Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố long khánh, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN CỦA
NGƢỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ LONG KHÁNH,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN CỦA
NGƢỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ LONG KHÁNH,
TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DƢ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020




LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai” là công trình tìm hiểu, nghiên cứu riêng của tôi.
Những nội dung trong Luận văn này là do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học trực tiếp của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dƣ.
Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn hợp pháp, trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của
đề tài nghiên cứu./.

TP. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng 3 năm 2020

Nguyễn Thị Hồng Phấn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 4
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 5
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................... 5
1.7 Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 7
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....... 8
2.1 Cơ sở lý thuyết về bảo hiểm y tế ............................................................ 8
2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế tự nguyện.......... 8
2.1.2 Bản chất của Bảo hiểm y tế .................................................................... 8
2.1.3 Đặc điểm của Bảo hiểm y tế ................................................................ 10
2.1.4 Vai trò của Bảo hiểm y tế..................................................................... 11
2.1.5 Ý định và ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện ........................... 12
2.2 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 12
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý ................................................................. 12
2.2.2 Lý thuyết hành vi dự định .................................................................... 14
2.2.3 Lý thuyết hành vi hướng tới mục tiêu .................................................. 16
2.4 Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc ......................................................... 17
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ............... 27


2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................. 27
2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 29
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 33
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 33
3.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................ 34
3.2.1 Kết quả ................................................................................................. 34
3.2.2 Bảng câu hỏi ......................................................................................... 35
3.2.3 Các thang đo ......................................................................................... 35
3.3 Nghiên cứu định lƣợng ......................................................................... 40
3.3.1 Chọn mẫu ............................................................................................. 40
3.3.2 Quá trình thu thập thông tin ................................................................. 41

3.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu............................................................ 41
3.4.1 Đánh giá sơ bộ thang đo....................................................................... 41
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................... 42
3.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................ 43
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 44
4.1 Tình hình thực hiện mua Bảo hiểm y tế của ngƣời dân trên địa bàn
Thành phố Long Khánh ............................................................................. 44
4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................................... 46
4.2.1 Thống kê khảo sát ................................................................................ 46
4.2.2 Thống kê ý kiến trả lời ......................................................................... 49
4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ............................................... 54
4.3.1 Kết quả kiểm định thang đo các biến độc lập ...................................... 54
4.3.2 Kết quả kiểm định thang đo biến phụ thuộc ........................................ 55
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 56
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá các thành phần thang đo của các biến độc
lập .................................................................................................................. 56


4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự
nguyện ........................................................................................................... 58
4.5 Phân tích hồi quy ................................................................................... 59
4.5.1 Kiểm định tương quan.......................................................................... 60
4.5.2 Phân tích hồi quy .................................................................................. 60
4.5.3 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ................................................. 63
4.5.4 Thảo luận kết quả hồi quy .................................................................... 65
4.6 Kiểm định sự khác biệt ......................................................................... 67
4.7 Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố độc lập đến ý định tham
gia Bảo hiểm y tế tự nguyện của ngƣời dân tại thành phố Long Khánh,
tỉnh Đồng Nai ............................................................................................... 68
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................... 76

5.1 Kết luận .................................................................................................. 76
5.2 Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm phát triển đối tƣợng tham gia
Bảo hiểm y tế tự nguyện ............................................................................. 78
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm xã
hội, Bảo hiểm y tế ................................................................................................ 26
Bảng 3.1: Thang đo Thái độ.................................................................................. 36
Bảng 3.2: Thang đo Chuẩn chủ quan .................................................................... 37
Bảng 3.3: Thang đo Kiểm soát hành vi ................................................................. 37
Bảng 3.4: Thang đo Sự quan tâm đến sức khỏe.................................................... 38
Bảng 3.5: Thang đo Công tác tuyên truyền .......................................................... 39
Bảng 3.6: Thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện ........................... 39
Bảng 3.7: Tổng hợp số lượng thang đo của các yếu tố ......................................... 40
Bảng 4.1:Tình hình tham gia Bảo hiểm y tế tại Thành phố Long Khánh............. 45
Bảng 4.2: Giá trị trung bình của yếu tố Thái độ ................................................... 49
Bảng 4.3: Giá trị trung bình của yếu tố Chuẩn chủ quan...................................... 49
Bảng 4.4: Giá trị trung bình của yếu tố Kiểm soát hành vi .................................. 50
Bảng 4.5: Giá trị trung bình của yếu tố Quan tâm sức khỏe................................. 50
Bảng 4.6: Giá trị trung bình của yếu tố Công tác tuyên truyền ............................ 51
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập...................... 54
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định thang đo Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự
nguyện ................................................................................................................... 55
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo biến độc lập .................. 57
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo thành

phần Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.......................................................... 59
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định tương quan ........................................................... 60
Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ............................................. 61
Bảng 4.13: Phân tích ANOVA .............................................................................. 61
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy................................................................... 62
Bảng 4.15: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................... 63


Bảng 4.16: Sự khác biệt về Ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện theo
giới tính ................................................................................................................. 67
Bảng 4.17: Phân tích ANOVA cho kiểm định sự khác biệt giữa Ý định tham
gia Bảo hiểm y tế tự nguyện theo đặc điểm đối tượng khảo sát ........................... 68
Bảng 4.18: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thang đo nhân tố liên quan đến
Thái độ................................................................................................................... 69
Bảng 4.19: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thang đo nhân tố liên quan đến
Chuẩn chủ quan ..................................................................................................... 70
Bảng 4.20: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thang đo nhân tố liên quan đến
Quan tâm sức khỏe ................................................................................................ 71
Bảng 4.21: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thang đo nhân tố liên quan đến
Kiểm soát hành vi.................................................................................................. 72
Bảng 4.22: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thang đo nhân tố liên quan đến
Công tác tuyên truyền ........................................................................................... 74


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý - TRA ........................................ 13
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định - TPB................................... 15
Hình 2.3: Mô hình Lý thuyết hành vi hướng tới mục tiêu (MGB) ....................... 17
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014) ...... 18

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Mai (2015) ............................ 19
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Lê Cảnh Bích Thơ và cộng sự (2016) .......... 20
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư
(2018) .................................................................................................................... 21
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Rizman và cộng sự (2016) ............................ 22
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Jayaraman và cộng sự (2017) ....................... 23
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Brahmana và cộng sự (2018) ...................... 24
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 29
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 33
Hình 4.1: Tỷ lệ người dân được khảo sát phân theo giới tính .............................. 47
Hình 4.2: Tỷ lệ người dân được khảo sát phân theo độ tuổi ................................. 47
Hình 4.3: Số lượng người dân được khảo sát phân theo trình độ học vấn ........... 48
Hình 4.4: Số lượng người dân được khảo sát phân theo nghề nghiệp .................. 48
Hình 4.5: Trung bình ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện phân theo giới
tính ......................................................................................................................... 52
Hình 4.6: Trung bình ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện phân theo độ
tuổi ......................................................................................................................... 53
Hình 4.7: Trung bình ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện phân theo
trình độ đào tạo...................................................................................................... 53
Hình 4.8: Biểu đồ Histogram ................................................................................ 63
Hình 4.9: Biểu đồ P-P lot ...................................................................................... 63
Hình 4.10: Biểu đồ Scatter .................................................................................... 64


TÓM TẮT
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách xã hội cơ bản và là trụ cột
của an sinh xã hội. Việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ mang lại nhiều
lợi ích thiết thực cho người dân. Nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia và
tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, chính quyền Thành phố Long Khánh, tỉnh
Đồng Nai đã quan tâm, hỗ trợ chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện. Tuy nhiên,

tỷ lệ người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
Xác định các yếu tố tác động và đo lường mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân, qua đó đề
xuất các hàm ý quản trị để thu hút nhiều người dân tham gia Bảo hiểm y tế tự
nguyện.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi có hoạch định TPB, nghiên cứu sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính (khảo sát, thu thập dữ liệu) và định
lượng (kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi
quy) cho 193 phiếu trả lời nhằm xác định mối quan hệ của các yếu tố tác động
đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến
ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
như sau: Chuẩn chủ quan; Kiểm soát hành vi; Công tác tuyên truyền; Quan
tâm sức khỏe và Thái độ. Khoảng 69.3% ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự
nguyện có thể được giải thích thông qua 6 nhân tố trên.
Nghiên cứu giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
Bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân từ đó đề xuất các giải pháp cho cơ
quan Bảo hiểm xã hội và chính quyền Thành phố Long Khánh nhằm thu hút
nhiều người dân tự nguyện tham gia Bảo hiểm y tế.
Từ khóa: Bảo hiểm y tế tự nguyện, ý định tham gia, Thành phố Long Khánh.


ABSTRACT
Health insurance is one of the basic social policies and a pillar of
social security. Purchasing health insurance will bring many practical benefits
to people. In order to attract more participants and advance to universal health
insurance, the government of Long Khanh City, Dong Nai Province has paid
attention and supported the health insurance policy. However, the percentage
of people who voluntarily buy in health insurance is low, not reaching the set
targets.

The research is aimed to find and test the determinants of health
insurance purchase intention among the people living in Long Khanh City.
Proposing a number of solutions to improve health insurance purchase
intention.
This study used the Theory of planned bahaviour (TPB) as the
fundamental

framework.

Adopting

both

qualitative

and

quantiative

approaches (conducting scale tests, linear analysis), this study attempts to
explore the causal relationships as well as the impacts of factors that affect
health insurance purchase intention.
The research results show that all 5 factors affect the people's
intention to purchase health insurance. In which, there are 5 factors impact
positively with health insurance purchase intention in ascending order of
impact as follows: Subjective norm; Preceived behavioral control;
Propaganda; Concern about health and Attitudes. About 69.3% of the health
insurance purchase intention of people in Long Khanh City can be explained
through these 5 factors
Based on the results, recommendations are given to the authorities of

Long Khanh City for the best solutions to improve and attract people to
purchase health insurance.
Key words: Health insurance, purchase intention , Long Khanh City.


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước. Việc tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện về thể
chất và tinh thần luôn là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm. Do đó,
cùng với giáo dục, y tế đã trở thành quốc sách hàng đầu trong việc phát triển
nguồn lực con người ở các quốc gia. Ngày nay, chính sách chăm sóc sức khỏe
cộng đồng được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện và ghi nhận chủ
yếu dưới hình thức bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, hoạt động vì mục
đích đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp các biến cố rủi ro không
lường trước trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn (WHO). Bảo hiểm
y tế có đặc trưng là chia sẻ rủi ro, lấy số đông bù cho số ít, thể hiện sự chia sẻ
giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ
tuổi lao động với trẻ em, người già. Các thành viên trong xã hội tham gia
đóng góp một phần thu nhập vào quỹ chung để chăm sóc y tế cho bản thân
mình và cho các thành viên khác. Hiện nay, chi phí khám chữa bệnh ở các
bệnh viên và chi phí thuốc rất cao nên mỗi lần đi khám chữa bệnh, nếu không
có thẻ bảo hiểm y tế, người dân phải chi trả một số tiền khá lớn. Với tiện ích
được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế được xem là “phao cứu
sinh” cho nhiều người bệnh. Trong những năm gần đây, bảo hiểm y tế được
nhiều người dân sử dụng, bên cạnh nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
bắt buộc thì nhóm bảo hiểm y tế tự nguyện được kỳ vọng sẽ góp phần làm

tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế cho người dân.
Trong những năm qua, nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách bảo
hiểm y tế và xác định đây là một trong những chính sách xã hội cơ bản và là
trụ cột của an sinh xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 về phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới


2

Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. Theo đó, việc thu hút,
gia tăng đối tượng tham gia tự nguyện là nhiệm vụ quan trọng để đạt được
mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam (2019) thì đến tháng 6 năm 2019, cả nước có hơn 84 triệu người
tham gia bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp. Tỷ lệ
người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm đến 86,4%. Tuy nhiên, đại đa số
người tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ trên 70%, là từ nhóm đối tượng bắt buộc
tham gia bảo hiểm y tế, còn nhóm đối tượng tự nguyện có tỷ lệ tham gia thấp,
chỉ hơn 20%. Từ đó, có thể thấy bảo hiểm y tế tại Việt Nam chủ yếu chỉ phổ
biến trong bộ phận cán bộ, công nhân viên được cơ quan, doanh nghiệp mua
bảo hiểm bắt buộc hoặc đối tượng được cấp bảo hiểm miễn phí theo quy định
của pháp luật. Đại đa số người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vẫn còn
xa lạ với hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện, họ chủ yếu dựa vào các thói quen
truyền thống như tích góp, sự giúp đỡ, hỗ trợ qua lại giữa các thành viên trong
gia đình, xóm làng để tự bảo vệ (Wainwright & Newman, 2011).
Đã có một số nghiên cứu trong nước trước đây về ý định tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện như “Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ
trên địa bàn huyện Diên Khánh” của Nguyễn Tuyết Mai thực hiện năm 2015,
nghiên cứu của Lê Cảnh Bích Thơ và cộng sự (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân Thành phố Cần

Thơ”; nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện của nông dân: Trường hợp địa bàn Phú Yên” do Hoàng Thu
Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư nghiên cứu năm 2018. Những nghiên cứu này
đã chỉ ra các nguyên nhân của việc người dân ít tham gia tự nguyện vào bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với các lý do: (1) chưa hiểu rõ quyền lợi của mình
khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, (2) thu nhập thấp, đời sống khó khăn,
(3) Công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn hạn chế, (4)


3

chưa quan tâm đến sức khỏe của bản thân (chỉ mua bảo hiểm khi phát hiện có
bệnh, đặc biệt là bệnh mạn tính),và (5) thủ tục, quy trình tham gia…. Ngoài
ra, các nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý chính sách giúp cho các cơ quan
quản lý có những giải pháp hiệu quả hơn nhằm nâng cao tỷ lệ người dân tham
gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện.
Tại Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai công tác tuyên truyền, phổ
biến chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế cho người dân trên địa bàn, công
tác phát triển đối tượng bảo hiểm y tế tự nguyện được thành phố quan tâm, hỗ
trợ. Theo đánh giá của Thành phố Long Khánh thì việc phát triển bảo hiểm y
tế tự nguyện vẫn còn hạn chế. Năm 2018 toàn huyện có 111.146 người có thẻ
bảo hiểm y tế, so với năm 2017 tăng 2.5% tuy có tăng nhưng chưa đạt chỉ tiêu
đề ra. Đối với đối tượng thuộc hộ gia đình, chiếm số đông trong tổng dân số
toàn thành phố nhưng khó khai thác để phát triển đối tượng tự nguyện tham
gia bảo hiểm y tế. Hiện nay chỉ có 44513 người tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện chỉ chiếm 23.21% tổng dân số của toàn thành phố . Số còn lại chưa
tham gia là do điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức về bảo hiểm y tế tự
nguyện còn hạn chế…
Việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là chia sẻ rủi ro, giảm gánh
nặng chi trả từ người bệnh, tạo nguồn lực quan trọng để chăm sóc sức khỏe

cho nhân dân mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Với mục tiêu cải thiện
tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn
dân thì việc nghiên cứu về ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện là hết sức
cần thiết. Đây là việc làm cần thiết, qua đó giúp đánh giá sát tình hình thực tế,
đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người dân khi tham
gia bảo hiểm y tế tự nguyện, đề xuất các giải pháp có tính khả thi và ý nghĩa
trong thực tiễn nhằm giúp cho người dân nhận thấy lợi ích của bảo hiểm y tế,
từ đó có động cơ tích cực để tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, tôi chọn đề tài
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của


4

người dân tại Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện của người dân tại Thành phố Long Khánh, Đồng Nai.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định tham gia bảo
hiểm y tế tự nguyện của người dân tại Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng
Nai.
- Đề xuất các hàm ý quản trị để thu hút người dân tự nguyện tham gia
bảo hiểm y tế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện của người dân trên địa bàn Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai?
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định tham gia bảo hiểm y tế
tự nguyện của người dân trên địa bàn Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

như thế nào?
- Hàm ý quản trị nào cần thiết nhằm nâng cao ý định của người dân tự
nguyện tham gia bảo hiểm y tế?”
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ý định tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện.
- Đối tượng khảo sát: người dân đang sinh sống tại địa bàn Thành phố
Long Khánh.
- Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn Thành phố Long Khánh trong thời
gian 3 tháng từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019


5

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: Nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định tính. Phương pháp này nhằm hiệu chỉnh các thang đo gốc của các nghiên
cứu trước và xây dựng bảng hỏi cho phù hợp với điều kiện và thực tế tại địa
phương để tiến hành khảo sát. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, tác giả
tiến hành dự thảo bảng khảo sát sơ bộ và thực hiện phỏng vấn với 5 cán bộ,
công chức là những người có nhiều năm làm việc liên quan đến bảo hiểm y tế
và 10 người dân tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Việc phỏng vấn
giúp tác giả xác định, kiểm tra tính chính xác, dễ hiểu của các câu hỏi, bổ
sung kiến thức còn thiếu và điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp.
Từ kết quả nghiên cứu định tính, đề tài tiếp tục thực hiện nghiên cứu
chính thức thông qua phương pháp định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ
liệu, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, đo lường mức độ quan trọng của
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người

dân tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu định lượng được
thực hiện qua các bước khác nhau: sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để xác
định độ tinh cậy của các thang đo, xác định các biến đáp ứng đủ điều kiện để
đưa vào phân tích nhân tố EFA, sau đó thực hiện phân tích hồi quy và kiểm
tra các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân. Để có
thể thực hiện các bước này, dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần
mềm SPSS phiên bản 20.0.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài này được áp dụng sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về
lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại tỉnh Đồng Nai nhận biết, xác định


6

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện của người
dân trên địa bàn Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai như thế nào.
Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đề
xuất các hàm ý quản trị có tính khả thi cao, có ý nghĩa ứng dụng trong thực
tiễn. Nhằm làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ thu hút nhiều người dân tham gia Bảo
hiểm y tế, hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân.
1.7. Cấu trúc luận văn
“Ngoài phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn
được chia thành 5 chương.
Chƣơng 1: Giới thiệu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi
nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa của đề tài, cấu trúc đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về bảo hiểm y tế gồm: khái niệm,

bản chất, đặc điểm, vai trò, lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi dự
định và lý thuyết hành vi hướng tới mục tiêu; lược khảo các nghiên cứu trước
và đề xuất mô hình nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương này trình bày chi tiết thiết kế nghiên cứu định tính, quy trình
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu định tính, phương
pháp thu thập dữ liệu thông tin, kịch bản, thời gian, và kết quả thảo luận
nghiên cứu, mô hình và thang đo gốc và thang đo điều chỉnh, kích thức mẫu
nghiên cứu, quá trình thu thập dữ liệu và kỹ thuật phân tích dữ liệu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày cụ thể kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu,
kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả phân tích hệ số


7

Cronbach’s Alpha sau khi phân tích nhân tố khám phá, kết quả phân tích mô
hình hồi quy đa biến, kiểm định vi phạm giả định cần thiết; kiểm định sự khác
biệt giữa Ý định tham gia bảo hiểm y tế theo đặc điểm của đối tượng được
khảo sát, biện luận kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước.
Chƣơng 5: Kết luận và khuyến nghị
Chương này tác giả khái quát những kết quả quan trọng của đề tài thu
được từ kết quả phân tích ở Chương 4. Từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm
nâng cao ý định của người dân trong việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Ngoài ra, tác giả chỉ rõ những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu
tiếp theo.


8


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương 2, nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết về bảo hiểm y tế,
ý định tham gia bảo hiểm y tế, các lý thuyết nền về hành vi nhằm làm cơ sở
xây dựng khung phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý thuyết về bảo hiểm y tế
2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm là sự thỏa thuận qua đó một bên (người cung cấp hay người
bán bảo hiểm) hứa thanh toán cho bên kia (người được bảo hiểm hay người
tham gia bảo hiểm) một khoản tiền nếu sự cố xảy ra gây tổn thất tài chính cho
người được bảo hiểm (Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh).
Theo quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO, 1999) thì bảo hiểm y tế là một phần của hệ thống an sinh
xã hội của mỗi quốc gia và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, hoạt động vì
mục đích đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp các biến cố rủi ro
không lường trước trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn…
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế quy định:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các
đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định”
Bảo hiểm y tế tự nguyện là một hình thức của bảo hiểm y tế, là hình
thức tham gia bảo hiểm y tế một cách tự nguyện dựa vào các nhu cầu cá nhân.
Do đó, ngoài trừ các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì mọi
công dân Việt nam đều có quyền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
2.1.2 Bản chất của Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế trước hết là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh
xã hội. Cùng với hệ thống cứu trợ xã hội, bảo hiểm y tế nói riêng và hoạt
động bảo hiểm xã hội nói chung đã trở thành nền móng vững chắc cho bình



9

ổn xã hội. Là một chính sách, bảo hiểm y tế vừa mang tính chất xã hội, vừa
mang bản chất kinh tế. Bản chất xã hội của bảo hiểm y tế được thể hiện trên
hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, sự bảo trợ của Nhà nước về chăm sóc y tế dành cho các thành
viên tham gia bảo hiểm y tế thể hiện Bảo hiểm y tế là một bộ phận quan trọng
trong chính sách xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo quyền được chăm
sóc sức khỏe của nhân dân. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe không phải thuần
túy chỉ là trách nhiệm của cá nhân riêng lẻ mà còn là trách nhiệm của cộng
đồng.
Thứ hai, là sự liên kết, chia sẻ mang tính cộng đồng giữa các thành viên
trong xã hội. Bên cạnh sự trợ giúp, hỗ trợ của Nhà nước, tính xã hội của bảo
hiểm y tế còn thể hiện ở sự chia sẻ, liên kết của các thành viên trong xã hội
thộng qua đóng góp dựa trên thu nhập.
Các thành viên trong xã hội tham gia đóng góp một phần thu nhập vào
quỹ chung để chăm sóc y tế cho bản thân mình và cho các thành viên khác.
Bệnh tật và những rủi ro về sức khỏe không phải lúc nào cũng xuất hiện cùng
một lúc với tất cả mọi người. Thực tế này đòi hỏi cần có một sự liên kết mang
tính cộng đồng để chia sẻ rủi ro bệnh tật. Một quỹ chung cho chăm sóc sức
khỏe sẽ điều tiết để nhiều người chưa hoặc không bệnh tật cho người bệnh,
người bệnh nhẹ giúp người bệnh nặng.
Ngoài ra, bảo hiểm y tế còn mang bản chất kinh tế. Bảo hiểm y tế là
một chính sách xã hội, hoạt động với mục tiêu trợ giúp xã hội, không với lợi
nhuận nhưng nó mang yếu tố kinh tế. Thực hiện bảo hiểm y tế có hiệu quả là
thực hiện một bài toán kinh tế y tế. Bảo hiểm y tế có chức năng làm nhiệm vụ
phân phối lại thu nhập. Có hai góc độ thể hiện chính đó là sự phân phối trực
tiếp và sự phân phối gián tiếp. Phân phối trực tiếp thể hiện sự chuyển phần
thu nhập của người khỏe mạnh sang người bệnh tật, của người trẻ sang người

già thông qua phần thu nhập đóng trực tiếp cho quỹ bảo hiểm y tế. Phân phối


10

gián tiếp thể hiện ở sự hỗ trợ giữa người giàu và người nghèo, người có thu
nhập cao và người thu nhập thấp.
2.1.3 Đặc điểm của Bảo hiểm y tế
Thứ nhất, đặc trưng của bảo hiểm y tế là chia sẻ rủi ro cho số đông, lấy
số đông bù số ít vì thế đối tượng tham gia bảo hiểm y tế phải rộng, mà đối
tượng rộng thì cũng kèm theo là việc quản lý, phát triển đối tượng sẽ phức
tạp, khó khăn.
Thứ hai, bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội vì
thế các quy định về đóng và hưởng bảo hiểm y tế đều hướng đến mục đích là
đảm bảo sức khỏe cho đại đa số người dân cả nước, là loại hình bảo hiểm do
nhà nước tổ chức thực hiện thông qua cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam vì
thế hoạt động của bảo hiểm y tế là không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận.
Cùng với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thực hiện một mục đích cao hơn, sâu
hơn là đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống cho nhân dân từ đó đảm
bảo sự phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, bảo hiểm y tế ngoài nhiệm vụ chia sẻ rủi ro về sức khỏe cho
người dân còn một nhiệm vụ là cung cấp nguồn kinh phí cho ngành y tế để
thực hiện các nhiệm vụ của mình. Khi người dân tham gia bảo hiểm y tế thì
điều mà người dân quan tâm là chất lượng dịch vụ y tế được thụ hưởng khi đi
khám chữa bệnh. Trong tình hình bội chi ngân sách nhà nước, chi đầu tư cho
y tế còn hạn chế thì việc huy động nguồn vốn bổ sung vào ngành y tế để đẩy
nhanh việc đầu tư cải thiện chất lượng là cần thiết. Vì thế, thông qua việc
tham gia bảo hiểm y tế sẽ tạo một nguồn kinh phí hỗ trợ ngành y tế nhằm góp
phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng trang thiết bị
y tế.

Thứ tư, bảo hiểm y tế cũng là một loại hình bảo hiểm vì thế bảo hiểm y
tế sẽ cùng với các sản phẩm bảo hiểm khác như: cháy nổ, nhân thọ… để thực
hiện nhiệm vụ là khắc phục tất cả các hậu quả rủi ro gặp phải trong cuộc sống.


11

Chia sẻ hậu quả đó ra toàn xã hội nhằm đưa giá trị tổn thất là nhỏ nhất, giúp
cho mọi hoạt động của xã hội diễn ra bình thường.
2.1.4 Vai trò của Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển,
đóng vai trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ
sở y tế, mà còn là thành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội
hóa công tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng
các thành phần tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân. Vai trò của bảo hiểm
y tế được thể hiện như sau:
Thứ nhất, bảo hiểm y tế là nguồn hỗ trợ tài chính giúp người tham gia
khắc phục những khó khăn về kinh tế khi bất ngờ đau ốm, bệnh tật. Trong quá
trình điều trị bệnh chi phí rất tốn kém ảnh hưởng đến nguồn thu của hộ gia
đình, trong khi đó thu nhập của họ bị giảm thậm chí mất thu nhập.
Thứ hai, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Hiện nay
kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ các nguồn sau: ngân sách nhà
nước, quỹ bảo hiểm y tế; thu một phần viện phí và dịch vụ y tế; tiền đóng góp
của các tổ chức quần chúng, của các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế.
Trong các nguồn trên thì nguồn do ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu.
Do vậy khi thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ thực sự góp phần giảm bớt
gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Thứ ba, bảo hiểm y tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thực
hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện rõ nét tính
nhân đạo, công bằng xã hội sâu sắc. Những người tham gia bảo hiểm y tế, dù

ở địa vị, hoàn cảnh nào, mức đóng là bao nhiêu, khi ốm đau cũng nhận được
sự chăm sóc y tế bình đẳng như nhau. Sự thiếu hụt trong ngân sách thực tế đã
không đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Số lượng và chất
lượng cơ sở vật chất không theo kịp đòi hỏi khám chữa bệnh của người dân.


12

Vì vậy, thông qua việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ ngân sách y
tế, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y tế.
2.1.5 Ý định và ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện
Ý định là một khái niệm dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi
trong tương lai. Ý định thực hiện hành vi là mức độ dự định thực hiện hành vi
của mỗi người (Fishbein & Ajen, 1975), là dấu hiệu sẵn sàng của mỗi người
để thực hiện một hành vi cho trước và nó được xem là như là tiền đề trực tiếp
để dẫn đến hành vi (Ajen, 1991).
Thái độ hướng tới hành vi, ý định thực hiện hành vi và hành vi thực tế
là 3 khái niệm được sử dụng trong mô hình lý thuyết hành vi dự định (Ajzen,
1991). Trong đó, ý định thực hiện hành vi là nhân tố trung tâm dẫn đến hành
vi thực tế, ý định thực hiện hành vi chịu sự tác động của thái độ hướng tới
hành vi. Ý định hành động là những gì chúng ta nghĩ chúng ta sẽ hành động,
hay còn có thể được định nghĩa là quyết định hành động cho thấy được hành
vi của cá nhân (Samin và cộng sự, 2012).
Như vậy, ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được xem là giai
đoạn diễn ra trước hành vi, được giả định như nhân tố động lực để đạt được
hành vi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA)
Lý thuyết hành động hợp lý đã được đề xuất bởi Ajzen và Fishbein vào
năm 1975. Lý thuyết này mô tả quá trình tâm lý phía sau hành vi của người có

ý thức và nhằm mục đích khám phá các yếu tố quyết định của hành vi. Theo
thuyết này, ý định hành vi là yếu tố quyết định hành vi hành động, chính vì
vậy nghiên cứu hành vi trước tiên phải nghiên cứu ý định hành vi để tìm ra
hướng giải quyết.
Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1980) thể hiện sự sắp xếp và phối
hợp giữa các thành phần của thái độ trọng một cấu trúc được thiết kế để đo


13

lường và giải thích cho hành vi của người tiêu dùng trong xã hội dựa trên hai
khái niệm cơ bản là thái độ của người tiêu dùng và các chuẩn mực chủ quan
của người tiêu dùng. Trong đó:
Thái độ đối của người tiêu dùng: được giả thuyết là một trong những
nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi tiêu dùng. Thái độ được
định nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một
thực thể cụ thể với một số mức độ ngon- không ngon, thích-không thích, thỏa
mãn - không thỏa mãn và phân cực tốt - xấu (Eagly và Chaiken, 1993).
Chuẩn chủ quan thể hiện sự đồng tình hay phản đối của những người
có liên quan (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,..) đối với ý định tiêu dùng sản
phẩm, dịch vụ của người thân của họ và được đo lường thông qua cảm xúc
của những người này. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
thái độ và hành vi của người tiêu dùng được gọi là nhóm liên quan (nhóm
tham khảo), trong đó các thành viên trong gia đình người mua có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người đó (Kotler và ctg, 1996).

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý – TRA
Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975)
Mô hình hành vi hợp lý TRA được cho là chỉ đề cập đến các hành vi có
sự điều khiển của lý trí tức là có thể thực hiện các hành vi có thể kiểm soát



14

được. Vô hình chung, TRA đã bỏ qua tầm quan trọng của các vấn đề xã hội
liên quan mà thực tế có thể là một trong những yếu tố quan trọng mang tính
chất quyết định đến hành vi cá nhân (Werner, 2004). Đến nay, đã có nhiều
nghiên cứu chỉ ra mặt hạn chế của mô hình TRA và chú trọng đến tầm quan
trọng của các yếu tố không kiểm soát được ảnh hưởng đến ý định hành vi, từ
đó dẫn đến hành vi hành động (Hansen và cộng sự, 2004).
2.2.2 Lý thuyết hành vi dự định (The theory of planed behaviour –TPB)
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển cải tiến của
thuyết hành động hợp lý. Theo Ajzen (1991) sự ra đời của thuyết hành vi dự
định TPB xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát
dù động cơ của đối tượng là rất cao từ thái độ và tiêu chuẩn chủ quan nhưng
trong một số trường hợp họ vẫn không thực hiện hành vi vì có các tác động
của điều kiện bên ngoài lên ý định hành vi. Lý thuyết này đã được Ajzen bổ
sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức
(Perceived Behavioral Control). Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc
dễ dàng hay khó khăn chỉ thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị
kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991).
Theo mô hình TPB, động cơ hay ý định là nhân tố thúc đẩy cơ bản của
hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Động cơ hay ý định bị dẫn dắt bởi ba
tiền tố cơ bản là thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức.


×