóng bùng phát lớn hơn, tồi tệ hơn hoặc lan toả sang nơi
khác thì chúng ta cần phải nắm vững tình hình và đưa ra những quyết sách
thích hợp. Qua quá trình xử lý các điểm nóng đã xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo, Lào
thì rút ra được những bài học kinh nghiệm cơ bản sau:
Một là: Khi xảy ra điểm nóng trước hết phải nhanh chóng nắm bắt
được tình hình, xác định rõ các nguyên nhân, đánh giá đúng tính chất và thành
phần tham gia chống đối.
Khi điểm nóng nổ ra, việc xác định đúng thực trạng của điểm nóng, chỉ
ra đúng nguyên nhân, tính chất và thành phần tham gia chống đối là một vấn
22


đề đầu tiên hết sức quan trọng mang tính quyết định sự thành bại trong quá
trình xử lý, điểm nóng xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo xử lý không dây dưa kéo dài và
giải quyết nhanh chóng kịp thời là do chúng ta nắm bắt được tình hình, thấy
rõ được nguyên nhân phát sinh thành điểm nóng. điểm nóng chính trị - xã
hội ở cụm 13 bản chúng ta đã nắm trước được khi tình hình xảy ra, trong đó
có 3 phần tử lưu vong từ Thái Lan sang, 10 tên bọn "nhóm người không tốt"
hoạt động bí mật ở địa phương và cùng với 33 người dân bị họ lôi kéo, lừa mị
đi theo họ. Nắm được mục tiêu cuối cùng của họ là làm gì? Vì vậy việc xử lý
giải quyết thực tế không đến mức khó khăn. Các điểm nóng chính trị - xã hội
khác cũng như vậy.
Như vậy, việc đề ra những chủ trương giải pháp xử lý có đúng không,

có đủ căn cứ để giải quyết tốt tình hình hay không sẽ được quyết định bởi
công tác nắm và xử lý thông tin, xác định và nhận rõ các nguyên nhân phát
sinh ra điểm nóng chính trị - xã hội. Việc thu nhận thông tin là một vấn đề
hết sức quan trọng: thông tin phải được lấy từ nhiều hướng, nhiều nguồn; có
thể là từ những báo cáo của các cấp uỷ, từ chính quyền và các tổ chức đoàn
thể quần chúng ở địa phương và từ những ý kiến nguyện vọng phản hồi của
dân chúng.
Nhìn chung các thông tin ban đầu của điểm nóng cần phải nắm bắt là
số lượng tham gia chống đối là bao nhiêu? Các thành phần tham gia là có
những bộ phận nào? Ai là người đứng đầu tổ chức đó? Cách thức tổ chức của
họ ra làm sao? Những yêu sách của họ đưa ra là cái gì? Mục đích cuối cùng
và ẩn dấu ở đằng sau có những gì? Nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan, nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp của điểm nóng là
cái gì? Trên cơ sở đó có thể xử lý được tốt và có hiệu quả cao.
Hai là: Hình thành tổ chức, xác lập sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất cho
phù hợp với đặc điểm và tính chất của điểm nóng.

23


Ở Cộng ḥa dân chủ nhân dân Lào, việc bảo vệ quốc phòng, bảo vệ an
ninh đã được tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong cả nước. Ở cấp
Trung ương là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Chủ tịch Uỷ
ban bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh, có văn phòng riêng, Trưởng văn
phòng bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh là uỷ viên Trung ương Đảng, đồng
thời là uỷ viên quốc hội nhưng người đó phải là quân đội hoặc là công an.
Ở cấp tỉnh là Bí thư Ban Chấp hành Tỉnh uỷ làm Chủ tịch bảo vệ
quốc phòng - bảo vệ an ninh, có Trưởng quân sự tỉnh và Trưởng công an
tỉnh làm phó ban bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh. Có văn phòng riêng
độc lập, Trưởng văn phòng và nhân viên bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an

ninh đều là người của quân đội và công an tỉnh. Chức năng hoạt động là
nhân viên bên công an là nắm tình hình an ninh ở bên công an, nhân viên
bên quân đội là nắm tình hình quốc phòng ở bên quân đội rồi báo cáo
thống nhất cho Trưởng phòng bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh rồi
Trưởng phòng bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh mới khái quát và báo
cáo trực tiếp với Chủ tịch bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh cấp tỉnh,
với trường hợp Chủ tịch không có mặt mới báo cáo cho Phó chủ tịch,
đồng thời là báo cáo lên cấp Trung ương.
Ở cấp huyện là Bí thư huyện uỷ làm Chủ tịch bảo vệ quốc phòng - bảo
vệ an ninh, không có văn phòng riêng, có Trưởng quân đội huyện và Trưởng
công an huyện làm Phó chủ tịch và dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bí thư huyện
uỷ. Còn ở cấp bản là do Chủ tịch bản chỉ huy trong đó có người phụ trách đội
du kích và đội tự vệ. Riêng du kích thì ở mỗi cụm bản là có một đại đội du
kích lưu động và một đại đội du kích thường trực.
Ba là: Về phương thức giải quyết các điểm nóng xảy ra chủ yếu nên
dùng phương pháp tuyên truyền giáo dục là chính.
Các điểm nóng mặc dù xảy ra ở chỗ nào và bất cứ là loại hình điểm
nóng nào khi giải quyết cần phải sử dụng các phương pháp nghệ thuật mềm
dẻo hơn đó là việc tuyên truyền, giáo dục thuyết phục cho nhân dân hiểu rõ
24


×