HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ TÀI: SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thế Hùng
Sinh viên thực hiện
: Phùng Thị Hồng Dự
Lớp
: K22QTMA
Mã sinh viên
:22A4030159
Hà nội, ngày 7 tháng 5 năm 2020
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
NỘI DUNG .....................................................................................................................3
PHẦN 1: PHẦN LÝ LUẬN ..........................................................................................3
I.Khái niệm về gia đình .............................................................................................3
II.Vị trí của gia đình ..................................................................................................3
III. Chức năng của gia đình ......................................................................................5
IV. Sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay. ....................................................................................................6
PHẦN II. LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN .....................................9
I.Thực trạng gia đình Việt nam hiện nay ................................................................ 9
1.Sống thử trước hôn nhân ......................................................................................9
2.Bạo lực gia đình ...................................................................................................9
3.Mất cân bằng giới tính trong xã hội ...................................................................10
4.Các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến gia đình ........................................................10
5.Mối quan hệ trong gia đình trở nên mờ nhạt .....................................................10
II.Quan điểm cá nhân về việc trở thành mẹ đơn thân .........................................11
1.Nguyên nhân .......................................................................................................11
2.Những mặt tích cực và tiêu cực khi trở thành mẹ đơn thân ............................... 12
3.Quan điểm cá nhân về làm mẹ đơn thân ............................................................ 12
KẾT LUẬN ..................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................14
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có lẽ với mỗi con người, gia đình luôn là ánh sáng thiên liêng và cao quý
nhất. Thứ ánh sáng ấy len lỏi vào tâm hồn để thắp sáng lên những tình yêu
thương, những ước mơ và những hoài bão của mỗi người. Vì thế gia đình có vai
trò vô cùng quan trọng trong mỗi cá nhân.
Hiện nay, đất nước đã được thống nhất, đang trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội và bắt nhịp với xu hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa toàn cầu.
Mà gia đình là tế bào của xã hội, nên cũng có nhiều biến động. Điều này cũng
khiến các chức năng của gia đình biến đổi theo sự phát triển của xã hội.
Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu về "Sự biến đổi chức năng gia đình trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích để em nghiên cứu đề tài này là làm rõ những sự biến đổi về chức
năng của gia đình trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam và liên hệ với thực trạng gia
đình hiện nay.
Để đạt mục đích này đề tài giải quyết những nội dung:
Phần 1. Phần lý luận
I.Khái niệm gia đình
II.Vị trí của gia đình
III.Chức năng của gia đình
IV.Sự biến đổi chức năng của gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay
Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
I.Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay
II. Quan điểm cá nhân về mẹ đơn thân
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chức năng của gia đình và quan điểm về mẹ đơn thân
Phạm vi nghiên cứu: Gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về gia đình và xây
dựng gia đình ở Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ ngĩa xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy
vật với các phương pháp như: phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đưa ra nhận thức về sự biến đổi chức năng gia đình Việt
Nam trong thời kỳ quá độ và thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay. Đồng thời
có cái nhìn khái quát về mẹ đơn thân ngày nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Sự biến đổi các chức năng gia đình ở Việt Nam trong thời
kỳ quá độ đã giúp cho sự phát triển của gia đình được bắt nhịp với sự phát triển
của xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó, xã hội phát triển khiến cho mối quan hệ gia
đình trở nên lỏng lẽo. Từ đó giúp mỗi người nâng cao nhận thức về trách nhiệm
đối với gia đình.
NỘI DUNG
PHẦN 1: PHẦN LÝ LUẬN
I.Khái niệm về gia đình
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì,
và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, qaun hệ huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với các quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình
II.Vị trí của gia đình
Gia đình luôn có những vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi cá nhân và trong
xã hội.
4
1. Gia đình là "tế bào của xã hội", có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, vận
động và phát triển của xã hội.
Cơ thể con người muốn phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần thì bản thân mỗi
người đó cần chăm lo đến sức khỏe và đến từng tế bào sống trong cơ thể. Tế bào
có môi trường sống tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh. Gia đình cũng vậy, khi mỗi gia
đình phát triển lành mạnh sẽ tạo nên một xã hội phát triển không ngừng. Vì thế
mà gia đình và xã hội luôn có mối quan hệ mật thiết không thể tách dời nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là
gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho
tốt".
2. Gia đình là tổ ấm, nơi mang lại các giá trị, niềm hạnh phúc và sự hài hòa
trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.
Gia đình là nơi bảo bọc chúng ta. Dù cuộc sống có gặp khó khăn, dù cho mọi
người xung quanh quay lưng lại với ta nhưng gia đình vẫn ở đó, dang rộng cánh
cửa tràn đầy tình yêu thương iết cho một thái độ, hành vi tích cực của cá nhân trong cuộc
sống gia đình và xã hội
5. Chức năng văn hóa
Mỗi gia đình đều có những nguyên tắc sống riêng để nuôi dậy con cái thể
hiện thông qua phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa gia đình. Và những
nguyên tắc ấy được gia đình lưu giữ, kế thừa, và sáng tạo từ truyền thống văn
hóa dân tộc.
6. Chức năng chính trị
Gia đình là tổ chức chính trị thu nhỏ của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật, và quy chế địa phương. Nó giúp cho khoảng cách từ mỗi
công dân tiếp xúc với nhà nước được rút ngắn.
IV. Sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh sự biến đổi về kết cấu gia đình và quan hệ gia đình, gia đình còn
biến đổi về những chức năng như sau:
1. Chức năng tái sản suất con người.
7
Hiện nay, chính sách kế hoạch hóa gia đình là nội dung trong toàn bộ kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa. Nếu như trong chế
độ xã hội cũ, đa số các gia đình đều có tư duy trọng nam khinh nữ, đè nặng áp
lực phải sinh con trai để nối dõi dòng họ, thì đến ngày nay xã hội tiên tiến hơn,
tư duy lạc hậu ấy cũng phần nào được giảm bớt, nam nữ được bình đẳng với
nhau hơn. Nếu như trong kiểu gia đình truyền thống có quan niệm "đông con
hơn nhiều của" thì đến trong xã hội mới có chính sách kế hoạch chỉ sinh từ 1-2
con để giảm thiểu sự bùng nổ dân số…Điều này dẫn đến tỷ lệ về sinh đẻ, namnữ và độ tuổi đều thay đổi.
2. Chức năng kinh tế
Trong xã hội cũ người đàn ông là trụ cột trong gia đình, có vai trò tạo ra kinh
tế chủ yếu, nắm toàn bộ quyền kiểm soát kinh tế. Đến xã hội chủ nghĩa, trong
gia đình đã có sự bình đẳng về kinh tế, khi cả vợ và chồng cùng nhau tạo ra kinh
tế để đáp ứng hoạt động tiêu dùng trong sinh hoạt gia đình. Kinh tế gia đình từ
sản xuất tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong
nước mà còn hướng đến đáp ứng nhu cầu ngoài nước. Ở mỗi dạng gia đình sẽ có
hình thức tổ chức hoạt động kinh tế theo các mức độ khác nhau nhưng mục đích
chung là tăng thu nhập, làm giàu chính đáng và tạo điều kiện để phát triển kinh
tế-xã hội.
3. Chức năng tiêu dùng
Xã hội ngày càng tiến bộ làm thúc đẩy nhu cầu mua sắm các sản phẩm, thiết
bị, dụng cụ…nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình. Chức năng này phụ thuộc
vào thu nhập từ kết quả lao động của các thành viên. Đối với những trường hợp
gia đình ở nông thôn thì chức năng sản xuất và tiêu dùng không có sự phân chia
rõ ràng, tuy nhiên họ không chỉ làm ra sản phẩm rồi tự tiêu dùng, mà họ còn đi
trao đổi mua bán để có được những sản phẩm khác để thỏa mãn nhu cầu sinh
hoạt của gia đình.
8
Chủ nghĩa xã hội tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong gia đình nghỉ
ngơi, hưởng thụ những thành quả lao động chính đáng của mình. Đồng thời
động viên gia đình đẩy mạnh việc nâng cao thu nhập, hướng tới tiêu dùng hợp lý
là việc cần thiết để xây dựng gia đình phát triển.
4. Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục
Trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội cùng với sự phát triển của công nghiệp hóahiện đại hóa, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
cho nên dẫn tới việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái đang trở nên vấn đề đang
chú ý của các bậc cha mẹ. Lúc này cha mẹ không chỉ là giáo dục nuôi dưỡng về
đạo đức, ứng xử, hay kỹ năng sống nữa mà còn đầu tư vào giáo dục cho con cái
có tri thức về khoa học công nghệ, ngoại ngữ, hướng đến hòa nhập quốc tế. Tuy
nhiên, tùy vào điều kiện gia đình ở từng vùng, từng miền mà có những sự đầu tư
về giáo dục nuôi dưỡng con cái khác nhau. Ở thành thị cha mẹ chăm lo tạo điều
kiện phát triển cho con cái hơn ở nông thôn. Xong, bậc làm cha làm mẹ dù ở
đâu nhưng họ vẫn luôn mong muốn con cái được phát triển tốt nhất, luôn cố
gắng tạo giáo dục nuôi dưỡng con ở mức tốt nhất có thể.
5. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý
Trong xã hội hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm sinh lý và tình cảm đang tăng
lên. Trong hôn nhân, vợ chồng có sự cảm thông, chia sẻ và bình đẳng với nhau.
Cha mẹ và con cái đã có sự thấu hiểu, lắng nghe và tôn trọng những sở thích cá
nhân hay quan điểm sống của nhau.
Vì vậy, khoảng cách giới hạn mối quan hệ cha mẹ và con cái, vợ và chồng
cũng trở nên rút ngắn thậm chí hàng rào ngăn cách ấy cũng được gỡ bỏ, tình
cảm gia đình được duy trì và thắt chặt.
Tóm lại, gia đình là một thiết chế đa chức năng. Chức năng ấy biến đổi phù
hợp theo từng giai đoạn phát triển của xã hội và các chức năng này được hỗ trợ
và thúc đẩy lẫn nhau. Mỗi thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm để vun
9
đắp xây dựng cho gia đình ngày càng phát triển hơn cùng với sự phát triển của
xã hội.
PHẦN II. LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
I. Thực trạng gia đình Việt nam hiện nay
Xã hội được đổi mới, những giá trị truyền thống quý báu gia đình Việt Nam
vẫn được bảo tồn và phát huy. Quyền bình đẳng nam-nữ, người-người đang được
thực hiện, người phụ nữ trong gia đình đã được giải phóng khỏi những bất công.
Đồng thời, mức sống và thu nhập gia đình ngày càng tiến bộ. Xong bên cạnh đó
vẫn tồn tại những thách thức đối với gia đình.
1. Sống thử trước hôn nhân
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ khi yêu nhau, họ quyết định về một mái nhà
sống thử với mong muốn được chia sẻ, không chỉ vì nhu cầu sinh lý mà còn phụ
thuộc vào tình cảm của 2 người. Bên cạnh đó, họ còn có tư duy để tiết kiệm chi
phí sinh hoạt khi "góp gạo thổi cơm" chung và có bộ phận khác họ sống thử theo
trào lưu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng có con ngoài ý muốn, nhiều sinh
viên phải từ bỏ việc học để trở thành bà mẹ trẻ, hoặc gây ra hiện tượng nạo phá
thai. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 300-400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 1519 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Mặc dù
cũng có nhiều cặp đôi từ việc sống thử đã đi đến hôn nhân xong không thể phủ
nhận những ảnh hưởng tiêu cực: cuộc sống tự do bị mất đi, học hành sa sút, gây
thiệt thòi đến cho bạn nữ và mối quan hệ không được bền lâu…Vì thế, theo em,
giới trẻ cần có suy nghĩ thấu đáo giữa được và mất của việc sống thử trước khi
quyết định về chung một nhà.
2. Bạo lực gia đình
Hiện tượng bạo lực gia đình đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đó không
chỉ bạo lực về thể xác mà cả về tinh thần. Bạo lực có thể xuất hiện từ cả 2 phía
vợ/chồng, họ bất đồng quan điểm sống mà buông lời chửi bới, mắng mỏ, xúc
phạm danh dự đối phương…hoặc có những hành vi kiểm soát kinh tế hay cưỡng
10
bức tình dục…Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ khi chứng kiến
cha mẹ mình không hòa thuận. Bạo lực còn tồn tại giữa cha mẹ với con cái, khi
cha mẹ giáo dục một cách nghiêm khắc bằng đòn doi, hay những lời nói cay độc
tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ nhỏ, khiến chúng sợ hãi, không dám giao
tiếp và thậm chí rơi vào các tệ nạn xã hội. Ngược lại, có những hành vi con cái
ngược đãi cha mẹ do sự hư hỏng từ các thói hư tật xấu trong xã hội, cũng có
trường hợp gia đình không giáo dục tốt dẫn đến hậu quả như vậy. Tất cả, nó làm
cho giá trị gia đình bị xuống cấp trầm trọng. Theo em, cần phải nâng cao tuyên
truyền về luật pháp phòng, chống về bạo lực gia đình đến với mọi công dân, mỗi
cá nhân cần nâng cao trách nhiệm bảo vệ giữ gìn hạnh phúc gia đình.
3. Mất cân bằng giới tính trong xã hội
Mặc dù, có sự bình đẳng về giới tính nhưng ở nhiều gia đình có tư duy cũ,
sinh bằng được con trai. Họ nhờ đến công nghệ, để nạo phá thai khi biết mình
mang thai con trai, cũng nhiều người thực hiện kế hoạch sinh 1-2 con nhưng họ
lại áp dụng công nghệ để lựa chọn giới tính. Tuy đã có nhiều biện pháp để khắc
phục nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả.
4. Các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến gia đình
Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, rượu chè, mại dâm,…đang thâm nhập
vào nhiều gia đình. Những đứa trẻ khi không được giáo dục tốt từ gia đình dễ rơi
vào vòng vây của cám dỗ, trở thành những tội phạm. Điều này khiến giá trị về
đạo đức tha hóa, kinh tế gia đình suy giảm…ảnh hưởng đến xã hội.
5. Mối quan hệ trong gia đình trở nên mờ nhạt
Đất nước đang ở thời kỳ cách mạng 4.0, internet và mạng xã hội đang phổ
biến ở mỗi gia đình. Chính vì thế tình trạng ở nhiều gia đình, các thành viên
dành thời gian cho smartphone, mạng xã hội…hơn là việc trò chuyện với gia
đình. Dường như con người ta trở nên quá phụ thuộc vào internet, thậm chí có
người không thể sống thiếu nó, họ trò chuyện với bạn bè, chia sẻ cảm xúc lên
thế giới ảo mà quên mất rằng gia đình cũng là nơi để chúng ta giãy bày. Nó
11
khiến cho thời gian với gia đình cũng bị hạn chế và mối quan hệ gia đình lỏng
lẻo hơn.
II. Quan điểm cá nhân về việc trở thành mẹ đơn thân
Sinh con ra đã khó, nuôi nấng con trưởng thành lại còn khó hơn. Chắc hẳn
cũng vì thế mà trong gia đình luôn phải có sự đồng lòng dốc sức của cả cha và
mẹ. Thế nhưng theo dòng chảy của xã hội ngày nay việc lựa chọn nuôi con một
mình hay nói cách khác là làm cho mẹ đơn thân lại trở thành một trào lưu khá
phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với xã hội hiện tại.
Theo thống kê vào năm 2007, có hơn 2 triệu phụ nữ tuổi trưởng thành chọn
cuộc sống độc thân, trong đó ¾ chấp nhận nuôi con một mình. Vậy nguyên nhân
do đâu mà khiến cho xu hướng mẹ đơn thân lại trở nên phổ biến?
1. Nguyên nhân
a. Phụ nữ bị động trở thành mẹ đơn thân
Đó là những người phụ nữ có hôn nhân không hạnh phúc, có sự đổ vỡ trong
tình cảm khiến họ phải buông tay và nuôi con một mình. Hay cũng có thể người
cha đã qua đời, họ phải một mình nuôi con.
Những cô gái với sự bồng bột của tuổi trẻ, dâng hiến tất cả cho người mình
yêu, nhưng đến cuối cùng thì anh ta lại vô tâm chối bỏ, và người thiệt thòi chính
là bạn nữ đó khi chấp nhận nuôi con không cần người đàn ông.
Bên cạnh đó cũng có một số bạn trẻ thiếu hiểu biết quan hệ tình dục không
lành mạnh nên có con ngoài ý muốn.
b. Phụ nữ chủ động trở thành mẹ đơn thân
Có những phụ nữ đang mất dần niềm tin vào đàn ông, họ sợ bị phụ bạc, sợ
cảnh sống chung với mẹ chồng…nên họ quyết định lên kế hoạch để trở thành
mẹ đơn thân. Khi xã hội ngày càng phát triển, giữa nam và nữ đều được tự chủ
và độc lập về kinh tế. Thậm chí, nhiều phụ nữ còn có nền kinh tế vững hơn đàn
12
ông, họ có thể lo cho bản thân và gia đình, họ trở nên mạnh mẽ, thành đạt và có
tư duy chỉ "cần con không cần chồng".
2. Những mặt tích cực và tiêu cực khi trở thành mẹ đơn thân
a. Tích cực
Người phụ nữ sẽ không phải căng thẳng về những mâu thuẫn trong hôn nhân,
họ được tự chủ trong cuộc sống và trở nên mạnh mẽ, kiên trì hơn khi vừa phải
làm cả mẹ và cha nuôi dạy con. Đối với những người dù bị đàn ông phụ tình,
nhưng vì tình mẫu tử họ dám giữ lại đứa con để tự chăm sóc, đó là điều đáng
được trân trọng.
Thay vì để con có một người cha tệ bạc, bạo lực…làm ảnh hưởng đến tâm lý của
con thì người phụ nữ quyết định một mình chăm sóc và bảo vệ con.
b. Tiêu cực
Dù xã hội đã cởi mở hơn trong việc làm mẹ đơn thân, nhưng vẫn có những
tiếng nói tác động tiêu cực đến người mẹ và ảnh hưởng đến con.
Tâm lý của con khi trưởng thành cũng sẽ phát triển không bình thường. Nếu là
bé trai sẽ không có hình mẫu lý tưởng để theo đuổi, khó khăn trong việc tạo
dựng mối quan hệ với bạn khác giới. Còn với bé gái, sẽ không có cha để thể
hiện sự nữ tính, sẽ bỡ ngỡ trong việc xây dựng quan hệ với bạn trai và chúng bắt
đầu giống mẹ, học cách gồng mình với cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng thiếu
thốn tình thương, sẽ chạnh lòng khi thấy bạn bè có đầy đủ cả cha và mẹ và thậm
chí bị bạn bè chê bai khi không có cha.
Người mẹ sẽ vất vả hơn rất nhiều thậm chí làm việc quá tải để đáp ứng nhu
cầu về kinh tế, khi vừa phải kiếm tiền vừa phải lo cho con, họ sẽ có ít thời gian
cho bản thân hơn. Lúc này không có ai thấu hiểu san sẻ cùng, khi nhìn các gia
đình khác hạnh phúc ắt hẳn họ sẽ rơi vào cảm giác cô đơn, chạnh lòng.
3. Quan điểm cá nhân về làm mẹ đơn thân
13
Đối với em, mỗi người phụ nữ khi đã quyết định để làm mẹ đơn thân đó đã là
một sự hi sinh rất lớn dù họ có bị động hay chủ động. Bởi lẽ, họ dám đương đầu
với những khó khăn, họ dám một mình ôm cả gánh nặng của cả cha và mẹ để
chăm sóc giáo dục con. Vì thế xã hội nên có cái nhìn tích cực hơn đối với họ,
thay vì chỉ trích chê bai hãy cảm thông và động viên với họ.
Với những người mẹ đơn thân, không may mắn, khi không có cha đứa trẻ để
chu cấp về kinh tế, để cùng nuôi dạy con thì hãy cố gắng dành cho con nhiều
tình thương, trò chuyện với con nhiều hơn để nắm bắt tâm lý giúp con vơi bớt
phần nào sự thiếu thốn tình cảm. Còn với người mẹ đơn thân mà người cha vẫn
đồng hành cùng, hãy tạo điều kiện để giúp cho con được đón nhận tình cảm gia
đình một cách trọn vẹn nhất. Với những bạn trẻ từng có suy nghĩ sẽ trở thành
mẹ đơn thân để chạy theo xu hướng thì nên suy nghĩ một cách thấu đáo không
nên vì cái tôi cá nhân vì muốn tự do mà để con sinh ra thiếu vắng người cha.
Bản thân em nghĩ rằng, người đàn ông tốt và tình yêu đích thực vẫn còn tồn
tại, chỉ cần ta kiên trì chờ đợi và có niềm tin thì điều đó sẽ đến. Cho nên hãy vì
tương lai có một gia đình hạnh phúc trọn vẹn và vì tương lai con có được sự
phát triển toàn diện để xây dựng cho mình một gia đình hoàn chỉnh.
KẾT LUẬN
Xã hội luôn phát triển không ngừng kéo theo chức năng của gia đình cũng
biến đổi theo dòng chảy ấy. Vì thế cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm để xây
dựng gia đình phát triển theo chiều hướng tích cực, khắc phục giảm thiểu những
thực trạng tiêu cực từ gia đình. Đồng thời phải cùng nhau kế thừa, phát huy
những giá trị truyền thống gia đình tốt đẹp và tiếp thu những giá trị tiến bộ khi
xây dựng gia đình, luôn tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, để nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình. Là sinh viên, cần rèn luyện cho bản
thân về tri thức và kỹ năng để trở thành nguồn lực lao động có trình độ giúp gia
đình và đất nước phát triển trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời
phải nâng cao trách nhiệm đối với gia đình, biết quan tâm, và chia sẻ đối với các
thành viên trong gia đình để các chức năng của gia đình được phát huy hiệu quả.
14
Với vấn đề làm mẹ đơn thân, mỗi người cần nhìn nhận đúng đắn về việc này, bên
cạnh đó xây dựng các tổ chức giúp đỡ những bà mẹ đơn thân về kinh tế. Gia đình
là hạt nhân của xã hội, vì vậy hãy xây dựng một gia đình hạnh phúc trọn vẹn để
phát triển kinh tế-xã hội và góp phần thúc đẩy quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội
của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Hội đồng lý luận trung ương
2. Tài liệu học tập và bài tập thực hành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Học viện Ngân
hàng.
Tài liệu trực tuyến
1. />2. />3. />